Thứ Ba, 25 tháng 5, 2010

Luca 14.25-35: "PHẢI GHÉT VỢ NHƯ THẾ NÀO"



Phần giới thiệu
Chỗ căng thẳng của phân đoạn Kinh Thánh
Cấu trúc của phân đoạn Kinh Thánh
Bối cảnh (14.25)
Những đòi hỏi của địa vị môn đồ (14.26-28).
Môn đồ là một quyết định (14.28-32)
Kết luận của Đấng Christ (14.33-35)
BÀI 49
PHẢI GHÉT VỢ NHƯ THẾ NÀO!?!
(Luca 14.25-35)
Luca 14.25-35: “Có đoàn dân đông cùng đi với Đức Chúa Jêsus; Ngài xây lại cùng họ mà phán rằng: Nếu có ai đến theo ta mà không ghét cha mẹ, vợ con, anh em, chị em mình, và chính sự sống mình nữa, thì không được làm môn đồ ta. Còn ai không vác thập tự giá mình mà theo ta, cũng không được làm môn đồ ta. Vả, trong các ngươi có ai là người muốn xây một cái tháp, mà trước không ngồi tính phí tổn cho biết mình có đủ của đặng làm xong việc cùng chăng sao? e khi đã xây nền rồi, không làm xong được, thì mọi người thấy liền chê cười, và rằng: Người nầy khởi công xây, mà không thể làm xong được! Hay là có vua nào đi đánh trận cùng vua khác, mà trước không ngồi bàn luận xem mình đem đi một muôn lính có thể địch nổi vua kia đem hai muôn cùng chăng sao? Bằng chẳng nổi, khi vua kia còn ở xa, sai sứ đi xin hòa. Như vậy, nếu ai trong các ngươi không bỏ mọi sự mình có, thì không được làm môn đồ ta. Muối là giống tốt; nhưng nếu muối mất mặn, thì lấy chi làm cho nó mặn lại được? Không dùng chi được cho ruộng hoặc cho phân; người ta phải bỏ nó ra ngoài. Ai có tai mà nghe, hãy nghe”.
Phần giới thiệu
Cách đây nhiều năm, có một chương trình đặc biệt khởi sự từ một nhóm thanh niên ở nhà thờ mà chúng tôi đến nhóm lại. Chương trình nầy được gọi là “hội của người dâng mình”. Nói như vậy là có ý chỉ ra số thanh niên nòng cốt, xuất sắc, họ thực sự dâng mình đi theo Đấng Christ, và có một chương trình đặc biệt chỉ (và duy nhất) dành cho họ. Lúc đầu, tôi có ấn tượng rất tốt. Nhưng tôi thấy rằng có điều chi đó không hay lắm với chương trình ấy. Khi tôi nghiên cứu phân đoạn nầy trong Luca chương 14, tôi nhận ra rằng phân đoạn nầy giúp chúng ta nhìn thấy lý do tại sao một chương trình như vậy là đáng ngờ.
Nan đề dấy lên trong nhóm thanh niên đó, cách đây nhiều năm, là nan đề thường hay lặp đi lặp lại. Có một số nhà thờ và các nhóm tư gia lo phục vụ cho người “đã dâng mình” và nghĩ rằng họ đang làm một việc đáng khen ngợi. Khi chúng ta đến với phân đoạn Kinh Thánh nầy, dường như ở bề mặt dạy rằng chức năng môn đồ bị cấm đoán, chỉ dành cho người dâng mình, là những người bằng lòng ghét cha, mẹ, và các thành niên khác trong gia đình, là những người bằng lòng từ bỏ mọi của cải đời nầy của họ. Chức năng môn đồ dường như là một địa vị giống như những người lính Hải quân – một nhóm chọn lọc gồm số người biết dâng mình, một số người nam người nữ xuất sắc. Tôi nghĩ rằng phân đoạn Kinh Thánh dạy chúng ta một số điều có khác biệt đôi chút.
Khi chúng ta tiếp cận phân đoạn Kinh Thánh nầy, tôi muốn thừa nhận rằng đây là một trong các phân đoạn khó nhất trong sách Luca. Không dễ gì nhận ra các phần nhỏ khác nhau của phân đoạn có dính dáng với nhau. Giờ đây tôi tin rằng Chúa chúng ta đã phán dạy theo một phương thức không thể hiểu rõ dễ dàng hoặc ngay lập tức được. Lời lẽ sau cùng của phân đoạn: “Ai có tai mà nghe, hãy nghe!” là câu nói được tìm thấy ở những chỗ khác, ở đấy câu nầy luôn luôn tỏ ra rằng một sự dạy khó tiếp thu đã được ban ra, và chỉ có những ai thực sự muốn hiểu sẽ hiểu được, sau khi suy gẫm thật nhiều.
Chỗ căng thẳng của phân đoạn Kinh Thánh
Có lẽ chỗ căng thẳng nhiều nhất của phân đoạn Kinh Thánh là đây: ở đây Chúa Jêsus đòi hỏi từng môn đồ phải ghét những người mà ở chỗ khác Ngài buộc chúng ta phải yêu thương. Chúng ta được truyền dạy rằng muốn trở thành môn đồ thì một người phải “ghét cha mẹ, vợ con, anh em, chị em mình” (câu 26). Tuy nhiên, ở chỗ khác, chúng ta không được ban cho niềm vui sướng của việc thù ghét kẻ thù mình không kể đến những người gần gũi nhất, thương yêu nhất đối với chúng ta. Vậy thì, sao Chúa Jêsus lại truyền cho chúng ta phải ghét những người mà chúng ta đang yêu thương, và ở chỗ khác chúng ta được truyền dạy phải yêu thương họ?
Lời lẽ của Chúa Jêsus càng khó hiểu hơn trong ánh sáng của lời lẽ sau cùng của tiên tri Malachi, sách cuối cùng của Cựu Ước, khi chúng ta đọc sách ấy. Khi nhắc tới sự đến của Giăng Báptít, về Đấng Mêsi, và về Nước của Đức Chúa Trời, vị tiên tri kết luận lời tiên tri của mình bằng lời lẽ nầy:
“Người sẽ làm cho lòng cha trở lại cùng con cái, lòng con cái trở lại cùng cha, kẻo ta đến lấy sự rủa sả mà đánh đất nầy” (Malachi 4.6).
Nếu sự đến của Đấng Christ là để kết hiệp cha mẹ và con cái, sao Chúa Jêsus có thể bảo các môn đồ Ngài họ phải ghét cha mẹ và con cái chứ?
Chìa khóa cho việc giải quyết chỗ căng thẳng nầy được thấy trong phần định nghĩa chính xác từ “ghét” đã được dùng ở đây. Chúng ta sẽ giải quyết trong một phút thôi. Kế đó chúng ta sẽ xét qua phần còn lại của phân đoạn nầy và mọi hàm ý của nó cho hạng môn đồ trong thế kỷ thứ 20. Chúng ta hãy lắng nghe cho rõ lời lẽ của Chúa chúng ta, chúng rất khó hiểu nhưng rất quan trọng.
Cấu trúc của phân đoạn Kinh Thánh
Cấu trúc của phân đoạn Kinh Thánh có thể tóm tắt theo cách nầy:
(1) Câu 25 – Bối cảnh
(2) Các câu 26-27 – Mọi đòi hỏi của chức năng môn đồ
(3) các câu 28-32 – Quyết định của chức năng môn đồ
(4) Các câu 33-35 – Bản chất đặc biệt của hạng môn đồ
Trong câu 25, bối cảnh được mô tả – một đoàn dân đông cùng đi với Chúa Jêsus. Chúa Jêsus xây lại (câu 25b) và phán (các câu 26…) cùng họ về mọi đòi hỏi (các câu 26-27), các quyết định (các câu 28-32), và những điểm đặc biệt (các câu 33-35) của địa vị môn đồ.
Bối cảnh (14.25)
Chúng ta không biết chính xác Chúa Jêsus khi ấy đã ở đâu, nhưng chúng ta giả định rằng Ngài đang trên đường tiến thẳng về thành Giêrusalem (đối chiếu 9.51; 13.22). Người Pharisi, là những người có mặt quanh bàn tiệc trong phân đoạn trước (14.1-24), giờ đây đang ở lại phía sau, và điểm đáng chú ý dồn về đoàn dân đông, họ theo sau Chúa Jêsus. Có người nghĩ rằng số dân đông nầy đã biết rõ Chúa Jêsus là ai, song không hiểu những điều nghiêm ngặt của chức năng môn đồ. Tôi có khuynh hướng nghĩ rằng họ đã bị Chúa Jêsus lôi cuốn bởi các phép lạ, bởi sự dạy của Ngài. Theo ý kiến của tôi, họ khó mà biết được là họ đang đi theo Ngài.
Tôi có thể hình dung Chúa Jêsus đang đi dọc theo con đường từ thành nầy sang thành khác, có các môn đồ thân tín vây quanh, và rồi, một dòng người có tánh tò mò kéo theo một dọc dài ở phía sau. Chúa Jêsus đã xây lại phán cùng đoàn dân đông nầy. Bằng lời của Ngài, Ngài đã chận đứng họ. Tôi nghĩ, một số ít người đã nắm bắt được Ngài muốn nói gì qua những gì Ngài đã phán. Tôi có khuynh hướng nhìn thấy đoàn dân đông như đang buồn bực sau khi Chúa Jêsus nói xong, có lẽ trên đường quay về nhà, họ đang bàn bạc mọi điều Ngài đã nói.
Những đòi hỏi của địa vị môn đồ (14.26-28)
Đoàn dân đông cùng đi với Chúa Jêsus, Ngài xây lại phán rằng: “Nếu có ai đến theo ta mà không ghét cha mẹ, vợ con, anh em, chị em mình, và chính sự sống mình nữa, thì không được làm môn đồ ta. Còn ai không vác thập tự giá mình mà theo ta, cũng không được làm môn đồ ta. Vả, trong các ngươi có ai là người muốn xây một cái tháp, mà trước không ngồi tính phí tổn cho biết mình có đủ của đặng làm xong việc cùng chăng sao?” (Luca 14.25-28).
Lời lẽ của Chúa Jêsus gây ấn tượng rất sâu sắc. Tôi có thể nhìn thấy đoàn dân đông không ngừng bị sốc khi nghe các đòi hỏi mà Chúa Jêsus đã đặt trên các môn đồ Ngài. Sự suy luận Lời của Ngài cho thấy rằng một người có thể “cùng đi với Chúa Jêsus” mà không phải là một môn đồ thật (đối chiếu Giăng 6.66). Tôi nghĩ điều nầy cũng hàm ý rằng một người có thể “đến với Chúa Jêsus” với đức tin cứu rỗi, mà không trở thành một môn đồ, một môn đồ biết dâng mình (đối chiếu Giăng 2.23-25). Hạng người nầy chỉ là những kẻ đi theo, những kẻ bàng quang mà thôi.
Nếu có một từ nào đó có cần cho sự hiểu biết lời dạy của Chúa Jêsus ở đây, thì đó là chữ “ghét”. Chúa Jêsus muốn nói gì khi Ngài phán rằng một người không thể trở thành môn đồ của Ngài mà thiếu chữ ghét kia? May mắn thay, Kinh Thánh cung ứng cho chúng ta một định nghĩa khá rõ nét về từ ngữ nầy, bắt đầu từ trong Cựu Ước.
Trong Sáng thế ký chương 29, chúng ta thấy câu chuyện nói tới Giacốp, Rachên và Lêa. Chúng ta biết rằng Lêa là vợ đầu tiên của Giacốp, không hiệp với ý nguyện của ông, mà hiệp theo sự gạ gẫm của Laban. Giacốp thực sự yêu mến Rachên. Trong câu 30, chúng ta được thuật lại cho biết rằng Giacốp “yêu Rachên hơn Lêa”. Trong câu 31 “Đức Giêhôva thấy Lêa bị ghét”. Trong câu 33, Lêa đặt tên đứa con trai thứ hai của mình là Simêôn, vì, nàng nói: “Đức Giêhôva có nghe biết tôi bị ghét”. Chữ sau cùng nầy: “ghét”, nghĩa đen là “bị căm ghét”. Rachên được yêu thương hơn Lêa; còn Lêa thì bị ghét; Lêa bị căm ghét. Bị ghét, ở đây là được thương ít hơn người kia.
Trong Xuất Êdíptô ký, cũng ý nghĩa “ghét” đó được tìm thấy. Trong chương 20, Đức Chúa Trời ban luật pháp cho dân Israel. Ngài bắt đầu bằng cách truyền cho dân Israel “chớ có các thần khác” trước mặt Ngài (Xuất Êdíptô ký 20.3). Tuy nhiên, trong câu 5, Đức Chúa Trời phán:
“Ngươi chớ quì lạy trước các hình tượng đó, và cũng đừng hầu việc chúng nó; vì ta là Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, tức là Đức Chúa Trời kỵ tà, hễ ai ghét ta, ta sẽ nhân tội tổ phụ phạt lại con cháu đến ba bốn đời”.
Có các thần khác, tức là yêu chúng hơn Đức Chúa Trời. Có các thần khác, tức là thù ghét Đức Chúa Trời.
Trong Rôma 9.13, chúng ta đọc thấy phần trích dẫn của Phaolô ở Malachi 1.2: “TA YÊU GIACỐP VÀ GHÉT ÊSAU”.
Chúng ta biết Đức Chúa Trời đã chọn Giacốp trên Êsau, Ngài ban cho Giacốp sự nổi bật cùng các phước hạnh dành cho người con trưởng. Nhưng Đức Chúa Trời không ghét Êsau theo cách chúng ta nghĩ về sự ghét bỏ. Chúng ta thấy lòng thương xót của Đức Chúa Trời trên Êsau và trên dòng dõi của ông. Đức Chúa Trời ghét Êsau theo ý Ngài yêu thương Giacốp nhiều hơn.
Nếu chúng ta chưa tin đủ, thì chúng ta hãy lắng nghe lời lẽ của Chúa trong câu chuyện Tin Lành tương ứng:
“Chớ tưởng rằng ta đến để đem sự bình an cho thế gian; ta đến, không phải đem sự bình an, mà là đem gươm giáo. TA ĐẾN ĐỂ PHÂN RẼ CON TRAI VỚI CHA, CON GÁI VỚI MẸ, DÂU VỚI BÀ GIA; VÀ NGƯỜI TA SẼ CÓ KẺ THÙ NGHỊCH, LÀ NGƯỜI NHÀ MÌNH. Ai yêu cha mẹ hơn ta thì không đáng cho ta; ai yêu con trai hay là con gái hơn ta thì cũng không đáng cho ta; ai không vác cây thập tự mình mà theo ta, thì cũng chẳng đáng cho ta. Ai gìn giữ sự sống mình, thì sẽ mất; còn ai vì cớ ta mất sự sống mình, thì sẽ tìm lại được” (Mathiơ 10.34-39).
Ở đây, lời lẽ của Mathiơ không nói về sự “ghét” cha mẹ và những người thân khác, nhưng nói về việc yêu họ nhiều hơn yêu Chúa. Cho nên, “ghét” trong phân đoạn Kinh Thánh có nghĩa là “yêu ít hơn”. Chúa Jêsus đang nói rằng để trở thành môn đồ của Ngài, người ta (nam hay nữ) phải yêu Đấng Christ nhiều hơn yêu cha mẹ, người bạn đời, con cái, anh chị em của họ.
Giờ đây chúng ta biết Chúa Jêsus muốn nói gì bởi từ “ghét” kia. Nhưng Ngài truyền cho môn đồ Ngài phải ghét ai?
Hết thảy họ đều là con người
Hết thảy họ đều là những người mà chúng ta yêu thương cách tự nhiên, bình thường
Hết thảy họ đều là những người bà con – là gia đình
Dường như có một thứ tự tính từ trên xuống. Cha mẹ được sắp trước hết, vợ con thứ nhì, với anh chị em ruột sau cùng. Lúc dầu, tôi có khuynh hướng nghĩ rằng đây là thứ tự ý thức bổn phận của chúng ta. Giờ đây cái nhìn của tôi vào đây có khác, dựa theo lời lẽ của Chúa Jêsus trong câu 33:
“Như vậy, nếu ai trong các ngươi không bỏ mọi sự mình có, thì không được làm môn đồ ta”.
Chúa Jêsus đang đi đến chỗ kết luận phần dạy dỗ của Ngài ở đây. Tôi tin câu nầy đang tóm tắt lại, bằng lời lẽ nhẹ nhàng, mọi đòi hỏi của chức năng môn đồ đã được làm chi tiết trong các câu 26-28. Trong câu 27 Chúa Jêsus đang nói về gia đình của một người, nhưng trong câu 33 (một câu tương ứng) Ngài đang phán về của cải của một người. Hai câu nói nầy có thực sự nói đến cùng một việc không? Tôi tin chúng đang nói như thế đó. Tôi tin rằng Chúa Jêsus ở đây đang nói tới gia đình là một phần tài sản của một người mà người ấy (nam hay nữ) phải “bỏ” đi.
Xin cho phép tôi giải thích. Gia đình thường được nghĩ gì trong các giới hạn của bổn phận. Gia đình có thể đưa ra nhiều đòi hỏi trên một người, những đòi hỏi có thể làm cho ai đó phải bối rối (đối chiếu I Côrinhtô 7.29-35), những đòi hỏi có thể làm rối chức năng môn đồ. Tôi tin rằng Chúa Jêsus xử lý vấn đề bổn phận đối với gia đình trong chương 9 (các câu 57-62). Ở đây, tôi nghĩ rằng Chúa Jêsus đang nói tới gia đình của một người theo sự ỷ lại của người ấy, chớ không phải bổn phận.
Khi tôi nói tới bổn phận của chúng ta trong gia đình, chúng ta đang nói tới các đòi hỏi mà gia đình đặt trên chúng ta, hầu cho chúng ta phải làm thoả mãn mọi nhu cần của nó. Khi tôi nói tới sự nương cậy, tôi muốn nói tới các nhu cần mà chúng ta đang có, là những điều mà gia đình chúng ta cung ứng cho chúng ta. Gia đình nhơn đó là một con đường có hai chiều: nó đòi hỏi những việc nhất định từ phía chúng ta và hứa cung ứng cho chúng ta với những việc nhất định mà chúng ta cảm thấy chúng ta có cần. Có một số người sẽ cố làm thoả mãn mọi đòi hỏi của gia đình mà chẳng cần hứa hẹn mọi nhu cần của mình sẽ được thoả mãn trong khi làm như vậy.
Khi Chúa Jêsus nói gia đình của một người giống như một tài sản, nó giống như mọi tài sản khác, đang làm một việc gì đó cho chúng ta. Đâu là những điều mà chúng ta sẽ cung ứng cho, về những điều đó Chúa Jêsus đang cảnh báo? Hãy suy nghĩ trong một phút về tất cả những việc mà gia đình của một người Do thái cung ứng cho một người Do thái.
(1) Gia đình người Do thái cung ứng cho địa vị cao trọng. Là con cái của Ápraham, là hơn các dân khác một bậc – ít nhất là hơn một bậc, nhưng có lẽ còn hơn thế nữa. Là một người Do thái thì cao tột hơn người dân Ngoại. Vì vậy, gia đình đã cung ứng cho địa vị cao trọng của người Do thái.
(2) Gia đình người Do thái cĩng bị nghĩ sai ở chỗ cung ứng một sự cứu rỗi. Đối với một người Do thái, là “dòng dõi của Ápraham”, điều nầy đoan chắc cho người ấy đang có một chỗ trong Nước của Đức Chúa Trời. Đây là một trong quan niệm giả dối mà chính Giăng Báptít đã cảnh cáo dân Israel về sự ấy (Luca 3.8). Phaolô cũng khẳng định mạnh mẽ rằng không phải tất cả dòng dõi theo phần xác của Israel đều là người Israel thật (Rôma 9.6). Nếu gia đình của một người có thể đưa người ấy lên thiên đàng, người ấy chắc chắn sẽ có một ý thức ỷ lại rất lớn vào gia đình của mình. Khi một người Israel biết ăn năn, người ấy cũng chịu phép báptêm, chỉ ra một sự tan vỡ có tính cách quyết định với mọi sự ỷ lại không đúng vào lai lịch của mình là một người Do thái. Phaolô cũng tỏ ra thể nào sự cứu rỗi của ông đã đổi sự kiêu ngạo về cái “gia đình mạ vàng” của mình thành “đống phân hôi hám”. Có những yếu tố nhất định về Do thái giáo mà Phaolô còn giữ lấy, nhưng không còn có một sự ỷ lại nào về Do thái giáo khi ông đứng về phía Đức Chúa Trời, về sự cứu rỗi của mình (đối chiếu Philíp 3.1-11).
(3) Gia đình của người Do thái cũng hiến cho một người sự an ninh. Một người Do thái trong thời của Chúa Jêsus không dám lượng sự an ninh trong tương lai của mình theo các giới hạn của các chế độ bảo hiểm, hoặc An Ninh Xã Hội, hay tài khoản ở ngân hàng; người ấy đã đánh giá lượng an ninh của mình theo các giới hạn của gia đình mình (đối chiếu Thi thiên 127.3-5).
Tôi tin rằng khi Chúa chúng ta đòi hỏi các môn đồ Ngài phải “ghét” gia đình của họ, Ngài muốn nói rằng họ phải bỏ đi tánh ỷ lại vào gia đình của họ, và phải hoàn toàn nương cậy vào Ngài mà thôi. Là môn đồ của Ngài, không những phải kính sợ Ngài nhiều hơn bất cứ ai hay bất cái gì khác, mà phải nương cậy vào chính mình Ngài. Độc lập đối với Đức Chúa Trời là cốt lõi của tội lỗi, và nương cậy nơi Ngài là cốt lõi của địa vị môn đồ.
Có yếu tố khác đòi hỏi về địa vị môn đồ, nằm trong các câu 26-27: ghét sự sống của một người và vác lấy thập tự giá. Tôi nghĩ rằng hai câu nầy nói tới một điểm thực tế mà thôi. Khi một người quyết định theo Đấng Christ làm môn đồ của Ngài, người đó phải đem bất kỳ một nguồn “sự sống” nào khác đầu phục Ngài, và người ấy phải từ bỏ tính tư lợi (lo cho mình trước). Trở thành một môn đồ của Chúa chúng ta có nghĩa là phải từ bỏ các mục tiêu của chúng ta và theo đuổi mọi mục tiêu của Ngài. Giống như trong hôn nhân, người nữ sẽ tìm kiếm sự vui mừng trong việc từ bỏ các mục tiêu của mình rồi trở thành người giúp đỡ cho chồng mình trong việc tiếp cận mục tiêu của chồng (một quan niệm nhiều người ngày nay chẳng ưa thích), thì cũng một thể ấy môn đồ gạt qua một bên mọi khát vọng của mình vì nguyện vọng của Chúa. Và cũng một thể ấy, chúng ta cũng phải vác lấy thập tự giá mà Đức Chúa Trời đã ấn định cho chúng ta.
Xin làm ơn để ý rằng “ghét sự sống của một người” không giống như “ghét cái tôi của một người” đâu. Lòng tự ái chắc chắn rất đáng ngờ, mặc dù là tâm lý dân gian, nhưng cũng còn gọi là căm thù bản thân mình. Hậu quả của lòng căm thù bản thân mình là tự tử; hậu quả của tính ghét bỏ sự sống của một người là vác lấy thập tự giá mà Đấng Christ đã định cho chúng ta.
Môn đồ là một quyết định (14.28-32)
“Vả, trong các ngươi có ai là người muốn xây một cái tháp, mà trước không ngồi tính phí tổn cho biết mình có đủ của đặng làm xong việc cùng chăng sao? e khi đã xây nền rồi, không làm xong được, thì mọi người thấy liền chê cười, và rằng: Người nầy khởi công xây, mà không thể làm xong được! Hay là có vua nào đi đánh trận cùng vua khác, mà trước không ngồi bàn luận xem mình đem đi một muôn lính có thể địch nổi vua kia đem hai muôn cùng chăng sao? Bằng chẳng nổi, khi vua kia còn ở xa, sai sứ đi xin hòa”.
Không giống như nhiều nhà truyền đạo trong thời của chúng ta, Chúa Jêsus không muốn có người ta đi theo đông đảo đâu. Ngài muốn người ta phải lượng tính cho xong cái giá của địa vị làm môn đồ rồi quyết định ngồi lại hơn là đi theo Ngài mà lại thiếu hiểu biết. Lời lẽ của Chúa Jêsus ở đây không những nói rằng địa vị môn đồ đến với một giá rất cao, mà còn ám chỉ rằng cái giá của địa vị môn đồ thường mãi về sau người ta mới tính đến. Chúa Jêsus thông báo cho các môn đồ nầy biết cái giá sẽ như thế nào, e rằng họ sẽ dấn thân vào con đường mà họ sẽ không bao giờ đi trọn được.
Chúa chúng ta kể ra hai minh hoạ về những người bắt đầu một phương án mà không định giá và quyết định xem họ có đủ thực lực có cần hay không!?! Minh hoạ đầu tiên nói về một người dự định xây một cái tháp, nhưng không ước tính toàn bộ giá cả, và vì thế cái tháp không bao giờ hoàn tất được. “Cái tháp không hoàn tất” nầy trở thành một kỷ niệm cho sự dại dột của người ấy. Những gì con người suy tưởng sẽ đem lại tiếng tăm, hoặc đem lại sự xấu hổ cho người.
Minh họa thứ hai là minh hoạ nói về một vì vua, ông ra đánh trận chống lại vị vua kia, nhưng không tính toán mình có đủ lực lượng để thắng trận hay không!?! Vì ông không tính mình đem đi một muôn lính có thể địch nổi hai muôn lính của vua kia không, ông phải hạ mình xuống mà đầu hàng kẻ nghịch mình, cầu xin vua kia tỏ lòng thương xót. Một lần nữa, người sẽ mặc lấy xấu hổ vì người ra quân mà không tính toán cái giá phải trả.
Trong việc suy nghĩ về cả hai minh hoạ nầy, nói chung tin những gì chúng đang có là chìa khoá cho sự hiểu biết Chúa chúng ta muốn nói gì để dạy dỗ chúng ta:
(1) Cả hai: người thợ xây và vị vua kia đều dấn thân vào một phương thức hành động mà không tính giá phải trả.
(2) Cả hai: người thợ xây và vị vua kia đều khám phá ra, sau khi họ dấn thân vào một phương thức hành động, họ lại không có đủ thực lực để hoàn tất những gì họ đã khởi sự.
(3) Cả hai: người thợ xây và vị vua kia đều thất bại không hoàn tất được, rồi kết thúc trong sự xấu hổ và nhục nhã.
(4) Trong cả hai trường hợp, người thợ xây và vị vua kia nên ngồi xuống và suy gẫm lại, hơn là hành động gấp rút.
Khi lưu ý hai nhân vật nầy, giờ đây chúng ta hãy xét xem Chúa Jêsus muốn dạy điều gì cho khán thính giả của Ngài học hỏi. Chúa Jêsus đang tìm cách nói gì, đặc biệt với đoàn dân đông nầy, họ đang đi theo Ngài?
Trước tiên, tôi tin Chúa Jêsus mong muốn tất cả mọi người đều phải nhìn biết, là cái giá của địa vị môn đồ rất cao. Phải, tất cả họ đều sốt sắng và hăng hái lắm lúc bấy giờ, nhưng Giêrusalem sắp tới kia chính là thập tự giá. Chúa Jêsus không muốn những người (nam hay nữ) đi theo Ngài mà không biết rõ là có một “thập tự giá” cũng dành cho họ nữa. Chúa Jêsus muốn người ta phải tính cái giá của việc đi theo Ngài làm môn đồ của Ngài.
Thứ hai, Chúa Jêsus muốn người ta phải có mục đích chọn trở thành môn đồ Ngài, hơn là đi theo Ngài mà không suy nghĩ chi hết. Nếu Chúa Jêsus không muốn có một đoàn môn đồ đi theo sau lưng mà đầu phục, Ngài cũng không đẩy họ đến chỗ phải có một quyết định nhanh chóng. Chỗ khó khăn trong lời lẽ của Ngài đã khiến cho người ta phải bỏ đi và suy gẫm những gì Ngài muốn nói!?! Hơn nữa, trong hai minh hoạ nầy, Chúa Jêsus nói rằng mỗi người phải ngồi xuống và xét xem mình đang tính làm cái gì!?! Hành động ngồi xuống có ý ám chỉ rằng cần có một thời gian để suy nghĩ nhiều đến vấn đề chức năng môn đồ nầy. Các quyết định mau chóng chỉ có nơi những người muốn dâng mình mà thiếu suy nghĩ; các quyết định từ từ, rõ ràng sẽ có nơi những người có lòng dâng mình trọn đời.
Thứ ba, Chúa Jêsus không tìm kiếm những ai có đủ thực lực để theo Ngài, mà tìm kiếm những người nào, sau khi suy nghĩ về sự ấy, đều nhận biết họ không đủ thực lực. Đối với tôi, đây là một trong những kết luận quan trọng nhất tôi nhận được từ phần nghiên cứu của tôi về phân đoạn nầy. Lúc đầu, tôi nghĩ rằng Chúa Jêsus, giống như những chàng thuỷ thủ Hải quân kia, “đang tìm kiếm vài người xuất sắc”, vài người biết lượng tính cái giá phải trả, và họ nhìn thấy nơi họ sự dâng mình và thực lực đủ để theo suốt cho đến cuối cùng.
Nhưng rồi tôi nhận ra rằng không một ai trong số môn đồ của Chúa chúng ta đã theo suốt được. Khi việc “đi theo gặp khó khăn”, có thể nói như vậy, các môn đồ liền “chịu thua”. Tất cả họ đã nói cho Chúa Jêsus biết, thậm chí Phierơ, là người quyết chắc với Chúa Jêsus rằng ông sẽ hiến thân, rằng ông sẽ không bao giờ từ bỏ Ngài (đối chiếu Luca 22.31-34). Nếu Phierơ, Giacơ và Giăng, ba môn đồ thân cận nhất của Đấng Christ, không thể đi theo trọn, làm sao chúng ta dám nghĩ mình sẽ theo trọn được chứ?
Sự việc cũng đã xảy ra cho tôi trong cả hai minh hoạ mà Chúa chúng ta đã sử dụng, cả hai hạng người đều thất bại không làm tròn được. Họ cũng không có đủ phương tiện để hoàn tất những gì họ đã khởi sự. Chúng ta có nghĩ rằng mình có đủ phương tiện để trở thành môn đồ không? Chúng ta có nghĩ rằng cấp độ dâng mình của chúng ta là đủ để nâng đỡ chúng ta khi gia đình và bạn bè đều bỏ rơi chúng ta, như Kinh Thánh nói họ sẽ sao?
“Chớ tưởng rằng ta đến để đem sự bình an cho thế gian; ta đến, không phải đem sự bình an, mà là đem gươm giáo. Ta đến để phân rẽ con trai với cha, con gái với mẹ, dâu với bà gia; và người ta sẽ có kẻ thù nghịch, là người nhà mình. Ai yêu cha mẹ hơn ta thì không đáng cho ta; ai yêu con trai hay là con gái hơn ta thì cũng không đáng cho ta; ai không vác cây thập tự mình mà theo ta, thì cũng chẳng đáng cho ta. Ai gìn giữ sự sống mình, thì sẽ mất; còn ai vì cớ ta mất sự sống mình, thì sẽ tìm lại được” (Mathiơ 10.34-39).
Tôi cứ nghĩ rằng chẳng ai có đủ thực lực để trở thành một môn đồ của Đức Chúa Jêsus Christ cả, bất kể nam hay nữ, chẳng ai có đủ thực lực để kiếm được ơn của Đức Chúa Trời và sự sống đời đời. Đây là lý do tại sao Chúa Jêsus lại khởi sự bằng cách dạy rằng muốn trở nên môn đồ của Ngài, một người phải “ghét” gia đình mình, phải đoạn tuyệt không ỷ lại vào gia đình, và chỉ nương cậy vào một mình Đấng Christ mà thôi. Chúa chúng ta không tìm cách buộc những kẻ theo Ngài phải tập trung đủ sự dâng mình để trở thành môn đồ của Ngài, mà họ phải nhận biết rằng chẳng một ai có đủ thực lực để theo Ngài, ngoài sự cho phép của Ngài. Địa vị môn đồ, chớ không phải đi theo Đấng Christ với đủ các phương tiện để làm theo những điều Ngài đòi hỏi, mà với sự nương cậy hoàn toàn vào Ngài mới giúp chúng ta làm theo ý chỉ của Ngài. Cả hai việc bằng lòng và làm theo đều ra từ Ngài, chớ không phải ra từ chúng ta. Ý niệm chung của “hội người dâng mình” đang sụp đổ, chỉ vì chẳng ai có khả năng hoặc biết đầu phục hết. Yếu tố chìa khóa của địa vị môn đồ không phải là vâng phục, vì chúng ta không có khả năng vâng phục trong và thuộc về chúng ta, mà là sự nương cậy, vì không có Ngài; chúng ta chẳng làm chi được.
Kết luận của Đấng Christ (14.33-35)
“Như vậy, nếu ai trong các ngươi không bỏ mọi sự mình có, thì không được làm môn đồ ta. Muối là giống tốt; nhưng nếu muối mất mặn, thì lấy chi làm cho nó mặn lại được? Không dùng chi được cho ruộng hoặc cho phân; người ta phải bỏ nó ra ngoài. Ai có tai mà nghe, hãy nghe”.
Câu 33 thực sự có ý nghĩa, khi được tiếp cận theo ánh sáng nhận định về chức năng môn đồ như thế nầy, là phần mà chúng ta vừa mới tóm tắt. Chức năng môn đồ không phải là một vấn đề chúng ta dâng nhiều bao nhiêu, mà ở chỗ đoạn tuyệt mọi sự mà chúng ta nghĩ chúng ta phải dâng hiến. Những người thờ lạy hình tượng tìm kiếm các môn đồ, nhưng họ thường không khích lệ “môn đồ” của họ phải “từ bỏ” mọi của cải họ có, mà chỉ “bố thí” chúng đi mà thôi, nghĩa là, cung ứng của cải họ có cho cấp lãnh đạo. Theo chiều hướng nầy, môn đồ của hệ thống thờ lạy hình tượng phải ủng hộ cấp lãnh đạo của họ. Cấp lãnh đạo hệ thống thờ lạy hình tượng không nâng đỡ họ. Chúa Jêsus mong muốn theo chiều hướng khác. Trở nên môn đồ của Ngài, bạn không phải đem một thứ chi cho Ngài, để xác minh tính đầu phục và tình trạng xứng đáng của bạn, bạn để mọi sự lại sau lưng, tin cậy duy nhất vào Ngài và vào sự tiếp trợ thành tín của Ngài về mọi sự chúng ta có cần để làm theo mọi điều Ngài kêu gọi chúng ta phải lo làm. Đây là chức năng môn đồ thực. Chức năng môn đồ, giống như sự cứu rỗi, bắt đầu bằng sự công nhận cái giá cao kia, và chúng ta không thể làm thoả mãn được cái giá đó, và vì thế chạy đến với Đấng Christ với hai bàn tay trống không, nhìn xem Ngài đang làm những điều mà chúng ta không thể làm được.
Các câu 34-35 kết thúc phân đoạn nầy. Chúng giải thích cho chúng ta lý do tại sao Chúa Jêsus đã làm nản lòng đoàn dân đông. Chìa khoá cho cái chạm của các môn đồ Ngài không nằm ở số đông, mà nằm ở chỗ tính cách riêng biệt của họ. Một chút muối có cần để nêm vào một lượng lớn thực phẩm bởi vì muối có một vị rất riêng biệt. Khi muối mất tính riêng biệt của nó, nó mất đi phần giá trị. Lượng muối lớn không dùng chi được vì đã mất đi vị mặn.
Cho nên, số lượng lớn các môn đồ không bảo đảm cho cái chạm quan trọng. Số lượng thưa thớt các môn đồ cũng không phải là vấn đề, mà vấn đề ở chỗ tính riêng biệt của họ, tính khác biệt hoàn toàn của họ đối với thế gian. Thế gian sẽ ít chú trọng đến số đông người suy nghĩ, cảm nhận và hành động giống như họ. Thế gian sẽ chú ý tới một số ít “các môn đồ” đang sống giống như Đấng Christ, đời sống của họ rất là đặc biệt.
Tôi tin, đây là nhận định của Chúa chúng ta về chức năng môn đồ, nhưng tôi e rằng đây không phải là suy nghĩ của nhiều Cơ đốc nhân, hay thậm chí của các lãnh đạo Cơ đốc. Tôi e rằng lý do phù hợp với sự kiện chúng ta đang xem chức năng môn đồ qua “khuôn mẫu chính trị”, hơn là qua “khuôn mẫu tiên tri”. Khuôn mẫu chính trị cho rằng chức năng được cung ứng qua những lá phiếu, bất cứ ai được bầu chọn và đã trải qua bất cứ luật lệ nào. Khuôn mẫu chính trị tìm thấy năng lực của nó qua các cuộc thăm dò, và vì thế số lượng là yếu tố xem xét chủ lực. Về khuôn mẫu tiên tri, chỉ có một vị tiên tri nói thôi thì không phải là vấn đề. Vấn đề nằm ở chỗ vị tiên tri nầy là chơn chánh, và ông ta nói thay cho Đức Chúa Trời. Lời lẽ của Giôsép, Đaniên, của Nathan hiệu quả không phải vì họ quá đông (các vị tiên tri là một nhóm đơn độc – không có gì ngạc nhiên khi Êli nghĩ một mình ông còn lại!), mà vì Đức Chúa Trời đã mặc lấy quyền năng cho họ, và đã phán qua họ.
Khi chúng ta công nhận rằng quyền phép và cái chạm không đến qua số đông các môn đồ, mà qua lòng nương cậy của họ nơi Đức Chúa Trời và qua lối sống riêng biệt của họ, thế thì chúng ta hiểu rõ lý do tại sao Chúa Jêsus không tìm kiếm một số đông các môn đồ.
Câu cuối cùng “Ai có tai mà nghe…” là một câu được thấy xuất hiện vài lần trong các sách Tin Lành. Câu nầy luôn luôn được dùng ở chỗ lời lẽ của Chúa chúng ta được đông người hiểu rõ, mà ở chỗ Chúa Jêsus khích lệ khán thính giả của Ngài nên suy gẫm lời lẽ của Ngài cho thật kỹ để học biết ý nghĩa của chúng. Hãy để cho lời nói sau cùng nầy có cái chạm đầy đủ của chúng trên chúng ta, vì không phải tất cả mọi người đều nắm bắt được Chúa Jêsus đang nói ra điều gì, đặc biệt vì họ chẳng chịu suy gẫm nhiều về phân đoạn nầy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét