Thứ Ba, 18 tháng 5, 2010

Luca 9.18-26: "THẬP TỰ GIÁ VÀ CƠ ĐỐC GIÁO"



Phần giới thiệu
Cấu trúc của phân đoạn Kinh Thánh
Xuất xứ
Tuyên xưng Đấng Christ (9.18-20)
Thập tự giá của Đấng Christ (9.21-22)
Thập tự giá của các môn đồ (9.23-26)
Kết luận
BÀI 30
THẬP TỰ GIÁ VÀ CƠ ĐỐC GIÁO
(Luca 9.18-26)
Phần giới thiệu
Trên đại lộ chạy dài từ “California đến quần đảo New York” là Đại lộ chính của người Mỹ – đa số nhiều người dường như hoàn toàn chỉ biết lo cho bản thân mình mà thôi. Cách đây 150 năm, Alexis de Tocqueville đã từ Pháp đến viếng nước Mỹ, ông viết: “Mỗi con người đều có thói quen bận thưởng ngoạn một thứ rất nhỏ nhoi, đó là bản thân mình”. Trong một thế kỷ rưỡi nay có nhiều việc vẫn chưa cải thiện. Vì có nhiều điều thực tế khác nhau, lôi cuốn, thú vị và khó giải thích rất rõ ràng ở khắp mọi nơi, không một ai và không một vật gì ngắt quảng người ta ngay tức khắc ra khỏi sự bận bịu lo nghĩ về chính mình. Nước Mỹ đang ở trong nhu cần giải quyết vấn đề đó.
Theo Williams, một trong những nhân vật truyền giáo phi thường ở Ấn độ, và là một nhà lãnh đạo Hội truyền giáo, từng gặp gỡ các trưởng lão trong Hội thánh chúng tôi. Chúng tôi đã bàn luận về các lợi ích của sự thay đổi chéo những Cơ đốc nhân với nhau giữa thế giới Tây phương và thế giới Đông phương. Ông nói rằng sự thay đổi chéo như thế rất có lợi, vì thế giới Tây phương đã có nhiều đóng góp cho thế giới Đông phương để họ có thể nắm bắt được Kinh Thánh. Ông còn nói thêm rằng tin lành ở Đông phương đã có một đóng góp cho thế giới Tây phương. Cụ thể là, Williams nói rằng thế giới Tây phương biết rất ít về việc “vác lấy thập tự giá”, một việc mà người tín đồ ở phương Đông biết nhiều hơn.
Một người sẽ thấy rất khó tranh cãi về sự kiện nầy. Đúng như vậy, tôi nghĩ rằng ở Mỹ Hội thánh phải thấy thay đổi câu nói sau đây là cần thiết: “Hãy vác lấy thập tự giá của ngươi rồi đi theo Đấng Christ” thành “Hãy vác lấy LÝ TƯỞNG của ngươi mà đi theo Đấng Christ”, nếu chúng ta muốn mô tả sự việc đang tác động như thế nào! Ở Mỹ, bản ngã, tính tư lợi, lo cho mình trước, và tính ích kỷ, tự ái không được coi là một điều xấu, ngược lại với bản chất của Cơ đốc giáo. Giờ đây chúng đã rơi vào chỗ uỷ mị, được coi trọng hơn các mạng lệnh của Kinh Thánh kêu gọi hãy kính sợ Đức Chúa Trời và yêu kẻ lân cận như mình. Chúng ta thường được dạy dỗ từ toà giảng rằng chúng ta trước hết phải yêu bản thân mình đã, trước khi chúng ta có thể vừa kính sợ Đức Chúa Trời vừa yêu kẻ lân cận của chúng ta. Lời dạy của Chúa chúng ta, như đã thấy trong phân đoạn Kinh Thánh ở Luca chương 9, nói cho chúng ta biết là chúng ta đã sai lầm. Vác lấy thập tự giá không phải là một tư tưởng dễ chịu đâu, song đó là một tư tưởng rất cần thiết. Chúng ta hãy tự nhắc nhớ rằng Chúa Jêsus đang phán dạy mỗi một người chúng ta, và Ngài đang dạy cho chúng ta biết ở đây mọi điều mà mỗi môn đồ thật của Ngài phải lo làm. Chúng ta hãy lắng nghe Ngài cho kỹ càng.
Cấu trúc của phân đoạn Kinh Thánh
Phân đoạn nầy chia ra làm ba phần:
Tuyên xưng Đấng Christ – các câu 18-20
Đấng Christ và thập tự giá – các câu 21-22
Môn đồ của Đấng Christ và thập tự giá của họ – các câu 23-26
Xuất xứ
Vấn đề lai lịch của Chúa Jêsus không phải là mới trong tin lành của Luca. Đối với độc giả, lai lịch của Chúa Jêsus đã được đưa ra ngay phần đầu của quyển sách rồi. Chúng ta biết những lời nầy, khi thiên sứ phán với Mary:
“Nầy, ngươi sẽ chịu thai và sanh một con trai mà đặt tên là Jêsus. Con trai ấy sẽ nên tôn trọng, được xưng là Con của Đấng Rất Cao; và Chúa, là Đức Chúa Trời, sẽ ban cho Ngài ngôi Đa-vít là tổ phụ Ngài. Ngài sẽ trị vì đời đời nhà Gia-cốp, nước Ngài vô cùng” (Luca 1.31-33).
Chúng ta biết ngay từ đầu câu chuyện của Luca, rằng Jêsus là Con của Đức Chúa Trời, Đấng Mêsi thiêng liêng. Ngài được định cho sẽ cai trị Vương quốc của Đức Chúa Trời đã được hứa cho.
Giăng Báptít cũng biết rõ Chúa Jêsus là Đấng Mêsi, như chúng ta đã thấy từ phần giới thiệu của ông về Chúa Jêsus (đối chiếu Luca 3.1-6). Tương tự, Satan vốn biết rõ Chúa Jêsus là ai rồi, như chúng ta đã biết từ câu chuyện của Luca nói về sự cám dỗ của Chúa chúng ta trong đồng vắng. Toàn bộ sự cám dỗ của Chúa chúng ta đều được xác quyết trên sự kiện Chúa Jêsus là Đấng Mêsi (“Nếu ngươi là Con của Đức Chúa Trời…”, thí dụ Luca 4.3). Ma quỉ cũng biết như vậy. Chúng nói:
“Chúng tôi với Ngài có sự gì chăng? Ngài đến để diệt chúng tôi sao? Tôi biết Ngài là ai: là Đấng Thánh của Đức Chúa Trời!” (Luca 4.34).
“Ngài là Đấng Christ, Con Đức Chúa Trời!” (Luca 4.41).
Chúng vốn biết rõ Ngài là Đấng Christ (Luca 4.41).
Các nhà lãnh đạo đất nước Do thái, những thầy thông giáo, người Pharisi, cùng các thầy tế lễ, họ mau mắn đi đến kết luận Chúa Jêsus là ai! Đối với họ, Chúa Jêsus là kẻ lừa đảo, mạo danh, một Đấng Mêsi giả hiệu, là Đấng đã làm ra nhiều phép lạ nhờ vào quyền phép của Satan (Mác 3.22; đối chiếu Luca 6.11; 7.34). Họ đã quyết định rồi, rằng họ sẽ tiêu diệt Ngài (Mác 3.6; đối chiếu Luca 6.11).
Với dân Ysơraên nói chung, vấn đề lai lịch của Chúa Jêsus đã dậy lên rất nhanh chóng. Trong sứ điệp Luca đã ghi lại trước tiên về Chúa chúng ta, đã phân phát tại thành Naxarét, dân chúng ngay lập tức đã bàn bạc về gia thế của Chúa Jêsus:
“Ai nấy đều làm chứng về Ngài, lấy làm lạ về các lời đầy ơn lành từ miệng Ngài ra, và nói rằng: Có phải con Giô-sép chăng?” (Luca 4.22).
Dân chúng đã không mau mắn chiều theo quyết định của các cấp lãnh đạo của họ. Một số đã ngạc nhiên không biết Jêsus có phải là Đấng Mêsi hay không:
“Chúng lấy làm lạ, mà nói rằng: Có phải người đó là con cháu vua Đa-vít chăng?” (Mathiơ 12.23).
Tuy nhiên, có nhiều người nghĩ Ngài là một đại tiên tri:
“Ai nấy đều sợ hãi, và ngợi khen Đức Chúa Trời rằng: Có đấng tiên tri lớn đã dấy lên giữa chúng tôi, và Đức Chúa Trời đã thăm viếng dân Ngài” (Luca 7.16; đối chiếu Mathiơ 21.11, Giăng 6.14).
Chưa hề có sự nhất trí hoàn toàn về lai lịch của Chúa chúng ta, có thể thấy rõ điều nầy trong sách tin lành Giăng:
“Có mấy kẻ trong dân thành Giê-ru-sa-lem nói rằng: Đó có phải là người mà người ta tìm giết chăng? Kìa, người nói tự do, mà không ai nói chi người hết. Dễ thường các quan đã nhận thật người là Đấng Christ? Thế mà, chúng ta biết người nầy từ đâu lại; song khi Đấng Christ sẽ đến, thì không ai biết Ngài từ đâu đến. Bấy giờ, Đức Chúa Jêsus đang dạy trong đền thờ, thì kêu lên rằng: Các ngươi quen ta, các ngươi biết ta từ đâu lại! Ta đã đến chẳng phải tự ta, nhưng Đấng đã sai ta đến là thật, mà các ngươi không biết Ngài. Ta thì biết Ngài; vì ta từ Ngài đến, và Ngài là Đấng đã sai ta đến. Vậy, họ kiếm thế bắt Ngài; nhưng không ai tra tay trên Ngài, vì giờ Ngài chưa đến. Song trong vòng dân chúng nhiều kẻ tin Ngài, nói rằng: Khi Đấng Christ đến, sẽ có làm nhiều phép lạ hơn người nầy đã làm chăng? Trong đoàn dân có nhiều người nghe những lời đó, thì nói: Người nầy thật là đấng tiên tri. Người khác thì nói: Ấy là Đấng Christ. Người khác nữa lại nói: Đấng Christ há từ Ga-li-lê mà đến sao? Kinh Thánh há chẳng nói rằng Đấng Christ phải ra từ dòng dõi vua Đa-vít, làng Bết-lê-hem, là làng vua Đa-vít sao? Vậy, dân chúng cãi lẽ nhau về Ngài” (Giăng 7.25-31, 40-43).
Hầu hết đoàn dân đông đều tin Chúa Jêsus là một người nhơn đức, mặc dù có người, như các cấp lãnh đạo của họ, đã xem Ngài là một kẻ lừa đảo:
“Trong đám đông có tiếng xôn xao bàn về Ngài. Người thì nói: Ấy là một người lành; kẻ thì nói: Không phải; người phỉnh dỗ dân chúng!” (Giăng 7.12).
Các môn đồ cũng lấy làm lạ không biết Chúa Jêsus là ai. Khi Chúa Jêsus quở bão yên lặng, họ đã lấy làm lạ không biết Đấng đang ở trên thuyền với họ là ai:
“Môn đồ sợ hãi và bỡ ngỡ, nói với nhau rằng: Người nầy là ai, khiến đến gió và nước, mà cũng phải vâng lời người?” (Luca 8.25).
Bây giờ đã đến lúc mọi thắc mắc đó đều được giải đáp. Jêsus là ai? Giải đáp cho thắc mắc nầy là sự khác biệt giữa một môn đồ của Đức Chúa Jêsus Christ và một kẻ thù, đó là sự khác biệt giữa thiên đàng và địa ngục. Thì giờ đã đến cho các môn đồ phải tuyên bố ra lòng trung thành của họ đối với Chúa là Đấng Mêsi của họ.
Tuyên xưng Đấng Christ (9.18-20)
Từ các sách tin lành Mathiơ và Mác, chúng ta chỉ biết bối cảnh của lời tuyên xưng long trọng là ở đâu đó dọc con đường đi đến Caesarea Philippi [Xêraxê Philíp]. Luca thuật lại cho chúng ta biết Chúa Jêsus đã để thì giờ ra cầu nguyện riêng (9.18), và chính trong lúc cầu nguyện riêng nầy mà thắc mắc về lai lịch của Ngài đã được đề ra cho các môn đồ.
Người ta chỉ có thể phỏng đoán về vấn đề chính trong sự cầu nguyện riêng của Chúa chúng ta. thật là thú vị khi đấy là một “con ruồi đậu trên bức tường”, hay có lẽ “con thằn lằn bò trên hòn đá” ở nơi Chúa Jêsus đang cầu nguyện. Tôi dám đoán rằng chủ đề chính trong sự cầu nguyện của Chúa chúng ta sẽ là cái nắm bắt của các môn đồ về lai lịch của Ngài là Đấng Mêsi. Sau hết, chính Đức Chúa Cha là Đấng đã bày tỏ điều nầy ra với các môn đồ (Mathiơ 16.17). Thì giờ rất thích đáng cho thắc mắc ấy được giải đáp.
Sự tuyên xưng của đoàn dân đông
Chúa Jêsus không bắt đầu bằng cách hỏi ngay các môn đồ nghĩ Ngài là ai, mà đúng hơn là đoàn dân đông đã nghĩ Ngài là ai!?!
“Trong dân chúng, họ nói ta là ai?” (Luca 9.18).
Câu trả lời đã được nhiều môn đồ đưa ra, chớ không phải chỉ có Phierơ. Có lẽ có người đáp: “Giăng Báptít”, trong khi người khác nói: “Êli”, và người khác nữa: “một trong các tiên tri, đã sống lại từ kẻ chết”.
Những câu trả lời của các môn đồ trước nhận định của dân chúng quả đúng y như những kết quả của “Viện nghiên cứu Gallup” đã được báo cáo cho Hêrốt (đối chiếu Luca 9.8). Những câu trả lời nầy cho chúng ta biết một vài việc quan trọng:
(1) Cách suy nghĩ của dân chúng về lai lịch của Chúa Jêsus không có sự đồng nhất. Các nhận định khác nhau về sự kiện Ngài là ai!?! Chẳng có một điểm chung nào hết, không một ai có một phát hiện nào rõ rệt.
(2) Có sự nhất trí cho rằng Chúa Jêsus là một nhân vật “đến từ Đức Chúa Trời”. Hết thảy ba câu trả lời đều ám chỉ rằng Chúa Jêsus được người ta xem là một người lành, một người đến từ Đức Chúa Trời, và một người có quyền phép cao cả. Dường như Ngài được xem là có gắn bó với Nước Trời, người Do thái đã trông đợi Nước ấy với lòng hy vọng.
(3) Không có một bộ phận nào trong dân Ysơraên tin Jêsus là Đấng Mêsi của Ysơraên hết. Đây là phần quan sát thứ ba cung ứng cho chúng ta, tôi tin như thế, với phần căng thẳng của phân đoạn nầy. Sau lời làm chứng của Giăng Báptít, lời chứng của Chúa chúng ta (qua những câu nói, thí dụ như Luca 4.13-21, cùng những việc làm), và thậm chí của cả ma quỉ nữa, làm sao mà cả nước lại không nắm bắt được Jêsus là Đấng Mêsi, chớ không phải đấng tiên tri hay một người đến từ Đức Chúa Trời? Sao không có một người Do thái nào trong thời ấy chịu kết luận rằng Chúa Jêsus chính là Đấng Mêsi cơ chứ!
Giải đáp cho thắc mắc nầy là một trong những chìa khoá cho sự hiểu biết phân đoạn Kinh Thánh nầy. Chắc chắn là không có sự lãnh đạm hay thờ ơ về nước hầu đến đâu. Đã có sự thích thú to lớn và thái độ sốt sắng về vấn đề nầy. Giải đáp được thấy có trong Giăng chương 6, ở đây Giăng ghi lại đáp ứng của dân chúng trước phép lạ cho 5.000 người ăn. Quý vị sẽ nhớ lại lời tuyên xưng long trọng nối theo sau việc cho 5.000 người ăn và cho 4.000 người ăn (Mathiơ và Mác). Chính trong sách tin lành Giăng cho thấy đáp ứng của dân chúng trước phép lạ của Chúa Jêsus cho 5.000 người ăn đã được ghi lại, cùng với hành động sửa sai Chúa đã đưa ra:
“Những người đó thấy phép lạ Đức Chúa Jêsus đã làm, thì nói rằng: Người nầy thật là Đấng tiên tri phải đến thế gian. Bấy giờ Đức Chúa Jêsus biết chúng có ý đến ép Ngài để tôn làm vua, bèn lui ở một mình trên núi” (Giăng 6.14-15).
Phép lạ cho 5.000 người ăn của Chúa Jêsus đã kết quả trong cái được gọi là quá kích động. “Liệu họ có thể tìm gặp một đại biểu nào đó để gọi là Đấng Mêsi khác hơn Chúa Jêsus không? Liệu họ có mong muốn mọi việc khả quan hơn từ Đấng Mêsi không?” Dân chúng không kết luận rằng Đức Chúa Trời đã chỉ định tấn phong Ngài là Đấng Mêsi cho chính họ. Họ không nhìn thấy Đức Chúa Trời đã lập Ngài làm Vua, mà họ có ý định buộc Ngài phải làm Vua của họ.
Sự kích động như thế đã khiến cho Chúa Jêsus phải làm một vài việc. Thứ nhất, Ngài đã sai các môn đồ Ngài ra đi, để cho họ đừng có quá cuồng nhiệt như thế nầy (Mathiơ 14.22; Mác 6.45). Thứ hai, chính mình Ngài lui ra khỏi đám đông trong một lúc để cầu nguyện riêng (Giăng 6.15; đối chiếu Mathiơ 14.23; Mác 8.46). Thứ ba, Chúa Jêsus bắt đầu giới thiệu đề tài cái chết có tính cách hy sinh và thay thế của Ngài cho đoàn dân đông. Chúa Jêsus bắt đầu bằng cách giải thích động lực ích kỷ của đoàn dân đông trong việc mong muốn lập Ngài làm Vua của họ (Giăng 6.26). Kế đó Ngài tiếp tục phán về chính mình Ngài là “Bánh Hằng Sống”. Chúa Jêsus đã từng nói tới sự thương khó của Ngài, đoàn dân đông mau chóng mất đi thái độ muốn nhìn biết kết quả trong sự dạy của Chúa Jêsus:
“Từ lúc ấy, có nhiều môn đồ Ngài trở lui, không đi với Ngài nữa” (Giăng 6.66).
Sự thật cho thấy rằng câu trả lời của các môn đồ đối với câu hỏi của Chúa chúng ta Ngài có phải là Đấng Mêsi hay không thì chẳng có gì phải ngạc nhiên hết. Ấy không phải là chẳng hề có ai nghĩ tới vấn đề đó, nhưng Chúa Jêsus đã từng nói cho họ biết Ngài là loại Đấng Mêsi nào rồi, chẳng có ai muốn Ngài là Đấng Mêsi của họ hết. Họ có thể chấp nhận Ngài là một đấng tiên tri được Đức Chúa Trời sai đến, nhưng không phải là Đấng Mêsi của họ. Câu trả lời của các môn đồ tỏ ra tính hay thay đổi của dân chúng và về sự họ chấp nhận Chúa Jêsus. Nếu các môn đồ cần phải công bố Chúa Jêsus là Đấng Mêsi, họ sẽ làm như thế với một thiểu số rất ít, ở ngay thời điểm nầy. Thật là thú vị, không biết Chúa chúng ta có chọn một thời điểm như vậy, một thời điểm mà sự ưa chuộng của dân chúng đang xuống thấp, để hỏi các môn đồ Ngài về lai lịch của Ngài hay không nữa!?!
Lời tuyên xưng của Phierơ
Đã đề ra nền tảng bằng cách hỏi các môn đồ dân chúng nghĩ Ngài là ai, Chúa Jêsus giờ đây nhắm vào lời tuyên xưng cá nhân. Dân chúng đã nói nhiều rồi, Chúa Jêsus là ai đối với những người có sự quen biết mật thiết với Ngài!?!
“Ngài lại hỏi rằng: Còn về phần các ngươi thì nói ta là ai?” (Luca 9.20).
Phierơ, chưa lường trước được, giờ đây phát biểu. Có lẽ ông đã nói thay cho những người khác mặc dù chúng ta phải lấy làm lạ một khi ông nói thay cho Giuđa:
“Phi-e-rơ thưa rằng: Thầy là Đấng Christ của Đức Chúa Trời” (Luca 9.20).
Lời lẽ nầy của Phierơ, rất súc tích, gãy gọn cho chúng ta biết rằng Phierơ đã nhìn nhận Chúa Jêsus phải là Đấng của Đức Chúa Trời. Ngược lại với quan điểm của dân chúng, Phierơ đã xưng nhận với phương tiện mặc khải của Đức Chúa Cha (Mathiơ 16.17), để công nhận Chúa Jêsus là Đấng Mêsi mà Đức Chúa Trời đã sai đến.
Lời tuyên xưng của Phierơ thật là bất hũ. Đó là một bước ngoặc của các sách tin lành. Chúng ta hãy dành ra một phút để đưa ra vài điểm đáng lưu ý về lời tuyên xưng nầy:
(1) “Lời tuyên xưng long trọng” của Phierơ là một lằn ranh sự kiện. Chính tại điểm nầy mà mọi hàm ý đầy trọn về chức vụ của Chúa Jêsus bắt đầu được tỏ ra rất rõ ràng. Câu chuyện của Mathiơ nhấn mạnh điểm nầy:
“Từ đó, Đức Chúa Jêsus mới tỏ cho môn đồ biết rằng mình phải đi đến thành Giêrusalem, phải chịu tại đó nhiều sự khốn khổ bởi những người trưởng lão, thầy tế lễ cả, cùng thầy thông giáo, và phải bị giết, đến ngày thứ ba phải sống lại” (Mathiơ 16.21).
(2) “Lời tuyên xưng của Phierơ” không phải là câu nói học thuộc lòng đâu, mà là một lời tuyên xưng cá nhân về sự tin quyết của Phierơ đối với lai lịch của Chúa Jêsus. Lời tuyên xưng của Phierơ không phải là một lời nói bắt chước theo cách nói của Chúa Jêsus, đó là một câu trả lời cho câu hỏi mà Chúa Jêsus đã đưa ra.
(3) “Lời tuyên xưng của Phierơ” không phải long trọng như chúng ta nghĩ đâu. Đó là một lời tuyên xưng mới có một phần, chưa trọn vẹn, và thậm chí chưa dứt khoát về lai lịch của Chúa chúng ta.
Tôi muốn khai triển ở điểm thứ ba nầy, rằng lời tuyên xưng của Phierơ, về một phương diện, là một “lời tuyên xưng long trọng”, song ở các phương diện khác đây chỉ là một sự khởi đầu loạng choạng mà thôi. Điểm “long trọng” trong lời tuyên xưng của Phierơ: đó là một lời xưng nhận, một lời công bố ra lai lịch của Chúa Jêsus là Đấng Mêsi, trước bề mặt của sự Ngài bị cả thế gian nầy chối bỏ. Lời tuyên xưng của Phierơ đã cho thấy phần kết luận của hầu hết các sứ đồ, song lời tuyên xưng ấy lại hoàn toàn đi ngược lại với quan điểm mà dân chúng vừa mới tóm tắt. Lời tuyên xưng của Phierơ cũng được xem là “long trọng” ở phần hậu quả, ở mọi hàm ý của nó.
Thế nhưng khi xem xét cẩn thận, thì chưa hẳn long trọng lắm đâu. Câu nói không trình bày rõ phần long trọng nầy, song các phương diện cho thấy Phierơ đã công nhận Chúa Jêsus là Đấng Mêsi, chớ chưa công nhận là Đức Chúa Trời. Mệnh đề: “Đấng Christ của Đức Chúa Trời” (câu 20), tôi hiểu có ý nói tới Đấng Mêsi của Đức Chúa Trời, Đấng Mêsi mà Đức Chúa Trời đã sai đến, chớ không phải Đấng Mêsi chính Đấng ấy là Đức Chúa Trời. Phierơ về sau đạt tới mức nhìn biết Chúa Jêsus vừa là Đấng Mêsi vừa là Đức Chúa Trời, và ông đã dạn dĩ công bố ra điều nầy (đối chiếu Công vụ các sứ đồ 2.36), nhưng đây là một đấng cứu tinh con người mà Phierơ dường như phải xưng nhận ở đây thôi. Sự kiện nầy phù hợp với lòng trông mong của người Do thái trong thời của Phierơ. Xưng nhận Ngài là Đấng Mêsi là một việc, nhưng xưng nhận Ngài là Đức Chúa Trời là một việc hoàn toàn khác nữa.
Thứ hai, không những “đấng mêsi” của Phierơ không phải là Đức Chúa Trời, mà ông còn không dám chắc đấy là một đấng mêsi chịu thương khó. Chính trong câu chuyện của Mathiơ và Mác cho thấy phản ứng có tính bạo lực của Phierơ trước sự vạch trần sự chối bỏ, sự thương khó và sự chết Ngài sắp xảy ra đã được báo cáo lại. Chính những con người hết sức vui mừng nơi lai lịch của Ngài là Đấng Mêsi, họ đã từ chối khả năng Ngài sẽ là một Đấng Cứu Thế chịu thương khó. “Đấng Mêsi” của Phierơ vì cớ đó là một “đấng mêsi” bị xuyên tạc, bị bóp méo, một đấng mêsi của khát vọng và phấn khích của riêng ông.
Sau cùng, lời tuyên xưng của Phierơ là lời tuyên xưng bị nghi ngờ và bị chối bỏ. Chúng ta phải nhớ rằng Phierơ, là người đã thốt ra lời tuyên xưng long trọng nầy, cũng chính là người đưa ra “lời chối bỏ cũng rất long trọng” không kém khi bị nhận dạng với Đấng Christ sau khi Ngài bị bắt. Lời tuyên xưng của ông đổi thành nghi ngờ. Và chúng ta thấy đấy, điều nầy cũng rất thực đối với nhiều người khác trong vòng các môn đệ của Chúa Jêsus. Khi Chúa Jêsus, không ai nhìn ra, đã hiệp với hai môn đồ trên đường về làng Emmaút, đã hỏi han họ về những việc khiến cho họ phải đau buồn, chúng ta thấy Luca đã ghi lại cuộc trò chuyện nầy:
“Ngài hỏi rằng: Việc gì vậy? Họ trả lời rằng: Ấy là việc đã xảy ra cho Jêsus Na-xa-rét, một đấng tiên tri, có quyền phép trong việc làm và trong lời nói, trước mặt Đức Chúa Trời và cả chúng dân” (Luca 24.19).
Sau khi Ngài bị bắt và bị đóng đinh trên thập tự giá, phần đánh giá của các môn đồ nầy về Chúa Jêsus vốn không có gì khác, chẳng có gì long trọng hơn nhận dịnh của dân chúng cả. Ngài chỉ là một đấng tiên tri mà thôi.
Thập tự giá của Đấng Christ (9.21-22)
Phản ứng của Chúa Jêsus trước “lời tuyên xưng long trọng’ của Phierơ đã khiến cho các môn đồ càng phải cẩn thận hơn. Chúa Jêsus đã nói ra hai việc đã làm cho họ phải bối rối. Thứ nhất, Chúa Jêsus đã truyền cho các môn đồ Ngài không được nói với ai mọi điều mà họ đã kết luận, và những gì Ngài đã khẳng định, rằng Ngài là Đấng Mêsi. Chúa Jêsus đã “nghiêm cấm” họ về điều nầy “câu 21). Ngài vốn biết rõ họ sẽ bị cám dỗ mà nói cho mọi người biết sự thật. Khi sai 70 môn đồ ra đi, Chúa Jêsus bảo đảm như vậy:
“Kế đó, Chúa chọn bảy mươi môn đồ khác, sai từng đôi đi trước Ngài, đến các thành các chỗ mà chính Ngài sẽ đi” (Luca 10.1).
Chữ “khác” chỉ cho chúng ta thấy rằng 70 người đi từng đôi không kể 12 môn đồ. Và một ít ngạc nhiên. Nếu 12 môn đồ đã ra đi, công bố sứ điệp nói đến Nước Trời, quý vị có nghĩ họ sẽ kháng cự cơn cám dỗ phải nói ra điều kín nhiệm mà họ đã vừa học biết không? Vì thế Chúa Jêsus đã giữ 12 môn đồ ở lại với Ngài, rồi sai những người kia ra đi, là những người không biết họ đã làm việc gì.
Lý do cho mạng lệnh nghe thật kỳ cục nầy được thấy rõ trong câu nói thứ hai của Chúa chúng ta. Là Đấng Mêsi của Đức Chúa Trời, Ngài phải bị các nhà lãnh đạo xứ sở chống đối, bị đóng đinh trên thập tự giá, và rồi đã sống lại từ kẻ chết sau ba ngày (câu 22). Nếu các môn đồ biết rõ lai lịch của Chúa Jêsus, điều nầy sẽ ngăn trở sự Ngài bị chối bỏ và Ngài sẽ không thể bị đóng đinh trên cây thập tự, là những việc sẽ diễn ra. Đây là chỗ cần thiết cho lời tiên tri, và các tiên tri trong Cựu ước đã nói trước về sự thương khó và sự chết có tính cách hy sinh của Ngài (Êsai 52-53). Đây là chỗ cần thiết về mặt thần học, vì tội lỗi của thế gian cần phải được chuộc lấy. Đúng y như Phierơ đã tìm cách ngăn trở không để cho Chúa bị bắt, bằng cách rút gươm ra rồi sử dụng nó (Giăng 18.10-11), vì thế dân chúng sẽ bị cám dỗ mà nổi loạn. Các tin tức nói tới lai lịch của Chúa Jêsus chỉ được lan rộng sau khi Ngài chịu chết, chịu chôn và đã sống lại từ kẻ chết.
Chúa Jêsus đã nói trước sự thật rồi, có một số việc đã được bày tỏ ra cho các môn đồ theo cách riêng tạm thời bị che giấu đối với những người khác, nhưng chỉ trong một thời gian thôi:
“Không ai đã thắp đèn tại lấy thùng úp lại, hay là để dưới giường; nhưng để trên chân đèn, hầu cho ai vào nhà đều thấy sáng. Thật không có điều gì kín mà không phải lộ ra, không có điều gì giấu mà chẳng bị biết và tỏ ra” (Luca 8.16-17).
Lai lịch của Chúa Jêsus là Đấng Mêsi bị chối bỏ, bị đóng đinh trên thập tự giá, và đã sống lại đã được công bố cách dạn dĩ bởi các sứ đồ sau khi Ngài chịu chết và đã sống lại. Một trường hợp công bố của sứ đồ Phierơ:
“Vậy, cả nhà Y-sơ-ra-ên khá biết chắc rằng Đức Chúa Trời đã tôn Jêsus nầy, mà các ngươi đã đóng đinh trên thập tự giá, làm Chúa và Đấng Christ” (Công vụ các sứ đồ 2.36).
Sự chối bỏ, và sự đóng đinh trên thập tự giá của Chúa Jêsus bởi các nhà lãnh đạo Ysơraên (Luca 9.22) có quan hệ rất nhiều tới sự dân chúng chối bỏ Chúa Jêsus là Đấng Mêsi của Đức Chúa Trời (Luca 9.18-19). Cấp lãnh đạo của Ysơraên e sợ dân chúng, và không dám bày tỏ ra chương trình của họ lâu nay muốn giết Ngài cho tới chừng họ nhận ra rằng sự được lòng dân của Chúa Jêsus đã không còn bao nhiêu nữa:
“Hằng ngày Ngài giảng dạy trong đền thờ. Các thầy tế lễ cả, các thầy thông giáo, cùng người tôn trưởng trong dân tìm phương giết Ngài; nhưng họ không biết dùng chước chi, vì dân sự đều chăm chỉ mà nghe Ngài nói” (Luca 19.47-48).
“Các thầy tế lễ cả cùng các thầy thông giáo tìm phương đặng giết Đức Chúa Jêsus; vì họ sợ dân” (Luca 22.2).
Lời tuyên xưng của Phierơ Jêsus là Đấng Christ là dịp cho Chúa Jêsus bắt đầu giảng sơ về sự Ngài sắp bị chối bỏ và chịu chết. Đây không phải là việc mà Phierơ và nhiều người khác muốn nghe đâu, song đấy chính là chương trình và mục đích của Đức Chúa Trời. Đó là các phương tiện cho mọi lời hứa của Đức Chúa Trời về sự cứu rỗi đều được ứng nghiệm.
Các đặc điểm thập tự giá của Chúa chúng ta
Trước khi chúng ta bước sang “thập tự giá” mà các môn đồ của Đấng Christ phải vác lấy, chúng ta hãy tóm tắt ngắn gọn các đặc điểm thập tự giá của Đấng Christ, vì thập tự giá của Chúa và thập tự giá của môn đồ có quan hệ với nhau rất nhiều.
1. Thập tự giá của Đấng Christ có sự uỷ nhiệm. Đấng Christ phải chịu thương khó và chịu chết.
2. Thập tự giá của Đấng Christ là cây thập tự bằng gỗ, là công cụ cho sự chết Ngài. Chúa chúng ta đã phán về sự thật Ngài phải chịu khổ rất “nhiều việc”, cho thấy có nhiều việc phải lo liệu hơn là chỉ có thập tự giá bằng gỗ kia. Thí dụ, Ngài phải gánh chịu sự chối bỏ của dân sự Ngài và các nhà lãnh đạo của họ. Dĩ nhiên, điều nầy vốn dĩ mở đầu và cần thiết cho sự đóng đinh Ngài trên thập tự giá. Trong sách Hêbơrơ (2.18; 5.7-10; 10.5-9), Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng “sự thương khó” của Chúa chúng ta còn rộng lớn hơn. Về sau trong Luca chương 9 chúng ta có thể thấy một loại thương khó nằm trong “tiếng thở dài” của Chúa chúng ta do sự chậm hiểu về mặt thuộc linh của thế hệ đó (Luca 9.41), điều nầy ám chỉ rằng sự kenosis và sự hoá thân thành nhục thể của Cứu Chúa chắc chắc là một hình thức của sự chịu khổ. Há chẳng phải là thương khó sao khi phải rời bỏ các thực tại vinh hiển rồi đến sống giữa vòng loài người tội lỗi, đa phần trong số họ đều đã chối bỏ quý vị, và thậm chí có rất ít người chịu tiếp nhận quý vị lại có quan điểm xuyên tạc, méo mó về quý vị! Sau cùng, Chúa phải chịu khổ không những là sự chối bỏ của con người, và chịu chết trên thập tự giá kia, với mọi đau đớn về phần xác, mà Ngài còn phải gánh chịu sự xa cách đối với Đức Chúa Trời khi phải mang lấy tội lỗi của thế gian. Phạm vi sự thương khó của Ngài vượt quá khả năng nắm bắt của con người. Trong khi thập tự giá của môn đồ chẳng có gì là dễ chịu hết, sự đau khổ của nó không thể đem sánh với nỗi thương khó của thập tự giá của Chúa chúng ta.
Thập tự giá của các môn đồ (9.23-26)
Các khác biệt giữa sự đánh giá của môn đồ và đánh giá của dân chúng cùng các nhà lãnh đạo xứ sở về lai lịch của Đấng Christ đang cảnh báo sự rắc rối. Khi quan điểm của dân chúng nhìn về Chúa Jêsus rơi xuống một cấp độ thật thấp, mọi chương trình của các cấp lãnh đạo muốn giết chết Đấng Christ sẽ là điều khả thi. Khi dân chúng và các cấp lãnh đạo nhận định về Chúa Jêsus hoàn toàn khác biệt với nhận định của các môn đồ, không những sẽ có một thập tự giá cho Đấng Christ thôi đâu, mà còn cho những người cùng đi với Ngài nữa. Đấy là lý do tại sao Chúa Jêsus hiện đang cảnh báo cho họ. Sau khi đã nói cho các môn đồ biết về thập tự giá của Ngài, ngay lập tức Ngài tiếp tục nói cho họ biết rằng cũng sẽ có một thập tự giá nữa, nếu họ chịu theo Ngài.
Thập tự giá của môn đồ có một số đặc điểm rất thú vị đối với người nào có ý định bước theo Đấng Christ trong vai trò làm môn đồ của Ngài. Chúng ta hãy xét qua một vài đặc điểm thập tự giá của môn đồ.
(1) Thập tự giá của môn đồ có quan hệ trực tiếp với thập tự giá của Đấng Christ. Sự chối bỏ và chịu khổ của các môn đồ Đấng Christ là hậu quả của việc họ bước theo Ngài. Chính vì sự lựa chọn đi theo Đấng Christ mà các môn đồ Ngài mới có một thập tự giá phải vác lấy.
“Hãy coi chừng người ta; vì họ sẽ nộp các ngươi trước tòa án, đánh đòn các ngươi trong nhà hội; lại vì cớ ta mà các ngươi sẽ bị giải đến trước mặt các quan tổng đốc và các vua, để làm chứng trước mặt họ và các dân ngoại. Song khi họ sẽ đem nộp các ngươi, thì chớ lo về cách nói làm sao, hoặc nói lời gì; vì những lời đáng nói sẽ chỉ cho các ngươi chính trong giờ đó. Ấy chẳng phải tự các ngươi nói đâu, song là Thánh-Linh của Cha các ngươi sẽ từ trong lòng các ngươi nói ra. Anh sẽ nộp em cho bị giết, cha sẽ nộp con cho bị giết, con cái sẽ dấy lên nghịch cùng cha mẹ mà làm cho người phải chết đi. Các ngươi lại sẽ bị thiên hạ ghen ghét vì danh ta; song ai bền lòng cho đến cuối cùng, thì sẽ được rỗi. Khi nào người ta bắt bớ các ngươi trong thành nầy, thì hãy trốn qua thành kia; vì ta nói thật, các ngươi đi chưa khắp các thành dân Y-sơ-ra-ên thì Con người đã đến rồi. Môn đồ không hơn thầy, tôi tớ không hơn chủ. Môn đồ được như thầy, tôi tớ được như chủ, thì cũng đủ rồi. Nếu người ta đã gọi chủ nhà là Bê-ên-xê-bun, phương chi là người nhà! Vậy, các ngươi đừng sợ; vì chẳng có việc gì giấu mà chẳng phải bày ra, cũng chẳng có việc gì kín nhiệm mà sau sẽ chẳng biết. Cho nên lời ta phán cùng các ngươi trong nơi tối tăm, hãy nói ra nơi sáng láng; và lời các ngươi nghe kề lỗ tai, hãy giảng ra trên mái nhà. Đừng sợ kẻ giết thân thể mà không giết được linh hồn; nhưng thà sợ Đấng làm cho mất được linh hồn và thân thể trong địa ngục. Hai con chim sẻ há chẳng từng bị bán một đồng tiền sao? Và ví không theo ý muốn Cha các ngươi, thì chẳng hề một con nào rơi xuống đất. Tóc trên đầu các ngươi cũng đã đếm hết rồi. Vậy, đừng sợ chi hết, vì các ngươi quí trọng hơn nhiều con chim sẻ. Bởi đó, ai xưng ta ra trước mặt thiên hạ, thì ta cũng sẽ xưng họ trước mặt Cha ta ở trên trời; còn ai chối ta trước mặt thiên hạ, thì ta cũng sẽ chối họ trước mặt Cha ta ở trên trời. Chớ tưởng rằng ta đến để đem sự bình an cho thế gian; ta đến, không phải đem sự bình an, mà là đem gươm giáo. Ta đến để phân rẽ con trai với cha, con gái với mẹ, dâu với bà gia; và người ta sẽ có kẻ thù nghịch, là người nhà mình. Ai yêu cha mẹ hơn ta thì không đáng cho ta; ai yêu con trai hay là con gái hơn ta thì cũng không đáng cho ta; ai không vác cây thập tự mình mà theo ta, thì cũng chẳng đáng cho ta. Ai gìn giữ sự sống mình, thì sẽ mất; còn ai vì cớ ta mất sự sống mình, thì sẽ tìm lại được. Ai rước các ngươi, tức là rước ta; ai rước ta, tức là rước Đấng đã sai ta. Ai rước một đấng tiên tri vì là tiên tri, thì sẽ lãnh phần thưởng của đấng tiên tri; ai rước một người công chính vì là công chính, thì sẽ lãnh phần thưởng của người công chính. Ai sẽ cho một người trong bọn nhỏ nầy chỉ uống một chén nước lạnh, vì người nhỏ đó là môn đồ ta, quả thật, ta nói cùng các ngươi, kẻ ấy sẽ chẳng mất phần thưởng của mình đâu” (Mathiơ 10.17-42).
“Bấy giờ, anh sẽ nộp em cho phải chết, cha sẽ nộp con; con cái sẽ dấy lên nghịch cùng cha mẹ mình mà làm cho phải chết” (Mác 13.12).
Vì Đấng Christ bị người ta chối bỏ và phải gánh chịu thập tự giá, cũng một thể ấy cho hầu hết 12 môn đồ và nhiều người khác trong thế hệ đó, gồm những người chịu tin theo Đấng Christ và bước theo Ngài:
“Bấy giờ, người ta sẽ nộp các ngươi trong sự hoạn nạn và giết đi; các ngươi sẽ bị mọi dân ghen ghét vì danh ta” (Mathiơ 24.9).
“Vua dùng gươm giết Gia-cơ là anh của Giăng” (Công vụ các sứ đồ 12.2).
“Nhưng người trả lời rằng: Anh em làm chi mà khóc lóc cho nao lòng tôi? Vì phần tôi sẵn lòng chẳng những để bị trói thôi, lại cũng sẵn lòng vì danh Đức Chúa Jêsus chịu chết tại thành Giê-ru-sa-lem nữa” (Công vụ các sứ đồ 21.13).
“Thật tôi đã làm sự nầy tại thành Giê-ru-sa-lem: sau khi đã chịu quyền của các thầy tế lễ cả, thì tôi bỏ tù nhiều người thánh; và lúc họ giết các người đó, tôi cũng đồng một ý” (Công vụ các sứ đồ 26.10).
(2) Thập tự giá của môn đồ còn dẫn tới nhiều điều hơn là chỉ có sự bắt bớ, và cả sự tuận đạo nữa – nó dẫn tới cái chết cho sự ngoan cố, tư lợi, và thái độ chỉ nhắm vào bản thân mình. Trong lời lẽ của Đấng Christ, có chỉ ra việc tự chối bỏ mình (Luca 9.23). “Con đường thập tự giá” là con đường chết cho mọi sở thích của chúng ta. Giống như Chúa chúng ta gạt qua một bên sự vinh hiển cùng mọi đặc quyền của Ngài là Đức Chúa Trời để đến với trần gian và “vác lấy thập tự giá của Ngài”, cũng một thể ấy các môn đồ của Đấng Christ phải tương tự vác lấy thập tự giá (đối chiếu Philíp 2.1-8). Thập tự giá có nghĩa là chúng ta cũng phải “kết án tử hình” bổn tánh cũ cùng mọi kiểu cách của lối sống ấy:
“Chẳng hề như vậy! Chúng ta đã chết về tội lỗi, lẽ nào còn sống trong tội lỗi nữa? Hay là, anh em chẳng biết rằng chúng ta thảy đều đã chịu phép báp-têm trong Đức Chúa Jêsus Christ, tức là chịu phép báp-têm trong sự chết Ngài sao? Vậy chúng ta đã bị chôn với Ngài bởi phép báp-têm trong sự chết Ngài, hầu cho Đấng Christ nhờ vinh hiển của Cha được từ kẻ chết sống lại thể nào, thì chúng ta cũng sống trong đời mới thể ấy. Vì nếu chúng ta làm một cùng Ngài bởi sự chết giống như sự chết của Ngài, thì chúng ta cũng sẽ làm một cùng Ngài bởi sự sống lại giống nhau: vì biết rõ rằng người cũ của chúng ta đã bị đóng đinh trên thập tự giá với Ngài, hầu cho thân thể của tội lỗi bị tiêu diệt đi, và chúng ta không phục dưới tội lỗi nữa. Vì ai đã chết thì được thoát khỏi tội lỗi. Vả, nếu chúng ta đã cùng chết với Đấng Christ, thì chúng ta tin rằng mình cũng sẽ cùng sống với Ngài” (Rôma 6.2-8).
“Vậy hãy làm chết các chi thể của anh em ở nơi hạ giới, tức là tà dâm, ô uế, tình dục, ham muốn xấu xa, tham lam, tham lam chẳng khác gì thờ hình tượng” (Côlôse 3.5).
“Bởi đó chúng ta nhận biết lòng yêu thương, ấy là Chúa đã vì chúng ta bỏ sự sống; chúng ta cũng nên bỏ sự sống vì anh em mình vậy” (I Giăng 3.16).
(3) Các môn đồ có một thập tự giá cần phải vác lấy mỗi ngày – đó là con đường nhìn xem sự sống và sống theo nó.
“Hỡi anh em, tôi chết hằng ngày, thật cũng như anh em là sự vinh hiển cho tôi trong Đức Chúa Jêsus Christ, là Chúa chúng ta” (I Côrinhtô 15.31).
“Vậy, hỡi anh em, tôi lấy sự thương xót của Đức Chúa Trời khuyên anh em dâng thân thể mình làm của lễ sống và thánh, đẹp lòng Đức Chúa Trời, ấy là sự thờ phượng phải lẽ của anh em. Đừng làm theo đời nầy, nhưng hãy biến hóa bởi sự đổi mới của tâm thần mình, để thử cho biết ý muốn tốt lành, đẹp lòng và trọn vẹn của Đức Chúa Trời là thể nào” (Rôma 12.1-2).
“Thật thế, nếu anh em sống theo xác thịt thì phải chết; song nếu nhờ Thánh Linh, làm cho chết các việc của thân thể, thì anh em sẽ sống” (Rôma 8.13).
“Tôi đã bị đóng đinh vào thập tự giá với Đấng Christ, mà tôi sống, không phải là tôi sống nữa, nhưng Đấng Christ sống trong tôi; nay tôi còn sống trong xác thịt, ấy là tôi sống trong đức tin của Con Đức Chúa Trời, là Đấng đã yêu tôi, và đã phó chính mình Ngài vì tôi” (Galati 2.20).
(4) Việc vác lấy thập tự giá của môn đồ, giống như Chúa vác lấy thập tự giá của Ngài, đều dựa theo một nguyên tắc mà Chúa chúng ta đã nói ra: ai muốn cứu sự sống mình thì sẽ mất, còn ai vì cớ Đấng Christ mất sự sống, thì sẽ cứu.
“Vì ai muốn cứu sự sống mình thì sẽ mất, còn ai vì cớ ta mất sự sống, thì sẽ cứu” (Luca 9.24).
Cũng chính nguyên tắc nầy làm nền cho cách thể hiện lối sống Cơ đốc:
“Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, nếu hột giống lúa mì kia, chẳng chết sau khi gieo xuống đất, thì cứ ở một mình; nhưng nếu chết đi, thì kết quả được nhiều” (Giăng 12.24).
“Hỡi kẻ dại kia, vật gì ngươi gieo, nếu không chết đi trước đã, thì không sống lại được” (I Côrinhtô 15.36).
“Bởi vì, dầu Ngài nhân sự yếu đuối đã bị đóng đinh vào thập tự giá, nhưng Ngài sống bởi quyền phép Đức Chúa Trời; chúng tôi cũng vậy, dầu là yếu đuối trong Ngài, nhưng nhờ quyền phép Đức Chúa Trời thì cũng sẽ sống với Ngài, đặng làm việc giữa anh em” (II Côrinhtô 13.4).
(5) Thập tự giá, vì nó là công cụ cho sự thương khó và sự chết, rất ghê tởm đối với mọi người, và nhơn đó chúng ta sẽ không chấp nhận nó nếu không có một sự kêu gọi và sự mặc lấy quyền phép.
Chúa Jêsus đã chúc phước cho Phierơ vì lời tuyên xưng của ông rằng Chúa Jêsus là Đấng Mêsi của Đức Chúa Trời, là Đấng Christ của Đức Chúa Trời. Ngài báo cho ông biết rằng huyết và thịt không tỏ ra lẽ thật nầy, mà là Đức Chúa Cha. Họ đã từng hiểu rõ bản chất địa vị Mêsi của Ngài rồi, họ vẫn chối Ngài. Không phải là Đấng Mêsi. Họ vẫn cứ xem Ngài là một đấng tiên tri, không phải là Đấng Mêsi, vì họ không muốn theo một Đấng Mêsi chịu thương khó. Họ [chúng ta] không muốn theo đuổi con đường đau khổ, mà đúng hơn, theo đuổi con đường bình an, thịnh vượng, vinh hiển. Còn Chúa chúng ta đã tỏ ra con đường đến với mão triều thiên thì phải qua thập tự giá, cả cho Ngài và cho những ai chịu theo Ngài nữa.
Con người tự nhiên chối bỏ sự chịu khổ và sự chết là con đường tìm gặp sự sống, và vì thế tin lành sẽ luôn là dại dột cho người không tin. Sứ điệp của tin lành là sứ điệp nói về thập tự giá, một thập tự giá mà con người không muốn nghe hay chấp nhận, và đó là tin lành duy nhất, tin lành mà Phaolô cùng mọi sứ đồ đã rao giảng:
“Thật vậy, Đấng Christ đã sai tôi, chẳng phải để làm phép báp-tem đâu, nhưng để rao giảng Tin Lành, và chẳng dùng sự khôn khéo mà giảng, kẻo thập tự giá của Đấng Christ ra vô ích. Bởi vì lời giảng về thập tự giá, thì những người hư mất cho là điên dại; song về phần chúng ta, là kẻ được cứu chuộc, thì cho là quyền phép của Đức Chúa Trời. Cũng có lời chép rằng: Ta sẽ hủy phá sự khôn ngoan của người khôn ngoan, Tiêu trừ sự thạo biết của người thạo biết. Người khôn ngoan ở đâu? Thầy thông giáo ở đâu? Người biện luận đời nay ở đâu? Có phải Đức Chúa Trời đã làm cho sự khôn ngoan của thế gian ra dồ dại không? Vì, tại thế gian cậy sự khôn ngoan mình, chẳng nhờ sự khôn ngoan Đức Chúa Trời mà nhận biết Đức Chúa Trời, nên Ngài đành lòng dùng sự giảng dồ dại của chúng ta mà cứu rỗi những người tin cậy. Vả, đương khi người Giu-đa đòi phép lạ, người Gờ-réc tìm sự khôn ngoan, thì chúng ta giảng Đấng Christ bị đóng đinh trên cây thập tự, là sự người Giu-đa lấy làm gương xấu, dân ngoại cho là dồ dại; song le, về những người được gọi, bất luận người Giu-đa hay người Gờ-réc, thì Đấng Christ là quyền phép của Đức Chúa Trời và sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời. Bởi vì sự dồ dại của Đức Chúa Trời là khôn sáng hơn người ta, và sự yếu đuối của Đức Chúa Trời là mạnh hơn người ta” (I Côrinhtô 1.17-25).
Thập tự giá là một sứ điệp không thể bị “tiếp thị” hay “buôn bán”, vì thập tự giá không có sự hấp dẫn cho con người. Muốn tin lành được đem ra “buôn bán”, được đem rao bán với kỹ thuật quảng cáo của Đại lộ Madison, trước tiên chúng ta phải thay đổi bản thân của tin lành. Và có nhiều người đã làm như thế. Thay vì chúng ta rao giảng với sự đơn sơ, tội lỗi của con người, sự công bình của Đấng Christ, và sự cứu rỗi qua thập tự giá của Đấng Christ, chúng ta lo giảng sự bình an và sự thịnh vượng, hạnh phúc và sự thoả mãn, và chúng ta giảng như thế bằng cách thu nhỏ lại sự dại dột của thập tự giá. Khi làm như thế, chúng ta đã đánh mất quyền phép của tin lành.
Sứ điệp nói tới thập tự giá không thể và sẽ không được người ta chấp nhận nếu không có sự lôi kéo của Đức Chúa Cha qua Đức Thánh Linh, đúng theo những gì Kinh Thánh dạy dỗ, và chức vụ của Đức Thánh Linh là những gì Chúa chúng ta đã hứa:
“Ví bằng Cha, là Đấng sai ta, không kéo đến, thì chẳng có ai được đến cùng ta, và ta sẽ làm cho người đó sống lại nơi ngày sau rốt” (Giăng 6.44).
“Vả, người có tánh xác thịt không nhận được những sự thuộc về Thánh Linh của Đức Chúa Trời; bởi chưng người đó coi sự ấy như là sự dồ dại, và không có thể hiểu được, vì phải xem xét cách thiêng liêng” (I Côrinhtô 2.14).
“Khi Ngài đến thì sẽ khiến thế gian tự cáo về tội lỗi, về sự công bình và về sự phán xét. Về tội lỗi, vì họ không tin ta; về sự công bình, vì ta đi đến cùng Cha, và các ngươi chẳng thấy ta nữa; về sự phán xét, vì vua chúa thế gian nầy đã bị đoán xét” (Giăng 16.8-11).
Giáo sư giả chối bỏ thập tự giá, vì họ biết thập tự giá chẳng có gì hấp dẫn con người hết. Họ cũng không muốn gánh chịu sự quở trách của thập tự giá cho chính họ. Thay vì thế, họ đã giảng ra một tin lành khác, một tin lành không có thập tự giá:
“Hết thảy những kẻ muốn cho mình đẹp lòng người theo phần xác, ép anh em chịu cắt bì, hầu cho họ khỏi vì thập tự giá của Đấng Christ mà bị bắt bớ đó thôi. Vì chính những kẻ đó đã chịu cắt bì, không vâng giữ luật pháp đâu, nhưng họ muốn anh em chịu cắt bì, hầu để khoe mình trong phần xác của anh em. Còn như tôi, tôi hẳn chẳng khoe mình, trừ ra khoe về thập tự giá của Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, bởi thập tự giá ấy, thế gian đối với tôi đã bị đóng đinh, và tôi đối với thế gian cũng vậy!” (Galati 6.12-14).
Kết luận
Phân đoạn Kinh Thánh nầy có nhiều điểm liên quan và ứng dụng cho những người nam và người nữ đương thời. Thứ nhất, nó nhắc cho chúng ta nhớ đến sự kiện thắc mắc mà Chúa chúng ta đưa ra hỏi các môn đồ là thắc mắc quan trọng nhất mà bất kỳ một người nam người nữ nào cũng phải trả lời. Các khác biệt giữa sự cứu rỗi và sự phán xét, giữa thiên đàng và địa ngục đã được gói ghém trong câu trả lời cho câu hỏi: “Jêsus là ai?” Câu trả lời chính xác: Ngài là Con của Đức Chúa Trời, Đấng Mêsi của Đức Chúa Trời, và là Cứu Chúa đã chịu chết trên thập tự giá ở đồi Gôgôtha, trong chỗ của tôi. Dù muốn dù không, mỗi người sẽ phải công nhận Chúa Jêsus là Đấng Mêsi của Đức Chúa Trời, Cứu Chúa của thế gian. Trả lời theo cách nầy ngay bây giờ thì có sự sống đời đời. Chờ đợi cho tới chừng muộn màng là một việc khác biệt lắm đấy. Một ngày nào đó, từng người chối bỏ Jêsus là Đấng Christ sẽ phải công nhận tội lỗi của họ, song khi ấy lại quá trễ cho sự họ được cứu:
“Cũng vì đó nên Đức Chúa Trời đã đem Ngài lên rất cao, và ban cho Ngài danh trên hết mọi danh, hầu cho nghe đến danh Đức Chúa Jêsus, mọi đầu gối trên trời, dưới đất, bên dưới đất, thảy đều quì xuống, và mọi lưỡi thảy đều xưng Jêsus Christ là Chúa, mà tôn vinh Đức Chúa Trời, là Đức Chúa Cha” (Philíp 2.9-11).
Đây là những gì từng con người sống phải lo làm, họ đã chối bỏ Chúa Jêsus là Đấng Christ của Đức Chúa Trời trước khi Ngài đến trị vì trên đất. Nhưng các tin tức tốt lành của tin lành: ấy là con người nên xưng nhận Ngài là Đấng Christ của Đức Chúa Trời ngay hôm nay và được cứu ra khỏi tội lỗi của họ:
“Vậy nếu miệng ngươi xưng Đức Chúa Jêsus ra và lòng ngươi tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại, thì ngươi sẽ được cứu; vì tin bởi trong lòng mà được sự công bình, còn bởi miệng làm chứng mà được sự cứu rỗi. Vả, Kinh-Thánh nói rằng: Kẻ nào tin Ngài sẽ chẳng bị hổ thẹn” (Rôma 10.9-11).
Giống như câu hỏi nầy mới là một vấn đề của cá nhân mà thôi, mỗi người phải lo mà trả lời, cũng một thể ấy cho hôm nay. Thành thật mà nói, quan điểm của dân chúng sẽ không bao giờ tiệp với quan điểm của Chúa Jêsus. Quý vị phải đứng riêng ra với đoàn dân đông, là những người đang chối bỏ Đấng Christ, và khi làm như thế quý vị sẽ tìm gặp một thập tự giá của riêng mình mà mang lấy, nhưng đấy là phương thức cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Tôi muốn hỏi quý vị ngay bây giờ, giống như Chúa Jêsus đã hỏi các môn đồ của Ngài vậy:
“Còn quý vị, quý vị nói Chúa Jêsus là ai?”
Ai trong chúng ta đã được cứu, ai đã xưng nhận Chúa Jêsus là ơn cứu rỗi của Đức Chúa Trời, phải nhìn nhận rằng có một thập tự giá phải vác lấy nếu chúng ta muốn theo Ngài. Giống như đoàn dân đông đã chối bỏ Chúa Jêsus và kêu gào phải đóng đinh Ngài lên cây thập tự, cũng một thể ấy họ sẽ chối bỏ chúng ta. Đây là một phần của thập tự giá mà chúng ta phải vác lấy, mỗi ngày. Rồi khi chúng ta chia sẻ đức tin với người khác, chúng ta phải chia sẻ với sự đơn sơ, với sự trong sáng dễ hiểu, với sự kính sợ, và Thánh Linh Ngài có thể khiến cho người ta công nhận Jêsus là Cứu Chúa duy nhất của Đức Chúa Trời, thập tự giá và mọi sự. Vì chính thập tự giá ở đồi Gôgôtha mới là phương tiện duy nhất để cho Đức Chúa Trời cứu rỗi nhân loại.
Tôi lấy làm buồn vì cớ những người bóp méo tin lành, đạo thập tự giá, để làm cho nó ra hấp dẫn hơn, dễ tiếp thị hơn. Họ giảng cho người ta sự thịnh vượng, được lòng người, và những gì họ muốn. Họ giảng cho người ta một mão triều thiên trong chỗ của thập tự giá. Họ giảng sự sống, nhưng họ dẫn người ta đi dọc theo con đường sự chết, giống như Satan đã dối gạt Ađam và Êva vậy.
Tôi lấy làm buồn vì cớ những Cơ đốc nhân có lòng ham muốn mình không bị chối bỏ, đang ra sức tránh né bất kỳ một thập tự giá nào trong cuộc sống của mình. Họ muốn niềm tin và tin lành của họ phải được tôn trọng, đang khi Kinh Thánh nói đó là ngu dại. Họ muốn sự vâng phục đối với đạo của Đức Chúa Trời là sự vâng phục hợp lý, đúng đắn, và hấp dẫn, còn thập tự giá là một sự xúc phạm, cho dù đó là thập tự giá của Đấng Christ, để được cứu, hay thập tự giá của môn đồ.
Nhận biết rõ bất kỳ một sự dạy nào đang thu nhỏ lại thập tự giá, đó là buôn bán tin lành, và lôi cuốn bổn tánh xác thịt của con người. Đây không phải là đường lối của thập tự giá, cũng không phải là phương thức của Chúa chúng ta.
Tôi cũng muốn nói thêm là chúng ta cần phải học nhiều thêm từ Chúa chúng ta trong lãnh vực truyền giáo. Chúa Jêsus không bảo các môn đồ rằng Ngài là Đấng Mêsi, và rồi chỉ hỏi họ trả lời cho Ngài biết một loạt thể thức nào. Ngài đã yêu cầu các môn đồ phải nói ra, bằng lời lẽ của chính họ. Ngài là ai!?! Tôi đã gặp khó khăn với những người đang ra sức dẫn dắt người ta đến với Đấng Christ bằng cách nhắc lại lời cầu nguyện theo sau họ. Nếu người ta không hiểu rõ tin lành đủ để nói ra đức tin bằng lời lẽ của họ, họ chưa tin quyết thực sự vào chân lý, và họ chưa sẵn sàng chịu phục. Chúng ta hãy tiếp thu từ Chúa chúng ta rằng chính Đức Chúa Trời mới là Đấng làm biến đổi và thuyết phục người ta về lai lịch của Ngài. Chúng ta phải cẩn thận về việc đặt lời nói vào miệng của những người chúng ta mong muốn họ được cứu rỗi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét