Thứ Ba, 18 tháng 5, 2010

Luca 8.4-21: "THÍ DỤ NÓI ĐẾN CÁC LOẠI ĐẤT"



Phần giới thiệu
Tiếp cận sứ điệp
Cấu trúc của phân đoạn Kinh Thánh
Bối cảnh
Thí dụ nói đến các loại đất (8.4-8)
Mục đích của các thí dụ (8.9-10)
Phần giải thích thí dụ nói đến các loại đất (8.11-15)
Đất nào được cứu?
Lý do phải che giấu lẽ thật (8.16-18)
Gia đình thật của Chúa chúng ta (8.19-21)
Phần kết luận
BÀI 25
THÍ DỤ NÓI ĐẾN CÁC LOẠI ĐẤT
(Luca 8.4-21)
Phần giới thiệu
Khi tôi còn là sinh viên trong Thần Học Viện, tôi đã trải qua một thời kỳ mà sự thiếu chín chắn sẽ lộ ra qua đó. Tôi tin rằng mọi điều mà học viện cần phải dạy là “làm cho thoả mãn”, và họ phải dạy với mọi đợt “phương pháp”. Một trong những đợt “phương pháp” tôi cảm thấy cần thiết là homiletics [thuyết giáo dông dài], dạy người ta cách phân phát loại bài giảng của họ.
Ngày nọ tôi thấy người bạn học cũng cảm nhận rất mạnh mẽ vấn đề nầy như tôi cảm nhận vậy. Người bạn ấy không nghĩ rằng homiletics là cần thiết – chỉ mất thì giờ mà thôi. Khi đưa ra vấn đề, bạn ấy dự định thuyết trình sự việc cho lớp học qua ngày kế đó. Trong đời tôi, tôi không thể nói cho quý vị biết điều chi trong thế gian mà người bạn đó đang tìm cách truyền đạt cho mọi người chúng ta. Thình lình tôi thấy homiletics là có ích.
Nếu một khía cạnh trong homiletics giúp cho nhà truyền đạo truyền đạt mọi ý tưởng cho thính giả của mình theo cách trong sáng và hiệu quả. Chúa Jêsus dường như cần một chiều hướng như vậy tại thời điểm nầy trong chức vụ của Ngài. Nghĩa là, nếu Chúa Jêsus đang tìm cách truyền đạt ý tưởng của Ngài cho thính giả nghe một cách rõ ràng. Ngài hiện đang làm điều ngược lại. Nhưng vấn đề chúng ta thực đọc được từ phân đoạn Kinh Thánh cho thấy mục đích của Chúa chúng ta trong việc giảng dạy bằng phương tiện thí dụ không phải là làm cho dễ hiểu, mà là có ý che giấu sứ điệp của Ngài.
Khi quý vị đọc qua phân đoạn Kinh Thánh chương 8 sách tin lành Luca, quý vị sẽ thấy hai câu tỏ ra đối ngược nhau. Sự đối ngược hiển nhiên nầy là phần “căng thẳng trong phân đoạn Kinh Thánh”. Ở cuối thí dụ nói đến các loại đất, Chúa Jêsus kêu gọi thính giả của Ngài bằng câu: “Ai có tai mà nghe, hãy nghe!” (Luca 8.8b).
Câu nầy rõ ràng là một câu khích lệ nên nghe theo Lời lẽ của Ngài và học hỏi mọi Lời ấy. Cũng trong phân đoạn đó Chúa Jêsus lại bảo các môn đồ Ngài: “…với kẻ khác thì dùng thí dụ mà nói, để họ xem mà không thấy, nghe mà không hiểu” (Luca 8.10b).
Nói cách khác, Chúa Jêsus đang khích lệ thính giả của Ngài nên nghe theo và để ý đến sự dạy của Ngài, trong khi Ngài cũng đang nói cho các môn đồ biết các thí dụ Ngài sử dụng có ý đồ “che phủ” sự thật, hơn là làm cho dễ hiểu; giấu kín sự thật hơn là bày tỏ sự thật ra.
Tầm quan trọng của thí dụ nầy khó mà làm cho nó nổi bật lên được. Chúa chúng ta đã kết luận điều nầy với một lời khuyên nên nghe theo Lời của Ngài (Mathiơ 13.9; Mác 4.9; Luca 8.8). Ngài cũng bảo các môn đồ rằng nếu họ không hiểu thí dụ nầy, họ sẽ không hiểu bất kỳ một thí dụ nào khác (Mác 4.13). Cho nên thí dụ nầy, dù thế nào đi nữa, đang đóng vai trò chìa khoá cho sự hiểu biết ý nghĩa của từng thí dụ, đúng y theo mọi lý do Chúa chúng ta trong việc sử dụng phưong pháp “thí dụ” mới mẻ nầy.
Tiếp cận sứ điệp
Khi chúng ta nghiên cứu phân đoạn Kinh Thánh, chúng ta nên tìm ra cách giải thích phân đoạn ấy để chúng ta phải nhất trí với sự đối nghược hiển nhiên nầy. Chúng ta sẽ bắt đầu bằng việc tra xét bối cảnh Chúa chúng ta đang dạy dỗ trong phân đoạn nầy. Kế đó chúng ta sẽ xem xét thí dụ, ý nghĩa, và mục đích của thí dụ trong chức vụ của Chúa chúng ta. Chúng ta sẽ học cho biết dạy dỗ bằng thí dụ phù hợp ra sao với chức vụ của Chúa chúng ta và với toàn bộ mục đích của Ngài. Chúng ta kế đó sẽ ra sức làm bật ra các nguyên tắc từ phân đoạn nầy và tỏ ra phần ứng dụng chúng cho đời sống chúng ta.
Cấu trúc của phân đoạn Kinh Thánh
Phân đoạn Kinh Thánh của chúng ta được chia ra thành bốn phần:
Thí dụ nói đến các loại đất do Chúa Jêsus kể lại – 8.4-8
Mục đích của Chúa chúng ta khi sử dụng thí dụ – 8.9-10
Phần giải thích thí dụ nói đến các loại đất – 8.11-15
Mọi hàm ý và ứng dụng của thí dụ – 8.16-21
Bối cảnh
Từ các câu chuyện ở Mathiơ và Mác, chúng ta học biết rằng có lẽ Chúa Jêsus có mặt tại thành Cabênaum. Mathiơ thuật lại cho chúng ta biết: “Đức Chúa Jêsus ra khỏi nhà, ngồi bên mé biển” (Mathiơ 13.1), ít nhất câu nầy cũng cho thấy đây là ngôi nhà mà Chúa chúng ta thường trú ngụ khi ở tại thành Cabênaum, trung tâm hoạt động đầu tiên của chức vụ Ngài. Một đoàn dân đông từ các thành thị khác nhau đã nhóm lại dọc theo bờ biển Galilê, vì thế Chúa chúng ta thấy cần thiết phải rao giảng từ một chiếc thuyền, neo cạnh bờ biển (đối chiếu Mathiơ 13.2; Mác 4.1).
Phần văn mạch đứng trước ba câu chuyện tin lành cho thấy có một sự đối kháng mạnh mẽ đối với Chúa Jêsus, sự dạy và chức vụ của Ngài, nơi phần của người Pharisi. Sự bất đồng giữa Chúa Jêsus và người Pharisi rất rõ ràng khi Ngài xưng nhận có quyền tha tội (Luca 5.17-26), sự gần gũi của Ngài với hạng tội nhân (Luca 5.27-32), và Ngài không giữ ngày Sabát theo mọi điều họ quy định (Luca 6.1-11). Quyền phép lạ lùng của Chúa Jêsus bị gán cho Bêênxêbun, chúa của ma quỷ (đối chiếu Mác 3.22). Vào thời điểm nầy họ đã quyết định kết án tử Chúa Jêsus rồi (Mathiơ 12.14; Mác 3.6). Chỉ còn có một thắc mắc: tìm đâu ra đúng thời điểm và đúng địa điểm mà thôi!?!
Thí dụ, nói đến các loại đất đều có trong ba sách tin lành (Mathiơ 13.1-23; Mác 4.1-34; Luca 8.4-18). Câu chuyện của Luca cho chúng ta biết rằng sự dạy bằng thí dụ đã bắt đầu với chiến dịch giảng tin lành lần thứ hai cho người xứ Galilê (đối chiếu Luca 8.1). Dạy dỗ bằng phương tiện thí dụ đã trở thành phương pháp dạy đoàn dân đông của Chúa chúng ta:
“Ấy bởi nhiều lời thí dụ như cách ấy mà Ngài giảng đạo cho họ, tùy theo sức họ nghe được. Ngài chẳng hề giảng cho chúng mà không dùng thí dụ; nhưng, khi ở riêng, Ngài cắt nghĩa hết cho môn đồ mình” (Mác 4.33-34).
“Các môn đồ” mà Chúa chúng ta bày tỏ ra mọi sự là nhóm môn đồ khá đông của Ngài, kể cả những người đã được nhắc tới trước đó trong 8.1-3, Mác đặc biệt nói sự nầy rất rõ ràng:
“Khi Đức Chúa Jêsus ở một mình, những kẻ xung quanh Ngài cùng mười hai sứ đồ hỏi Ngài về các lời thí dụ. Ngài phán rằng:…” (Mác 4.10-11a).
Thí dụ nói đến các loại đất (8.4-8)
Thí dụ nói đến các loại đất mô tả hột giống đã ra thể nào khi được gieo trong bốn loại đất khác nhau. Loại đất thứ nhất là đất cứng dọc đường. Hột giống nầy không bắt rễ xuống đất được, nhưng nó mau chóng bị chim trời xuống ăn hết. Loại đất thứ hai là đất đá sỏi, một tầng đất thấp hơn, che đậy đá sỏi ở bên dưới. Hột giống rơi trên loại đất nầy mau chóng nảy mầm, được trợ giúp bởi hơi ấm mà đá sỏi giữ lại, nhưng bị cản trở bởi thiếu độ sâu và thiếu đi hơi ẩm. Hột giống mới nảy mầm liền héo khô đi. Loại đất thứ ba là đất gai góc, một đất có nhiều bụi gai. Hột giống rơi vào đất nầy nảy mầm rồi bắt đầu lớn lên, nhưng chắc chắn bị nghẹt ngòi bởi bụi gai. Loại đất thứ tư là đất tốt, đất nầy tạo ra một vụ mùa thật trúng. Sau khi kể xong câu chuyện, Chúa Jêsus đưa ra một câu cảm thán từ theo sau bằng lời lẽ nầy: “Ai có tai mà nghe, hãy nghe” (câu 8).
Mục đích của các thí dụ (8.9-10)
Các môn đồ rõ ràng đã giữ yên lặng khi Chúa chúng ta dạy dỗ bằng phương tiện thí dụ nầy và nhiều thí dụ khác. Họ vốn ngần ngại khi công nhận họ không hiểu Ngài đang dạy họ điều gì. Dường như chẳng có ai hỏi Ngài đang dạy cái gì, hoặc họ chẳng cần hỏi Chúa Jêsus theo cách riêng về ý nghĩa sự dạy của Ngài nữa.
Các môn đồ cùng đi vói Chúa Jêsus (hơn 12 người, đối chiếu Mác 4.10) đã hỏi riêng về thí dụ. Câu chuyện của Luca thuật lại cho chúng ta thấy họ đã hỏi Ngài về thí dụ nầy (câu 9), trong khi các câu chuyện kia cho chúng ta biết họ cũng hỏi về ý nghĩa của mọi thí dụ. Mathiơ thuật cho chúng ta biết rằng họ đã hỏi han tại sao Chúa Jêsus thay đổi đột ngột khi dạy dỗ bằng các thí dụ (13.10). Mác nói rằng: “họ hỏi Ngài về các lời thí dụ” (4.10). Hết thảy các câu hỏi nầy đều đan bện vào nhau, và vì thế rất dễ dàng nhận ra các thắc mắc nầy đã được đưa ra từ đám đông.
Trong câu chuyện của Luca, mặc dù ông nói rằng họ đã hỏi Chúa Jêsus thí dụ có ý nghĩa gì, Chúa Jêsus trước tiên giải thích cho họ biết lý do tại sao Ngài thay đổi phương pháp dạy dỗ đoàn dân đông bằng phương tiện thí dụ. Câu chuyện của Luca nói tới phản ứng của Chúa chúng ta là ngắn gọn và rất đặc biệt. Câu trả lời của Chúa Jêsus là vắn tắt, nhưng chất chứa với nhiều hàm ý. Chúng ta hãy xét qua mọi điều mà Ngài đã phán:
“Ngài đáp rằng: Đã ban cho các ngươi được biết những sự mầu nhiệm nước Đức Chúa Trời; song, với kẻ khác thì dùng thí dụ mà nói, để họ xem mà không thấy, nghe mà không hiểu” (Luca 8.10).
(1) Chúa Jêsus bắt đầu sử dụng thí dụ để che đậy sự dạy của Ngài đối với một số người, và bày tỏ sự dạy ấy cho một số người khác.
(2) Chúa Jêsus sử dụng thí dụ để che đậy sự thật đối với đoàn dân đông, trong khi tỏ ra sự thật ấy với các môn đồ Ngài. Chúng ta có thể nhìn thấy từ phân đoạn Kinh Thánh là các môn đồ không hiểu thí dụ của Chúa chúng ta chẳng hơn gì đoàn dân đông, song Ngài đã lý giải ý nghĩa cho họ sau đó (Mác 4.34).
(3) Bằng cách dạy dỗ bằng thí dụ. Chúa Jêsus không cầm giữ một điều gì mà cả người sốt sắng lẫn người có khả năng muốn hiểu. Mác nói cho chúng ta biết rất rõ ràng rằng Chúa Jêsus đã dạy đoàn dân đông mọi điều mà họ có thể nắm bắt được: “Ấy bởi nhiều lời thí dụ như cách ấy mà Ngài giảng đạo cho họ, tùy theo sức họ nghe được” (Mác 4.33).
(4) Chúa Jêsus xem sự dạy của Ngài bằng thí dụ (vừa là sự Ngài che giấu mà cũng là bày tỏ) là sự ứng nghiệm lời tiên tri, hay ít nhất phù hợp với chức vụ mà Đức Chúa Trời đã ban cho Êsai. Chúa chúng ta kể từ Êsai 6 đến việc biện minh cho mọi hành động của Ngài. Đức Chúa Trời đã sai nhiều vị tiên tri đến với dân Ysơraên, và hết thảy họ đều bị chối bỏ, cùng với sứ điệp của họ. Giăng, là tiên tri sau cùng trong hàng ngũ các vị tiên tri của Cựu ước, cũng bị chối bỏ, ít nhất bởi các nhà lãnh đạo tôn giáo của Ysơraên. Êsai chương 6 là câu chuyện nói đến sự ủy thác của vị tiên tri nầy. Những lời lẽ mà Chúa chúng ta đưa ra chính là Lời của Đức Chúa Trời ban cho Êsai, cho thấy rằng chức vụ của ông về mặt cơ bản không phải là chức vụ kêu gọi con người ăn năn, mà đúng hơn là khẳng định sự xét đoán của họ. Lời lẽ của Êsai đã đóng ấn số phận của Ysơraên, và loan báo trước sự đổ ra cơn phán xét của Đức Chúa Trời giáng trên dân sự bất tuân của Ngài. Chúa Jêsus đã xem chức vụ của Ngài là tương tự với chức vụ của Êsai, và vì thế dạy dỗ bằng thí dụ có thể được biện minh bằng cách đưa ra câu chuyện của Êsai trong đó Lời của Đức Chúa Trời đã phán với ông.
(5) Sự dạy trong đó Chúa Jêsus vừa che giấu vừa bày tỏ chỉ ra những lẽ mầu nhiệm của Nước Trời. Tôi tin rằng trong chiến dịch truyền giảng cho người xứ Galilê lần đầu tiên của Ngài, Chúa Jêsus đã nhắm vào việc xác minh chính mình Ngài là Đấng Mêsi của Ysơraên (đối chiếu Luca 4.16-21). Còn bây giờ, dường như Ngài đang nhắm nhiều vào bản chất của chính vương quốc.
(6) Những lẽ mầu nhiệm của Nước Trời che giấu với hạng người vô tín, số phận của họ vì cớ vô tín đã bị đóng ấn rồi. Chúa Jêsus che giấu lẽ thật đối với “hạng người xem mà không…” hầu cho họ không hiểu và sẽ không ăn năn, và vì thế họ không thể vào Nước thiên đàng được. Điều nầy đã được ám chỉ trong câu chuyện của Luca, song lại được tỏ ra rất rõ rệt ở cả sách Mathiơ và sách Mác, không nhắc tới lời tiên tri của Êsai. Quý vị sẽ nhớ lại khi các thầy thông giáo gán mọi việc làm của Chúa Jêsus, đã đạt được qua quyền phép của Đức Thánh Linh, cho Bêênxêbun (Mác 3.22…). Chúa Jêsus đã phán rằng đây là sự phạm thượng không thể tha thứ được. Số phận của họ đã bị đóng ấn, và giảng dạy bằng thí dụ là một khía cạnh của sự phán xét.
Lời lẽ giải thích của Chúa chúng ta cho thấy rằng có nhiều thay đổi dứt khoát đã diễn ra trong chức vụ của Ngài:
Họ tỏ ra rằng có một sự thay đổi trong sứ điệp của Chúa chúng ta. Tôi tin rằng trong chiến dịch giảng đạo lần đầu tiên cho người xứ Galilê của Chúa, phần nhấn mạnh đặt trên lai lịch Ngài là Vua của Ysơraên. Còn bây giờ, sự dạy của Chúa chúng ta thiên về những khía cạnh [mầu nhiệm] mật thiết hơn nói về Nước của Ngài.
Lời lẽ của Chúa chúng ta tỏ ra một sự thay đổi về phương pháp. Chúa chúng ta hiện đang giảng dạy bằng thí dụ – gián tiếp hơn trước đó.
Lời lẽ của Chúa chúng ta tỏ ra một sự thay đổi về trọng tâm và phần nhấn mạnh. Chúa Jêsus đang bắt đầu sử dụng nhiều thì giờ hơn với các môn đồ Ngài. Trong chiến dịch truyền giảng cho người xứ Galilê lần đầu tiên, dường như các môn đồ Ngài không luôn luôn có mặt. Từ bây giờ trở đi, Chúa Jêsus thêm nhiều nổ lực vào sự dạy dỗ các môn đồ Ngài (không những là 12 người, mà còn là nhóm đông các môn đồ hơn).
Phần giải thích thí dụ nói đến các loại đất (8.11-15)
Chúa Jêsus vừa giải thích xong mục đích của Ngài trong việc giảng dạy bằng thí dụ – che giấu những lẽ mầu nhiệm về Nước Trời đối với đám dân đông, trong khi bày tỏ chúng ra cho các môn đồ Ngài. Giờ đây, sau khi giải thích mục đích của Ngài trong việc sử dụng thí dụ. Chúa Jêsus tiếp tục giải thích ýnghĩa của thí dụ nói đến các loại đất đặc biệt nầy.
Thí dụ giải thích các đáp ứng khác nhau con người hiện đang có đối với tin lành. Họ đưa ra bốn đáp ứng khác nhau, cùng với nguyên nhân khác nhau và bốn kết quả cũng khác nhau. Việc gieo hột giống tiêu biểu cho việc rao giảng tin lành. Hột giống đã được gieo ra là Lời của Đức Chúa Trời (câu 11). Đất cứng – rơi ra dọc đường – là những người mà tấm lòng của họ không chịu mở ra đối với tin lành, họ không hề đáp ứng tích cực đối với Đức Chúa Jêsus Christ. Các thầy thông giáo và người Pharisi dường như rơi vào phạm trù nầy. Tin lành chẳng có một chút ấn tượng gì trên họ hết. Satan ngay lập tức rứt tin lành ra khỏi tấm lòng họ, cho nên chẳng có một phản ứng nào hết, không có sự sanh lại, không có kết quả.
Đất thứ hai – Đất ở tầng thấp hơn – tiêu biểu cho hạng người tích cực [vui mừng] đáp ứng đối với sự nắm bắt không đầy đủ mọi hàm ý của sự dạy đó. Hạng dân gian nầy đáp ứng cách tích cực với đạo vì họ nghĩ đó là loại “tin lành thịnh vượng”, một tin lành chỉ hứa hẹn những thì thuận tiện, ơn phước, hạnh phúc, và niềm vui sướng nhất. Sự mau mắn đáp ứng là một biểu lộ cho thấy họ thiếu chiều sâu, hay họ thiếu nhận thức đối với những gì tin lành thực sự muốn nói tới. Và, tôi muốn nói thêm rằng, đáp ứng nầy không phù hợp với sự bóp méo tin lành của Chúa chúng ta. Đó là kết quả của việc lắng nghe theo kiểu chọn lựa, chỉ nghe theo điều chi tốt đẹp và vừa ý, hơn là nghe giảng về cái giá phải trả cho địa vị môn đồ, là điều Chúa chúng ta thường nói tới. Việc đọc qua Bài Giảng Trên Núi sẽ cho thấy thể nào Chúa chúng ta đã mô tả cẩn thận các ơn phước và những cái giá của việc đi theo Ngài.
Đất thứ ba – đất có bụi gai – tiêu biểu cho những ai có cái nắm bắt trọn vẹn hơn về cái giá của địa vị môn đồ, nhưng họ chẳng chịu từ bỏ “những lo lắng đời nầy”. Những điều họ lo toan về tiền bạc và về khoái lạc phát triển nhanh hơn việc họ phải trước tiên tìm kiếm Nước Đức Chúa Trời, và vì thế mọi điều ưu tiên một của họ đã đảo ngược lại. Ấy không phải hạng người mà đất có bụi gai nầy tiêu biểu cho không hiểu cái giá của địa vị làm môn đồ đâu, nhưng vì họ không bằng lòng trả giá đấy thôi. Không phải thiếu hiểu biết là điều khiến cho họ phải sai lầm đâu, mà là thiếu đầu phục, thiếu dâng mình.
Đất thứ tư – đất tốt tiêu biểu cho hết thảy những ai tấm lòng họ đã sửa soạn cho tin lành, và đời sống họ không bị tắc nghẽn với những sở thích và giá trị đua tranh. Trong lớp đất thứ tư nầy đạo không những đem lại sự sống, mà cây còn đạt tới chỗ trưởng thành và sinh bông trái nữa. Đây là mục tiêu của địa vị môn đồ.
Đất nào được cứu?
Khi tôi tiếp thu phân đoạn Kinh Thánh nầy trước đây, tôi đã để thì giờ ra nổ lực trả lời câu hỏi: “Loại đất nào trong bốn loại đất tiêu biểu cho hạng người nào được cứu?” Giờ đây tôi có khuynh hướng tiếp cận thí dụ nầy theo cách khác. Tôi tin rằng loại đất đầu tiên tiêu biểu cho những người bị hư mất, và loại đất thứ tư tiêu biểu cho hạng người được cứu, nhưng tôi không tin mục đích của Chúa trong việc giảng dạy bằng thí dụ là để phân biệt giữa người tin Chúa và người không tin. Chỉ có một loại đất đạt tới mục tiêu. Mục tiêu mà Chúa chúng ta muốn tỏ ra trong thí dụ nầy không phải là được cứu, mà là đạt tới sự trưởng thành đầy trọn vẹn và kết quả. Có người bàn bạc rằng một người “đá sỏi” hay một người “bụi gai” là một tín đồ thật, nhưng Chúa chúng ta muốn chúng ta biết rằng họ chưa đạt tới mục tiêu nhờ đó họ mới được cứu. Chúng ta được cứu, không những tránh thoát được cơn thạnh nộ thiêng liêng và sống đời đời trên thiên đàng, mà còn đạt tới “bậc tầm thước vóc giạc của Đấng Christ” (Êphêsô 4.13) và kết quả nữa (Giăng 15.5).
Nan đề cho các Cơ đốc nhân đương thời cũng một thể ấy giống như nan đề của người Pharisi và nhiều người Dothái khác trong thời của Chúa Jêsus – chúng ta là “những nhà suy tưởng theo hai phạm trù”. Chúng ta suy nghĩ về thế gian theo các giới hạn của những người được cứu và những người không được cứu; những người được vào thiên đàng và những người phải vào địa ngục. Người Do thái suy nghĩ về thế gian theo hai phạm trù nầy: người Do thái, họ là tuyển dân của Đức Chúa Trời, đối tượng của ơn phước của Ngài; và dân Ngoại theo tà giáo, họ bị hư mất và là đối tượng của cơn thạnh nộ. Thí dụ nói đến các loại đất mà Chúa Jêsus đã kể buộc chúng ta phải suy nghĩ theo các giới hạn phải hơn cả hai phạm trù nầy. Nói như thế cũng chưa đủ để thoát khỏi địa ngục đâu, và đặt một chân chèn vào cánh cửa của thiên đàng. Mục tiêu nhờ đó chúng ta được cứu là phải kiên nhẫn, tấn tới, đạt được sự trưởng thành, và để kết quả nhiều hơn. Thiếu mất mục tiêu nầy (mặc dù chúng ta đã được cứu) là không đạt tới chỗ chúng ta được kêu gọi và biệt riêng ra.
Loại Cơ đốc nhân đẹp lòng Đức Chúa Trời không phải là người đưa ra phần khởi đầu rất ấn tượng rồi ngã chết, cũng không phải người có sự đầu phục Đấng Christ bị tắc nghẽn bởi mọi ham muốn đời nầy. Loại Cơ đốc nhân làm đẹp lòng Đức Chúa Trời là người nghe tin lành với thái độ chín chắn, hiểu rõ mọi hàm ý của tin lành ấy, rồi tấn tới và trưởng thành cách kiên định, và kết quả là mang trái thật nhiều.
Trải qua nhiều năm tháng trong chức vụ của mình, tôi chỉ nhìn thấy một vài người dạn dĩ nhìn nhận mọi sự họ mong muốn là “được cứu bởi lớp men răng của họ”, họ muốn sống theo đời nầy với sự đầu phục và vâng phục tối thiểu đối với Đấng Christ, và với tối đa khoái lạc theo đời nầy. Một số ít người thành thật đủ để nói quả quyết rằng họ không lo về các phần thưởng ở trên trời, mà chỉ muốn được đảm bảo đi qua cánh cổng mà thôi. Trong khi một số ít người thành thực đủ để nhìn nhận loại suy nghĩ nầy, đa phần trong chúng ta đều phạm phải cách suy nghĩ nầy. Thí dụ của Chúa chúng ta về các loại đất khích lệ chúng ta ham muốn và nương cậy vào Ngài hầu giúp chúng ta sống giống như loại đất thứ tư, và không chấp nhận các loại đất kia. Chỉ có loại đất thứ tư mới là loại người bền chí vượt qua nghịch cảnh hầu đạt tới sự trưởng thành và kết quả (đối chiếu câu 15).
Trong các câu chuyện tin lành, chúng ta thấy rằng bốn loại đất nầy đang mô tả hết thảy những người đã nghe giảng về tin lành nước Trời. Chúng ta thấy có người chối bỏ liền tin lành ấy; những người mau chóng tiếp nhận tin lành đó, có người thất bại qua một thời gian dài, có người nhịn nhục và có người đã kết quả. Bốn loại đất cũng cung ứng cho chúng ta một hệ thống bởi đó chúng ta có thể phân loại những ai đi nhà thờ hôm nay. Ít ỏi dường bao số người được gọi là “hạng thánh đồ đất tốt”.
Lý do cho việc che giấu lẽ thật (8.16-18)
Trong những câu trước Chúa Jêsus đã bảo các môn đồ rằng Ngài có ý che giấu lẽ thật về Nước Trời đối với đoàn dân đông, trong khi bày tỏ lẽ thật ấy cho các môn đồ thân tín của Ngài. Bây giờ, trong mấy câu 16-18, Chúa Jêsus nói rõ rằng việc “che giấu” lẽ thật chỉ là nhất thời mà thôi. Chúa Jêsus dạy lẽ thật giống như sự sáng, và sự sáng không bị định cho là phải che giấu, mà được định cho phải tỏ ra công khai, ở đây con người còn sống trong tăm tối sẽ hưởng lợi ích từ sự sáng đó.
Trong câu 17, Chúa Jêsus tiếp tục nói rằng chẳng có điều gì kín mà không phải lộ ra, không có điều gì giấu mà chẳng bị biết và tỏ ra. Chúa Jêsus không tỏ ra mọi điều kín nhiệm của Ngài cho các môn đồ để họ có thể giữ các điều ấy cho bản thân họ. Chúa Jêsus đang tỏ ra mọi điều kín nhiệm của Ngài cho các môn đồ để không bao lâu nữa chính họ sẽ loan báo chúng cho thế gian biết. Các môn đồ vì thế bị thúc giục phải lắng nghe cho kỹ, vì họ phải lo phân phát mọi điều mà Chúa đã giao thác cho họ. Những lẽ mầu nhiệm mà Chúa dạy dỗ họ cần phải được công bố cách công khai. Khi lẽ thật được rao ra, nhiều sự thật được phơi bày. Chúa Jêsus không hình dung một số người sẽ quy đạo, họ đã khám phá và giữ mọi lẽ mầu nhiệm của Ngài cho bản thân họ, nhưng có một lực tác động sẽ loan báo chúng khắp mọi nơi.
Tại sao những lẽ thật, các lẽ mầu nhiệm nầy nói về Nước Trời, lại tạm thời bị che giấu đối với đoàn dân đông? Tại sao chúng chỉ được truyền cho các môn đồ mà thôi? Tôi tin rằng điều chi là “lẽ mầu nhiệm” ở đây là những điều nói tới mọi sự thương khó và cái chết hy sinh của Đấng Christ. Lý do tại sao mọi lẽ mầu nhiệm nầy không để cho đoàn dân đông Ysơraên biết: ấy là phần nhiều người trong số họ chính là số người chối bỏ Đấng Christ công khai và họ sẽ đòi tử hình Ngài, trong khi đó họ lại đòi tha cho Baraba. Lời tiên tri của Êsai bị che giấu vì dân Ysơraên từ lâu đã chối bỏ những lời cảnh cáo và khuyên răn mang tính tiên tri của các tiên tri trước đó. Khi Êsai bước vào bối cảnh, sứ điệp của ông bị che giấu vì cơn phán xét của Đức Chúa Trời đã gần rồi. Cho nên, việc rao giảng của Êsai càng quyết chắc thêm thái độ vô tín của Ysơraên.
Có một việc tương tự đang xảy ra trong thay đổi của Chúa khi dạy dỗ bằng thí dụ. Dân Ysơraên không tiếp nhận Chúa Jêsus là Đấng Mêsi của họ. Các cấp lãnh đạo của họ đã chối bỏ Ngài và đã quyết định kết án tử hình Ngài. Dân chúng thì đòi hỏi các dấu kỳ phép lạ. Chúa Jêsus bắt đầu che giấu sự dạy của Ngài, tập trung nhiều hơn vào các môn đồ và càng che giấu đối với họ càng thêm về sự chối bỏ và sự chết mang tính cách hy sinh sắp tới của Ngài. Việc Chúa Jêsus che giấu những lẽ mầu nhiệm nầy về Nước Trời đã cho phép dân sự vô tín càng tăng thêm mọi nổ lực của họ để tự họ loại bỏ loại Mêsi nầy. Sự kiện đã đánh dấu một sự thay đổi từ việc nói tới một mão triều thiên đến việc chịu chết đau khổ trên thập tự giá. Các lẽ mầu nhiệm nầy chỉ được công bố và hiểu rõ sau khi Chúa chúng ta bị đóng đinh trên thập tự giá, chịu chôn, và sống lại mà thôi.
Nguyên tắc được đặt ra: “Vì kẻ đã có, sẽ cho thêm; kẻ không có, sẽ cất lấy sự họ tưởng mình đã có” (câu 18). Thắc mắc là: “Điều chi tạo thành cái ‘có’ hay ‘sở hữu’ lẽ thật?” Câu trả lời, tôi tin, là điều nầy: “Chúng ta có cái chúng ta sở hữu bằng cách luyện tập nó”.
Các môn đồ “vòng trong” của Chúa chúng ta không những đã nghe sự dạy của Ngài, họ nhận lấy vào lòng, để mọi sự lại sau lưng rồi theo Ngài. Hạng người không sở hữu lẽ thật, họ chỉ nghe nó, song không áp dụng nó. Chúa Jêsus đang dạy rằng người nào có sự dạy của Ngài là người làm theo sự dạy ấy, biến sự dạy đó làm của riêng mình [nam hay nữ], và người nào bền đỗ, tấn tới với sự trưởng thành, và kết quả. Đối với người nào sử dụng lẽ thật, càng được ban cho thêm. Đối với người nào chỉ nghe thôi, dù họ tưởng mình có cũng bị cất đi hết – điều nầy sẽ được thực thi cho họ.
Gia đình thật của Chúa chúng ta (8.19-21)
“Nguyên tắc có” nầy được Chúa chúng ta áp dụng trong một phương thức rất thực tế trong các câu 19-21. Mẹ và anh em Ngài đã đến tại ngôi nhà mà Ngài đang giảng dạy và họ yêu cầu được gặp Ngài. Có người chuyển lời vào bên trong cho Chúa, báo cho Ngài biết gia đình của Ngài đang có mặt ở đó và họ muốn gặp Ngài. Chúa Jêsus đáp ứng bằng cách phán rằng “gia đình” của Ngài được dựng nên từ những người nghe theo lời Ngài và đưa lời ấy vào thực hành. Các môn đồ thật của Chúa Jêsus là những người có tai để nghe và tấm lòng muốn làm theo mọi điều mà Ngài đã dạy dỗ.
Phần kết luận
Phân đoạn Kinh Thánh nầy dạy chúng ta một số nguyên tắc rất quan trọng – những lẽ thật rất xứng đáng và phần ứng dụng thực hành cho đời sống hàng ngày của chúng ta. Hãy để tôi kết luận bằng cách nhắc tới một số nguyên tắc sau đây:
(1) Con người không thể nắm bắt được các lẽ thật của Đức Chúa Trời, nếu không có sự cho phép của Chúa. Không những đoàn dân đông, mà các môn đồ của Chúa chúng ta cũng thất bại không hiểu Chúa Jêsus đang dạy gì qua phương tiện thí dụ. Các môn đồ chỉ được phép hiểu điều chi các thí dụ muốn nói khi Chúa Jêsus giải thích ý nghĩa của chúng cho họ theo yêu cầu của họ (Mác 4.34). Không có sự lý giải của Chúa chúng ta, các môn đồ cũng tối tăm như đoàn dân đông mà thôi. Dù khi Chúa Jêsus phán rất đơn giản với các môn đồ, họ vẫn không nắm bắt được đầy đủ những điều Ngài đang phán dạy (đối chiếu Mathiơ 16.9, 11; Mác 9.30-33).
Sự khải thị thiêng liêng đòi hỏi phần giải thích thiêng liêng. Sở dĩ như vậy là vì các lẽ thật của Đức Chúa Trời rất bao la cao cả hơn khả năng nắm bắt hay hiểu biết của chúng ta:
“Đức Giê-hô-va phán: Ý tưởng ta chẳng phải ý tưởng các ngươi, đường lối các ngươi chẳng phải đường lối ta. Vì các từng trời cao hơn đất bao nhiêu, thì đường lối ta cao hơn đường lối các ngươi, ý tưởng ta cao hơn ý tưởng các ngươi cũng bấy nhiêu” (Êsai 55.8-9).
Nguyên tắc nầy, sự khải thị thiêng liêng đòi hỏi phần giải thích thiêng liêng, không những dành cho người nào sống trong thời của Chúa Jêsus – mà cũng thực sự cho các thánh đồ ngày hôm nay nữa:
“Chúng tôi giảng sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời, là sự mầu nhiệm kín giấu, mà từ trước các đời, Đức Chúa Trời đã định sẵn cho sự vinh hiển chúng ta. Trong những người cai quản đời nầy chẳng ai từng biết sự đó; bởi chưng, nếu đã biết thì họ chẳng đóng đinh Chúa vinh hiển trên cây thập tự đâu. Song le, như có chép rằng: Ay là sự mắt chưa thấy, tai chưa nghe, Và lòng người chưa nghĩ đến, Nhưng Đức Chúa Trời đã sắm sẵn điều ấy cho những người yêu mến Ngài” (I Côrinhtô 2.7-9).
Trong phân đoạn nầy, Phaolô nói cho các thánh đồ thành Côrinhtô biết rằng mọi lẽ thật của Đức Chúa Trời cao cả hơn sự hiểu biết của con người. Ông tiếp tục nói trong mấy câu nầy rằng ấy là nhờ Đức Thánh Linh mà Đức Chúa Trời làm cho con người hiểu được các lẽ thật nầy. Đức Thánh Linh đã cảm động các trước giả con người, và cũng chính Đức Thánh Linh đã vùa giúp cho các vị giáo sư đầy ơn lý giải chúng, và họ soi sáng những cá nhân nắm bắt được ý nghĩa và phần ứng dụng chúng. Trong khi các môn đồ đến với Chúa Jêsus để học biết ý nghĩa của Lời Ngài, chúng ta phải nhìn xem Đức Thánh Linh vùa giúp chúng ta nắm bắt được ý nghĩa của Kinh Thánh (đối chiếu I Côrinhtô 2.10…; Giăng 16-12…).
(2) Khi có được các lẽ thật của Đức Chúa Trời, chúng ta phải sử dụng, hoặc mất nó! Chúa cho chúng ta biết rằng Ngài không cho các môn đồ Ngài biết mọi lẽ mầu nhiệm của Ngài chỉ vì kiến thức của họ, mà vì sự biến đổi của họ (đối chiếu Giăng 17.17; Rôma 12.2). Và không những chúng ta muốn nhìn thấy Lời Đức Chúa Trời được áp dụng cho chính đời sống của chúng ta, chúng ta còn phải công bố Lời ấy cho tha nhân nữa. Đây là việc kết quả. Lời Đức Chúa Trời giống như mana trng Cựu ước, nó không được ban cho chúng ta để chất chứa, mà để sử dụng. Nếu không sử dụng thì nó sẽ bị hư hỏng đi.
(3) Các phân đoạn khó kéo chúng ta đến với Ngài. Người ta sử dụng các phân đoạn Kinh Thánh khó khi họ phạm phải lỗi không chịu nghiên cứu Kinh Thánh, hoặc vì không chịu bước theo Đấng Christ. “Những câu nói khó” của Chúa Jêsus đã kéo các môn đồ lại gần với Ngài hơn, vì chỉ có một mình Ngài biết rõ ý nghĩa của chúng mà thôi. Các phân đoạn khó sẽ làm điều nầy cho Cơ đốc nhân thật. Chúng sẽ khiến chúng ta phải tìm kiếm mặt Ngài, để tiếp thu từ Ngài qua Đức Thánh Linh. Mọi nan đề sẽ kéo chúng ta đến với Ngài, chứ không phải xa cách Ngài.
(4) Thí dụ nói đến các loại đất có một bài học về truyền giáo, cũng như có một lời cảnh cáo trong đó. Hãy lưu ý rằng người gieo đã gieo giống trên hết thảy bốn loại đất. Quý vị sẽ nói rằng người nầy gieo một cách bừa bãi. Quý vị và tôi không biết loại đất nào bạn bè hay người lân cận của chúng ta sẽ được cứu. Do vậy, chúng ta phải công bố tin lành [gieo giống] theo cách bừa bãi. Chúng ta không biết loại đất nào con người đang sinh sống trên đó. Vì thế chúng ta hãy cẩn thận chống lại việc xét đoán người khác và hãy đơn sơ rao giảng lẽ thật của Lời Đức Chúa Trời cho mọi người.
Đối với người nào nghe giảng Lời của Đức Chúa Trời, những ai nghe giảng tin lành mà chưa có đáp ứng, có một lời cảnh cáo rất rõ ràng ở đây. Bất chấp tin lành là điều rất nguy hiểm, vì Satan sẽ không để cho hột giống tồn tại lâu dài và hột giống sẽ không được trồng vào tấm lòng của chúng ta một lần nữa đâu. Nếu quý vị đã nghe sứ điệp tin lành, nhận biết quý vị là hạng tội nhân cần tới ân sũng của Đức Chúa Trời, cần tới sự tha tội chỉ có trong Đấng Christ, mà chưa làm theo để nhận lãnh ơn ấy, quý vị đang lạm dụng ân điển của Đức Chúa Trời, đang trông mong cơ hội khác không bao giờ đến với quý vị một lần nữa đâu. Hãy tiếp nhận Ngài ngay hôm nay!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét