Thứ Ba, 27 tháng 4, 2010

Mathiơ 16.1-12: "Cái thấy thuộc linh"



MATHIƠ – VUA CÁC VUA
Cái thấy thuộc linh
Mathiơ 16.1-12
1. Là người Mỹ, chúng ta đánh giá cao thị lực tốt. Chúng ta tốn khoảng 5 tỉ đôla mỗi năm cho những người chuyên đo thị lực, bác sĩ nhãn khoa, kính đeo mắt, làm quen với giải phẩu bằng laser và đặt kính thủy tinh thể. Một tỉ lệ nhỏ phần trăm dân cư của chúng ta bị mù hoàn toàn. Ngược lại với nhiều người trong thế giới thứ ba và các nước phát triển, ở đó nhiều, nhiều người đang chịu khổ vì tình trạng mù loà và thị lực nghèo nàn.
2. Mác 10.46-52 cung ứng cho chúng ta câu chuyện nói về một người ăn xin mù có tên là “Batimê”. Ông ta nghe nói Chúa Giêxu đang đi ngang qua thành Giêricô nên kêu lên: "Hỡi Đức Chúa Jêsus, con vua Đa-vít, xin thương tôi cùng!" Mặc dù nhiều người khác tìm cách làm cho ông ta phải im lặng, Chúa Giêxu đã nghe thấy và "dừng lại". Ngài cho đòi ông ta đến rồi hỏi: "Ngươi muốn ta làm chi cho ngươi?" Ông ta đáp: "Lạy Thầy, xin cho tôi được sáng mắt". Chúa Giêxu phán: "Đi đi, đức tin ngươi đã chữa lành ngươi rồi". Câu cuối cùng chép: "tức thì người mù được sáng mắt", không những thấy về con mắt thật, mà còn thấy về mặt thuộc linh nữa vì ông ta đã "đi theo Đức Chúa Giêxu trên đường". Thật là quan trọng khi có hai con mắt tốt để nhìn thấy rõ rệt, còn quan trọng hơn nữa khi có thể nhìn thấy về mặt thuộc linh.
3. Chúa Giêxu đã đến để ban cho chúng ta cái thấy về mặt thuộc linh (đọc Giăng 1.4-13).
4. Hết thảy mọi người đều bị mù về mặt thuộc linh, không thể nhìn thấy nhu cần của họ về Đức Chúa Trời. Tân Ước đề nghị ba lý do tại sao con người ta đều bị mù về mặt thuộc linh.
A. Lý do thứ nhứt là TỘI LỖI. Người ta chọn chối bỏ Đức Chúa Trời và chìu theo tội lỗi. Chúa Giêxu đã phán trong Giăng 3.19: "Vả, sự đoán xét đó là như vầy: sự sáng đã đến thế gian, mà người ta ưa sự tối tăm hơn sự sáng, vì việc làm của họ là xấu xa".
B. Lý do thứ hai là SATAN. Kẻ thù của chúng ta đang hành động để che khuất sự sáng của Chúa Giêxu. II Côrinhtô 4.4 chép: "…cho những kẻ chẳng tin mà chúa đời nầy đã làm mù lòng họ, hầu cho họ không trông thấy sự vinh hiển chói lói của Tin Lành Đấng Christ, là ảnh tượng của Đức Chúa Trời".
C. Lý do thứ ba là QUYỀN TỂ TRỊ. Đức Chúa Trời đang nắm quyền tể trị. Khi loài người cứ khăng khăng kháng cự sự sáng của Đức Chúa Trời, Ngài phó họ cho sự tối tăm vì cái tôi của họ đã lựa chọn. Chúa Giêxu đã phán trong Luca 19.42: "Ước gì, ít nữa ngày nay, mầy đã hiểu biết sự làm cho mầy được bình an! Song hiện nay những sự ấy kín giấu nơi mắt mầy".
5. Khi chúng ta xem xét phân đoạn nầy, chúng ta sẽ tiếp thu các đặc điểm của tình trạng mù loà thuộc linh và tình trạng của những người đã được ban cho cái thấy về mặt thuộc linh.
I. Một số người sẽ ở lại trong tình trạng mù thuộc linh (các câu 1-4).
A. Họ từ chối không chịu tin (câu 1).
1. Thứ nhứt, hãy để ý là người "Pharisi và Sađusê" đã đến với Chúa Giêxu. Hai nhóm người nầy là hai nhóm đối ngược như mặt trời mặt trăng, hai kình địch về tôn giáo và chính trị.
2. Người "Pharisi" là những người bảo thủ, những người chính thống trong đức tin của người Do thái. Nói chung họ xuất thân từ giai cấp lao động và dân thường. Nan đề của họ, ấy là họ đã đặt mọi lời truyền khẩu của các rabi ngang hàng với Kinh Thánh. Họ là những người tin kính phân rẽ và kháng cự lại bất kỳ một sự đổi thay nào trong Do thái giáo.
3. Người "Sađusê" thiên về tự do tôn giáo. Họ bất chấp mọi sự dạy của các rabi lẫn Kinh Thánh. Họ theo đuổi chiều hướng chính trị đích thực. Tiêu chuẩn trong tín điều của họ là chối bỏ sự sống lại, thiên sứ và sự bất tử. Họ tin rằng tôn giáo là một bộ luật đạo đức. Họ xuất thân từ tầng lớp quí tộc Do thái. Từ các đẳng cấp của họ, có nhiều thầy tế lễ thượng phẩm và các thầy chủ tế.
4. Điều đáng ngạc nhiên, ấy là hai nhóm đối ngược nầy đã tìm được sự hiệp một trong sự họ từ chối không chịu tin theo Chúa Giêxu. Đây là đỉnh cao cho những người Cộng hoà và Dân chủ trong quốc hội tìm được tiếng nói chung nhằm vào một vấn đề. Người "Pharisi" vốn thù ghét Ngài vì Ngài loại bỏ mọi lời truyền khẩu của họ. Người "Sađusê" thù ghét Ngài vì Ngài cứ khăng khăng về sự thuộc linh. Giờ đây, họ là bạn đồng công trong sự vô tín.
5. Một phân đoạn tương ứng là Mác 8.11 cho thấy rằng người "Pharisi" đã ra sức "thử” Chúa Giêxu. Thay vì nhìn nhận tình trạng mù loà thuộc linh của họ rồi chạy đến với Chúa Giêxu để được sáng láng, họ đã đến trực tiếp với kẻ thù tệ hại nhất của họ, là người "Sađusê" để xin giúp đỡ và ủng hộ.
6. 2.000 năm đã trôi qua và vẫn có những vụ việc “vũ như cẩn”. Vẫn có hạng người rất tôn giáo, họ từ chối không chịu tin theo Chúa Giêxu vì lẽ thật của Ngài loại bỏ mọi truyền thống của họ. Vẫn có hạng người tự do tôn giáo, họ từ chối không chịu tin theo Chúa Giêxu vì khi tin theo Ngài họ phải tin những điều mà họ không nhìn thấy. Cả hai đều bị mù thuộc linh trong sự vô tín của họ.
B. Họ bất chấp những lời cảnh cáo của Đức Chúa Trời (các câu 2-4a).
1. Cả hai nhóm đã đến đặng "thử Ngài".
2. "Thử" có nghĩa là tìm cách. Cách dùng khác của từ nầy trong Tân Ước, Hêbơrơ 11.29, ở đây tác giả nói tới người Ai cập "thử" đi qua Biển Đỏ. Chính người Ai cập tìm cách thắng hơn Môise và người Hêbơrơ, người "Pharisi và Sađusê" đã tìm cách thắng hơn Chúa Giêxu.
3. Sự họ thử Chúa là xin Ngài: "làm cho xem một dấu lạ từ trời". Họ đã chứng kiến nhiều dấu lạ hay nhiều việc làm lạ lùng rồi. Họ đã trông thấy Ngài chữa lành kẻ đau, khiến cho người mù được thấy, khiến cho kẻ què đi được, đuổi nhiều quỉ dữ và nhiều việc làm siêu nhiên khác.
4. Họ không chối bỏ quyền phép siêu nhiên của Ngài. Thực vậy trong 12.24 họ đã gán quyền phép của Ngài cho Satan. Một sự mê tín của người Do thái, ấy là ma quỉ có thể làm ra nhiều phép lạ trên đất, nhưng chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể làm ra các dấu lạ ở trên trời.
5. Họ muốn xem "một dấu lạ từ trời" hay từ trên bầu trời. Họ nghĩ điều cầu xin nầy vượt quá khả năng của Ngài. Họ muốn làm cho quyền phép Ngài phải bị hạ thấp giống như không đến từ Đức Chúa Trời vậy.
6. Cái điều họ không trông thấy vì cớ tình trạng mù loà thuộc linh của họ, ấy là chính mình Chúa Giêxu là một "dấu lạ đến từ trời". Khi Simêôn nhìn thấy Đấng Mêsi lúc 8 tuổi trong đền thờ, ông đã nói tiên tri: "Đây, con trẻ nầy đã định làm một cớ cho nhiều người trong Y-sơ-ra-ên vấp ngã hoặc dấy lên, và định làm một dấu gây nên sự cãi trả" (Luca 2.34).
7. Có nhớ Pharaôn và Môise không? Môise càng đưa ra những dấu lạ về quyền phép của Đức Chúa Trời, thì tấm lòng của Pharaôn càng trở nên chai cứng hơn.
8. Nhà vô thần người Pháp là Voltaire công bố: "Cho dù một phép lạ được làm ra công khai ngay khu chợ trước hàng ngàn người chứng kiến, tôi tin vào nhận thức của tôi hơn là công nhận một phép lạ".
9. Một tấm lòng con người đặt trên sự tăm tối sẽ càng tối tăm thêm. Con mắt thuộc linh nào chối bỏ sự sáng sẽ bị sự sáng che khuất đi.
10. Để trả lời cho họ, Chúa Giêxu chỉ cho họ thấy các dấu lạ đã có rồi ở trên trời. Ngài phán: "Khi chiều tối đến, thì các ngươi nói rằng: sẽ tốt trời, vì trời đỏ. Còn sớm mai, thì các ngươi nói rằng: Hôm nay sẽ có cơn dông, vì trời đỏ và mờ mờ" (các câu 2-3a). Điều nầy tương tự với những thủy thủ xưa nói: "Trời đỏ lúc ban đêm, thủy thủ vui mừng. Trời đỏ ban ngày, lời cảnh cáo của thủy thủ".
11. Ngài gọi họ là "giả hình". Ngài phán: "Các ngươi biết phân biệt rõ sắc trời, mà không phân biệt được dấu chỉ thì giờ ư!" Cho phép tôi đóng ngoặc đơn; "Các ngươi được định cho làm lãnh đạo dân sự của Đức Chúa Trời có thể hiểu được một số lời cảnh báo thông thường bằng cách nhìn xem bầu trời. Dù vậy, các ngươi lại mù loà, các ngươi không thể nhìn thấy Đức Chúa Trời đang làm gì ở chung quanh các ngươi!"
12. Hãy chú ý mọi sự ở chung quanh chúng ta xem, người ta đang thêm lên tri thức và sự hiểu biết. Chúng ta đang sống trong một kỹ nguyên thông tin. Kỹ thuật đang chạy nước rút ở một tốc độ ngày càng nhanh. Chúng ta biết nhiều hơn bất cứ một thế hệ nào đã đến trước chúng ta, nhưng chúng ta lại chẳng màng gì tới các vụ việc của Đức Chúa Trời.
13. Chúa Giêxu hiểu rõ mọi động lực của họ. Ngài phán: "dòng dõi hung ác gian dâm nầy xin một dấu lạ". Họ muốn thấy một dấu lạ vì họ đã không chịu tin. Họ không tin thậm chí có một dấu lạ nào khác. Mác nói Chúa Giêxu đã “than thở trong lòng".
14. Dấu lạ duy nhất họ sẽ nhận được là "dấu lạ của tiên tri Giôna". Muốn hiểu rõ điều nầy, hãy trở lại với 12.39-41. Chỗ nầy nói tới sự chết, sự chôn và sự sống lại của Chúa Giêxu. Tất nhiên là họ sẽ từ chối không tin dấu lạ ấy. 28.12-14 cho chúng ta biết rằng họ đã trả tiền cho mấy tên lính đi nói thân thể phục sinh của Ngài đã bị lấy cắp.
C. Họ đã bị Đức Chúa Trời bỏ (câu 4b).
1. Với câu nói sau cùng đó, Chúa Giêxu đã "bỏ họ mà đi". Từ Hy lạp ở đàng sau chữ "bỏ" có nghĩa là "bỏ hoàn toàn". Đây cũng là một chữ được sử dụng để mô tả Mathiơ đang rời bỏ công ăn việc làm của mình tại sở thuế vụ và những kẻ tố cáo người đờn bà phạm tội tà dâm quả tang đang bỏ đi. Từ nầy có nghĩa là "tốt nhất là quên đi".
2. Vì cớ tình trạng mù loà về mặt thuộc linh cố ý của họ, vì họ không chịu tin, Chúa Giêxu đã bỏ họ. Ngài sẽ không ban cho họ một chút ân điển nào hết.
3. Dù Đức Chúa Trời là Đấng "giàu lòng thương xót" Ngài sẽ hoàn toàn quên những kẻ cố tình ở trong tình trạng mù loà thuộc linh (Roma 1.24-28). Sự phán xét chắc chắn giáng xuống.
II. Một số người sẽ được ban cho sáng láng về mặt thuộc linh (các câu 5-12).
A. Họ theo sau Chúa Giêxu (câu 5).
1. Sau khi Chúa Giêxu bỏ người "Pharisi và Sađusê" trong chỗ tối tăm thuộc linh của chính họ, các môn đồ Ngài đã đi theo Ngài "đến bờ bên kia" của Biển Galilê.
2. Đừng nhắm vào tầm quan trọng sự cung kính của họ. Trọn đời sống của họ, họ đã được truyền cho phải tôn trọng và tin theo hệ thống tôn giáo mà người "Pharisi và Sađusê" đã tiêu biểu cho. Bằng cách đi theo Chúa Giêxu, họ đang chối bỏ lai lịch văn hoá của riêng họ. Họ đã làm thế vì họ đã nhìn thấy sự sáng và muốn được sáng láng càng hơn!
3. Không phải người nào đã nhìn thấy sự sáng của Chúa Giêxu đều trung tín đi theo Ngài đâu! Hãy mở ra Giăng 6.66-69. Quí vị gần như trông thấy sự sáng láng thuộc linh của họ càng sắc bén và rõ ràng hơn khi Phierơ hỏi: "Lạy Chúa, chúng tôi sẽ đi theo ai? Ngài có lời của sự sống đời đời".
B. Họ lắng nghe Chúa Giêxu cách cẩn thận (các câu 6-11).
1. Khi họ xếp hàng trên bãi biển, trời đã xế chiều, họ chẳng có một thứ đồ ăn hay “bánh” nào hết. Trời sắp tối và bao tử của họ bắt đầu cào lên vì đói.
2. Có vài thành phố bên bờ hồ đó và chắc chắn không có một cửa hàng ăn McDonald hay một cửa hàng tiện nghi nào cả để họ có thể mua thức ăn ở đó. Họ đã đối diện với một buổi tối không có đồ ăn. Gần như tôi có thể nghe thấy họ đang càu nhàu vì đói bụng.
3. Chúa Giêxu đã sử dụng tình hình nầy để dạy dỗ. Ngài phán: "Hãy giữ mình cẩn thận về men của người Pha-ri-si và Sa-đu-sê". Các môn đồ không hiểu chi hết. Họ lại càng đâm lo ngay lúc ấy với những cái bụng đói của họ hơn là những lẽ thật thuộc linh mà Chúa Giêxu sắp nói với các cấp lãnh đạo tôn giáo. Họ đáp: "Đây là vì chúng ta không đem bánh theo ".
4. Chúng ta thường rất giống với họ. Đang khi chúng ta không đói khát về bánh, chúng ta khao khát các nhu cần khác trong cuộc sống, một việc làm mới, một chiếc xe hơi tiện dụng hơn, một ngôi nhà rộng hơn, v.v…Thay vì nhìn thấy bức tranh lớn, các lẽ thật thuộc linh và đời đời mà Đức Chúa Trời muốn dạy dỗ chúng ta, chúng ta lại lo lắng về các nhu cần tạm thời thuộc về đời nầy.
5. Chúa Giêxu không quan tâm về việc thiếu một bữa ăn như họ. Ngài quan tâm về lẽ thật của Tin Lành không bị vấy bẩn bởi "men" của các cấp lãnh đạo tôn giáo.
6. Ngài gọi họ "hỡi kẻ ít đức tin". Họ không quên mục tiêu vì họ thiếu thông tin hay vì họ không nhanh trí. Họ bỏ quên mục tiêu vì họ không luyện tập “đức tin”.
7. Chúa Giêxu nhắc cho họ nhớ rằng Ngài đã cho "năm ngàn người ăn" với "năm cái bánh" và họ đã thâu lại dư 12 giỏ bánh đầy. Mới đây Ngài đã cho "bốn ngàn người ăn" với "bảy ổ bánh" và họ "thâu lại bảy giỏ đầy bánh thừa" (15.37). Nếu Chúa Giêxu muốn, Ngài sẽ dễ dàng tạo ra nhiều thực phẩm hơn là họ từng ăn nữa.
8. Họ đã nương cậy vào chính mình họ hơn là nhơn đức tin tin cậy Chúa Giêxu. Chúng ta thường rơi vào cái bẩy ấy dường bao!
9. Với sự toan liệu như thế, Chúa Giêxu đã lèo lái nhắm vào trọng tâm của vấn đề. Ngài phán thật dứt khoát: "nhưng hãy giữ mình về men của người Pha-ri-si và Sa-đu-sê".
10. "Men" làm cho bánh dậy lên trước khi nướng. Tuy nhiên, phương thức duy nhất mà người xưa đã có khi tạo ra men là giữ yên mẻ bột nhỏ từ ngày trước. Mẻ bột ấy sẽ mau chóng thấm vào đống bột mới và làm cho bột dậy lên. Phaolô đã nói trong I Côrinhtô 5.6: "Anh em há chẳng biết rằng một chút men làm cho cả đống bột dậy lên sao?"
11. Môise đã dạy cho dân Hêbơrơ biết sử dụng bánh không men trong dịp Lễ Vượt Qua vì men tiêu biểu cho tội lỗi. Chúa Giêxu cũng đã kèm lẽ đạo ấy vào với Tiệc Thánh của Ngài.
12. Men là ảnh hưởng của tội lỗi. Chúa Giêxu muốn các môn đồ Ngài sẽ trở thành hạng sứ đồ và là nền của Hội thánh không để cho Tin Lành bị ảnh hưởng bởi sự dạy tội lỗi của người "Pharisi và Sađusê".
13. "Men của người Pharisi" là men của sự giả hình và sự họ xem trọng truyền khẩu hơn là Lời của Đức Chúa Trời. Thư tín của Phaolô gửi cho người Galati đã cảnh cáo chống lại những người theo Do thái giáo, là những người tìm cách thêm Luật pháp Môise vào Tin lành.
14. "Men của người…Sađusê" là men của tôn giáo theo kiểu tự do, đề kháng sự thuộc linh. Thư tín viết cho người thành Côlôse cảnh cáo coi chừng bị dối gạt bởi "triết lý hư không".
15. Họ đã nghe theo Chúa Giêxu. Họ có thể thấy về mặt thuộc linh, nhưng họ đã tìm cách thấy nhiều hơn. Con người với cái thấy thuộc linh không những tìm kiếm Chúa Giêxu, họ bám luôn nơi Lời của Ngài.
C. Họ học hỏi từ Chúa Giêxu (câu 12).
1. Có thể lúc đầu các môn đồ tưởng rằng Chúa Giêxu đang dạy họ đừng mua bánh từ các cấp lãnh đạo tôn giáo. Tuy nhiên, họ đã nhất thời hiểu sai, Chúa đã soi sáng cho sự hiểu của họ.
2. Sau cùng, trong câu 12 các môn đồ: "hiểu rằng Ngài chẳng bảo giữ mình về men làm bánh, nhưng về đạo của người Pha-ri-si và Sa-đu-sê".
3. Chúng ta cần phải trụ lại nơi Lời của Ngài và lắng nghe Thánh Linh Ngài cho tới chừng nào chúng ta cũng “hiểu rõ”. Ngài ban cho chúng ta nhiều sự sáng láng thuộc linh khi chúng ta bằng lòng nhận lãnh.
Có một cô gái mù người Pháp được người ta biếu cho một quyển Tin lành Mác. Cô gái đến với đức tin nơi Đấng Christ bằng cách đọc sách ấy thật nhiều lần. Cô ấy đọc sách ấy nhiều đến nỗi mấy đầu ngón tay của cô bị chai cứng và không còn cảm giác nơi các dấu chấm nổi cộm kia nữa. Vì vậy, cô gái quyết định lột bớt lớp da bị phồng kia để mấy ngón tay của cô sẽ được mẩn cảm hơn. Khi làm như thế, mấy sợi thần kinh da tay của cô bị hỏng hết. Thấy không xong, cô cầm lấy quyển sách lên hôn từ biệt nó. Chỉ khi ấy cô gái mới hay rằng đôi môi của cô còn mẩn cảm hơn cả mấy ngón tay nữa. Đức Chúa Trời luôn luôn tìm một phương thức để soi rọi sự sáng vào trong tấm lòng của bất cứ ai chịu tìm kiếm Ngài.
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét