Thứ Hai, 17 tháng 5, 2010

Luca 1.1-38: "SỰ YÊN LẶNG KHÔNG CÒN NỮA"



Giới thiệu sách Tin lành Luca (1.1-4).
Sự xuất hiện của Giăng và Chúa Jêsus (1.5-8).
Giới thiệu Xachari và Êlisabét (1.5-7).
Sự hiện ra của thiên sứ và lời công bố (1.8-17).
Lời thỉnh cầu và lời quở trách (1.18-23).
Sự ở riêng của Êlisabét (1.24-25).
Khách thăm là nữ đồng trinh (1.26-28).
Kết luận
BÀI 1
SỰ YÊN LẶNG KHÔNG CÒN NỮA
(Luca 1.1-38)
Giới thiệu sách Tin lành Luca
Những lời lẽ sau cùng của sách cuối Cựu ước chép:
“Nầy, ta sẽ sai đấng tiên tri Ê-li đến cùng các ngươi trước ngày lớn và đáng sợ của Đức Giê-hô-va chưa đến. Người sẽ làm cho lòng cha trở lại cùng con cái, lòng con cái trở lại cùng cha, kẻo ta đến lấy sự rủa sả mà đánh đất nầy” (Malachi 4.5-6).
Sách Tin lành Luca là một trong bốn sách Tin lành, nhưng cũng là một trong những sách quan trọng nhất trong Kinh Thánh. Các biến cố trong những chương đầu tiên của Tin lành Luca đã phá vỡ sự thầm lặng trải dài khoảng 400 năm. Ông bắt đầu Tin lành của mình với lời loan báo của thiên sứ Gápriên cho Xachari – một thầy tế lễ già nua, rằng ông và vợ ông sẽ có một con trai, một con trai sẽ đến với tinh thần của tiên tri Êli, và là người xây mọi tấm lòng của bậc làm cha trở lại cùng con cái họ, và sẽ dọn đường cho Chúa.
Tuy nhiên, trước khi chúng ta bước vào lời công bố thật khích lệ nầy, chúng ta hãy lưu ý đến trường hợp độc nhất vô nhị của Tin lành Luca, là trường hợp sẽ làm tăng lên phần nghiên cứu của chúng ta về sách nầy, đặc biệt trong sự giúp đỡ chúng ta cảm kích tình trạng độc nhất vô nhị của nó khi được đem ra sánh với các câu chuyện Tin lành khác. Chúng ta sẽ bắt đầu bằng cách chỉ ra vài đặc điểm của Luca, rồi tiếp tục xem xét mục đích của Luca khi viết sách Tin lành nầy, khi được chính tác giả nói ra trong các câu 1-4. Chúng ta đã từng xem xét các vấn đề trong phần giới thiệu nầy, chúng ta sẽ hướng sự chú ý của mình vào lời công bố của thiên sứ Gápriên cho Xachari.
Sách Tin lành Luca và các sách Tin lành khác
Một vài đặc điểm trong sách Tin lành Luca chỉ ra sự đóng góp của sách cho phần mặc khải của Kinh Thánh.
(1) Tin lành Luca là sách dài nhất trong Tân ước. Tôi rất ngạc nhiên khi khám phá ra sự thật nầy qua việc đọc quyển chú giải của Wilcocky.
(2) Tin lành Luca là độc nhất vô nhị trong mọi điều đã được ghi chép lại.
Hơn 50% tin lành của Luca là độc nhất vô nhị, gồm những tư liệu mà không thấy có ở đâu khác. Không có Luca, chúng ta sẽ không biết rõ những thời kỳ nhất định trong đời sống và chức vụ của Đấng Christ. Chỉ một mình Luca cung ứng các ký hiệu về niên đại quan trọng (2.1; 3.2; 3.23). Luca chú trọng về những cá nhân hơn các sách Tin lành khác. Thí dụ, Luca nhắc tới 13 phụ nữ không thấy có trong các sách tin lành khác. Cũng nên nói rằng Tin lành của Luca thì dễ hiểu hơn các sách Tin lành khác. Tin lành ấy bắt đầu với những lời loan báo về sự ra đời của Giăng Báptít và Chúa Jêsus, rồi kết thúc với lời nói tới sự thăng thiên của Đấng Christ.
Thật khó nói cho hết các phép lạ mà Đức Chúa Jêsus Christ đã làm ra trong chức vụ của Ngài, vì nhiều phép lạ đã được kể ra với tính cách chọn lọc. Có khoảng một tá các phân đoạn trong bốn sách Tin lành chứa những phép lạ đã được tóm lược cho chúng ta. Có 35 phép lạ đặc biệt rất chi tiết trong các sách tin lành, 20 trong số đó được thấy trong sách Luca. Trong hai mươi phép lạ ghi lại ở sách Luca, bảy phép lạ rất đặc biệt chỉ trong sách Tin lành nầy.
. . . có tới năm mươi mốt ‘thí dụ’ đã được Đấng Christ nói ra. Con số nầy không nhất thiết là cố định đâu, kể từ khi có nhiều bất đồng ý kiến với những gì đã tạo nên một thí dụ. Tuy nhiên, trong 51 thí dụ đã được sắp xếp, 35 thí dụ được thấy có trong sách Luca và 19 thí dụ rất đặc biệt riêng trong sách tin lành nầy.
Benware liệt kê ra 29 biến cố trong cuộc đời của Đấng Christ mà các trước giả của sách tin lành khác không nói tới, chỉ có trong sách Luca mà thôi.
(3) Chỉ có sách Luca mới tập trung vào sự khéo léo trong tin lành do ông viết.
Thật là rất ấn tượng khi một mình Luca là người có học và rất khéo léo về tiếng Hy lạp, đã được ủy nhiệm viết lại các bài ca của Êlisabét, Mary, Xachari, và Simêôn cùng bài thánh ca của các thiên sứ. ‘Luca – dưới sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh, nhà nghệ sĩ đã thu thập và tuyển chọn các truyện tích tỏ ra sự thật: khi Chúa Jêsus đã nhập thế thì thi ca tự biểu lộ và âm nhạc tự thể hiện’ (Morgan).
(4) Tin lành của Luca có một không hai trong sự mô tả sinh động thông tin đặc biệt về tư tưởng và cảm xúc của nhân vật trong đó. Thí dụ, Luca ghi lại cho chúng ta biết “Mary ghi các lời ấy vào lòng” (Luca 2.51; đối chiếu 1.29). Những tư tưởng, nỗi lo sợ và sự suy gẫm của nhân vật đã được ghi lại trong sách tin lành nầy, mà không được ghi lại trong các sách khác.
Từ nhận định của Luca, chính sự có một không hai của sách Tin lành nầy xưng công bình nổ lực mà ông có khi viết sách. Điều nầy đã được giải thích trong phần giới thiệu sách của ông, đã được ghi lại trong các câu 1-4.
“Hỡi Thê-ô-phi-lơ quí nhân, vì có nhiều kẻ dốc lòng chép sử về những sự đã làm nên trong chúng ta, theo như các người chứng kiến từ lúc ban đầu và trở nên người giảng đạo đã truyền lại cho chúng ta, vậy, sau khi đã xét kỹ càng từ đầu mọi sự ấy, tôi cũng tưởng nên theo thứ tự viết mà tỏ ra cho ông, để ông biết những điều mình đã học là chắc chắn” (Luca 1.1-4).
Trong mấy cầu nầy Luca cho chúng ta thấy rằng ông vốn biết rõ mọi điều các sách tin lành khác đã viết. Trong sách nầy cũng có ghi lại những điều không hạn chế đối với ba sách kia. Luca đã không viết vì những người khác không viết được, nhưng vì những câu chuyện khác không kể lại những việc mà ông thấy là quan trọng. Những việc nầy đã hình thành nên tin lành của Luca, không có nơi các sách khác. Từ lời lẽ riêng của ông, còn có các sự nầy:
(1) Tính chính xác khi kể lại các sự kiện và tập trung vào tin lành. Chúng ta không nên cho rằng các sách tin lành khác trong Tân ước là không chính xác. Tôi nghi rằng có nhiều câu chuyện đã mất chất lượng về sự chính xác. Đây là một trong các mục đích đã được chỉ ra của sách Luca: để cung ứng một câu chuyện nói về tin lành liên tiếp thật chính xác. Khi vấn đề nầy có liên quan tới các sách tin lành khác trong Kinh Thánh, Luca kể lại các chi tiết mà trong các sách ấy không có nói tới, vì thế cung ứng được một câu chuyện “chính xác” nói về đời sống của Chúa chúng ta.
Luca dường như giới thiệu liên tục một chuỗi các biến cố đã được sắp xếp cẩn thận, ngay từ lúc khởi đầu, mà các sách tin lành không tự xưng như thế. Hơn nữa, Luca là một sử gia, xử lý với “gốc rễ” của chức vụ Chúa Jêsus. Một biểu đồ mang tính so sánh trong các chương đầu tiên của bốn sách tin lành, kể cả ở phần kết của sứ điệp nầy, chỉ ra phần đóng góp có một không hai của Luca cho bản tường trình về các biến cố sớm sủa nhất trong đời sống và chức vụ của Giăng Báptít và của Chúa chúng ta.
(2) Luca là một người dân Ngoại, và viết sách Tin lành nầy cho một dân Ngoại, vì thế đã tạo cho sách Tin lành nầy thành một sách có một không hai theo nhận thức của người dân Ngoại. Thêôphilơ là một người Ngoại có địa vị cao:
Rõ ràng ông là một viên chức cao cấp, vì ông được gọi là Quý Nhơn (đối chiếu Công vụ các sứ đồ 23.26; 24.3; 26.25, khi từ ngữ Hy lạp kratiste được sử dụng).
Là Cơ đốc nhân dân Ngoại, sách tin lành Luca có tầm mức quan trọng và thú vị rất đặc biệt cho chúng ta.
(3) Tin lành của Luca được rút tỉa từ các câu chuyện tai nghe mắt thấy. Luca cũng nói cho chúng ta biết các nguồn tài liệu của mình. Ông nói rõ cho chúng ta biết rằng trong khi ông không phải là người chứng kiến hết thảy các biến cố nầy, ông đã tiếp nhận nguồn thông tin có được từ những người chứng kiến tận mắt và là “người giảng đạo” (câu 2). Những người chứng kiến bao gồm những cá nhân như Mary, và “người giảng đạo” là các sứ đồ, họ là những chứng nhân của Đức Chúa Trời mà ai cũng công nhận hết (đối chiếu Công vụ các sứ đồ 1.21-22; 2.32; 6.2, 4; Hêbơrơ 2.3-4).
Sách Luca vì thế là sách được chúc phước thật nhiều và đem lại ích lợi cho chúng ta trong đời sống Cơ đốc. Chúng ta hãy tiếp cận nhiều phần nghiên cứu sách Luca với sự tán thưởng nồng nhiệt nhất.
Sự xuất hiện của Giăng và Chúa Jêsus (1.5-38).
Khi chúng ta bắt đầu phần nghiên cứu sách tin lành Luca, hãy lưu ý sự liên đới trong đời sống của Giăng và Chúa Jêsus. Sự liên đới nầy có thể được thấy rõ qua sự so sánh hai đời sống, khi được đặt cạnh nhau, biểu đồ so sánh hai đời sống nầy nằm ở cuối bài nầy.
Sách Luca như chúng ta đã nói rồi ở trên, bắt đầu đúng ở chỗ mà tiên tri Malachi chừa trống lại. Những lời lẽ sau cùng của Cựu ước nói về sự đến của một người lo dọn đường cho Chúa. Sách Luca khởi sự câu chuyện tin lành của mình với tường trình ghi lại lời công bố của Gápriên về sự ra đời của Giăng cho Xachari.
Giới thiệu Xachari và Êlisabét (Luca 1.5-7).
Xachari và Êlisabét – bố mẹ của Giăng Báptít được giới thiệu trong các câu 5-7. Có hai phần nhấn mạnh khác nhau được thấy có ở đây, khi tôi hiểu câu chuyện của Luca. Mặt khác, phần mô tả hai phần nầy tỏ ra các đặc điểm ấy làm cho chúng rất khó được chấp nhận đối với những người đồng thời với họ trong Do thái giáo. Mặc khác, chúng ta được cung ứng cho những điểm đặc biệt nầy vì đấy họ được ơn trước mặt Đức Chúa Trời, và đấy là cơ sở cho sự Đức Chúa Trời lựa chọn họ làm bố mẹ của Giăng. Chúng ta sẽ xét qua các điểm “tiêu cực” nầy trước hết.
(1) Do thái giáo đã được quan tâm lâu nay, Xachari và Êlisabét là những người không nổi tiếng và chẳng có gì quan trọng, họ không có địa vị xã hội hay giàu có đủ để được chấp nhận là được ơn làm bố mẹ của Giăng. Edersheim lưu ý về sự kiện nầy khi ông viết:
Trong nhiều phương diện dường như ông rất khác biệt với mọi người xung quanh. Gia đình ông không phải là thầy tế lễ nổi tiếng, không phải là trung tâm quan trọng ở thành Giêrusalem, cũng không trong thành Giêricô – nhưng trong một thị trấn nhỏ ở vùng cao nguyên ấy, phía nam thành Giêrusalem: “xứ đồi núi Giuđê của lịch sử”.
Xachri là một thầy tế lễ, nhưng không phải là một người nổi bật lắm. Học vấn của ông cũng như nơi ăn ở của ông cũng không phải bởi đó mà làm cho người đồng thời của họ bị mất lòng. Theo thuật ngữ của chúng ta, đôi vợ chồng nầy xuất thân từ bộ tộc “Ozarks”, sống ở miền quê vùng đông nam nước Mỹ. Và nơi một người xuất thân trở thành vấn đề đối với người Do thái. Bạn sẽ nhớ lại phản ứng của Nathanaên khi hay rằng Chúa Jêsus xuất thân từ Naxarét:
“Há có vật gì tốt ra từ Na-xa-rét được sao? Phi-líp nói: Hãy đến xem” (Giăng 1.46).
(2) Xachari và Êlisabét đã lớn tuổi mà chưa có con cái. Có một sự sỉ nhục rất lớn khi không có con cái gì hết, là việc mà người phụ nữ rất mong mỏi. Sự việc nầy có thể được người ta cho rằng tình trạng chẳng đặng đừng của họ là “sự phán xét của Đức Chúa Trời” vì tội lỗi gì đó mà họ đã phạm (đối chiếu Giăng 9.2). Sự kiện nầy cũng có ảnh hưởng rất lớn nghịch lại Xachari và Êlisabét thật nặng nề, nếu sự lựa chọn bố mẹ của Giăng là quyết định của người đồng thời với họ, mà không phải là sự chọn lựa tối cao của Đức Chúa Trời.
Ngược lại với các yếu tố tiêu cực sẽ làm cho người Do thái chán ghét về địa vị mà họ mong muốn đôi vợ chồng bố mẹ của Giăng phải có, có hai đặc điểm mà Luca ghi lại có tầm mức quan trọng rất lớn trong sự họ được ơn:
(1) Xachari là một thầy tế lễ, và cả ông cùng vợ ông đều thuộc về chi phái của Arôn (Luca 1.5). Dường như rất quan trọng đối với Đức Chúa Trời khi Giăng phải thuộc dòng thầy tế lễ, mặc dù chức năng của ông thuộc phương diện tiên tri.
(2) Quan trọng hơn dòng dõi thuộc thể của họ là sự tin kính về mặt thuộc linh. Cả Xachari và Êlisabét được Luca mô tả là “công bình trước mặt Đức Chúa Trời, vâng giữ mọi điều răn và lễ nghi của Chúa một cách không chỗ trách được” (1.6). Không những đây là một đôi vợ chồng với chức năng thầy tế lễ, mà họ còn là hạng người sống rất tin kính nữa. Đời sống của họ đã sống theo sự vâng phục luật pháp của Môise. Đây không phải là sự vâng phục trọn vẹn, mà là sự vâng phục làm thoả mãn mọi đòi hỏi của Do thái giáo. Sự vâng phục ấy không cứu được họ hơn sự thành kính theo tôn giáo của Phaolô đủ cứu Phaolô đâu (đối chiếu Philíp 3.4-9). Tuy nhiên, sự vâng phục ấy biệt họ riêng ra với người đồng thời với họ. Theo quan điểm của Tân ước (và cũng của Cựu ước nữa) mọi việc lành của họ không cứu được họ, mà theo quan điểm của Giao ước, sự tin kính của họ đối với Đức Chúa Trời đã bày tỏ ra qua sự họ vâng phục luật pháp, đủ để Đức Chúa Trời ban phước cho họ qua sự ra đời của Giăng.
Sự hiện ra của thiên sứ và lời công bố (1.8-17).
Có nhiều thầy tế lễ trong thời đó và vì thế chức năng tế lễ đã được phân phối theo các ban của các thầy tế lễ (đối chiếu I Sử ký 24). Khi đến phiên ban của Abia (đối chiếu các câu 5, 8) thi hành các bổn phận trong đền thờ, Xachari vào thành Giêrusalem. Ở đó, ông được chọn làm công tác dâng hương, đây là chức vụ mà ông phải lo làm từ sáng đến tối. Đây là một đặc ân rất lớn mà một thầy tế lễ phải lo làm một lần trong đời. Đây là phần việc mà ai cũng muốn được làm.
Một người có thể tưởng tượng được những cảm xúc mà Xachari đã kinh nghiệm vào buổi tối trước khi thi hành bổn phận. Một mặt, ông rất đỗi vui mừng về đặc ân cao cả đã thuộc về mình, là điều mà ông đã trông mong cả cuộc đời mình. Mặt khác, ông đã suy gẫm Lê vi ký chương 10, ở đây ghi lại cái chết của Nađáp và Abihu – hai con trai của Arôn, khi họ lãnh chức vụ nầy theo một kiểu cách không đúng. Vì thế, đã có những cảm xúc mừng lo lẫn lộn. Có lẽ ông đã cẩn thận suy gẫm lại trong trí mình là ông phải thực hiện sao cho tốt bổn phận của ông, sao cho xứng đáng với nơi thánh.
Trong ngày tới phiên mình, Xachari vào trong nơi thánh, ở đây ông đã dâng hương. Đồng thời, ở bên ngoài một đoàn dân đông nhóm lại để cầu nguyện. Tôi dám nói rằng mọi lời cầu nguyện của dân sự đều dành cả cho sự ứng nghiệm lời hứa của Đức Chúa Trời cho dân sự Ngài, cho sự đến của Nhà Vua và cho sự thiết lập vương quốc của Đấng Mêsi. Có lẽ, hết thảy đều là lời cầu nguyện cho sự an toàn của Xachari, một khi mối nguy hiểm trong chức vụ của ông mà ai cũng biết rõ.
Bạn có thể tưởng tượng nổi sợ hãi và kinh ngạc mà Xachari đã cảm nhận được khi ông bước vào nơi nửa tối nửa sáng của nơi thánh, chỉ được soi sáng bởi ngọn đèn 7 ngọn? Hãy suy nghĩ xem, bạn cảm thấy lo sợ như thế nào trong nơi đáng sợ đó, nơi mà chỉ một mình bạn được phép bước vào, khi bạn thình lình nhận ra có một nhân vật khác đang hiện diện với bạn. Nếu thiên sứ Gápriên xuất hiện trong sự chói loà của đèn đuốc (đối chiếu Luca 2.9), thì kinh nghiệm sẽ càng trở nên đáng sợ hơn. Những lời lẽ đầu tiên của thiên sứ là lời nói yên ủi, Ngài quyết chắc với Xachari rằng ông không nên sợ hãi, vì lời cầu nguyện của ông đã được nhậm (câu 13). Lời cầu nguyện ấy (số ít) tôi hiểu là lời cầu nguyện theo chức vụ của ông là một thầy tế lễ, đại diện cho dân Ysơraên. Đấy sẽ là một lời cầu nguyện xin nước của Đức Chúa Trời mau đến. Một lời cầu nguyện đến nỗi dân sự ở bên ngoài đều nhất trí khi họ cầu nguyện. Trong khi tôi thường nghĩ rằng lời cầu nguyện cũng có đề cập tới mục Xachari xin một đứa con trai, tôi chẳng nghi ngại gì về việc nầy. Trước hết, lời cầu nguyện ấy không phù hợp với chức năng thầy tế lễ của Xachari. Thứ hai, tôi nghĩ rằng Xachari đã cầu xin điều nầy trước đó, nhưng bây giờ sự ứng nghiệm lời cầu xin ấy dường như rất khó xảy ra, tôi tin rằng ông đã không còn trông mong nữa, và ông không còn đưa ra lời cầu xin ấy. Ông cầu xin một dấu để khẳng định điều nầy. Vậy nên, lời nói của thiên sứ thông báo rằng mục tiêu lời thỉnh cầu của Xachari về nước hầu đến của Đấng Mêsi đã được nhậm, và cũng một thể ấy con trai của chính ông ra đời một cách lạ lùng cho đôi vợ chồng già sẽ là một phần trong sự tuyên bố Đấng Mêsi ngự đến.
Tên của đứa con nầy là người sẽ được đầy dẫy Đức Thánh Linh khi còn ở trong lòng mẹ nó, và là người sẽ làm cho nhiều người Do thái ăn năn, trong sự sửa soạn cho Đấng Mêsi ngự đến, phải đặt tên là Giăng. Giăng như lời nói rõ ràng của thiên sứ phải là sự ứng nghiệm lời tiên tri sau cùng của Malachi. Giăng sẽ nên cao trọng trước mặt Chúa, và không uống rượu hay vật chi làm cho say (câu 15). Tôi tin rằng điều nầy đảm bảo cho những ai nắm lấy chức vụ rằng “sự cảm thúc” của người ấy đến từ Thánh Linh của Đức Chúa Trời và không đến từ “tinh thần” của rượu mới, là một mạng lệnh không quen thuộc trong thời ấy (đối chiếu Công vụ các sứ đồ 2.13; Êphêsô 5.18).
Lời thỉnh cầu và lời quở trách (1.18-23).
Dù Xachari có đời sống tin kính, vâng phục luật pháp, và chức vụ trọn đời, đức tin của ông rất yếu đuối khi cần phải tin theo một lời hứa lạ lùng như thế. Ở đấy, trong bóng vinh quang của thiên sứ, Xachari đã đưa ra một lời thỉnh cầu với thiên sứ, xin Ngài cung ứng một dấu lạ, dấu nầy sẽ đảm bảo cho ông lời hứa sẽ ứng nghiệm. Ông đã được ban cho một dấu lạ, hoặc tôi muốn nói chính mình ông là một dấu lạ, và thực tế dấu lạ đã được tỏ ra bằng cách nói “ra dấu” của ông (1.22).
Một người bạn của tôi cho rằng Xachari đã bị thiên sứ Gápriên đánh cho câm vì nổi lo phải nói ra điều ngu xuẩn – một khả năng theo ý kiến của tôi. Bạn thấy đấy, khi thầy tế lễ xuất hiện từ đền thờ, ông ta phải tuyên bố một phước hạnh nào đó cho dân sự. Xachari biết rõ ông phải giải thích điều chi đã xảy ra trong nơi thánh, và rất lo không có ai tin ông đã được hứa điều chi; cho nên ông đã xin một dấu lạ. Tình trạng câm nín của ông là phần kỷ luật thích đáng cho Xachari, và kỷ luật ấy phụ giúp “tuyên bố” có điều chi đó rất kỳ diệu sắp sửa xảy ra. Điều chi Xachari phải tuyên bố bằng lời nói, thì Đức Chúa Trời đã tuyên bố qua tình trạng câm nín của ông.
Sự việc đáng buồn trong sự vô tín của Xachari: ấy là đã có một số trường hợp ra đời theo cách siêu nhiên trong Cựu ước rồi. Đức Chúa Trời không hứa làm việc chi cho Xachari và Êlisabét mà Ngài chưa làm cho người khác trước họ. Ápraham và Sara đã có một con trai trong lúc họ tuổi đã già, như Anne và bố mẹ của Samsôn. Mặt khác, sự ra đời từ một người nữ đồng trinh là một việc hoàn toàn mới, nhưng Xachari không buộc phải tin điều nầy, chỉ tin ông và vợ ông sẽ có một đứa con trai trong lúc tuổi già của mình mà thôi.
Thiên sứ Gápriên lúc bấy giờ chỉ ban cho Xachari tên của đứa trẻ, và dường như ông đã rối tung lên khi biết được sự đó. Thiên sứ Gápriên có ý muốn nói: “Nầy, hỡi người có lòng sầu não kia, ông không biết ai đang nói với ông rằng ông và vợ ông sẽ có một con trai sao? Ta là Gápriên – thiên sứ đang đứng trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Khi ta phán, ta phán thay cho Đức Chúa Trời. Không tin lời ta là nghi ngờ chính mình Đức Chúa Trời đấy”. Với lời quở trách nầy, Xachari đã bị đánh cho câm nín luôn.
Phần việc mà Xachari phải lo thực hiện là phần việc phải được hoàn tất trong một thời gian rất ngắn. Ông càng trở lại trễ bao lâu, mối quan tâm của đoàn dân đông ở bên ngoài càng lớn hơn. Họ đã lấy làm lạ khi Xachari bị Đức Chúa Trời đánh cho chết đi, giống như Nađáp và Abihu đã bị vậy. Tôi có thể tưởng tượng các thành viên của đám đông bắt đầu thì thầm với nhau. Khi Xachari xuất hiện, dân sự đã chờ đợi ông công bố ra một phước hạnh, như ông đã làm theo thường lệ (đối chiếu Edersheim, I, p.140, ở đây Edersheim cho rằng phước hạnh nầy được thấy trong Dân số ký 6.24-26, công bố như vầy: “Cầu xin Đức Giêhôva ban phước cho ngươi và phù hộ ngươi! Cầu xin Đức Giêhôva chiếu sáng mặt Ngài trên ngươi, và làm ơn cho ngươi! Cầu xin Đức Giêhôva đoái xem ngươi và ban bình an cho ngươi!” (Dân số ký 6.24-26) cần phải tốn một ít thời gian để dân sự nắm được những cái nhăn mặt và ra dấu bằng tay của thầy tế lễ là một nổ lực để truyền đạt lại mọi điều mà ông không thể nói ra. Khi điều nầy lan mau về dến nhà, đoàn dân đông biết ngay ông đã nhìn thấy một sự hiện thấy trong đền thờ và Đức Chúa Trời sắp sửa làm ra một việc kỳ lạ ở giữa họ (câu 22).
Sự ở riêng của Êlisabét (1.24-25).
Xachari trở về nhà, và trong suốt khoảng thời gian ấy vợ ông là Êlisabét mang thai. Sau khi mang thai, Êlisabét cứ ở riêng khoảng 5 tháng trời. Trong khi có một số lời giải thích về các hành động của bà, tôi nghĩ rằng có hai lý do chính cho sự biệt riêng đó. Thứ nhất, Êlisabét không muốn cho ai biết tình trạng thai nghén của bà cho tới chừng nào bà mang thai rõ ràng đến nỗi không có ai dám chối bỏ tình trạng đó. Một số người trong chúng ta đã làm cha làm mẹ đều nhận biết rất mau chóng và dễ dàng công bố sự cố đầy phước hạnh hiển nhiên ấy. Êlisabét vốn biết rõ bà không dễ làm được như vậy, và có lẽ bà không muốn đối diện với bất kỳ một lời chế nhạo nào, cho nên ở riêng ra là một giải đáp rất đơn sơ. Thứ hai, Êlisabét đã phải phục vụ như một xướng ngôn viên cho chồng mình, ông không nói được, và sự ở riêng đã giữ bà không thực thi được phần việc nầy.
Khách thăm là nữ đồng trinh (1.26-38).
Tôi tin bản tường trình của Luca về lời công bố của thiên sứ cho Xachari và cho Mary cung ứng cho chúng ta một nghiên cứu theo kiểu đối chiếu. Xachari là một người đàn ông; Mary là một phụ nữ. Xachari và vợ ông đều đã già; Mary thì còn trẻ. Xachari và Êlisabét đều đã lập gia đình; Mary còn là nữ đồng trinh, mới chỉ hứa hôn mà thôi; Xachari nghi ngờ sứ điệp của thiên sứ; còn Mary thì đã tin theo.
Trong sáu tháng của Êlisabét, Gápriên đã hiện ra với Mary, Ngài tuyên bố với nàng rằng nàng sẽ mang thai một con trai cách lạ lùng, đứa trẻ ấy sẽ là Đấng Mêsi của Ysơraên. Con trai nàng sẽ cao trọng trước mặt Đức Chúa Trời, và được gọi là “Con của Đấng Rất Cao” (câu 32). Ngài sẽ trị vì đời đời trên ngôi của Đavít tổ phụ Ngài (các câu 32-33).
Mary cũng có một lời thỉnh cầu thiên sứ Gápriên, nhưng lời thỉnh cầu của nàng không phải là một dấu lạ, mà là sự soi sáng. Xachari muốn có một loại chứng minh mà ông và vợ ông sẽ có một con trai trong lúc hai người tuổi già sức yếu. Mary muốn sự soi sáng mình phải làm điều chi, hầu cho phù hợp với các mục đích của Đức Chúa Trời, như thiên sứ đã công bố các điều ấy cho nàng. Nàng mong muốn biết rõ làm sao mình mang thai cho được, trong khi nàng là một gái đồng trinh. Nàng cầu xin được soi sáng, chớ không xin sự xác nhận. Có một thế giới khác biệt giữa lời cầu xin của nàng và lời cầu xin của Xachari. Những lời cầu xin của nàng có gốc từ đức tin của nàng; thắc mắc của Xachari có gốc từ việc ông thiếu đức tin.
Gápriên giải thích với Mary rằng nàng không cần phải làm chi hết, rằng việc mang thai ở trong lòng nàng là kết quả của sự Đức Chúa Trời can thiệp cách kỳ diệu. Một nữ đồng trinh mang thai là một việc rất kỳ diệu. Vì lẽ đó, con trẻ sẽ được gọi là “Con Đức Chúa Trời” (câu 35). Khi phải nói lời khích lệ với Mary, Gápriên nói cho nàng biết rằng người bà con thân thuộc với nàng là Êlisabét đã có mang sáu tháng rồi, mang bằng chứng rõ ràng là không có gì quá khó đối với Đức Chúa Trời (các câu 36-37).
Phản ứng của Mary là một bằng chứng kỳ diệu cho đức tin nàng đặt nơi Đức Chúa Trời và sự đầu phục của nàng đối với ý chỉ Ngài:
“Tôi đây là tôi tớ Chúa; xin sự ấy xảy ra cho tôi như lời người truyền!” (câu 38).
Không có ai yêu cầu một phản ứng nào hay hơn. Đây là bằng chứng đáng giá nhất của Mary, một đề tài chúng ta sẽ mổ xẻ chi tiết hơn trong bài học kế tiếp.
KẾT LUẬN.
Có vài bài học nổi bật lên từ bài nghiên cứu đầu tiên của chúng ta về sách Tin lành Luca. Chúng ta hãy xét qua chúng khi chúng ta kết thúc bài học nầy:
(1) Chúng ta đã nhìn thấy một số đặc điểm của tin lành nầy là độc nhất vô nhị, những điều khiến cho quyển sách có giá trị cao, xứng đáng cho chúng ta nghiên cứu.
(2) Tin lành của Luca chứa một triết lý thiêng liêng nói về lịch sử, chống lại một sự tiếp cận với lịch sử quá giản đơn. Có một vài đặc điểm về triết lý thiêng liêng nói về lịch sử biệt nó riêng ra với cách nhìn vào lịch sử quá bình thường. Một nhận thức về lịch sử theo cách thiêng liêng nhìn thấy hết lịch sử là một phần của chương trình thiêng liêng. Vậy hãy nhìn vào một hành động liên tục, từ lúc khởi đầu của lịch sử, cho đến đỉnh cao của nó. Luca nhìn thấy sự ra đời và sự sống của Đấng Christ là một phần của chương trình và mục đích cứu chuộc của Đức Chúa Trời cho lịch sử.
Một triết lý thiêng liêng nói về lịch sử nhìn xem lịch sử trong mối quan hệ với Đấng Christ. Đấng Christ là chìa khoá của lịch sử, là lý thuyết trung tâm. Cho nên, mọi sự được nhìn xem qua các giới hạn của mối quan hệ của lịch sử với Đấng Christ. Hêrốt – một trong những nhân vật quyền lực quan trọng nhất trong thời đó được nhắc tới rất ít, vì Đức Chúa Trời chẳng có nghĩa lý gì đối với ông ta, không khác gì hơn là một mối đe doạ đối với quyền cai trị của ông ta mà thôi. Hêrốt chỉ là một điểm niên đại trong phần tham khảo của Luca. Êlisabét, Xachari và Mary trong khi họ chẳng được các sử gia theo đời nầy chú ý nhiều, lại có ý nghĩa đối với Luca vì họ đã đóng một vai trò quan trọng trong sự xuất hiện và chức vụ của Chúa chúng ta. Một trong những câu nói quan trọng ở chương đầu tiên của tin lành Luca là “…trước mặt Đức Chúa Trời”, Êlisabét và Xachari là “công bình trước mặt Đức Chúa Trời” (1.6). Giăng là “tôn trọng trước mặt Chúa” (1.15). Lịch sử thiêng liêng đánh giá sự cao trọng của con người theo những giới hạn đánh giá của Đức Chúa Trời, chớ không phải theo con người đâu.
Trong phần phân tích sau cùng, người ta nghĩ sao về chúng ta, về tầm quan trọng, về đóng góp cho nhân loại, về sự cao trọng, về sự tốt đẹp của chúng ta thì không phải là vấn đề; vấn đề là Đức Chúa Trời đang nghĩ gì về chúng ta. Mỗi người nam, người nữ, và con trẻ, Kinh Thánh dạy chúng ta sẽ đứng trước mặt Đức Chúa Trời và bị Ngài xét đoán. Mục đích của sự Đấng Christ đến với trần gian là để bày tỏ sự công bình của Đức Chúa Trời ra cho chúng ta, và để cung hiến sự công bình ấy cho tội lỗi và sự loạn nghịch của chúng ta. Mục đích ấy cung hiến cho chúng ta sự cứu rỗi và sự sống đời đời, trong chỗ của sự xét đoán và sự chết đời đời.
Nầy bạn ơi, bạn đang đứng với Đức Chúa Trời ở chỗ nào? Đức Chúa Trời có xem bạn là “công bình” như Ngài đã nhìn xem Xachari và Êlisabét không? Ngài có xem bạn là “đáng trọng” như Ngài đã nhìn xem Giăng chăng? Khi mọi sự đã được phán ra và đã được thi hành, sự tán thành hay chối bỏ của Đức Chúa Trời là việc duy nhất trong cuộc sống, trong lịch sử mới là vấn đề. Đức Chúa Jêsus Christ đã đến với trần gian để cho Đức Chúa Trời chấp nhận chúng ta, bằng cách tiếp nhận sự công bình của Đấng Christ trong chỗ không xứng đáng và tội lỗi của chúng ta. Tôi nguyện rằng bạn đã tìm được ơn của Đức Chúa Trời, nhơn đức tin nơi thân vị của Con Ngài, là Đức Chúa Jêsus Christ. Đấy là mọi điều mà sách tin lành Luca đang nói đến.
(3) Sự Luca chú ý tới những người mà lần đến thứ nhất của Đấng Mêsi đã được công bố rất thích đáng cho những ai trong chúng ta đang chờ đợi sự tái lâm của Đấng Mêsi. Đã có 400 năm yên lặng giữa những câu nói sau cùng của các sách tiên tri và lần đến đầu tiên của Đấng Christ. Thình lình, sự yên lặng bị phá tan, và Đấng Mêsi đã ngự đến. Chúng ta cũng sống trong một thời kỳ “thầm lặng” nhưng mọi lời hứa của Đức Chúa Trời có liên quan tới sự tái lâm của Đấng Christ thì đúng và chắc chắn như những lời hứa mà người tin kính tìm được sự yên ủi và sự trông cậy trong đó. Vì vậy, khi chúng ta nghiên cứu đời sống của những người chờ đợi sự đến của Ngài, chúng ta học biết chúng ta đáng phải sẵn sàng cho sự tái lâm của Ngài, như lời tiên tri trong Tân ước (và lời tiên tri trong Cựu ước chưa ứng nghiệm) đang quyết chắc với chúng ta.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét