Chủ Nhật, 16 tháng 5, 2010

I Giăng 2.3-6: "Biết mới tin"



SỐNG TRONG SỰ SÁNG
Biết mới tin
I Giăng 2.3-6
1. Khi chúng ta học hỏi qua các phân đoạn đầu tiên nầy trong thứ tín I Giăng, chúng ta đã tiếp thu sự khác biệt giữa mối quan hệ với Đức Chúa Trời và mối giao thông với Đức Chúa Trời. Chúng ta bắt đầu mối quan hệ với Đức Chúa Trời bởi đời mới hay ơn cứu rỗi. Khi tôi quì gối tiếp nhận Đấng Christ làm Chúa ở tuổi 14, chúng ta bắt đầu một mối quan hệ cho đến đời đời. Chúa Jêsus phán trong Giăng 10.27-28: "Chiên ta nghe tiếng ta, ta quen nó, và nó theo ta. Ta ban cho nó sự sống đời đời; nó chẳng chết mất bao giờ, và chẳng ai cướp nó khỏi tay ta". Mối quan hệ của tôi với Đức Chúa Trời là thường trực. Tuy nhiên, mối giao thông của tôi với Ngài thì không thường trực. Giao thông, ấy là ý thức về sự gần gũi hay mật thiết đến từ việc bước đi gần gũi với Ngài. Mối quan hệ của tôi với Đức Chúa Trời sẽ không bao giờ đứt đoạn. Mối giao thông của tôi với Ngài thường bị đứt đoạn.
2. Giăng đã mô tả ba phương thức giao thông của chúng ta với Đức Chúa Trời có thể bị đứt đoạn:
+ Thứ nhứt, chúng ta cố ý bước đi trong bóng tối tăm hay tội lỗi.
+ Thứ hai, chúng ta đang chối tội của mình.
+ Thứ ba, chúng ta hợp lý hoá tội lỗi của chúng ta.
3. Đôi khi Deb và tôi xem các chương trình y tế trên vô tuyến truyền hình. Chúng tôi học biết về các thứ bịnh tật và các nan đề về thuốc men cùng mọi triệu chứng của chúng. Nếu tôi không cẩn thận, tôi có thể bắt đầu tưởng tượng tôi đang có một số triệu chứng nào đó! Chúng ta gọi đó là hypochondria (chứng nghi bịnh). Một người nghi bịnh tin rằng có cái gì đó sai trật khủng khiếp với sức khoẻ của mình khi chẳng có gì là sai với người ấy cả.
4. Đối với tôi, dường như trong phân đoạn Kinh Thánh hôm nay Giăng đang nói tới "chứng nghi bịnh thuộc linh". Với mọi sự dạy nầy về tội lỗi, ông muốn tái bảo đảm với chúng ta rằng "chúng ta biết rằng chúng ta đang biết Ngài". Điều nầy chẳng phải là bất thường đối với những tín đồ đang có những hồ nghi về mối quan hệ của họ với Đức Chúa Trời, đặc biệt khi họ không có mối giao thông với Ngài. Ông muốn cung ứng cho chúng ta một thứ đức tin "biết như thế" bằng cách chỉ ra những dấu hiệu của một mối quan hệ xác thực và mối giao thông chân chính với Đức Chúa Trời.
I. Những dấu hiệu của mối quan hệ xác thực với Đức Chúa Trời (các câu 3-5).
A. Người Tín Đồ Thực Giữ Các Điều Răn Của Đức Chúa Trời (câu 3).
1. Giăng nói: "Nầy tại sao chúng ta biết mình đã biết Ngài". Nói như thế có nghĩa là chúng ta CÓ THỂ BIẾT CHÚNG TA BIẾT NGÀI! Mối quan hệ của chúng ta với Đức Chúa Trời không phải là một cảm xúc chủ quan, mà là một thực tại khách quan. Đây là dấu hiệu đầu tiên trong ba dấu hiệu của mối quan hệ xác thực mà Giăng sẽ cung ứng cho chúng ta.
2. Khi Giăng nói: "chúng ta biết mình biết Ngài", ông đang đề cập tới một kinh nghiệm trong quá khứ. Thì động từ của Tân Ước Hy lạp sát nghĩa đọc là: "chúng ta biết chúng ta đã biết Ngài". Bản Kinh Thánh NIV dịch: "Chúng ta biết chúng ta đã đạt tới mức nhìn biết Ngài …". Nói cách khác, chúng ta có thể nhìn biết chúng ta đã được cứu rồi trong quá khứ qua những gì chúng ta đang làm hôm nay.
3. Đâu là dấu hiệu? Làm sao chúng ta biết được? "…ấy là tại chúng ta giữ các điều răn của Ngài". Chúng ta không biết chúng ta đang nhìn biết Đức Chúa Trời vì chúng ta cảm thấy sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Chúng ta không biết chúng ta đang biết Ngài vì chúng ta đã đọc Kinh Thánh. Chúng ta không biết chúng ta đang biết Ngài vì chúng ta đã cầu nguyện. Chúng ta không biết chúng ta đang biết Ngài vì chúng ta đến với nhà thờ hay chúng ta dâng tiền cho công cuộc truyền giáo. Chúng ta chỉ có thể biết chúng ta đang biết Ngài: "ấy là tại chúng ta giữ các điều răn của Ngài".
4. Tình trạng bằng lòng trong hiện tại muốn giữ các điều răn của Đức Chúa Trời là một dấu hiệu chắc chắn của ai đó đã bắt đầu rồi một mối quan hệ với Ngài trong quá khứ .
5. Có người lấy nguyên tắc nầy rồi đi lòng vòng. Hãy hiểu điều nầy cho rõ ràng, bạn không đạt tới mức nhìn biết Đức Chúa Trời bằng cách tuân giữ mọi điều răn của Ngài; bạn tuân giữ các điều răn của Ngài vì bạn đã nhìn biết Ngài rồi.
6. Êphêsô 2.8-9 chép: "Vả, ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin, mà anh em được cứu, điều đó không phải đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời. Ấy chẳng phải bởi việc làm đâu, hầu cho không ai khoe mình".
7. Chúng ta đạt tới mức nhìn biết Đức Chúa Trời qua Chúa Jêsus Con của Ngài bởi "ân điển" của Ngài và "đức tin" của chúng ta đặt nơi Ngài. Sự cứu rỗi là một "sự ban cho của Đức Chúa Trời". Ơn ấy không thể kiếm được. Một mối quan hệ với Đức Chúa Trời "không phải là việc làm" vì khi ấy chúng ta sẽ "khoe" về sự thành tựu của chính mình.
8. Khi chúng ta bởi đức tin tiếp nhận Chúa Jêsus vào trong đời sống của chúng ta, khi ấy Ngài ngự vào rồi bắt đầu làm thay đổi mọi sự. Khi Deb và tôi lần đầu tiên nhìn thấy ngôi nhà chúng tôi từng làm chủ giờ đây đã có gia đình khác sống trong đó. Trông nó khác hoàn toàn. Ở chỗ chúng tôi đặt tấm thảm, họ lót gạch. Ở chỗ chúng tôi sơn màu nầy, họ đã sơn màu khác. Chúng tôi thay đổi nền tường, màu sắc, đồ đạt, mái nhà, phong cảnh, v.v…Cũng một thể ấy, khi Chúa Jêsus ngự vào đời sống của chúng ta, Ngài làm thay đổi chúng ta. Một trong những thay đổi là khuynh hướng "giữ các điều răn của Ngài".
9. Ngài ban cho chúng ta một thái độ mới về các điều răn của Ngài. Dù chúng ta vẫn còn phấn đấu đối với tội lỗi, chúng ta thấy mình được kéo đến với sự sáng của Ngài. Dầu chúng ta thường thất bại, có một sự khát khao ở bên trong, được Đức Chúa Trời sanh lại để "giữ các điều răn của Ngài".
10. Khi Giăng viết về việc tuân giữ "các điều răn của Ngài", ông không nói tới sự toàn vẹn không có tội lỗi. Không một tín đồ nào là vô tội hay toàn vẹn cả. Đấy là sự tự dối mình (1.8). Khi chúng ta vấp ngã, chúng ta cần phải "xưng tội mình" và biết rằng vị "trạng sư" của chúng ta sẽ "tha tội và làm sạch" thậm chí từng vết uế tội lỗi của chúng ta.
11. Sự vâng phục của chúng ta đối với Đức Chúa Trời minh chứng đức tin xác thực của chúng ta đặt nơi Đức Chúa Trời. Đức tin luôn luôn đến trước, nhưng đức tin luôn luôn được thông qua bởi sự vâng phục hay các việc làm. Giacơ 2.26 chép: "Vả, xác chẳng có hồn thì chết, đức tin không có việc làm cũng chết như vậy".
12. Dấu hiệu chắc chắn nhất về lòng yêu mến là sự vâng phục. Chúa Jêsus đã phán trong Giăng 14.15: "Nếu các ngươi yêu mến ta, thì giữ gìn các điều răn ta". Trong 14.21, Ngài mở rộng ra: "Ai có các điều răn của ta và vâng giữ lấy, ấy là kẻ yêu mến ta; người nào yêu mến ta sẽ được Cha ta yêu lại, ta cũng sẽ yêu người, và tỏ cho người biết ta". Là một người làm cha, tôi biết mấy đứa con của tôi yêu thương tôi nhưng thực sự tôi nhìn thấy tình cảm ấy trong sự chúng vâng lời.
13. Một số Cơ đốc nhân sống rất tình cảm. Họ yêu mến thờ phượng Chúa. Họ thích đưa hai tay lên cao rồi ngợi khen Ngài. Họ thường khóc lóc trong sự hiện diện của Ngài và cảm động trước lời lẽ nói tới sự nhơn từ Ngài. Họ thấy xúc cảm của họ dành cho Đức Chúa Trời rất mạnh mẽ ở một cấp độ của tình cảm. Điều ấy rất là tốt.
14. Nhiều Cơ đốc nhân khác không có tình cảm như vậy đâu. Thay vì thế, có lẽ bạn cảm thấy mình bị lạc lỏng khi nhiều người khác đang khóc lóc, kêu la hay thể hiện mọi cảm xúc của họ đối với Đức Chúa Trời. Như thế cũng được thôi. Hết thảy chúng ta đều hiểu khác nhau. Chỉ vì bạn không thể hiện tình cảm không có nghĩa là bạn không yêu mến Đức Chúa Trời. Bằng chứng sâu xa nhất về sự yêu mến Đức Chúa Trời là vâng theo Đức Chúa Trời.
B. Người tín đồ giả hiệu không màng đến các điều răn của Đức Chúa Trời (câu 4).
Cách đây không lâu, một trong những chuyên gia máy vi tính của nhà thờ chúng ta đưa cho tôi tờ giấy bạc 50USD. Tôi bị sốc ngay. Khi tôi nhìn vào giấy bạc, tôi bật cười vui lên. Đây là tờ bạc giả. Tổng thống Grant không có trong đó và vị Mục sư ở trong chỗ của vị Tổng thống. Tôi không chỉ ra lai lịch của người tín đồ giả hiệu! Cơ đốc nhân giả hiệu sống giống như tờ bạc giả vậy. Ở xa xa, chúng trông như thiệt vậy, nhưng khi bạn nhìn gần, bạn thấy có một số điểm khác biệt ngay.
1. Giăng cho biết Cơ đốc nhân giả hiệu nói: "Tôi biết Ngài" nhưng "không giữ các điều răn của Ngài".
2. Có hạng người giống như vầy trong các nhà thờ khắp mọi nơi. Có hạng người giống như vầy ngay ở đây trong phòng nhóm nầy. Họ trông giống như Cơ đốc nhân, nói năng như Cơ đốc nhân và ít nhất hành động bề ngoài giống như Cơ đốc nhân. Tuy nhiên, mọi sự nầy chỉ là một sự trình diễn thôi, vì chẳng có một sự thay đổi thực sự nào ở bên trong họ.
3. Phaolô đã viết về hạng người thể ấy trong Tít 1.16: "Họ xưng mình biết Đức Chúa Trời, nhưng theo những việc làm thì đều từ chối Ngài, thật là đáng ghét, trái nghịch và không thể làm một việc lành nào hết".
4. C.H. Spurgeon từng nói: "Một đời sống không thay đổi là dấu hiệu của một tấm lòng chưa thay đổi". Giăng nói một người thể ấy là "người nói dối, lẽ thật quyết không ở trong người".
Ngay cả những người không phải là Cơ đốc nhân có thể nhận ra một kẻ giả hiệu. Vào năm 1805, một số thủ lãnh và chiến binh da đỏ nhóm lại tại Battle Creek, Nữu Ước để nghe trình bày về Tin lành qua một vị giáo sĩ có tên là Cram. Sau khi nghe giảng về Chúa Jêsus và quyền phép làm thay đổi đời sống của Ngài, một vị thủ lãnh có tuổi tên là Red Jacket đứng lên phát biểu: "Chúng tôi đã nghe ông giảng về Vị Thần Lớn cho những người da trắng hàng xóm của chúng tôi. Chúng tôi sẽ làm quen với họ. Chúng tôi sẽ chờ đợi trong một thời gian ngắn và nếu tác dụng của Vị Thần Lớn giáng trên họ. Nếu chúng tôi thấy tác dụng ấy khiến cho họ sống tốt, khiến cho họ biết thành thực và ít có khuynh hướng lừa đảo và xem thường người da đỏ, chúng tôi chắc chắn sẽ xem xét những gì ông nói" (Great Stories, v.6; I.22; p.2)
C. Người tín đồ thực đang được thay đổi (câu 5).
1. Không những "giữ các điều răn của Ngài" mà còn "giữ [vâng theo] Lời của Ngài" nữa. Điều nầy đề cập tới nội dung của Lời Đức Chúa Trời. Về cơ bản, Cơ đốc nhân thực có lòng khao khát muốn biết rõ và làm theo ý chỉ của Đức Chúa Trời.
2. Giăng cũng nói: "lòng kính mến Đức Chúa Trời thật là trọn vẹn trong người ấy".
3. Khi tôi trở thành Cơ đốc nhân ở tuổi 14, không những tôi đã được cứu và được đóng ấn cho cõi đời đời, tôi đã được thay đổi nơi người bề trong. Đức Chúa Trời đã ban cho tôi một bổn tánh mới. Các nhà thần học gọi điều nầy là sự tái sanh, cơ bản có nghĩa là "sự tái tạo". II Côrinhtô 5.17: "Vậy, nếu ai ở trong Đấng Christ, thì nấy là người dựng nên mới; những sự cũ đã qua đi, nầy mọi sự đều trở nên mới".
4. Trong sự tái sanh hay tái tạo tôi, Đức Chúa Trời đã làm một việc rất đặc biệt. Chúng ta đọc về điều nầy trong Rôma 5.5: "Vả, sự trông cậy không làm cho hổ thẹn, vì sự yêu thương của Đức Chúa Trời rải khắp trong lòng chúng ta bởi Đức Thánh Linh đã được ban cho chúng ta". Đức Thánh Linh trong thân vị của Đức Chúa Trời đã đến để sống thường trực trong tôi và rải tình yêu thương của Ngài ra trong đời sống của tôi.
5. "Sự yêu thương của Đức Chúa Trời" không những "rải khắp" trong đời sống tôi, tình yêu ấy còn làm một việc quan trọng ở trong tôi nữa. Giăng nói ở đây là sự yêu thương đó được "trọn vẹn" ở trong tôi. Trong đời sống của một tín đồ thực, tình yêu thương của Đức Chúa Trời đang hoàn tất, nung nấu, làm nên thánh và làm trọn vẹn người ấy.
6. Phaolô nói trong Philíp 1.6 rằng chúng ta có thể "…tin chắc rằng Đấng đã khởi làm việc lành trong anh em, sẽ làm trọn hết cho đến ngày của Đức Chúa Jêsus Christ".
7. Giăng nói: "Bởi đó, chúng ta biết mình ở trong Ngài". Bởi cái gì chứ? Bởi sự thực tình yêu thương của Đức Chúa Trời đang làm thay đổi và hoàn thiện chúng ta. Chậm mà chắc, chúng ta đang ngày càng trở nên giống như Chúa Jêsus. Như Rôma 8.29 cho biết, chúng ta đã được định sẵn để "nên giống như hình bóng Con Ngài".
8. Câu hỏi đáng giá hàng triệu đôla của Regis Philben là: Có phải bạn đang có mối quan hệ với Đức Chúa Trời không?
II. Những dấu hiệu của mối giao thông chân thật với Đức Chúa Trời (câu 6).
A. Giao thông có nghĩa là ở trong Chúa Jêsus.
1. Giăng nói: "Ai nói mình ở trong Ngài". "Ở trong" ra từ chữ meno có nghĩa là "trụ lại, cư ngụ, ở lại hay đứng vững". Đây cũng là từ mà Chúa Jêsus đã sử dụng khi Ngài bảo các môn đồ hãy cứ ở với Ngài và tỉnh thức trong vườn Ghếtsêmanê. Ở với Chúa Jêsus là trụ lại với Ngài, có mối giao thông gần gũi, mật thiết.
2. Chúa Jêsus đã sử dụng chính từ nầy trong sự dạy của Ngài về gốc nho và nhánh. Ngài phán trong Giăng 15.4-5: "Hãy cứ ở trong ta, thì ta sẽ ở trong các ngươi. Như nhánh nho, nếu không dính vào gốc nho, thì không tự mình kết quả được, cũng một lẽ ấy, nếu các ngươi chẳng cứ ở trong ta, thì cũng không kết quả được. Ta là gốc nho, các ngươi là nhánh. Ai cứ ở trong ta và ta trong họ thì sinh ra lắm trái; vì ngoài ta, các ngươi chẳng làm chi được".
3. Bạn có thể được tháp vào gốc nho và chỉ mang những lá. Đấy là mối quan hệ với Đức Chúa Trời. Khi chúng ta sống trong mối giao thông với Ngài, khi chúng ta ở trong Ngài chúng ta sẽ kết trái.
B. Giao thông có nghĩa là làm theo giống như Chúa Jêsus đã làm.
1. Giăng nói rằng "ai nói mình ở trong Ngài" người ấy đang xưng nhận mình có mối giao thông với Đức Chúa Trời "thì cũng phải làm theo như chính Ngài đã làm". Nếu bạn xưng mình có mối giao thông với Chúa Jêsus, bạn phải hành động giống như Chúa Jêsus. Minh chứng của tình yêu thương là lòng trung thành.
2. Một số tín đồ nhìn về quá khứ khi họ suy nghĩ đến mối quan hệ với Đức Chúa Trời. Họ nhớ tới niềm vui của mối quan hệ ngay sau khi họ được cứu. Họ nhớ thể nào họ thường cảm nhận quyền phép của Đức Chúa Trời. Họ nhớ thể nào họ thường yêu mến Lời của Ngài. Họ biết họ bắt đầu một mối quan hệ trong quá khứ nhưng chưa có mối giao thông nào hôm nay.
Bạn có bao giờ đến dự một buổi họp mặt của trường đại học chưa? Khi tôi nghĩ tới một số bạn bè cũ thời đại học, tôi nhớ họ y như họ lúc 18 tuổi. Bruce Springsteen hát một bài có đề tựa là Glory Days [những ngày vinh quang]. Bài hát nầy nói tới một người không thể thôi suy nghĩ đến những niềm vui mà ông ta có khi trở lại trường. Điệp khúc hát như sau: "Thời gian trôi đi chẳng để lại cho bạn điều gì trừ ra những câu chuyện vui về những ngày vinh quang". Có bao nhiêu người trong chúng ta phải xưng nhận rằng "những ngày vinh quang" trong mối giao thông của chúng ta với Đức Chúa Trời trong quá khứ ?
Tôi có nghe vô số những câu chuyện nói tới những cặp tình nhân cách đây nhiều năm đã đem lòng yêu nhau. Họ đứng trước bàn thờ rồi bắt đầu những gì dường như là một mối quan hệ thật tuyệt vời. Trải qua thời gian, họ trở nên chễnh mãng và ích kỷ. Họ vẫn sống chung với nhau, vẫn chia sẻ một cái giường và vẫn có một mối quan hệ. Nhưng họ không có một mối giao thông nào hết. Chẳng có một niềm vui nào được chia sẻ! Có bao nhiêu người trong chúng ta bắt đầu một mối quan hệ với Chúa Jêsus cách đây nhiều năm nhưng chẳng có một niềm vui nào trong mối giao thông trong lúc bây giờ?
3. Giăng nói nếu chúng ta muốn "ở trong Ngài" chúng ta phải "làm theo như chính Ngài đã làm". Chúa Jêsus đã làm như thế nào? Ngài đã sống khác biệt. Người ta bị kéo đến với Ngài. Ngài dạy: "như là có quyền, chớ không giống các thầy thông giáo" (Mathiơ 7.29). Ngài rút ở sự hấp dẫn nầy ở đâu?
4. Làm thế nào Ngài có quyền phép nhiều như vậy? Làm thề nào Ngài luôn luôn có câu trả lời trọn vẹn, lời lẽ thích ứng và tính trước sau như một tuyệt vời như vậy chứ?
5. Nicôđem đã đến với Ngài lúc ban đêm hy vọng tìm ra bí quyết của quyền phép Ngài. Nhiều người khác đã đến hỏi han. Phần lạ lùng thực sự, ấy là Chúa Jêsus cứ giữ việc phán dạy họ. Họ đã không chịu nghe theo. Hãy nghe cho kỹ những câu nói nầy và xem coi bạn có nắm bắt được chúng hay không!?!
l "Đồ ăn của ta tức là làm theo ý muốn của Đấng sai ta đến, và làm trọn công việc Ngài" (Giăng 4.34).
l "Cha ta làm việc cho đến bây giờ, ta đây cũng làm việc như vậy" (Giăng 5.17).
l "Con chẳng tự mình làm việc gì được; chỉ làm điều chi mà Con thấy Cha làm; vì mọi điều Cha làm, Con cũng làm y như vậy" (Giăng 5.19).
l "Ta không thể tự mình làm nổi việc gì; ta xét đoán theo điều ta nghe, và sự xét đoán ta là công bình, vì ta chẳng tìm ý muốn của ta, nhưng tìm ý muốn của Đấng đã sai ta" (Giăng 5.30).
l "Vì ta từ trên trời xuống, chẳng phải để làm theo ý ta, nhưng làm theo ý Đấng đã sai ta đến" (Giăng 6.38).
l "Đạo lý của ta chẳng phải bởi ta, nhưng bởi Đấng đã sai ta đến" (Giăng 7.16).
l "Ta không tự mình làm điều gì, nhưng nói điều Cha ta đã dạy ta" (Giăng 8.28).
6. Bạn có nắm bắt được chưa? Chúa Jêsus đã làm như thế nào? Ngài đã bước đi trong sự nương cậy toàn vẹn, không đứt đoạn, và liên tục trong mối giao thông với Đức Chúa Cha. Chúng ta phải tiếp cận với chính mối giao thông ấy hôm nay nếu chúng ta bước đi trong đó.
7. Khi con gái tôi là Ashlea còn nhỏ, nó thường nói: "Con không tự mình làm được việc ấy!" Chúng ta thường nói như thế với Đức Chúa Trời. Sau khi học biết việc bước đi không phải là được liền. Đôi khi, giống như liệu pháp vật lý, liệu pháp thuộc linh rất là đau đớn. Tuy nhiên, chúng ta có thể có được liệu pháp ấy. Nhưng chúng ta phải bắt đầu vào ngày hôm nay.
Hãy tưởng tượng một cánh đồng bị bao phủ với tuyết rơi đầy. Hãy tưởng tượng người cha và người con đang bắt đầu đi vào cánh đồng đó. Bạn để ý thấy người cha bước đi thẳng tắp rồi đi ngang qua cánh đồng. Tuy nhiên, người con đang đi trực tiếp ở phía sau, đang nổ lực dặc biệt để bước theo dấu chân của người cha. Sau khi cả hai đang băng ngang qua cánh đồng, bạn để ý thấy chí có một bộ dấu chân nhìn thấy được trên cánh đồng ấy, dù cả hai đều bước ngang trên đó. Đời sống của chúng ta với Chúa Jêsus cũng phải được thấy y một cách như thế. Nếu có ai để ý các cánh đồng phủ tuyết trong đời sống của bạn, liệu sẽ có một bộ dấu chân, những dấu chân của Đấng Christ chăng? Hoặc sẽ có hai bộ dấu chân, một thuộc về Đấng Christ và một thuộc về bạn, dấu chân ấy khác đi chăng?
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét