Thứ Ba, 18 tháng 5, 2010

Luca 10.17-24: "NGUỒN VUI MỪNG THẬT"



Phần giới thiệu
Cấu trúc của phân đoạn Kinh Thánh
Nền tảng
Niềm vui của các môn đồ: sự cứu rỗi của họ
Niềm vui của Chúa: Sự cứu rỗi của các môn đồ.
Niềm vui của môn đồ và sự cứu rỗi mà các thánh xưa đã tìm được.
Phần tương ứng trong I Phierơ
Kết luận
BÀI 35
NGUỒN VUI MỪNG THẬT
(Luca 10.17-24)
Phần giới thiệu
Có một ít quảng cáo thương mại trên vô tuyến truyền hình đăng về thịt hamburger của Wendy. Những biển quảng cáo tiếp thị thương mại giả làm cho dân chúng phải thắc mắc không biết nên chọn thứ nào giữa hai thứ hamburger nầy. Hãy chọn lấy mẫu “A" chính là thịt hamburger của Wendy. Thịt ấy tươi, nóng và ngon ngọt. Đó là loại hamburger mà chẳng một ai muốn từ chối. Hãy chọn mẫu “B" là mẫu thịt cạnh tranh. Thịt đó rất dai, cũ, và chẳng ngon miệng. Thịt hamburger nầy là thứ thịt mà thậm chí cả loài chó cũng bỏ đi không thèm liếc mắt nhìn thêm một lần nữa. Một kiểu lắc qua lắc lại cái đầu đến đỏ cả cổ khi một người phải chọn lấy một trong hai thứ hamburger nầy. Giải đáp cho người nầy: ấy là anh ta sẽ chọn lấy mẫu “B" vì ăn thịt nầy sẽ rất là khốn khổ. Người nầy rõ ràng là cuồng dại, chỉ muốn đau khổ, vì vậy người chọn lấy mẫu thịt “B", ấy thế lại còn xin cho người khác ăn nữa. Một số Cơ đốc nhân rất giống với hạng người nầy. Họ chỉ biết tìm nỗi đau khổ của địa vị làm môn đồ và lấy đó làm khoái lạc. Chịu khổ là niềm vui của họ. Đây là thú chịu khổ. Điều nầy không tự nhiên đâu. Song, đối với một số người, đấy là Cơ đốc nhân.
Có nhiều người không giống với hạng người khoái chịu khổ nầy. Họ rất thích sung sướng, chớ không thích đau khổ. Họ nhìn thấy đời sống Cơ đốc giống như một cánh cổng cho mọi khoái lạc và phần thưởng. Đời sống Cơ đốc đối với họ toàn là nhiều thứ như được lòng người ta, thành công và thạnh vượng. Bước theo Đấng Christ là con đường đến với “đời sống thiện hảo”. Khi loại tìm kiếm khoái lạc nầy tìm gặp những điều vui sướng của nó trong những việc sai lầm, sai lầm đến chỗ cuồng si.
Phân đoạn Kinh Thánh nầy là phân đoạn xử lý với thế giới quan của Cơ đốc nhân. Mọi sự trong cuộc sống đều bị tác động bởi chúng ta quan hệ thể nào với niềm vui mừng, hạnh phúc, và khoái lạc trong địa vị làm môn đồ, trong mối tương giao của chúng ta với Đức Chúa Trời qua Đức Chúa Jêsus Christ. Phân đoạn Kinh Thánh nầy sẽ cho chúng ta biết thế nào là nguồn vui mừng thật, và thể nào nguồn vui ấy tác động vào đời sống Cơ đốc của chúng ta! Đây là một vấn đề quan trọng, là vấn đề tác động vào mỗi một người chúng ta bằng nhiều cách thức. Chúng ta hãy lắng nghe cho kỹ Chúa chúng ta đã phán dạy gì trong phân đoạn Kinh Thánh nầy.
Cấu trúc của phân đoạn Kinh Thánh
Như chúng ta đã lướt qua ở trên, phân đoạn Kinh Thánh trên chia ra làm ba phần:
Những câu 17-20: Niềm vui của các môn đồ & Sự cứu rỗi của họ
Những câu 21-22: Niềm vui của Chúa & Sự cứu rỗi của các môn đồ
Những câu 23-24: Niềm vui của các môn đồ & Sự cứu rỗi mà các thánh đồ xưa đã tìm được
Có ba lẽ đạo đan dệt, quyện vào nhau trong phân đoạn Kinh Thánh nầy: đó là niềm vui mừng, sự cứu rỗi, và quyền tể trị của Đức Chúa Trời. Trong các câu 17-20, Chúa Jêsus đã giục giã các môn đồ nên tìm sự vui vẻ trong ơn cứu rỗi, chớ nên dựa vào thẩm quyền thắng hơn ma quỉ của họ. Trong các câu 21-22, Chúa Jêsus tỏ ra niềm vui sâu sắc của chính Ngài, dựa theo quyền tể trị của Đức Chúa Trời trong sự cứu rỗi loài người, và ở vai trò Ngài phải đóng trong sự cứu rỗi nầy. Trong các câu 23-24, Chúa chúng ta hướng sự chú ý của các môn đồ sang các thánh đồ xưa, họ vốn khao khát muốn nhìn thấy sự giải cứu của Đức Chúa Trời, song họ lại chẳng có đặc ân nhìn thấy mọi điều mà mắt của những môn đồ nầy đang xem thấy.

Nền tảng
Từ chỗ đứng của chúng ta, thật là khó cho chúng ta phải hình dung ra sự dè dặt của 70 (hay 72) môn đồ khi họ đi ra để giảng tin lành từ thành nầy sang thành khác. Hãy nghĩ xem quý vị cảm nhận được như thế nào khi được sai đi, chỉ kể lại những điều nầy thôi.
Quý vị được sai ra đi như “chiên con ở giữa bầy muông sói” (10.3)
Trong mọi lời Chúa Jêsus phán có đề cập tới sự chối bỏ (10.10-16)
Quý vị được sai đi ra mà chẳng có một trợ cấp nào hết (10.4)
Quý vị được truyền cho phải ăn những món mà người ta dọn cho (10.7-8)
Nếu chúng ta sống thành thật, chúng ta sẽ nói rằng ra đi dưới bối cảnh như thế nầy thì chẳng có mấy ai ao ước đâu. Tôi sẽ đi ra với hai đầu gối kêu lụp cụp, thường mong người ta chối bỏ mình, rồi lấy làm lạ không biết mình sẽ trú ngụ ở đâu, và trú ngụ như thế nào, với cái gì, mình sẽ ăn uống như thế nào đây!?! Sự thể nầy chẳng khác gì bao nhiêu đối với mọi điều mà các giáo sĩ đã từng đối mặt, song đây là một việc đáng sợ, thế mà phải làm theo!
Niềm vui của các môn đồ: sự cứu rỗi của họ (10.17-20)
Tôi tin rằng 70 môn đồ còn có những lãnh hội nhiều hơn thế, họ phải lo làm với thái độ sốt sắng mà họ đã tỏ ra lúc quay trở về. Họ đã trở về với thái độ tưng bừng hớn hở. Dường như họ rất thành công. Hiển nhiên là họ rất thành công. Vì vậy, Luca tóm tắt tường trình của họ chỉ trong một câu nói nầy:
“Lạy Chúa, vì danh Chúa, các quỉ cũng phục chúng tôi” (Luca 10.17).
Kinh nghiệm của họ còn trổi hơn mọi điều họ trông đợi. Họ đã trở về với thái độ tưng bừng hớn hở.
Khi họ nói, “các quỉ cũng phục chúng tôi” dường như khả năng đuổi quỉ của họ đã được cô đọng lại, là bằng chứng hiển nhiên của uy quyền họ đã thực thi trong danh của Chúa Jêsus. Thật dễ nhìn thấy làm thể nào họ đã đi tới chỗ kết luận như thế nầy. Rốt lại, có phải chín môn đồ đã bất khả không thể đuổi quỉ ra khỏi cậu bé kia chăng (đối chiếu Luca 9.37-41)? Nếu chín người kia là “Tổ A", và họ không thể đuổi một con quỉ, và 70 người, “Tổ B" lại thành công, đây là lý do để mà vui mừng. Họ đã đuổi được quỉ, điều nầy xác minh cho các môn đồ thấy rằng họ đã nhận được uy quyền trong danh của Chúa Jêsus, và đấy là lý do đúng đắn để họ vui mừng.
Đáp ứng của Chúa Jêsus trước thái độ từng bừng hớn hở của 70 môn đồ là rất thích thú và rất được nâng đỡ, việc đầu tiên tôi lưu ý về đáp ứng của Ngài: ấy là thái độ ấm áp, khẳng định, trong khi chia sẻ niềm vui mừng với họ. Trong khi niềm vui của họ có thể đặt sai chỗ, họ đã không bị quở trách gì hết.
Trước khi Chúa chúng ta tìm cách nhắm vào niềm vui của họ, trước hết Ngài nói cho họ biết rõ khả năng đuổi quỉ của họ là vấn đề quan trọng hơn họ có thể tưởng tượng. Họ đã nhìn thấy sự thành công chỉ trong những thẩm quyền giới hạn của họ đối với ma quỉ mà thôi; Chúa Jêsus cũng nhìn thấy sự thành công của họ (“Ta đã thấy quỉ Sa-tan từ trời sa xuống như chớp”, câu 18), Ngài chỉ nhìn thấy sự sa xuống của Satan mà thôi. Nếu họ nhìn thấy ma quỉ là đối tượng của họ, Chúa Jêsus nhìn thấy Satan trong sự bắt đầu sa xuống. Giống như tia chớp, Satan đang từ trời sa xuống. Nghĩa là hắn đang sa xuống, và hắn đang sa xuống nhanh hơn như “chớp” vậy. Sự đến của Đấng Christ và đặc biệt sự chết của Đấng Christ chính là sự thất bại của Satan, và sứ mệnh của 70 môn đồ chỉ là một cái nhìn thoáng qua của mọi điều sẽ xảy đến. Có phải 70 môn đồ đang nhìn thấy các quỉ phục họ chăng? Chúa Jêsus đã nhìn thấy Satan như đang bị đánh bại, và quyền lực của hắn đang bị đạp đổ.
Thẩm quyền mà Chúa đã ban cho môn đồ của Ngài, cho 70 môn đồ nầy, kể cả quyền lực để thắng hơn Satan, và sự chống đối đối với việc rao giảng tin lành mà họ là những người được sai đi để lo liệu công tác nầy. Thẩm quyền của họ trong danh của Chúa Jêsus bao gồm cả khả năng “giày đạp rắn, bò cạp dưới chân” (câu 19). Đây là cách nói có tính cách biểu tượng, như sự ám chỉ việc Satan sa xuống như tia chớp trên trời, song cũng là chiều kích không thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Khi họ đi từ chỗ nầy qua chỗ kia, có một mối nguy hiểm rất thực bởi cả hai loài: rắn và bò cạp. Mặc dù Satan, kẻ nghịch (câu 19), sẽ ra sức ngăn trở sứ mệnh của họ bằng cách dùng các phương tiện là loài rắn. Rốt lại, Satan đã có mặt, ở trong vườn, trong hình thể của một con rắn. Tuy nhiên, vì cớ thẩm quyền của họ, không một mối nguy hiểm nào có thể đánh bại hay ngăn trở họ, bao lâu họ lo thực thi mọi điều mà Chúa Jêsus đã truyền cho họ phải lo làm. Từ giây phút nầy trở đi, và trên sứ mệnh nầy, họ không thể bị đánh bại, không thể bị tiêu diệt được.
Trong câu 18-19 Chúa chúng ta đã khẳng định và thậm chí đã mở rộng tầm quan trọng của chức vụ các môn đồ đã có khi họ được sai đi. Trong chức vụ nầy họ có thể vui mừng. Nhưng ở câu 20 Chúa chúng ta hướng sự chú ý của các môn đồ vào nền tảng của niềm vui mừng họ đã có. Nếu sự tiêu diệt Satan của họ là những tin tức tốt lành, và là nguyên nhân của niềm vui mừng, sự cứu rỗi của họ còn là những tin tức tốt hơn thế nhiều, và là lý do chính đáng cho niềm vui sâu sắc hơn. Bằng một phương thức thật nhẹ nhàng, Chúa Jêsus đã nói cho họ biết họ nên vui mừng trên chính sự cứu rỗi của họ, hơn là vui vẻ việc Satan sa xuống từ trời và thất bại.
“Dầu vậy, chớ mừng vì các quỉ phục các ngươi; nhưng hãy mừng vì tên các ngươi đã ghi trên thiên đàng” (Luca 10.20).
Chúng ta đừng quên sự kiện có khả năng đuổi quỉ chưa đủ chứng minh rằng người ấy đã được cứu đâu. Chúng ta phải giả định rằng Giuđa là một trong 12 môn đồ, ông ta rất thành công trong việc đuổi quỉ, giống như bao người khác vậy (đối chiếu Luca 9.1-2). Không có khả năng đuổi quỉ sẽ khiến cho Giuđa “tức tối như đau ngón tay cái” vậy, là việc không được đề cập đến trong Kinh Thánh. Lời lẽ của Chúa chúng ta trong tin lành Mathiơ nói rõ ràng rằng người chưa tin Chúa cũng có khả năng đuổi quỉ nữa.
“Ngày đó, sẽ có nhiều người thưa cùng ta rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa, chúng tôi chẳng từng nhân danh Chúa mà nói tiên tri sao? nhân danh Chúa mà trừ quỉ sao? và lại nhân danh Chúa mà làm nhiều phép lạ sao? Khi ấy, ta sẽ phán rõ ràng cùng họ rằng: Hỡi kẻ làm gian ác, ta chẳng biết các ngươi bao giờ, hãy lui ra khỏi ta!” (Mathiơ 7.22-23)
Chúa Jêsus đã bảo các môn đồ rằng thay vì vui mừng do đã đuổi được quỉ, họ nên vui mừng về sự cứu rỗi của họ. Họ nên vui mừng vì tên của họ đã được ghi trên thiên đàng. Lúc đầu, mối giao thông của các môn đồ bị kéo vào thế giới thần linh, nghĩa là trong danh của Đấng Christ họ có quyền lực hơn chúng. Chúa Jêsus đã bảo họ rằng họ nên vui mừng trong mối giao thông của họ với Đức Chúa Trời. Vui mừng trước viễn cảnh sự chống nghịch của Satan đi tới chỗ kết thúc chẳng là gì hết khi đem sánh với sự chắc chắn của mối tương giao đời đời với Đức Chúa Trời. Thí dụ như, niềm vui của một người mới lập gia đình không bắt rễ từ sự kiện anh ta không còn độc thân nữa, trong lúc vui vẻ bên cô dâu của mình. Niềm vui của Cơ đốc nhân không chủ yếu đặt ở chỗ huỷ diệt cái nắm bắt và quyền lực của Satan trên chúng ta, mà đặt ở chỗ chúng ta sẽ thuộc về Đức Chúa Trời.
Niềm vui của Chúa: sự cứu rỗi của các môn đồ (10.21-22)
Lời lẽ của Chúa chúng ta trong những câu nầy thật gây ấn tượng. Chúng buộc chúng ta phải lưu ý vì chúng là sự bày tỏ ra niềm vui lớn lao nơi phần của Chúa chúng ta, ở một thời điểm Chúa Jêsus đang tuyệt đối hướng mặt về thành Giêrusalem, ở đó Ngài sẽ bị chối bỏ và bị án chết (đối chiếu Luca 9.22, 51). Chúa chúng ta vui mừng về điều gì? Nguồn sự vui mừng của Ngài là đâu?
“Cũng giờ đó, Đức Chúa Jêsus nức lòng bởi Đức Thánh Linh, bèn nói rằng: Lạy Cha, là Chúa trời đất, tôi ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu những sự nầy với kẻ khôn ngoan, người sáng dạ, mà tỏ ra cho trẻ nhỏ hay! Thưa Cha, phải, thật như vậy, vì Cha đã thấy điều đó là tốt lành. Cha ta đã giao mọi sự cho ta; ngoài Cha không ai biết Con là ai; ngoài Con, và người nào mà Con muốn tỏ ra cùng, thì cũng không có ai biết Cha là ai” (Luca 10.21-22).
Trong câu 21 lời khen ngợi của Chúa hướng trực tiếp vào Đức Chúa Cha, hiển nhiên là các môn đồ đang lắng nghe. Trong câu 22, Chúa đang phán với các môn đồ, lời lẽ của Ngài nói với họ có liên quan nhiều với lời lẽ Ngài khen ngợi Đức Chúa Cha trong câu đứng trước đó. Nền tảng niềm vui của Chúa chúng ta có một số điểm sau đây:
(1) Chúa Jêsus đã vui mừng rất nhiều qua chức vụ của Đức Thánh Linh. Niềm vui của Chúa Jêsus không do con người tạo ra. Làm sao vui cho được khi Ngài đang trên đường đến thành Giêrusalem để chịu chết? Đức Thánh Linh đã tạo ra niềm vui mừng ấy. Chúng ta dám nói, theo từ ngữ của Tân ước, rằng niềm vui của Chúa chúng ta chính là “trái của Đức Thánh Linh” (đối chiếu Galati 5.22).
(2) Chúa Jêsus đã vui mừng nhiều lắm trong sự cứu rỗi nhân loại. Đức Chúa Cha đã chọn bày tỏ ra “những việc nầy” (câu 21) cho một số người và che giấu chúng đối với nhiều người khác. “Những việc nầy” là sự hiểu biết về ơn cứu rỗi của Đức Chúa Trời trong Thân Vị và trong Công Tác của Đấng Mêsi. Đức Chúa Trời đã tỏ bày ơn cứu rỗi cho một số người, và che giấu ơn cứu rỗi đó đối với nhiều người khác. Chúa Jêsus đã vui mừng trong ơn cứu rỗi đã được bày tỏ ra.
(3) Chúa Jêsus đã vui mừng rất nhiều nơi quyền tể trị của Đức Chúa Cha, kết quả trong sự bày tỏ ơn cứu rỗi của Ngài cho một số người và che giấu đối với những người khác. Sự tể trị của Đức Chúa Trời trong ơn cứu rỗi thường được trình bày trong Kinh Thánh, nhưng chắc chắn ơn ấy đã được nói ra ở đây. Trong câu 20 Chúa Jêsus đã nói về ơn cứu rỗi của các môn đồ như: “tên các ngươi đã được ghi trên thiên đàng”. Hình ảnh nầy, thường được thấy trong Kinh Thánh (Xuất Êdíptô ký 32.32; Thi thiên 69.28; Êsai 4.3; Êxêchiên 3.9; Đaniên 12.1; Philíp 4.3; Hêbơrơ 12.23; Khải huyền 3.5; 13.8; 17.8; 20.12, 15; 21.27), nhấn mạnh sự lựa chọn của Chúa, đã làm ra trong quá khứ đời đời, không phải do quyết định của con người. Khi Chúa Jêsus đề cập tới Cha Ngài là: “Chúa của trời đất” trong câu 21 đó là quyền tể trị của Đức Chúa Cha đã được nhắc đến. Tương tự thế, trong sự khải thị của Ngài cho một số người và trong việc che giấu ơn đó đối với một số người khác (Luca 10.21), ý chỉ tể trị của Đức Chúa Trời trong ơn cứu rỗi được nhấn mạnh.
Quyền tể trị của Đức Chúa Trời trong ơn cứu rỗi của con người rất rõ ràng vì những người chúng ta tôn trọng, họ đã không nhìn nhận Chúa Jêsus là Đấng Mêsi (“người khôn ngoan và học thức”) (ơn ấy đã bị che giấu khỏi họ), trong khi những người chúng ta ít tôn trọng hơn lại công nhận Ngài (“bầy nhỏ”). Cái khác biệt ở đây giữa người “khôn ngoan và học thức” và “bầy nhỏ” không phải ở chỗ thông minh đâu, vì bầy nhỏ cũng khôn ngoan lắm chứ. Cái khác biệt: người “khôn ngoan và học thức” họ được giáo dục rất cao, và đã nghiên cứu kinh Cựu ước rất kỹ. “Bầy nhỏ” là các môn đồ, họ không có học, không được giáo dục cao độ, thế mà họ đã công nhận Chúa Jêsus là ơn cứu rỗi của Đức Chúa Trời.
(4) Chúa Jêsus còn vui mừng nhiều hơn nữa vì chính khoái lạc của Đức Chúa Cha là muốn hoàn tất ơn cứu rỗi cho một số người qua Đức Chúa Con. Trong “khoái lạc” của Đức Chúa Cha, chính Đức Chúa Con là Đấng làm cho ai nấy đều nhìn biết Cha của Ngài. Người nào đã được Đức Chúa Cha chọn lựa để bày tỏ chính mình Ngài ra là những người mà Chúa Jêsus làm cho họ nhìn biết Đức Chúa Cha. Người nào Đức Chúa Cha chọn che giấu lẽ thật là những người bị Chúa Jêsus che giấu lẽ thật đó (đối chiếu Luca 8.9-10). Trong chương trình và mục đích của Đức Chúa Trời, Chúa Jêsus đã tỏ ra các mục đích của Đức Chúa Cha là mong chửng cứu con người. Trong vai trò nầy Chúa Jêsus đã vui mừng nhiều lắm.
Niềm vui của Chúa Jêsus ở đây không những đầu phục theo ý chỉ của Đức Chúa Cha, niềm vui ấy còn được lập trên ý chỉ của Đức Chúa Cha nữa. Chúa Jêsus đã tìm được niềm vui của Ngài, niềm vui của Ngài hoà theo “khoái lạc” của Đức Chúa Cha. Chính khoái lạc của Chúa chúng ta là làm cho Đức Chúa Cha được vui vẻ. Cho nên, khi Đức Chúa Cha khoái lạc muốn cứu rỗi nhân loại qua Ngài, Ngài rất vui mừng. Chính niềm vui nầy, tôi tin, nó đã nâng đỡ Chúa chúng ta trải qua cơn thống khổ trên thập tự giá (đối chiếu Hêbơrơ 12.2). Các môn đồ có tìm thấy niềm vui lớn lao trong tinh thần đầu phục không? Chúa Jêsus đã tìm được niềm vui lớn lao trong khi đầu phục theo Đức Chúa Cha. Không có gì bằng đầu phục theo quyền phép của Đức Chúa Trời. Ơn cứu rỗi của chúng ta không dựa theo ai hay bao nhiêu người (hay linh hồn) đang ở dưới quyền của chúng ta, mà căn cứ theo sự chúng ta có quan hệ với Đức Chúa Trời qua Đức Chúa Jêsus Christ.
Các văn sĩ và những người Pharisi đã lĩnh hội được vấn đề nầy. Họ đã hy vọng rằng Chúa Jêsus sẽ hiệp tác với họ và đặt chính mình Ngài ở dưới thẩm quyền của họ. Họ đã bằng lòng đem uy quyền của họ đầu phục, là thách thức (bởi quyền nào...?) của Ngài. Chính vì họ từ chối không chịu ở dưới quyền phép của Chúa nên họ mới đi từ chỗ chối bỏ và đóng đinh Ngài trên thập tự giá.
Niềm vui của môn đồ và sự cứu rỗi mà các thánh xưa đã tìm được (10.23-24)
Các môn đồ đã không tìm niềm vui trong sự ma quỉ đầu phục họ, mà trong sự cứu rỗi của họ. Sự cứu rỗi nầy đã được nhận định từ quan điểm của các môn đồ (“tên của họ đã được ghi lại ở trên trời”) và từ nhận định của Đức Chúa Cha (Đấng đã chọn lựa họ), và Đức Chúa Con, niềm vui của họ là muốn làm đẹp lòng Đức Chúa Cha bằng cách bày tỏ Ngài ra cho những người mà Đức Chúa Trời lựa chọn. Giờ đây, các môn đồ vui mừng trong ơn cứu rỗi được xem thấy từ viễn cảnh sau cùng, các thánh đồ xưa trong Cựu ước đã nhìn thấy ơn ấy.
“Đoạn, Ngài xây lại cùng môn đồ mà phán riêng rằng: Phước cho mắt nào được thấy điều các ngươi thấy! Vì ta nói cùng các ngươi, có nhiều đấng tiên tri và vua chúa ước ao thấy điều các ngươi thấy, mà chẳng từng thấy, ước ao nghe điều các ngươi nghe, mà chẳng từng nghe” (Luca 10.23-24).
Mathiơ cũng có ghi lại chính câu nói quan trọng nầy, song trong văn mạch của thí dụ nói tới các loại đất. Trong câu chuyện của Mathiơ, Chúa Jêsus đặc biệt nhắc tới tin lành rất rõ ràng cho các môn đồ, một lần nữa trong phần nói tới sự chọn lọc của Đức Chúa Trời. Sau khi nói cho họ biết sự ấy Ngài bắt đầu giảng bằng các thí dụ đặng “họ” lấy mắt xem mà chẳng thấy chi, lóng tai nghe mà chẳng hiểu chi, e khi họ hiểu được, tự hối cải mà được cứu (Mathiơ 13.13-15). Chúa Jêsus đã thêm mấy lời nầy nói về sự mặc khải tin lành của Ngài cho họ biết:
“Nhưng phước cho mắt các ngươi, vì thấy được; phước cho tai các ngươi, vì nghe được! Quả thật, ta nói cùng các ngươi, có nhiều đấng tiên tri, nhiều người công chính đã ước ao thấy điều các ngươi thấy, mà chẳng được thấy; ước ao nghe điều các ngươi nghe, mà chẳng được nghe” (Mathiơ 13.16-17).
Các môn đồ có nhiều lý do để vui mừng trong ơn cứu rỗi của họ. Tên của họ đã được ghi ở trên trời. Ơn cứu rỗi của họ thì chắc chắn và được bảo đảm cho đến đời đời. Ơn cứu rỗi của họ là sự vui thích của Đức Chúa Cha và là lý do cho sự Đức Chúa Con vui mừng. Ơn cứu rỗi của họ tính cách chọn lọc. Họ được ơn nhìn biết và tiếp nhận Chúa Jêsus là Đấng Mêsi, trong khi người khôn ngoan và tri thức (số đông) lại chẳng có. Giờ đây, các môn đồ được truyền cho biết họ cũng có thể vui mừng trong ơn chửng cứu mà họ đã nhìn thấy và đã lắng nghe, là ơn mà các thánh thời Cựu ước muốn xem thấy, mà chẳng được. Đúng là một đặc ân đã được ban cho nơi mấy người nầy, họ xem thấy bằng mắt của mình, họ nghe thấy bằng tai của mình niềm hy vọng phu phỉ của mọi thời đại. Đây là lý do đúng đắn để mà vui mừng.
Đang khi trong câu chuyện của Mathiơ phần nhấn mạnh rơi trên phước hạnh của các môn đồ, 12 và 70 môn đồ cùng phần còn lại đều nhìn biết và đã tiếp nhận Chúa Jêsus là Đấng Christ, là ơn cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Vì thế, Chúa Jêsus phán: “Nhưng phước cho mắt các ngươi, vì thấy được; phước cho tai các ngươi, vì nghe được!” (Mathiơ 13.16). Trong câu chuyện của Luca, lời phán nhắm vào vòng lớn hơn, gồm những người đã được phước:
“Phước cho mắt nào được thấy điều các ngươi thấy!” (Luca 10.23).
Tôi tin phần nhấn mạnh nầy có trong tin lành của Luca vì sự vui mừng trong ơn cứu rỗi mà các môn đồ đã kinh nghiệm, không những họ nhìn thấy và nghe được rồi tin theo Chúa Jêsus trong thời của Ngài, mà còn hết thảy những ai nhìn xem Ngài giống như các môn đồ đã nhìn xem nữa, nghĩa là, hết thảy những ai công nhận Ngài là Đấng Mêsi của Đức Chúa Trời, là ơn chửng cứu của Đức Chúa Trời, và những ai chịu tin theo Ngài qua sự làm chứng của các sứ đồ. Niềm vui trong ơn cứu rỗi là dành cho hết thảy các tín đồ, họ đạt tới cùng một sự nhìn biết mà các tín hữu đầu tiên đã nhìn biết. Trong lúc nói chuyện với “Thôma nghi ngờ”, Chúa chúng ta đã nói theo cách nầy, đã được ghi lại trong sách Giăng:
“Vì ngươi đã thấy ta, nên ngươi tin. Phước cho những kẻ chẳng từng thấy mà đã tin vậy!” (Giăng 20.29).
Có nhiều người trong thời của Chúa Jêsus đã nhìn thấy và đã nghe đúng mọi điều mà các môn đồ đã thấy và nghe, song họ không chịu tin. Đây là cơ sở cho sự phán xét của Chúa chúng ta đối với các thành phố được kể ra trong Luca 10.13-15 (đối chiếu đặc biệt Mathiơ 11.20). Các thành phố nầy đã nhìn thấy nhiều phép lạ mà Chúa chúng ta đã làm ra, cũng như đã nghe rõ sứ điệp của Ngài rồi, thế mà họ chẳng chịu tin. Nghe và thấy công việc của Chúa Jêsus rồi chối bỏ thì chẳng có phước gì cả, vì đây là cơ sở cho sự phán xét của Đức Chúa Trời. Thấy và nghe giống như các môn đồ đã thấy và nghe, thì mới có phước. Trong sự thấy và nghe đó, có sự cứu rỗi. Trong sự thấy và nghe đó, có sự vui mừng.
Phần tương ứng trong I Phierơ
Trước khi tôi qua phần kết luận sứ điệp nầy, tôi phải chia sẻ với quý vị phần tương ứng rất hay mà tôi thấy giữa lời lẽ của Chúa chúng ta phán với các môn đồ trong Luca 10 với lời lẽ do Phierơ viết ra trong chương thứ nhất của bức thư thứ nhất của ông. Theo ý của tôi, chúng ta cũng thấy có ba lẽ đạo quan trọng: sự cứu rỗi, quyền tể trị của Đức Chúa Trời, và sự vui vẻ của các môn đồ. Cũng hãy chú ý. Phierơ kết luận, giống như Chúa chúng ta đã kết luận, bằng cách chỉ ra trong ơn cứu rỗi mà họ vui mừng đó, chính là ơn mà các thánh xưa đã tìm tòi muốn xem thấy. Chẳng lẽ lời lẽ của Phierơ là một lời diễn giải chính lời phán của Chúa chúng ta hay sao? Chắc chắn những lời ấy đã được lặp lại:
“Ngợi khen Đức Chúa Trời, là Cha Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, Ngài lấy lòng thương xót cả thể khiến chúng ta lại sanh, đặng chúng ta nhờ sự Đức Chúa Jêsus Christ sống lại từ trong kẻ chết mà có sự trông cậy sống, là cơ nghiệp không hư đi, không ô uế, không suy tàn, để dành trong các từng trời cho anh em, là kẻ bởi đức tin nhờ quyền phép của Đức Chúa Trời giữ cho, để được sự cứu rỗi gần hiện ra trong kỳ sau rốt! Anh em vui mừng về điều đó, dầu hiện nay anh em vì sự thử thách trăm bề buộc phải buồn bã ít lâu; hầu cho sự thử thách đức tin anh em quí hơn vàng hay hư nát, dầu đã bị thử lửa, sanh ra ngợi khen, tôn trọng, vinh hiển cho anh em khi Đức Chúa Jêsus Christ hiện ra. Ngài là Đấng anh em không thấy mà yêu mến; dầu bây giờ anh em không thấy Ngài, nhưng tin Ngài, và vui mừng lắm một cách không xiết kể và vinh hiển: nhận được phần thưởng về đức tin anh em, là sự cứu rỗi linh hồn mình. Về sự cứu rỗi đó, các đấng tiên tri đã tìm tòi suy xét, và đã nói tiên tri về ân điển định sẵn cho anh em: nghĩa là tìm cho biết thời kỳ nào và thời kỳ cách nào mà Thánh Linh Đấng Christ ở trong lòng mình đã chỉ cho, là khi làm chứng trước về sự đau đớn của Đấng Christ và về sự vinh hiển sẽ theo sau. Các đấng ấy đã được tỏ cho rằng chẳng phải vì mình, bèn là vì anh em mà truyền ra những điều đó, là những điều hiện nay đã rao cho anh em, bởi những người nhờ Đức Thánh Linh từ trên trời sai xuống, mà giảng Tin Lành cho anh em; các thiên sứ cũng ước ao xem thấu những sự đó” (I Phierơ 1.3-12)
Kết luận
Như chúng ta đã nói đã nói suốt bài học, có ba phần nhấn mạnh được thấy có trong các câu nầy. Xin cho phép tôi lặp lại từng phần nhấn mạnh nầy, cùng với một đề nghị về hàm ý của chúng cho chúng ta.
(1) Có phần nhấn mạnh về ơn cứu rỗi trong phân đoạn Kinh Thánh. Các môn đồ cần phải vui mừng, không phải ở chỗ quyền phép của họ thắng hơn ma quỉ, mà ở chỗ ơn cứu rỗi của họ. Chúa đã mừng rỡ nơi vai trò của Ngài trong ơn cứu rỗi nhân loại, là ơn đã đạt được theo ý tốt lành của Đức Chúa Cha. Và các môn đồ, cũng vậy, họ đã vui mừng trong chỗ họ được ơn xem thấy những gì mà các thánh xưa đã tìm tòi muốn xem thấy.
Chẳng có gì quan trọng hơn vấn đề cứu rỗi cho cá nhân mỗi người. Mỗi môn đồ trong phân đoạn Kinh Thánh được khích lệ nên tìm sự vui mừng của mình trong sự thật tên tuổi của mình đã được ghi ở trên trời rồi. Ơn chửng cứu là một vấn đề cấp bách, một vấn đề phải ưu tiên hàng đầu, một vấn đề có ý nghĩa và giá trị lớn lao nhất, và đó cũng là một vấn đề dính dáng tới từng cá nhân. Trong khi phân đoạn Kinh Thánh đặt phần nhấn mạnh vào sự chọn lựa của Đức Chúa Cha vào những ai sẽ được cứu, Kinh Thánh cũng giục giã người ta phải tin theo Đấng Christ là Đấng Mêsi, là Cứu Chúa, và phải tiếp nhận Ngài là Đấng Cứu Thế cho riêng họ. Nếu quý vị chưa bao giờ tin cậy Đức Chúa Jêsus Christ làm Cứu Chúa của mình, hãy làm điều đó ngay bây giờ đi. Không có vấn đề nào khác quan trọng hơn vấn đề nầy.
(2) Có phần nhấn mạnh về quyền tể trị của Đức Chúa Trời trong ơn cứu rỗi. Có nhiều người phản đối quyền tể trị của Đức Chúa Trời, đặc biệt trong vấn đề cứu rỗi. Nhưng người nào xem trọng lời lẽ của Chúa chúng ta phải đồng ý rằng Ngài đã nhấn mạnh sự lựa chọn của Đức Chúa Trời trong những câu nầy. Tại sao Quyền Tể Trị của Đức Chúa Trời lại làm phật lòng con người? Vì con người sa ngã là con người loạn nghịch, họ chẳng muốn ai cai trị mình. Đối với con người thiên nhiên, trổi hơn người khác chính là một động lực. Có quyền hành và bắt những người khác phục mình là một nguồn vui. Nhưng đối với Cơ đốc nhân niềm vui lớn của chúng ta là đầu phục theo Đấng Christ, ở dưới quyền Ngài, phục theo quyền tể trị của Ngài. Đối với Chúa chúng ta thì cũng một thể ấy. Và cũng một thể ấy đối với chúng ta. Và nếu không phải như vậy thì giữa chúng ta và Đức Chúa Trời chẳng có gì ngay thẳng hết.
Quyền tể trị của Đức Chúa Trời trong sự cứu rỗi của chúng ta có nhiều lợi ích. Nói như thế có nghĩa là sự cứu rỗi của chúng ta là chắc chắn, vì chính ý muốn của Ngài được thắng và đã hoàn thành. Ngài có quyền làm theo những gì Ngài đã dự trù. Nói như thế nghĩa là sự cứu rỗi của chúng ta là chắc chắn. Không những Đức Chúa Trời làm những gì Ngài dự trù, Ngài còn làm xong những gì Ngài khởi sự, Phaolô nói như vầy:
“tôi tin chắc rằng Đấng đã khởi làm việc lành trong anh em, sẽ làm trọn hết cho đến ngày của Đức Chúa Jêsus Christ” (Philíp 1.6).
Đức Chúa Trời hoàn thành những gì Ngài khởi sự và Đức Chúa Trời đã khởi sự ơn cứu rỗi của chúng ta. Ngài quyết định ơn ấy trong cõi quá khứ đời đời. Ngài chọn chúng ta từ lâu trước khi chúng ta có cơ hội để chọn lấy Ngài. Ngài hoàn thành ơn cứu rỗi cho chúng ta trong thập tự giá ở đồi Gôgôtha. Và chính Ngài là Đấng đưa sự cứu rỗi đó đến chỗ hoàn tất.
Sau cùng, quyền tể trị của Đức Chúa Trời trong ơn cứu rỗi của chúng ta nghĩa là chúng ta phải Hạ mình xuống dưới tình yêu của Ngài, tình yêu ấy đã lựa chọn chúng ta và tìm kiếm chúng ta. Nói như thế có nghĩa là đời sống của chúng ta phải đầy dẫy với sự ngợi khen và tôn cao dành cho Chúa chúng ta. Nói như thế có nghĩa là chính ân điển đã cứu chúng ta, là ơn tối cao, ơn dành cho người không xứng đáng, và vị thế một mình Ngài đáng được tôn ngợi.
(3) Có phần nhấn mạnh về sự vui mừng trong Kinh Thánh. Cơ đốc nhân thường có xu hướng chịu khổ, thường nói về cái giá của địa vị ấy. Trong khi Chúa chúng ta thường nói về cái giá của địa vị làm môn đồ, phân đoạn Kinh Thánh nầy dự định nhấn mạnh một trong những lợi ích quan trọng của địa vị làm môn đồ: ấy là sự vui mừng. Lẽ đạo nói về sự vui mừng không phải là một lẽ đạo mới đâu. Vui mừng luôn luôn là kết quả của sự cứu rỗi chân thật. Hãy chú ý một trong các trường hợp vui mừng trong Kinh Thánh.
Sự vui mừng của Ápraham đặt nơi sự đến của Đấng Christ:
“Cha các ngươi là Áp-ra-ham đã nức lòng nhìn thấy ngày của ta; người đã thấy rồi, và mừng rỡ” (Giăng 8.56).
Đavít vui mừng khi được cứu:
“Xin hãy ban lại cho tôi sự vui vẻ về sự cứu rỗi của Chúa, Dùng thần linh sẵn lòng mà nâng đỡ tôi” (Thi thiên 51.12).
Hoạn quan Êthiôpi đã kinh nghiệm niềm vui khi được cứu:
“Khi ở dưới nước lên, thì Thánh Linh của Chúa đem Phi-líp đi; hoạn quan chẳng thấy người nữa, cứ hớn hở đi đường” (Công vụ các sứ đồ 8.39).
Niềm vui của viên cai ngục người thành Philíp:
“Đoạn, người đề lao mời hai người lên nhà mình, đặt bàn, và người với cả nhà mình đều mừng rỡ vì đã tin Đức Chúa Trời” (Công vụ các sứ đồ 16.34).
Vui mừng là đặc điểm cho đời sống của người tin Chúa:
“Chúa sẽ chỉ cho tôi biết con đường sự sống; Trước mặt Chúa có trọn sự khoái lạc, Tại bên hữu Chúa có điều vui sướng vô cùng” (Thi thiên 16.11).
“Họ nhờ sự dư dật của nhà Chúa mà được thỏa nguyện; Chúa sẽ cho họ uống nước sông phước lạc của Chúa” (Thi thiên 36.8).
“Cũng hãy khoái lạc nơi Đức Giê-hô-va, Thì Ngài sẽ ban cho ngươi điều lòng mình ao ước” (Thi thiên 37.4).
“Bấy giờ tôi sẽ đi đến bàn thờ Đức Chúa Trời, Tức đến cùng Đức Chúa Trời, là sự rất vui mừng của tôi: Hỡi Chúa, là Đức Chúa Trời tôi, tôi sẽ lấy đàn cầm mà ngợi khen Chúa” (Thi thiên 43.4).
Đức Chúa Trời rất vui vẻ trong ơn chửng cứu chúng ta:
“Như người trai tráng cưới người nữ đồng trinh, thì các con trai ngươi cũng sẽ cưới ngươi; chàng rể mới vui mừng vì vợ mới mình, Đức Chúa Trời ngươi cũng vui mừng vì ngươi” (Êsai 62.5).
“Thà các ngươi hãy mừng rỡ và vui vẻ đời đời trong sự ta dựng nên. Thật, ta dựng nên Giê-ru-sa-lem cho sự vui, và dân nó cho sự mừng rỡ. Ta sẽ vui vì Giê-ru-sa-lem, ta sẽ mừng vì dân ta; tại đó sẽ chẳng còn nghe tiếng khóc lóc kêu la nữa” (Êsai 65.18-19).
“Ta sẽ lấy làm vui mà làm phước cho, và chắc hết lòng hết linh hồn trồng chúng nó trong đất nầy” (Giêrêmi 32.41).
“Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi ở giữa ngươi; Ngài là Đấng quyền năng sẽ giải cứu ngươi: Ngài sẽ vui mừng cả thể vì cớ ngươi; vì lòng yêu thương mình, Ngài sẽ nín lặng; và vì cớ ngươi Ngài sẽ ca hát mừng rỡ” (Sôphôni 3.17).
Thiên đàng vui mừng nơi sự cứu rỗi của con người:
“Ta nói cùng các ngươi, trên trời cũng như vậy, sẽ vui mừng cho một kẻ có tội ăn năn hơn là chín mươi chín kẻ công bình không cần phải ăn năn. Hay là, có người đàn bà nào có mười đồng bạc, mất một đồng, mà không thắp đèn, quét nhà, kiếm kỹ càng cho k” được sao? Khi tìm được rồi, gọi bầu bạn và người lân cận mình, mà rằng: Hãy chung vui với ta, vì ta đã tìm được đồng bạc bị mất. Ta nói cùng các ngươi, trước mặt thiên sứ của Đức Chúa Trời cũng như vậy, sẽ mừng rỡ cho một kẻ có tội ăn năn” (Luca 15.7-10).
Niềm vui của Giăng Báptít đặt ở phần giới thiệu Chúa Jêsus:
“Ai mới cưới vợ, nấy là chàng rể, nhưng bạn của chàng rể đứng gần và nghe người, khi nghe tiếng của chàng rể thì rất đỗi vui mừng; ấy là sự vui mừng trọn vẹn của ta đó” (Giăng 3.29).
Niềm vui của môn đồ là mong ước và là lời cầu nguyện của Chúa Jêsus:
“Ta nói cùng các ngươi những điều đó, hầu cho sự vui mừng của ta ở trong các ngươi, và sự vui mừng các ngươi được trọn vẹn” (Giăng 15.11).
“Nhưng bây giờ Con về cùng Cha, và đang khi còn ở thế gian, Con nói những điều đó, hầu cho trong lòng họ được đầy dẫy sự vui mừng của Con” (Giăng 17.13).
Cơ đốc nhân có thể kinh nghiệm niềm vui trong sự chịu khổ:
“Vậy, các sứ đồ từ tòa công luận ra, đều hớn hở về mình đã được kể là xứng đáng chịu nhục vì danh Đức Chúa Jêsus” (Công vụ các sứ đồ 5.41).
“là Đấng đã làm cho chúng ta cậy đức tin vào trong ơn nầy là ơn chúng ta hiện đang đứng vững; và chúng ta khoe mình trong sự trông cậy về vinh hiển Đức Chúa Trời. sự nhịn nhục sanh sự rèn tập, sự rèn tập sanh sự trông cậy. Nào những thế thôi, chúng ta lại còn khoe mình trong Đức Chúa Trời bởi Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, nhờ Ngài mà chúng ta hiện nay đã được sự hòa thuận” (Rôma 5.2-4, 11).
Đây là những phân đoạn khác trong Kinh Thánh cho tôi biết vui mừng là một trong những động lực chính không những cho Cơ đốc nhân, mà còn cho chính mình Đức Chúa Trời nữa. Đức Chúa Trời đã cứu con người vì Ngài ưa thích làm như thế. Chúa Jêsus đã gánh chịu thập tự giá vì niềm vui đã đặt ra trước mặt Ngài (Hêbơrơ 12.2). Các thánh đồ đã được nâng đỡ trong sự họ gánh chịu hoạn nạn trong hiện tại, họ nhìn biết niềm vui ở trước mặt, không nhắc tới niềm vui nhận biết và hầu việc Đức Chúa Trời, và thậm chí chịu khổ vì cớ danh Ngài. Sách Philíp đã được viết ra trong thời gian tệ hại nhất trong cuộc đời của sứ đồ Phaolô và nguyên tắc chủ đạo đắc thắng xuyên suốt quyển sách đó, đó là sự vui mừng.
Phần nghiên cứu về niềm vui mừng trong phân đoạn Kinh Thánh gốc và trong cả Kinh Thánh đã dẫn tôi tới kết luận nầy: NAN ĐỀ CỦA CHÚNG TA KHÔNG PHẢI CHÚNG TA TÌM KIẾM HẠNH PHÚC VÀ KHOÁI LẠC TRONG ĐỜI NẦY, MÀ LÀ TÌM KIẾM KHOÁI LẠC HẠNH PHÚC TRONG CHÍNH MÌNH ĐỨC CHÚA TRỜI.
Tôi biết mình đã phạm tội khi nói với người khác rằng: “Tìm cách sống hạnh phúc là không đúng. Điều mà chúng ta đáng tìm kiếm phải là sống tin kính”. Nhưng nói như vầy không phù hợp với mọi điều Chúa chúng ta đã phán trong phân đoạn Kinh Thánh. Không phải là chúng ta sai khi tìm kiếm vui mừng và khoái lạc đâu, chúng ta sai khi tìm kiếm khoái lạc trong điều chi khác hơn là Đức Chúa Trời.
Điều này đưa tôi đến với phần lưu ý khác: CHÚNG TA THƯỜNG PHẠM LỖI KHI TÌM CÁCH TÁC ĐỘNG NGƯỜI KHÁC BẰNG NHỮNG ĐỘNG LỰC TIÊU CỰC TỘI LỖI HOẶC SỢ HÃI, HƠN LÀ VUI MỪNG.
Sư theo đuổi niềm vui mừng trong Đức Chúa Trời và chỉ một mình Đức Chúa Trời, có thể làm cách mạng đời sống của chúng ta. Hãy suy nghĩ mọi hàm ý của vấn đề nầy:
THỜ PHƯỢNG LÀ SỰ VUI VẺ CỦA CHÚNG TA NƠI ĐỨC CHÚA TRỜI CHAN CHỨA TÔN NGỢI ĐỨC CHÚA TRỜI. Nếu chúng ta sống để thưởng thức Đức Chúa Trời, sự thờ phượng của chúng ta phải tuôn tràn ra sự tôn ngợi. Nhiều Thi thiên tuôn tràn ra cả niềm vui mừng trong Chúa và sự ngợi ca Đức Chúa Trời.
CHỨNG ĐẠO LÀ SỰ VUI VẺ CỦA CHÚNG TA TRONG ĐỨC CHÚA TRỜI TUÔN TRÀN RA SỰ NGỢI KHEN CHÚA CHO THA NHẬN BIẾT. Chúng ta làm chứng về những việc chúng ta vui mừng. Nếu niềm vui của chúng ta đặt nơi Chúa, chúng ta sẽ thường làm chứng về Ngài, không phải vì đó là bổn phận mà vì Đức Chúa Trời là sự vui thích của chúng ta.
HẦU VIỆC LÀ SỰ VUI VẺ CỦA CHÚNG TA NƠI ĐỨC CHÚA TRỜI TUÔN TRÀN RA TRONG SỰ PHỤC VỤ THA NHÂN. Tôi tin thối lui có lẽ là hậu quả của việc thiếu vắng niềm tin trong sự phục vụ của chúng ta. Sự phục vụ bị tác động bởi tội lỗi hay sợ hãi không phải là chức vụ của niềm vui mừng, và chúng ta sẽ mau chóng thối lui. Vui mừng là nhiên liệu cho sự phục vụ trung tín. Vui mừng nơi sự tấn tới và nơi sự tấn bộ của nhiều người khác trong sự họ thưởng thức Đức Chúa Trời và là một phần nhiên liệu sự hầu việc của Phaolô:
“Vì sự trông cậy, vui mừng và mão triều thiên vinh hiển của chúng tôi là gì, há chằng phải là anh em cũng được đứng trước mặt Đức Chúa Jêsus chúng ta trong khi Ngài đến sao?” (I Têsalônica 2.19).
GÁNH LẤY SỰ BẮT BỚ VÀ CHỊU KHỔ LÀ KẾT QUẢ CỦA VIỆC ĐẶT SỰ VUI MỪNG CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI CÙNG MỌI LỜI HỨA CỦA NGÀI LÊN TRÊN NHỮNG KHOÁI LẠC HIỆN TẠI CỦA TỘI LỖI. Khi chúng ta chọn bất tuân đối với Đức Chúa Trời, như Ađam và Êva đã chọn trong vườn Êđen, ấy là vì chúng ta đã nghi ngờ mọi lời hứa của Đức Chúa Trời, và xem khinh mọi khoái lạc của Ngài. Thay vì thế, chúng ta bất tuân, tìm kiếm các khoái lạc có cả hai thứ: phù du và gây tai hoạ. Tìm kiếm khoái lạc nơi Đức Chúa Trời chính là thuốc giải, là sự phòng ngừa ngăn trở việc tìm kiếm khoái lạc trong tội lỗi. Chúng ta đọc về Môise, là người:
“đành cùng dân Đức Chúa Trời chịu hà hiếp hơn là tạm hưởng sự vui sướng của tội lỗi: người coi sự sỉ nhục về Đấng Christ là quí hơn của châu báu xứ Ê-díp-tô, vì người ngửa trông sự ban thưởng” (Hêbơrơ 11.25-26).
PHẦN NGHIÊN CỨU VÀ SỰ VÂNG PHỤC CỦA CHÚNG TA ĐỐI VỚI LỜI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TÁC ĐỘNG BỞI NIỀM VUI CHO CẢ ĐỨC CHÚA TRỜI VÀ CHO CHÚNG TA. Đavít đã tìm được niềm sui sâu sắc nầy trong Đức Chúa Trời, và nhờ đó ông cũng tìm được niềm vui cả thể trong Luật pháp của Đức Chúa Trời. Đây là điều rất bất ngờ. Luật pháp của Đức Chúa Trời là sự khát khao của Đavít vì ông biết rõ luật pháp đã tỏ ra điều chi vừa lòng Đức Chúa Trời và điều chi không. Vì Đavít đã tìm được khoái lạc trong Đức Chúa Trời, ông tìm được khoái lạc trong việc nghiên cứu Lời Đức Chúa Trời và trong việc tuân theo Lời ấy.
NGÃ LÒNG LÂU DÀI LÀ SỰ LỰC CHỌN CỐ TÌNH KHÔNG TÌM KHOÁI LẠC Ở ĐÂU KHÁC, THẬM CHÍ NƠI ĐỨC CHÚA TRỜI. Sự ngã lòng lâu dài, là điều chúng ta lựa chọn sống như thế, là một sự chọn lựa sống theo một phương thức bóp méo mục đích của Đức Chúa Trời. Đó là sự chọn lấy đau khổ, bất hạnh, thương hại hơn là ngợi khen.
QUAN TÂM CHỦ YẾU LÀM THEO LUẬT PHÁP KHÔNG LÀM CHO ĐỨC CHÚA TRỜI PHẢI BỰC BỘI, TRONG KHI ÂN ĐIỂN LÀ SỐNG THEO MỘT PHƯƠNG THỨC ĐEM KHOÁI LẠC ĐẾN CHO ĐỨC CHÚA TRỜI. Làm theo luật pháp xem Đức Chúa Trời là giận dữ, bực bội và thù nghịch. Làm theo luật pháp là sống theo một phương thức không “gạt bỏ” Đức Chúa Trời. Sự tự do Cơ đốc xem Đức Chúa Trời là một hữu thể rất quen thuộc, chúng ta thích tương giao với Ngài, và Ngài ưa thích sự vâng lời của chúng ta. Sự tự do Cơ đốc thích làm cho Đức Chúa Trời được đẹp lòng. (Tôi có khuynh hướng nghĩ rằng có một việc làm cho thầy thông giáo và người dòng Pharisi phải bực tức nhất chính là niềm vui mà Chúa Jêsus đã tìm được, đặc biệt trong sự cứu rỗi tội nhân – đối chiếu Luca 5.27-35).
Nếu vui mừng là một việc mà Cơ đốc phải lo tìm kiếm, một động lực cao thượng cho đời sống Cơ đốc, thì tại sao có ít người biểu hiện được niềm vui đó chứ? Tôi nghĩ rằng có vài lý do khả thi.
(1) Có thể chúng ta thiếu mất sự vui mừng là vì chúng ta chưa kinh nghiệm được ơn cứu rỗi tạo ra niềm vui ấy. John Piper, trong một quyển sách nói về đề tài vui thú nơi Đức Chúa Trời, ông đề nghị rằng có hay không có niềm vui sẽ là một thử nghiệm về ơn cứu rỗi của một người, chứ không phải chỉ nói suông. Ông đề nghị rằng nếu có ai đó chưa thực sự lấy làm vui nơi Đức Chúa Trời, nơi sự hiện diện của Ngài, nơi Đạo của Ngài, nơi sự thờ phượng Ngài, người ấy thực sự phải xét lại tính hiệu lực của đức tin mà họ tuyên xưng. Tôi nhất trí như vậy. Quý vị có thấy Đức Chúa Trời là niềm vui chưa? Quý vị có khao khát muốn cầu nguyện, muốn thờ phượng, muốn nghiên cứu Lời của Ngài không? Nếu không, việc thiếu vui mừng nơi quý vị có thể phản ảnh sự thật là quý vị chưa kinh nghiệm được ơn cứu rỗi của Ngài.
(2) Thiếu vắng niềm vui trong cuộc sống Cơ đốc có thể là kết quả của việc chưa xưng tội. Trong Thi thiên 51, Đavít đã cầu nguyện rằng Đức Chúa Trời sẽ phục hồi lại cho ông: “sự vui vẻ về sự cứu rỗi của Chúa” (Thi thiên 51.12). Không xưng tội là đám mây che mờ những tia nắng mặt trời cứu rỗi của Ngài. Giải pháp cho tình trạng nầy là ăn năn và xưng tội.
(3) Sau cùng, thiếu vui mừng trong cuộc sống Cơ đốc có thể là kết quả của một mục tiêu sai lầm. Khi tiêu điểm của mọi điều chúng ta ao ước không phải là chính mình Đức Chúa Trời, một mình Đức Chúa Trời thôi, sự vui vẻ về sự cứu rỗi bị thu nhỏ lại. Tôi muốn đề nghị rằng chúng ta phải diễn giải lời là của Chúa trong Bài Giảng Trên Núi bằng câu nầy: CỦA CẢI CHÚNG TA Ở ĐÂU, THÌ KHOÁI LẠC CỦA CHÚNG TA PHẢI Ở ĐÓ.
Của cải của chúng ta theo sau mọi đầu tư, thì giờ, tiền bạc, và các ân tứ thuộc linh của chúng ta. Nếu chúng ta lạm dụng những thứ đã được cung ứng cho chúng ta trong vai trò quản lý, nguồn khái lạc của chúng ta thay đổi, rồi nhơn đó niềm vui của chúng ta nơi Chúa bị suy giảm đi.
Nguyện Đức Chúa Trời giúp đỡ chúng ta biết tìm kiếm niềm vui mừng nơi Ngài, và chỉ nơi một mình Ngài mà thôi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét