Thứ Ba, 25 tháng 5, 2010

Luca 18.15-30: "CON TRẺ PHƯỚC HẠNH VÀ TAY TRIỆU PHÚ ĐÁNG THƯƠNG"



Phần giới thiệu
Cấu trúc của phân đoạn Kinh Thánh
Xuất xứ của phân đoạn Kinh Thánh
Ơn phước của con trẻ (18.15-17)
Người trai trẻ giàu có (18.18-30).
Lời lẽ của Chúa Jêsus cho các môn đồ Ngài, họ đang bối rối (18.24-34)
Phần kết luận
Bài 57:

CON TRẺ PHƯỚC HẠNH VÀ TAY TRIỆU PHÚ ĐÁNG THƯƠNG

(Luca 18.15-30)
“Người ta cũng đem con trẻ đến cùng Đức Chúa Jêsus, cho được Ngài rờ đến chúng nó. Môn đồ thấy vậy, trách những người đem đến. Nhưng Đức Chúa Jêsus gọi họ mà phán rằng: hãy để con trẻ đến cùng ta, đừng ngăn cấm; vì nước Đức Chúa Trời thuộc về những người giống như con trẻ ấy. Quả thật, ta nói cùng các ngươi, ai không nhận lãnh nước Đức Chúa Trời như một đứa trẻ, thì sẽ không được vào đó. Bấy giờ có một quan hỏi Đức Chúa Jêsus rằng: Thưa thầy nhơn lành, tôi phải làm gì cho được hưởng sự sống đời đời? Đức Chúa Jêsus phán rằng: Sao ngươi gọi ta là nhơn lành? Chỉ có một Đấng nhơn lành, là Đức Chúa Trời. Người đã biết các điều răn nầy: Ngươi chớ phạm tội tà dâm; chớ giết người; chớ trộm cướp; chớ nói chứng dối; hãy hiếu kính cha mẹ. Ngươi ấy thưa rằng: Tôi đã giữ các điều ấy từ thuở nhỏ. Đức Chúa Jêsus nghe vậy, bèn phán rằng: Còn thiếu cho ngươi một điều; hãy bán hết gia tài mình, phân phát cho kẻ nghèo, thì ngươi sẽ có của cải ở trên trời; bấy giờ hãy đến mà theo ta. Nhưng người ấy nghe mấy lời thì trở nên buồn rầu, vì giàu có lắm. Đức Chúa Jêsus thấy người buồn rầu, bèn phán rằng: Kẻ giàu vào nước Đức Chúa Trời là khó dường nào! Lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào nước Đức Chúa Trời! Những người nghe điều đó, nói rằng: Vậy thì ai được cứu? Ngài đáp rằng: Sự chi người ta không làm được, thì Đức Chúa Trời làm được. Phierơ bèn thưa rằng: nầy chúng tôi đã bỏ sự mình có mà theo thầy. Đức Chúa Jêsus phán rằng: Quả thật, ta nói cùng các ngươi, người nào vì cớ nước Đức Chúa Trời mà bỏ cha mẹ, anh em, vợ con, thì trong đời nầy được lãnh nhiều hơn, và đời sau được sự sống đời đời”.
PHẦN GIỚI THIỆU:
Con gái út của tôi là Jenny, có đọc một quyển sách viết với đề tựa là: “Mục sư yêu dấu”. Quyển sách chứa những phần chọn lọc của các bức thư khác nhau gửi cho quý Mục sư. Arnold, 8 tuổi viết:
“Mục sư yêu dấu ơi, con biết Đức Chúa Trời yêu thương mọi người, nhưng Ngài chưa hề gặp chị của con”.
Một đứa trẻ 10 tuổi từ Fort Wayne, tên của nó là Tom, đã viết mấy câu nầy:
“Mục sư yêu dấu ơi, nếu Đức Chúa Trời ban bộ não cho mọi người, con nghĩ Ngài đã quên ban cho người bạn thân của con là Mary”.
Carla viết:
“Mục sư yêu dấu ơi, còn có con quỉ nào ở trên đất không? Con nghĩ là có một con quỉ ở trong lớp của con đấy!”
Annette, 9 tuổi, từ Albany, đã viết:
“Mục sư yêu dấu ơi, “Mẹ con sống rất tôn giáo. Bà ấy đi chơi Bingo [đánh bạc] ở nhà thờ mỗi tuần mặc dù bà hay bị nhiễm lạnh”.
Rõ ràng là từ những sự việc nầy, có những đứa trẻ đã thành thật một cách khốn khổ. Chúng không giống như những người lớn, chúng không hề biết giấu giếm sự thật. Trong phân đoạn Kinh Thánh của chúng ta, Chúa Giêxu thuật lại cho các môn đồ người ta phải tiếp nhận Nước Trời giống như con trẻ vậy. Chúa Giêxu không nói rằng người ta phải trở nên con trẻ, mà đúng hơn, họ phải trở nên giống như con trẻ, theo một phương thức nào đó, để được vào Nước Trời. Thế thì thắc mắc mà chúng ta phải đáp trả là: “Chúng ta phải trở nên giống như con trẻ theo ý nghĩa nào để được vào Nước Trời?” Trả lời cho câu hỏi nầy không phải là ai cũng giống nhau, vì chúng ta mau chóng quyết định. Tuy vậy, nếu chúng ta muốn bước vào Nước Trời, câu trả lời là rất quan trọng. Ở đây không thuộc về lãnh vực tò mò hay theo đuổi về trí khôn. Trong phần nghiên cứu phân đoạn Kinh Thánh nầy của chúng ta, tôi tin rằng chúng ta sẽ tiếp thu câu trả lời, rằng chúng ta sẽ học biết hạng người được đánh dấu giống như con trẻ hầu cho được vào trong Nước Trời.
CẤU TRÚC CỦA PHÂN ĐOẠN KINH THÁNH:
Phân đoạn Kinh Thánh chứa hai tiểu đoạn chính, mô tả hai sự cố có quan hệ với nhau, nhưng riêng biệt. Tiểu đoạn thứ nhứt, các câu 15-17, chứa phần mô tả của Luca về phản ứng của Chúa chúng ta trước nổ lực của các môn đồ hòng ngăn trở những bậc phụ huynh đang đưa con cái của họ đến với Chúa Giêxu, để cho Ngài chạm đến, cầu thay cho, và nhơn đó, chúc phước cho chúng nữa. Tiểu đoạn thứ hai chứa sự cố nói tới “chàng trai trẻ giàu có”, là người đã đến với Chúa Giêxu để học biết những gì cần phải tiếp thu hầu nhận được sự sống đời đời, cùng với phần đáp ứng của Chúa Giêxu và các môn đồ Ngài (các câu 18-30).
Tôi tin, có một dòng liên tục rõ ràng kết hai câu chuyện nầy lại với nhau. Ở chỗ thứ nhứt, tất cả ba sách tin lành có ghi lại trường hợp nầy, cả hai câu chuyện đều thấy đứng chung với nhau trong từng sách tin lành, và theo cùng một trình tự. Thứ hai, cả hai tiểu đoạn đều nhắm vào cách thức mà người ta có cần để bước vào Nước Trời. Trong tiểu đoạn thứ nhứt, giống như con trẻ là một phương tiện, một yếu tố quan trọng. Trong tiểu đoạn thứ hai, giàu có là một ngăn trở. Vì thế, trong phân đoạn Kinh Thánh nầy, thường thì trong tin lành Luca, Chúa Giêxu đã làm đảo lộn các giá trị trong thời của Ngài. Thậm chí các môn đồ đã lấy làm lạ bởi những gì Chúa Giêxu vừa phán ra ở đây.
XUẤT XỨ CỦA PHÂN ĐOẠN KINH THÁNH:
Đã có một sự chống đối dữ dội nơi phần của người Pharisi đối với Chúa Giêxu, chức vụ và sứ điệp của Ngài. Người Pharisi đã phật ý vì Chúa Giêxu tiếp nhận hạng tội nhân (15.1-2), và họ đã xốn xang bởi sự dạy của Ngài về tiền bạc (đối chiếu 16.14). Chúa Giêxu đã tố giác họ về việc tìm kiếm sự tán thưởng của con người, thay vì của Đức Chúa Trời, rồi trên cơ sở bề ngoài, thay vì trên các thái độ của tấm lòng (16.15-18).
Chủ đề của lời tiên tri (thời điểm sự đến của Nước Trời) được người Pharisi đưa lên trong câu 20 chương 17. Chúa Giêxu cảnh cáo rằng người Pharisi sẽ không công nhận sự đến của Ngài (sự đến của Nước Trời) qua cách quan sát những phép lạ dấu kỳ (17.20-21). Tiếp đến, Ngài dạy cho các môn đồ biết về mọi đặc điểm của sự Ngài đến, với phần nhấn mạnh nhắm vào sự trung tín và sự bền đỗ liên tục của họ (17.22–8).
Trong câu 8 của chương 8, Chúa Giêxu đã chuyển đề tài từ thời điểm cùng các đặc điểm nơi sự đến của Nước Trời sang các đặc điểm của những người được vào trong Nước nầy. Xuyên suốt Tân ước, đặc điểm của dân cư Nước Trời đã được nhấn mạnh nhiều hơn là thời điểm của sự Ngài hiện đến. Nhìn biết lúc nào Nước của Ngài hiện đến thì không quan trọng cho bằng thái độ sẵn sàng cho Nước ấy, khi Nước hiện đến, để chúng ta có thể bước vào Nước ấy. Chúa Giêxu đang đề cập tới đặc điểm của những người sẽ bước vào Nước Trời khi Ngài hỏi: “Song khi Con người đến, há sẽ thấy đức tin trên mặt đất chăng?” (Luca 18.8).
Bối cảnh của phân đoạn Kinh Thánh, chủ đề của nó, ấy là đặc điểm của những người sẽ bước vào Nước Trời, khi Nước ấy được thiết lập trên đất. Vấn đề đưa ra cho phù hợp với thời buổi nầy là: “Ai sẽ là người được vào thiên đàng?” Tôi nghĩ quí vị sẽ đồng ý với tôi rằng không còn có câu hỏi nào quan trọng hơn trên toàn thế gian. Đây là một vấn đề quan trọng mà Chúa Giêxu đang thúc giục chàng trai trẻ giàu có quyền quý kia nên từ bỏ mọi sự giàu có của mình để được thêm vào nhóm người sẽ bước vào sự sống đời đời. Các vấn đề trong phân đoạn Kinh Thánh của chúng ta đều là các vấn đề thuộc cõi đời đời. Không còn có vấn đề nào khác trong cuộc đời nầy, hay trong đời hầu đến, quan trọng hơn những việc mà Chúa Giêxu đang nói tới ở đây. Chúng ta hãy lắng nghe cho rõ mọi lời lẽ của Ngài, vì chúng là những lời của sự sống.
ƠN PHƯỚC CỦA CON TRẺ (18.15-17)
Mathiơ 19.13-15: “Khi ấy, người ta đem các con trẻ đến, đặng Ngài đặt tay trên mình và cầu nguyện cho chúng nó; môn đồ quở trách những người đem đến. Song Đức Chúa Jêsus phán rằng: Hãy để con trẻ đến cùng ta, đừng ngăn trở; vì nước thiên đàng thuộc về những kẻ giống như con trẻ ấy. Ngài bèn đặt tay trên chúng nó, rồi từ đó mà đi”.
Mác 10.13-16: “Người ta đem những con trẻ đến cùng Ngài, đặng Ngài rờ chúng nó; nhưng môn đồ trách những kẻ đem đến. Đức Chúa Jêsus thấy vậy, bèn giận mà phán cùng môn đồ rằng: Hãy để con trẻ đến cùng ta, đừng cấm chúng nó; vì nước Đức Chúa Trời thuộc về những kẻ giống như con trẻ ấy. Quả thật, ta nói cùng các ngươi, ai chẳng nhận lấy nước Đức Chúa Trời như một đứa trẻ, thì chẳng được vào đó bao giờ. Ngài lại bồng những đứa trẻ ấy, đặt tay trên chúng nó mà chúc phước cho”.
Luca 18.15-17: “Người ta cũng đem con trẻ đến cùng Đức Chúa Jêsus, cho được Ngài rờ đến chúng nó. Môn đồ thấy vậy, trách những người đem đến. Nhưng Đức Chúa Jêsus gọi họ mà phán rằng: hãy để con trẻ đến cùng ta, đừng ngăn cấm; vì nước Đức Chúa Trời thuộc về những người giống như con trẻ ấy. Quả thật, ta nói cùng các ngươi, ai không nhận lãnh nước Đức Chúa Trời như một đứa trẻ, thì sẽ không được vào đó”.
Trong hai câu chuyện của sách Mathiơ và Mác, văn mạch đứng trước là nội dung sự dạy của Chúa chúng ta về tình trạng ly dị. Phải chăng khi Chúa Giêxu giữ quan niệm cao về sự thánh khiết của hôn nhân, dân chúng cho là Ngài đang xem trọng gia đình, vì họ được Lời Ngài khích lệ nên mới đem con trẻ đến để Ngài chúc phước cho?
Dù là lý do nào, một số người đã đem con cái của họ đến với Chúa Giêxu để Ngài chúc phước cho. Không giống như các trước giả sách Tin lành khác, Luca đã nhấn mạnh sự thật rằng những đứa nhỏ người ta đưa đến với Chúa Giêxu đều là con trẻ — những em bé. Những câu chuyện tương tự trong Mathiơ (19.13-15) và Mác (10.13-16) nói rõ rằng những con trẻ nầy đã được đưa tới Chúa Giêxu chúc phước bằng cách đặt tay trên chúng (Mác 10.16) rồi cầu nguyện cho chúng (Mathiơ 19.13). Chúng ta biết rằng trẻ em người Do thái đã được đưa đến cho các rabi để được chúc phước vào chính ngày sinh nhật của chúng.
Có một vài thắc mắc dấy lên từ ba câu Kinh Thánh ngắn ngủi nầy, những thắc mắc rất cần thiết cho sự hiểu biết sự cố nầy, ý nghĩa và phần ứng dụng của nó nữa:
(1) Tại sao Chúa Giêxu lại phản ứng mạnh trước các nổ lực hòng ngăn trở con trẻ không đưa chúng đến với Ngài?
(2) Tại sao các môn đồ lại tìm cách ngăn trở bậc phụ huynh không để họ đưa con cái của họ đến với Chúa Giêxu?
(3) Đặc điểm nào giống như con trẻ mà Chúa Giêxu đang nói tới, là thứ cần thiết cho ai đó để bước vào Nước Trời?
Chúng ta hãy tìm cách kiếm cho ra những câu trả lời cho mấy câu hỏi nầy, hầu cho chúng ta có thể suy gẫm ý nghĩa của sự cố nầy.
Thứ nhứt, tại sao Chúa Giêxu lại phản ứng mạnh trước các hành động của các môn đồ Ngài? Từ phân đoạn Kinh Thánh của chúng ta trong sách Luca, nỗi buồn đau của Chúa chúng ta không được đề cập tới trực tiếp, nhưng trong câu chuyện của Mác, chúng ta đọc thấy Chúa Giêxu đã “giận” vì các hành động của mấy môn đồ Ngài. Thực sự Chúa Giêxu rất buồn vì các hành động của môn đồ Ngài.
Câu trả lời cho thắc mắc thứ nhứt, tôi tin, đã được nói ra rõ ràng và đơn giản trong câu Kinh Thánh đó. Lời lẽ của Chúa Giêxu kết thúc tiểu đoạn nầy:
“Quả thật, ta nói cùng các ngươi, ai không nhận lãnh nước Đức Chúa Trời như một đứa trẻ, thì sẽ không được vào đó” (Luca 18.17).
Phương thức mà con trẻ được Chúa chúng ta tiếp nhận cách tự do tương tự với phương thức mà mọi người được vào Nước Đức Chúa Trời. Khi các môn đồ ngăn trở không cho con trẻ đến gần Ngài, vì làm như thế là bóp méo chính tin lành.
Có một phản ứng mạnh tương tự như phản ứng của Chúa chúng ta trong phần đáp ứng của sứ đồ Phaolô đối với các hành vi của sứ đồ Phierơ khi Phierơ lui ra không ăn chung với người Ngoại, sau khi đại biểu của người Do thái đến. Câu chuyện được ghi lại trong sách Galati, chương 2. Phierơ đã vui vẻ ăn uống với các Cơ đốc nhân dân Ngoại cho tới khi một nhóm người Do thái thiên về với luật pháp đến nơi. Ngay khi đó, Phierơ lui ra khỏi bữa ăn với người Ngoại rồi cùng ăn uống với người Do thái. Phản ứng của Phaolô là một phản ứng rất mạnh. Ông công khai gọi hành động của Phierơ là giả hình.
Phaolô tiếp tục giải thích tính nghiêm trọng của hành động Phierơ, hành động ở bề mặt dường như chỉ là một cách xử sự xấu, một cách xử sự rất tồi trong xã hội. Tuy nhiên, mọi hành động của Phierơ là một sự cự tuyệt và bóp méo Tin lành, vì sự phân rẽ của ông ra khỏi dân Ngoại đã cung ứng môn bài cho Cơ đốc nhân Do thái biết rằng Cơ đốc nhân Do thái thì siêu việt hơn các tín hữu dân Ngoại. Người Do thái muốn duy trì một tư thế siêu việt hơn. Họ muốn người Do thái trở lại với Cơ đốc giáo cũng giống như người cải đạo sang Do thái giáo vậy. Phaolô nhắc cho Phierơ cùng những người khác nhớ rằng Luật pháp làm cho mọi người đều bình đẳng, vì hết thảy mọi người đều bị xét đoán như nhau, không phân biệt chi hết, bởi Luật pháp. Và không phải bởi tuân giữ Luật pháp, mà bởi đức tin nơi Đức Chúa Giêxu Christ mà mọi người đều được cứu. Vì thế, không có sự phân biệt giữa Cơ đốc nhân Do thái và Cơ đốc nhân dân Ngoại. Hội Thánh là một thân thể mới, không dung chịu một sự phân biệt nào khác hơn sự phân biệt người tin Chúa và người không tin Chúa. Chỉ có một thân thể mới, một con người mới, tạo nên bởi hết thảy các thánh đồ. Khi lẽ thật nầy bị thoả hiệp, tin lành rơi vào chỗ hư mất. Vì thế, Phaolô đã phản ứng mạnh mẽ. Đây cũng chính là trạng huống với phản ứng của Chúa chúng ta trước các hành động của các môn đồ. Một lời quở trách có cần vì sự bày tỏ Tin lành rõ ràng đang bị ngăm doạ.
Thắc mắc thứ hai cần phải xử lý với lý do tại sao các môn đồ đã tìm cách ngăn trở con trẻ không được đưa đến với Chúa Giêxu trong chỗ thứ nhứt. Theo ý của tôi thì các môn đồ đã chống cự con trẻ vì (những) lý do Chúa đã tiếp đón chúng. Không có gì khó khăn khi hình dung ra một số sự việc ở chỗ nầy. Các môn đồ đã tự xem họ có quyền tự sắp xếp phần việc “cho lọt vào” những người muốn gặp gỡ Chúa Giêxu. Đã có quá nhiều người, họ đã có lý, vì hết thảy đều được phép đến gần Ngài. Họ, các môn đồ đã vây quanh Chúa chúng ta, một vòng tròn giống như những nhân viên an ninh có nhiệm vụ bảo vệ Tổng Thống Mỹ vậy. Khi một người có quyền thế hay ảnh hưởng tìm cách tiếp cận Chúa Giêxu, tôi nghĩ rằng các môn đồ sẽ làm cho sự đến gần của người nầy được thuận tiện hơn, lý do là người nầy có thể phụ giúp nhiều cho lý tưởng của họ. Khi có người nào bịnh hoạn quá đến gần Chúa Giêxu, các môn đồ phải để cho họ lọt qua vì phép lạ mà Chúa Giêxu làm ra sẽ làm cho cả thiên hạ biết đến. (Nếu mọi sự nầy dường như quá tính toán, chẳng có gì là thuộc linh, quá nghèo nàn, hãy nhìn vào sự bàn bạc và tranh cãi của các môn đồ với nhau, xem ai là người lớn nhứt, và ai sẽ ngồi kề bên Chúa chúng ta, với uy quyền cao nhứt).
Khi những con trẻ được đưa đến với Chúa Giêxu, để được chúc phước cho, sự thể nầy dường như là một sự quấy rối không cần thiết và không thích ứng cho Chúa, và vì thế các môn đồ đã tự mình bảo phụ huynh và con trẻ hãy đi chỗ khác, khiến cho họ có ấn tượng rằng họ không nên “quấy rối” Chúa Giêxu theo cách nầy. Họ đã ngăn không cho con trẻ đến gần Chúa Giêxu vì chúng chẳng có ý nghĩa, quan trọng gì bao nhiêu, vì chúng chẳng có cái gì để dâng hiến hết. Chúng là hạng “nhận lãnh”, chớ không phải hạng “cung hiến”. Chúng là mối ngăn trở, chớ không phải một vật quý, cho lý tưởng của Nước Trời, hoặc các môn đồ đã nghĩ vậy.
Chúa Giêxu gạt các môn đồ qua một bên. Chúng, những con trẻ, được phép đến với Ngài để được phước. Nhưng tại sao phải như vậy chứ? Tại sao chúng được khích lệ nên đến với Chúa chứ? Và rất quan trọng cho phần nghiên cứu của chúng ta, phải chăng người ta phải chạy đến với Nước Trời giống như những con trẻ nầy đến với Chúa Giêxu không? Người nào được cứu phải tiếp nhận Nước Trời như thế nào? Câu trả lời cho câu hỏi nầy, quí vị ơi, là câu trả lời có tính cách quyết định đấy! Nó có tính quyết định cho hết thảy những ai hiểu rõ phân đoạn Kinh Thánh nầy, vì đấy là chìa khoá cho cả phân đoạn. Và nó có tính quyết định cho hết thảy những ai sẽ bước vào Nước Trời, vì họ bị buộc phải có đức tính nầy giống như con trẻ.
Thắc mắc thứ ba là thắc mắc rất quan trọng: Điều chi đánh dấu một đứa trẻ, phải chăng đó là điều đánh dấu phương thức chúng ta nhận lãnh Nước Trời? Có hai câu trả lời thường được đề xuất, cả hai, theo ý kiến của tôi, đều thiếu thực tế, và thiếu sự dạy của Kinh Thánh. Đặc điểm thứ nhứt giống như con trẻ là sự hạ mình. Tôi phải bắt đầu với sự xác quyết của Kinh Thánh rằng con trẻ, giống như bố mẹ chúng, đều là hạng tội nhân, và chúng đã được sanh ra từ đó (Thi thiên 51.5; Êphêsô 2.1-3; Roma 3.9-18). Những câu Châm ngôn thường nói tới phương thức dại dột, lạc lối của con trẻ, nó cần được sửa sai và cảnh cáo (Châm ngôn 22.15; 23.13-14). Một đứa trẻ không hạ mình một cách tự nhiên được. Thực ra, con trẻ, từ lúc ban đầu rất hay đòi hỏi, chúng mong muốn sự chú ý của chúng ta, ngay bây giờ! Và nếu chúng ta không chú ý tới, chúng sẽ làm cho chúng ta phải chú ý. Con trẻ thường hay tranh luận, vì chúng chưa ý thức được hạ mình có ý nghĩa gì?
“Bản tính” thứ hai của con trẻ, theo nhiều người, ấy là đức tin. Chúng ta biết rõ con trẻ có lòng tin rất tự nhiên, do bổn tánh. Tôi tin rằng sách Châm ngôn nói cho chúng ta biết con trẻ về mặt tự nhiên cả tin lắm, và sự tin nầy không giống với đức tin. Đức tin, tin theo người đàng hoàng; sự cả tin, tin theo người không đàng hoàng. Đây là lý do tại sao sách Châm ngôn nói rất nhiều về hạng người cần phải giao du với, và những người nào chúng ta không nên giao du với. Sách Châm ngôn cho chúng ta biết về hạng người nào sẽ dẫn chúng ta đi sai đường, chúng ta phải lẫn tránh họ. Con trẻ không có đức tin theo một chiều hướng đạo đức tốt, theo ý kiến của tôi.
Vậy thì, chúng ta phải bắt chước theo con trẻ ở chỗ nào? Phân đoạn Kinh Thánh của chúng ta cung ứng cho chúng ta một vài manh mối quan trọng. Thứ nhứt, phân đoạn Kinh Thánh của chúng ta cho chúng ta biết rằng con trẻ nào đến với Chúa Giêxu đều là những em thiếu nhi. Thực ra Luca cho chúng ta biết chúng là những em bé. Em bé không có lòng tin cậy, chúng cũng chẳng biết hạ mình. Em bé được ẳm đến với Chúa Giêxu. Chúng không đưa ra một quyết định nào kèm theo với sự hiểu biết hết. Chúng không nói ra một lời nào. Chúng cũng không hiểu một lời nào. Manh mối kế tiếp đến từ tiểu đoạn đứng sau đó: chàng trai trẻ giàu có, quyền hành nói tới các “việc làm” của mình theo quan điểm từ lúc còn nhỏ cho tới lớn. Đúng là Luca đã đặt hai tiểu đoạn nầy song hành với nhau để chỉ cho chúng ta thấy một việc gì đó quan trọng qua cách đối chiếu. Chàng trai trẻ giàu có, quyền hành kia muốn nói tới những việc mà chàng ta đã làm, từ lúc còn nhỏ, để kiếm được ân sũng của Đức Chúa Trời. Chúa Giêxu bồng lấy con trẻ trên tay, rồi nói cho mọi người biết rằng họ phải vào Nước Trời giống như mấy đứa trẻ đã đến với Ngài.
Xin cho phép tôi tiếp cận vấn đề nầy từ luận điểm của Cựu ước. Đã có hai giao ước rất quan trọng ảnh hưởng cách xử lý của Đức Chúa Trời đối với con người. Giao ước thứ nhứt là Giao ước với Ápraham. Giao ước nầy chứa lời của Đức Chúa Trời hứa ban phước cho con người trong mọi nước qua Ápraham cùng dòng dõi của ông, dựa theo sự nhơn từ, bổn tánh và sự thành tín của Ngài. Dấu hiệu của giao ước nầy là phép cắt bì, là nghi thức được làm cho những em bé trai vào đúng lúc chúng được 8 ngày tuổi. Giao ước thứ hai là Giao ước với Môise, trong đó Đức Chúa Trời hứa chúc phước cho dân Israel, trên cơ sở sự vâng phục của họ đối với Luật pháp của Ngài. Giao ước với Môise, theo tôi hiểu, không bó buộc một thiếu niên Hêbơrơ cho tới khi nó được 13 tuổi (luật Bar Mitzvah ngày nay là lối vào mối tương giao nầy, biến đứa trẻ thành “con của luật pháp”). Dấu hiệu của Giao ước Môise là tuân giữ ngày Sabát.
Người Pharisi thường quấy rối Chúa Giêxu về việc Ngài phá vỡ ngày Sabát. Họ, cùng với hết thảy người Do thái, đã xem các ơn phước của Đức Chúa Trời sẽ đến qua việc tuân giữ luật pháp rồi nhơn đó tuân giữ Giao ước Môise. Các ơn phước của sự cứu rỗi, mà Đức Chúa Trời đã hứa, sẽ đến qua Giao ước với Ápraham, và qua những điều các tiên tri Cựu ước đã nói là “giao ước mới” (đối chiếu Giêrêmi 31.31). Tôi tin rằng Chúa Giêxu đang sử dụng sự con trẻ đến cùng Ngài để được chúc phước cho làm một minh họa cho phương thức mà mọi người phải đến với Ngài để được phước. Nghĩa là, nếu chúng ta chạy đến với Ngài để được phước, chúng ta không đến bằng sức riêng của mình (các em bé đều được người ta bồng đến), chúng ta không đến bằng tri thức, sự khôn ngoan, các việc lành của riêng mình. Chúng ta chỉ có thể đến với Đấng Christ trong tình trạng vô dụng của chúng ta, ngửa trông Ngài và chỉ một mình ân điển Ngài mà thôi. Chúng ta phải đến từ tình trạng yếu đuối, vô dụng, chớ không phải đến từ sự công bình riêng của mình. Đây là sự khác biệt giữa những ai đã đến với Chúa Giêxu rồi được “cứu” và những người “mạnh sức” không bao giờ được cứu, vì họ quá mạnh sức, quá tốt đẹp, quá kỉnh kiền không cần tới ân điển. Sự việc con trẻ đến với Đấng Christ được khen ngợi chính là tình trạng vô dụng, chớ không phải sự tốt đẹp của chúng đâu! Và đây đúng là đặc điểm đánh dấu từng người được phép bước vào trong Vương quốc — họ đến như hạng người vô dụng và không xứng đáng, rồi bước vào các phước hạnh của Ngài vì cớ sự nhơn từ và ân sũng của Đức Chúa Trời, chớ không phải vì công trạng riêng của chúng ta. Đây là đức tính giống như con trẻ, đức tính nầy đánh dấu tất cả những ai được phép bước vào trong Nước của Ngài.
NGƯỜI TRAI TRẺ GIÀU CÓ (18.18-30)
Mathiơ 19.16-22: “Nầy, có một người đến hỏi Ngài rằng: Theo thầy, tôi phải làm việc lành chi cho được sự sống đời đời? Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Sao ngươi hỏi ta về việc lành? Chỉ có một Đấng lành mà thôi. Nếu ngươi muốn vào sự sống, thì phải giữ các điều răn. Người hỏi: Những điều răn gì? Đức Chúa Jêsus phán rằng: Những điều răn nầy: Đừng giết người; đừng phạm tội tà dâm; đừng ăn trộm cắp; đừng làm chứng dối; Hãy thảo kính cha mẹ; và: Hãy yêu kẻ lân cận như mình. Người trẻ đó thưa rằng: Tôi đã giữ đủ các điều nầy; còn thiếu chi cho tôi nữa? Đức Chúa Jêsus phán rằng: Nếu ngươi muốn được trọn vẹn, hãy đi bán hết gia tài mà bố thí cho kẻ nghèo nàn, thì ngươi sẽ có của quí ở trên trời; rồi hãy đến mà theo ta. Nhưng khi người trẻ nghe xong lời nầy, thì đi, bộ buồn bực; vì chàng có của cải nhiều lắm”.
Mác 10.17-22: “Ngài đang ra đi, có một người chạy lại, quì trước mặt Ngài, mà hỏi rằng: Thưa thầy nhơn lành, tôi phải làm chi cho được hưởng sự sống đời đời? Đức Chúa Jêsus phán rằng: Sao ngươi gọi ta là nhơn lành? Chỉ có một Đấng nhơn lành, là Đức Chúa Trời. Ngươi biết các điều răn: Đừng phạm tội tà dâm; đừng giết người; đừng trộm cướp; đừng làm chứng dối; đừng làm gian; hãy hiếu kính cha mẹ. Người thưa rằng: Lạy thầy, tôi đã giữ mọi điều đó từ khi còn nhỏ. Đức Chúa Trời ngó người mà yêu, nên phán rằng: Nhưng ngươi còn thiếu một điều. Hãy đi, bán hết gia tài mình, đem thí cho kẻ nghèo khổ, chắc sẽ được của báu ở trên trời, rồi hãy đến mà theo ta. Song nét mặt người nầy rầu rĩ về lời đó, đi ra rất buồn bã, vì có nhiều của lắm”.
Luca 18.18-23: “Bấy giờ có một quan hỏi Đức Chúa Jêsus rằng: Thưa thầy nhơn lành, tôi phải làm gì cho được hưởng sự sống đời đời? Đức Chúa Jêsus phán rằng: Sao ngươi gọi ta là nhơn lành? Chỉ có một Đấng nhơn lành, là Đức Chúa Trời. Người đã biết các điều răn nầy: Ngươi chớ phạm tội tà dâm; chớ giết người; chớ trộm cướp; chớ nói chứng dối; hãy hiếu kính cha mẹ. Ngươi ấy thưa rằng: Tôi đã giữ các điều ấy từ thuở nhỏ. Đức Chúa Jêsus nghe vậy, bèn phán rằng: Còn thiếu cho ngươi một điều; hãy bán hết gia tài mình, phân phát cho kẻ nghèo, thì ngươi sẽ có của cải ở trên trời; bấy giờ hãy đến mà theo ta”.
Mathiơ 19.23-30: “Đức Chúa Jêsus bèn phán cùng môn đồ rằng: Quả thật, ta nói cùng các ngươi, người giàu vào nước thiên đàng là khó lắm. Ta lại nói cùng các ngươi, lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn một người giàu vào nước Đức Chúa Trời. Môn đồ nghe lời ấy, thì lấy làm lạ lắm mà nói rằng: Vậy thì ai được rỗi? Đức Chúa Jêsus ngó môn đồ mà phán rằng: Điều đó loài người không thể làm được, song Đức Chúa Trời làm mọi việc đều được. Phierơ bèn thưa rằng: Nầy chúng tôi đã bỏ mọi sự mà theo thầy; vậy thì chúng tôi sẽ được chi? Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Quả thật, ta nói cùng các ngươi, đến kỳ muôn vật đổi mới, là khi Con người sẽ ngự trên ngôi vinh hiển của Ngài, thì các ngươi là kẻ đã theo ta, cũng sẽ ngồi trên mười hai ngôi, mà xét đoán mười hai chi phái Ysơraên. Hễ ai vì danh ta mà bỏ anh em, chị em, cha mẹ, con cái, đất ruộng, nhà cửa, thì người ấy sẽ lãnh bội phần hơn, và được hưởng sự sống đời đời. Song có nhiều kẻ ở đầu sẽ nên rốt, và nhiều kẻ ở rốt sẽ nên đầu”.
Mác 10.23-31: “Bấy giờ Đức Chúa Jêsus ngó xung quanh mình, mà phán cùng môn đồ rằng: Kẻ giàu vào nước Đức Chúa Trời khó là dường nào! Môn đồ lấy mấy lời đó làm lạ. Nhưng Đức Chúa Jêsus lại phán rằng: Hỡi các con, những kẻ cậy sự giàu có vào nước Đức Chúa Trời khó là dường nào! Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào nước Đức Chúa Trời. Môn đồ lại càng lấy làm lạ, nói cùng nhau rằng: Vậy thì ai được cứu? Đức Chúa Jêsus ngó môn đồ mà rằng: Sự đó loài người không thể làm được, nhưng Đức Chúa Trời thì chẳng thế; vì Đức Chúa Trời làm mọi sự được cả. Phierơ liền thưa cùng Ngài rằng: Nầy, chúng tôi đã bỏ hết mà đi theo thầy. Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Quả thật, ta nói cùng các ngươi chẳng một người nào vì ta và Tin Lành từ bỏ nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con cái, đất ruộng, mà chẳng lãnh được đương bây giờ, trong đời nầy, trăm lần hơn về những nhà cửa, anh em, chị em, mẹ con, đất ruộng, với sự bắt bớ, và sự sống đời đời trong đời sau. Nhưng có nhiều kẻ đầu sẽ nên rốt; có kẻ rốt sẽ nên đầu”.
Luca 18.24-30: “Đức Chúa Jêsus thấy người buồn rầu, bèn phán rằng: Kẻ giàu vào nước Đức Chúa Trời la khó dường nào! Lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào nước Đức Chúa Trời! Những người nghe điều đó, nói rằng: Vậy thì ai được cứu? Ngài đáp rằng: Sự chi người ta không làm được, thì Đức Chúa Trời làm được. Phierơ bèn thưa rằng: nầy chúng tôi đã bỏ sự mình có mà theo thầy. Đức Chúa Jêsus phán rằng: Quả thật, ta nói cùng các ngươi, người nào vì cớ nước Đức Chúa Trời mà bỏ cha mẹ, anh em, vợ con, thì trong đời nầy được lãnh nhiều hơn, và đời sau được sự sống đời đời”.
Trước khi chúng ta ra sức giải thích câu chuyện nói về người trai trẻ giàu có, chúng ta hãy bắt đầu với một số lưu ý rất quan trọng.
Thứ nhứt, người trai trẻ giàu có ấy là người rất giàu. Điều nầy giải thích lý do tại sao người trai trẻ đã lìa khỏi Chúa Giêxu, và không thể đi theo Ngài, một khi chàng ta được mời đi theo. Điều nầy không giải thích — tôi nhắc lại — điều nầy không giải thích lý do tại sao Chúa Giêxu không nói Ngài sẽ làm gì với nhân vật nầy. Luca nói cho chúng ta biết Chúa Giêxu đã bảo chàng trai trẻ nầy nên bán hết mọi của cải chàng ta có, bố thí cho người nghèo, rồi hãy đi theo Ngài, và đây là những gì Ngài phán:
“Đức Chúa Jêsus nghe vậy, bèn phán rằng: Còn thiếu cho ngươi một điều…” (Luca 18.22a, phần nhấn mạnh là của tôi).
Thật là dễ cho chúng ta — quá dễ — cho chúng ta tiếp lấy lời dạy của Chúa về việc bán đi mọi của cải rồi nhũ lòng rằng lời lẽ ấy không áp dụng cho chúng ta, vì chúng ta không phải là người giàu có, như chàng trai kia. Song hãy nhớ, Chúa Giêxu đã phán ra cùng một sự việc cho các môn đồ Ngài trước đó (Luca 12.33-34). Trong khi không phải hết thảy mọi người đều nhận lãnh lời dạy nầy, hết thảy chúng ta phải tiếp thu lấy chúng. Đối với tôi dường như hết thảy chúng ta phải từ bỏ cái quyền sở hữu mọi của cải của mình, cho dù chúng ta không bị buộc phải bán đi mọi thứ chúng ta đang có..
Thứ hai, người trai trẻ giàu có là người còn rất trẻ. Chúng ta biết rõ sự thật nầy, không phải từ tin lành của Luca, mà từ tin lành theo Mathiơ (19.22). Khi bạn tôi chỉ ra, điều nầy có nghĩa là sự giàu có của chàng trai nầy là của thừa kế, vì chàng ta không có đủ thì giờ để kiếm ra nó. Như vậy, sự giàu có của chàng trai nầy không phải là dấu hiệu chỉ ra thái độ mộ đạo của chính chàng ta, ngay cả quan điểm ưu thế của người Do thái.
Thứ ba, chàng trai trẻ giàu có là một vị quan. Chúng ta không biết chính xác chàng trai nầy thuộc hàng quan gì, nhưng chúng ta phải kết luận rằng ít nhất chàng ta là nhân vật có quyền thế và ảnh hưởng rất lớn. Điều nầy có ý nghĩa khi chúng ta nhớ rằng chàng trai trẻ đã phủ phục nơi chân của Chúa chúng ta.
Thứ tư, người trai trẻ giàu có bị cuốn hút đến với Chúa Giêxu. Chúa Giêxu là một nhân vật đặc biệt đối với chàng trai nầy. Anh ta chạy đến với Chúa Giêxu rồi phủ phục xuống nơi trước mặt Ngài (Mác 10.17). Chàng ta không giống với người dòng Pharisi, luôn chống đối Chúa Giêxu. Chàng ta bị kéo đến với Ngài. Khi chàng trai ra về rồi, anh ta đã ra về trong tư thế buồn bã bởi sự kiện anh ta không chịu bước theo Chúa Giêxu. (Người Pharisi ra về với sự tức tối, chớ không phải buồn rầu).
Thứ năm, Chúa Giêxu nhắm vào chàng trai nầy. Chúa Giêxu nhắm vào chàng trai trẻ và yêu mến anh ta (Mác 10.21). Lời lẽ của Chúa Giêxu, khi phán với chàng trai, được đưa ra để kéo anh ta đến với Ngài, chớ không phải để cự tuyệt Ngài. Chúa Giêxu muốn biến chàng trai ấy thành một môn đồ. Tôi tin rằng Chúa Giêxu rất buồn bực khi chàng trai bỏ đi, với thái độ buồn rầu bởi lời lẽ của Chúa.
Thứ sáu, mọi sự mà Chúa Giêxu đã phán với chàng trai trẻ giàu có nầy có ý đồ kéo anh ta đến với Ngài, Ngài muốn khích lệ anh ta trở nên một môn đồ. Chúa Giêxu không gắng sức để từ chối chàng trai nầy. Ngài không ra sức để dựng nên những hàng rào ngăn trở. Thậm chí Ngài không tìm cách thử sự đầu phục của chàng ta, nhưng Ngài đã cố gắng khích lệ anh ta bước theo con đường của người môn đồ.
Thứ bảy, những thắc mắc mà chàng trai đã đưa ra, và những câu trả lời Chúa chúng ta ban ra, đều chiếu theo quan điểm của luật pháp. Luật pháp không cứu được chàng trai nầy, có điều gì đó phải cao hơn luật pháp mới có thể cứu được người ta. Luật pháp chỉ có xét đoán, chỉ ra cho con người thấy nhu cần đến một Cứu Chúa. Chàng trai trẻ giàu có đã đến với Chúa Giêxu hỏi han những gì anh ta có thể bắt tay làm. Anh ta đã đến, dựa theo sự thực thi đúng luật pháp của mình, rồi tìm kiếm những việc làm nào cao siêu hơn để lo làm theo. Vì cớ ấy Chúa Giêxu đã đáp ứng trên cơ sở của luật pháp, vì đấy là chiếc khung tham khảo của nhân vật nầy. Trước tiên chàng ta phải biết mình bị hư mất, biết nương cậy và vô dụng giống như một đứa trẻ, trước khi anh ta được cứu. Đây là vai trò mà luật pháp đang đóng — chỉ ra cho con người biết mình là tội nhân, chỉ đáng nhận lãnh cơn thạnh nộ thiêng liêng mà thôi. Chúa Giêxu đã chọn chiếu theo luật pháp, như một phương tiện để chỉ ra cho chàng trai nầy biết tội lỗi của mình, rồi kế đó là ân điển.
Thứ tám, chàng trai trẻ nầy, dù có tin quyết mình đã tuân giữ đúng luật pháp, đã không tìm thấy sự đảm bảo nào từ luật pháp hết. Việc nầy thật đáng kinh ngạc, song đấy lại là sự thật. Chàng trai nầy dường như có mọi sự. Chàng ta rất giàu có. Tuy thế chính anh ta (Mathiơ 19.20) mới là người đầu tiên đưa ra câu hỏi về điều anh ta đang thiếu thốn, chỉ có Chúa chúng ta mới đáp trả được mà thôi (Luca 18.22). Luật pháp không cung ứng cho chàng trai nầy một sự đảm bảo nào về sự sống đời đời.
Chúa Giêxu xử lý với chàng trai trẻ giàu có bằng cách hướng sự chú ý của anh ta vào vấn đề “ơn phước” hay “công bình” trong hai lãnh vực chính: (a) Ơn phước của Ngài, và lai lịch của Ngài là Đức Chúa Trời, chỉ một mình Ngài là nhơn lành; và, (b) cái thiếu ơn phước của chàng trai trẻ — tội lỗi — như đã được xác định và bày tỏ ra bởi luật pháp, và vì thế nhu cần của anh ta về ân điển — được Đức Chúa Trời chúc phước cho giống như một đứa trẻ.
Từ một sự gán ghép lại ba tiểu đoạn tương ứng nầy, chàng trai trẻ dường như đã sử dụng từ “lành” theo hai cách trong câu hỏi đưa ra cho Chúa Giêxu. Thứ nhứt, chàng trai trẻ đã sử dụng từ “nhơn lành” như một phần mô tả Chúa Giêxu:
“Thưa thầy nhơn lành, tôi phải làm gì cho được hưởng sự sống đời đời?” (Luca 18.18b; Mác 10.17).
Thứ hai, chàng ta đã sử dụng từ “lành” với phần tham khảo đến việc lành anh ta phải lo làm để hưởng được sự sống đời đời:
“Thưa thầy, tôi phải làm việc lành chi cho được sự sống đời đời?” (Mathiơ 19.16).
Tôi tin rằng chàng trai nầy đã sử dụng từ “lành” với tham khảo đến cả hai phần: (1) bổn tánh của Chúa Giêxu và bản chất việc làm của anh ta, là những điều anh ta nghĩ anh ta đã làm để kinh nghiệm ơn phước được bước vào trong Nước Trời. Vì thế, toàn bộ thắc mắc sẽ là: “Thưa thầy nhơn lành, tôi phải làm việc lành chi cho được sự sống đời đời?”
Vì cớ đó Chúa Giêxu đã hỏi chàng trai trẻ: “Sao ngươi gọi ta là nhơn lành? Chỉ có một Đấng nhơn lành, là Đức Chúa Trời” (câu 19).
Sự nhơn lành không bao giờ được gán cho một rabi, mà chỉ gán cho Đức Chúa Trời mà thôi. Chúa Giêxu muốn buộc chàng trai trẻ phải suy nghĩ về những điều anh ta đã nói. Chúa Giêxu có thực là nhơn lành không? Nếu thực thế, thì Ngài cũng phải là Đức Chúa Trời. Nếu không có ý chối bỏ thần tính của Ngài, thì đây là một thách thức đối vối chàng trai phải công nhận sự ấy và phải hành động đúng theo sự mình công nhận.
Việc đáng ngạc nhiên đối với tôi ở đây, ấy là Chúa Giêxu dường như chưa muốn dừng lại. Dường như Ngài không muốn buộc chàng trai kia đưa ra câu trả lời. Thay vì thế, Chúa Giêxu, không chút ngần ngại nói tiếp:
“Người đã biết các điều răn nầy: NGƯƠI CHỚ PHẠM TỘI TÀ DÂM; CHỚ GIẾT NGƯỜI; CHỚ TRỘM CƯỚP; CHỚ NÓI CHỨNG DỐI; HÃY HIẾU KÍNH CHA MẸ” (câu 20).
Tại sao Chúa Giêxu không chịu dừng lại để chờ một sự đáp ứng từ chàng trai trẻ giàu có nầy? Tại sao Ngài tiếp tục nhắm vào luật pháp, và nhắm vào các điều răn đặc biệt nầy? Mục đích của luật pháp là bày tỏ cho người ta thấy mình là tội nhân, không xứng đáng với ơn phước của Đức Chúa Trời (theo Giao ước với Môise), mà chỉ xứng đáng với cơn thạnh nộ của Ngài mà thôi. Trước khi nhân vật nầy có thể thực sự hành động theo sự nhơn lành của Chúa Giêxu, anh ta trước tiên phải đạt tới mức nhận biết trong đau đớn và tội lỗi của chính mình. Không một ai cần tới sự nhơn lành của Đức Chúa Trời một khi người ấy có sự tốt lành theo sức riêng của mình rồi. Vì vậy, Chúa Giêxu đã buộc nhân vật nầy phải xem xét sự công bình của mình theo ánh sáng của luật pháp, khi luật pháp là nền tảng cho sự công bình của anh ta, trong lý trí của chính anh ta. Anh ta đang suy nghĩ trong các giới hạn mọi việc làm của mình, rồi vì thế anh ta suy nghĩ trong mọi giới hạn của luật pháp, chớ không phải theo ân điển. Anh ta đang tìm cách đến với Chúa Giêxu, như một người đã thành nhơn, mà đúng như vậy, chớ không phải như một đứa trẻ (tiểu đoạn đứng trước). Chúa Giêxu thật là giàu ơn và tử tế, Ngài đang tìm cách chỉ cho anh ta thấy rằng phương thức tiếp cận nầy là bất khả thi.
Phần luật pháp mà Chúa Giêxu đề cập tới là phần ảnh hưởng mối tương giao của người với người. Đối với chúng ta thật là khó tin khi thấy ai đó xưng nhận, giống như chàng trai trẻ nầy đã xưng nhận, là đã giữ trọn các điều răn nầy. Sau khi đưa ra một lời giải thích đúng đắn (những gì Chúa Giêxu đã bác bỏ trong bài giảng trên núi — xét đoán các thái độ của tấm lòng đang nằm ở dưới từng tội lỗi), một người có thể nhìn thấy phương thức con người tự xưng là không tì không vít. Anh ta không có giết người, anh ta cũng không phạm tội tà dâm. Anh ta không cần phải đi ăn cướp; anh ta không nói dối tại toà án, và anh ta tôn kính cha mẹ của mình.
Tại sao Chúa Giêxu lại bắt đầu với một phần của 10 điều răn, là những điều xử lý với mối tương giao giữa người với người? Tại sao Ngài không bắt đầu với những điều răn thứ nhứt, là những điều quy định mối tương giao của người với Đức Chúa Trời mình? Tôi không biết. Tôi có thể nghĩ như thế nầy: ấy là mối tương giao của người với đồng loại mình thì rất là rõ ràng, nhìn thấy được dễ dàng là đang thiếu thốn. Sự thờ lạy hình tượng, hay sự thiếu vắng không có Đức Chúa Trời là đối tượng chính cho tình cảm, sự vâng phục, sự tin cậy của một người, thì không đánh giá một cách dễ dàng được. Có lẽ sở dĩ như vậy là vì con người dễ dàng bị ảnh hưởng đối với các điều răn vốn quy định cho các mối giao hảo hàng ngang. Khi con người muốn xét đoán trên cơ sở dáng dấp bề ngoài, theo sự xét đoán của con người, để kiếm được sự tán thưởng của con người, thì các điều răn nầy Chúa Giêxu đề cập tới sẽ là cao tột nhất trong lý trí của hạng người chuộng theo luật pháp, giữa vòng họ chàng trai trẻ có mặt ở trong đó. Anh ta là một người rất chuộng theo luật pháp, thậm chí anh ta là người cảm thấy tử tế đối với Chúa Giêxu và mong muốn đi theo Ngài, nhưng một người chuộng theo luật pháp rốt lại cũng không làm được điều mình mong muốn.
Chàng trai trẻ đã hỏi Chúa Giêxu anh ta còn thiếu điều gì, thậm chí sau khi đã tuân giữ trọn các điều răn nầy (Mathiơ 19.20). Lời đáp của Chúa Giêxu cung ứng cho anh ta câu trả lời. Nhưng trước khi chúng ta xem xét đáp ứng của anh ta, cho phép tôi chỉ ra rằng chàng trai trẻ nầy là người rất am hiểu. Chàng trai trẻ giàu có đã tin đúng rằng dù bởi việc tuân giữ luật pháp trọn vẹn, anh ta vẫn thấy thiếu điều gì đó thật cần thiết để có được sự sống đời đời. Anh ta đã đúng trong suy hiểu nầy. Không một ai tuân giữ luật pháp trọn vẹn được, nhưng cho dù anh ta có tuân giữ luật pháp trọn vẹn đi nữa, sự tuân giữ ấy vẫn làm cho anh ta thấy chưa xứng đáng được các ơn phước của Nước Trời, về sự sống đời đời. Muốn tiếp thu lời lẽ của Chúa Giêxu, một người đã tuân giữ trọn vẹn luật pháp chỉ có thể nói: “Chúng tôi là đầy tớ vô ích; điều chúng tôi đã làm là điều chắc phải làm” (Luca 17.10). Sự thật trong câu nói nầy là lý do tại sao Chúa Giêxu không tranh luận với chàng trai về cách xưng nhận của anh ta là đã tuân giữ trọn luật pháp. Dù anh ta đã tuân giữ trọn luật pháp đi nữa, anh ta vẫn chưa xứng đáng với một chỗ ở trong Nước Trời, như anh ta đã ám chỉ. Cho nên, Chúa Giêxu đã không cố gắng bàn bạc ở điểm nầy.
Một vài thắc mắc chính còn lại cho chúng ta phải trả lời. Thứ nhứt, tại sao Chúa chúng ta nói rằng chàng trai trẻ giàu có chỉ thiếu có một điều, và đó là điều gì? Thứ hai, tại sao, khi chàng trai trẻ hỏi anh ta phải làm chi để được sự sống đời đời, có phải Chúa Giêxu đã trả lời cho anh ta theo các giới hạn phải chứa của cải ở trên trời không? Thứ ba, tại sao Chúa Giêxu dường như muốn phân biệt có của cải ở trên trời với việc đi theo Ngài? Thứ tư, tại sao Chúa Giêxu lại bảo chàng trai trẻ giàu có nên bán đi của cải mình rồi bố thí cho người nghèo, mặc dù điều nầy sẽ làm cho anh ta được trọn lành, và kiếm được sự sống đời đời cho bản thân mình?
Trong lúc tìm kiếm câu trả lời cho hai câu hỏi đầu tiên, chúng ta hãy tiếp cận vấn đề nầy từ một nhận thức rộng rãi hơn. Giả định chỉ có một việc mà chàng trai nầy đang thiếu, vì thế mà không đạt tới được sự sống đời đời, thì đó là việc gì? Tôi tin rằng câu trả lời là rất rõ ràng: ấy là sự công bình. Luật pháp đã được ban ra để minh chứng mọi người đều là tội nhân — thiếu thốn sự công bình phải cần có ơn phước của Đức Chúa Trời. Vì thế, nan đề của chàng trai chỉ có số ít mà thôi. Anh ta không thể sống công bình, dù anh ta tưởng mình là người tuân giữ luật pháp. Và cho dù anh ta đã tuân giữ luật pháp thật trọn vẹn, anh ta vẫn còn là một gã nô lệ bất xứng (Luca 17.7-10). Luật pháp minh chứng chàng trai trẻ, cũng như mọi người khác, đều là tội nhân, đang thiếu thốn sự công bình, là điều sẽ thừa hưởng ơn phước của Đức Chúa Trời dưới Giao ước với Môise. Luật pháp đã dạy: “người nào làm theo, thì sẽ nhờ nó mà được sống (Lêvi Ký 18.5), nhưng chẳng có một người nào làm được.
Nếu thiếu hụt sự công bình thì phải giải quyết như thế nào? Một lần nữa, chỉ có một giải pháp mà thôi: ấy là sự công bình của Đấng Christ. Chúa Giêxu đã đến để chịu chết trong chỗ của con người, mang lấy án phạt tội lỗi của con người. Ngài đã đến cũng để hiến cho sự công bình của Ngài trong chỗ tội lỗi của họ. Ngài đến để giải cứu. Ngài đã đến như phương tiện cứu rỗi duy nhất của Đức Chúa Trời (Giăng 14.6). Nan đề của chàng trai trẻ giàu có chỉ được giải quyết trong Đấng Christ mà thôi.
Thắc mắc thứ hai là đây: “Tại sao Chúa Giêxu lại nói tới việc chứa của cải ở trên trời, khi chàng trai trẻ giàu có hỏi làm thế nào để được sự sống đời đời?” Tôi tin rằng sở dĩ như thế là vì nhân vật nầy đã có một bộ giá trị không đúng. Nếu anh ta thực sự đánh giá cao Chúa Giêxu vì Ngài là ai, anh ta phải từ bỏ mọi sự anh ta có để vâng phục và bước theo Ngài. Tôi tin, đây là lý do tại sao Chúa Giêxu trước tiên đã tập trung vào sự chú ý của anh ta khi sử dụng từ “nhơn lành” khi nói tới chính mình Ngài. Nếu anh ta thực sự tin Chúa Giêxu là nhơn lành, anh ta phải nhìn biết Ngài là Đức Chúa Trời, rồi giống như người đã mua sắm hột ngọc quí giá kia (Mathiơ 13.45-46), phải vui lòng bán đi hết mọi thứ để được thứ quí giá tột cùng.
Chúa Giêxu đã nói về “của cải ở trên trời” vì nan đề lớn lao của chàng trai nầy chính là của cải của anh ta, một thứ của cải được đánh giá sai, một thứ của cải theo đời nầy — của cải của anh ta, sự giàu có của anh ta. Chúa Giêxu đang nói tới “của cải ở trên trời” vì của cải đó có giá trị, hoàn toàn vô hạn. Ngài đang nói tới thứ của cải đó, tôi tin, vì của cải ấy không giống với của cải đời nầy. Tiền bạc là hình tượng của chàng trai nầy, là thứ mà anh ta yêu mến hơn Đức Chúa Trời, rồi vì thế anh ta không thể hết lòng, hết ý, hết linh hồn, hết sức mà kính sợ Giêhôva Đức Chúa Trời được. Đức Chúa Trời là một phương tiện, chớ không phải là một cứu cánh, và tiền bạc là cứu cánh của chàng trai nầy, giá trị, mục tiêu và là ơn phước tối hậu của anh ta.
Sự sống đời đời là một ơn phước, chớ không phải là một mục tiêu tối hậu. Người giàu muốn sống đời đời, nhưng anh ta không thực sự cần tới Đức Chúa Trời. Anh ta muốn sống đời đời, tôi e, nhưng với loại sự sống mà anh ta hiện đang nhìn biết. Anh ta không muốn một “đời sống tốt hơn”, mà chỉ muốn sống lâu hơn, một sự sống không có phần kết thúc. Chúa Giêxu phải dạy cho anh ta biết rằng “sự sống đời đời” chỉ là một phần trong sự sống với Đức Chúa Trời bởi đức tin nơi Con của Ngài, và “sự sống” đó rất khác biệt không những ở thời gian của nó, mà còn ở cấu trúc của nó nữa. Đây là lý do tại sao, theo sự hiểu biết của tôi về phân đoạn nầy, Chúa Giêxu đã tạo ra sự khác biệt giữa “việc chứa của cải ở trên trời” và “việc theo Ngài”. Các môn đồ rất khác biệt với chàng trai nầy ở chỗ họ đã từ bỏ mọi sự để đi theo Chúa Giêxu, không phải để được sự sống đời đời. Chúa Giêxu là sự hấp dẫn, là mục tiêu, là điều phước tối hậu của các môn đồ. Tiền bạc, và cuộc sống lâu dài để tận hưởng nó, là mục tiêu của chàng trai trẻ giàu có. Anh ta, dường như muốn tự bảo hộ không phải rơi vào chỗ dại dột của người giàu mà dại ở chương 12 và người giàu ở chương 16, và sống đời đời, anh ta không muốn chia tay với tiền bạc của mình. Vì thế, Chúa Giêxu nhìn thấy điều cần thiết trước nhứt là phải tách anh ta ra khỏi tiền bạc một khi anh ta muốn theo Ngài, rồi bước vào sự sống đời đời.
Khi Chúa Giêxu bảo các môn đồ bán đi mọi thứ của cải của họ rồi bố thí cho người nghèo (Luca 12.33), lời lẽ cũng y như với lời lẽ trong phân đoạn Kinh Thánh nầy, nhưng sứ điệp thì không giống nhau. Đối với các môn đồ, vấn đề không phải là ơn cứu rỗi, không phải là vào Vương quốc (Chúa Giêxu đã nói với họ rằng Đức Chúa Cha đã vui lòng chọn ban ơn ấy cho họ, 12.32), nhưng là địa vị môn đồ — là việc đi theo Ngài. Đối với môn đồ, đây không phải là một việc phải làm để kiếm được ân sũng của Đức Chúa Trời (hay là như thế? Hãy đối chiếu 18.28), nhưng là một sự tỏ bày ra đức tin của họ trong Ngài, và trong những lời hứa của Ngài tiếp trợ cho họ. Của cải không những giữ một người ở ngoài thiên đàng, như chúng đã làm với chàng trai trẻ giàu có, chúng cũng làm ngăn trở chức năng môn đồ của một người nữa (đối chiếu Luca 8.14).
LỜI LẼ CỦA CHÚA GIÊXU CHO CÁC MÔN ĐỒ NGÀI, HỌ ĐANG BỐI RỐI (18.24-34)
Chàng trai trẻ giàu có không phải là người duy nhất biết buồn đâu. Từ từng sự biểu lộ, Chúa Giêxu cũng rất là buồn rầu khi anh ta bỏ ra về. Chỉ ở tại điểm nầy, sự ra về của chàng trai đó, bất kỳ một trước giả tin lành nào cũng nói cho chúng ta biết là chàng ta rất là giàu có. Đây là yếu tố chính trong phần quyết định ra về của anh ta, vì lời giải thích của Chúa Giêxu chỉ ra sự giàu có của anh ta là gốc rễ của nan đề của anh ta:
“Đức Chúa Jêsus thấy người buồn rầu, bèn phán rằng: Kẻ giàu vào nước Đức Chúa Trời là khó dường nào! Lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào nước Đức Chúa Trời!” (Luca 18.24-25).
Thế rồi, theo Chúa chúng ta, sự giàu có của người nầy chính là thứ giữ anh ta ở ngoài Nước Trời. Chúa Giêxu bảo chàng trai kia hãy tự bỏ đi sự giàu có của mình, không phải để cho anh ta hưởng được ơn cứu rỗi đâu, mà để cho chiếc hàng rào ngăn trở giữa anh ta và thiên đàng sẽ bị dời bỏ đi. Đây là lý do tại sao Chúa Giêxu nói chàng trai đó còn thiếu một điều. Có một việc giữ chàng trai ở ngoài thiên đàng, một việc có ý nghĩa cho anh ta hơn là Đức Chúa Trời — ấy là sự giàu có của anh ta. Tự mình từ bỏ hình tượng nầy sẽ giải phóng chàng trai trẻ giàu có kia, chàng ta chỉ còn tin cậy nơi Đấng Christ, rồi bước theo Ngài. Còn giữ lấy sự giàu có của mình, có nghĩa là anh ta không hề đặt Đấng Christ ở trên hết, không hề kính sợ và hết lòng tin cậy Ngài, như luật pháp đòi hỏi.
Nan đề của chàng trai nầy không bị Chúa chúng ta coi là một trường hợp cá biệt, mà là một minh hoạ cho thấy phương thức mọi sự sẽ xu hướng vào. Người giàu có vốn khổ sở ở chỗ họ có quá nhiều, rồi khi họ nhìn biết rằng họ không nắm giữ được điều chi quí báu hơn Đức Chúa Trời, họ thường chọn bỏ đi, từ chối Đấng Christ và ơn cứu rỗi mà chỉ một mình Ngài mới có thể mang lại. Sự thật là Đức Chúa Trời đã hứa thịnh vượng cho người nào tuân giữ luật pháp của Ngài (Phục truyền luật lệ ký 28.1-14), mà cũng rất thực khi Cựu ước cảnh cáo nghịch lại lòng tin cậy vào sự giàu có thay vì tin cậy Đức Chúa Trời:
“Xin dan xa khỏi tôi sự lường gạt và lời dối trá; chớ cho tôi nghèo khổ, hoặc sự giàu sang; hãy nuôi tôi đủ vật thực cần dùng, e khi no đủ, tôi từ chối Chúa, mà rằng: Đức Giêhôva là ai? Và lại kẻo e tôi bị nghèo khổ, ăn trộm cắp, và làm ô danh của Đức Chúa Trời tôi chăng” (Châm ngôn 30.8-9).
Chính trong phần nói tới chàng trai trẻ giàu có, chúng ta có thể hiểu rõ nhất những lời dạy của Chúa chúng ta: “Phước cho các ngươi nghèo khó, vì nước Đức Chúa Trời thuộc về các ngươi!” (Luca 6.20).
Các môn đồ đều cảnh tỉnh trước lời dạy của Chúa Giêxu. Họ, giống với hầu hết các anh em Do thái của mình, đã xem lòng mộ đạo và sự giàu có ngang nhau. Họ đã xem sự giàu có là một dấu hiệu chỉ ra ân sũng của Đức Chúa Trời. Còn bây giờ, Chúa Giêxu đang nói cho họ biết một việc ngược lại với điều nầy. Chúa Giêxu dạy rằng người ta phải trở nên giống như con trẻ để bước vào Vương quốc, thế nhưng hầu như người giàu có đều không muốn như thế. Điều nầy làm cho các môn đồ phải bối rối, họ đã hỏi với một sự kinh ngạc hoàn toàn: “Vậy thì ai được cứu?” (Luca 18.26).
Câu trả lời của Chúa chúng ta là: “Sự chi người ta không làm được, thì Đức Chúa Trời làm được” (Luke 18:27).
Sự cứu rỗi của người giàu, nói theo con người, là rất khó. Điều đó cần có một phép lạ. Và vì thế, Chúa chúng ta dạy cho các môn đồ biết rằng trong khi sự cứu nầy khó theo con người, song lại rất dễ đối với Đức Chúa Trời. Chúng ta sẽ tiếp tục nói rằng sự cứu rỗi của bất kỳ người nào là bất khả theo con người, và chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể và đang giải cứu con người. Cảm tạ Đức Chúa Trời vì mọi sự bất khả thi cho con người lại rất khả thi đối với Ngài.
Các môn đồ chưa thực sự hiểu được, dù Phierơ dường như đóng vai trò là phát ngôn viên cho các môn đồ khi ông hỏi: “Nầy chúng tôi đã bỏ sự mình có mà theo thầy” (Luca 18.28). Diễn giải câu Kinh Thánh nầy được Mathiơ nói rõ ràng hơn, ông đưa ra một câu hỏi với Chúa Giêxu: “Nầy chúng tôi đã bỏ mọi sự mà theo thầy; vậy thì chúng tôi sẽ được chi?” (Mathiơ 19.27).
Thực sự, đây không phải là một thắc mắc kỉnh kiền đâu. Suy nghĩ của Phierơ, một lần nữa, không phù hợp với suy tưởng của Đức Chúa Trời, mà theo suy tưởng của con người (đối chiếu Mác 8.33). Khi quí vị thôi không suy nghĩ về sự ấy, suy tưởng của Phierơ chẳng có gì khác với suy tưởng của chàng trai trẻ giàu có kia. Chàng trai trẻ giàu có không bằng lòng từ bỏ sự giàu có của mình để được sự sống đời đời rồi đi theo Chúa Giêxu. Phierơ đang thắc mắc với Chúa Giêxu có ơn phước gì cho những người đi theo Ngài. Cả hai đều suy nghĩ về mặt vật chất, và theo những giới hạn lợi ích. Còn tôi thì được gì nào?
Câu trả lời của Chúa Giêxu cho thắc mắc nầy thật là giàu ơn khi Ngài đáp trả cho thắc mắc của chàng trai trẻ giàu có. Câu chuyện của Luca nhấn mạnh không những các ơn phước đời đời (là mọi điều mà Chúa Giêxu cũng hứa với chàng trai trẻ đó), mà cũng hứa những lợi ích tạm thời nữa (không được nhắc với chàng trai trẻ, vì anh ta quá quan tâm đến “những việc lành đời nầy”). Chúa Giêxu đã hứa các môn đồ bỏ đi những việc đang nắm giữ để đi theo Ngài, sẽ được ban thưởng gấp trăm lần, trong đời nầy, và sự sống đời đời cũng sẽ được ban cho trong đời hầu đến.
Chính tại điểm nầy Chúa Giêxu đã chọn để bày tỏ ra, một lần nữa, trong chi tiết rộng hơn, sự chối bỏ Ngài sắp tới, sự thương khó, sự chết, và sự sống lại. Khi các môn đồ không hiểu Chúa Giêxu đang nói gì (câu 34), tại sao điều nầy đã được nói ra? Chúng ta sẽ quan sát cẩn thận hơn vấn đề nầy trong bài học tới, nhưng một mục đích trong lời lẽ của Chúa Giêxu là đặt mọi sự trong phân đoạn Kinh Thánh hôm nay vào viễn cảnh.
Chúa Giêxu đã nói trước sự hy sinh của Ngài. Các môn đồ, trước đó, đã nhắc nhở Chúa Giêxu về mọi sự mà họ đã từ bỏ để đi theo Ngài. Đáp ứng của Chúa Giêxu là một lời sửa sai nhẹ nhàng, vì họ chưa thực sự từ bỏ hết mọi thứ. Trong thực tế, họ mới dự phần vào một cuộc đầu tư lớn mà thôi. Nếu một người dám từ bỏ một việc gì đó rồi được trả bồi gấp 100 lần trong đời nầy, và thêm nữa người ấy nhận lãnh sự sống đời đời, sự từ bỏ nầy không có một sự hy sinh nào hết! Nhưng lời loan báo trước của Chúa Giêxu về sự hy sinh sắp tới của Ngài đã góp phần đặt mọi sự “hy sinh” khác vào viễn cảnh. Có phải các môn đồ suy nghĩ họ sẽ từ bỏ một việc lớn!?! Hãy để họ suy nghĩ xem Cứu Chúa đang nói gì về sự hy sinh — chính mạng sống của Ngài!
Và cũng một thể ấy trong phân đoạn Kinh Thánh có tính cách tiên tri nầy, là phân đoạn nói tới sự hy sinh của Đấng Christ, góp phần đặt mọi sự “hy sinh” khác vào sự xấu hổ. Những con trẻ chẳng có một thứ chi để dâng hiến, và vì thế chúng không hy sinh. Chàng trai trẻ nghĩ mình phải hy sinh những thứ có giá trị nhất, rồi vì thế đã chọn không bước theo Ngài. Các môn đồ cũng nghĩ rằng theo Chúa Giêxu là đắt giá quá. Trong khi họ bằng lòng theo Ngài, họ đã trông mong nhận được một phần thưởng vì đã theo Ngài. Còn Chúa Giêxu, trong các câu 31-34, đã dạy chúng ta rằng sự sống đời đời mà Ngài ban hiến cho con người không lãnh hội được bởi những sự hy sinh của chúng ta, mà chỉ nhận được bởi những gì Đấng Christ đã làm ra tại đồi Gôgôtha, sự hy sinh mạng sống của Ngài, về huyết của Ngài, đã đổ ra vì chúng ta. Đây là sự hy sinh tối hậu, sự hy sinh nầy đặt mọi sự khác vào sự xấu hổ. Chúng ta đừng bao giờ tôn cao bất kỳ một sự hy sinh nào khác hơn là sự hy sinh của Ngài.
PHẦN KẾT LUẬN:
Phân đoạn nầy đang đặt trước mặt chúng ta một sự trái ngược. Con trẻ, nó chẳng có gì để dâng hiến, nó cũng không có ý chí hay khả năng để đến gần Đức Chúa Trời, lại là hạng người nêu gương cho chúng ta, như làm thế nào để bước vào Nước Trời. Còn chàng trai trẻ giàu có, là người vốn có mọi sự, lại là biểu mẫu cho những ai không được bước vào Vương quốc. Nhân vật nầy vốn có ba việc: đó là ba thứ mà xã hội của chúng ta đánh giá cao nhất. Xã hội đánh giá cao tuổi trẻ, vì chính khi còn trẻ tuổi mà anh ta có được vai vế, sức khoẻ, năng lực. Xã hội đánh giá cao sự giàu có, vì sự giàu có cung ứng cho chúng ta khả năng mua sắm mọi sự mà chúng ta nghĩ là có lợi cho chúng ta. Xã hội đánh giá cao quyền lực, vì nếu chúng ta có quyền lực, chúng ta có thể điều khiển được môi trường của chúng ta, và chúng ta có thể khống chế được người khác không điều khiển được chúng ta.
Thế mà ba lợi ích nầy thực sự lại là những mối ngăn trở cho sự sống đời đời. Trong tuổi thanh xuân của chúng ta, chúng ta dại dột khi nghĩ rằng chúng ta có thì giờ cho những gì chúng ta ưa thích. Chúng ta suy nghĩ rất ít về sự chết, vì sự chết dường như quá xa xôi. Chúng ta suy nghĩ rất ít về cõi đời đời, vì hiện tại đang mời gọi, đang hứa hẹn nhiều. Sự giàu có của chúng ta dường như đang cung hiến cho chúng ta mọi thứ chúng ta đang có cần, và vì thế chúng ta ít khao khát về Đức Chúa Trời. Chúng ta liệt Đức Chúa Trời vào một vị trí phụ thuộc. Chúng ta dự định kêu cầu Ngài ở một thời điểm khác, ít tiện nghi hơn. Còn quyền lực và địa vị của chúng ta đang lừa dối chúng ta khi nghĩ rằng chúng ta đang có mọi sự đang ở dưới quyền điều khiển, chỉ khi nào ở trong tình trạng yếu đuối thì chúng ta mới thấy chúng ta mạnh mẽ trong sức lực của Ngài, chúng ta tìm kiếm Ngài thực thi mọi sự bất khả thi đối với con người.
Khi đến với cõi đời đời, chính những ai có suy nghĩ họ có “đủ thứ”, họ đang có những chiếc hàng rào lớn lao nhất ngăn trở không tin cậy Đức Chúa Giêxu Christ để được tha thứ và được sự công bình, là những thứ dẫn tới sự sống đời đời. Nói như thế là không có ý nói rằng người nào nghèo khổ, ai yếu đuối, và người nào không có địa vị đều không có phần trong Nước Trời. Không một ai đến với Đức Chúa Cha, mà không qua Đức Chúa Giêxu Christ. Nầy quí vị ơi, quí vị đã liệu định xong việc nầy chưa? Có phải quí vị đã công nhận rằng của cải lớn lao nhất của quí vị, theo các giới hạn của con người, thực sự là những điều gây khó khăn, trở ngại, nếu chúng khiến cho quí vị phải suy nghĩ quí vị không cần tới ân điển của Đức Chúa Trời? Có phải quí vị nhìn biết rằng những thứ quí vị yêu mến nhất thực sự chính là hình tượng, tà thần, là các thứ sẽ xây lòng quí vị ra khỏi sự thờ phượng và hầu việc Đức Chúa Trời hằng sống chơn thật không? Nguyện quí vị sẽ thôi không yêu mến “các ơn phước” của Đức Chúa Trời mà đạt tới mức kính sợ Chúa là Ân Tứ tối thượng và là Đấng Ban Cho mọi sự tốt lành.
Hỡi bạn hữu Cơ đốc của tôi ơi! Có lẽ quí vị chưa có sự giàu có, quyền lực, hay tuổi trẻ. Quí vị nên tự khen ngợi mình vì những hy sinh mà quí vị đã làm ra cho Chúa. Theo tôi hiểu phân đoạn Kinh Thánh nầy, và theo tôi hiểu qua Kinh Thánh, chúng ta ý thức sự kêu gọi đến với lối sống từ bỏ mình và hy sinh. Nhưng cũng có ý thức cho thấy chúng ta không dâng một sự hy sinh nào hết. Người nào tìm được và mua sắm “hột ngọc quí giá” (đối chiếu Mathiơ 13.44-46) không nghĩ tới cái giá người phải trả như một sự hy sinh. Đó là một sự mặc cả. Chúa Giêxu phán, nếu một người kiếm được cả thế gian, mà mất linh hồn mình, thì có ích chi? Còn có thua thiệt gì đâu khi phải từ bỏ sự giàu có, quyền thế, và thậm chí chính mạng sống nữa, nếu chúng ta kiếm được ân tứ sự sống đời đời, và kinh nghiệm niềm vui được cứu rỗi của chúng ta? Chúng ta nói thể nào về sự hy sinh khi từ bỏ mọi thứ trong đời nầy kết quả được phước gấp 100 lần hơn trong lúc bây giờ, và một phước hạnh đời đời? Chúng ta nên suy nghĩ nhiều hơn theo các giới hạn sự thương khó của Chúa chúng ta, và ít nhiều theo các giới hạn của chính chúng ta. Và Ngài rất vui mừng trong tình trạng được phước khi tự từ bỏ mình hầu làm ra sự cứu rỗi cho hạng tội nhân hư mất. Đúng là Đấng Cứu Thế!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét