Thứ Ba, 25 tháng 5, 2010

Luca 20.19-26: ĐỨC CHÚA TRỜI VÀ NHÀ CẦM QUYỀN"



Phần giới thiệu
Khái quát
Bối cảnh (20.19-21).
Nộp hay không nộp thuế: Đây là thắc mắc (20.21-22).
Quan điểm của Chúa Jêsus trong việc nộp thuế (20.23-25).
Kết quả (20.26).
Kết luận
Bài 62:

Đức Chúa Trời và Nhà cầm quyền

(Luca 20.19-26)
Mathiơ 22.15-22: “Bấy giờ người Pharisi đi ra bàn luận với nhau, để kiếm cách bắt lỗi Đức Chúa Jêsus về lời nói. Họ sai môn đồ mình với đảng vua Hêrốt đến thưa cùng Ngài rằng: Lạy thầy, chúng tôi biết thầy là thật, và theo cách thật mà dạy đạo của Đức Chúa Trời, không tư vị ai; vì thầy không xem bề ngoài của người ta. Vậy, xin thầy nói cho chúng tôi, thầy nghĩ thế nào: có nên nộp thuế cho Sêsa hay không? Đức Chúa Jêsus biết ý xấu của họ, bèn đáp rằng: Hỡi kẻ giả hình, sao các ngươi thử ta? Hãy đưa cho ta xem đồng tiền nộp thuế. Họ đưa cho Ngài một đơniê. Ngài bèn phán rằng: Hình và hiệu nầy của ai? Họ trả lời rằng: Của Sêsa. Ngài bèn phán rằng: Vậy, hãy trả cho Sêsa vật gì của Sêsa; và trả cho Đức Chúa Trời vật gì của Đức Chúa Trời. Họ nghe lời ấy, đều bợ ngợ, liền bỏ Ngài mà đi”.
Luca 20.19-26: “Chính giờ đó, các thầy tế lễ cả và các thầy thông giáo tìm cách giết Ngài, vì hiểu Ngài phán thí dụ ấy chỉ về mình; nhưng lại sợ dân chúng. Họ bèn dòm hành Ngài, sai mấy kẻ do thám giả làm người hiền lành, để bắt bẻ Ngài trong lời nói, hầu để nộp Ngài cho kẻ cầm quyền và trong tay quan tổng đốc. Những người đó hỏi Đức Chúa Jêsus câu nầy: Thưa thầy, chúng tôi biết thầy nói và dạy dỗ theo lẽ ngay thẳng, không tây vị ai, lấy lẽ thật mà dạy đạo Đức Chúa Trời. Chúng tôi có nên nộp thuế cho Sêsa hay không? Song Đức Chúa Jêsus biết mưu họ, thì đáp rằng: Hãy cho ta xem một đơniê. Đơniê nầy mang hình và hiệu của ai? Họ thưa rằng: Của Sêsa. Ngài bèn phán rằng: Vậy thì của Sêsa hãy trả lại cho Sêsa, của Đức Chúa Trời hãy trả lại cho Đức Chúa Trời. Trước mặt dân chúng, họ không bắt lỗi lời Ngài phán chi được; và lấy lời đáp của Ngài làm lạ, thì nín lặng”.
Mác 12.13-17: “Kế đó, họ sai mấy người thuộc về phe Pharasi và đảng Hêrốt đến, để bắt lỗi Ngài trong lời nói. Vậy, mấy người ấy đến, thưa Ngài rằng: Lạy thầy, chúng tôi biết thầy là người thật, không lo sợ gì ai; vì thầy không xem bề ngoài người ta, nhưng dạy đạo Đức Chúa Trời theo mọi lẽ thật. Có nên nộp thuế cho Sêsa hay không? Chúng tôi phải nộp hay là không nộp? Nhưng Ngài biết sự giả hình của họ thì phán rằng: Các ngươi thử ta làm chi? Hãy đem cho ta xem một đồng đơniê. Họ đem cho Ngài một đồng, Ngài bèn phán rằng: Hình và hiệu nầy của ai? Họ trả lời rằng: Của Sêsa. Đức Chúa Jêsus phán rằng: Vật chi của Sêsa hãy trả lại cho Sêsa, còn vật chi của Đức Chúa Trời hãy trả lại cho Đức Chúa Trời. Họ đều lấy làm lạ về Ngài”.
PHẦN GIỚI THIỆU:
Phân đoạn kinh thánh của chúng ta, và thắc mắc mà những kẻ thù nghịch Chúa chúng ta đã hỏi Ngài là câu hỏi có gốc rễ trong xã hội, trừ phi ngày 4 tháng 7, là ngày mà chúng ta sẽ tổ chức kỷ niệm vào ngày mai, giúp chúng ta kiếm được nhận thức về một số vấn đề có dính dáng ở đây. Một số công dân người Anh đã thấy không thoả lòng với Nhà Cầm Quyền Anh Quốc và với lối sống trong xứ sở cũ. Họ đã ra đi để tìm một thế giới mới. Khi họ đến tại châu Mỹ, nhà cầm quyền người Anh cứ tiếp tục xem số người nầy là công dân của chính họ, ở dưới quyền của họ, và vì thế buộc phải nộp các thứ thuế. Điều nầy chỉ ra sự tức tối nơi những người Mỹ, họ cảm thấy rằng nước Anh thì ở rất xa, họ không có quyền làm đại biểu cho chính quyền đó, và nộp thuế quả thực là rất bất công. Mọi điều nầy đã bị đập tan, đúng thời điểm cuộc Cách Mạng của người Mỹ. Bản Tuyên Ngôn Độc Lập đúng một cách chính xác, một bản tuyên ngôn độc lập tách ra khỏi nước Anh.
Người Do thái đã có nhiều sự tức tối với nhà cầm quyền hiện tại thúc giục họ phải suy nghĩ về sự độc lập. Đức Chúa Trời đã sáng lập ra quốc gia, bắt đầu với những lời hứa trong Giao ước với Ápraham, được thực thi lúc ra khỏi Ai cập, và mấy lần bị đe doạ bởi cuộc phu tù xảy đến trên Israel thích ứng với sự họ bất tuân đối với luật pháp của Đức Chúa Trời. Các tiên tri trong Cựu ước đã hứa với Israel rằng sẽ có một Nước, dựa trên một giao ước mới (đối chiếu Giêrêmi 32-33), và Đức Chúa Trời sẽ dấy Đấng Mêsi lên, để cai trị trên ngôi của David (II Samuên 7.10...; Luca 1.32). Sự dạy dỗ của Chúa chúng ta bởi Giăng Báptít (Luca 3), kèm theo với sự xuất hiện công khai của Chúa chúng ta (Luca 4) và các phép lạ của Ngài (Luca 7.22), đã làm chứng cho lai lịch của Ngài là Đấng Mêsi. “Sự vào thành đắc thắng” của Ngài tại Jerusalem là “đỉnh cao” chức vụ công khai của Ngài, và mọi sự trông cậy của nhiều người đã được nhen lên rất cao. Chắc chắn có nhiều người nghĩ, Chúa Jêsus ngự đến để thiết lập Nước Trời đã được hứa cho, và để lật đổ quyền thống trị của hết thảy dân Ngoại. Nhiều người đang trông đợi một loại “tuyên ngôn độc lập” tách khỏi quyền cai trị của Rôma. Vì lẽ đó, có ít nhiều ngạc nhiên khi thấy thắc mắc đầu tiên mà Luca ghi lại gắn liền với sự truy nộp các thứ thuế. Giống như nộp thuế là nổi nhức nhối trong cuộc Cách mạng của người Mỹ, cũng một thể ấy trong thời của Chúa Jêsus.
Việc nộp các thứ thuế không bao giờ được lòng người ta. Thuế má không phải là một sự đóng góp mang tính tình nguyện. Thất bại không nộp thuế của một người, hoặc nộp ít hơn, một người chắc chắn sẽ chịu lấy sự chú ý của nhà cầm quyền ngay, và mong muốn khám phá ra họ cảm nhận như thế nào về sự nộp các khoản thuế của chúng ta. Việc nộp các thứ thuế là một vấn đề rất thực tế, vì các bậc cầm quyền không hoạt động được nếu như không có tiền, tiền thuế. Nhưng việc đóng thuế của một người cũng là một hành động mang tính đặc trưng, làm bằng chứng chỉ ra sự thuận phục của người (nam hay nữ) đối với người nhận thuế. Bạn phải nhớ lại phần tranh luận của trước giả thơ Hêbơrơ, ông lý luận rằng người nào nộp thuế phần mười là thấp hơn người nhận lấy thuế phần mười đó (Hêbơrơ 7.1-10). Việc nộp các thứ thuế, vì đó là một sự công nhận hiển nhiên về quyền hạn của nhà cầm quyền đang cai trị trên chúng ta, và về sự thuận phục của chúng ta đối với quyền hành của nhà cầm quyền đó.
Thật đặc biệt trong phân đoạn Kinh thánh của chúng ta, Chúa Jêsus bị người ta tra hỏi Ngài có phải là một người Do thái tuân giữ luật pháp (nghĩa là người tuân giữ luật pháp Môise) có nên nộp thuế cho Caesar hay không!?! Tuy nhiên, có một thắc mắc chung nhất ở đây. Cuộc trao đổi giữa Chúa Jêsus cùng những kẻ hay bắt bẻ Ngài mà Luca đang mô tả ở đây trong phân đoạn Kinh thánh của chúng ta là cuộc trao đổi cần phải thực thi với mối quan hệ giữa Đức Chúa Trời và nhà cầm quyền. Chúng ta dám nói rằng câu hỏi gắn liền với mối quan hệ giữa Hội thánh và nhà nước. Đây là một vấn đề sống động rất nhiều trong thời của Chúa Jêsus, và nó khẳng định là một vấn đề nóng bỏng cho ngày hôm nay. Lẽ nào một người xưng ra lòng tin cậy nơi Đấng Mêsi của Đức Chúa Trời lại có quan hệ với một nhà cầm quyền theo ngoại giáo? Trong phần nghiên cứu của chúng ta về phân đoạn nầy, chúng ta sẽ tìm cách suy hiểu câu trả lời mà Chúa chúng ta đưa ra cho những kẻ hay gút mắc, và rồi khảo sát tỉ mỉ mọi hàm ý của nó cho con người ngày hôm nay.
KHÁI QUÁT:
Từ Luca 19.45 cho tới phần cuối của chương 21 có một sự tranh cãi liên tục, diễn ra bên trong đền thờ. Tôi gọi tiểu đoạn nầy là: “bão tố trong đền thờ”. Cuộc tranh cãi nầy bắt đầu với sự Chúa chiếm lấy đền thờ, việc Ngài thanh tẩy nó, rồi tiếp tục với sự dạy dỗ của Ngài ở đó mỗi ngày. Các chương 22 và 23 xử lý trực tiếp với sự bắt bớ, sự thử thách, sự đóng đinh trên thập tự giá, và sự chôn của Chúa chúng ta. Chương 24 mô tả sự sống lại của Chúa cùng cái chạm của nó trên các môn đồ.
Tiêu điểm của chúng ta trong bài học nầy và bài học kế tiếp sẽ nhắm vào ba thắc mắc đang chiếm lĩnh phần còn lại của chương 20. Hai thắc mắc đầu tiên do các kẻ thù của Chúa chúng ta đưa ra, và thắc mắc sau cùng do chính mình Chúa đưa ra. Thắc mắc đầu tiên có quan hệ tới việc nộp thuế, thắc mắc thứ hai sự sống lại, và thắc mắc sau cùng, “Con vua David” là ai, cũng là “Chúa” của người. Các thắc mắc đã được giới thiệu bằng một lời giải thích (trong Luca dài hơn trong Mathiơ và Mác) về động lực của người đưa ra thắc mắc (20.19-21a). Ở cuối chương, Luca tóm tắt tiểu đoạn (không giống như hai câu chuyện trong các sách tin lành khác như Mathiơ và Mác) bằng một lời nói mạnh mẽ cảnh cáo từ Chúa chúng ta cho các môn đồ, về các cấp lãnh đạo của Israel, họ đang tìm cách tiêu diệt Ngài.
Chương 19 có thể được tóm tắt theo cách nầy:
(1) Phần thách thức của các cấp lãnh đạo Israel & đáp ứng của Chúa Jêsus — (các câu 1-18)
(2) Phản ứng của các cấp lãnh đạo Israel trước đáp ứng của Chúa Jêsus — (các câu 19-20)
(3) “Chúng tôi có nên nộp thuế cho Sêsa hay không?” — (các câu 21-26)
(4) “Vậy thì đến ngày sống lại, đờn bà đó sẽ là vợ ai?” — (các câu 27-40)
(5) “Vậy, vua David gọi Ngài bằng Chúa; có lẽ nào Ngài là con vua ấy được?” — (các câu 41-44)
(6) Lời cảnh cáo của Chúa Jêsus cho các cấp lãnh đạo Israel — (các câu 45-47)
Thật là quan trọng khi công nhận rằng Luca có sự chọn lọc trong những gì ông ghi lại, y như các trước giả tin lành khác (đối chiếu Giăng 20.30-31). Thí dụ, cả Mathiơ và Mác ghi lại câu hỏi khác, do một trong các thầy thông giáo đưa ra, về điều răn lớn nhất (Mathiơ 22.34-40; Mác 12.28-34). Tôi tin rằng ba thắc mắc quan trọng nầy chỉ là biểu mẫu của những gì phát sinh ra trong suốt tuần lễ căng thẳng nầy nơi đời sống của Chúa chúng ta. Tôi tin chắc rằng không những các thắc mắc, mà còn chuỗi sự kiện của chúng nữa, về tầm quan trọng trong phần bàn bạc mà Luca đã khai triển, và trong sự hiểu biết tin lành của chúng ta. Chính vì lý do nầy mà tôi đã chọn lựa xử lý với các thắc mắc nầy một cách cẩn thận, thay vì lướt qua chúng một cách mau chóng, liếc qua chúng một cách sơ lược. Mọi vấn đề nằm dưới các thắc mắc nầy đều là những vấn đề cơ bản, và chúng nói ra ở một cấp độ lớn, thể nào các cấp lãnh đạo Israel khác biệt với Chúa Jêsus và tại sao họ lại chối bỏ không nhận Ngài là Đấng Mêsi của họ.
BỐI CẢNH (20.19-21)
“Chính giờ đó, các thầy tế lễ cả và các thầy thông giáo tìm cách giết Ngài, vì hiểu Ngài phán thí dụ ấy chỉ về mình; nhưng lại sợ dân chúng. Họ bèn dòm hành Ngài, sai mấy kẻ do thám giả làm người hiền lành, để bắt bẻ Ngài trong lời nói, hầu để nộp Ngài cho kẻ cầm quyền và trong tay quan tổng đốc. Những người đó hỏi Đức Chúa Jêsus câu nầy: Thưa thầy, chúng tôi biết thầy nói và dạy dỗ theo lẽ ngay thẳng, không tây vị ai, lấy lẽ thật mà dạy đạo Đức Chúa Trời”.
Chúa Jêsus đã trả lời cho phần thách thức của cấp lãnh đạo Do thái, trước tiên với một câu hỏi gây lúng túng, rồi kế đó là một thí dụ. Họ hiểu rất rõ cả hai, và phản ứng của họ là căm giận. Họ đã ra sức bắt bớ Chúa Jêsus ngay giờ đó (câu 19). Dường như đoàn dân đông đã ngăn trở sự bắt bớ nầy. Câu chuyện của Mathiơ đặc biệt hơn ở đây:
“Họ bèn tìm cách để bắt Ngài; song sợ thiên hạ vì thiên hạ tôn Ngài là đấng tiên tri” (Mathiơ 21.46).
Đối với các cấp lãnh đạo dường như họ đã tìm cách buộc Chúa Jêsus phải chịu bắt bớ, rồi dân sự đã có phản ứng mạnh, buộc các cấp lãnh đạo phải lui lại, và để phát triển một chiến lược hầu hợp thức hoá, làm cho thuận tiện sự bắt bớ “cá biệt” nầy và sự đóng đinh trên thập tự giá. Kế hoạch của cuộc chơi đã được Luca chỉ ra rất rõ nét.
Phần thách thức trực tiếp của cấp lãnh đạo Israel, đối với uy quyền của Chúa Jêsus, đã nổ ra, đem lại cho họ sự lúng túng. Dường như nổ lực của họ để bắt Chúa Jêsus cách công khai đã thất bại. Động lực của cấp lãnh đạo rất rõ ràng: họ đã bị Chúa Jêsus “đánh hạ”, và họ dự định bắt Ngài. Họ dự trù đẩy lui những lời lẽ Ngài đã nói ra nghịch cùng họ (câu 19). Trước đó, họ đã dự định kết án tử hình Chúa Jêsus vì cớ sự đe doạ mà Ngài đã đưa ra (19.47), nhưng giờ đây, còn hơn thế nữa — đây là một mối thù truyền kiếp cá nhân.
Mục tiêu của cấp lãnh đạo dân sự được Luca ghi lại ở đây: họ dự tính “bắt bẻ Ngài trong lời nói” hầu “nộp Ngài cho kẻ cầm quyền và trong tay quan Tổng đốc” (câu 20). Tôi tin rằng câu nói có hai mục tiêu nầy cung cấp nhiều thông tin rất quan trọng. Chúng ta hãy xem xét cách ngắn gọn cả hai yếu tố trong mục tiêu của họ.
Thứ nhứt, họ có ý đồ muốn bắt bẻ Chúa Jêsus trong lời nói. Chính bởi lời nói của Ngài mà Chúa Jêsus đã khiến cho các cấp lãnh đạo nầy phải lấy làm xấu hổ. Chính bởi lời nói của Chúa Jêsus, các cấp lãnh đạo mới đề nghị, rằng Chúa Jêsus sẽ bị tiêu diệt. Cũng rất quan trọng đối với tôi khi thấy cấp lãnh đạo dân sự không thể và sẽ không ra sức làm mất uy tín Chúa Jêsus trong bất kỳ hành động nào của Ngài. Điều nầy có đáng nói về các Cơ đốc nhân ngày hôm nay hay không!?! Đời sống của Chúa Jêsus thật hoàn hảo không thể chê vào đâu được, và các phép lạ của Ngài là không thể tranh cãi được. Họ không thể bắt bẻ Chúa Jêsus trong các lãnh vực nầy được. Đúng là một bằng chứng về đời sống vô tội và quyền phép vô hạn của Chúa chúng ta.
Thứ hai, họ tìm cách nộp Ngài cho “kẻ cầm quyền và trong tay quan Tổng đốc”. Giải pháp cho nan đề của họ, theo các cấp lãnh đạo Do thái đã lý luận, là một vấn đề chính trị, chớ không phải một vấn đề thuộc linh. Họ không tìm cách xử lý với Chúa Jêsus bằng những cách thức mà luật pháp Cựu ước mô tả. Họ không chuyển Chúa Jêsus qua cho Đức Chúa Trời để chịu kỷ luật về phần thiêng liêng, theo các tác giả Thi thiên đời xưa đã làm. Thay vì thế, họ đã chuyển Chúa Jêsus qua cho nhà cầm quyền theo đời thường. Thực vậy, họ đã chuyển giao cho chính nhà cầm quyền mà họ rất xem khinh. Họ thắc mắc với Chúa Jêsus về việc nộp thuế cho Rôma, họ trông mong Ngài cản trở việc nộp thuế đó, thế mà họ lại trông mong Rôma xét xử Chúa Jêsus. Họ đã hướng vào nhà cầm quyền mà họ xem khinh, họ đã hướng vào đó, thay vì nhận Chúa Jêsus cai trị họ. Những tư tưởng bè phái trong Israel, họ rất khác biệt với nhau và tranh đấu lẫn nhau, giờ đây họ hiệp lại với nhau để chính họ loại bỏ Chúa Jêsus, là Đấng Mêsi.
Việc hướng vào quyền lực chính trị để chính họ loại bỏ Chúa Jêsus đã tạo ra một hình thái suy nghĩ khác. Không nghi ngờ chi nữa, họ đã lý luận, họ muốn “Đấng Mêsi tự nhận” nầy đưa ra những lời phát biểu nghịch lại quyền lực của Caesar, rồi nhơn đó họ sẽ phát ra cáo trạng phản bội nghịch lại Ngài. Còn hơn thế nữa, Rôma đặc biệt không bị doạ dẫm bởi lối suy nghĩ hay cảm xúc của đám dân đông (như là trường hợp với cấp lãnh đạo Do thái). Phải chăng cấp lãnh đạo Do thái đã sợ đoàn dân đông cùng sự ủng hộ của họ đối với Chúa Jêsus. Hãy để cho Rôma xét xử Ngài, với mọi thế lực mà binh lính của họ đã có và tài khéo đàn áp của họ đối với các cuộc nổi dậy. Họ đã e sợ dân chúng, nhưng Rôma thì không đâu!
Và vì thế một cuộc xoay chiều các biến cố đã diễn ra. Chúa Jêsus đã đến tại thành Jerusalem và đã thách thức cấp lãnh đạo của cả nước. Họ đã chối bỏ Ngài, và đang dự trù gạt bỏ Ngài, nhưng lại e sợ đoàn dân đông. Giờ đây, họ đề ra một đường lối thu thập bằng chứng nghịch lại Chúa Jêsus, là những điều mà họ sẽ sử dụng để bắt lấy Ngài, thử thách, rồi kết án tử hình. Đây là cái phông cho câu hỏi đầu tiên trong hai câu hỏi sẽ được đưa ra cho Chúa Jêsus, mà Luca đã ghi lại.
Cấp lãnh đạo Do thái nhơn đó đề ra một phương án tấn công đa diện, được tóm tắt trong câu 20:
(1) Họ “dòm hành” Ngài, trông chừng từng cử động của Ngài
(2) Họ sai mấy kẻ do thám giả làm người hiền lành
(3) Họ đưa ra những câu hỏi cho Chúa Jêsus, dự tính buộc tội Ngài
NỘP HAY KHÔNG NỘP THUẾ: ĐÂY LÀ THẮC MẮC (20.21-22)
“Những người đó hỏi Đức Chúa Jêsus câu nầy: Thưa thầy, chúng tôi biết thầy nói và dạy dỗ theo lẽ ngay thẳng, không tây vị ai, lấy lẽ thật mà dạy đạo Đức Chúa Trời. Chúng tôi có nên nộp thuế cho Sêsa hay không?”
Sự hiểu biết của chúng ta về đáp ứng của Chúa Jêsus trong hai câu Kinh thánh nầy phải bắt đầu với một sự nhận thức điều chi đang diễn ra ở đây trong tiểu đoạn nầy. Chúng ta hãy bắt đầu với vài lưu ý sau đây:
(1) Câu hỏi không nhắm vào bất kỳ người nào nộp hay không nộp thuế, mà một người Do thái có nên nộp thuế cho một nhà cầm quyền dân Ngoại theo ngoại giáo hay không!?!
(2) Vấn đề được đưa ra là một vấn đề thuộc luật pháp, chớ không phải vấn đề nổi loạn hay quyền lợi cá nhân. Câu hỏi là: “Có nên không?” và câu trả lời đưa ra dựa theo tiêu chuẩn luật pháp của Môise.
(3) Câu hỏi được đưa ra như có ý đề nghị rằng có một sự xung khắc giữa Đức Chúa Trời và nhà cầm quyền, giữa “Hội thánh và nhà nước” (theo cách nói của chúng ta).
(4) Câu hỏi được đưa ra để cho Chúa Jêsus bị giới hạn, nhưng câu trả lời ra từ hai sự lựa chọn, đã được cung ứng rồi. Phương thức câu hỏi được đưa ra không cung ứng cho Ngài sự tự do để trả lời theo như Ngài lựa chọn, thay vì thế, phải theo sự họ chọn lựa. Tôi càng ở trong chức vụ lâu chừng nào tôi càng thấy hứng thú với loại câu hỏi mà dân sự hay đưa ra, và phương thức trong đó họ diễn đạt chúng. Người nào thực sự muốn học hỏi phải để cho câu trả lời hoàn toàn mở ra. Nghĩa là, khi họ đưa ra một câu hỏi, họ không hạn chế những điều khả thi với người họ đang hỏi. Chính những kẻ muốn minh chứng một việc gì, họ đang hạn chế những điều khả thi đó. Tôi không bằng lòng loại câu hỏi ngăn trở sự tự do trả lời chúng theo bất kỳ cách nào mà tôi chọn, thay vì phương thức mà người đứng tra hỏi đã chọn.
(5) Toàn bộ sự việc để lộ ra NÉT GIẢ HÌNH. Hãy xét qua các chứng cớ giả hình sau đây: Bề ngoài tôn trọng Chúa Jêsus là một giáo sư, một người của lẽ thật.
Bề ngoài tỏ ra ao ước muốn biết lẽ thật.
Bề ngoài muốn tuân theo nhà cầm quyền, nhưng không chắc là họ có thể hay sẽ tuân theo, theo luật pháp. “Có nên không?” “Liệu luật pháp có cho phép tôi làm điều nầy không?”
Bề ngoài có vấn đề với nhà cầm quyền, khi vấn đề là dân Ngoại.
Bề ngoài ao ước muốn dâng hiến cho Đức Chúa Trời, hơn là cho nhà cầm quyền, nhưng trong thí dụ trước họ chẳng muốn dâng gì cho Đức Chúa Trời hết.
Bề ngoài đặt Đức Chúa Trời làm ưu tiên một và nhà cầm quyền ưu tiên hai, khi thực tế, họ đã chọn nhà cầm quyền trên cả Đức Chúa Trời, là điều rõ ràng nhất là tại thập tự giá — “Chúng tôi không có vua khác chỉ Sêsa mà thôi” (Giăng 19.15).
Câu hỏi ở đây là: “Chúng tôi có nên nộp thuế cho Sêsa hay không?” Không phải là một câu hỏi tồi, khi bạn suy nghĩ tới câu hỏi đó. Cái sai duy nhất với câu hỏi là ý đồ của những người đưa ra câu hỏi đó. Một người Israel thành thật (có thể người đứng hỏi là người Do thái) có thể đưa ra câu hỏi đó. Một người Do thái có nên nộp thuế cho Rôma mãi không, khi Đấng Mêsi chưa có mặt? Đấng Mêsi đến há không lật đổ mọi xiềng xích những kẻ cầm quyền dân Ngoại và để thiết lập Vương quốc đã được hứa? Tại sao một người nên nộp thuế hoài cho Rôma? Nếu Israel cần phải phục theo Đấng Mêsi, tại sao một người Israel lại phải nộp các khoản thuế cho vua khác chứ?
Đối với tôi, dường như câu trả lời là rất rõ ràng — nghĩa là, câu trả lời rất rõ ràng. Khó mà có một chút nghi ngờ nào trong những điều Chúa Jêsus phán dạy. Rốt lại, Ngài đang xưng mình là Đấng Mêsi. Ngài đang xưng mình có quyền cai trị. Thực thế, Ngài đã dạn dĩ trong sự vạch trần bộ mặt cấp lãnh đạo của Israel. Tại sao Ngài không nói thẳng tới quyền cai trị của Rôma về mặt chính trị? Giờ đây hãy để cho Ngài nói thẳng ra vấn đề đó. Hãy để cho Ngài công bố ra địa vị của Ngài. Và khi Ngài công bố, những quan cai trị của Rôma sẽ gọi Chúa Jêsus là một kẻ phản bội khi họ được triệu tập để đóng đinh Ngài trên cây thập tự, đây là tội phản bội.
QUAN ĐIỂM CỦA CHÚA JÊSUS TRONG VIỆC NỘP THUẾ (20.23-25)
“Song Đức Chúa Jêsus biết mưu họ, thì đáp rằng: Hãy cho ta xem một đơniê. Đơniê nầy mang hình và hiệu của ai? Họ thưa rằng: Của Sêsa. Ngài bèn phán rằng: Vậy thì của Sêsa hãy trả lại cho Sêsa, của Đức Chúa Trời hãy trả lại cho Đức Chúa Trời”.
Thứ nhứt, hãy lưu ý từ câu trả lời của Chúa chúng ta, câu nầy phù hợp với động lực và dự tính của người đứng ra hỏi. Tôi e rằng cũng chính câu hỏi (quan trọng) đó, nếu được một người tìm kiếm lẽ thật đứng ra hỏi, sẽ được giải đáp theo cách khác. Ít nhất thắc mắc đó sẽ được giải đáp một cách đầy đủ hơn. Hãy chú ý lời đáp của Chúa Jêsus vắn tắt dường bao! Đây là một cú “nốc ao” ngay phút đầu tiên của hiệp đấu đầu tiên.
Thứ hai, hãy lưu ý rằng Chúa Jêsus đã yêu cầu người ta cho Ngài xem một đồng đơniê, một loại tiền đặc biệt. Trước tiên Chúa Jêsus đã yêu cầu người ta cho xem một đồng đơniê. Lý do rất rõ nét từ câu chuyện của Mathiơ: “Hãy đưa cho ta xem đồng tiền nộp thuế. Họ đưa cho Ngài một đơniê” (Mathiơ 22.19).
Một đồng đơniê không phải là tiền, dù nó là tiền. Đồng đơniê là một hình thức tiền bạc được người ta dùng cho việc nộp các thứ thuế cho Caesar. Trong thời của Chúa Jêsus đã có nhiều loại tiền khác nhau. Trong tin lành của Mathiơ, ông đã thuật lại thể nào Chúa Jêsus đã nộp hai đồng tiền (drachma) (tiền Hy lạp) cho khoản thuế đền thờ (Mathiơ 17.24-27). Khoản thuế không được nộp bằng đồng đơniê, mà bằng đồng drachma. Đây là lý do tại sao những người đổi tiền đang lo đổi tiền trong các hành lang của đền thờ — thuế đền thờ không được nộp bằng đồng đơniê. Khi Chúa Jêsus yêu cầu người ta cho xem đồng đơniê, ấy là vì đồng tiền nầy là đồng tiền được sử dụng cho việc nộp các khoản thuế.
Tôi không biết trên đồng drachma có in khắc dấu hiệu gì, nhưng tôi dám nói rằng danh xưng hay hình ảnh của Caesar sẽ không thấy có trên đồng tiền đó. Mặt khác, đồng đơniê là đồng tiền của người La mã. Danh tánh của Caesar đã được khắc ghi trên đó, cùng với hình ảnh của ông ta. Đó là đồng tiền của người La mã. Đồng tiền nầy thuộc về Rôma, theo phương thức không giống như phương thức đồng tiền của chúng ta tùy thuộc vào nước Mỹ đâu! Nếu một nhà cầm quyền cho phát hành tiền bạc, nhà cầm quyền đó cũng đòi hỏi rằng tiền bạc ấy cũng sẽ được thâu hồi lại, đặc biệt theo hình thức các khoản thuế má.
Thứ ba, hãy lưu ý rằng một lần nữa Chúa Jêsus đã đưa ra một câu hỏi, rồi kế đó câu trả lời của Ngài dựa trên cơ sở câu trả lời của họ đối với câu hỏi của Ngài. Thắc mắc về quyền phép của Chúa Jêsus, dấy lên ngay lúc bắt đầu chương nầy, đã được Chúa chúng ta xử lý bằng cách hỏi lại một câu. Khi các đối thủ của Ngài từ chối không trả lời câu hỏi về nguồn gốc quyền phép của Giăng, Chúa Jêsus đã từ chối không trả lời câu hỏi trực tiếp của họ. Cũng thế, trong phân đoạn Kinh thánh nầy, Chúa Jêsus đã yêu cầu người ta cho xem một đồng đơniê, rồi kế đó đưa ra một câu hỏi rất đơn sơ: “Hình và hiệu trên đồng tiền nầy là của ai?”
Thứ tư, câu trả lời của Chúa Jêsus không trực tiếp, cũng không trọn vẹn. Chúa Jêsus không đưa ra một câu trả lời trực tiếp “có” hay “không” đối với câu hỏi đặt ra cho Ngài. Sau nầy các phân đoạn Tân ước như Roma 13 và I Phierơ 2 sẽ đi xa hơn với vấn đề nầy, dạy cho Cơ đốc nhân biết vâng theo Đức Chúa Trời bằng cách vâng phục nhà cầm quyền trong từng phương thức không đặt một người vào chỗ bất tuân đối với Chúa.
Thứ năm, câu trả lời của Chúa Jêsus, theo ý kiến của tôi, đã khiến cho các đối thủ của Ngài phải kinh ngạc hoàn toàn. Tôi không nghĩ rằng ai cũng mong Chúa Jêsus trả lời, ít nhất như Ngài đã ám chỉ, rằng dân Israel phải nộp thuế cho Rôma. Trong tâm trí tôi, không những sự khôn ngoan có trong câu trả lời của Chúa Jêsus đã làm cho khán thính giả của Ngài phải kinh ngạc, mà còn nội dung của câu trả lời nữa. Ai từng mơ rằng người tự xưng mình là Đấng Mêsi của Israel dám biện hộ cho việc nộp các khoản thuế cho nhà cầm quyền ngoại giáo chứ?
Thứ sáu, câu trả lời của Chúa Jêsus có gốc rễ ở chỗ trong khi nhà cầm quyền và Đức Chúa Trời vốn riêng biệt, họ không nằm trong sự đối lập với nhau.
Thứ bảy, câu trả lời của Chúa Jêsus căn cứ theo sự thật Israel chối bỏ Ngài là Đấng Mêsi của Đức Chúa Trời, và về vai trò của dân Ngoại trên thế gian nầy là một kết quả. Chúa Jêsus đã ám chỉ rồi trong thí dụ nói tới vườn nho vai trò lãnh đạo của người Do thái — thí dụ, chức thầy tế lễ của họ — sẽ bị cất đi rồi trao cho dân Ngoại (đối chiếu câu 16). Nếu dân Ngoại được ban cho chức năng lãnh đạo về mặt thuộc linh là một kết quả của sự chối bỏ Chúa Jêsus là Đấng Mêsi, tại sao Đức Chúa Trời không tiếp tục để cho dân Ngoại cai trị trên người Do thái là một kết quả của sự họ bất tuân, theo như Giao ước Môise đã quy định (Phục truyền luật lệ ký 28).
Thứ tám, toàn bộ vấn đề nầy về Đức Chúa Trời và nhà cầm quyền không phải là một vấn đề mới, mà là vấn đề thường được xử lý theo Cựu ước, và là vấn đề được xử lý ngay tại thập tự giá đồi Gôgôtha. I Samuên chương 8 cung cứng cho chúng ta với một cái phông sáng sủa nhất đối với thắc mắc nầy. Bạn sẽ nhớ ở đó chép rằng Israel đã đòi Đức Chúa Trời ban cho họ một vị vua, như thế Israel sẽ giống với các nước (theo tà giáo) khác, nhơn đó họ sẽ có một nhà lãnh đạo trông thấy được bằng mắt thường, vua sẽ đi trước mặt họ và sẽ chiến đấu cho họ. Đức Chúa Trời đã phán với Samuên rằng không phải chức năng lãnh đạo của ông, mà chức năng lãnh đạo của Đức Chúa Trời đã bị họ chối bỏ. Ngài cũng cảnh cáo dân sự rằng họ sẽ bị vua ấy bắt nộp thuế nặng nề, và cái giá của nhà cầm quyền nầy sẽ rất cao. Tuy nhiên dân sự lại cứ khăng khăng và họ đòi phải có vua cho họ.
Chúa Jêsus là Vua của Israel, nhưng họ không nhận Ngài. Thay vì quì gối cúi đầu xuống trong sự vâng phục Chúa Jêsus là Đấng Mêsi, cấp lãnh đạo của dân tộc đã quyết định hướng về nhà cầm quyền dân Ngoại nầy cung ứng lợi ích riêng cho họ bằng cách đề án tử Chúa Jêsus. Họ đã chọn một nhà cầm quyền dân Ngoại cao hơn cả Đức Chúa Trời. Và nếu lời phát biểu nầy trông dường khá mạnh mẽ, hãy nhớ những lời nói đã thốt ra chẳng ai khác hơn là các thầy tế lễ cả, khi họ nói với quan tổng đốc: “Chúng tôi không có vua khác chỉ Sêsa mà thôi” (Giăng 19.15). Ở đây, trong phân đoạn Kinh thánh của chúng ta, chúng ta thấy rằng sự lựa chọn đã được lập ra rồi để chối bỏ Đấng Mêsi và để nương theo nhà cầm quyền. Đây chỉ là vấn đề của thời thế. Đức Chúa Trời đã ấn định nhà cầm quyền phải là phần nối thêm quyền cai trị của Ngài, nhưng con người tội lỗi thường ngó về nhà cầm quyền như một sự thay thế. Đúng là trường hợp như thế ở đây.
Thứ chín, đối với Chúa chúng ta Caesar không phải là vấn đề, vì Ngài sẽ nộp chính mạng sống Ngài cho Caesar, chớ không phải chỉ nộp các khoản thuế. Chúa Jêsus sẽ phó mạng sống Ngài trên một cây thập tự của người La mã. Đấy là những gì Caesar đòi hỏi nơi Ngài, thế nhưng trong ý chỉ và mục đích của Đức Chúa Trời đây là phương tiện duy nhất và độc nhất cứu chuộc loài người tội lỗi, cứu chuộc Israel ra khỏi tội lỗi của nó.
Thứ mười, Chúa Jêsus cung ứng cho chúng ta đâu là cơ sở cho việc quyết định điều chi thuộc về Đức Chúa Trời và điều chi thuộc về ai đó hay vật gì khác. Lời lẽ của Chúa Jêsus mạnh mẽ ám chỉ rằng tiền thuế thuộc về Caesar vì tiền tệ của ông ta mang hình ảnh và lời lẽ của ông ta đã được ghi trên đó. Điều chi thuộc về Đức Chúa Trời mang hình ảnh của Đức Chúa Trời và lời của Ngài viết trên đó. Cơ đốc nhân được sanh (lại) theo ảnh tượng của Đấng Christ, và lời của Đức Chúa Trời được viết ra trên bảng lòng của chúng ta.
Sau hết, điều nầy chỉ ra rằng trong khi tiền nộp thuế thuộc về nhà cầm quyền, thì con người phải thuộc về Đức Chúa Trời. Các nhà cầm quyền đòi hỏi (hợp pháp) người ta nợ họ về các khoản thuế là một việc, còn khi các nhà cầm quyền nghĩ họ cũng có quyền làm chủ người ta là một việc hoàn toàn khác. Đây là đặc quyền duy nhất của Đức Chúa Trời, chớ không phải của nhà cầm quyền. Về tiền bạc mang hình ảnh và lời nói của những bậc cầm quyền, con người mang lấy hình ảnh và Ngôi Lời của Đức Chúa Trời. Con người được dựng nên theo ảnh tượng của Đức Chúa Trời, và người nào đạt tới mức có đức tin cá nhân nơi Ngài thì có lời thành văn của Ngài viết ra trên bảng lòng của họ (đối chiếu Giêrêmi 31.33).
KẾT QUẢ (20.26)
“Trước mặt dân chúng, họ không bắt lỗi lời Ngài phán chi được; và lấy lời đáp của Ngài làm lạ, thì nín lặng”.
Một lần nữa, những người ra sức bắt bẻ Chúa Jêsus nơi lời của Ngài chỉ tự hại mình mà thôi. Câu trả lời của Chúa, cũng như quyền khống chế tuyệt đối và hoàn toàn tình huống đã đánh bật hết thảy. Mọi miệng dường như há hốc ra. Nhiều cái đầu phải choáng váng. Có gì sai trong câu trả lời đó chăng? Câu trả lời ấy giống như một kế hoạch rộng lớn vậy. Chúa Jêsus đã thắng — một lần nữa. Nhưng những kẻ dại dột sẽ nổi giận dữ lên, như phân đoạn Kinh thánh của chúng ta đã tỏ ra. Câu trả lời mà Chúa chúng ta đưa ra chẳng có ai mong đợi cả. Họ đã dành cho Ngài hai sự lựa chọn, Ngài phải chọn lấy một trong số đó, nhưng Ngài đã từ chối, nói chung Ngài bảo họ rằng cả hai sự lựa chọn đều là thật hết. Một phải nộp cho nhà cầm quyền món nợ của nó, gồm có các khoản thuế. Một phải dâng cho Đức Chúa Trời món nợ của Ngài, gồm tấm lòng, linh hồn, tâm trí, và sức lực. Và hai bổn phận nầy thường không nằm trong chỗ xung khắc, như những người thắc mắc cho rằng vậy.
KẾT LUẬN:
Tại sao Chúa Jêsus, nếu Ngài là Đấng Mêsi, không giải thoát người Do thái ra khỏi quyền thống trị của người La mã? Tại sao Ngài bảo cho những kẻ hay thắc mắc kia (theo suy luận ra) rằng họ nên tiếp tục nộp các khoản thuế cho Caesar? Tại sao Vương quốc chưa được thiết lập? Tại sao chính mình Chúa Jêsus phục theo Caesar và phó mạng sống mình cho số dân Ngoại nầy, họ kết án tử hình Ngài trên thập tự giá ở đồi Gôgôtha?
Thực ra lý do rất là đơn giản. Quyền cai trị của người ngoại giáo chỉ là triệu chứng, chớ không phải là vấn đề gốc. Từ Phục truyền luật lệ ký 28 cùng các phân đoạn Kinh thánh khác, chúng ta biết rõ sự Isarel đầu phục quyền cai trị của dân Ngoại là phù hợp với sự họ bất tuân đối với luật pháp của Đức Chúa Trời, với Giao ước của Môise. Vấn đề gốc không phải là sự Israel làm nô lệ cho Rôma, mà là sự Israel làm nô lệ trong tội lỗi. Người Israel đã nghĩ về sự tự do chủ yếu trong các giới hạn về chính trị và chính quyền, trong khi Chúa Jêsus nghĩ về sự tự do ấy theo các giới hạn của sự chuộc tội, như sự tự do ở ngoài vòng nô lệ cho tội lỗi. Vì cớ đó Chúa Jêsus phải chịu chết trên thập tự giá của người La mã, không phải vì chính tội lỗi của mình, mà là người gánh lấy tội lỗi, là người chịu án phạt vì cớ tội lỗi của cả thế gian. Khi Giăng Báptít giới thiệu Chúa Jêsus, ông không nói Ngài sẽ là Đấng lật đổ Rôma, mà là Đấng cất tội lỗi thế gian đi.
Sự tự do thật, là sự tự do ở ngoài quyền lực và án phạt của tội lỗi, và sự tự do ấy chỉ có thể nhận được trên cơ sở sự chết của Đức Chúa Jêsus Christ. Bởi việc công nhận sự nô lệ cho tội lỗi của mình và bằng cách tin cậy nơi Đấng Christ làm Đấng gánh lấy tội lỗi của bạn, bạn sẽ kinh nghiệm được sự tự do ở ngoài tội lỗi, là điều mà Chúa Jêsus đã mang đến trên cây thập tự. Khi bạn đã kinh nghiệm được sự tự do nầy, sự tự do về mặt chính trị, dù có khát khao, không còn là một nhu cần hấp dẫn nữa. Chúng ta sẽ không hề kinh nghiệm được niềm vui mừng của một nhà cầm quyền trọn vẹn cho tới khi nào Đấng Christ tái lâm trên đất để cai trị như một vì Vua. Và điều nầy sẽ xảy ra theo đúng thời điểm tốt lành của Đức Chúa Trời.
Đồng thời, chúng ta cần phải phục theo các bậc cầm quyền con người, thậm chí là những người ngoại giáo, làm thế chúng ta không vi phạm Lời của Đức Chúa Trời. Người nào thắc mắc Chúa Jêsus theo cách không đúng, họ kết luận rằng nhà cầm quyền là đối ngược và có sự tranh cạnh với quyền cai trị của Đức Chúa Trời. Nhưng sự dạy của Tân ước (đối chiếu Roma 13.1-7; I Phierơ 2.13-17) dạy chúng ta rằng bậc cầm quyền con người không trái ngược với quyền cai trị của Đức Chúa Trời, mà là một phần của quyền cai trị đó. Đức Chúa Trời đã đặt để các nhà cầm quyền ở trên đất hầu hạn chế tội lỗi cho tới khi Ngài đến. Chúng ta cần phải phục theo nhà cầm quyền, không phải như kẻ thù của Đức Chúa Trời, mà như đại biểu của Đức Chúa Trời vậy.
Có hai thái cực cần phải lẫn tránh trong cách nhìn của chúng ta về nhà cầm quyền. Thứ nhứt là phải tránh nhìn xem nhà cầm quyền là kẻ thù của Đức Chúa Trời, và phải luôn luôn tránh chống đối với nhà cầm quyền đó. Còn thái cực kia là phải tránh xem nhà cầm quyền theo kiểu quá cao siêu, như sự cứu rỗi và sự an ninh của con người. Trông mong nơi nhà cầm quyền về những việc mà chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể cung ứng là điều không dễ dàng đâu! Thật không dễ chuyển từ Đức Chúa Trời sang nhà cầm quyền. Trong phân đoạn Kinh thánh của chúng ta, chúng ta nhìn thấy cấp lãnh đạo của Israel nhìn xem Chúa Jêsus, là Đấng Mêsi, là nan đề mà họ phải gạt bỏ, và một nhà cầm quyền theo tà giáo —Rôma — là đấng cứu tinh của họ. Giống như Israel đã chối bỏ Đức Chúa Trời khi họ đòi có một vị vua giống như dân Ngoại (I Samuên 8), cũng một thể ấy chúng ta chối bỏ Đức Chúa Trời và ngó về nhà cầm quyền mong họ giải cứu chúng ta.
Một số Cơ đốc nhân chống đối nhà cầm quyền không cần thiết và phi Kinh thánh, họ sử dụng Đức Chúa Trời làm cớ cho sự loạn nghịch và bất tuân của họ. Nhiều người khác dường như xem nhà cầm quyền là giải pháp cho mọi nan đề thuộc đời nầy và (thuộc linh) của chúng ta. Có người nghĩ e chúng ta có thể thiết lập một chính phủ công bình ở trên đất rồi vì thế tẩy sạch nó để Đấng Mêsi sẽ ngự đến. Tôi tin rằng chỉ có Đấng Mêsi mới có thể thanh tẩy mới bòng bong nầy, và chỉ có sau khi Ngài ngự đến thì một chính quyền công nghĩa mới tồn tại. Chúng ta hãy giữ chính quyền ấy trong viễn cảnh. Nhà cầm quyền không phải là kẻ thù của Đức Chúa Trời, mà là đại biểu của Đức Chúa Trời. Chúng ta hãy vâng theo nhà cầm quyền như vâng phục Chúa, trong từng phương thức khả thi.
Tôi thấy rất là thú vị khi cấp lãnh đạo Do thái không thể tìm đặng một giải pháp tôn giáo nào về vấn đề Jêsus. Chúa Jêsus không phải là nan đề, mà là giải pháp, và họ đã thất bại không nhận ra được như thế, hoặc tiếp nhận giải pháp đó cho dù họ không hiểu Ngài là Đấng Mêsi. Mỉa mai thay, tôi thấy nhiều Cơ đốc nhân chọn lấy các phương tiện và phương pháp chính trị vì sự bất lực về mặt thuộc linh của chúng ta. Khi chúng ta xây khỏi không nương vào Đức Chúa Trời nữa, chúng ta hướng vào các phương tiện và công cụ con người. Thường thì chúng ta nương nhiều vào chính trị hơn là vào quyền phép của Đức Chúa Trời để giải quyết mọi nan đề của chúng ta. Chúng ta hãy tìm kiếm Ngài cho đầy đủ. Chúng ta hãy lo liệu công việc của chúng ta bằng cách sử dụng các công cụ của chiến trường thuộc linh, chớ không dùng cặp nạng chính trị đời thường. Chúng ta hãy nhìn xem Đức Chúa Trời chớ đừng nhìn vào con người về sự thiết lập sự công bình ở trên đất.
Vào ngày cuối tuần 4/7 nầy, có lẽ tôi đang nhắc cho bạn nhớ rằng tin lành là Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Chúa chúng ta. Chỉ bởi đức tin nơi sự chết của Ngài trên thập tự giá mà bạn có thể thực sự được tự do. Ngài là lẽ thật buông tha cho mọi người. Nguyện bạn kinh nghiệm được sự tự do ấy ngay hôm nay.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét