Thứ Ba, 18 tháng 5, 2010

Luca 11.1-13: "XIN DẠY CHÚNG TÔI CẦU NGUYỆN"



Phần giới thiệu
Chỗ căng thẳng của phân đoạn Kinh Thánh
Sách Luca, “Tin Lành cầu nguyện”
Cấu trúc của phân đoạn Kinh Thánh
Lời cầu xin của môn đồ (11.1)
Khuôn mẫu cho sự cầu nguyện: thứ tự của sự cầu nguyện (11.2-4).
Động lực cho sự cầu nguyện của các môn đồ (11.5-13).
Kết luận.
BÀI 38
XIN DẠY CHÚNG TÔI CẦU NGUYỆN
(Luca 11.1-13)
“Có một ngày, Đức Chúa Jêsus cầu nguyện ở nơi kia. Khi cầu nguyện xong, một môn đồ thưa Ngài rằng: Lạy Chúa, xin dạy chúng tôi cầu nguyện, cũng như Giăng đã dạy môn đồ mình. Ngài phán rằng: Khi các ngươi cầu nguyện, hãy nói: Lạy Cha! danh Cha được thánh; nước Cha được đến; xin cho chúng tôi ngày nào đủ bánh ngày ấy; xin tha tội chúng tôi, vì chúng tôi cũng tha kẻ mích lòng mình; và xin chớ đem chúng tôi vào sự cám dỗ! Đoạn, Ngài phán cùng môn đồ rằng: Nếu một người trong các ngươi có bạn hữu, nửa đêm đến nói rằng: Bạn ơi, cho tôi mượn ba cái bánh, vì người bạn tôi đi đường mới tới, tôi không có chi đãi người. Nếu người kia ở trong nhà trả lời rằng: Đừng khuấy rối tôi, cửa đóng rồi, con cái và tôi đã đi ngủ, không dậy được mà lấy bánh cho anh; ta nói cùng các ngươi, dầu người ấy không chịu dậy cho bánh vì là bạn mình, nhưng vì cớ người kia làm rộn, sẽ dậy và cho người đủ sự cần dùng. Ta lại nói cùng các ngươi: Hãy xin, sẽ ban cho; hãy tìm, sẽ gặp; hãy gõ cửa, sẽ mở cho. Vì hễ ai xin thì được, ai tìm thì gặp, và sẽ mở cửa cho ai gõ. Trong các ngươi có ai làm cha, khi con mình xin bánh mà cho đá chăng? Hay là xin cá, mà cho rắn thay vì cá chăng? Hay là xin trứng, mà cho bò cạp chăng? Vậy nếu các ngươi là người xấu, còn biết cho con cái mình vật tốt thay, huống chi Cha các ngươi ở trên trời lại chẳng ban Đức Thánh Linh cho người xin Ngài!” (Luca 11.1-13).
Phần giới thiệu
Tôi cần phải xưng tội ở đây. Tôi chưa hề cầu nguyện theo lời được gọi là bài cầu nguyện của Chúa. Lạm dụng bài cầu nguyện ấy là lý do tại sao tôi phải kềm lòng mình lại. Trong câu chuyện của Mathiơ, bài cầu nguyện của Chúa có câu nầy đứng ở đàng trước:
“Vả, khi các ngươi cầu nguyện, đừng dùng những lời lặp vô ích như người ngoại; vì họ tưởng vì cớ lời mình nói nhiều thì được nhậm. Vậy, các ngươi đừng như họ; vì Cha các ngươi biết các ngươi cần sự gì trước khi chưa xin Ngài. Vậy các ngươi hãy cầu như vầy...” (Mathiơ 6.7-9a).
Tôi tin phần nghiên cứu của tôi về bài cầu nguyện của Chúa trong câu chuyện của Luca đã làm thay đổi tâm trí tôi về bài cầu nguyện nầy trong sách tin lành của Luca, là câu chuyện tương tự, song không đúng với câu chuyện được chép trong sách Mathiơ, Chúa chúng ta phán: “Khi các ngươi cầu nguyện, hãy nói...” (Luca 11.2a), đây là lời đề nghị mạnh mẽ rằng lời nói cần phải được lặp lại cho rõ ràng. Nếu đây là bài cầu nguyện mà các môn đồ cần phải cầu nguyện, thì chúng ta phải hiểu rõ lời ấy muốn nói ra điều gì. Lời lẽ của Chúa chúng ta trong sách Mathiơ có ý nói tới một điều, lời lẽ ấy có ý nói rằng lặp lại lời cầu nguyện mà không hiểu biết thì chẳng khác gì lối cầu nguyện của người theo tà giáo đấy thôi.
Chỗ căng thẳng của phân đoạn Kinh Thánh
Khi tôi nghiên cứu phân đoạn nầy kỹ càng hơn, và khi tôi để ý thấy Chúa Jêsus dạy dỗ lời cầu nguyện nầy giống như một khuôn mẫu, tôi không thấy lời cầu nguyện nào của các môn đồ trong Hội thánh đầu tiên giống như vậy đã được chép lại trong Tân ước. Làm sao bài cầu nguyện nầy trở thành khuôn mẫu, kiểu cách cho được, khi các môn đồ không đưa vào thực hành? Chúa Jêsus đã dạy các môn đồ Ngài phải dùng bài cầu nguyện nầy, thế mà chúng ta thấy chẳng có chỗ nào ghi chép lại các môn đồ hoặc nhiều người sau đó thực thi lời cầu nguyện đó chứ? Có phải bài cầu nguyện nầy là một khuôn mẫu không, đang khi chúng ta chẳng thấy lời cầu nguyện ấy được sử dụng? Đấy là một trong những chỗ căng thẳng của phân đoạn Kinh Thánh nầy. Tôi nghĩ giờ đây tôi đã biết câu trả lời rồi, nhưng tôi sẽ từ từ chia sẻ với quý vị cho tới chừng nào chúng ta xem xét kỹ lưỡng chính bản thân bài cầu nguyện nầy. Chúng ta hãy lắng nghe cho rõ, đối với mọi sự dạy dỗ của Chúa chúng ta về sự cầu nguyện, vì bài cầu nguyện nầy, không phải là lời cầu nguyện của Chúa, mà là lời cầu nguyện của các môn đồ.
Sách Luca, “Tin lành cầu nguyện”
Như quý vị biết đấy, sách tin lành Luca có phần nhấn mạnh về sự cầu nguyện. Plummer, trong phần chú giải sách Luca, đã gọi sách Luca là “Tin lành cầu nguyện”. Chắc chắn là như thế đó. Lên tới điểm nầy, phần nhấn mạnh của Luca đã rơi vào đời sống cầu nguyện của Chúa chúng ta. Song ở đây môn đồ vô danh nào đó nhìn thấy sự cầu nguyện của Chúa là một khuôn mẫu, là khuôn mẫu mà mỗi môn đồ đáng phải noi theo, và họ yêu cầu Chúa dạy cho các môn đồ cầu nguyện. Đời sống cầu nguyện đánh dấu Chúa chúng ta, trong sách Công vụ các sứ đồ, đời sống ấy cũng sẽ đánh dấu các môn đồ nữa. Luca đang lót đường, đang đặt nền tảng cho mối thông công thường trực với Đức Chúa Trời bằng sự cầu nguyện.
Cấu trúc của phân đoạn Kinh Thánh
Cấu trúc của phân đoạn có thể được tóm tắt như sau:
Lời cầu xin của môn đồ: “Lạy Chúa, xin dạy chúng tôi cầu nguyện” – câu 1
Lời cầu nguyện mẫu: thứ tự cầu nguyện – các câu 2-4
Động lực của môn đồ trong sự cầu nguyện – các câu 5-13
Lời cầu xin của môn đồ (11.1)
Một lần nữa, Chúa Jêsus bước vào sự cầu nguyện. Ngài đang cầu nguyện, Luca thuật cho chúng ta biết “ở nơi kia” (câu 1). Tôi cho rằng cách nói nầy chỉ ra Chúa chúng ta đang biệt riêng thì giờ để cầu nguyện, như Ngài vốn thường làm. Các môn đồ đã để ý quan sát thấy “những lần cầu nguyện” nầy trong một khoảng thời gian. Chắc chắn là họ đã nhìn biết sự cầu nguyện đã đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của Giăng Báptít, và trong đời sống của Chúa chúng ta, vì vậy sự cầu nguyện ấy đáng phải trở thành các thực hành của họ nữa. Một trong số các môn đồ, không thấy nói tới tên tuổi (chắc là một trong số các môn đồ của Giăng, là người đã đi theo Chúa Jêsus?), đã nài xin Chúa Jêsus dạy cho các môn đồ Ngài biết cầu nguyện, như Giăng đã cầu nguyện vậy.
Có một vài việc gây ấn tượng nơi tôi về lời nài xin nầy. Thứ nhất, tôi thấy rằng đề tài sự cầu nguyện được một trong số các môn đồ dấy lên, chớ không phải do Chúa chúng ta. Ai nấy đều khó mà nói được rằng Chúa chúng ta không cảm thấy sự cầu nguyện là quan trọng, song Chúa chúng ta tin tưởng rất mạnh mẽ nơi sự cầu nguyện và thực hành sự cầu nguyện một cách cá nhân, Ngài không đề xướng đề tài ở đây. Tại sao vậy? Tôi tin là vì Chúa chúng ta muốn các môn đồ phải kết luận theo ý của họ sự cầu nguyện có tầm quan trọng là thể nào! Tôi tin rằng Chúa Jêsus đã sẵn sàng và bằng lòng dạy dỗ về sự cầu nguyện, nhưng chỉ khi nào các môn đồ Ngài thấy cần phải học mà thôi. Việc tiếp thu sẽ đạt kết quả nhiều hơn khi học trò yêu cầu thầy giáo dạy cho mình học.
Thứ hai, Chúa chúng ta vốn biết rõ quyền lực của tấm gương tốt luôn lớn lao hơn bài giảng. Không có chi là tình cờ khi các môn đồ nài xin Chúa Jêsus dạy cho họ cầu nguyện ngay thời điểm Chúa chúng ta biệt riêng thì giờ để cầu nguyện riêng. Đời sống cầu nguyện của Chúa chúng ta đã giục giã các môn đồ phải thúc Ngài dạy cho họ về cầu nguyện y như thế. Thật là dễ yêu cầu ai đó bày tỏ ra sự tinh thông của họ hầu chia sẻ điều đó cho nhiều người khác.
Thứ ba, môn đồ yêu cầu Chúa Jêsus dạy cho họ biết cầu nguyện, là vì người nầy nhìn biết đây là một lãnh vực chưa rành rẽ và chưa có kinh nghiệm nhiều. Tôi không biết có chỗ nào trong các sách tin lành cho thấy các môn đồ được đánh dấu là hạng người cầu nguyện hay không!?! Đời sống cầu nguyện của Chúa Jêsus, thậm chí ngay trong vườn Ghếtsêmanê, là điều mà chỉ có một mình Ngài thực hành mà không có sự giúp đỡ của các môn đồ. Lời nài xin của các môn đồ nầy là một sự công nhận không những cầu nguyện là cần thiết, mà cầu nguyện còn là một sự khiếm khuyết trong đời sống của ông ta và trong đời sống của các tín hữu của ông ta nữa.
Một lần nữa, các môn đồ tỏ ra đức tính giống như con trẻ mà Chúa chúng ta rất ưa thích, và vì cớ đó Ngài đã khen ngợi Đức Chúa Cha (đối chiếu Luca 10.21). Thầy thông giáo và người dòng Pharisi, người khôn ngan và người có học, quá tinh ranh, ít nhất là quá kiêu căng, xem mình là có đầy đủ rồi nên chẳng cần xin xỏ Chúa Jêsus một điều gì hết, họ chẳng cần tiếp thu điều chi từ nơi Ngài, song chỉ muốn biết uy quyền của Ngài đến từ đâu mà thôi. Một đứa trẻ chẳng có gì phải ngần ngại khi công nhận chúng chẳng biết chi hết, và vì thế chúng buộc người lớn phải trả lời các thắc mắc của chúng. Khả năng tiếp thu bắt đầu bằng khả năng nhìn nhận sự thiếu hiểu biết của một người và người ấy bày tỏ ra lòng ao ước muốn học hỏi cho biết.
Khuôn mẫu cho sự cầu nguyện: thứ tự của sự cầu nguyện (11.2-4)
Khi ai đó nhìn vào sự cầu nguyện mà Chúa chúng ta cung ứng cho các môn đồ Ngài như một lời cầu nguyện mẫu, chúng ta công nhận ngay đây là lời cầu nguyện rất ngắn. Lời cầu nguyện nầy bao gồm hết các yếu tố của sự cầu nguyện. Thí dụ, lời cầu nguyện nầy tập trung vào mọi lời cầu xin Đức Chúa Trời phải thoả mãn mọi nhu cầu có cần, song lời cầu nguyện đó nhắm vào bất kỳ một cấp độ khen ngợi lớn lao nào của con người hết. Lời cầu nguyện nầy là lời cầu nguyện có tính cách cốt lõi, lời cầu nguyện có thể điền vào thật nhiều chi tiết hơn, song lời cầu nguyện đó cũng tóm tắt các yếu tố quan trọng trong mọi lời cầu nguyện của chúng ta. Chúng ta hãy nghiên cứu cách vắn tắt ba lĩnh vực có cần mà lời cầu nguyện nầy nhấn mạnh, như tôi vừa mới hiểu ra.
Thứ nhất, lời cầu nguyện nhắm vào “nhu cần chung” về sự đến của Nước Thiên Đàng, ngay thời điểm đó bổn tánh của Đức Chúa Trời sẽ thể hiện ra một cách đầy trọn. Theo cách hiểu của tôi việc thánh hoá danh của Đức Chúa Trời là đồng nghĩa với sự đến của Nước Ngài. Sự đến gần của Nước Đức Chúa Trời thường được nhắc tới trong các sách tin lành, song chúng ta hiểu từ sách Công vụ các sứ đồ rằng sự đến ấy chưa được nhìn nhận. Sự đến của vương quốc của Chúa chúng ta sẽ diễn ra ngay lúc Ngài đến lần thứ hai, khi toàn bộ loài thọ tạo được phục hồi và tội lỗi bị gạt bỏ đi, và khi sự thánh khiết và vinh hiển của Đức Chúa Trời được tỏ ra trong sự trọn vẹn của nó. Rôma chương 8 nói về nhu cần chung trong sự tái lâm của Ngài, để cho vương quốc hiện đến, và lời cầu nguyện nầy nài xin Đức Chúa Trời đưa nước ấy đến. Yếu tố đầu tiên của lời cầu nguyện phải thực thi quyền phép của Đức Chúa Cha được thiết lập trọn vẹn trên đất, và để cho sự vinh quang của Ngài hiển lộ ra ngay thời điểm đó.
Thứ hai, lời cầu nguyện nhắm vào lãnh vực nhu cần thuộc thể của các môn đồ. Đức Chúa Cha cũng là Đấng tiếp trợ cho con cái Ngài, và vì thế các môn đồ được truyền cho phải cầu xin Ngài để có được các nhu cần hàng ngày. Tôi tin bánh không những chỉ “đồ ăn” theo nghĩa chung, mà bánh còn chỉ ra các lãnh vực khác trong nhu cần thuộc thể nữa. Đức Chúa Cha là Đấng Nâng Đỡ sự sống và ở đây Ngài đã được nài xin làm thoả mãn các nhu cần thuộc thể của chúng ta.
Thứ ba, lời cầu nguyện nhắm vào các nhu cần thuộc linh của hạng thánh đồ vẫn còn phạm tội. Sự cứu rỗi giải phóng một người ra khỏi án phạt của tội lỗi, nhưng chỉ có sự tái lâm của Đấng Christ mới giũ sạch tình trạng tội lỗi ra khỏi người thánh đồ. Chảng có sự trọn lành vô tội trong đời sống nầy đâu. Vì thế, Chúa Jêsus đã dạy cho các môn đồ Ngài phải cầu xin sự tha thứ mọi tội lỗi của họ. Thậm chí các sứ đồ cũng đã phạm tội. Chúng ta có thể suy gẫm về sự chối Chúa của Phierơ (Luca 22.54-62), hay sự giả hình của những người theo Do thái giáo, Phaolô gọi đấy là sự chối bỏ tin lành (Galati 2.11-21). Và Thôma, ông đã từ chối không chịu tin cho tới chừng ông nhìn thấy và chạm đến chính mình Chúa Jêsus (Giăng 20.24-29). Giống như mọi loài thọ tạo trông đợi sự đến của Nước Đức Chúa Trời, giống như thân thể con người trông đợi mọi sự tiếp trợ của Đức Chúa Trời làm thoả mãn các nhu cần thuộc thể của nó, thì cũng một thể ấy tâm linh của con người đang tuyệt vọng cần tới ơn tha thứ mọi tội lỗi đã phạm phải và sự bảo hộ của Đức Chúa Trời tránh không còn sai phạm nữa. Trong tình tự tận hưởng mối tương giao với Đức Chúa Trời, chiếc hàng rào tội lỗi của chúng ta phải được dời đi bởi sự tha thứ của Ngài. Có một nhu cần luôn luôn về sự tha thứ nầy, và chính vì nhu cần nầy mà Chúa Jêsus đã dạy chúng ta cần phải cầu nguyện. Khi Chúa chúng ta đưa ra ý tưởng:
“Vì chúng tôi cũng tha kẻ mích lòng mình” (câu 4).
Tôi tin Ngài không dạy rằng chúng ta phải tha thứ trước khi Đức Chúa Cha sẽ tha thứ cho chúng ta (nghĩa là sự tha thứ chiếu theo việc làm của chúng ta), mà cả hai phải song hành với nhau. Hơn nữa, tôi tin rằng đây là một sự công nhận không những chúng ta cần tới sự tha thứ của Đức Chúa Trời, mà chúng ta cũng cần sự vùa giúp của Đức Chúa Trời để có thể tỏ ra sự tha thứ nữa.
Lời nài xin: “Xin chớ đem chúng tôi vào sự cám dỗ” (câu 4), tôi tin là lời nài xin Đức Chúa Trời vùa giúp chúng ta xử lý với tội lỗi tận gốc rễ của nó, hơn là cứ chờ đợi để lãnh lấy hậu quả của nó. Đây không phải là lời nài xin Đức Chúa Trời “bỏ đi và thôi” đừng cám dỗ chúng ta, vì Kinh Thánh cho biết rằng Đức Chúa Trời không cám dỗ ai (Giacơ 1.13-14); thay vì thế, đây là sự bày tỏ của chúng ta về nổi ước ao phần chúng ta không bị cám dỗ. Đa số trong chúng ta lại thích bị cám dỗ và muốn thắng hơn sự cám dỗ đó, hơn là lẫn tránh nó. Sự dạy của Chúa chúng ta: ấy là chúng ta phải tìm cách xử lý với tội lỗi, xử lý tận gốc rễ của nó. Cho nên, lời nài xin của môn đồ đã công nhận thực tại tội lỗi của mình và nhu cần tới sự tha thứ, song cùng lúc phải tìm cách tránh né tội lỗi đừng để cho tội lỗi níu kéo, mồi chài. Chúng ta được truyền cho phải cầu nguyện theo điều mà Đức Chúa Trời dạy dỗ chúng ta. Ngài sẽ không làm chi khác hơn những việc mà Ngài phán Ngài sẽ làm (đối chiếu Mathiơ 6.32).
Động lực cho sự cầu nguyện của các môn đồ (11.5-13)
Ở đây, chúng ta có cốt lõi chính, cốt lõi của những việc mà các môn đồ của Chúa Jêsus sẽ đưa ra cầu nguyện. Các môn đồ cần cầu nguyện để Nước Đức Chúa Trời mau đến, cùng với sự tỏ ra của Nước ấy về bổn tánh của Đức Chúa Trời, đối với các nhu cần thuộc thể hàng ngày, và đối với các điều khoản của Đức Chúa Trời về tội lỗi. Sau khi đã cung ứng cho chúng ta trình tự hay những điều đó có cần trong lời cầu nguyện của chúng ta, giờ đây Chúa bước qua động lực cho sự cầu nguyện của chúng ta. Để thực hiện điều nầy Ngài thuật lại hai ví dụ, mỗi ví dụ đều bắt đầu bằng từ: “nếu” (câu 5, 11). Thí dụ, thứ nhất nói tới lời nài xin bạn của một người (cácc câu 5-10); thí dụ thứ hai với lời cầu xin của con cái đối với cha mình (các câu 11-13).
Với một người bạn, đưa ra sự dạn dĩ và bền đỗ (các câu 5-10).
Thí dụ thứ nhất mà Chúa chúng ta đưa ra là một thí dụ rất hóm hỉnh, khi quý vị tìm cách hình dung ra thí dụ ấy. Người kia có khách đột xuất đến tại nhà, và người chẳng có chi để tiếp khách cả. Dù trời lúc đó là nửa đêm, người sang nhà bạn để hỏi mượn bánh. Bạn của người nầy đã lên giường ngủ rồi, có lẽ chung giường với mấy đứa con. Chắc cũng có mấy con thú ở trong phòng. Người bạn trên giường ngủ sẽ mau mau đưa bánh nếu lúc ấy không khuya quá, và nếu chẳng có gì quấy rối cả nhà. Thế nhưng dù người bạn đã đi ngủ có phản kháng, người bạn trong cảnh có cần cứ dạn dĩ (phân đoạn Kinh Thánh nói rõ ràng “làm rộn”) khăng khăng, thúc giục bạn mình phải thức dậy, mở cửa, rồi trao cho ông ta cái mà ông ta đang tìm kiếm, tức là bánh mà ông ta đang nài xin.
Nếu lời nài xin của người nầy được nhậm, thích dáng với sự bền đỗ của ông ta, cho dù có phiền phức đấy, thì sự bền đỗ trong việc tìm kiếm những gì người thực sự có cần phải được chu cấp cho. Câu kế tiếp áp dụng cho bài học mà câu chuyện đã thuật lại:
“Ta lại nói cùng các ngươi: Hãy xin, sẽ ban cho; hãy tìm, sẽ gặp; hãy gõ cửa, sẽ mở cho. Vì hễ ai xin thì được, ai tìm thì gặp, và sẽ mở cửa cho ai gõ” (Luca 11.9-10).
Tôi chưa thấy những câu nói quen thuộc nầy có mạch lạc gì với văn mạch của lời lẽ Chúa chúng ta trong câu chuyện kể về người bạn đến xin bạn mình bánh lúc nửa đêm, nhưng sự mạch lạc lại được thấy rất rõ ràng. Người nầy, do khăng khăng gõ cửa, thì cửa sẽ mở ra cho người. Người nầy, do dạn dĩ nài xin, đã nhận được mọi thứ mình xin. Người nầy, đã tìm kiếm và người đã gặp được điều mình tìm kiếm. Cũng một thể ấy, với các môn đồ trong những lời cầu nguyện của mình. Sự cầu nguyện bền đỗ, thường xuyên hàng ngày, đã được thúc đẩy bằng sự đảm bảo rằng một khi người bạn kia sẽ cung cấp mọi điều đó có cần, dù bất tiện, thì Đức Chúa Trời chắc chắn sẽ nhậm lời cầu xin của chúng ta.
Với người cha, chúng ta dám mong những món quà tốt nhất (các câu 11-13).
Trong câu chuyện đầu tiên, Chúa Jêsus đã dùng thí dụ nói tới một người bạn, người nầy cung ứng mọi thứ mà bạn mình cần, dù là bất tiện, vì bạn mình bền đỗ. Trong câu chuyện thứ hai, Chúa Jêsus rời hình ảnh của người bạn mà bước sang hình ảnh của người làm cha. Nếu bạn bè còn cho chúng ta những gì chúng ta nài xin trong lúc chúng ta bền đỗ, thì chúng ta mong muốn gì nơi một người cha, tốt hơn thế, là Cha thiên thượng của chúng ta?
Chúa Jêsus đã dạy các môn đồ Ngài phải cầu nguyện với Đức Chúa Trời là Cha của họ. Giờ đây Ngài đưa ra lẽ đạo Đức Chúa Trời là Cha trong minh hoạ thứ hai của Ngài. Những người làm cha đời nầy vốn yêu thương con cái của họ và vui thích trong việc cung ứng cho chúng những thứ quà tốt đẹp. Những người làm cha đời nầy không chu cấp cho con cái họ những đồ “xấu” khi chúng cầu xin thứ tốt lành. Nói khác đi, những người làm cha đời nầy không cung ứng cho con cái những thứ làm hại chúng khi chúng nài xin những thứ giúp đỡ cho chúng. Trứng và cá, cả hai đều có tính giúp đỡ. Chúng làm cho thân thể vật lý nầy được cường tráng. Rắn và bò cạp, cả hai đều gây hại cho thân thể vật lý. Đức Chúa Trời, là Cha thiên thượng, không cung ứng cho chúng ta các thứ sẽ gây hại cho chúng ta khi chúng ta cầu xin mọi thứ có ích cho chúng ta.
Theo kinh nghiệm của bản thân tôi, tôi thấy mình thường xin Đức Chúa Trời chu cấp cho rắn và bò cạp, thay vì xin trứng và cá. Tôi khám phá ra rằng tôi có xu hướng vào những thứ bất lợi cho đời sống thuộc linh của tôi. Trong những trường hợp như vậy, tôi xin rắn, thì Đức Chúa Trời lại cho cá. Tôi muốn con bò cạp, còn Đức Chúa Trời lại cho tôi trứng. Nếu Đức Chúa Trời không cung ứng cho chúng ta các quà xấu khi chúng ta xin quá tốt, Ngài ban cho chúng ta quá tốt thậm chí khi chúng ta tìm kiếm điều gây tổn hại cho chúng ta.
Vì Đức Chúa Trời là một Đức Chúa Trời nhơn lành, một Đức Chúa Cha yêu thương, không những Ngài nhậm lời cầu xin của chúng ta, song Ngài làm như vậy là để cho chúng ta nhận lấy điều tốt đẹp nhất. Từ câu chuyện thứ nhất của Chúa chúng ta, chúng ta học được rằng Đức Chúa Trời nhậm lời cầu nguyện của chúng ta. Từ câu chuyện thứ hai, chúng ta học được rằng những câu trả lời của Ngài đều là những câu trả lời tốt lành cả. Điều lành cao cả nhất mà Đức Chúa Trời ban cho các môn đồ của Ngài, là những người cầu xin Ngài trong sự cầu nguyện được tóm lại trong ân ban Đức Thánh Linh. Đúng là một thứ quá tốt mà Chúa chúng ta ban cho các môn đồ Ngài. Và chúng ta biết rõ từ những chương đầu tiên của sách Công vụ các sứ đồ rằng Đức Thánh Linh là ân tứ của Đức Chúa Cha ban cho Hội thánh Ngài, khi đáp lại lời cầu nguyện của họ.
Kết luận
Khi chúng ta bước vào phần kết luận bài nghiên cứu, chúng ta hãy trở lại “chỗ căng thẳng của phân đoạn Kinh Thánh” được nhắc tới ngay lúc bắt đầu sứ điệp nầy. Tại sao, nếu bài cầu nguyện nầy là bài cầu nguyện mẫu, chẳng lẽ chúng ta không thấy đây là lời cầu nguyện của bất kỳ môn đồ nào, dù trong các sách tin lành hay trong các thơ tín? Tôi tin rằng có vài phần giải thích khả thi. Thứ nhất, lời cầu nguyện nầy được dự trù là bài cầu nguyện được lặp đi lặp lại. Một người bạn của tôi đã đề nghị rằng nếu lời cầu nguyện được học thuộc lòng, Chúa Jêsus sẽ phán: “Khi ngươi cầu nguyện lặp đi lặp lại...”, thay vì: “Khi các ngươi cầu nguyện, hãy nói...”. Thứ hai, nếu lời cầu nguyện được lặp đi lặp lại theo nghi thức, chúng ta chẳng cần ai bảo phải lặp đi lặp lại hết. Nếu Chúa Jêsus dạy các môn đồ Ngài cầu nguyện theo bài cầu nguyện nầy, thì đây quả là động lực để mà cầu nguyện. Nếu Chúa chúng ta bảo chúng ta phải làm một việc gì đó, chúng ta phải làm theo, dù có ai làm theo hay không làm theo. Đưa ra vô số các trường hợp bất tuân của con người đối với mạng lệnh nầy là điều không cần thiết. Sự dạy dỗ của Chúa Jêsus còn mạnh mẽ hơn các hành động của con người nhiều lắm.
Thứ ba, nếu bài cầu nguyện nầy là “bài cầu nguyện mẫu” được dự trù để điền vào, thì có một số thay đổi khả thi. Quả là chính xác càng thêm khi phân tích lời cầu nguyện của các môn đồ và Hội thánh để xem các lời ấy có nhắm vào sự tái lâm của Đấng Christ, vào sự thoả mãn các nhu cần thuộc thể, vào ơn tha tội và tránh né sự cám dỗ hay không!?! Sau cùng, đây có thể là lời cầu nguyện của tập thể, một lời cầu nguyện mà các thánh đồ sẽ cầu nguyện như một nhóm. Tôi không thể thu nhỏ tính chất chọn lọc của lời cầu nguyện nầy. Trong khi một môn đồ xin Chúa Jêsus dạy, người nầy xin Ngài dạy cho các môn đồ như một nhóm (“Xin dạy chúng tôi cầu nguyện...”), hơn là dạy cho ông như một cá nhân. Sự đến của nước Đức Chúa Trời, sự tiếp trợ cho các nhu cần hàng ngày, và sự tha tội là mọi điều mà tất cả các thánh đồ đều phải cùng nhau cầu nguyện, mỗi ngày.
Khi tôi xem phân đoạn Kinh Thánh nầy như một tổng thể, tôi học được một số bài học rất quan trọng. Chúng ta hãy kết thúc bài học nầy bằng cách xem xét vài điều sau đây. Thứ nhất, tôi thấy rằng lời cầu nguyện mà Chúa chúng ta đã dạy đều nhắm vào cả hai: hy vọng về tương lai của chúng ta, đức tin chúng ta đặt vào đấy, và cuộc sống hiện tại của chúng ta, là đời sống cần phải được sống theo ánh sáng của niềm hy vọng đó. Sự đến của Nước Đức Chúa Trời là hy vọng, là mục tiêu, và vì nước ấy mà chúng ta phải cầu nguyện. Trông đợi và cầu nguyện cho vương quốc nầy cũng tác động chúng ta phải sống theo ánh sáng về sự tái lâm chắc chắn của Đấng Christ và về sự thiết lập Vương quốc của Ngài. Mặc dù chúng ta trông mong sự đến của Nước Ngài trong tương lai, chúng ta cũng trông mong Đức Chúa Cha làm thoả mãn các nhu cần trong hiện tại của chúng ta: nhu cần về thức ăn thức uống và nhu cần về ơn tha tội và ơn giải cứu ra khỏi sự cám dỗ khiến cho chúng ta phạm tội. Lời cầu nguyện mà Chúa đã dạy cho chúng ta chính là lời cầu nguyện bao trùm cả hiện tại và tương lai.
Thứ hai, lời cầu nguyện mà Chúa chúng ta đã dạy chúng ta không phải là lời cầu nguyện cá nhân hoặc lời cầu nguyện có tính cách lấy cái tôi làm trọng. Xuyên suốt lời cầu nguyện nầy chúng ta thấy những đại danh từ số nhiều (“chúng tôi”), hơn là số ít. Tôi tin lý do: ấy là lời cầu nguyện của chúng ta là lời cầu thay, chớ không phải lời cầu nguyện của cá nhân. Nếu chúng ta cần cầu nguyện cho bản thân mình, chúng ta cũng phải cầu nguyện cho tha nhân nữa.
Thứ ba, phần nhấn mạnh của phân đoạn Kinh Thánh nầy không nhắm vào phương pháp cầu nguyện của chúng ta, mà nhắm vào động lực tạo ra chúng. Chỉ có ba câu nhắm vào nội dung, trình tự của sự cầu nguyện, trong khi những câu khác bảo đảm với chúng ta rằng Đức Chúa Cha sẽ lắng nghe, và sẽ đáp trả cho lời cầu nguyện của chúng ta với những món quà tốt đẹp nhất khi đáp ứng lại những lời cầu nguyện đó.
Lời cầu nguyện của Chúa chỉ là một “lời cầu nguyện hư không” nếu chúng ta không hiểu nó, hoặc nếu chúng ta lặp đi lặp lại nó mà không thực sự biết nó muốn nói gì. Lời cầu nguyện của Chúa không phải là lời nói trọn vẹn trong sự cầu nguyện, mà nó nói cho chúng ta biết có nhiều “khoai tây và thịt” trong đời sống cầu nguyện của chúng ta, quả thật vậy, trong đời sống cầu nguyện hàng ngày của chúng ta.
Chúa chúng ta, khi ban ra cho các môn đồ lời cầu nguyện nầy, và trong lời lẽ kèm theo nó, Ngài nói cho chúng ta biết lời cầu nguyện nầy phải thường xuyên trên môi miệng của chúng ta. Không có lý do để bào chữa vì không cầu nguyện xin các việc nầy, dù lời lẽ có chính xác hay không. Tuy nhiên, có một số lý do cho thấy tại sao chúng ta không cầu nguyện giống như Chúa đã dạy chúng ta.
Khi chúng ta không cầu nguyện để danh Đức Chúa Trời được thánh, và nước Ngài được đến, chúng ta để lộ ra một tình yêu đối với thế gian nầy, và một sự ngần ngại không muốn nhìn thấy thế gian qua đi, bị dời chỗ và thay thế bởi sự cai trị công bình của Đức Chúa Trời.
Khi chúng ta không cầu nguyện xin Đức Chúa Trời chu cấp cho bánh ăn hàng ngày của chúng ta, chúng ta tỏ ra thái độ tự mãn không nương cậy nơi sự tiếp trợ mỗi ngày của Đức Chúa Trời, hoặc chúng ta xem đời sống giàu có, chất chứa mọi của cải đời nầy đối ngược lại với sự cầu nguyện để có các nhu cần hàng ngày, vì sự cầu nguyện ấy là không cần thiết.
Khi chúng ta không cầu xin sự tha tội của Đức Chúa Trời mỗi ngày (và ân điển để tha thứ cho tội lỗi của người khác) chúng ta tỏ ra bất chấp về tình trạng tội lỗi (mỗi ngày) của chúng ta, hay một lương tâm chai cứng đối với tội lỗi do tội lỗi gây ra, lương tâm nầy không xưng tội, và vì thế không có sự tha tội.
Cho nên, khi chúng ta thất bại không cầu nguyện như Chúa chúng ta đã dạy ở đây, sở dĩ như vậy là vì chúng ta là Cơ đốc nhân, chớ không phải là môn đồ. Bài cầu nguyện nầy, Chúa chúng ta đã dạy các môn đồ Ngài là một bài cầu nguyện dành cho các môn đồ. Bài cầu nguyện nầy khiến cho người ta ý thức nhiều tới nội dung của Bài Giảng Trên Núi. Nói như thế tôi muốn nói rằng đây là lời cầu nguyện thích ứng dành cho những ai nghèo khó, họ biết than khóc tội lỗi của họ và tội lỗi của xứ sở họ, và những ai bị bắt bớ. Hạng người thể ấy sẽ vui sướng cầu nguyện cho sự đến của vương quốc của Chúa, ở thời điểm đó Satan và tội lỗi sẽ bị cất bỏ đi, và đối với họ bánh ăn hàng ngày không còn là vấn đề trừu tượng nữa.
Có thể quý vị là Cơ đốc nhân hoặc không phải là một môn đồ, và sự thất bại không cầu nguyện theo như Chúa chúng ta dạy dỗ trong phân đoạn Kinh Thánh sẽ tỏ ra điều nầy. Sự dạy nầy không những đóng vai trò dạy dỗ các môn đồ thật, mà còn chan chứa trên những ai không phải là môn đồ. Một Cơ đốc nhân là một người đã được cứu nhơn đức tin nơi huyết đổ ra của Đức Chúa Jêsus Christ. Một môn đồ là người đi theo Đấng Christ trọn cả đời mình. Có một sự khác biệt rất lớn giữa Cơ đốc nhân và môn đồ thật, và phân đoạn Kinh Thánh nầy dạy cho chúng ta biết có một sự khác biệt ở nội dung và sự liên tục cầu nguyện.
Thất bại không cầu nguyện như Chúa chúng ta đã dạy sẽ tỏ ra sự thật Đức Chúa Trời không phải là Cha của quý vị. Nếu chúng ta không cầu nguyện mỗi ngày với Đức Chúa Trời là Cha chúng ta vì các nhu cần nầy, hoặc nếu chúng ta chỉ cầu nguyện vì các nhu cần nầy, hoặc nếu chúng ta chỉ cầu nguyện một phần nào trong các nhu cần đó, ấy chỉ vì Đức Chúa Trời không phải là Cha chúng ta, mà là kẻ thù của chúng ta. Chỉ có những ai biết Đức Chúa Trời là Cha mới có thể cầu nguyện với Ngài là Cha thiên thượng của họ và khi cầu nguyện mong mỏi Ngài lắng tai nghe rồi đáp trả với các thứ quà tốt lành. Thực vậy, một số điều mà các môn đồ thực được dạy cho phải cầu nguyện được coi là rất khó chịu, thậm chí những ai không phải là Cơ đốc nhân đều bắt sợ hãi. Người chưa tin Chúa sẽ cầu nguyện như thế nào cho sự đến của Nước Đức Chúa Trời, với lòng nhìn biết rằng nước ấy đến không những là báo hiệu sự cuối cùng của đời sống tội lỗi của họ, mà còn báo hiệu sự hình phạt của họ nữa? Ai sẽ cầu nguyện xin sự tha tội, nếu họ từ chối không nhận mình là tội nhân?
Nếu quý vị thiếu lòng tin cậy không chạy đến với Ngài là Cha của mình, thì Đức Chúa Trời có một phương thức dành cho quý vị để trở thành con cái của Ngài. Phương thức ấy là qua Con của Đức Chúa Trời, là Đức Chúa Jêsus Christ. Ngài đã đến với trần gian và đã chịu chết trong chỗ của quý vị. Cơn giận của Đức Chúa Trời nhắm vào tội lỗi của quý vị đã chất chứa trên Ngài rồi. Mọi sự quý vị có thể lo làm là tiếp nhận ơn tha tội của Đức Chúa Trời và sự sống đời đời qua Con của Ngài, và qua sự chết của Ngài trên thập tự giá ở đồi Gôgôtha. Hãy chạy đến với Cha của quý vị ngay mau đi.
Nếu gương cầu nguyện của Chúa chúng ta quả thực là sự cầu nguyện của một môn đồ thật, thì chúng ta hãy kết thúc bằng cách cầu nguyện theo như Chúa chúng ta đã dạy:
“Lạy Cha, Danh Cha được thánh; nước Cha được đến”.
“Xin cho chúng con hôm nay đồ ăn đủ ngày”.
“Xin tha tội cho chúng tôi, vì chúng tôi cũng tha kẻ mích lòng mình; và xin chớ đem chúng tôi vào sự cám dỗ”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét