Chủ Nhật, 16 tháng 5, 2010

I Giăng 3.19-24: "PHẢI CHĂNG ĐẤY LÀ CÂU TRẢ LỜI SAU CÙNG CỦA BẠN?"



SỐNG TRONG SỰ SÁNG
PHẢI CHĂNG ĐẤY LÀ CÂU TRẢ LỜI SAU CÙNG CỦA BẠN?
I Giăng 3.19-24
1. Ai muốn trở thành nhà triệu phú? Hầu hết chúng ta đều rất quen thuộc với cái chạm của chương trình trò chơi trên TV đang trải ra những con số. Một tuần ba lần, phát thanh viên truyền hình Regis Philbin cung ứng cho những người dự thi nhiều câu hỏi về lịch sử, khoa học và văn hoá dân gian hiện đại. Theo tờ Associated, cuộc chơi nầy bắt nguồn từ Anh quốc cách đây hơn hai năm. Tuy nhiên, Philbin đã thêm vào tính cách riêng của ông để chương trình trở thành phiên bản Mỹ. Ông thường khích người dự thi với câu hỏi: "Phải chăng đấy là câu trả lời sau cùng của bạn?" Sau một hồi dừng lại, chúng ta xét xem coi chúng có chính xác chưa. Tôi thích trò chơi nầy và các thứ linh tinh, vì vậy đôi khi chúng tôi xem chương trình ấy tại tư gia. Khi những câu hỏi hóc búa hơn, khi phần thưởng càng tăng thêm và khi "giờ quyết định" đã điểm, bạn có thể nhìn thấy người dự thi mất đi khả năng chủ động của họ. Họ đổ mồ hôi, uống nước rồi phấn đấu với người dẫn chương trình. Dường như hầu hết đều phải bỏ cuộc trước khi họ đạt tới câu hỏi đáng giá hàng triệu USD. Thường thì chúng ta thấy họ biết rõ câu trả lời cho câu hỏi, nhưng không có độ tin chắc để mà trả lời.
2. Sự tin cậy rất quan trọng để thành công trong bất cứ lãnh vực nào của cuộc sống. Chúng ta phải tin thì mới vươn tới được. Dù thăng tiến trong sự nghiệp, đầu tư tiền bạc hoặc phấn đấu trong các bộ môn thể thao, bạn phải tin để chiến thắng. Huấn luyện viên NFL Mike Ditka đã trưng dẫn trong tờ Sports Illustrated khi phát biểu: "Trước khi bạn có thể chiến thắng, bạn phải tin mình xứng đáng". Tôi thích câu chuyện John McKay kể lại về độ tin chắc rất cao của huấn luyện viên bóng đá huyền thoại của đại học đường Alabama Bear Bryant. Ông nói: "Chúng ta ra thi bắn những con vịt, và sau cùng, sau ba giờ đồng hồ, ở đây còn độc nhất một con vịt. Khẩu đội Bear đang nảy lửa. Và con vịt vẫn còn bay khi ấy. Khẩu đội Bear nhìn theo con vịt đang vỗ cánh, họ nhìn vào tôi rồi nói: 'John, ngươi đang chứng kiến một phép lạ. Một con vịt chết đang bay kìa!'"
3. Tin cậy là chìa khoá để thành công trong đời sống thuộc linh của chúng ta nữa. Độ tin cậy không đặt nhiều vào chúng ta bằng đặt vào Đức Chúa Trời của chúng ta. Có người nói: "Quân đội Israel tưởng Gôliát quá cao lớn không thể đánh bại được; còn David nghĩ hắn quá to không thể đánh trật được". Chúng ta hãy chú ý một vài câu Kinh Thánh tới lòng tin cậy. Châm ngôn 3.26 chép: "Vì Đức Giê-hô-va là nơi nương cậy của con, Ngài sẽ gìn giữ chân con khỏi mắc bẫy". Châm ngôn 14.26 chép: "Trong sự kính sợ Đức Giê-hô-va có nơi nương cậy vững chắc; Và con cái Ngài sẽ được một nơi ẩn núp". Phaolô viết trong II Côrinhtô 5.6-7: "Vậy, chúng ta hằng đầy lòng tin cậy, và biết rằng khi chúng ta đang ở trong thân thể nầy thì cách xa Chúa, vì chúng ta bước đi bởi đức tin, chớ chẳng phải bởi mắt thấy".
Ông đã viết trong Philíp 1.6: "…tôi tin chắc rằng Đấng đã khởi làm việc lành trong anh em, sẽ làm trọn hết cho đến ngày của Đức Chúa Jêsus Christ". Hêbơrơ 10.35 chép: "Vậy chớ bỏ lòng dạn dĩ mình, vốn có một phần thưởng lớn đã để dành cho".
4. Giăng đã dạy chúng ta rồi ở 2.28 rằng một trong những lý do chúng ta muốn "ở trong" hay ở thật gần mối giao thông mật thiết với Chúa Jêsus ấy là "chúng ta cũng đầy sự vững lòng, không bị hổ thẹn trong kỳ Ngài ngự đến".
5. Trong phân đoạn Kinh Thánh ngày hôm nay, chúng ta sẽ xử lý với sự tin cậy trong đời sống thuộc linh của chúng ta. Chúng ta sẽ xem xét nan đề tấm lòng không tin cậy và quyền phép của tấm lòng biết tin cậy.
I. Nan đề về tấm lòng không tin cậy (các câu 19-20).
A. Tấm lòng cáo trách chúng ta vì cớ tội lỗi.
1. Ở câu 20, Giăng nói: "Vì NẾU lòng mình cáo trách mình…" Một cách nói sát nghĩa hơn phát biểu thay vì nếu mà là khi nào tấm lòng chúng ta cáo trách, khi ấy có nghĩa là hết lúc nầy tới lúc khác tấm lòng sẽ cáo trách chúng ta.
2. Kẻ thù của chúng ta là Satan thường tấn công đức tin của chúng ta. Hắn nổ lực trục xuất chúng ta ra khỏi đức tin nơi Đức Chúa Jêsus Christ, đạp đổ rồi tước vũ khí của chúng ta cùng làm mất hiệu lực tính hiệu quả trong vai trò Cơ đốc nhân của chúng ta. Đấy là lý do tại sao I Phierơ 5.8 chép: "Hãy tiết độ và tỉnh thức: kẻ thù nghịch anh em là ma quỉ, như sư tử rống, đi rình mò chung quanh anh em, tìm kiếm người nào nó có thể nuốt được".
3. "Lòng cáo trách chúng ta", nói như thế có ý nghĩa gì? Chúng ta càng sống trong lẽ thật, chúng ta càng ở trong Chúa Jêsus, tấm lòng của chúng ta càng cảm xúc theo Đức Chúa Trời.
4. "Tấm lòng" trong Kinh Thánh thường không đề cập tới chỗ bơm máu, mà đề cập tới lương tâm, phần ý thức bề trong của chúng ta. Đây là thuyết hình người [anthropomorphism]. Trái tim về mặt vật chất là dành cho thân thể, lương tâm là dành cho tâm linh của bạn.
5. Đức Thánh Linh đang ngự ở trong bạn và đang làm việc với lương tâm, là "tấm lòng" của bạn. Mới đây có người đến gặp tôi rồi nói: "Thưa Mục sư, tôi sẽ làm mọi việc mà tôi đáng phải làm. Tôi sẽ ở trong Ngôi Lời, tôi sẽ cầu nguyện. Tôi sẽ vâng phục, trừ một việc không cảm thấy đúng đắn".
6. Người nầy có một tấm lòng luôn cáo trách. Một việc gì đó đã sai trật trong đời sống của người ấy và Đức Thánh Linh đang làm ray rứt lương tâm của người. Điều nầy rất tốt đấy! Khi bạn làm mọi sự mà bạn biết phải làm mà bạn vẫn cảm thấy xa cách đối với Đức Chúa Trời, như thế có nghĩa là bạn đang ý thức được sự hiện diện của Đức Chúa Trời! Đức Chúa Trời cho phép chúng ta cảm thấy mình bị cáo trách để chúng ta lui về lại chỗ mà chúng ta cần phải lui về. Chúng ta càng tấn tới về mặt thuộc linh, chúng ta càng cảm nhận mình sẽ được ở với Đức Chúa Trời. Sự thể nầy giống như hai con mắt bạn đã được mở rộng ra vậy. Bạn bước ra khỏi phòng đo thị lực và phải mang cặp tròng màu tối vì đôi mắt của bạn rất nhạy cảm.
7. Khi "tấm lòng cáo trách" bạn, đừng bỏ qua hay sơ sịa đối với nó. Tại sao chứ? Câu 20 chép: "Đức Chúa Trời biết cả mọi sự". Ngài biết bạn đang nghĩ gì và bạn đang làm gì. Ngài cáo trách tấm lòng của bạn để bạn phải nhìn biết nó rồi để cho Ngài thay đổi những điều sai quấy trong đời sống của bạn!
8. Phierơ đã thề ông sẽ không bao giờ quên Chúa Jêsus, song lại chối Ngài đến ba lần. Tấm lòng của ông bị cáo trách, ông đã "khóc cách cay đắng". Tuy nhiên, khi ở xứ Galilê, Chúa Jêsus đã ban cho ông sứ mệnh "hãy chăn chiên ta". Vào ngày lễ Ngũ Tuần, có 3.000 người đã được cứu!
B. Tấm lòng cáo trách chúng ta vì sự tấn công của Satan.
1. Đôi khi chúng ta cảm thấy bị cáo trách ở trong lòng không phải vì cớ tội lỗi, mà vì sự căng thẳng và những lần tấn công của kẻ thù. Câu 19 chép: "Bởi đó, chúng ta biết mình là thuộc về lẽ thật, và giục lòng vững chắc ở trước mặt Ngài".
2. Mỗi người tín đồ đều cần sự bảo đảm hết lúc nầy tới lúc khác. Bất luận chúng ta quen biết với Kinh Thánh bao nhiêu, bất luận chúng ta thường đi nhà thờ, thờ phượng và ngồi nghe sự dạy dỗ Ngôi Lời thể nào, bất kể chúng ta dâng hiến bao nhiêu hay chúng ta nắm lấy bao nhiêu chức vụ, hết thảy chúng ta đều cần được tái bảo đảm.
Tôi đã qua tuần lễ nầy trong căn phòng của một bịnh viện với mẹ tôi ở phía bên kia của tiểu bang. Khi tôi đang lái xe, tôi nhận được một cú gọi từ vợ tôi cho biết rằng nàng đã giải phẩu nơi bàn chân trong khi tôi đi vắng. Chúng tôi có một ngôi nhà đầy những vị khách trong thành phố. Thêm nữa, chúng tôi có một thuộc viên phải chịu giải phẩu tim, một người mới qua đời và tất cả những đòi hỏi của chức vụ trong một Hội Thánh đang phát triển. Tôi cảm thấy mình như bị áp đảo đủ chiều. Tôi không thể có mặt mọi nơi cùng lúc được. Bất luận tôi đã làm gì, tôi không thể dát mỏng mình ra được. Bạn gặp phải một tuần nào giống như thế chưa? Có bao giờ bạn cảm thấy mình như bị dát mỏng ra chưa? Tuần nầy, mẹ tôi và tôi đã có một cuộc đi dạo thật lâu. Bà đã ở tuổi 70 và sức khoẻ của bà đã suy giảm lúc bây giờ. Bà đã hầu việc Chúa trọn đời mình. Giờ đây, vì bà không thể làm được những điều bà đã từng làm, những mối nghi ngờ len vào tâm trí của bà. Tại sao chứ? Vì bà không còn nhạy bén nữa, kẻ thù sử dụng mọi cảnh ngộ của bà để khiến bà hồ nghi mối quan hệ của bà với Chúa. Hắn khiến cho tấm lòng của bà phải cáo trách bà. Bà cần sự bảo đảm.
C. Tấm gương của Giăng Báptít.
1. Giăng Báptít vốn biết rõ cảm xúc. Khi lần đầu tiên chúng ta gặp ông, ông là một vị tiên tri có năng quyền đang lo dọn dân sự cho Chúa Jêsus. Sứ điệp của ông là "Các ngươi phải ăn năn, vì nước thiên đàng đã đến gần!" (Mathiơ 3.2). Ông là người tiền khu của Nhà Vua hầu đến. Ông đã rao giảng từ Êsai: "Có tiếng kêu trong đồng vắng: Hãy dọn đường Chúa, ban bằng các nẻo Ngài" (Mathiơ 3.3; Êsai 40.3). Ông đã cảnh cáo những vị lãnh đạo tôn giáo chuyên tự xưng công bình: "Vậy, các ngươi hãy kết quả xứng đáng với sự ăn năn" (Mathiơ 3.8) và nói tới Đấng Mêsi hầu đến như sau: "Về phần ta, ta lấy nước mà làm phép báp-tem cho các ngươi ăn năn; song Đấng đến sau ta có quyền phép hơn ta, ta không đáng xách giày Ngài. Ay là Đấng sẽ làm phép báp-tem cho các ngươi bằng Đức Thánh Linh và bằng lửa" (Mathiơ 3.11). Ông cũng nói: "Ấy là Đấng đến sau ta, ta chẳng đáng mở dây giày Ngài" (Giăng 1.27). Giăng chẳng có một điều hồ nghi nào về sứ mệnh của Ngài. Ông cần phải sửa soạn người Do thái để nghinh đón Đấng Mêsi.
2. Một ngày kia, khi Giăng đang giảng đạo và làm phép báptêm nơi sông Giôđanh, ông ngước mắt nhìn lên và "thấy Đức Chúa Jêsus đến cùng mình". Ông nói: "Kìa, Chiên con của Đức Chúa Trời, là Đấng cất tội lỗi thế gian đi". Ông nói: "Ấy về Đấng đó mà ta đã nói: Có một người đến sau ta, trổi hơn ta, vì người vốn trước ta". (Giăng 1.29-30). Một thời gian ngắn sau đó, ông làm chứng rằng ông đã nhìn thấy Đức Thánh Linh "đáp xuống giống như chim bồ câu" rồi đậu xuống trên Ngài. Giăng vốn biết rõ Chúa Jêsus là Đấng Mêsi, Đấng chịu xức dầu, là Con của Đức Chúa Trời.
3. Ở Luca 7, chúng ta gặp lại Giăng một lần nữa. Hếrốt tàn bạo kia đã bắt ông bỏ tù một thời gian dài trong nhà ngục tối tăm. Ông rất mệt mõi. Ông ngã lòng. Ông chẳng có ai để rao giảng cho (bạn không muốn ở gần nhà truyền đạo nào không còn muốn giảng đạo nữa!). Ông đang chịu khổ. Ông rất cô đơn. Trong nhà ngục, những mối hồ nghi len lỏi vào lý trí ông. Torng giờ phút tối tăm cô độc của nhà tù, kẻ ác đang tấn công. Mặc dầu Giăng đã có một số kinh nghiệm tuyệt vời với Chúa Jêsus, ông đang cần được tái bảo đảm.
4. Ông sai hai môn đồ mình đến với Chúa Jêsus để trình ra một câu hỏi: "Thầy có phải là Đấng phải đến, hay chúng tôi còn phải đợi Đấng khác?" (Luca 7.19- 20). Họ đã xem thấy Jesus chữa lành cho nhiều người và đuổi quỉ nữa. Khi đó Chúa Jêsus xây sang hai sứ giả nầy rồi nói: "hãy về báo cho Giăng sự các ngươi đã thấy và đã nghe: kẻ đui được sáng, kẻ què được đi, kẻ phung được sạch, kẻ điếc được nghe, kẻ chết được sống lại, Tin Lành đã rao giảng cho kẻ nghèo. Phước cho kẻ không vấp phạm (vấp ngã trong đức tin của họ) vì cớ ta!" (Luca 7.22-23).
5. Không lâu lắm sau đó, Giăng hướng lý trí mình quay về với độ tin cậy rất lớn. Tấm lòng của ông đã ở trong sự bình an vì Chúa Jêsus đã tái khẳng định với ông. Nếu bạn đang ở trong ngục tù, hãy nhớ "Đức Chúa Trời lại lớn hơn lòng mình nữa, và biết cả mọi sự". Có một phụ nữ rất tuyệt vời trong hội chúng của chúng ta có tên là Marcy Harper. Marcy sống trong ngôi làng cho người hưu trí và vì sức khoẻ của bà chỉ có mặt trong mấy buổi thờ phượng của chúng ta. Tuy nhiên, bà vẫn tìm cách để khẳng định tấm lòng của mình. Bà yêu thương rất tích cực. Khi tôi đến bên giường của mẹ tôi vào tuần lễ nầy, tôi thấy một tấm thiệp trên bảng thông tin của Hội Thánh … do tay bà ký tên. Dù là gửi thiệp cho những ai đang có cần hay cầu thay cho Hội Thánh, Bà Marcy tìm ra một cách để yêu thương không những bằng lời nói, mà còn bằng hành động nữa. Điều nầy khẳng định tấm lòng của bà. Còn cần sự bảo đảm nào khác không? Hãy hành động trong tình yêu thương. Hãy tha thứ. Hãy phục vụ. Hãy ban cho. Hãy vâng lời.
II. Quyền phép của một tấm lòng biết tin cậy (các câu 21-24).
Giăng nói trong câu 21: "Hỡi kẻ rất yêu dấu, ví bằng lòng mình không cáo trách, thì chúng ta có lòng rất dạn dĩ, đặng đến gần Đức Chúa Trời". Chúng ta có thể đầy lòng "tin cậy" trước mặt Đức Chúa Trời chỉ khi nào chúng ta đối phó với tội lỗi của chúng ta và đã công nhận sự thực chúng ta là ai trong Đấng Christ. Đây là bốn kết quả của lòng tin cậy thuộc linh.
A. Quyền phép của lời cầu nguyện tin cậy (các câu 22a).
1. Câu 22 chép: "và chúng ta xin điều gì mặc dầu".
2. Tại sao Cơ đốc nhân không dành nhiều thì giờ vào sự cầu nguyện? Kinh Thánh dạy chúng ta trong I Têsalônica 5.17 phải "cầu nguyện không thôi". Chúng ta để cho thời gian qua đi nhiều mà không cầu nguyện là vì chúng ta thực sự không tin cầu nguyện sẽ làm thay đổi mọi sự. Chúng ta không tin sự cầu nguyện làm thay đổi bất cứ điều gì. Tại sao chúng ta lại thích như thế chứ? Vì có một việc vẫn còn cáo trách chúng ta.
3. Hêbơrơ 4.16 chép: "Vậy, chúng ta hãy vững lòng đến gần ngôi ơn phước, hầu cho được thương xót và tìm được ơn để giúp chúng ta trong thì giờ có cần dùng".
4. Tuần lễ nầy mặc dầu tôi không có mặt cùng với vợ tôi trong suốt cuộc giải phẩu của nàng, tôi có thể cầu nguyện với lòng tin cậy, nhìn biết Đức Chúa Trời sẽ chăm sóc nàng mặc dù tôi đang ở xa.
B. Quyền phép của sự vâng phục có sự tin cậy (câu 22b).
1. Hãy chú ý câu 22 chỉ ra lòng tin cậy được gắn với sự vâng phục, giữ "các điều răn của Ngài" và lo làm "những điều đẹp ý Ngài".
2. Có người cầu nguyện rất ích kỷ muốn có được những gì họ muốn. Họ cầu xin có một chiếc xe hay một cái nhà mới v.v… Nếu chúng ta ở trong Chúa Jêsus và sống trong sự vâng phục chúng ta sẽ quyết chắc rằng "bất cứ chúng ta cầu xin điều chi đều sẽ nhận lãnh từ nơi Ngài" vì những điều chúng ta cầu xin từ nơi Ngài sẽ được trình lên cách vô kỷ hầu nhận được những gì Ngài muốn chớ không phải chúng ta muốn!
3. Thí dụ, chúng ta nói bạn quen biết một người bị hư mất, một người vô tín tại sở làm hay trong trường học. Bạn có thể cầu nguyện cách tin cậy để người ấy được cứu nếu bạn đang sống trong sự vâng phục đối với Đức Chúa Trời trước mặt người ấy và chu toàn mạng lịnh chứng đạo của Đức Chúa Trời. Bạn có thể cầu thay cách tin cậy cho bạn hữu của mình nhận biết rằng Đức Chúa Trời sẽ đem người bạn ấy đến với Đấng Christ!
C. Quyền phép của đức tin và tình yêu thương có sự tin cậy (câu 23).
1. Hãy chú ý câu 22 nói tới "các điều răn". Đây là cách nói ở dạng số nhiều. Ở câu 23, chúng ta thấy "điều răn", số ít và rất đặc biệt. Chúng ta không phải nhớ hết "các điều răn" bao lâu chúng ta làm theo "điều răn". Câu 23 là tóm tắt của tất cả "các điều răn".
2. Thú vị thay, điều răn số ít nầy thực sự nghe giống như hai điều răn. Trước hết chúng ta cần phải "tin đến danh Con Ngài, tức là Đức Chúa Jêsus Christ" và thứ hai phải "yêu mến lẫn nhau".
3. Mặc dù ở đây giống như hai điều răn, song thực sự chỉ là một. "Tin" ở thì bất định, đề cập tới một lần đủ cả bạn tin cậy Đấng Christ làm Cứu Chúa. "Yêu mến" ở thì hiện tại, đề cập tới một hành động còn tiếp diễn. Chúng ta đã tin theo Chúa Jêsus trong quá khứ và đức tin của chúng ta giờ đây hiển nhiên trông thấy được qua tình yêu thương cho "nhau" theo cách tích cực và còn tiếp diễn .
4. Câu 18 dạy chúng ta không những yêu mến "bằng lời nói và lưỡi" mà còn yêu mến "bằng việc làm và lẽ thật" nữa. Câu 19 chép: "Bởi đó, chúng ta biết mình là thuộc về lẽ thật". Bởi điều chi vậy? Bởi tình yêu thương của chúng ta!
5. Khi tấm lòng không cáo trách bạn, bạn đang sống tin cậy ở trước mặt Đức Chúa Trời, đức tin và tình yêu thương của bạn lưu xuất tràn đầy qua đời sống của bạn!
D. Quyền phép của sự tin cậy đầy dẫy Thánh Linh (câu 24).
1. Ở câu 24, Giăng dạy chúng ta biết rằng không những chúng ta ở trong Đức Chúa Trời mà Đức Chúa Trời còn ở trong chúng ta nữa: "chúng ta biết Ngài ở trong lòng chúng ta, là nhờ Đức Thánh Linh mà Ngài đã ban cho chúng ta".
2. Có nhiều lầm lẫn về Đức Thánh Linh. Giăng đã mô tả Ngài như Đấng "xức dầu" cho chúng ta (2.20, 27). Nếu bạn là Cơ đốc nhân, Đức Thánh Linh đang ngự ở trong bạn. Rôma 8.9 chép: "song nếu ai không có Thánh Linh của Đấng Christ, thì người ấy chẳng thuộc về Ngài".
3. Chúng ta không phải chờ đợi để nhận được Đức Thánh Linh, ao ước Đức Thánh Linh hoặc thành khẫn mong ước Đức Thánh Linh. Chúng ta chỉ phải đầu phục Ngài. Bạn thấy đấy, nếu chúng ta đầy lòng tin cậy ở trước mặt Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ khách quan nhận biết lẽ thật của Ngài, và chủ quan kinh nghiệm sự đầy dẫy Đức Thánh Linh trong đời sống của chúng ta.
Khi Tổng Thống Lincoln bị ám sát chết vào ngày 14 tháng 4 năm 1865, những món sau đây người ta tìm được trong túi áo của ông: một chiếc khăn tay, một cây bút, cặp kính đeo mắt có dây đeo, 5USD cũ và một số mẫu báo cũ được cắt ra. Những mẫu báo mô tả Lincoln là "nhân vật lỗi lạc nhất trong mọi thời đại". Đây không phải là thái độ thịnh hành của thời đại. Một trong những vị Tổng Thống lỗi lạc nhất tìm được độ tin cậy qua một mẫu báo vụn cắt ra. Chúng ta không cần những mẫu báo cắt vụn ra đó. Chúng ta có Lời của Đức Chúa Trời ở trước mặt chúng ta và Thánh Linh của Đức Chúa Trời đang ở trong chúng ta. Thêm một câu hỏi nữa: Có phải bạn đang tin cậy Đức Chúa Trời không? Phải chăng đấy là câu trả lời sau cùng của bạn?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét