Chủ Nhật, 16 tháng 5, 2010

I Giăng 2.18-29: "Phải sống thế nào trong giờ cuối cùng"



SỐNG TRONG SỰ SÁNG
Phải sống thế nào trong giờ cuối cùng
I Giăng 2.18-29
1. Vào đầu năm 1999, thành phố của chúng ta bị một trận bão tuyết rất lớn ụp đến. Những sợi dây điện bị đứt, đường phố bị “tảng băng đen” bao phủ và mọi công việc thường ngày đều phải bị đình chỉ hết. Trong khi tôi thoải mái ở tại nhà trong đôi ba ngày, tôi lấy ra một quyển sách mà tôi mới vừa mua tại một cửa hàng Cơ đốc. Trước giả là một người đáng kính, viết về sự sống còn chắc chắn khi cơn khủng hoảng Y2K xảy đến. Quả là có một chút chao đảo khi suy nghĩ đến một thế giới mà ở đó không còn có điện, chẳng có nước chảy, không có xăng dầu và thiếu thốn thực phẩm. Quyển sách gợi lên những hình ảnh các nhà băng đóng cửa, mọi thắng cảnh đều rơi vào chỗ nguy hiểm mỗi nơi mỗi chỗ. Khi chịu đựng giữa trận bão tuyết với phân nửa thành phố không có điện lực, loại tai hoạ như thế rất dễ hình dung ra.
2. Mấy tuần lễ gần đây, sau khi đọc mấy bài báo và trao đổi với các chuyên gia về máy tính, tôi nhận biết rằng phần lớn quyển sách đó là cường điệu và kích động. May mắn thay ngày 31-12-99 trôi qua ngày 01-01-00 mà chẳng thấy gì xảy ra hết. Khủng hoảng Y2K đã đến rồi đi.
3. Sai sót về thiên niên kỷ hay không, Kinh Thánh hứa hứa với chúng ta rằng cuộc sống mà chúng ta đang nhìn biết trên hành tinh quả đất một ngày kia sẽ đi đến chỗ phải dừng lại. Giăng nói cho chúng ta biết trong câu 18 rằng giờ đây chúng ta đang sống ở "giờ cuối cùng" hay "những ngày sau rốt" của lịch sử con người. Ông không cung ứng cho chúng ta bất kỳ một manh mối nào, như lúc nào kỳ tận thế sẽ đến, nhưng ông đang nói cho chúng ta biết phải sống đời sống của chúng ta như thế nào trong thời điểm đó. Chúng ta hãy xem xét ba vấn đề chính để sống một đời sống trưởng thành thuộc linh ngay trong "giờ cuối cùng".
I. Coi chừng bầy sói (các câu 18-23).
A. Con cái cần những lời cảnh báo (câu 18a).
1. Giăng viết cho "con cái bé mọn". "Con cái" ra từ chữ paidion như trong câu 13 và có ý nói tới "đứa trẻ đang chịu dạy dỗ". Trong văn mạch nầy, chữ nầy đề cập tới những kẻ nào là Cơ đốc nhân chưa trưởng thành, con đỏ thuộc linh.
2. Có thể bạn là con đỏ thuộc linh vì một hay hai lý do. Có thể bạn là một tân tín hữu hoặc bạn là một tín đồ trong một thời gian dài nhưng bạn chưa trưởng thành về mặt thuộc linh.
3. Con cái thuộc linh, giống như con cái theo phần xác đều cần phải được cảnh báo về sự nguy hiểm. Vì tôi yêu các con của tôi, tôi cảnh báo chúng về sự nguy hiểm.
4. Bổn phận của Mục sư-Giáo sư không những là giảng dạy lẽ thật, mà còn phải vạch trần những sự dối trá ra. Khi chúng ta kính mến Chúa Jêsus và yêu mến Hội Thánh của Ngài, thật là dễ quên mối nguy hiểm đang sẵn có. Chúng ta cần những lời cảnh báo.
B. Satan sai bầy sói vào giữa bầy của Đức Chúa Trời (câu 18b).
1. Khi Giăng viết cho "con cái bé mọn" của ông, ông nói cho họ biết là họ đang sống trong "giờ cuối cùng". Ông lặp lại điều nầy ở cuối câu. Ông không có ý nói tới 60 phút sau cùng của cuộc sống trên đất, thay vì thế ông nói tới kỳ tận thế hay những gì các chỗ khác trong Kinh Thánh đề cập tới là "những ngày sau rốt", là kỷ nguyên sau cùng của lịch sử con người. "Giờ cuối cùng" khởi sự vào lúc Chúa Jêsus giáng sinh, Sự Đến Lần Thứ Nhứt và sẽ kết thúc khi Ngài tái lâm ở Lần Đến Thứ Nhì.
2. Ông nói rằng họ "đã nghe nói rằng Kẻ địch lại Đấng Christ phải đến". Nếu bạn biết bất cứ điều chi về lời tiên tri trong Kinh Thánh, bạn hiểu rõ Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng ở cuối kỷ nguyên một người cai trị cấp thế giới sẽ xuất hiện trên bối cảnh. Trong loạt bài Left Behind (Để lại sau lưng) hắn được gọi là Nicolae. Sứ đồ Phaolô gọi hắn là "người tội ác" và "kẻ sống phi luật pháp". Sách Khải huyền gọi hắn là "con thú". Đaniên nói tiên tri về hắn là "cái sừng nhỏ" và "vua hầu đến". Chỉ một mình Giăng gọi hắn là "kẻ địch lại Đấng Christ".
3. Tước hiệu "Kẻ địch lại Đấng Christ" có hai ý nghĩa. Thứ nhứt, nó có nghĩa là THAY THẾ cho Đấng Christ. "Con thú" sẽ tự tôn mình là Đấng Mêsi của Satan trong ngày sau rốt. Tuy nhiên, từ ngữ cũng có thể có nghĩa là TRONG SỰ CHỐNG NGHỊCH VỚI Đấng Christ. Đấy là những gì Giăng có trong trí khi ông nói: "đây rồi nhiều kẻ địch lại Đấng Christ đã đến". Nói cách khác, thậm chí ngày nay đang có nhiều kẻ đang đứng nghịch lại Đấng Christ.
4. Giăng gọi hạng người ấy là "kẻ địch lại Đấng Christ". Chúa Jêsus gọi họ là muông sói. Ngài bảo các môn đồ phải coi chừng họ. Hết thảy chúng ta đều cần phải được cảnh tỉnh về muông sói. Ngài phán trong Mathiơ 7.15: "Hãy coi chừng tiên tri giả, là những kẻ mang lốt chiên đến cùng các ngươi, song bề trong thật là muông sói hay cắn xé".
5. Phaolô sử dụng phép loại suy nầy khi dặn dò các trưởng lão thành Êphêsô trong Công vụ Các Sứ đồ 20.29: "Còn tôi biết rằng sau khi tôi đi, sẽ có muông sói dữ tợn xen vào trong vòng anh em, chẳng tiếc bầy đâu".
6. Hết thảy chúng ta đều đã xem phim hoạt hoạ thấy con sói gian ác đột lốt chiên để lẽn vào bầy và cướp chiên đi. Sẽ có những kẻ nhập vào trong Hội Thánh trông giống như Cơ đốc nhân, nói năng giống như Cơ đốc nhân và thậm chí dường như hành động giống như Cơ đốc nhân, nhưng Satan đang sử dụng họ để tạo ra sự phá tán trên bầy chiên. Hãy tỉnh thức và dè chừng muông sói.
7. Có nhiều kẻ đang tuân theo lịnh của Satan trong các Hội Thánh địa phương trên khắp thế giới. Họ là những đại biểu của địa ngục. Họ gây ra sự tàn hại, kích thích sự tranh cạnh và hủy diệt mối tương giao. Có người nhận biết rõ việc họ đang làm. Có người rất vô tư chẳng có ý kiến gì về thiệt hại mà họ đang gây ra.
8. Muông sói luôn luôn tấn công bầy chiên. Những "kẻ địch lại Đấng Christ", họ đến với Hội Thánh tự buộc mình làm những con đỏ thuộc linh. Họ kích thích đạo lý của muông sói, những gì I Timôthê 4.1 gọi là "đạo lý của quỉ dữ". Con đỏ không biết đạo là gì hết.
9. Lý do chúng ta phải dè chừng muông sói là vì chúng thường khó phát hiện ra lắm. Chúng len lỏi rất giỏi.
10. Satan có những đại biểu trong Hội Thánh thuộc thế kỷ đầu tiên. Hắn có những chương trình của hắn trong Hội Thánh của chúng ta. Thậm chí hắn có một con sói trong Hội Thánh địa phương. Tên của hắn là Giu-đa, là một trong 12 sứ đồ nguyên thủy. Không một ai biết Giu-đa là một đại biểu kín nhiệm trừ ra Chúa Jêsus. Hắn đã len lỏi rất hay với 11 môn đồ khác. Họ đã sống với hắn trong ba năm trời mà chẳng biết gì về hắn. Khi Chúa Jêsus tỏ ra một người trong số họ sẽ phản Ngài, 11 người kia mới hỏi nhau: "Lạy Chúa, có phải tôi chăng?" (Mathiơ 26.22; đối chiếu Mác 14.19).
11. Vì muông soi đội lốt chiên, chúng ta thường không nhận ra chúng rõ ràng được. Đấy là lý do tại sao I Giăng 4.1 chép: "…hãy thử cho biết các thần có phải đến bởi Đức Chúa Trời chăng; vì có nhiều tiên tri giả đã hiện ra trong thiên hạ".
12. Giăng không muốn để chúng ta lại mà chẳng hiểu biết gì. Kế đó, ông cung ứng cho chúng ta một thử nghiệm về việc phát hiện ra muông sói trong bầy chiên.
C. Trung thành với Chúa Jêsus là phần thử nghiệm (các câu 19-23).
1. Một dấu hiệu chính chỉ ra con sói, ấy là hắn sẽ không ở lại với bầy. Hắn sẽ rời bỏ Hội Thánh. Hắn sẽ lìa khỏi sự dạy dỗ theo Kinh Thánh và trở lại với tình cảm của hắn, là thế gian (các câu 15-17). Giăng nói trong câu 19: "chúng nó đã từ giữa chúng ta mà ra" vì "chúng chẳng thuộc về chúng ta". Những Cơ đốc nhân giả mạo chắc chắn sẽ từ chối đạo thật của Hội Thánh mà trở lại với thế gian.
2. Quí bạn tôi ơi, đây là lý do tại sao đạo thật rất là quan trọng. Muông sói rất ghét đạo ấy! Khi bạn có một Hội Thánh chuyên đọc lướt Lời của Đức Chúa Trời, muông sói xâm nhập thật sâu vào trong bầy. Họ chẳng lo lắng gì hết.
3. Hai lẽ đạo chính cùng song hành chạy dài suốt cả Tân Ước. Một là sự bền chí của Cơ đốc nhân chân chính và lẽ đạo kia là sự ly khai của Cơ đốc nhân giả mạo.
4. Người nào được cứu cách chân chính sẽ được thay đổi nơi người bề trong bởi quyền phép của Thánh Linh của Đức Chúa Trời. Đấy là những gì câu 20 có ý nói tới khi câu ấy chép chúng ta có sự "xức dầu từ nơi Đấng Thánh". Mặc dầu từng hồi từng lúc họ sai lạc, họ sẽ luôn luôn quay trở lại.
5. Muông sói, những "kẻ địch lại Đấng Christ" những kẻ bội đạo hoặc theo dị giáo "chẳng phải thuộc về chúng ta" vì họ thực sự chưa được cứu. Họ không có ơn cứu rỗi và mất ơn ấy, họ chưa hề có ơn cứu rỗi chi hết.
6. Trong Thí dụ nói về người gieo giống, Chúa Jêsus phán về hột giống được gieo ra trong đất đá sỏi "vì không có rễ nên phải héo" (Mathiơ 13.6). Trong Thí dụ về Lúa mì và Cỏ lùng, chúng ta thấy kẻ thù gieo ra cỏ lùng vào lúa mì. Trong Thí dụ nói tới mẻ lưới, cả cá tốt và cá xấu đều được bắt lấy và chia ra.
7. Giu-đa đã sống và hành động giống như 11 môn đồ kia, tuy nhiên sự hắn phản Chúa Jêsus minh chứng hắn là một con sói. Phaolô đã viết về Đêma trong hai trường hợp là một người cùng cộng tác, tuy nhiên ở II Timôthê 4.10: "vì Đê-ma đã lìa bỏ ta rồi, tại người ham hố đời nầy".
8. Giăng nói về hạng người thể ấy, là nếu họ "thuộc về chúng ta" thì họ sẽ "ở cùng chúng ta", nhưng vì họ không phải là hạng tín đồ chân chính "song điều đó đã xảy đến, hầu cho tỏ ra rằng mọi kẻ ấy chẳng thuộc về chúng ta vậy". Tín đồ chân chính "ở cùng" với bầy chiên. Họ "ở cùng, ở trong" hay "cư trú lì" trong Hội Thánh. Có hai loại người trong Amarillo. Có những người có mặt ở đây trong một thời gian ngắn, nhưng không bao lâu nữa họ sẽ ra đi. Thế rồi có những người đã chọn biến nơi nầy thành quê hương của họ. Họ sẽ không bao giờ chịu bỏ đi. Họ đang thuyết phục bạn đây là chỗ tốt nhứt ở trên đất. Muông sói đến rồi đi. Những tín đồ chân chính thì cứ ở lì hoài. Cơ đốc nhân giả hiệu luôn luôn trở lại với thế gian. Bởi điều nầy họ bị "tỏ ra" hay bị vạch trần.
9. Có những người rời khỏi Hội Thánh luôn. Có người chuyển sang thành phố khác. Có người tìm kiếm một chức vụ mới. Có người ra đi vì nhiều vấn đề. Chuyển sang một Hội Thánh mới không phải giống như lìa bỏ đức tin đâu.
10. Hãy hiểu rằng ai đó rời khỏi Hội Thánh nầy không nhất thiết là lìa bỏ Hội Thánh của Đấng Christ, là thân thể của Ngài. Chỉ vì có người lìa khỏi chúng ta không có nghĩa là họ đã lìa khỏi đức tin.
11. Ở các câu 20-23, Giăng nhắc cho "con cái bé mọn" của ông nhớ rằng họ đang có đức tin chân chính vì họ "biết lẽ thật" và có "sự xức dầu từ nơi Đấng Thánh". Tuy nhiên, "kẻ địch lại Đấng Christ" hay muông sói đang "chối Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con". Có thể hắn không chối Đức Chúa Trời với Lời của Ngài, nhưng chắc chắn hắn sẽ làm thế với mọi hành vi của hắn.
12. Chẳng có một mối quan hệ nào với Đức Chúa Trời mà không qua Chúa Jêsus. Nếu bạn muốn có mối giao thông mật thiết với Chúa và với dân sự của Ngài, hãy coi chừng muông sói, đừng tin theo giáo lý của chúng. Đứng làm theo gương của họ. Con cái cần những lời cảnh báo mạnh mẽ.
II. Nắm chặt lấy Chúa Jêsus (các câu 24-27).
A. Chúng ta nắm lấy Chúa Jêsus bằng cách Ở TRONG đạo của Ngài (các câu 24-25).
1. Ở trong đạo là một trách nhiệm cá nhân, riêng tư. Không một ai khác có thể làm điều đó thay cho chúng ta. "Các con" là phần nhấn mạnh, dứt khoát. Trong câu 24 từ ngữ nầy được sử dụng 5 lần.
2. Chúng ta nhớ rằng "ở" có ý nói "sống theo, trụ lại, ở lại". Đừng để cho Satan hay những "kẻ địch lại Đấng Christ" cướp mất mối tương giao của bạn.
3. Bạn có thể đến với nhà thờ, hát thánh ca, dâng lời cầu nguyện, đọc Kinh Thánh thế mà vẫn chưa ở cùng. Ở cùng có ý nói tới việc trưởng dưỡng bằng Ngôi Lời cho bản thân mình. Ở cùng có ý nói tới thời gian tỉnh nguyện với Đức Chúa Trời mỗi ngày. Ở cùng có ý nói tới một chương trình đặc biệt dành riêng cho sự cầu nguyện. Ở cùng nghĩa là lắng nghe tiếng phán của Đức Thánh Linh rồi vâng theo những sự giục giã của Ngài. Ở cùng là đang ở trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời.
4. Một số người trong chúng ta đã để cho Cơ đốc giáo trở thành một công việc làm ăn thay vì là một sự vui mừng. Chúng ta thức giấc và nói: "Tôi muốn tôi sẽ rủa sả ông chủ của tôi, nhưng tôi không thể, tôi là một Cơ đốc nhân. Tôi cần phải kiên nhẫn, hiểu biết, giàu ơn và tha thứ".
5. Giờ đây, ở trong đối với chúng ta phải là … "điều mình đã nghe từ lúc ban đầu". Nếu "Nếu điều các con đã nghe từ lúc ban đầu ở trong mình", Giăng nói: "thì các con cũng sẽ ở trong Con và trong Cha". Câu hỏi quan trọng, ấy là chúng ta đã nghe gì "từ lúc ban đầu"? Câu trả lời, ấy là Chúa Jêsus đã chịu chết vì tội chúng ta, bị chôn và đã sống lại theo Lời Kinh Thánh (I Côrinhtô 15.3-4).
6. Câu 20 chép: "các con biết mọi sự rồi". Đây là những gì chúng ta cần phải biết, là trọng tâm của Tin lành. Mọi sự khác trong Kinh Thánh là phần thêm thắt của lẽ thật nầy: Sự xưng công bình, sự nên thánh, sự vinh hiển, sự làm nguôi giận, tiền định, quyết định, sự lựa chọn, tính siêu việt, v.v… nhưng mọi nhận định chi tiết ấy đều chú về lẽ thật nói tới sự chết, sự chôn và sự sống lại của Chúa Jêsus.
7. Mỗi Cơ đốc nhân đều có cùng khả năng nhận biết Đức Chúa Trời. Có người trưởng thành hơn vì họ biết rõ và áp dụng Ngôi Lời.
8. Giăng nói chúng ta có "lời hứa" về "sự sống đời đời". Điều nầy không ám chỉ đến hy vọng về thiên đàng, mà có ý nói tới việc ở cùng, đời đời dư dật trong Đức Chúa Trời ngay lúc bây giờ! "Sự sống đời đời" là sống như thế nào? Giăng 17.3 chép: "Vả, sự sống đời đời là nhìn biết Cha, tức là Đức Chúa Trời có một và thật, cùng Jêsus Christ, là Đấng Cha đã sai đến".
B. Chúng ta nắm lấy Chúa Jêsus bằng SỰ XỨC DẦU của Thánh Linh Ngài (các câu 26-27).
1. Hãy chú ý ở câu 26, ở đây nói rằng có "những kẻ lừa dối các con" hay làm cho bạn phải lạc sai. Có muông sói, những "kẻ địch lại Đấng Christ".
2. Đừng để cho bất kỳ ai khiến cho bạn phải tách ra khỏi mối tương giao với Đức Chúa Trời. Ngay cả những Cơ đốc nhân có thể trở thành công cụ của "antichrists". Thomas Brooks đã viết: "Bất hoà và chia rẽ khiến cho chẳng còn một Cơ đốc nhân nào nữa hết. Vì muông sói quấy rối bầy chiên thì chẳng có gì là lạ cả, nhưng con chiên nầy quấy rối con chiên khác, điều nầy là không tự nhiên và quái lạ”.
3. Khi bạn kết hôn, bạn nhận lấy mọi sự bạn cần trong nghi thức chừng một tiếng đồng hồ kéo dài cả phần còn lại trong đời sống của bạn. Tuy nhiên, một vài năm sau trên con đường ấy trông bạn rất là tội nghiệp. Tại sao vậy? Bạn không còn ở trong những lời thề hay các nguyên tắc của Kinh Thánh lập ra cho mối tương giao đó.
4. Cũng một thể ấy, muông sói sẽ "tìm cách lừa dối các con" và giữ cho bạn không còn ở trong lẽ thật của Đức Chúa Trời nữa. Làm sao chúng ta thắng hơn chúng được?
5. Chúng ta thắng hơn chúng với "sự xức dầu đã chịu từ nơi Chúa" (câu 27). "Sự xức dầu" là gì?
6. "Sự xức dầu" là sự hiện diện của Đức Thánh Linh trong đời sống của bạn. Khi bạn được cứu, Chúa Jêsus đã ban cho bạn Thánh Linh của Ngài đặng dẫn dắt bạn.
7. Khi Giăng viết sách Tin lành, ông đã ghi lại lời hứa của Chúa Jêsus về Đức Thánh Linh: "Lúc nào Thần lẽ thật sẽ đến, thì Ngài dẫn các ngươi vào mọi lẽ thật; vì Ngài không nói tự mình, nhưng nói mọi điều mình đã nghe, và tỏ bày cho các ngươi những sự sẽ đến. Ấy chính Ngài sẽ làm sáng danh ta, vì Ngài sẽ lấy điều thuộc về ta mà rao bảo cho các ngươi" (Giăng 16.13- 14).
8. Giăng đang viết cho các Cơ đốc nhân con đỏ và nói họ có "sự xức dầu" rồi. Điều nầy gạt bỏ ý niệm về ơn phước thứ nhì. Chúng ta đã nhận "sự xức dầu" khi chúng ta tiếp nhận Chúa Jêsus.
9. Nếu bạn chưa có sự mật thiết với Đức Chúa Trời, điều nầy chẳng phải là lỗi của Đức Thánh Linh đâu. Ngài luôn luôn "ở trong các con". Có phải bạn đang ở trong Ngài không?
10. Đức Thánh Linh "dạy dỗ các con về mọi sự" và giúp bạn biết điều chi "thật" và điều chi "giả". Những máy dò kim loại cho tôi biết điều chi không được chấp nhận ở phi trường. Chúng tôi có đi chung chuyến bay với một thành viên trong ban trị sự để tham dự một cuộc phỏng vấn. Một trong những thuộc viên của chúng tôi đã làm việc tại "chốt kiểm tra" trong phi trường và tôi nhờ cô ấy chọc quê thành viên ban trị sự nầy. Bất luận ông ấy đã làm gì, cái chuông vẫn không kêu lên. Ông ta đã thất bại với cái máy dò cầm tay kia.
11. Đức Thánh Linh là máy dò lẽ thật của chúng ta. Khi một việc nào đó không trùng lắp với lẽ thật về Chúa Jêsus, bạn biết rõ sự ấy. Có thể bạn không biết việc ấy ở đâu hay đó là việc gì, nhưng bạn biết việc ấy là sai. Đó là lúc bạn cần tới máy dò cầm tay của mình, là Lời Đức Chúa Trời.
12. Bạn có bao giờ nghe một nhà truyền đạo giảng trên TV hay trên đài phát thanh rồi nói: "Tôi không biết lý do tại sao nhưng giảng như thế không đúng đâu?" II Côrinhtô 10.5 chép: "đánh đổ các lý luận, mọi sự cao tự nổi lên nghịch cùng sự hiểu biết Đức Chúa Trời, và bắt hết các ý tưởng làm tôi vâng phục Đấng Christ".
13. Bạn "không cần ai dạy cho biết". Bạn không cần loại tri thức bí nhiệm: tử vi, những hội kín, trầm tư mặc tưởng trừu tượng, giải chiêm bao, một số hình thức tâm lý học và tâm lý liệu pháp, phong trào Kỷ Nguyên Mới, thuyết thông linh, v.v… I Côrinhtô 2.10 chép: "Đức Chúa Trời đã dùng Đức Thánh Linh để bày tỏ những sự đó cho chúng ta, vì Đức Thánh Linh dò xét mọi sự, cả đến sự sâu nhiệm của Đức Chúa Trời nữa".
III. Sống hôm nay giống như không có ngày mai (các câu 28-29).
Giăng nói cho chúng ta biết phải "ở trong" Chúa Jêsus vì Ngài sẽ tái lâm. Khi "Ngài hiện đến" thì chúng ta cũng đầy sự "vững lòng , không bị hổ thẹn". Trong Khải huyền 22.20, Giăng nói: "A-men, lạy Đức Chúa Jêsus, xin hãy đến!" Bạn có sự "vững lòng" để nói và muốn nói ra câu ấy chưa? Nếu Ngài tái lâm trong lúc bây giờ, bạn có thấy "hổ thẹn" không?
Cách đây nhiều năm, có một người làm chủ cửa hàng kia lớn lắm trong một thị trấn nhỏ. Ông ta tự lo liệu công việc làm ăn với sự trợ giúp của vợ con mình. Người con thù ghét cửa hàng lắm. Nó ghét mang vớ và quét nhà cho tới một ngày kia nó biết được cửa hàng chắc chắn sẽ thuộc về nó. Sự hiểu biết ấy đã làm thay đổi nhận thức của nó. Nó khởi sự mang vớ và quét nhà với sự tự hào vì nó biết nó là kẻ thừa tự. Chúng ta hãy sống trong giờ cuối cùng lo liệu công việc của Đức Chúa Cha vì chúng ta cũng là những kẻ kế tự nữa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét