Thứ Tư, 26 tháng 5, 2010

Luca 22.7-23: "TIỆC THÁNH"



Phần giới thiệu
Các sự cố quanh lễ Tiệc Thánh
Xuất xứ: Lễ Vượt Qua
Xuất Êdíptô ký
Lêvi ký
Dân số ký
Phục truyền luật lệ ký
Những sự chuển bị cho Lễ Vượt Qua (22.7-13)
Tiệc Thánh (22.14-23)
Các đặc điểm của Tiệc Thánh
Ý nghĩa bữa ăn
Lễ kỷ niệm và Chúa Jêsus
Lễ kỷ niệm và Hội Thánh
Lời cảnh cáo cho kẻ phản bội Ngài
Bài 68:

TIỆC THÁNH

(Luca 22.7-23)
Mathiơ 26.17-30: “Trong ngày thứ nhứt ăn bánh không men, môn đồ đến gần Đức Chúa Jêsus mà thưa rằng: Thầy muốn chúng tôi dọn cho thầy ăn lễ Vượt qua tại đâu? Ngài đáp rằng: Hãy vào thành, đến nhà một người kia, mà nói rằng: Thầy nói: Giờ ta gần đến; ta và môn đồ ta sẽ giữ lễ Vượt qua trong nhà ngươi. Môn đồ làm y như lời Đức Chúa Jêsus đã dạy mà dọn lễ Vượt qua. Đến tối, Ngài ngồi ăn với mười hai sứ đồ. Khi đương ăn, Ngài phán rằng: Quả thật, ta nói cùng các ngươi rằng có một người trong các ngươi sẽ phản ta. Các môn đồ lấy làm buồn bực lắm, và lần lượt hỏi Ngài rằng: Lạy Chúa, có phải tôi không? Ngài đáp rằng: Kẻ nào để tay vào mâm với ta, ấy là kẻ sẽ phản ta. Con người đi, y theo lời đã chép về Ngài; song khốn nạn thay cho kẻ phản Con người! Thà nó chẳng sanh ra thì hơn! Giu-đa là kẻ phản Ngài cất tiếng hỏi rằng: Thưa thầy, có phải tôi chăng? Ngài phán rằng: Thật như ngươi đã nói. Khi đương ăn, Đức Chúa Jêsus lấy bánh, tạ ơn rồi, bẻ ra đưa cho môn đồ mà rằng: Hãy lấy ăn đi, nầy là thân thể ta. Ngài lại lấy chén, tạ ơn rồi, đưa cho môn đồ mà rằng: Hết thảy hãy uống đi; vì nầy là huyết ta, huyết của sự giao ước đã đổ ra cho nhiều người được tha tội. Ta phán cùng các ngươi, từ rày về sau, ta không uống trái nho nầy nữa, cho đến ngày mà ta sẽ uống trái nho mới cùng các ngươi ở trong nước của Cha ta. Khi đã hát thơ thánh rồi, Đức Chúa Jêsus và môn đồ đi ra mà lên núi, Ô-li-ve”.
Luca 22.7-23: “Đến ngày lễ ăn bánh không men, là ngày người ta phải giết con sinh làm lễ Vượt Qua, Đức Chúa Jêsus sai Phi-e-rơ và Giăng đi, mà phán rằng: Hãy đi dọn lễ Vượt Qua cho chúng ta ăn. Hai người trong: Thầy muốn chúng tôi dọn lễ ấy tại đâu? Ngài đáp rằng: Khi các ngươi vào thành, sẽ gặp một người mang vò nước; hãy theo người vào nhà. và nói cùng chủ nhà rằng: Thầy phán cùng ngươi rằng: Phòng khách là chỗ ta sẽ ăn lễ Vượt Qua với môn đồ ta ở đâu? Chủ nhà sẽ chỉ cho một cái phòng rộng và cao, đồ đạc sẵn sàng; các ngươi hãy dọn ở đó. Hai môn đồ đi, quả gặp những đều như Ngài đã phán, bèn dọn lễ Vượt Qua. Đến giờ, Ngài ngồi bàn ăn, các sứ đồ cùng ngồi với Ngài. Ngài phán rằng: Ta rất muốn ăn lễ Vượt Qua nầy với các ngươi trước khi ta chịu đau đớn. Vì, ta nói cùng các ngươi, ta sẽ không ăn lễ nầy nữa cho đến khi lễ ấy được trọn trong nước Đức Chúa Trời. Ngài bèn cầm chén, tạ ơn, rồi phán rằng: Hãy lấy cái nầy phân phát cho nhau. Vì, ta nói cùng các ngươi, từ nay ta sẽ không uống trái nho nữa, cho tới khi nước Đức Chúa Trời đến rồi. Đoạn, Ngài cầm lấy bánh, tạ ơn xong, bẻ ra phân phát cho môn đồ, mà phán rằng: Nầy là thân thể ta, đã vì các ngươi mà phó cho; hãy làm sự nầy để nhớ đến ta. Khi ăn xong, Ngài cũng làm như vậy, lấy chén đưa cho môn đồ, mà phán rằng: Chén nầy là giao ước mới trong huyết ta vì các ngươi mà đổ ra.... Vả lại, nầy, bàn tay kẻ phản ta ở gần ta, nơi bàn nầy. Con người đi, theo như điều đã chỉ định; nhưng khốn cho người nầy phản Ngài! Môn đồ bèn hỏi nhau trong bọn mình ai là người sẽ làm điều đó”.
Mác 14.12-26: “Ngày thứ nhứt về lễ ăn bánh không men, là ngày giết chiên con làm lễ Vượt Qua, các môn đồ thưa cùng Đức Chúa Jêsus rằng: Thầy muốn chúng tôi đi dọn cho thầy ăn lễ Vượt Qua tại đâu? Ngài sai hai môn đồ đi, và dặn rằng: Hãy vào thành, sẽ gặp một người xách vò nước; cứ theo sau, hễ người vào nhà nào, các ngươi sẽ nói cùng chủ nhà ấy rằng: Thầy phán: Cái phòng ta sẽ dùng ăn lễ Vượt Qua với môn đồ ta ở đâu? Chính kẻ đó sẽ chỉ cho các ngươi một cái phòng lớn trên lầu có đồ đạc sẵn sàng, hãy dọn tại đó cho chúng ta. Vậy, hai môn đồ đi ra mà vào thành, gặp mọi điều như lời Ngài đã phán, rồi dọn lễ Vượt Qua. Buổi chiều, Ngài đến với mười hai sứ đồ. Đang ngồi ăn, Đức Chúa Jêsus phán rằng: Quả thật, ta nói cùng các ngươi, trong vòng các ngươi có một kẻ ngồi ăn cùng ta, sẽ phản ta. Các môn đồ bèn buồn rầu lắm, cứ lần lượt mà thưa cùng Ngài rằng: Có phải tôi chăng? Ngài đáp rằng: Ấy là một trong mười hai người, là người thò tay vào mâm cùng ta. Vì Con người đi, y như lời đã chép về Ngài; song khốn cho kẻ phản Con người! Thà nó chẳng sanh ra thì hơn. Khi đang ăn, Đức Chúa Jêsus lấy bánh, tạ ơn, đoạn bẻ ra trao cho các môn đồ, mà phán rằng: Hãy lấy, nầy là thân thể ta. Ngài lại cầm chén, tạ ơn, rồi trao cho các môn đồ, và ai nấy đều uống. Ngài phán rằng: Nầy là huyết ta, huyết của sự giao ước đổ ra cho nhiều người. Quả thật, ta nói cùng các ngươi, ta không uống trái nho nầy nữa, cho đến ngày ta sẽ uống trái nho mới trong nước Đức Chúa Trời. Khi đã hát thơ thánh rồi, Chúa và môn đồ đi ra đặng lên núi ô-li-ve”.
PHẦN GIỚI THIỆU:
Câu chuyện kể lại một cơn phấn hưng lớn đã nổ ra qua chức vụ của một nhà truyền đạo nổi tiếng trong những ngày qua. Đã có nhiều sự tích khác nhau thuật lại phần đáp ứng của nhà truyền đạo ấy trong đêm mà quyền phép Thánh Linh Đức Chúa Trời đáp đậu trên khán thính giả, khiến cho nhiều người phải ăn năn mà chạy đến với đức tin cứu rỗi trong huyết của Đức Chúa Jêsus Christ. Một quyển sách đã mô tả lại cái đêm dài cầu nguyện khuấy động linh hồn đó. Một thời gian sau, có một nhà lãnh đạo Cơ đốc có cơ hội yêu cầu vị ca trưởng, là người đi kèm với nhà truyền đạo kể lại những gì đã xảy ra trong đêm hôm ấy, sau khi họ trở về nhà rồi. Vị ca trưởng cho biết rằng thay vì cầu nguyện kỉnh kiền, lâu dài, nhà truyền đạo, đã kiệt sức do những đòi hỏi lúc ban ngày, đã nhào vào giường ngủ của mình với câu nói: “Lạy Chúa, chúc ngủ ngon, con mệt rồi”.
Câu chuyện của người nầy kể lại rất đáng tin. Nhưng với khoảng thời gian trôi qua, các câu chuyện dường như thường được tô điểm thêm. Những câu chuyện dân gian thuật lại trong gia đình thường theo phương thức nầy. Các câu chuyện kể về cuộc tranh chiến trong thời gian ở Thần học viện của tôi đã được thêm thắt rất nhiều so với nhiều năm trước đây. Khi thời gian trôi qua, chúng ta có khuynh hướng nâng cao và làm cho quá khứ thêm phần khiếp sợ, khiến cho những câu chuyện về các sự cố trong quá khứ của chúng ta ra long trọng hơn là đích thực nữa. Đây chỉ là một hiện tượng của con người mà thôi. Chúng ta mong điều ấy phải xảy ra, rồi phần lớn chúng ta có khuynh hướng xem nhẹ những truyện tích trong quá khứ, phải chịu thiệt vì những chỗ được thổi phồng lên một khi chúng đi kèm với lịch sử.
Hãy quan sát từ quan điểm nhận định nầy — trông mong quá khứ được tôn vinh — chúng ta thấy câu chuyện của Luca (và, cũng như các câu chuyện tin lành khác) nói tới bữa tiệc thánh rất ngắn gọn và chẳng có tô điểm thêm thắt gì hết, thật đáng ngạc nhiên. Trong khoảng 30 đến 50 năm sau sự chết, sự sống lại, và sự thăng thiên của Chúa, tin lành của Luca mới được viết ra. Mặc dù suốt thời gian trôi qua, và về ý nghĩa quan trọng của “bữa tiệc của Chúa” hay “bữa ăn thông công”, Luca cũng như các trước giả khác đều không chú trọng về sự kỷ niệm Lễ Vượt Qua sau cùng, ngay trước khi Chúa chúng ta chịu chết. Tôi không nói rằng lễ kỷ niệm nầy là không quan trọng đâu, mà đúng hơn, vì cớ tầm quan trọng của Lễ ấy, tôi mong đây sẽ là một câu chuyện có nhiều tình tiết. Tính cách ngắn gọn nầy là chỗ căng thẳng đầu tiên trong một số chỗ “căng thẳng của phân đoạn Kinh thánh”.
Cũng có nhiều chỗ căng thẳng khác nữa. Tại sao lại có nhiều khoảng trống như thế để dành cho sự sửa soạn bữa ăn Lễ Vượt Qua cũng như cho sự dự phần vào bữa ăn ấy chứ? Hơn nữa, tại sao Chúa Jêsus lại hăng hái dự lễ Vượt Qua như thế, một khi nó báo trước và thậm chí tán thưởng sự chết của Ngài chứ? Sau cùng, tại sao lại có sự lo toan như thế (kể cả một sự xoá bỏ đôi chỗ trong phân đoạn) trong câu chuyện của Luca nói tới bàn tiệc của Chúa, mà rõ ràng trong đó thứ tự về bánh và rượu lại bị đảo lộn?
Các sự cố quanh Lễ Tiệc Thánh
Trước khi chúng ta bắt đầu xem xét kỹ chỗ dự phần vào Lễ Vượt Qua, chúng ta hãy dừng lại trong một phút để tự nhắc nhớ mình về bối cảnh rộng rãi hơn có chứa sự cố nầy. Các cấp lãnh đạo tôn giáo người Do thái tại thành Jerusalem đã quyết định rồi, nghĩa là Chúa Jêsus phải chết (không nhắc tới Laxarơ, Giăng 11.47-53; 12.9-10). Sau bữa ăn tại nhà Simôn người phung, ở đó Mary đã xức dầu cho chơn của Chúa Jêsus, “phung phí” số dầu thơm đắt tiền của nàng trên Ngài, Giuđa đã quyết định phản bội Chúa, hắn tới gặp các thầy tế lễ cả, và đã nhận lãnh số tiền trả công (Mathiơ 26.14-16; Luca 22.1-6). Chúa Jêsus đã thực hiện chuyến vào thành đắc thắng trong Jerusalem, và sau khi Ngài thanh tẩy đền thờ, những tia lửa thực sự bắt đầu bung ra, với các cấp lãnh đạo tôn giáo đang ra từng nổ lực để làm cho Ngài bị mất tiếng tăm đi, hoặc để đưa Ngài vào chỗ rối rắm với nhà cầm quyền La mã (Luca 20.19-20). Khi các nổ lực nầy, cũng như mọi nổ lực của họ hòng xâm nhập vào các đẳng cấp môn đồ của Chúa chúng ta đều đã thất bại cách đáng thương, các thầy tế lễ cả rất đỗi vui mừng khi thấy Giuđa đến với kế sách mà hắn đã hiến cho họ. Giờ đây chỉ cần đúng cơ hội mà thôi. Cơ hội nầy có thể là việc tổ chức Lễ Vượt Qua của Chúa, cùng với các môn đồ Ngài.
Ngay tại bữa ăn, một số sự cố đã diễn ra. Dường như việc rửa chơn môn đồ của Chúa là khoản đầu tiên nằm trên chương trình nghị sự (Giăng 13.1-20). Trong bữa ăn, một lần nữa (đối chiếu Mathiơ 26.20-25; Mác 14.17-21), nếu không phải là nhiều lần (Luca 22.21-23), Chúa đã nói tới kẻ phản bội Ngài. Bữa ăn dường như phải kể tới một vài (có lẽ hầu hết) yếu tố truyền khẩu trong kỳ Lễ Vượt Qua, và thêm nữa, phần bắt đầu Lễ Tiệc Thánh của Chúa, với những câu nói mà tôi e các môn đồ đã từng nghe nói về bữa ăn Lễ Vượt Qua (Luca 22.19-20). Tin lành của Giăng tránh không cung ứng cho chúng ta phần mô tả khác về nghi thức nầy. Ông, không giống như các trước giả kia, kể tới một sứ điệp mà ai cũng biết là “bài giảng trên phòng cao” (Giăng 14-16), được kết thúc bởi lời “cầu thay” giống như thầy tế lễ cả cho các môn đồ Ngài, lời cầu thay nầy được thốt ra trong suốt thời gian ăn lễ, hay có lẽ về sau trong vườn Ghếtsêmanê (Giăng 17). Các sách tin lành cộng quan (Mathiơ, Mác, và Luca) ghi lại phần bàn bạc của các môn đồ về ai sẽ là người lớn nhứt, cùng với phần đáp ứng của Chúa chúng ta (đối chiếu Luca 22.24-3), lời lẽ đặc biệt của Chúa nói với Phierơ là người quá tự tín (Luca 22.31-34), rồi kế đó lời lẽ của Ngài về việc phải sửa soạn để đối mặt với một thế giới thù nghịch (Luca 22.35-38). Với bữa tiệc nầy có hát một bài thánh ca rồi đi thẳng ra vườn Ghếtsêmanê, Chúa chúng ta đã cầu nguyện ở đó, mà chẳng cần có sự phụ giúp nào từ phía các môn đồ (Luca 22.39-46). Kế đó là sự bắt bớ Chúa Jêsus, kết thúc bằng việc Ngài bị phó cho đóng đinh trên thập tự giá.
Tiêu điểm của mọi sự nầy là để nhắc cho quí vị nhớ bữa tiệc là một thời gian rất dài, trong suốt thời gian nầy Lễ Vượt Qua đã được ghi nhớ, và Tiệc Thánh của Chúa cũng đã được khai mào. Cũng trong khoảng thời gian nầy một sự chú trọng về phần dạy dỗ đã diễn ra, như Giăng đã ghi lại. Bữa ăn được gọi là “Tiệc Thánh” ấy chỉ là một phần trong một toàn thể lớn lao. Vì cớ đó, chúng ta phải nghiên cứu và giải thích sự kiện nầy theo một nội dung rộng lớn hơn.
Xuất xứ: Lễ Vượt Qua
Ôn lại sơ lược ý nghĩa bữa ăn của Lễ Vượt Qua trước khi chúng ta xem xét phần kỷ niệm Lễ Vượt Qua lần sau cùng của Chúa chúng ta cũng rất có lợi. Tôi nghĩ thật là quan trọng khi bắt đầu phần chú ý vào những nhận xét nầy của Plummer, một trong những học giả nổi tiếng, là người đã viết phần chú giải cổ điển sách Luca:
“… chúng ta đang ở trong sự nghi ngờ (1) nghi thức phục sinh lúc bấy giờ; (2) phạm trù nghi thức phục sinh Chúa Jêsus noi theo trong lần kỷ niệm ngoại lệ nầy; … ”
Trong thời buổi nầy tái diễn lại Lễ Vượt Qua rất được người ta ưa thích, phô bày ra biết bao nhiêu yếu tố mang dấu biểu tượng, yếu tố có tính cách tiên tri. Tuy nhiên, những phần mô tả nầy về nghi thức Lễ Vượt Qua không ra từ Kinh thánh, mà ra từ truyền khẩu — những lời truyền khẩu không nhất thiết chính xác, và thậm chí nếu chúng đúng chính xác đi nữa, chúng ta không dám chắc rằng chúng phản ảnh một đức tin chơn thật cùng sự vâng theo Lời của Đức Chúa Trời. Xin phép để tôi nhắc cho quí vị nhớ rằng Chúa Jêsus thường quở trách người Do thái về các lời truyền khẩu của họ. Chúng ta không dám chắc những lời truyền khẩu nầy hoàn toàn chính xác, cũng không dám chắc rằng Chúa Jêsus cá nhân Ngài đã tuân giữ chúng. Cho nên, tôi muốn đưa ra một lời giải thích rút tỉa từ những thông tin mà Kinh thánh cung ứng cho.
Bản thân Lễ Vượt Qua đã khởi sự lúc dân Israel ra khỏi Ai cập. Câu nói mà Môise nói với Pharaôn là câu nói ra từ Đức Chúa Trời: “Hãy để cho dân Ta đi …”, đã bị Pharaôn thách thức: “Ai là Đức Chúa Trời, tại sao ta phải vâng theo Người?” Những trận dịch lệ là câu trả lời của Đức Chúa Trời cho câu hỏi nầy. Nhưng trong khi Pharaôn thường đồng ý phóng thích dân Israel, ông ta lại từ chối khi áp lực được rút lại. Trận dịch sau cùng là trận đánh chết con đầu lòng của người Ai cập, dẫn tới Israel được phóng thích. Những con đầu lòng của người Israel được buông tha bởi sự kỷ niệm Lễ Vượt Qua lần đầu tiên. Các con sinh Lễ Vượt Qua đã bị giết, và huyết chúng được bôi trên mày cửa. Khi thiên sứ sự chết nhìn thấy huyết bôi trên mày cửa, Ngài “vượt qua” ngôi nhà đó. Sự kỷ niệm nầy được tổ chức hàng năm một lần trong dân Israel, với một số quy định:
Xuất Êdíptô ký
“Vậy, ăn thịt đó, phải như vầy: Dây lưng cột, chân mang giày, tay cầm gậy, ăn hối hả; ấy là lễ Vượt-qua của Đức Giê-hô-va…Các ngươi hãy ghi ngày đó làm kỷ niệm; trải các đời hãy giữ làm một lễ cho Đức Giê-hô-va, tức là một lễ lập ra đời đời. Trong bảy ngày phải ăn bánh không men: vừa đến ngày thứ nhất, hãy dẹp men khỏi nhà đi; vì hễ ai ăn bánh có men từ ngày thứ nhất cho đến ngày thứ bảy, thì sẽ bị truất ra khỏi Y-sơ-ra-ên. Ngày thứ nhất, sẽ có một sự nhóm hiệp thánh; qua ngày thứ bảy các ngươi cũng sẽ có một sự nhóm hiệp thánh nữa. Trong mấy ngày đó chẳng nên làm công việc chi, chỉ lo sắm đồ ăn cho mỗi người cần ăn mà thôi. Vậy, các ngươi hãy giữ lễ bánh không men, vì chánh ngày đó ta rút quân đội các ngươi ra khỏi xứ Ê-díp-tô; nên chi, trải các đời phải giữ ngày đó như một lễ lập ra đời đời. Ngày mười bốn tháng giêng, chiều lại, các ngươi sẽ ăn bánh không men cho đến chiều ngày hai mươi mốt tháng đó. Trong bảy ngày không nên còn thấy men tại nhà các ngươi; vì bất luận người ngoại bang hay là người bổn xứ, hễ ai ăn bánh có men sẽ bị truất khỏi hội chúng Y-sơ-ra-ên. Chớ nên ăn bánh có men; khắp nơi các ngươi ở đều phải ăn bánh không men…Đức Giê-hô-va phán cùng Môi-se và A-rôn rằng: Đây là luật lệ về lễ Vượt-qua: Phàm người ngoại bang chẳng được ăn lễ đó…Khi một khách ngoại bang nào kiều ngụ nhà ngươi, muốn giữ lễ Vượt-qua của Đức Giê-hô-va, thì mọi người nam của họ phải chịu phép cắt bì; đoạn, họ mới được đến gần giữ lễ nầy, và được coi như người sanh trong xứ. Nhưng ai không chịu phép cắt bì, thì chẳng được ăn đâu (Xuất Êdíptô ký 12.11, 14-20, 43, 48).
“Ngươi chớ dâng huyết của con sinh tế ta cùng bánh pha men; thịt của con sinh về lễ Vượt-qua chớ nên giữ đến sáng mai” (34.25).
Lêvi ký
“Đến ngày mười bốn tháng giêng, vào buổi chiều tối, ấy là lễ Vượt-qua của Đức Giê-hô-va (23.5).
Dân số ký
“Vậy, Môi-se nói cùng dân Y-sơ-ra-ên để họ giữ lễ Vượt-qua…Vả, có mấy người vì cớ xác chết mà bị ô uế, không được giữ lễ Vượt-qua trong ngày đó, bèn đến trước mặt Môi-se và A-rôn…Hãy nói cùng dân Y-sơ-ra-ên rằng: Khi một người trong vòng các ngươi hay là trong vòng hậu-đại các ngươi bị ô uế vì cớ xác chết, hoặc mắc đi xa, thì cũng buộc phải giữ lễ Vượt-qua cho Đức Giê-hô-va…chớ nên để chi còn dư lại đến sáng lai, và cũng chẳng nên bẻ gãy những xương; phải giữ theo mọi luật lệ về lễ Vượt-qua vậy. Nhưng còn ai tinh sạch và không có đi xa, nếu chẳng giữ lễ Vượt-qua thì sẽ bị truất khỏi dân sự mình: vì người ấy chẳng dâng của lễ cho Đức Giê-hô-va trong kỳ nhất định; người sẽ mang lấy tội mình. Khi một khách ngoại bang kiều ngụ giữa các ngươi mà muốn giữ lễ Vượt-qua cho Đức Giê-hô-va, thì phải giữ theo lệ định và luật pháp về lễ Vượt-qua. Đồng có một luật lệ cho các ngươi, cho khách ngoại bang, và cho người nào sanh tại trong xứ” (9.4, 6, 10, 12-14).
“Ngày mười bốn tháng giêng, phải giữ lễ Vượt-qua cho Đức Giê-hô-va” (28.16).
Phục truyền luật lệ ký
“Hãy giữ tháng lúa trỗ làm lễ Vượt qua cho Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, vì ấy trong tháng lúa trỗ, mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, đang ban đêm đem ngươi ra khỏi xứ Ê-díp-tô. Tại trong nơi mà Đức Giê-hô-va sẽ chọn để danh Ngài ở, ngươi phải dùng con sinh bằng bầy chiên và bầy bò, dâng làm lễ Vượt qua cho Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi…Ngươi không được giết con sinh về lễ Vượt qua trong một thành nào mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi ban cho ngươi; nhưng chỉ trong nơi mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi sẽ chọn để danh Ngài ở; ấy là nơi mà ngươi phải giết con sinh về lễ Vượt qua, vào lối chiều, vừa khi mặt trời lặn, nhằm giờ mà ngươi đã ra khỏi xứ Ê-díp-tô” (16.1-2, 5-6).
Có một số quy định và điều lệ cho việc tuân giữ Lễ Vượt Qua, như có thể thấy từ các phân đoạn Kinh thánh trên đây. Thứ nhứt, Lễ Vượt Qua chỉ được dự bởi những người nào mặc lấy đức tin của Israel. Không một người nào “chưa chịu phép cắt bì” được phép ăn lễ ấy. Điều nầy chẳng loại trừ dân Ngoại nào đã tiếp nhận đức tin của Israel, có phép cắt bì làm chứng cho. Thứ hai, Lễ Vượt Qua phải được tuân giữ vào ngày 14 của tháng thứ nhứt, ngay đúng thời điểm dân Israel ăn thịt chiên con Lễ Vượt Qua lần đầu tiên trong xứ Ai cập. Con thú phải bị giết vào buổi chiều ngày 14, và bữa ăn tiếp theo sau đó một thời gian ngắn. Thứ ba, không một cái xương nào của con thú bị bẻ gãy, và không được giữ một món nào thừa lại cho đến ngày hôm sau. Thứ tư, kỷ niệm Lễ Vượt Qua cũng bắt đầu Lễ Bánh Không Men. Không một thứ men nào được sử dụng, và tất cả men phải bị dẹp bỏ hết ra khỏi nơi ở của người Israel trong ngày thứ nhứt của kỳ lễ. Sau cùng, con sinh Lễ Vượt Qua phải bị giết đúng chỗ mà Đức Chúa Trời đã ấn định (Phục truyền luật lệ ký 16.2, 5-6), về sau được ấn định rõ là thành Jerusalem.
Những sự chuẩn bị cho Lễ Vượt Qua (22.7-13)
“Đến ngày lễ ăn bánh không men, là ngày người ta phải giết con sinh làm lễ Vượt Qua, Đức Chúa Jêsus sai Phi-e-rơ và Giăng đi, mà phán rằng: Hãy đi dọn lễ Vượt Qua cho chúng ta ăn. Hai người trong: Thầy muốn chúng tôi dọn lễ ấy tại đâu? Ngài đáp rằng: Khi các ngươi vào thành, sẽ gặp một người mang vò nước; hãy theo người vào nhà. và nói cùng chủ nhà rằng: Thầy phán cùng ngươi rằng: Phòng khách là chỗ ta sẽ ăn lễ Vượt Qua với môn đồ ta ở đâu? Chủ nhà sẽ chỉ cho một cái phòng rộng và cao, đồ đạc sẵn sàng; các ngươi hãy dọn ở đó. Hai môn đồ đi, quả gặp những đều như Ngài đã phán, bèn dọn lễ Vượt Qua”.
Có một sự khẫn cấp đáng chú ý trong câu 7, vì đã đến thời điểm chiên con Lễ Vượt Qua phải bị giết. Lễ Vượt Qua phải được tổ chức tại thành Jerusalem, và chiên con phải bị giết và ăn đúng giờ ấn định. Tin lành của Mathiơ còn nhấn mạnh ở đây:
“Ngài đáp rằng: Hãy vào thành, đến nhà một người kia, mà nói rằng: Thầy nói: Giờ ta gần đến; ta và môn đồ ta sẽ giữ lễ Vượt qua trong nhà ngươi. Môn đồ làm y như lời Đức Chúa Jêsus đã dạy mà dọn lễ Vượt qua” (Mathiơ 26.18-19).
Chúa Jêsus đã sai hai môn đồ Ngài đi lo liệu những sự chuẩn bị cần thiết, hai trong số các môn đồ tin cậy nhất, là Phierơ và Giăng. Có hai trong ba người ở “vòng trong” ba môn đồ (là Phierơ, Giacơ, và Giăng), Chúa Jêsus đôi lúc đem họ đi theo, tách biệt với những người khác (đối chiếu Luca 9.28). Khi sai hai trong số các môn đồ đáng tin cậy của Ngài đi lo liệu Lễ Vượt Qua có gì quan trọng không? Điều nầy rõ ràng trong chi tiết mà Chúa Jêsus đã ban ra như địa điểm bữa ăn Lễ Vượt Qua được dọn ra.
Nếu tôi là Phierơ hay là Giăng, không cứ cách nào đó tôi sẽ lấy làm lo bởi các chi tiết của Chúa Jêsus. Ngài không đưa ra tên và địa chỉ của người có được những sự chuẩn bị cần thiết. Khi quí vị suy nghĩ tới điều nầy, có một loại chiều kích “trinh thám” trong câu chuyện nầy. Các môn đồ được sai đi với một tư thế săn tìm báu vật. Họ phải tìm cho ra một địa điểm bằng việc đi vào thành, rồi gặp một người, người nầy sẽ được nhận dạng là đang mang một vò nước. Kinh thánh không nói người nầy sẽ trao đổi với họ, nhưng họ phải đi theo người đến ngôi nhà mà người ấy bước vào. Ở đó, người chủ nhà (giả sử là một người khác) sẽ được hỏi thăm cho biết phòng khách ở chỗ nào, là nơi “Thầy” sẽ ăn Lễ Vượt Qua với các môn đồ Ngài.
Nếu Chúa Jêsus không đưa ra những huấn thị nầy, có lẽ ai đó sẽ không làm theo chương trình nầy. Chắc chắn có một sự tương tự trong các huấn thị nầy với những điều đã ban ra cho “hai” môn đồ (vô danh) đi nhận lấy con lừa để Chúa Jêsus cỡi vào thành Jerusalem với một tư thế “đắc thắng” (Luca 19.30-31). Mục đích cho từng hai người nầy có những sự chuẩn bị giống như nhau, và vì thế đòi hỏi một tình trạng mơ hồ không rõ ràng trong mỗi trường hợp.
Các cấp lãnh đạo tôn giáo tại thành Jerusalem đã quyết định rồi, Chúa Jêsus phải bị loại trừ, trước đó (đối chiếu Giăng 7), và bây giờ với lối quyết định dứt khoát hơn nữa sau khi làm cho Laxarơ sống lại từ kẻ chết (đối chiếu Giăng 11.45-53). Việc duy nhất các cấp lãnh đạo tôn giáo cần là kín đáo. Họ muốn bắt Chúa Jêsus, tránh khỏi những cặp mắt tò mò của đoàn dân đông, là những người đang hướng theo Chúa Jêsus, họ dám nổi loạn trước cảnh Chúa Jêsus bị bắt và bị các cấp lãnh đạo tôn giáo kết án tử hình (đối chiếu Luca 19.47-48; 20.19-20; 22.3-6).
Luca đưa ra câu chuyện nói tới sự Giuđa kết ước với các thầy tế lễ cả và các viên chức (22.3-6) ngay trước khi các huấn thị của Chúa về sự chuẩn bị tiệc thánh (22.7-13). Trình tự các sự cố nầy rất quan trọng, vì nếu Giuđa biết trước địa điểm Lễ Vượt qua được dọn, hắn sẽ sắp đặt cho Chúa Jêsus bị bắt tại nơi ấy. Và đây sẽ là một thời điểm lý tưởng, vì mọi người sẽ không có mặt ngoài đường phố, họ bận dự bữa ăn với gia đình của họ. Chúa đã ban ra những huấn thị cho thấy chắc chắn bữa ăn nầy sẽ không bị ngắt quãng, và sự Ngài bị bắt sẽ diễn ra ở trong vườn Ghếtsêmanê, vào cuối đêm hôm ấy.
Theo phần ứng dụng, chúng ta thấy có một lẽ thật kỳ diệu trong mấy câu nầy. Bất cứ lúc nào Đức Chúa Trời thực sự kêu gọi chúng ta làm một việc gì đó mà chúng ta cảm thấy chưa sẵn sàng và ở những lúc kết quả không được tốt, chúng ta sẽ khám phá ra Ngài đã có mặt, đi trước chúng ta, đã chuẩn bị mọi thứ cần thiết rồi. Hai môn đồ chắc chắn sẽ không thấy “tự chủ” trong bối cảnh nầy, cũng giống như hai môn đồ ra đi để nhận lãnh con lừa để Ngài cỡi vào thành, họ sẽ cảm thấy mọi việc đều chưa rõ ràng cho lắm. Thế nhưng trong mỗi trường hợp, sự việc lại rất rõ ràng: họ thấy mọi việc đều đúng chính xác y như Chúa Jêsus đã mô tả cho họ. Trong khi các môn đồ chưa đủ sức tin chắc những việc ấy sẽ bày ra, thì chúng đã hiển hiện.
Quí vị có thấy chính bản thân mình đang ở trong một trạng huống mà quí vị tin chắc rằng Đức Chúa Trời đang dẫn dắt quí vị bắt tay làm hay nói ra một việc, nhưng quí vị thực sự không biết những việc ấy có bày ra hay không? Quí vị có bao giờ làm một việc gì trong sự vâng phục với lòng tin chắc mình đang được Đức Thánh Linh dẫn dắt, rồi nhận thấy rằng Ngài đã có mặt ở đó trước khi quí vị tới nơi không? Khi Đức Chúa Trời bảo chúng ta làm một việc gì đó mà Ngài đã trù tính, Ngài sẽ luôn luôn đi trước chúng ta, dọn đường cho chúng ta. Mọi sự chúng ta cần là vâng lời, tin chắc rằng mọi việc sẽ bày ra đúng y như Ngài đã dự trù. Trong khi chúng ta không biết được hậu quả giống như hai môn đồ kia trong phân đoạn Kinh thánh của chúng ta, chúng ta dám chắc rằng mọi việc rồi sẽ thể hiện ra y như Đức Chúa Trời đã ấn định cho nó vậy. Tuyệt diệu làm sao khi bước đi trong sự vâng theo ý chỉ và lời của Ngài, và trông thấy Ngài đang mở ra cho chúng ta nhiều cánh cửa trước mặt chúng ta, dọn đường cho chúng ta. Và tuyệt diệu làm sao khi biết rõ những gì Đức Chúa Trời không dặn bảo chúng ta: ấy là vì ích cho chúng ta.
Tiệc thánh (22.14-23)
“Đến giờ, Ngài ngồi bàn ăn, các sứ đồ cùng ngồi với Ngài. Ngài phán rằng: Ta rất muốn ăn lễ Vượt Qua nầy với các ngươi trước khi ta chịu đau đớn. Vì, ta nói cùng các ngươi, ta sẽ không ăn lễ nầy nữa cho đến khi lễ ấy được trọn trong nước Đức Chúa Trời. Ngài bèn cầm chén, tạ ơn, rồi phán rằng: Hãy lấy cái nầy phân phát cho nhau. Vì, ta nói cùng các ngươi, từ nay ta sẽ không uống trái nho nữa, cho tới khi nước Đức Chúa Trời đến rồi. Đoạn, Ngài cầm lấy bánh, tạ ơn xong, bẻ ra phân phát cho môn đồ, mà phán rằng: Nầy là thân thể ta, đã vì các ngươi mà phó cho; hãy làm sự nầy để nhớ đến ta. Khi ăn xong, Ngài cũng làm như vậy, lấy chén đưa cho môn đồ, mà phán rằng: Chén nầy là giao ước mới trong huyết ta vì các ngươi mà đổ ra.... Vả lại, nầy, bàn tay kẻ phản ta ở gần ta, nơi bàn nầy. Con người đi, theo như điều đã chỉ định; nhưng khốn cho người nầy phản Ngài! Môn đồ bèn hỏi nhau trong bọn mình ai là người sẽ làm điều đó”.
Các đặc điểm của Tiệc Thánh
Khi chúng ta bắt đầu xem xét bữa “tiệc thánh”, chúng ta hãy khởi sự bằng cách xem xét một số đặc điểm của sự cố nầy.
(1) “Tiệc thánh” là một mảng của một tổng thể. Trong các sách tin lành cộng quan Mathiơ, Mác, và Luca, câu chuyện nói tới phần tổ chức của “tiệc thánh” rất ngắn, nhưng trong sách tin lành Giăng, bữa tiệc thánh ấy không được ghi lại. Sách tin lành Giăng cung ứng cho chúng ta một câu chuyện đầy đủ hơn về sự dạy của Chúa chúng ta nơi cơ hội nầy, mà ai cũng biết là “Bài Giảng Trên Phòng Cao”.
(2) Câu chuyện nói về bữa “tiệc thánh” không những là ngắn gọn, câu chuyện nầy không phải “đọc đi đọc lại” hầu nâng cao sự hiểu biết biến cố nầy theo ánh sáng của các biến cố tới sau, tỉ như sự chết của Đấng Christ trên thập tự giá. Câu chuyện nầy không phải đọc lại cho tới chừng sách Công vụ các sứ đồ cùng các thư tín trong Tân ước tỏ ra ý nghĩa đầy đủ của “mối thông công”. Luca chờ cho tới sau nầy mới nói ra ý nghĩa nầy. Luca đang mô tả sự cố từ quan điểm lịch sử của những người đã có mặt tại chỗ, chớ không phải từ quan điểm của các thánh đồ nhìn xem sự cố theo những ý nghĩa giới hạn đã được thêm thắt vào ánh sáng của thập tự giá.
(3) Bữa “tiệc thánh” là bữa tiệc sau cùng trong đó nó đánh dấu sự cuối cùng của một số mệnh và lối vào của một số mệnh khác. Bữa tiệc nầy thiết lập kỹ nguyên của “giao ước mới” và quyết định (tại thập tự giá) phần kết cuộc thời kỳ “giao ước cũ”. “Tiệc thánh” là bữa tiệc độc nhất vô nhị, không bao giờ tái diễn nữa. Bữa tiệc ấy là phần kết của một chương, và là phần mở đầu của một chương mới.
(4) Bữa “tiệc thánh” là phần khánh thành một qui định của “Hội thánh” mới, dù Hội thánh vẫn chưa được công nhận vào lúc bấy giờ. Hội thánh sẽ quay trở lại với lễ kỷ niệm nầy như gốc rễ lịch sử cho sự Hội thánh kỷ niệm “mối tương giao”, nhưng các môn đồ không nắm lấy sự mới mẻ của cách kỷ niệm nầy lúc bấy giờ.
(5) Ý nghĩa và tầm quan trọng của cách tổ chức bữa “tiệc thánh” nầy hoàn toàn bị các môn đồ bỏ qua. Họ không hiểu Chúa Jêsus đang làm gì, và họ lo bận suy nghĩ về lai lịch của kẻ phản bội, tình trạng buồn rầu của họ, và ai sẽ là người lớn nhất trong vòng họ.
(6) Chúa Jêsus không tìm cách giải thích cho các môn đồ Ngài, tại điểm nầy, mọi sự mà Ngài đang làm có ý nghĩa như thế nào!?! Thực vậy, trong sự dạy đầy đủ hơn của tin lành Giăng, rõ ràng là họ không hiểu chi hết.
(7)Với sự tuân giữ lễ, tiệc thánh không phải là một dịp vinh quang. Không màng tới việc các hoạ sĩ sẽ hoạ bữa tiệc thánh như thế nào, đây là thời điểm lộn xộn, sợ hãi, và tự túc nơi phần của các môn đồ. Chúa Jêsus là một món quà duy nhất, Ngài biết rõ ý nghĩa những gì Ngài đang làm.
(8) “Tiệc thánh” là một sửa đổi sự tuân giữ của Cựu ước về Lễ Vượt Qua. Nhưng có rất ít thông tin cung ứng cho chúng ta về “nghi thức” mà Chúa chúng ta đã tuân giữ, thậm chí Chúa Jêsus đã noi theo nghi thức thông thường của người Do thái trong thời đó. Phần kỷ niệm hoàn toàn xa lạ đối với sự kỷ niệm Lễ Vượt Qua trong Cựu ước, mà Chúa chúng ta đã thêm vào.
(9) Trạng thái của bữa “tiệc thánh”, đặc biệt đối với các môn đồ, bị khống chế bởi sự ảm đạm vì Chúa bị phản bội và vì sự chết sau đó của Ngài trên thập tự giá. Các môn đồ không biết chuyện gì sắp sửa xảy ra, nhưng đã có một tình trạng đau buồn, nặng nề, trong tâm linh của họ, họ nhận biết một điềm xấu gì đó sắp sửa xảy ra.
(10) Mặc dù vậy và ngược lại với các môn đồ, Chúa Jêsus đã tiếp cận bữa tiệc với thái độ sốt sắng: “Ta rất muốn ăn lễ Vượt Qua nầy với các ngươi trước khi ta chịu đau đớn” (câu 15).
Ý nghĩa bữa ăn
Sau khi chúng ta làm quen với nội dung và các đặc điểm của bữa “tiệc thánh” nầy, giờ đây tôi muốn hướng sự chú ý của chúng ta vào ý nghĩa của biến cố nầy, như Chúa Jêsus tỏ ra ý nghĩa ấy cho các môn đồ ở đây. Có một vấn đề với phân đoạn nầy, như quí vị sẽ biết. Vấn đề cơ bản, ấy là có quá nhiều “chén” ở đây, và trình tự các sự cố do Luca cung cấp dường như ngược lại với cách trình bày của các sách tin lành khác. Một giải pháp dễ dàng là lui lại với phần kỷ niệm đã diễn ra lúc kỷ niệm Lễ Vượt Qua, và chỉ ra rằng đã có nhiều “chén”. Giải pháp mà một số nhà sao chép xưa kia dường như đã thực hiện là loại trừ nửa phần sau của câu 19 và toàn bộ câu 20.
Lễ kỷ niệm và Chúa Jêsus
“Ngài phán rằng: Ta rất muốn ăn lễ Vượt Qua nầy với các ngươi trước khi ta chịu đau đớn. Vì, ta nói cùng các ngươi, ta sẽ không ăn lễ nầy nữa cho đến khi lễ ấy được trọn trong nước Đức Chúa Trời”.
Lễ kỷ niệm và Hội thánh
“Đoạn, Ngài cầm lấy bánh, tạ ơn xong, bẻ ra phân phát cho môn đồ, mà phán rằng: Nầy là thân thể ta, đã vì các ngươi mà phó cho; hãy làm sự nầy để nhớ đến ta. Khi ăn xong, Ngài cũng làm như vậy, lấy chén đưa cho môn đồ, mà phán rằng: Chén nầy là giao ước mới trong huyết ta vì các ngươi mà đổ ra....”
Câu chuyện của Luca, đột ngột hơn hai câu chuyện kia, nhấn mạnh sự thật là “bữa tiệc thánh” có hai ý nghĩa phân biệt. Cái chén không còn là vấn đề nữa khi xem xét từ cấu trúc của Luca. Các câu 15-18 chỉ ra ý nghĩa của Lễ Vượt Qua là nói tới Chúa Jêsus. Khi nói tới “ăn” [bánh] và “uống” ý nói tới Ngài là Đấng Mêsi của Israel. Lý do tại sao Ngài dám nói rằng Ngài ao ước cách sốt sắng muốn ăn Lễ Vượt Qua được tỏ ra trong câu 16: Ngài sẽ không ăn lễ nữa cho tới chừng sự ứng nghiệm của nó trong Nước của Đức Chúa Trời. Cũng vậy đối với chén. Ngài sẽ không uống chén ấy nữa cho tới khi nào nước Đức Chúa Trời được trọn.
Bây giờ, đây là điểm rất quan trọng, tôi tin như thế. Thường thì chúng ta có khuynh hướng nhìn xem Lễ Vượt Qua như là hình bóng nói tới sự chết của Đấng Christ trên thập tự giá. Chúa Jêsus, trong mấy câu 14-18, Ngài nhìn qua bên kia thập tự giá, mà đến với mão triều thiên. Niềm vui mừng đặt trước mặt Ngài là Vương quốc, và sự thương khó của thập tự giá là phương thức niềm vui nầy sẽ được nhận biết. Vì vậy, Chúa Jêsus nhắm vào niềm vui mừng về sự ứng nghiệm của Lễ Vượt Qua, được khích lệ và đủ sức chịu đựng thập tự giá vì cớ sự vui mừng đó.
Việc ăn Lễ Vượt Qua đầu tiên bao gồm cả việc giết chiên con Lễ Vượt Qua, nhưng việc giết chiên con nầy đã được làm ra để giải cứu những con đầu lòng của Israel khỏi chết. Giết chiên con là bước sửa soạn cho việc ra khỏi Ai cập, Pharaôn đã phóng thích họ ra khỏi Ai cập, sự họ băng ngang qua Biển Đỏ, cùng lối của họ vào trong đất Hứa. Vì vậy, việc giết chiên con Lễ Vượt Qua không những nhắm vào việc bảo tồn mạng sống của con đầu lòng, mà còn nhắm vào việc chiếm lấy Vương quốc được hứa cho nữa. Cũng một thể ấy, Chúa Jêsus đã xem Lễ Vượt Qua nầy có tính cách tiên tri, là phần tiên đoán trước về sự đến của Vương quốc, và về điều nầy Ngài có thể vui mừng.
Đối với các môn đồ (và quả thực, đối với người Do thái) bữa ăn Lễ Vượt Qua đã có một ý nghĩa rất khác biệt. Đối với họ đây là sự cuối cùng của một trật tự, và là cửa ngõ của trật tự khác. Bữa ăn nầy là sự kết thúc giao ước Môise, và khánh thành giao ước mới, là giao ước mà tiên tri Giêrêmi đã nói tiên tri trước (Giêrêmi 31.31). Đức Chúa Trời đã hứa với Ápraham giao ước mà ai cũng nhận biết, và hoàn thành qua sự trung tín vâng phục, và qua cái chết của Đấng Mêsi, cái chết của Ngài sẽ khánh thành một trật tự mới, dựa theo giao ước mới. Ý nghĩa đầy đủ của bữa ăn, và của sự chết của Chúa, chúng ta sẽ nắm bắt được sau khi có sự chết và sự sống lại của Ngài. Ngay thời điểm nầy sẽ chẳng môn đồ nào nắm bắt được.
Lời cảnh cáo cho kẻ phản bội Ngài
Họ đã mau chóng bối rối bởi những điều Chúa Jêsus đã nói ra kế đó. Ngài nói cho họ biết sẽ có kẻ phản bội Ngài, và kẻ phản Ngài hiện đã có mặt tại bàn ăn, là một người trong số họ (câu 21). Ngay thời điểm khi sự chối bỏ, sự thương khó, và sự chết của Chúa Jêsus tới đến, ở đây Ngài đang trao đổi lần cuối với Giuđa, cảnh cáo hắn về số phận đang chờ đợi hắn nếu hắn cứ bước theo chương trình mà hắn sẽ phản Ngài. Cả uy quyền của Đức Chúa Trời cùng trách nhiệm của con người đều bị đặt dưới lời lẽ của Chúa Jêsus. “Con người đi, theo như điều đã chỉ định; nhưng khốn cho người nầy phản Ngài!” (câu 22). Thật đáng buồn làm sao! Vì Giuđa đã không nghe theo lời cảnh cáo nầy.
Thật là đáng buồn khi một người sống gần gũi với Cứu Chúa như thế, đã nghe nhiều như thế, mà lại không chịu tin theo. Có bao nhiêu người tự nghĩ mình là hạng thánh đồ, khi thực sự họ chính là muông sói, chớ không phải chiên, hạng người tôn giáo giả dối, chớ không phải Cơ đốc nhân (đối chiếu Mathiơ 7.13-23). Giuđa đã bị cảnh cáo. Hắn đã được thúc giục phải xây khỏi đường lối của mình, nhưng hắn không chịu. Bi thảm thay cho con người nầy.
Các môn đồ thì khác hẳn với Giuđa. Điểm khác biệt chính, giữa Giuđa với 11 người kia, ấy là họ đã tin, họ đã được cứu, còn Giuđa thì không. Giuđa không mất cái mà hắn từng có, vì hắn không hề có cái đó. Còn các môn đồ thì cũng giống như Giuđa, họ chỉ suy nghĩ chủ yếu là về bản thân họ, mà chẳng suy nghĩ gì tới Chúa Jêsus. Họ cũng đang tìm kiếm lợi ích riêng của họ. Và vì vậy, họ bàn luận với nhau xem ai là kẻ phản Chúa Jêsus mau chóng đổi thành cuộc luận bàn xem ai là lớn nhất trong số họ. Thật là đặc thù – họ và chúng ta.
Trong những thời điểm “thuộc linh” nhất, trong những nghi thức chung quanh kỉnh kiền nhất, những ham muốn tội lỗi của chúng ta vẫn đang hiện diện. Ý nghĩa của Lễ Vượt Qua, và ý nghĩa tiệc thánh của Chúa chẳng có gì phải làm với những điều chúng ta thêm vào đấy, mà chỉ có việc phải làm với những điều chính Đấng Christ đã làm ra. Chúng ta có thể vui mừng nơi một mình Ngài. Điều đáng ngạc nhiên, ấy là các môn đồ và thậm chí cả Giuđa nữa, vì mọi tội lỗi của họ, đã không huỷ phá bữa ăn nầy vì Cứu Chúa. Họ không phá huỷ nó vì Ngài đã tuân giữ nó theo ánh sáng những gì Đức Chúa Trời đang làm, chớ không phải theo những gì con người đang làm. Nghi thức chẳng có ích chi hết, quí bạn ơi, chỉ có ích lợi trong Đấng Christ mà thôi. Chính mọi điều Ngài đã làm đang cung ứng cho ý nghĩa về mặt nghi thức. Nguyện chúng ta đến gần bàn tiệc của Chúa giống như Cứu Chúa đã đến gần vậy, với niềm vui mừng và sự tán thưởng, không những quay nhìn lại, mà còn nhìn tới trước ngày ấy khi nước Đức Chúa Trời sẽ hiện đến.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét