Thứ Ba, 18 tháng 5, 2010

Luca 6.1-11: "TRANH LUẬN VỀ NGÀY SABÁT"



Phần giới thiệu
Cấu trúc văn mạch của phân đoạn Kinh Thánh
Tiếp cận với sứ điệp
Các môn đồ làm điều ngược lại với xu hướng của người Pharisi (Mùa gặt khó chịu) (6.1-5)
Sự chữa lành người có bàn tay teo (6.6-11)
Phần kết luận
BÀI 18
TRANH LUẬN VỀ NGÀY SABÁT
(Luca 6.1-11)
Phần giới thiệu
Bạn tôi Al, ông làm việc tại xưởng xe hơi mà tôi thường hay lui tới, chỉ cho tôi xem mấy câu nói khá tếu dán trước quầy tính tiền. Tôi chỉ có nước bật cười khi thấy bằng cách sử dụng hai con bò họ đã ví sánh bốn loại chính quyền. CHỦ NGHĨA XÃ HỘI khiến cho quý vị bố thí một trong hai con bò của mình cho người hàng xóm và chỉ giữ lại một con thôi. CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN quyết rằng quý vị sẽ trao cả hai con bò cho nhà nước, và đôi khi quý vị có cơ may đủ mới lấy được một ít sữa và đôi chút bơ. CHỦ NGHĨA QUỐC XÃ sẽ bắn quý vị rồi tước đoạt cả hai con bò đó. Trong CHẾ ĐỘ DÂN CHỦ quý vị sẽ bán một con bò cái đi rồi mua về một con bò đực. Trong mấy hệ nầy, tôi muốn thêm một phần nữa – ấy là CHỦ NGHĨA HỢP PHÁP [hay sự tuân giữ luật pháp] (Legalism) sẽ đề ra nhiều luật lệ và quy định về việc giữ hai con bò đến nỗi chẳng ai còn thích đến những điều ấy nữa.
Tuân giữ luật pháp là một hệ thống chết, nó định rõ đặc điểm người dòng Pharisi trong thời của Chúa Jêsus, và điều nầy rất rõ rệt trong mọi thái độ và hành động của họ khi chúng ta xem Luca mô tả họ trong phân đoạn Kinh Thánh nầy. Đặc biệt, sự tuân giữ luật pháp của người Pharisi thật là rõ rệt trong các điều luật của họ có quan hệ tới việc tuân giữ ngày Sabát. Về sự tuân giữ luật pháp của người Pharisi với đánh giá về ngày Sabát. Shepard viết:
Kinh Mishna chép: “Người nào mót lúa vào ngày Sabát với số lượng một nắm thôi, thì là tội lỗi; và bứt bông lúa có nghĩa là gặt lúa”. Cọ xát bông lúa có nghĩa là đã đạp lúa. Thậm chí đi bộ trên bãi cỏ vào ngày Sabát đã bị cấm đoán vì đó là một kiểu đạp lúa. Một phân đoạn khác trong kinh Talmud chép: “Trong trường hợp người phụ nữ cán bột lúa để tách vỏ trấu ra, hành động nầy bị xem là đang sàng sẫy; nếu người nữ đó nghiền bông lúa, hành động nầy bị coi là đang đạp lúa; nếu người ấy làm sạch lúa không cứ cách nào, hành động ấy sẽ bị xem là đang dê lúa; nếu người ấy thảy lúa trên cao, hành động nầy bị xem là đang sàng sẫy lúa” [Jer, Shabt, trang 10a]. Tính cẩn thận của những người Do thái nầy về ngày Sabát thật là lố bịch hết sức. Một thuỷ thủ người Do thái bị vướng vào một trận bão sau mặt trời lặn vào ngày Thứ Sáu đã từ chối không chịu đụng đến tay lái mặc dù cái chết đang nằm trong tầm tay. Hàng ngàn người đã tự mình chịu khổ, bị Antiochus Epiphanes tàn sát trên các đường phố thành Giêrusalem hơn là cầm lấy vũ khí tự vệ vào ngày Sabát. Đối với hạng người theo chủ nghĩa thuần tuý [purists] như thế nầy, hành động của các môn đồ là báng bổ thần thánh trắng trợn theo luật lệ ngày Sabát. Điều tệ hại nhất là Chúa Jêsus đã cho phép và tán thưởng sự báng bổ đó.
Shepard đang đề cập tới các luật lệ Sabát trong thời của Chúa Jêsus, nhưng sẽ không đúng khi cho rằng có nhiều việc đã được cải thiện theo thời gian. Một người bạn cho tôi mượn một quyển sách do Rav Yehoshua Y. Neuwirth viết với đề tựa: “Shemirath Shabbath”: Kim chỉ nam cho sự tuân giữ luật Sabát. Quyển sách nầy (bạn tôi nhắc cho tôi nhớ đây là quyển thứ nhất) đi vào từng chi tiết về sự giải thích và áp dụng ngày Sabát trong Do thái giáo đương thời. Trong phần lời tựa của quyển sách nầy, tác giả viết:
“Kinh Mishna (Chagiza: Chương 1, Mishna 8) ví các luật lệ ngày Sabát với ‘ngàn núi treo trên một sợi tóc’ trong đó vô số lời dạy và luật lệ, đưa đến những hình phạt nghiêm khắc nhất cho sự họ vi phạm, nương trên các chỉ dẫn nhỏ nhất mà câu Kinh Thánh cung ứng cho”.
Ông cũng nhắc cho chúng ta nhớ về tầm quan trọng mà Do thái giáo đang có và tiếp tục nhấn mạnh vào việc tuân giữ ngày Sabát:
“Nguyện chúng ta được ơn, bởi đức tính hay tuân giữ ngày Sabát để nhìn thấy sự cứu chuộc dân Ysơraên vào lúc sau cùng. Rabi Yochanan đã nhơn danh Rabbi Shimon ben Yochai mà nói: ‘Nơi nào dân Ysơraên tuân giữ hai ngày Sabát, họ sẽ được cứu chuộc ngay’ (Shabbath 118b). Kể từ thời xa xưa ấy, nơi ngự duy nhất của Đức Chúa Trời trên đất nằm trong bốn bức tường Halacha (Berachoth 8a)”.
Quyển sách chứa nhiều sự dạy dỗ về việc tuân giữ ngày Sabát, nhưng tôi muốn nhắc tới một vài điều mà thôi. Khi tôi nhắc tới mấy điều nầy, tôi nhận rằng đấy chỉ là “cái lưỡi ở trong gò má” thôi, nhưng tôi mau mắn chỉ ra rằng hình thức tuân giữ luật pháp hiển nhiên ở đây lại rất thường nhìn thấy trong Cơ đốc giáo nữa. Nếu chúng ta cười nhạo việc “lọc mấy con muỗi ở đây” của chúng ta nữa đấy.
Nấu nướng trong mọi hình thức (luộc, nướng, nấu, chiên…) bị cấm đoán vào ngày Sabát, đặc biệt khi nhiệt độ lên tới 45 độ bách phân (113oF). Nếu vòi nước nóng tình cờ bật mở ra, nó không thể được đóng lại vào ngày Sabát. Ga thoát ra có thể đóng lại, nhưng không phải theo cách thông thường. Người ta phải tắt vòi đèn đốt bằng ga bằng mu bàn tay hoặc bằng khuỷu tay. Sự sửa soạn thức ăn thường bị vi phạm nhiều vào ngày Sabát. Người ta không được vắt chanh vào ly trà đá, nhưng người ta có thể vắt chanh lên một mẫu cá. Người ta không thể nhóm lửa vào ngày Sabát đã được truyền dạy trong Cựu ước (đối chiếu Xuất Êdíptô ký 35.3). Do thái giáo khắc nghiệt ngăn cấm bật hay tắt đèn điện vào ngày Sabát. Tuy nhiên, vấn đề sẽ được giải quyết, bằng cách sử dụng một thiết bị bấm giờ, nó tự động điều khiển phần việc nầy. Cũng thế, một máy lạnh không được người Do thái mở ra vào ngày Sabát, mặc dù người Ngoại có thể làm như vậy. Người ta không thể tắm với cục xà phòng vào ngày Sabát, nhưng thuốc tẩy bằng chất lỏng có thể chấp nhận được.
Tôi thấy tiết đoạn xử lý với “các môn đồ đã được khám phá ra” (trang 233-235) thật rất thú vị. Người ta bị cấm không chuyên chở thức ăn vào ngày Sabát. Điều nầy ngăn trở các con buôn lo liệu công việc của họ vào ngày Sabát. Luật nầy đã được luyện lọc (hay được xác định) để rồi bây giờ người ta không thể mang theo thứ gì họ muốn đem theo. Nếu người kia đi dạo trong ngày Sabát rồi khám phá ra mình mang theo thứ gì trong túi, người nầy phải có một số hành động để không bị xem là vi phạm ngày Sabát. Thí dụ, người nầy phải tìm cách đánh rơi món đồ ra khỏi túi của mình, nhưng không theo cách thông thường (bằng cách cầm lấy nó, đem nó ra khỏi túi, rồi quăng nó xuống đất). Tuy nhiên, người nầy có thể lộn trái túi của mình, bỏ món đồ ra theo cách mất tự nhiên, và thế là hợp pháp. Nếu món đồ ấy có giá trị, và người nầy không muốn bỏ nó xuống đất, người ấy có thể yêu cầu một người Ngoại coi chừng dùm món đồ đó. Nói cách khác, món đồ đã được người ta mang đi, song không theo cách thông thường. Người ấy có thể mang nó theo trong một khoảng cách đã được quy định (không tới bốn amoth), liệng nó xuống, rồi nhặt lên, và cứ thế. Hoặc, người ấy có thể đặt món đồ ấy giữa mình và một người Do thái đồng đi chung, mỗi người mang món đồ không đi quá khoảng cách đã được ấn định. Nếu đây là điều không làm được, món đồ sẽ được mang theo một cách bất thường, tỉ như đặt nó vào chiếc giày, cột nó vào chân, hay cẩn thận treo nó vào giữa áo quần và thân thể của người.
Việc tuân giữ ngày Sabát, đối với một số người, không những là một vấn đề được xem là nghiêm trọng, mà còn được xem là cực đoan quá hóm hỉnh nữa. Người ta có thể tưởng tượng rằng người Pharisi sẽ ganh tỵ khi nhìn thấy mọi điều Chúa chúng ta đã thực hiện với sự kính trọng mọi luật lệ ngày Sabát của họ. Trong khi chúng ta không vật vã với việc tuân giữ ngày Sabát, chúng ta phải vật vã với nan đề làm theo luật pháp, giống như nó ngóc cái đầu xấu xí của nó lên trong việc tuân giữ các điều răn của Chúa chúng ta truyền cho các môn đồ Ngài. Chúng ta hãy lắng nghe cho kỹ, khi biết ra mình có thể là hạng người tuân giữ luật pháp giống như người Pharisi, mà chẳng hay biết gì hết.
Cấu trúc và văn mạch của phân đoạn Kinh Thánh
Những câu 1-11 trong chương sáu sách tin lành Luca xử lý với đề tài tuân giữ ngày Sabát, theo cách giải thích luật pháp của người Pharisi. Phân đoạn nầy có hai phần chính. Các câu 1-5 cung ứng một câu chuyện nói tới sự phản kháng của người Pharisi và phản ứng của Chúa chúng ta, xuất phát từ việc “bứt bông lúa mì” bởi các môn đồ của Chúa Jêsus vào ngày Sabát. Những câu 6-11 xử lý với việc Chúa Jêsus chữa lành người có bàn tay teo vào ngày Sabát.
Trong chương 6 (phần lớn hơn của phân đoạn) Luca không ngần ngại cung ứng cho chúng ta với một niên đại thật chính xác. Điều nầy có thể thấy được qua các tham khảo về thời gian không rõ rệt (“nhằm ngày Sabát” – 6.1; “Một ngày Sabát khác” – 6.6)). Sự thật cho thấy cách sắp xếp của Luca (được Mác làm theo) không phù hợp với cách sắp xếp của Mathiơ. Trong khi Mác và Luca đi từ câu chuyện kêu gọi Lêvi, bữa tiệc mà ông ta đã dọn, và một số khác thắc mắc đối với sự tranh cãi về ngày Sabát. Tuy nhiên, Mathiơ ghi lại sự kêu gọi Lêvi ở chương 9 và không xử lý với cuộc tranh cãi về ngày Sabát cho tới chương 12.
Mục đích của Luca là sửa soạn độc giả của ông đối với sự chối bỏ, bắt bớ, kết án, và hành quyết Chúa Jêsus bởi những kẻ chống đối Ngài bằng cách đặt cơ sở rất sớm trong quyển sách, làm cho sáng tỏ mọi vấn đề chỉ ra người Pharisi cùng các cấp lãnh đạo Do thái, cũng như đoàn dân đông (được chỉ ra trong sự cố Naxarét ở Luca 4.16-30) đúng là hạng kẻ thù. Đoàn dân đông đã chối bỏ Chúa Jêsus vì Ngài sẽ đem phước hạnh đến cho dân Ngoại (Luca 4.16-30). Người Pharisi đã chối bỏ Chúa Jêsus vì Ngài xưng nhận mình là Đức Chúa Trời (5.17-26), vì Ngài kết giao với hạng tội nhân (5.27-39), và bây giờ, vì Ngài không tuân giữ ngày Sabát khi họ đã giải thích nó (6.1-6). Mọi vấn đề nầy sẽ chi phối mối quan hệ giữa người Pharisi và Chúa Jêsus, lên đến cực điểm khi Ngài bị đóng đinh trên thập tự giá. Phân đoạn mà chúng ta đang nghiên cứu cung ứng cho chúng ta với sự “phân chia lục địa” trong các sách tin lành.
Trong khi ở chương 5 người Pharisi (được Luca nhắc tới lần đầu tiên trong sự liên kết với lời công bố cho người đau bại là tội lỗi người đã được tha) phản đối uy quyền tha tội của Chúa Jêsus, dường như họ đã đạt tới chỗ quyết tâm chống đối Ngài. Khi chúng ta đến với những câu 6-11 trong chương 6, họ có trong trí sẵn sự chống đối ấy rồi. Họ không còn tìm kiếm bằng chứng làm cơ sở để đưa ra quyết định về Chúa Jêsus, họ đang tìm cách xác nhận sự họ chối bỏ Ngài là hợp lệ. Mọi điều đã bắt đầu bằng sự tò mò, rồi dẫn tới quan tâm, bởi thời gian chúng ta lần tới, đã trở thành sự xét đoán về phê phán gay gắt.
Tiếp cận sứ điệp
Trong sứ điệp nầy chúng ta sẽ bắt đầu bằng cách tra xét sự chống đối của người Pharisi trước việc làm tầm thường của các môn đồ của Chúa chúng ta khi bứt bông lúa mì ăn ngoài đồng, họ đã đi ngang qua đó. Rồi kế đó chúng ta sẽ khám phá một số phản ứng mà Chúa chúng ta đã đưa ra, nhưng không làm theo. Rồi chúng ta sẽ xét phản ứng mà Ngài đã đưa ra, cùng với mọi hàm ý của nó. Kế đó, chúng ta sẽ xét qua sự Chúa chữa lành người có bàn tay teo, tìm cách học biết mọi khác biệt giữa sự hiểu biết của Chúa chúng ta về ngày Sabát, và sự hiểu biết của người Pharisi. Sau cùng, chúng ta sẽ cố gắng khám phá sự sai lầm của người Pharisi thể nào có những điểm tương ứng trong thời buổi của chúng ta, và thậm chí trong Hội thánh của chúng ta. Chúng ta sẽ kết luận bằng cách chỉ ra một số nguyên tắc chủ chốt mà phân đoạn Kinh Thánh có thể dạy dỗ chúng ta về các điều răn của Đức Chúa Trời.
Các môn đồ làm điều ngược lại với xu hướng của người Pharisi (Mùa gặt khó chịu) (6.6-11)
Chúa Jêsus và các môn đồ Ngài đã đi ngang qua đồng lúa mì vào ngày Sabát, có một số đại biểu của người Pharisi lẻo đẻo theo sau. Có lẽ cũng có một đoàn dân đông khác cũng theo sau nữa. Tại sao người Pharisi lại có mặt ở đây? Tôi tin rằng người Pharisi đã bám thật chặt vào Chúa Jêsus giống như mấy nhà báo bám theo ai đó có chức có quyền, hy vọng điều gì đó sẽ xảy ra (thường là xấu). Người Pharisi vốn biết rõ sự Chúa Jêsus được dân chúng mến mộ ngày càng tăng. Thực vậy, họ cũng hoảng hốt khi nhận ra Chúa Jêsus không có mặt trong trại của họ, thường công kích họ (đối chiếu Bài Giảng Trên Núi, đã được giảng ra trước sự cố nầy trong câu chuyện của Mathiơ). Họ sợ để Chúa Jêsus ở một mình, không ai trông chừng, không ai phản kháng. Hơn nữa, họ rất sốt sắng muốn bắt Chúa Jêsus trong những điều vi phạm mọi luật lệ của họ, để họ có thể chỉ mấy ngón tay của họ vào Ngài và tố cáo Ngài sai phạm.
Nhằm ngày Sabát nầy, chúng ta phải tưởng tượng một vài người Pharisi đang quấy rối Chúa Jêsus bằng một loạt những thắc mắc, hy vọng gài bẫy được Ngài. Một nhóm khác có lẽ đang đếm số bước chân của Chúa chúng ta, một khi họ chỉ cho phép người ta đi có hạn định trong ngày Sabát. Trước sự thích thú của họ, một vài môn đồ (rõ ràng là họ tuân theo luật pháp của người Pharisi) đã bắt đầu bứt bông lúa mì từ ngoài đồng, lấy tay vò đi và ăn. Điều nầy, đối với người Pharisi, là gặt và sàng sẫy lúa mì, là việc mà người ta phải làm trong ngày khác, trừ ngày Sabát ra. Phần thách thức đã được đưa ra, cả cho Chúa Jêsus (Mathiơ và Mác) và cho các môn đồ (Luca), “Sao các ngươi làm điều không nên làm trong ngày Sabát?”
Chúa Jêsus đã có vài quan điểm trong những gì Ngài đã ứng đáp đối với thách thức nầy:
(1) “TA KHÔNG LÀM ĐIỀU ĐÓ!” Chúa Jêsus không nói Ngài đã làm như các môn đồ đã làm trong phân đoạn Kinh Thánh nầy, người Pharisi cũng không tố giác Ngài đã làm như vậy. Việc dễ dàng nhất cho Chúa Jêsus phải làm là chỉ ra Ngài không phạm theo như lời họ tố giác, sự tố giác của họ đối với Ngài là sai lầm. Chúa Jêsus từ chối không chấp nhận lời tố giác nầy, Ngài chịu trách nhiệm cách cư xử của các môn đồ Ngài. Chúa Jêsus bàn bạc theo lời hứa Ngài có thể làm, các môn đồ Ngài có thể làm. Chúa Jêsus muốn bàn theo quan điểm của Ngài ở đây, và không bỏ qua cơ hội để làm vậy bằng cách sử dụng thật kỹ chi tiết.
(2) “ĐẤY CHỈ LÀ CÁCH CÁC NGƯƠI GIẢI THÍCH LUẬT LỆ NGÀY SABÁT MÀ THÔI”. Mạng lịnh ngày Sabát ngắn gọn một cách không ngờ: “Hãy nhớ ngày nghỉ đặng làm nên ngày thánh” (Xuất Êdíptô ký 20.8).
Thậm chí các phân đoạn có liên quan mở ra phần ứng dụng điều luật nầy cũng chẳng dài dòng và chi tiết lắm (đối chiếu Xuất Êdíptô ký 31.12-17; 35.2-3; Lê vi ký 23). Khi các hành động của môn đồ Chúa chúng ta được tra xét qua thấu kính luật pháp Cựu ước, chẳng có một điều chi là sai đối với họ. Bị tra xét qua thấu kính luật pháp của người Pharisi, mọi hành vi của họ đều cực kỳ ghê tởm. Chúa Jêsus dễ dàng chỉ ra cho những kẻ chỉ trích Ngài thấy đã có một thế giới khác biệt giữa cách giải thích luật pháp của người Pharisi và chính bản thân luật pháp.
Chúa Jêsus không muốn tranh cãi về các phương pháp giải thích ở đây. Bài Giảng Trên Núi, do Mathiơ thuật lại, tạo ra sự khác biệt giữa cách giải thích chính xác luật pháp và cách giải thích của người Pharisi, song đấy không phải là mục đích của Ngài ở đây. Khi tôi hiểu rõ phân đoạn Kinh Thánh nầy, Chúa Jêsus muốn thiết lập quyền vi phạm luật pháp của Ngài, mặc dù Ngài chẳng hề làm như vậy. Vì lẽ đó, Ngài thừa nhận sự bàn luận của họ, những kẻ đối thủ của Ngài (nghĩa là không nên gặt trong ngày Sabát, như các môn đồ đã làm) và nhấn mạnh chỉ ra họ đã sai lầm khi tố cáo Ngài, không phải vì sự giải thích sai ngày Sabát, mà vì Chúa Jêsus, là Chúa của ngày Sabát, Ngài có quyền vi phạm ngày Sabát.
Sự bàn luận của Chúa chúng ta, như Luca tóm lược đã dựa theo lời hứa đơn sơ nầy:
AI TRONG CÁC NGƯƠI DÁM QUYẾT ĐỊNH MÌNH LÀ NGƯỜI CÓ QUYỀN HAY KHÔNG CÓ QUYỀN TỰ DO VI PHẠM NGÀY SABÁT.
Chúng ta có thể đi thẳng vào chi tiết khi tìm cách nhìn thấy những điểm tương đồng giữa Chúa Jêsus và vua Đavít, hoặc xưng công bình sự vi phạm của Đavít khi ông dám ăn bánh trần thiết, và ông cho người của mình [các môn đồ] ăn nữa. Tuy nhiên, chúng ta không làm thế, vì mục đích còn mạnh mẽ hơn nữa khi chúng ta xem lời lẽ của Chúa là có giá trị.
Chúa Jêsus đã đáp lại những thắc mắc chuyên gây rối của người Pharisi với lời dạo đầu sâu sắc: “Vậy các ngươi chưa đọc…?” (câu 3). Người Pharisi là hạng học giả chuyên nghiệp về luật pháp. Đây là sự kêu gọi cao cả của họ trong cuộc sống, đấy là tiếng tăm của họ. Chúa Jêsus đã bắt đầu bằng cách hỏi những học giả nầy không biết họ có đọc phân đoạn Kinh Thánh mà Ngài vừa đề cập đến hay không!?! Đây là cách nói của Ngài: “Các ngươi thắc mắc thiệt là sơ đẳng, và thắc mắc tỏ ra các ngươi có một sự hiểu biết quá sơ sài về Kinh Thánh”. Những lời nói nầy giống như một cái tát tai vào mặt của số học viên kiêu ngạo về luật pháp.
Sự bàn luận của Chúa Jêsus đơn sơ đáng ngạc nhiên làm sao: “Vua Đavít đã phá vỡ luật pháp, và nếu vua ấy còn dám làm vậy, ta còn làm nhiều hơn nữa là”. Nói một cách nghiêm túc, Đavít đã phá vỡ văn tự của luật pháp khi ông ăn bánh mà chỉ có thầy tế lễ mới được phép ăn. Đavít cũng ban bánh nầy cho người của mình, và không bị xét đoán gì hết khi làm như vậy.
Tại sao người Pharisi không xét đoán hành động của vua Đavít? Đây là thắc mắc mà Chúa Jêsus dường như muốn nhấn mạnh. Mọi hành động của Đavít đã được xưng công bình bởi vài dòng tranh luận. Đavít đang đói bụng, người của ông cũng vậy. Ông sẽ chết mất nếu không có bánh nầy. Câu trả lời mà Chúa Jêsus đưa ra lại hoàn toàn khác. Chúa Jêsus muốn những kẻ chỉ trích Ngài phải nhìn nhận rằng họ không xét đoán mọi hành động của vua Đavít vì Đavít đã ăn bánh trần thiết. Đavít được người Pharisi sùng kính đến nỗi họ chẳng dám xét đoán mọi hành vi của ông ở đây, thậm chí một sự vi phạm thẳng thừng luật pháp.
Mục tiêu của dòng tranh luận nầy là sự nhấn mạnh vào con người. Nếu Đavít có thể phạm luật pháp (ngăn cấm bất kỳ ai trừ ra thầy tế lễ ăn bánh trần thiết) vì cớ ông là ai. Chúa Jêsus cũng có quyền phạm luật pháp, vì Ngài lớn hơn vua Đavít. Ai trong quý vị dám quyết định mình có quyền nầy!?! Vấn đề chính không phải là Chúa Jêsus có phạm hay không phạm ngày Sabát, mà là Chúa Jêsus là ai!?! Người dòng Pharisi đã từng chối bỏ Chúa Jêsus là Con Đức Chúa Trời, là Đấng Mêsi của Ysơraên, Ngài phải có trách nhiệm tuân giữ luật pháp. Chẳng có một sự phản kháng nào nghịch lại các phép lạ của Chúa Jêsus trong ngày Sabát (đối chiếu Luca 4.31-37) cho tới khi Chúa Jêsus bị người Pharisi chối bỏ.
Câu nói của Chúa Jêsus chỉ ra Ngài là ai, câu nói ấy mặc cho Ngài quyền vi phạm luật pháp: “Con người cũng là Chúa ngày sabát” (Luca 6.5). Từ ngữ “Con Người” chỉ được Luca sử dụng có một lần, và ở thời điểm người Pharisi chối bỏ quyền tha tội của Chúa Jêsus. Ý nghĩa tước hiệu nầy trong Cựu ước, được tìm thấy chủ yếu trong sách Êxêchiên, cho thấy rằng Đấng Mêsi sẽ tỏ ra mọi tội lỗi của dân Ysơraên, vì cớ đó Ngài sẽ bị chối bỏ và bị bắt bớ. Chúa Jêsus bắt đầu sử dụng tước hiệu dành cho chính mình Ngài ở những chứng cớ chối bỏ lần đầu tiên.
Phần thứ hai: “Chúa ngày sabát” còn quan trọng hơn nữa. Tôi tin phần nầy có ý nghĩa hai chiều. Thứ nhất, Chúa Jêsus đang xưng nhận ở đây là Chúa ngày Sabát theo ý nghĩa Ngài là sự ứng nghiệm mọi sự mà ngày Sabát làm hình bóng cho (đối chiếu Côlôse 2.16-17). Sự yên nghỉ mà ngày Sabát xưa đã hứa cho, nó đến trong Đấng Christ: “Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ” (Mathiơ 11.28).
Nếu Chúa Jêsus đã làm ứng nghiệm ngày Sabát bằng cách đến với sự yên nghỉ lớn lao hơn, thì mạng lịnh phải tuân giữ ngày Sabát có thể bị gạt qua một bên. Tại sao phải làm việc để được yên nghỉ dưới luật pháp trong khi Đấng Christ ban cho yên nghỉ ngoài luật pháp?
Hơn nữa, Chúa Jêsus là Chúa ngày Sabát theo ý nghĩa Ngài lớn lao hơn ngày Sabát, cho nên có thể gạt nó qua một bên. Là Chúa của ngày Sabát có nghĩa là cao cả hơn ngày Sabát. Khi Chúa Jêsus xưng Ngài là Chúa của ngày Sabát, Ngài đã xưng nhận mình lớn lao hơn ngày Sabát, có uy quyền hơn ngày Sabát, và nhờ đó có đủ tư cách hơn cả vua Đavít phá vỡ luật pháp liên quan tới ngày Sabát.
SỰ CHỮA LÀNH NGƯỜI CÓ BÀN TAY TEO (6.6-11)
Luca không ghi lại bất kỳ một phản ứng nào đối với lời biện hộ của Chúa Jêsus về hành động của các môn đồ. Tôi đoán chừng là người Pharisi đã bỏ đi, sững sờ, im lặng, và rầu rĩ. Sự cố ngày Sabát khác đã được Luca ghi lại trong những câu 6-11, theo người Pharisi, là một sự vi phạm của Chúa chúng ta, Ngài đã thực thi “công việc" chữa lành trong ngày Sabát.
Có một người hiện diện khi Chúa Jêsus dạy dỗ trong nhà hội vào ngày Sabát, người nầy có bàn tay teo. Những thầy thông giáo và người Pharisi vốn biết rõ sự có mặt của người nầy (có phải họ đã “cấy” người nầy vào đây?), và họ biết chắc là Chúa chúng ta sẽ chữa lành cho người ấy. Họ đang chờ dịp tiện, hầu cho họ có thể tố giác Ngài. Họ mong muốn người nầy được chữa lành, nhưng không phải vì ích cho người. Chúa Jêsus muốn người nầy được lành vì ích cho người. Chúa Jêsus có đúng không khi chỉ ra (theo câu chuyện của Mathiơ – Mathiơ 12.7), rằng nguyên tắc chính trong việc tuân giữ luật pháp, đặc biệt là luật lệ ngày Sabát, không phải là của lễ hay nghi thức, mà là sự thương xót!?! Những người Pharisi nầy chẳng có lòng thương xót gì đối với người có bàn tay teo, thế mà họ dám chắc Chúa Jêsus sẽ động lòng thương xót. Họ, trong việc thiếu mất lòng thương xót, đã tìm cách sử dụng lòng thương xót của Đấng Christ để nắm lấy lợi thế cho mình. Thật là trái ngược nơi bản chất của Chúa chúng ta và bản chất của những kẻ thù Ngài.
Tôi không biết người nầy có đến gần Chúa Jêsus hay không, hoặc giả ông ta nài xin được thương xót và được lành, hoặc chính người Pharisi hay người nào đó chỉ ông ta cho Chúa Jêsus thấy. Chúng ta được thuật cho biết là Chúa Jêsus vốn biết rõ người nầy, cũng như kế hoạch vu cáo Ngài (Luca 6.6-8). Thật là dễ dàng cho Chúa chúng ta tránh né cuộc xung đột nầy. Ngài chỉ cần bảo người nầy đến gặp Ngài ở một địa điểm khác hay thời điểm khác, làm vậy để tránh né cuộc công kích của người Pharisi.
Tuy nhiên Chúa Jêsus đã không làm vậy. Chúa Jêsus muốn đối mặt với vấn đề. Ngài đã gọi người nầy bước ra phía trước, trước mặt mọi người. Chúa Jêsus muốn biến việc chữa lành người nầy thành vấn đề của ngày Sabát. Đây là trọng tâm chính cuộc xung đột giữa Chúa Jêsus và các đối thủ của Ngài, là các thầy thông giáo và người người dòng Pharisi. Vấn đề mà Chúa Jêsus muốn đưa ra là mục đích của lời dạy về đạo lý. Tại sao luật ngày Sabát được ban bố ra? Người Pharisi nhắm vào những điểm cấm đoán, về những cái “đừng” trong cuộc sống. Còn Chúa Jêsus nhắm vào những điều “được”. Người Pharisi nghĩ rằng con người càng chịu đựng nhiều chừng nào (kiêng ăn, dâng phần mười), người ấy càng thuộc linh chừng nấy. Chúa Jêsus đã ăn và uống, một vấn đề tranh cãi trong phần văn mạch nối theo sau ngay lập tức.
Vì cớ đó, Chúa Jêsus đã đặt ra câu hỏi nầy, thực chất là:
CÓ PHẢI NGÀY SABÁT ĐƯỢC LẬP RA ĐỂ LÀM CHO CON NGƯỜI ĐAU KHỔ HƠN, HAY LÀ ĐƯỢC PHƯỚC HƠN? CÓ PHẢI NGÀY SABÁT ĐƯỢC LẬP RA VÌ PHƯỚC HẠNH CHO LOÀI NGƯỜI, HAY LÀ GÁNH NẶNG? NGÀY SABÁT ĐƯỢC LẬP RA ĐỂ LÀM LÀNH HAY LÀM DỮ?
Quan điểm của người Pharisi về ngày Sabát bất đắc dĩ lắm mới cho phép một người làm việc hầu giúp đỡ cho ai đó sắp qua đời, cho ai đó đang ở trong cảnh kinh khủng sẽ không sống nổi cho tới khi hết ngày Sabát. Còn người có bàn tay teo không phù hợp với phạm trù nầy, người cứ sống, bệnh của người chẳng đe doạ gì tới sự sống cả. Vì cớ đó người Pharisi tin rằng Chúa Jêsus sẽ đợi để chữa lành cho người nầy. Chúa Jêsus, bởi hành động của Ngài, đã dấy lên câu hỏi: “Sao?”
Chúa Jêsus nhìn quanh, tra vấn khán thính giả của Ngài, và, theo câu chuyện của Mác, Chúa Jêsus đã nổi giận vì sự cứng lòng của những kẻ tố cáo Ngài (Mác 3.5). Dường như Ngài muốn để cho câu chuyện ấy sụt sôi lên trong lý trí họ. Ngày Sabát để làm gì, làm cho con người thêm khổ, hay được phước? Nếu ngày Sabát để làm điều thiện, thì làm điều thiện vào ngày Sabát sao bị gọi là sai!?! Nếu ngày Sabát không được ban ra làm một ơn phước cho con người, thì làm điều thiện trong ngày Sabát sẽ là sai. Chỉ đơn giản như vậy thôi. Tại sao ngày Sabát được ban ra, vì điều lành hay điều dữ?
Chúa Jêsus đã trả lời cho câu hỏi bởi mọi việc làm của Ngài. Ngài bảo người kia hãy đưa tay ra (Bác sĩ Luca, tiện đây thông báo cho chúng ta biết rằng chính tay hữu của ông ta – đúng là chi tiết của người nầy!). Khi ông ta làm theo, thì bàn tay được chữa lành ngay. Tôi phải bật cười vì Chúa Jêsus đã không làm một điều gì mà chỉ có phán thôi. Ngài không chìa tay ra chạm tới người kia. Thậm chí Ngài không ra lệnh cho ông ta được trọn vẹn. Ngài bảo ông ta đưa bàn tay ra, ông ta liền làm theo, thì được chữa lành. Nói một cách nghiêm túc, phương thức Chúa Jêsus đã làm ra phép lạ nầy đã giữ cho Ngài không phá vỡ các luật lệ nghiêm ngặt và hợp pháp theo kiểu của người Pharisi.
Tuy nhiên, người Pharisi không thể cười nổi. Họ sôi sục với giận dữ (câu 11). Họ bỏ đi với sự tức tối, họ bàn bạc kỹ lưỡng với nhau (Mác thuật lại cho chúng ta biết rằng họ, gồm cả kẻ thù của họ nữa, là người thuộc đảng Hêrốt, và họ đã bàn luận phải giết Chúa Jêsus như thế nào, Mác 3.6) cũng như phải làm sao để bắt Chúa Jêsus.
Người Pharisi bây giờ đã trở thành kẻ thù cay đắng của Chúa Jêsus. Họ chẳng thích thú gì khi đi theo Ngài. Họ không còn rộng mở trước sự kiện Ngài là Đấng Mêsi nữa. Họ chỉ mong muốn gạt bỏ Ngài, là điều khả thi đối với họ sau đó, trong dự tính của Đức Chúa Trời, có thể đạt được. Cuộc tranh cãi về ngày Sabát, đối với họ, là điều nhỏ nhặt sau cùng. Chúa Jêsus và họ đã bị bế tắc trong một trận chiến không thể hoà giải được bao lâu họ còn kháng cự Con Đức Chúa Trời và cứ miệt mài trong tội lỗi của họ (Họ không chịu ăn năn, họ đã kiêng ăn để vờ như họ đã ăn năn rồi mà thôi).
Phần kết luận
Phân đoạn Kinh Thánh còn bày tỏ sâu xa hơn tình trạng tội lỗi của người dòng Pharisi và sự dại dột của họ khi giải thích và ứng dụng ngày Sabát. Chúng ta có thể tiếp thu vài nguyên tắc quan trọng từ phân đoạn nầy. Hãy để tôi tóm tắt chúng trong phần kết luận.
(1) KHÔNG CÓ MỘT MỐI LIÊN HỆ TRỰC TIẾP NÀO TÁC ĐỘNG GIỮA VIỆC LÀM THEO LUẬT PHÁP VÀ SỐNG ĐẠO.
Người Pharisi đã kết luận sai khi cho rằng qua việc [giải thích] tuân giữ luật pháp, họ sẽ được xem là công bình. Họ tưởng rằng tuân theo luật pháp bảo đảm cho tình trạng đạo đức. Điều nầy luôn luôn là sai lầm. Một người bạn của tôi đã nói, có nhiều sai phạm không phải là tội lỗi và có nhiều tội lỗi không phải là sai phạm. Làm chứng đạo, đánh vào mông con trẻ khi nó không vâng lời, và nhóm lại tại gia giống như ở nhà thờ có thể là bất hợp pháp, nhưng đấy không phải là tội lỗi vì đây chỉ là những hành động trái đạo đức thôi. Cũng vậy, phá thai bây giờ là hợp pháp, nhưng nó vẫn là một hành động trái luân lý. Tuân theo luật pháp và sống đạo không giống nhau. Những người làm theo luật pháp không nhìn thấy điều nầy, và vì thế họ luôn luôn hướng vào luật pháp vì những lý do không đúng. Người an định trên luật pháp vẫn là tội nhân. Thực vậy, mục đích của luật pháp không bao giờ làm cho người ta được nên công bình, song chứng minh con người là tội nhân.
(2) KHÔNG CÓ MỘT MỐI LIÊN HỆ TRỰC TIẾP NÀO GIỮA SỰ GIẢI THÍCH LUẬT PHÁP CỦA CHÚNG TA VÀ BẢN THÂN LUẬT PHÁP.
Người Pharisi rõ ràng đã nhầm lẫn hay mù quáng trong cách giải thích của họ về luật pháp với bản thân luật pháp. Nói cách khác, những sự giải thích của họ về luật pháp là uy quyền tối hậu. Tôi tin rằng Chúa chúng ta không tranh chấp điểm nầy lúc bấy giờ ít nhất là vì hai lý do. Thứ nhất, Ngài muốn bày tỏ ra quyền tự do của Ngài đối với luật pháp, chớ không phải từ sự lý giải của họ đối với luật pháp. Thứ hai, Ngài biết rằng họ không thể và không bằng lòng phân biệt hai điều nầy (sự hiểu biết của họ về luật pháp xuất phát từ bản thân luật pháp). Chúng ta giải thích không đúng Lời của Đức Chúa Trời, thậm chí những sai sót của chúng ta, xác định quan điểm của chúng ta, và hạng người bất đồng với chúng ta cho đấy là tội đáng chết. Chúng ta hãy coi chừng về việc đặt sự am hiểu của chúng ta về lẽ thật với chính lẽ thật ngang bằng với nhau. Thường thì có một sự khác biệt lớn lắm.
(3) CÁC GIỚI LUẬT CỦA LUẬT PHÁP PHẢI ĐƯỢC ÁP DỤNG THEO ÁNH SÁNG CỦA CÁC NGUYÊN TẮC LỜI ĐỨC CHÚA TRỜI.
Đối với người làm theo luật pháp, chính văn tự của luật pháp, chớ không phải tinh thần của luật pháp là tối thượng. Những người làm theo luật pháp, giống như một đại biểu IRS quan liêu (tôi không quơ đũa cả nắm đâu), không nhìn vào mục đích của luật pháp, mà chỉ nhìn vào luật pháp đã thành văn tự. Thật là rùng rợn khi nhìn thấy những người làm theo luật pháp có thể làm theo với bất kỳ một điều luật nào khi họ từ chối không chịu giải thích điều luật ấy theo ánh sáng của tinh thần mà nó ban ra trong đó.
Tôi tin rằng Bài Giảng Trên Núi, như đã được ghi lại trong câu chuyện của Mathiơ, là sự giải thích luật pháp Cựu ước của Chúa chúng ta, không căn cứ vào văn tự của luật pháp, mà căn cứ vào tinh thần. Trong bài giảng nầy, Chúa Jêsus đặt sự giải thích của Ngài đối lập với cách lý giải của người Pharisi. Trong vấn đề nầy, Chúa Jêsus tìm cách chứng tỏ rằng sự giải luận của Ngài về luật pháp Cựu ước là phù hợp với mục đích nguyên thuỷ của Đức Chúa Trời khi luật pháp được ban ra. Luật pháp nhờ đó được giải thích theo cách giới hạn nội dung nguyên thuỷ của nó, hơn là tuân theo luật pháp cách cứng ngắt.
Ở Hoa kỳ, chúng ta có một minh hoạ về tình trạng gây hại của việc làm theo luật pháp. Tối Cao Pháp Viện được dựng nên để làm một uy quyền tối hậu, toà án tối hậu, theo ý nghĩa của luật pháp. Toà án nầy giải thích luật pháp theo ánh sáng của mục đích mà luật pháp đã đượcviết ra lúc nguyên thuỷ. Không may, Tối Cao Pháp Viện giờ đây đã trở thành một hội đồng lập luật phụ thuộc, không còn xem xét các luật lệ theo những giới hạn mục đích của bộ khung hiến pháp, mà bởi những tiêu chuẩn và mục đích mà họ muốn hoàn thành. Thảm hại làm sao! Thật giống như chủ nghĩa luật pháp của người Pharisi, họ đang tìm cách đưa chương trình nghị sự của họ vào luật pháp của Đức Chúa Trời.
(4) CÁC GIỚI LUẬT CỦA LUẬT PHÁP PHẢI ĐƯỢC HIỂU RÕ VÀ ỨNG DỤNG THEO ÁNH SÁNG CỦA NHÂN VẬT BAN RA CHÚNG.
Từ những gì chúng ta biết rõ về người Pharisi, họ đã có một nhận định rất méo mó về Đức Chúa Trời. Nếu họ tưởng họ đã sống rất tin kính, họ cũng tưởng là họ đã sống y như Đức Chúa Trời vậy. Vì thế, họ thích xem Đức Chúa Trời là một con người ít có niềm vui, và nhiều đau thương hơn. Sự thánh khiết không được chiếu cố đến trong những hành động tích cực, xác định giống như trong những điều mà người ta không làm theo.
Quan điểm của một người về Đức Chúa Trời sẽ được hình thành trong phương thức người đó giải thích và ứng dụng các mạng lệnh của Đức Chúa Trời. Cho nên, mang lấy một hình ảnh tiêu cực về Đức Chúa Trời (tôi có nên sửa lại từ “hình ảnh” hay không?), một người phải nhận định các mạng lịnh theo ánh sáng tiêu cực nhất của họ. Hãy dành ra một phút để suy nghĩ về điều nầy. Thiết tưởng quý vị làm việc cho một công ty có một bộ chính sách dành cho mọi nhân công của mình. Nếu quý vị có một nhân viên quản lý nghiêm khắc, quý vị sẽ giải thích các luật lệ một cách dè dặt. Nếu, mặt khác, quý vị có khuynh hướng giải thích các luật lệ của công ty một cách phóng khoáng hơn. Quý vị sẽ không hề gặp phải điều tệ hại nhất.
Chúa Jêsus xưng Ngài là Đức Chúa Trời, như người Pharisi đã biết rõ, nhưng Ngài không phù hợp với quan điểm của họ nhìn về Đức Chúa Trời. Chúa Jêsus cũng như tiên tri Giôna tương tự đã phản ảnh một Đức Chúa Trời đầy lòng thương xót và giàu ơn, một Đức Chúa Trời vui thích trong sự cứu rỗi con người. Giôna và người Pharisi không có lòng thương xót, theo như Chúa Jêsus đã chỉ ra (Mathiơ 9.13; 12.7; Ôsê 6.6). Hãy lưu ý rằng trong cả hai trường hợp tham khảo của Chúa chúng ta về Ôsê 6.6 trong Mathiơ, điều nầy được nói tới người Pharisi. Chúa Jêsus quá tử tế, quá lo toan, quá tha thứ, quá mật thiết với hạng tội nhân. Một quan điểm nghiêm khắc về Đức Chúa Trời đã dẫn người Pharisi đến một sự giải thích khắc nghiệt về luật pháp. Nhận biết Đấng Lập Luật là một trong những chìa khoá quan trọng nhất cho sự hiểu biết các luật lệ mà Ngài đã lập ra.
(5) LUẬT PHÁP PHẢI ĐƯỢC GIẢI THÍCH VÀ ỨNG DỤNG THEO ÁNH SÁNG CỦA GIAO ƯỚC MÀ LUẬT PHÁP LÀ MỘT PHẦN TRONG ĐÓ.
Hãy dành một phút suy nghĩ về điều nầy. Thí dụ, tại sao chúng ta không sống dưới các luật lệ của Đệ Tam Quốc Xã, hay của nước Nga hiện nay? Lý do rất giản đơn: Mọi luật lệ là phần định nghĩa cách xử sự mà nhà cầm quyền đòi hỏi. Bản chất của nhà cầm quyền xác định bản chất của luật pháp. Một chính quyền vô thần sẽ có những luật lệ ngăn cấm những sự nhóm lại của tôn giáo, thờ phượng, hay truyền bá đạo. Một chính quyền cộng sản thực sự sẽ có những luật lệ ngăn cấm vấn đề tự do. Luật pháp là một sự phản ảnh của chính quyền, một sự gạn lọc và xác định cuộc sống phải được sống như thế nào dưới thể loại chính quyền nầy. Thậm chí một sự thay đổi về quyền cai trị ở nước Mỹ (theo quan điểm của một người bảo thủ) có thể tác động quan trọng vào các luật lệ mới đã được thông qua và luật lệ hiện hành phải được giải thích và củng cố ra sao.
Chúng ta phải nhớ rằng các luật lệ trong ngày Sabát, như 10 Điều Răn, là một phần của giao ước cũ, Giao ước với Môise. Chúa Jêsus đã giải thích rồi cho người Pharisi biết rằng các ngươi không thể pha trộn cái cũ với cái mới. Lý do tại sao Chúa chúng ta vẫn có và bào chữa cho quyền gạt luật pháp qua một bên vì đó là một phần của giao ước cũ, là thứ cần phải bỏ đi, gạt qua một bên, được thay thế bằng những điều răn tốt hơn, mới hơn của giao ước mới. Người Pharisi không thể hiểu được, hay ít nhất phải chấp nhận sự thật trật tự cũ (cùng với luật lệ cũ) phải qua đi thôi.
Tôi không có ý nói rằng 10 Điều Răn cùng đòi hỏi của Giao ước với Môise chẳng thích đáng với Cơ đốc nhân ở thế kỷ 20. Tôi không có ý cho rằng ngày hôm nay chúng ta phải giải thích và ứng dụng luật pháp Cựu ước theo ánh sáng của sự kiện Đấng Christ đã gạt qua một bên trật tự cũ và đã thiết lập trật tự mới.
(6) QUÝ VỊ LÀ AI MÀ DÁM QUYẾT ĐỊNH SẼ PHỤC HOẶC KHÔNG PHỤC THEO LUẬT PHÁP!?!
Đavít, Chúa chúng ta đã nhắc cho những kẻ chỉ trích Ngài nhớ, có quyền vi phạm luật pháp cấm bất kỳ ai ăn bánh trần thiết trừ ra thầy tế lễ. Thầy tế lễ, vì cớ họ là thầy tế lễ, có quyền ăn bánh trần thiết, và họ có thể vi phạm ngày Sabát bằng cách dâng của lễ trong đền thờ. Còn Chúa Jêsus, là Đức Chúa Trời nhập thể, Ngài tự do ở ngoài luật pháp, Ngài phán như vậy vì Ngài là Tác Giả của luật pháp. Quý vị và tôi không thể lấy một quyển sách đã được viết ra rồi, được sữa chữa, được đem in, thay đổi từ ngữ của nó, song tác giả của nó có quyền đó, vì đấy là công việc của ông ta. Cũng một thể ấy, Đức Chúa Jêsus không phục theo luật pháp, và không bị bắt buộc phải giữ ngày Sabát. Đấng Christ tình nguyện đặt chính mình Ngài ở dưới luật pháp, trong chỗ của tội nhân, hầu cho Ngài có thể gánh lấy hình phạt của luật pháp, và cứu chuộc loài người ra khỏi quyền lực của sự chết qua luật pháp.
Mọi hành động và lời nói của Chúa Jêsus trong phân đoạn Kinh Thánh nầy rất quan trọng, theo nguyên tắc chúng dạy dỗ ở cấp độ một phút thôi những gì Ngài sẽ đạt được trên một bình diện rộng rãi hơn. Chúa Jêsus không xưng nhận mình có quyền gạt ngày Sabát qua một bên, Ngài đang xưng nhận quyền gạt bỏ toàn bộ luật pháp. Bằng cách làm thoả mãn mọi đòi hỏi của luật pháp mà chẳng phạm tội, và bằng cách chịu chết cho luật pháp trong chỗ của tội nhân, Chúa Jêsus đã gạt luật pháp qua một bên. Chịu chết cho luật pháp, Đấng Christ phục sinh không còn ở dưới luật pháp nữa, Ngài đã đầu phục chính mình Ngài trong sự chết đó. Mọi hành động trong ngày Sabát của Chúa chúng ta là nguyên mẫu công tác của Ngài trên thập tự giá.
Đưa nguyên tắc nầy đi quá phần ứng dụng trực tiếp vào Chúa chúng ta, chúng ta cũng có thể nói rằng các môn đồ của Chúa Jêsus đều được cung ứng cho quyền hạn và sự tự do giống như Chúa của họ đã xưng nhận vậy. Không những Đavít được phép phá vỡ luật pháp và ăn bánh trần thiết, cũng một thể ấy đối với tùy tùng của ông. Không những Chúa Jêsus được tự do ở ngoài luật pháp, cũng một thể ấy với các môn đệ của Ngài. Sự nô lệ hay tự do của chúng ta là sản phẩm tạo ra bởi mối tương giao của chúng ta với Đấng Christ, hoặc chúng ta thiếu mối tương giao đó. Người nào đang “ở trong Đấng Christ” đều có đặc ân chia sẻ mọi sự mà Ngài đã đạt được cho họ.
(7) NGUYÊN TẮC CỦA SỰ XUYÊN TẠC: NHỮNG VIỆC TỐT LÀNH MÀ ĐỨC CHÚA TRỜI BAN CHO, CHÚNG RẤT MAU CHÓNG VÀ DỄ DÀNG BỊ CON NGƯỜI TỘI LỖI LÀM HƯ HOẠI VÀ LÀM CHO ĐỒI BẠI ĐI.
Satan ngay từ lúc ban đầu, đã tìm cách ngăn trở mọi ơn phước của Đức Chúa Trời, đã làm cho chúng thành ra một lời rủa sả. Mạng lịnh của Đức Chúa Trời: ấy là Ađam và Êva có quyền ăn mọi cây trái trừ ra một cây là vì phước hạnh cho họ. Satan mau bước vào để làm cho sự ngăn cấm của Đức Chúa Trời thành ra điều ác. Trong Rôma 7 Phaolô dạy cho chúng ta biết rằng luật pháp là tốt lành, nhưng tội lỗi làm cho luật pháp ấy bị hỏng đi, hầu cho luật pháp được sử dụng để cám dỗ loài người phạm tội. Cũng một thể ấy, luật Sabát, được ban ra vì sự tốt lành của con người, đã bị người Pharisi làm hỏng đi.
(8) NHẬN THỨC CỦA MỘT NGƯỜI VỀ MỤC ĐÍCH CỦA LUẬT PHÁP CÓ MỌI SỰ PHẢI LÀM VỚI SỨC TÁC ĐỘNG MUỐN VÂNG THEO NÓ.
Nếu tôi xem Đức Chúa Trời là khắc nghiệt và không có tình cảm, và luật pháp Ngài là hạn chế và lắm phiền toái, thì tôi sẽ làm mọi sự tôi có thể làm để tránh né sự dạy dỗ của nó. Tôi sẽ phân biệt giữa niềm vui, sở thích của tôi, và các mạng lệnh của Đức Chúa Trời. Điều nầy quả là rất chính xác theo những gì người Pharisi đã làm. Vì mọi điều họ nói ra về việc tuân giữ luật pháp, người Pharisi đã biến thành hạng chuyên gia trong việc lẫn tránh mọi điều răn của nó. Chính những điều mà Đức Chúa Trời hay đòi hỏi (lòng thương xót chẳng hơn), người Pharisi không thể tránh né được, và ngay cả việc cảm thấy công bình khi làm theo như vậy.
Tôi đi tới phần kết luận mà tác giả Thi thiên đã có được cách đây lâu lắm rồi – luật pháp là tốt lành, bổ ích, và là một điều vui thích phải tuân theo – tôi sẽ phấn đấu học theo nó, hiểu rõ nó, và rồi áp dụng nó:
“Phước cho những người trọn vẹn trong đường lối mình, đi theo luật pháp của Đức Giê-hô-va, Hỡi Đức Giê-hô-va, đáng ngợi khen Ngài. Xin dạy tôi các luật lệ Ngài. Tôi lấy môi thuật lại Các mạng lịnh miệng Chúa phán ra. Tôi vui mừng về đường chứng cớ Chúa, như thể vui mừng về của cải hiếm hiệm. Tôi sẽ suy gẫm về giềng mối Chúa, chăm xem đường lối của Chúa. Tôi ưa thích luật lệ Chúa, sẽ chẳng quên lời của Chúa. Tôi yêu mến luật pháp Chúa biết bao! Trọn ngày tôi suy gẫm luật pháp ấy” (Thi thiên 119.1, 12-16, 97).
Mọi điều răn của Đức Chúa Trời, Cựu hay Tân ước, đều được xem là phước hạnh, một niềm vui khi bày tỏ ra. Ngày nay quan điểm ấy ai cũng cần hết. Đó không phải là tinh thần tuân theo luật pháp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét