Thứ Ba, 25 tháng 5, 2010

Luca 13.22-35: "PHẤN ĐẤU VÀO CỬA HẸP"



Phần giới thiệu
Cấu trúc của phân đoạn Kinh Thánh
Có ít người được cứu (13.22-30).
Nhiều là các ngươi, chớ không phải là ít
Hêrốt, Jerusalem và Chúa Jêsus (13.31-35).
Phần kết luận
Các phân đoạn Kinh Thánh liên hệ.
BÀI 47
PHẤN ĐẤU VÀO CỬA HẸP
(Luca 13.22-35)
Luca 13.22-35: “Đức Chúa Jêsus trải qua các thành các làng, vừa dạy dỗ vừa đi thẳng tới thành Giê-ru-sa-lem. Có người thưa Ngài rằng: Lạy Chúa, có phải chỉ ít kẻ được cứu chăng? Ngài đáp rằng: Hãy gắng sức vào cửa hẹp, vì, ta nói cùng các ngươi, nhiều người sẽ tìm cách vào mà không vào được. Khi chủ nhà chờ dậy, đóng cửa lại rồi, các ngươi ở ngoài gõ cửa kêu rằng: Lạy Chúa, xin mở cho chúng tôi! Chủ sẽ trả lời rằng: Ta không biết các ngươi đến từ đâu. Bấy giờ các ngươi sẽ thưa rằng: Chúng tôi đã ăn uống trước mặt Chúa, và Chúa đã dạy dỗ trong các chợ chúng tôi. Chủ lại sẽ trả lời rằng: Ta nói cùng các ngươi, không biết các ngươi đến từ đâu; hết thảy những kẻ làm dữ kia, hãy lui ra khỏi ta! Khi ấy, các ngươi thấy Ap-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp, cùng hết thảy các đấng tiên tri đều ở trong nước Đức Chúa Trời, còn các ngươi sẽ bị quăng ra ngoài, là nơi có khóc lóc và nghiến răng. Lại từ Đông Tây Nam Bắc, người ta sẽ đến mà ngồi bàn ở trong nước Đức Chúa Trời. Nầy, khi ấy có kẻ rốt sẽ nên đầu, kẻ đầu sẽ là rốt. Cũng trong lúc đó, có mấy người Pha-ri-si đến thưa Ngài rằng: Thầy nên bỏ chỗ nầy mà đi, vì vua Hê-rốt muốn giết thầy. Ngài đáp rằng: Hãy đi nói với con chồn cáo ấy rằng: Ngày nay, ngày mai, ta đuổi quỉ chữa bịnh, đến ngày thứ ba, thì đời ta sẽ xong rồi. Nhưng ngày nay, ngày mai, và ngày kia ta phải đi, vì không có lẽ một đấng tiên tri phải chết ngoài thành Giê-ru-sa-lem. Hỡi Giê-ru-sa-lem, Giê-ru-sa-lem, ngươi giết các tiên tri, và quăng đá các đấng chịu sai đến cùng ngươi, bao phen ta muốn nhóm họp con cái ngươi, như gà mái túc và ấp con mình dưới cánh, mà các ngươi chẳng muốn! Nầy, nhà các ngươi sẽ bỏ hoang. Ta nói cùng các ngươi, các ngươi không còn thấy ta nữa cho đến chừng nào sẽ nói rằng: Phước cho Đấng nhân danh Chúa mà đến!”
Phần giới thiệu
Trong các trận đấu thế vận, mạng lưới truyền hình đã cho chạy phần quảng cáo bia khiến cho chúng ta phải bật cười. Một vài chiêu “đoạt huy chương vàng” được chiếu lên, gương mặt của kẻ “mộng mơ” được thêm vào rất khéo léo trên thân hình của vận động viên. Sau vài “chiến thắng” “người anh hùng” tỉnh giấc mơ màng của mình. Chúng ta thấy người nầy chỉ mơ chiến thắng mà thôi. Chiến thắng của anh ta là một giấc mơ, không phải là một hy vọng.
Các trận đấu Olympic mùa đông đã sản sinh ra hai anh hùng thực sự người Mỹ. Brian Boitano và Monnie Blair, họ đã chiếm được huy chương vàng. Tuy nhiên, vị “anh hào” thú vị nhất trong các trận đấu Olympic, không phải đến từ Mỹ, mà đến từ nước Anh, “Chim Ưng Eddie”. Eddie không thắng bộ môn nhảy ski 90 mét. Thực ra, anh đã đến sau cùng, khoảng 150 feet sau người chiến thắng. Thế thì tại sao Eddie lại trở thành một anh hùng? Tại sao 100.000 người trong đám đông những kẻ đứng quan sát lại chào đón anh với sự nồng nhiệt như thế chứ? Tôi nghĩ câu trả lời nằm trong sự thật cho rằng Eddie là một người mà chúng ta có thể dễ gần gũi và dễ hoà đồng hơn, so với số người đã đoạt được huy chương vàng. Nếu Eddie có thể dễ như vậy, thì phải có hy vọng cho bất kỳ ai, dành đủ thì giờ và nổ lực, có thể làm theo y như thế. “Chim Ưng Eddie” đang nhân cách hoá mọi niềm hy vọng của hạng người bình thường.
Trong phần giới thiệu một loạt huy chương của tuần lễ, Frank Gifford đã đưa ra một câu nói rất thú vị, nhưng có phần sai sót. Ba vận động viên hàng đầu môn trượt băng nam được giới thiệu với huy chương của họ, và được trao tặng hoa nữa. Hầu hết quý vị, giới nữ, có lẽ rất khiếp sợ bởi cách thức mấy người nầy nhào lộn. Khi phần giới thiệu nầy sắp kết thúc, Frank nói: “Những bông hoa sẽ không bền, nhưng các tấm huy chương thì bền”. Cơ đốc nhân vốn biết rõ vàng và bạc sẽ qua đi, song sự cứu rỗi và những việc đời đời sẽ không qua đi đâu (đối chiếu I Phierơ 1.18-19). Sự cứu rỗi của chúng ta rất khác với “vàng” của Thế Vận Hội, ơn đó không phải đạt được do con người gắng sức đâu, mà bởi ân điển của Đấng Christ, bởi sự chết của Ngài trên thập tự giá ở đồi Gôgôtha trong chỗ của chúng ta. Hết thảy chúng ta đều biết đây là sự thật, nhưng một câu nói mà Chúa chúng ta đã đưa ra dường như mâu thuẫn với mọi điều nầy. Chúa Jêsus phán với những người đang lắng nghe:
“Hãy gắng sức vào cửa hẹp, vì, ta nói cùng các ngươi, nhiều người sẽ tìm cách vào mà không vào được” (Luca 13.24).
Ở đây, có phải Chúa Jêsus đang dạy rằng một người phải “làm việc” để được cứu không? Có phải sự cứu rỗi là kết quả của mọi gắng sức của chúng ta, chớ không phải do công trạng của Chúa chúng ta? Làm sao mà Chúa Jêsus lại nói với những người nầy rằng họ phải: “gắng sức vào cửa hẹp” trong các giới hạn thích ứng với mọi nổ lực mà các vận động viên Thế Vận Hội đã thể hiện ra, vì giới hạn nầy là giới hạn được dùng để tranh đua?
Quý vị ơi, đây là “chỗ căng thẳng trong phân đoạn Kinh Thánh của chúng ta”. Chính câu hỏi nầy sẽ cung ứng nhiên liệu, sự thúc đẩy về tình cảm, cho sự nghiên cứu phân đoạn Kinh Thánh của chúng ta cách cẩn thận. Chúng ta sẽ tìm cách tìm kiếm câu trả lời cho tình trạng chẳng đặng đừng của mình khi chúng ta xem xét phân đoạn Kinh Thánh nầy và sự giải thích của nó.
Cấu trúc của phân đoạn Kinh Thánh
Cấu trúc của phân đoạn Kinh Thánh nầy rất đơn giản, được chia ra làm hai phần:
Các câu 22-30 – Phấn đấu để được cứu và có ít người được cứu
(2) Các câu 31-35 – Hêrốt, Giêrusalem, và Chúa Jêsus
Các câu 22-30 nói tới một sự phấn đấu dể được cứu, do thắc mắc của một người muốn biết phải chăng có ít người được cứu!?! Chúa Jêsus gián tiếp trả lời câu hỏi nầy, nhưng Ngài tiếp tục giảng cho khán thính giả của Ngài còn sâu xa hơn họ muốn nghe nữa, và có ít người sẽ được cứu chủ yếu không phải là người Israel.
Trong câu 31 Luca thuật lại một nhóm người Pharisi vừa đến với “tin tức xấu” cho biết rằng Hêrốt đã hoạch định giết Chúa Jêsus. Lời khuyên của họ với Cứu Chúa: ấy là Ngài nên từ bỏ sứ mệnh của Ngài rồi hãy đi nơi khác. Lời lẽ của Chúa Jêsus phản ảnh sự đầu phục của Ngài cứ khăng khăng trong chức vụ và trong sứ mệnh của Ngài. Ngài sẽ giữ việc làm theo những gì Ngài được kêu gọi để lo làm và Ngài cứ hướng thẳng về thành Giêrusalem. Hai câu sau cùng tỏ ra tấm lòng của Chúa chúng ta đang hướng thẳng về thành Giêrusalem, nơi mà không bao lâu nữa Ngài sẽ chịu chết.
Có ít người được cứu (13.22-30)
“Đức Chúa Jêsus trải qua các thành các làng, vừa dạy dỗ vừa đi thẳng tới thành Giê-ru-sa-lem. Có người thưa Ngài rằng: Lạy Chúa, có phải chỉ ít kẻ được cứu chăng? Ngài đáp rằng: Hãy gắng sức vào cửa hẹp, vì, ta nói cùng các ngươi, nhiều người sẽ tìm cách vào mà không vào được. Khi chủ nhà chờ dậy, đóng cửa lại rồi, các ngươi ở ngoài gõ cửa kêu rằng: Lạy Chúa, xin mở cho chúng tôi! Chủ sẽ trả lời rằng: Ta không biết các ngươi đến từ đâu. Bấy giờ các ngươi sẽ thưa rằng: Chúng tôi đã ăn uống trước mặt Chúa, và Chúa đã dạy dỗ trong các chợ chúng tôi. Chủ lại sẽ trả lời rằng: Ta nói cùng các ngươi, không biết các ngươi đến từ đâu; hết thảy những kẻ làm dữ kia, hãy lui ra khỏi ta! Khi ấy, các ngươi thấy Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp, cùng hết thảy các đấng tiên tri đều ở trong nước Đức Chúa Trời, còn các ngươi sẽ bị quăng ra ngoài, là nơi có khóc lóc và nghiến răng. Lại từ Đông Tây Nam Bắc, người ta sẽ đến mà ngồi bàn ở trong nước Đức Chúa Trời. Nầy, khi ấy có kẻ rốt sẽ nên đầu, kẻ đầu sẽ là rốt” (Luca 13.22-30).
Trong câu 22 Luca giới thiệu phân đoạn nầy với câu nói cho rằng Chúa Jêsus đang trên đường tới thành Giêrusalem, Ngài vừa đi vừa dạy dỗ. Đây không phải là lần đầu tiên một câu nói như thế đã được đưa ra, vì Luca đã viết trước đó:
“Khi gần đến kỳ Đức Chúa Jêsus được đem lên khỏi thế gian, Ngài quyết định đi thành Giê-ru-sa-lem. Ngài sai kẻ đem tin đi trước mình. Họ ra đi, vào một làng của người Sa- ma-ri, để sửa soạn nhà trọ cho Ngài; song người Sa-ma-ri không tiếp rước Ngài, vì Ngài đi thẳng lên thành Giê- ru-sa-lem. Gia-cơ và Giăng là môn đồ Ngài, thấy vậy, nói rằng: Thưa Chúa, Chúa có muốn chúng tôi khiến lửa từ trên trời xuống thiêu họ chăng? Nhưng Đức Chúa Jêsus xây lại quở hai người, mà rằng: Các ngươi không biết tâm thần nào xui giục mình. Rồi Ngài cùng môn đồ đi qua làng khác. Đang khi đi đường, có kẻ thưa Ngài rằng: Chúa đi đâu tôi sẽ theo đó. Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Con cáo có hang, chim trời có ổ; song Con người không có chỗ mà gối đầu. Ngài phán cùng kẻ khác rằng: Ngươi hãy theo ta. Kẻ ấy thưa rằng: Xin cho phép tôi đi chôn cha tôi trước đã. Nhưng Đức Chúa Jêsus phán rằng: Hãy để kẻ chết chôn kẻ chết; còn ngươi, hãy đi rao giảng nước Đức Chúa Trời. Có kẻ khác nữa thưa rằng: Lạy Chúa, tôi sẽ theo Chúa, song xin cho phép tôi trước về từ giã người trong nhà tôi. Đức Chúa Jêsus phán rằng: Ai đã tra tay cầm cày, còn ngó lại đằng sau, thì không xứng đáng với nước Đức Chúa Trời. Kế đó, Chúa chọn bảy mươi môn đồ khác, sai từng đôi đi trước Ngài, đến các thành các chỗ mà chính Ngài sẽ đi” (Luca 9.51 – 10.1).
Tham khảo của Luca về thành Giêrusalem không phải là ngẫu nhiên, và chắc chắn không phải là tình cờ. Luca, như một trong các bạn bè tôi đã nói: “là một trước giả Đông phương rất thông thạo về địa lý”. Ở đây trong sách Luca, chúng ta thấy chức vụ của Chúa chúng ta đang hướng thẳng về thành Giêrusalem. Trong sách thứ hai của Luca (sách Công vụ Các Sứ đồ), chúng ta thấy chức vụ của Chúa chúng ta (qua các sứ đồ và qua Hội Thánh), đang nhấn mạnh từ thành Giêrusalem cho đến “cùng trái đất” (đối chiếu Công vụ Các Sứ đồ 1.8, góp phần như một loại tóm tắt về mặt địa lý trong sách Công vụ Các Sứ đồ).
Tôi hiểu từ mấy lời nói của Luca trước đây rằng Chúa Jêsus đang tiếp tục hướng thẳng về thành Giêrusalem, và Ngài đang thăm viếng mấy làng mạc mà Ngài đã sai các môn đồ đến đấy trước đây. Chúa chúng ta và sứ điệp của Ngài không đến như một sự kiện mới mẻ cho dân chúng và các địa điểm nầy.
Đâu đó trên đường, có một người trong đám đông đặt câu hỏi cho Chúa Jêsus, như sau:
“Lạy Chúa, có phải chỉ ít kẻ được cứu chăng?” (câu 23).
Luca dường như tránh không thuật cho chúng ta biết người đó là ai, ông ta đại diện cho nhóm người nào, hoặc ông ta hỏi như thế là do động lực nào. Bất luận người đó động lực nào, câu hỏi đã cung ứng cho Chúa Jêsus với cơ hội dạy cho khán thính giả của Ngài một bài học quan trọng.
Câu hỏi của cá nhân vô danh nầy đưa ra cho Chúa Jêsus làm dấy lên một số thắc mắc trong trí của độc giả. Tôi thấy nên đưa ra ba thắc mắc về phân đoạn Kinh Thánh của chúng ta.
THẮC MẮC THỨ NHẤT: PHẢI CHĂNG CHỈ CÓ Í NGƯỜI ĐƯỢC CỨU?
Chúa Jêsus không trực tiếp trả lời câu hỏi của người nầy, nhưng tôi tin rằng câu trả lời rất rõ ràng do suy luận ra. Chúa Jêsus, khi nói tới cửa “hẹp”, Ngài đề nghị rằng câu trả lời cho thắc mắc của người kia: ấy là chỉ có ít người được cứu. Trong một phân đoạn tương ứng, Chúa Jêsus đã nói tới “đường chật”, cũng cùng một ý nghĩa, song được nói rất rõ rằng:
“Hãy vào cửa hẹp, vì cửa rộng và đường khoảng khoát dẫn đến sự hư mất, kẻ vào đó cũng nhiều. Song cửa hẹp và đường chật dẫn đến sự sống, kẻ kiếm được thì ít” (Mathiơ 7.13-14).
Không phải chỉ có ít người được cứu mà đã gây sốc cho đoàn dân đông nầy đâu, mà là nhiều người trong số “ít” người nầy. Vấn đề nầy sẽ được giải quyết ngắn gọn thôi. Tuy nhiên, bây giờ chúng ta phải biết chắc là chúng ta hiểu rõ Chúa Jêsus muốn nói gì khi Ngài phán:
“Hãy gắng sức vào cửa hẹp, vì, ta nói cùng các ngươi, nhiều người sẽ tìm cách vào mà không vào được” (Luca 13.24).
Chúng ta hãy tìm cách giải quyết vấn đề nầy bằng cách đưa ra vài thắc mắc, và tìm cách nhận ra câu trả lời từ phân đoạn Kinh Thánh nầy.
THẮC MẮC THỨ HAI: PHẢI CHĂNG CHÚA JÊSUS ĐANG NÓI TỚI SỰ CỨU NHƯ SỰ CỨU MÀ VÌ SỰ CỨU ẤY MÀ NGƯỜI TA PHẢI PHẤN ĐẤU ĐỂ ĐƯỢC VÀO?
Tôi tin rằng câu trả lời cho câu hỏi nầy rõ ràng là PHẢI. Người kia đã hỏi có phải chỉ ít kẻ được cứu chăng!?! Thắc mắc của ông ta đang nhắc tới sự cứu rỗi. Khi Giăng Báptít giới thiệu Chúa Jêsus là Đấng Mêsi, ông đã đề cập tới lời tiên tri của Êsai, lời nầy nói tới “sự cứu” của Israel (Luca 3.6, kể cả Êsai 40.5). Trong lý trí của dân Israel, điều nầy có ý nói tới sự phấn hưng của đất nước Israel và sự ứng nghiệm các lời hứa của Đức Chúa Trời với Ápraham và dân Israel xuyên suốt Cựu Ước. Điều nầy cũng nói tới sự gia nhập của một cá nhân vào vương quốc của Đức Chúa Trời. Chúa Jêsus tiếp tục nói rằng người nào không vào bởi cửa hẹp sẽ ở lại bên ngoài vương quốc, chỉ thấy khóc lóc và nghiến răng (đối chiếu Luca 13.24-30). “Cửa hẹp”, theo tôi hiểu phân đoạn nầy, là Chúa Jêsus của chúng ta, Ngài là phương tiện duy nhất trong sự cứu rỗi đời đời, con đường duy nhất để bước vào Vương quốc của Đức Chúa Trời.
THẮC MẮC THỨ BA: PHẢI CHĂNG CHÚA JÊSUS ĐANG NÓI RẰNG NGƯỜI TA PHẢI LÀM VIỆC KHÓ NHỌC MỚI BƯỚC VÀO SỰ CỨU RỖI?
Nói đơn giản thôi, tôi tin câu trả lời cho câu hỏi nầy là PHẢI. Tôi tin rằng cũng điều nầy đã được nói tới trong sách Hêbơrơ , tác giả viết như sau:
“Vậy, chúng ta phải gắng sức vào sự yên nghỉ đó, hầu cho không có một người nào trong chúng ta theo gương kẻ chẳng tin kia mà vấp ngã” (Hêbơrơ 4.11).
Nhưng gắng sức như thế nào mới được chứ? Sao Kinh Thánh lại nói rằng người ta phải gắng sức mới vào được Nước của Đức Chúa Trời? Một vài điều cần phải lưu ý từ phân đoạn Kinh Thánh nầy sẽ giúp chúng ta tìm ra câu trả lời.
(1) Chúa Jêsus đang phán với dân Do thái. Lời lẽ của Ngài đang hướng trực tiếp vào dân Israel. Thắc mắc do một người dấy lên, nhưng câu trả lời của Chúa chúng ta đang nhắm thẳng vào một nhóm đông người hơn (“họ” câu 23). Từ ngữ “các ngươi” thường thấy có trong các câu 24-28, và văn mạch cho thấy rằng “các ngươi” là dân Israel. Thế thì lời lẽ của Chúa chúng ta trong phân đoạn nầy được thốt ra cho dân Israel.
(2) Từ ngữ “gắng sức” (“phấn đấu”, bản Kinh Thánh NASB) đang đề cập tới một giới hạn của vận động viên, thường dùng để nói tới sự tranh đua trong các trận thi đấu. Chúng ta phải nghĩ tới cách nói trong Thế Vận Hội. Chúng ta đã nhìn thấy nhiều “sự phấn đấu” nầy trong hai tuần lễ qua, khi quan sát Thế Vận Hội. Cũng chính từ ngữ nầy cũng có ý nói tới sự đánh trận, chiến đấu với một kẻ thù. “Phấn đấu” không những là bước vào một cuộc đấu vật hay tranh tài, mà còn là thắng hay thua nữa.
(3) Một người phải phấn đấu để bước vào một cánh cửa đặc biệt.
(4) Cánh cửa qua đó dân Israel bị thúc giục phải bước qua là cánh cửa mà họ chưa hề bước qua. Điều nầy dường như rất rõ ràng, rất thông thường, và đây là một điểm quan trọng phải công nhận. Tôi tin rằng trong lý trí của người đưa ra câu hỏi chưa biết vấn đề nầy, vì người ta xem ông ta là người chưa “ở trong” vương quốc. Đối với dân Israel, họ đã có mặt ở bên trong rồi, và một ít dân Ngoại cũng được đem vào “bên trong” bằng cách trở thành một người Do thái, bằng cách đầu phục phép báptêm cải đạo và bằng cách tuân giữ luật pháp. Lời lẽ của Chúa Jêsus gây sốc dường bao cho những kẻ đang lắng nghe Ngài.
(5) Cánh cửa qua đó một người phải phấn đấu mới vào được chính là Đấng Christ. Ngài là cánh cửa, con đường duy nhất vào trong nước Đức Chúa Trời. Ngài là Nhà Vua và chỉ bởi việc tiếp nhận Ngài thì một người mới bước vào Nước ấy.
(6) Cánh cửa mà một người phải phấn đấu bước vào cánh cửa hẹp. Cái “hẹp” của cánh cửa cho thấy có một vài bài học quan trọng. Nếu cánh cửa là hẹp, vậy thì chỉ có một ít người đi qua đó. Nếu cánh cửa là hẹp, một lần đi qua chỉ có một người mà thôi. Dân Israel tin rằng một khi họ là dòng dõi của Ápraham họ biết chắc họ có một chỗ trong Nước Trời, đây là điều mà Giăng Báptít đã bài bác mạnh mẽ (Luca 3.7-8). Khi cánh cửa dẫn tới sự cứu rỗi là hẹp, và cánh cửa dẫn tới sự huỷ diệt, một người không thể vào nước Trời cách bừa bãi được; một người phải phấn đấu thì mới vào được. Giống như một người muốn băng qua dòng nước nhanh chóng, người ấy phải gắng sức lội qua, cũng một thể ấy người Do thái phải phấn đấu mới vào được Nước Trời, ngược lại với xu thế của người Do thái.
(7) Cánh cửa qua đó người Israel bị thúc giục bước qua không bao lâu nữa sẽ đóng lại. Không phải sự hẹp của cánh cửa sẽ đặt ra nan đề cho người Israel, mà tình trạng “đóng lại” của cánh cửa. Cánh cửa có rộng đến đâu đi nữa, khi nó đóng lại thì chẳng còn gì để nói. Trong lúc Chúa Jêsus phán dạy, cánh cửa nầy đang mở, song lại hẹp. Không bao lâu nữa cánh cửa sẽ đóng lại. Trong khi thời gian đang chạy tới vì Chúa chúng ta, tương tự vậy thời gian cũng đang chạy tới vì cớ Israel. Họ phải hành động, và hành động cách mau chóng.
(8) Cánh cửa mà dân Israel không bước qua, là cánh cửa mà họ sẽ, trong tương lai, muốn bước qua, song không còn kịp nữa rồi. Đây là lời mời tối hậu, quả thực vậy, một lời mời không kéo dài lâu nữa đâu. Chúa Jêsus dạy rằng sẽ có một thời điểm khi dân Israel ao ước muốn bước vào cánh cửa, nhưng không làm sao qua được. Người ta không thể ao ước muốn đi qua một cánh cửa đã bị đóng lại rồi; điều nầy khác biệt rất lớn đối với việc ao ước muốn đi qua một cánh cửa rồi thấy nó đã bị đóng vĩnh viễn.
Câu hỏi được đưa ra đã cung ứng cho Chúa Jêsus thêm một chút thời gian để nhấn mạnh chính sứ điệp đã đánh dấu chặng đường nầy trong chức vụ của Ngài: thời gian dành cho dân Israel ăn năn và tiếp nhận Ngài làm Cứu Chúa còn rất ngắn. Israel cần phải phấn đấu để bước qua cánh cửa hẹp, không phải vì người ta phải làm việc để được cứu, mà vì thời gian dành cho Israel rất ngắn. Có nhiều người được cứu hay bị hư mất. Israel không thể lãnh đạm, thụ động, cũng không nên lý luận mãi về Chúa Jêsus và chức vụ của Ngài, như thắc mắc của người kia trong đám đông vừa mới tỏ ra. Thì giờ ngắn ngủi. Israel phải theo đuổi sự cứu rỗi là một nhu cần phải kiếm cho kỳ được hay bị hư mất trong thân vị của Đấng Christ. Sự cứu rỗi không kiếm được bởi việc làm, vì sự cứu ấy miễn phí, sự cứu ấy là kết quả của sự chết mang tính hy sinh của Đức Chúa Jêsus Christ. Nhưng ơn ban rời rộng nầy cần phải tìm kiếm cách cẩn thận vì cái giá của nó.
Cho phép tôi minh hoạ những gì tôi tin Chúa Jêsus đang phán dạy. Tuần lễ nầy Steve Green sẽ có mặt tại buổi hoà nhạc ở chủng việc Dallas. Vé vào cửa miễn phí. Các sinh siên chủng viện và các sinh viên khác phải tiếp xúc với văn phòng chủng viện để lấy vé. Nếu các sinh viên của chủng viện không lấy vé, nhiều người khác sẽ có vé. Nếu một người đánh giá cao tài ca hát của Steve, người ấy phải chịu khó làm việc để lấy vé xem hoà nhạc, cho dù họ được miễn phí. Chỉ có một thời gian ngắn trong đó họ phải phấn đấu, và nỗ lực thật khôn khéo (gắng sức, nếu quý vị muốn) được cần dến.
Cũng một thể ấy với sự cứu rỗi. Ân ban là miễn phí. Con người không làm việc để được sự công bình, hầu cho người tốt đủ để được nhận vào bên trong. Không thể nào có loại thuộc viên tự động trong nước của Đức Chúa Trời. Người nào muốn ở trong vương quốc phải công nhận cả hai: (1) Giá trị của ân ban nầy và (2) nhu cần phải gắng sức thật khôn khéo để vào trong các phước hạnh kỳ diệu mà vương quốc cung hiến cho. Tính cách khẩn trương của vấn đề, sự lớn lao của phần thưởng, và sự ngắn ngủi của thời gian ai nấy đều cần phải có một sự tìm kiếm Nước ấy với chủ ý, khôn khéo, và về việc đi qua cánh cửa hẹp đó, hầu nhận lãnh Cứu Ân miễn phí.
“Nhiều” là các ngươi, chớ không phải “ít”
Người kia đặt câu hỏi cho Chúa Jêsus dường như cho rằng ông ta đã có mặt giữa vòng “một ít” người sẽ được cứu. Giống như người Israel đương thời với mình, ông ta nghĩ rằng một “ít” người được cứu chính là người Israel, trong khi “nhiều” kia chính là dân Ngoại. Chúa Jêsus có một đôi lời đáng buồn cho những ai suy diễn như thế. Trong các câu 24-30 Ngài đang cho khán thính giả của mình thấy rằng người Do thái sẽ không phải nổi bật lên giữa vòng số “ít” người sẽ được cứu đâu!
Trước tiên Chúa Jêsus đã gây sốc cho số khán thính giả của Ngài bằng cách chỉ ra rằng họ chưa hẳn ở bên trong, Nước ấy hãy còn xa lắm! Kế đó, Ngài tiếp tục nói rằng phần nhiều người Do thái đồng hương với Ngài, họ chưa có mặt ở bên trong sẽ không hề được vào trong Nước Trời. Ngài nói cho họ biết trong các giới hạn của biểu tượng rằng Đức Chúa Trời sẽ bảo dân sự Ngài, là Israel, rằng Ngài không biết họ đến từ đâu nữa. Thực ra, điều nầy đã được nói ra hai lần rồi.
Không phải là tình cờ mà Chúa Jêsus đã chọn sử dụng câu nói của David ở Thi thiên 6.8 để nói ra sự chối bỏ của Đức Chúa Trời đối với dân Israel sau thời điểm bước qua cánh cửa trong quá khứ.
“hết thảy những kẻ làm dữ kia, hãy lui ra khỏi ta!” (Luca 13.27).
Trong Thi thiên nầy, David bắt đầu với lời thỉnh cầu Đức Chúa Trời đến cứu ông (các câu 1-5). Kế đó ông mô tả nỗi khổ của chính mình ông, nỗi khổ bao gồm (có thể đã quen thuộc với) sự chối bỏ và chống cự của kẻ thù mình (đối chiếu Thi thiên 6.7b). Ba câu sau cùng của Thi thiên nầy với lời bày tỏ ra lòng tin cậy Đức Chúa Trời đã nghe thấy lời cầu xin và sẽ giải cứu ông. Phần bắt đầu của phân đoạn sau cùng là câu 8, và đúng là câu nói mà Chúa chúng ta đã phán ra. Tôi tin rằng Chúa Jêsus đang ví sự chối bỏ Ngài là Vua – Đấng Mêsi của Israel bởi dân Israel của Ngài với sự chối bỏ David là vua dân Israel bởi những người Do thái đồng thời với ông. Sự chối bỏ David vì thế là kiểu mẫu cho sự chối bỏ Chúa chúng ta, và lời lẽ tin cậy của David, đã nói ra với các kẻ thù nghịch, có thể cũng đã được lặp lại bởi Đấng Mêsi của Israel.
Đáp ứng đáng buồn dường bao của Israel trước sự chối bỏ của Đức Chúa Trời, họ không được cho vào Nước của Ngài. Hãy chú ý lời biện hộ của họ, là cơ sở trên đó họ cảm thấy họ sẽ được ở trong Nước Trời:
“Bấy giờ các ngươi sẽ thưa rằng: Chúng tôi đã ăn uống trước mặt Chúa, và Chúa đã dạy dỗ trong các chợ chúng tôi” (Luca 13.26).
Họ tin rằng sự hội hiệp với Chúa Jêsus là đủ để được cứu rồi. Họ đã ăn uống trước sự hiện diện của Ngài. Ngài đã dạy dỗ trên các đường phố của họ. Há như vậy vẫn chưa phải là đủ sao? Chưa. Giăng Báptít, Chúa Jêsus đã noi theo ông, đòi hỏi các môn đồ của Chúa Jêsus – người nào thực sự đã được cứu – phải đồng hoá với Ngài. Đây là những gì phép báptêm đang nói tới. Có phải dân Do thái nghĩ rằng là người Do thái thì sẽ được cứu sao? Người ấy đã sai rồi. Phép báptêm là một sự làm chứng công khai người Do thái đã cắt đứt quan hệ với nền văn hoá, với chủ nghĩa tuân theo luật pháp, chủ nghĩa hình thức của Do thái giáo. Đây là một sự tuyên xưng dồng hoá với Chúa Jêsus là Đấng Mêsi. Sự đồng hoá với Chúa Jêsus, theo các giới hạn mà Chúa Jêsus đang nói tới trong phân đoạn Kinh Thánh, là đi qua cánh cửa hẹp.
Chắc là tôi phải dừng lại ở đây trong một phút để nhấn mạnh điểm nầy thêm một chút nữa. Có bao nhiêu người nghĩ rằng họ sẽ có mặt trong Nước Trời vì họ là một phần tử của hệ phái tôn giáo nào đó? Có bao nhiêu người nghĩ họ đã được cứu vì họ ra từ một gia đình Cơ đốc chứ? Có bao nhiêu người nghĩ họ sẽ được cứu do kếp hợp với các vụ việc thuộc linh chứ? Không một điều nào được vượt quá lẽ thật. Quý vị sẽ được cứu do đồng hoá với Đấng Christ. Kết hiệp với Đấng Christ (qua việc đi nhà thờ, đọc Kinh Thánh, hoặc là gì đi nữa) chưa đủ đâu! Như thế vẫn chưa đủ cho người Do thái trong thời của Chúa Jêsus. Như thế vẫn chưa đủ cho quý vị hôm nay nữa.
Nhưng cú đấm sau cùng của phân đoạn nầy tới ngay đây. Không những kết hiệp với Israel hay với Chúa Jêsus là chưa đủ. Không những nhiều người Israel sẽ không có mặt giữa vòng số “ít” người được cứu. Nhưng phần nhiều trong số người được cứu sẽ là dân Ngoại, chớ không phải là người Do thái. Điều nầy đã được nói ra rất rõ ràng ở các câu 28-30:
“Khi ấy, các ngươi thấy Ápraham, Y-sác và Gia-cốp, cùng hết thảy các đấng tiên tri đều ở trong nước Đức Chúa Trời, còn các ngươi sẽ bị quăng ra ngoài, là nơi có khóc lóc và nghiến răng. Lại từ Đông Tây Nam Bắc, người ta sẽ đến mà ngồi bàn ở trong nước Đức Chúa Trời. Nầy, khi ấy có kẻ rốt sẽ nên đầu, kẻ đầu sẽ là rốt”.
Có nhiều người Israel, họ tưởng rằng họ đã có một chỗ dành sẵn trong Nước Đức Chúa Trời, họ sẽ thấy mình đang ở ngoài khi vương quốc hiện đến. Có nhiều người Ngoại, người Do thái tin số dân Ngoại nầy sẽ phải chịu đau khổ đời đời, và số dân Ngoại nầy cảm thấy họ không xứng đáng với ơn cứu rỗi (đối chiếu sách Giôna trong Cựu Ước), Chúa Jêsus đã mô tả họ đang ngồi trong bàn tiệc của vương quốc, cùng với các đấng tiên tri và các vị tộc trưởng của Israel.
Hãy chú ý những người Israel họ không có mặt ở vương quốc vì đã thất bại không bước qua cửa hẹp vốn tỉnh thức trước mọi điều mà họ đã đánh mất, và những gì người khác đã kiếm được. Đây là nền tảng cho nổi đau khổ, cho sự “than khóc và nghiến răng”. Địa ngục không có một chút vui mừng nào hết! Địa ngục bị phân cách xa khỏi Đức Chúa Trời, và ao ước quý vị không có mặt ở đó. Địa ngục bị phân cách xa khỏi Đức Chúa Trời, quý vị sẽ nhìn thấy nhiều người khác nếm trải nó. Địa ngục gồm có đau khổ trong sự tỉnh biết, phải nhận thức rõ điều đó.
Trong Cựu Ước, giao ước của Đức Chúa Trời với Ápraham bao gồm ơn phước của dân Ngoại (đối chiếu Sáng thế ký 12.1-3). Các tiên tri thời Cựu Ước cũng nói tới ơn phước của dân Ngoại. Chúa Jêsus cũng đã nói tới điều nầy, và sự nói đó đã khiến cho khán thính giả của Ngài bước vào một sự nguội lạnh chống đối (Luca 4.16-30). Có nhiều người là đầu – người Do thái trong trí của một người Israel – Chúa Jêsus phán, sẽ là rốt, bị bỏ ra ngoài, đang khi có nhiều người Ngoại – những người bị xem là “rốt” bởi người Do thái – sẽ trở nên đầu, vui hưởng các ơn phước của Đức Chúa Trời trong vương quốc (Luca 13.30).
Trước khi chúng ta đi qua phần thứ hai, và phần sau cùng, cho phép tôi nói rằng chúng ta không dám lý luận về Nước của Đức Chúa Trời, như người kia với câu hỏi “quá trừu tượng”. Chúa Jêsus muốn chúng ta nhìn biết rằng lối vào trong vương quốc là lối vào mà hết thảy chúng ta đều cần đến, là điều mà hết thảy chúng ta phải thực thi theo cách cá nhân, và là điều khẩn cấp chúng ta không dám bỏ qua hay xử lý suông về vấn đề nầy. Nước của Đức Chúa Trời – sự cứu rỗi nếu quý vị ưa thích – là một ơn phước rất lớn, một sự ban cho miễn phí, nhưng với một sự mời mọc có hạn định về thời gian, chúng ta phải cẩn thận theo đuổi nó.
Nhưng quý vị sẽ thắc mắc, hạng người chưa được cứu trông mong theo đuổi sự cứu rỗi với sức lực, với lòng sốt sắng như thế nào? Tách ra khỏi cái nắm bắt của Tin Lành, tách ra khỏi sự nhận biết tính cấp bách của vấn đề, một người sẽ thấy vấn đề là trầm trọng ngay. Thế nhưng đây là điều mà Đức Thánh Linh đang tạo ra. Chúa Jêsus đã nói cho các môn đồ của Ngài biết ở chương 16 của sách Tin Lành Giăng rằng chính Đức Thánh Linh là Đấng sẽ truyền đạt, và thuyết phục người ta về tội lỗi, về sự công bình và về sự phán xét. Và khi Ngài thực thi công việc của Ngài, người ta sẽ bước vào hành động. Một cái nhìn vào chương sách Đức Chúa Trời nói cho chúng ta biết sự thuyết phục của Ngài thật có quyền lực là dường nào.
Hêrốt, Jerusalem, và Chúa Jêsus (13.31-35)
Luca thuật cho chúng ta biết (một lần nữa) rằng Chúa Jêsus đang trên đường đến thành Giêrusalem, vừa đi vừa dạy dỗ (Luca 13.22). Tôi tin rằng cuộc trực chỉ của Chúa Jêsus vào thành Giêrusalem (sự chết và sự thăng thiên của Ngài) chắc chắn sẽ đóng cánh cửa hẹp lại, là chỗ mà Ngài đã giục giã khán thính giả của Ngài phải đi qua. Các câu 23-30 vì cớ đó nhấn mạnh mọi hàm ý của sự Chúa Jêsus đến gần thành Giêrusalem vì cả dân Israel. Các câu 31-35 nhấn mạnh mọi hàm ý của việc đến tại thành Giêrusalem vì Chúa Jêsus:
“Cũng trong lúc đó, có mấy người Pha-ri-si đến thưa Ngài rằng: Thầy nên bỏ chỗ nầy mà đi, vì vua Hê-rốt muốn giết thầy. Ngài đáp rằng: Hãy đi nói với con chồn cáo ấy rằng: Ngày nay, ngày mai, ta đuổi quỉ chữa bịnh, đến ngày thứ ba, thì đời ta sẽ xong rồi. Nhưng ngày nay, ngày mai, và ngày kia ta phải đi, vì không có lẽ một đấng tiên tri phải chết ngoài thành Giê-ru-sa-lem. Hỡi Giê-ru-sa-lem, Giê-ru-sa-lem, ngươi giết các tiên tri, và quăng đá các đấng chịu sai đến cùng ngươi, bao phen ta muốn nhóm họp con cái ngươi, như gà mái túc và ấp con mình dưới cánh, mà các ngươi chẳng muốn! Nầy, nhà các ngươi sẽ bỏ hoang. Ta nói cùng các ngươi, các ngươi không còn thấy ta nữa cho đến chừng nào sẽ nói rằng: Phước cho Đấng nhân danh Chúa mà đến!”
Một vài người Pharisi đã đến, dường như từ thành Giêrusalem. Sự thể cho thấy rằng họ có một loại “tin ngắn” cho Chúa Jêsus. Rõ ràng là họ đã hay được dự tính của Hêrốt đã tỏ ra ao ước muốn được nhìn thấy Chúa Jêsus ở khắp mọi nơi (Luca 9.9). Người Pharisi, mặt khác, đã chối bỏ Ngài và họ quyết định kết án tử hình Ngài (đ61i chiếu Luca 6.11). Có phải họ thực sự ao ước muốn cứu Chúa Jêsus ra khỏi sự phản bội của Hêrốt chăng? Đây không phải là vấn đề. Chúa Jêsus sẽ sử dụng điều nầy làm một cơ hội cho sự dạy dỗ, y như Ngài đã làm với câu hỏi của người kia trong đám đông.
Đáp ứng của Chúa Jêsus trước lời cảnh cáo nầy là nói cho mấy người Pharisi nầy biết mà báo lại cho Hêrốt (một vài việc mà tôi thấy khó tin họ sẽ muốn làm theo), về hắn ta là “con chồn cáo” và Ngài chẳng lo sợ gì về bất kỳ cơn giận nào nhắm vào Ngài. Sứ điệp cho Hêrốt là một sứ điệp ngắn, chỉ trong câu 32 và 33. Trong câu 32, Chúa Jêsus đã nói ra sự Ngài phó thác trong chức vụ, đã được Đức Chúa Trời ban cho và như đã được vạch sẵn rồi. Chúng ta sử dụng cách nói: “tầm bậy” và y như những gì Chúa Jêsus đã nói ra. Đây là việc làm thường nhật của Chúa Jêsus, cho dù công việc ấy có nguy hiểm, cho dù công việc ấy dẫn tới sự chết. Chúa Jêsus đã nhất quyết làm cho xong những gì Ngài đã được sai phái để hoàn thành. Không những lời đe doạ nguy hiểm nào có thể xây Ngài ra khỏi sứ mệnh hay ra khỏi chức vụ của Ngài được.
Trong câu 33 Chúa Jêsus đã tỏ ra sự phó thác của Ngài cứ tiếp tục chuyến hành trình của Ngài. Kẻ nhút nhát sẽ thử theo đuổi cùng chức vụ ấy, nhưng trong một địa thế an toàn hơn. Chúa Jêsus dự tính cứ tiếp tục phần chức vụ của Ngài, và cứ giữ theo đường Ngài. Ngài không muốn để cho bất cứ điều gì khiến Ngài phải đi vòng vòng, hầu cho Ngài có thể tránh được mối nguy hiểm ở trước mặt. Sự đe doạ ở đây rất giống với lời cảnh cáo mà Phaolô đã nhận được trong Công vụ Các Sứ đồ 21 dường bao, lời nầy nói cho ông biết rằng nếu cứ khăng khăng đi đường mình ông sẽ rơi vào cảnh bắt bớ. Đáp ứng của Phaolô lại rất giống với đáp ứng của Chúa dường bao. Sự nguy hiểm không thể giữ họ không chu toàn được sứ mệnh của mình.
Chúa Jêsus nói rõ ràng là Ngài biết rõ Ngài sẽ chết ở thành. Ngài không phải là không biết về mối nguy hiểm đó. Không phải là Ngài không biết nỗi đau khổ và sự bắt bớ đang đợi ở trước mặt. Ngài vốn biết đấy là sự kêu gọi của Ngài. Phải chăng Ngài đang thúc giục người ta phải “phấn đấu” bước vào cánh cửa? Ngài đang ra sức mở toang cánh cửa cứu rỗi, bởi sự chết có tính cách hy sinh của Ngài.
Hai câu sau cùng của phân đoạn Kinh Thánh có lẽ là hai câu tuyệt vời nhất. Ở đây, Chúa Jêsus đang bày tỏ ra tấm lòng của Ngài, và tấm lòng của Đức Chúa Trời, đối cùng thành Giêrusalem. Giêrusalem phải là nơi người ta chối bỏ Ngài và là địa điểm Ngài phải chịu chết. Giêrusalem là trung tâm của sự kiêu ngạo và loạn nghịch của người Do thái chống đối Đức Chúa Trời. Giêrusalem có tai tiếng trong việc giết chết nhiều vị tiên tri. Và cho dù có mọi điều nầy, Chúa Jêsus đã yêu mến thành ấy cùng dân cư của nó. Ngài vốn khát khao muốn ấp ủ lấy dân sự của thành nầy dường bao! Ngài khao khát muốn cứu họ là dường nào! Thế mà họ cứ khăng khăng chống đối và đã chối bỏ các sứ giả của Ngài. Và họ sẽ làm như thế nữa. Rồi cứ như thế cho tới khi có sự xuất hiện lần thứ hai của Ngài thì Israel sẽ tiếp đón Ngài làm Vua của họ. Đây là tấm lòng của Đức Chúa Trời đã được tỏ ra. Trong khi Israel chối bỏ Ngài, sau cùng Ngài sẽ không chối bỏ họ. Sự chối bỏ và sự chết của Ngài là các phương tiện của Đức Chúa Trời trong việc phục hưng dân sự Ngài. Sự chết của Ngài có nghĩa là sự cứu rỗi của họ.
Phần kết luận
Hiển nhiên là lời lẽ của Chúa Jêsus, như đã được ghi lại trong phân đoạn Kinh Thánh, đều nhắm thẳng vào dân Israel. Tuy nhiên, điều nầy không có nghĩa là mọi lời ấy chẳng có một ứng dụng nào cho chúng ta. Cho phép tôi lặp lại một số bài học mà các câu nầy có cho những người (nam và nữ) đương thời.
Thứ nhất, mấy câu nầy cảnh cáo chúng ta đừng vội cho rằng chúng ta đang hiện hữu trong Nước của Đức Chúa Trời. Khán thính giả của Chúa Jêsus đều là người Do thái, và họ đã nghĩ sai rằng họ tự động đã có mặt trong Nước Trời rồi, vì cớ mối quan hệ của họ với Ápraham cùng sự hội hiệp của họ với Chúa Jêsus. Họ đã sai, hoàn toàn sai. Không một ai từng được cứu do ưu thế của sự mình ra đời tự nhiên đâu! Đây là lý do tại sao Chúa Jêsus đã nói với Nicôđem, một giáo sư tôn giáo nổi tiếng của người Do thái, rằng ông phải sanh lại (Giăng 3.3). Chẳng có một người nào từng được cứu do đi lại với Chúa Jêsus hay Kinh Thánh, mà chỉ bởi một sự đồng hoá cá nhân với Đức Chúa Jêsus Christ trong sự chết, sự chôn và sự sống lại của Ngài. Đây là lý do tại sao các tân tín hữu được truyền dạy phải chịu phép báptêm, phải công khai đồng hoá mình với Đấng Christ. Đừng cho rằng quý vị sẽ lên thiên đàng, các bạn tôi ơi! Hãy nhận lời cảnh cáo của Chúa Jêsus và hãy có đức tin nơi chỉ một mình Ngài mà thôi. Ngài là Vua của Đức Chúa Trời, và Ngài là con đường duy nhất dẫn vào trong Nước Trời.
Thứ hai, phân đoạn Kinh Thánh cảnh cáo chúng ta về sự điên dại và hư không của tôn giáo chỉ có lý thuyết suông. Người kia với câu hỏi muốn trao đổi về mặt lý thuyết. Ông ta muốn giữ “câu chuyện cao siêu” về mặt tôn giáo của mình (chỉ thuần lý trí) như Francis Schaeffer diễn giải. Tôi thấy rằng đa số các vấn đề chuẩn mực và thiên về giáo lý, qua đó Cơ đốc nhân tranh cãi và chia rẽ đều là những vấn đề của triết lý mà thôi, những việc mà chúng ta mất nhiều thì giờ để tranh luận, lại là những việc chẳng có giá trị bao lăm. Đối với tôi, lẽ đạo cứu chuộc có hạn định chỉ là một con ngựa gỗ mà thôi. Thế nhưng, lẽ đạo nầy, dù đúng hay sai, chỉ có xu hướng võ đoán.
Tôi học được có những con “lạc đà” trong đời sống Cơ đốc (sử dụng từ ngữ của Chúa Jêsus) là những việc đã được nói ra rất rõ ràng, đã được nhấn mạnh, và rất thực tế. Chúng là những mạng lệnh trong Kinh Thánh. Chúng ta hãy bỏ đi lãnh vực lý thuyết suông, mà bước vào lãnh vực thực tế. Thế giới đang dãy chết. Con người sẽ ở trong địa ngục đời đời. Chúa Jêsus sẽ tái lâm. Chúng ta hãy quan tâm đến điều nầy. Chúa Jêsus không cho phép người nầy (hoặc những người đang đứng nghe) có sự khoái trá nào trong việc sống theo lãnh vực lý thuyết suông. Thay vì thế, Chúa Jêsus bảo mọi người phải cẩn thận gắng sức, phấn đấu để bước vào sự sống đời đời. Chúng ta yêu thích lập luận thuần lý thuyết; còn Chúa Jêsus kêu gọi phải hành động. Đây không bào chữa cho việc hành động thiếu suy nghĩ, mà đúng hơn suy nghĩ dẫn tới hành động.
Thứ ba, phân đoạn Kinh Thánh đề nghị mạnh mẽ với tôi rằng chúng ta cần phải tỉnh thức về công cuộc truyền giáo. Lời lẽ của Chúa chúng ta trong phân đoạn nầy là lời kêu gọi trực tiếp, chúng mạnh mẽ kêu gọi người ta phải hành động và hành động quả quyết để được cứu. Chúa Jêsus không công kích, cũng không huênh hoang, nhưng Ngài rất thẳng thừng khi thông báo cho khán thính giả của Ngài biết rằng họ chưa được cứu, và họ phải hành động quả quyết, có kỹ cương để được vào thiên đàng. Trong khi sự thật cho thấy rằng chẳng một người nào chịu khó làm việc hay tốt đủ mới kiếm được sự cứu rỗi, mà sự thật là ân ban rời rộng của Đức Chúa Trời sẽ không kiếm được bởi những ai suy nghĩ vấn đề không quan trọng, và người nào không theo đuổi những gì Đức Chúa Trời ban cho cách nhưng không. Chúng ta phải cẩn thận chống lại tình trạng không sốt sắng khi rao giảng Tin Lành hoặc phủ nhận hay thu nhỏ tính cấp bách của vấn đề nầy. Giống như cánh cửa sẽ đóng lại cho dân Israel, không bao lâu nữa cánh cửa ấy cũng sẽ đóng lại đối với dân Ngoại. Thì giờ là ngắn ngủi. Sự cứu rỗi hiện đang sẵn có trong lúc bây giờ, không đòi tiền không đòi giá, cho những ai cẩn thận tìm cách bước vào cánh cửa hẹp, là Đức Chúa Jêsus Christ.
Thứ tư, phân đoạn Kinh Thánh nhắc cho chúng ta nhớ rằng có một mối nguy hiểm của việc phát triển các tầng lớp ưu tú trong xã hội. Tôi nghĩ rằng người nầy làm kiểu mẫu cho dân Israel trong thời của ông ta – chỉ nghĩ mình là một trong số ít người, hơn là một trong số nhiều người. Có một “kẻ thờ lạy hình tượng” tâm lý đang ẩn nấp đâu đó quanh chúng ta, loại tâm lý yêu thích nghĩ về mình như đang hiện hữu giũa vòng nhóm nhỏ những người đã đến, rồi đứng nhìn xuống những người khác. Chức năng lãnh đạo về mặt thuộc linh của Israel là một việc có thật (đối chiếu Giăng 7.49). Các Hội Thánh và Cơ đốc nhân đều là sự thật. Cơ đốc giáo thật sẽ nhìn vào nhóm đông những người chưa tin Chúa với nhu cần về sự cứu rỗi, và tìm cách thêm họ vào hàng ngũ của chúng ta. Cơ đốc nhân thật sẽ không nhìn vào các Cơ đốc nhân khác để xem coi họ thất bại không nhìn biết và thực thi lẽ thật dường như chỉ một chúng ta có mà thôi, mà trong các giới hạn những vụ việc quan trọng và nền tảng mà chúng ta đang chia sẻ.
Sau cùng, phân đoạn Kinh Thánh ở các câu 31-35 truy tố xu hướng nhắm vào sự ứng nghiệm thuộc linh. Con đường của Chúa Jêsus là con đường dẫn tới thập tự giá. Chúa Jêsus không để cho đau khổ và nguy hiểm làm ngăn trở sự kêu gọi của Ngài. Chúng ta sẵn sàng xây khỏi đau khổ, nguy hiểm, sự chết là những điều trái ngược với việc theo Chúa Jêsus. Nếu tôi tớ không hơn Chủ của mình, và nếu chúng ta là tôi tớ của Ngài, chúng ta phải trông mong nguy hiểm, đau khổ, sự bắt bớ và một “thập tự giá” là phần của mình. Chúng ta hãy làm quen với sự chịu đựng, trước tiên trong suy nghĩ của mình, và kế đó trong đời sống chúng ta. Chúng ta phải trở nên môn đồ, và không phải là hạng người chuyên tìm kiếm khoái lạc.
Các phân đoạn Kinh Thánh liên hệ
Mathiơ 7.13-23: “Hãy vào cửa hẹp, vì cửa rộng và đường khoảng khoát dẫn đến sự hư mất, kẻ vào đó cũng nhiều. Song cửa hẹp và đường chật dẫn đến sự sống, kẻ kiếm được thì ít. Hãy coi chừng tiên tri giả, là những kẻ mang lốt chiên đến cùng các ngươi, song bề trong thật là muông sói hay cắn xé. Các ngươi nhờ những trái nó mà nhận biết được. Nào có ai hái trái nho nơi bụi gai, hay là trái vả nơi bụi tật lê? Vậy, hễ cây nào tốt thì sanh trái tốt; nhưng cây nào xấu thì sanh trái xấu. Cây tốt chẳng sanh được trái xấu, mà cây xấu cũng chẳng sanh được trái tốt. Hễ cây nào chẳng sanh trái tốt, thì phải đốn mà chụm đi. Ấy vậy, các ngươi nhờ những trái nó mà nhận biết được. Chẳng phải hễ những kẻ nói cùng ta rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa, thì đều được vào nước thiên đàng đâu; nhưng chỉ kẻ làm theo ý muốn của Cha ta ở trên trời mà thôi. Ngày đó, sẽ có nhiều người thưa cùng ta rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa, chúng tôi chẳng từng nhân danh Chúa mà nói tiên tri sao? nhân danh Chúa mà trừ quỉ sao? và lại nhân danh Chúa mà làm nhiều phép lạ sao? Khi ấy, ta sẽ phán rõ ràng cùng họ rằng: Hỡi kẻ làm gian ác, ta chẳng biết các ngươi bao giờ, hãy lui ra khỏi ta!”
Mathiơ 19.23-30: “Đức Chúa Jêsus bèn phán cùng môn đồ rằng: Quả thật, ta nói cùng các ngươi, người giàu vào nước thiên đàng là khó lắm. Ta lại nói cùng các ngươi, lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn một người giàu vào nước Đức Chúa Trời. Môn đồ nghe lời ấy, thì lấy làm lạ lắm mà nói rằng: Vậy thì ai được rỗi? Đức Chúa Jêsus ngó môn đồ mà phán rằng: Điều đó loài người không thể làm được, song Đức Chúa Trời làm mọi việc đều được. Phi-e-rơ bèn thưa rằng: Nầy chúng tôi đã bỏ mọi sự mà theo thầy; vậy thì chúng tôi sẽ được chi? Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Quả thật, ta nói cùng các ngươi, đến kỳ muôn vật đổi mới, là khi Con người sẽ ngự trên ngôi vinh hiển của Ngài, thì các ngươi là kẻ đã theo ta, cũng sẽ ngồi trên mười hai ngôi, mà xét đoán mười hai chi phái Y-sơ-ra-ên. Hễ ai vì danh ta mà bỏ anh em, chị em, cha mẹ, con cái, đất ruộng, nhà cửa, thì người ấy sẽ lãnh bội phần hơn, và được hưởng sự sống đời đời. Song có nhiều kẻ ở đầu sẽ nên rốt, và nhiều kẻ ở rốt sẽ nên đầu”.
Mác 10.23-31: “Bấy giờ Đức Chúa Jêsus ngó xung quanh mình, mà phán cùng môn đồ rằng: Kẻ giàu vào nước Đức Chúa Trời khó là dường nào! Môn đồ lấy mấy lời đó làm lạ. Nhưng Đức Chúa Jêsus lại phán rằng: Hỡi các con, những kẻ cậy sự giàu có vào nước Đức Chúa Trời khó là dường nào! Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào nước Đức Chúa Trời. Môn đồ lại càng lấy làm lạ, nói cùng nhau rằng: Vậy thì ai được cứu? Đức Chúa Jêsus ngó môn đồ mà rằng: Sự đó loài người không thể làm được, nhưng Đức Chúa Trời thì chẳng thế; vì Đức Chúa Trời làm mọi sự được cả. Phi-e-rơ liền thưa cùng Ngài rằng: Nầy, chúng tôi đã bỏ hết mà đi theo thầy. Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Quả thật, ta nói cùng các ngươi chẳng một người nào vì ta và Tin Lành từ bỏ nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con cái, đất ruộng, mà chẳng lãnh được đang bây giờ, trong đời nầy, trăm lần hơn về những nhà cửa, anh em, chị em, mẹ con, đất ruộng, với sự bắt bớ, và sự sống đời đời trong đời sau. Nhưng có nhiều kẻ đầu sẽ nên rốt; có kẻ rốt sẽ nên đầu”.
Luca 3.8: “Thế thì, hãy kết quả xứng đáng với sự ăn năn; và đừng tự nói rằng: Áp-ra- ham là tổ phụ chúng ta; vì ta nói cùng các ngươi, Đức Chúa Trời có thể khiến từ những đá nầy sanh ra con cái cho Áp-ra-ham được”.
Giăng 18.36: “Đức Chúa Jêsus đáp lại rằng: Nước của ta chẳng phải thuộc về thế gian nầy. Ví bằng nước ta thuộc về thế gian nầy, thì tôi tớ của ta sẽ đánh trận, đặng ta khỏi phải nộp cho dân Giu-đa; nhưng hiện nay nước ta chẳng thuộc về hạ giới”.
I Côrinhtô 9.24–10.13: “Anh em há chẳng biết rằng trong cuộc chạy thi nơi trường đua, hết thảy đều chạy, nhưng chỉ một người được thưởng sao? Vậy, anh em hãy chạy cách nào cho được thưởng. Hết thảy những người đua tranh, tự mình chịu lấy mọi sự kiêng kỵ, họ chịu vậy để được mão triều thiên hay hư nát. Nhưng chúng ta chịu vậy để được mão triều thiên không hay hư nát. Vậy thì, tôi chạy, chẳng phải là chạy bá vơ; tôi đánh, chẳng phải là đánh gió; song tôi đãi thân thể tôi cách nghiêm khắc, bắt nó phải phục, e rằng sau khi tôi đã giảng dạy kẻ khác, mà chính mình phải bị bỏ chăng. Vả, hỡi anh em, tôi chẳng muốn cho anh em không biết tổ phụ chúng ta đều đã ở dưới đám mây, đi ngang qua biển, chịu Môi-se làm phép báp tem trong đám mây và dưới biển, ăn một thứ ăn thiêng liêng; và uống một thứ uống thiêng liêng; vì họ uống nơi một hòn đá thiêng liêng theo mình, và đá ấy tức là Đấng Christ. Song phần nhiều trong vòng họ không đẹp lòng Đức Chúa Trời, nên đã ngã chết nơi đồng vắng. Mọi điều đó đã xảy ra để làm gương cho chúng ta, hầu cho chúng ta chớ buông mình theo tình dục xấu, như chính tổ phụ chúng ta đã buông mình. Cũng đừng thờ hình tượng nữa, như mấy người trong họ, theo lời chép rằng: Dân sự ngồi mà ăn uống, rồi đứng dậy mà chơi giỡn. Chúng ta chớ dâm dục như mấy người trong họ đã dâm dục, mà trong một ngày có hai vạn ba ngàn người bị bỏ mạng. Cũng chớ thử thách Chúa như mấy người trong họ đã thử thách mà bị loài rắn hủy diệt. Lại cũng chớ lằm bằm như nấy người trong họ đã lằm bằm mà bị chết bởi kẻ hủy diệt. Những sự ấy có nghĩa hình bóng, và họ đã lưu truyền để khuyên bảo chúng ta là kẻ ở gần cuối cùng các đời. Vậy thì, ai tưởng mình đứng, hãy giữ kẻo ngã. Những sự cám dỗ đến cho anh em, chẳng có sự nào quá sức loài người. Đức Chúa Trời là thành tín, Ngài chẳng hề cho anh em bị cám dỗ quá sức mình đâu; nhưng trong sự cám dỗ, Ngài cũng mở đàng cho ra khỏi, để anh em có thể chịu được”.
Côlôse 1.29: “Ấy cũng là vì đó mà tôi làm việc, nhờ Ngài giúp đỡ mà chiến đấu, là sức hành động cách có quyền trong tôi”.
Côlôse 4.12: “Ê-pháp-ra, người hàng xứ với anh em, tôi tớ của Đức Chúa Jêsus Christ, có lời chào anh em; người vì anh em chiến đấu không thôi trong khi cầu nguyện, để anh em trở nên toàn vẹn và trọn niềm vâng phục mọi ý muốn của Đức Chúa Trời”.
I Timôthê 4.10: “Vả, nếu chúng ta khó nhọc và đánh trận, ấy là đã để sự trông cậy ta trong Đức Chúa Trời hằng sống, Ngài là Cứu Chúa của mọi người, mà nhất là của tín đồ”.
I Timôthê 6.12: “Hãy vì đức tin mà đánh trận tốt lành, bắt lấy sự sống đời đời, là sự mà con đã được gọi đến, và vì đó mà con đã làm chứng tốt lành trước mặt nhiều người chứng kiến”.
II Timôthê 2.1-13: “Vậy, hỡi con, hãy cậy ân điển trong Đức Chúa Jêsus Christ mà làm cho mình mạnh mẽ. Những điều con đã nghe nơi ta ở trước mặt nhiều người chứng, hãy giao phó cho mấy người trung thành, cũng có tài dạy dỗ kẻ khác. Hãy cùng ta chịu khổ như một người lính giỏi của Đức Chúa Jêsus Christ. Khi một người đi ra trận, thì chẳng còn lấy việc đời lụy mình, làm vậy đặng đẹp lòng kẻ chiêu mộ mình. Cũng một lẽ đó, người đấu sức trong diễn trường chỉ đấu nhau theo lệ luật thì mới được mão triều thiên. Người cày ruộng đã khó nhọc thì phải trước nhất được thâu hoa lợi. Hãy hiểu rõ điều ta nói cho con, và chính Chúa sẽ ban sự khôn ngoan cho con trong mọi việc. Hãy nhớ rằng Đức Chúa Jêsus Christ, sanh ra bởi dòng vua Đa-vít, đã từ kẻ chết sống lại, theo như Tin Lành của ta, vì Tin Lành đó mà ta chịu khổ, rất đỗi bị trói như người phạm tội; nhưng đạo của Đức Chúa Trời không hề bị trói đâu. Vậy nên, ta vì cớ những người được chọn mà chịu hết mọi sự, hầu cho họ cũng được sự cứu trong Đức Chúa Jêsus Christ, với sự vinh hiển đời đời. Lời nầy chắc chắn lắm: Ví bằng chúng ta chết với Ngài, thì cũng sẽ sống với Ngài; lại nếu chúng ta chịu thử thách nổi, thì sẽ cùng Ngài đồng trị; nếu chúng ta chối Ngài, thì Ngài cũng sẽ chối chúng ta; nếu chúng ta không thành tín, song Ngài vẫn thành tín, vì Ngài không thể tự chối mình được”.
Hêbơrơ 4.11: “Vậy, chúng ta phải gắng sức vào sự yên nghỉ đó, hầu cho không có một người nào trong chúng ta theo gương kẻ chẳng tin kia mà vấp ngã”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét