Chủ Nhật, 16 tháng 5, 2010

I Giăng 2.15-17: "Sự cám dỗ của thế gian"



SỐNG TRONG SỰ SÁNG
Sự cám dỗ của thế gian
I Giăng 2.15-17
1. Tôi thích câu chuyện thuật lại một người đi săn gấu vì ông ta muốn có một áo choàng bằng lông thú. Sau một ngày dài, ông ta gặp một con gấu xám ra đứng chận đường. Khi con gấu nhìn thấy thợ săn, nó nói: "Đừng bắn! Chúng ta hãy trao đổi đi! Thực sự ông muốn gì nào?" Giật mình, người thợ săn đáp: "Ta muốn có chiếc áo choàng bằng da gấu". Con gấu nhìn nhận: "Mọi sự tôi muốn là một bữa ăn. Chúng ta hãy thương lượng". Sau một lúc, con gấu ra khỏi khu rừng với cái bao tử no đầy và với tư thế phát biểu, người thợ săn đã có chiếc áo choàng lông thú .
2. Lẽ đạo chính của phân đoạn nầy, ấy là lòng yêu mến thế gian và sự kính sợ Đức Chúa Trời không phù hợp với nhau. Nếu chúng ta tìm cách thương lượng với thế gian, chúng ta sẽ luôn thua cuộc. Hãy nhớ Kinh Thánh chép trong I Phierơ 5.8: "Hãy tiết độ và tỉnh thức: kẻ thù nghịch anh em là ma quỉ, như sư tử rống, đi rình mò chung quanh anh em, tìm kiếm người nào nó có thể nuốt được". Đừng phạm phải lỗi lầm. Satan đang bước ra để "nuốt" bạn đấy, hắn hủy phá mối giao thông của bạn với Đức Chúa Trời, với các Cơ đốc nhân khác ngăn trở sự trưởng thành thuộc linh của bạn. Công cụ số 1 của hắn là khiến cho bạn lìa khỏi tình yêu thương của Đức Chúa Trời và rơi vào vòng yêu mến thế gian. Đấy là lý do tại sao Giăng bảo chúng ta chớ "yêu thế gian, cũng đừng yêu các vật thế gian nữa".
3. Phân đoạn Kinh Thánh nầy thường bị sử dụng sai. Ray Stedman viết: "Chắc chắn đây là một phân đoạn Kinh Thánh bị sử dụng sai rất nhiều. Mỗi một người chúng ta đã nghe câu ấy thường đoạn tuyệt mọi sự từ cái nút áo cho đến bia, từ nhạc kịch cho đến kinh doanh, từ điệu valse cho đến điệu watusi. Bất cứ điều chi hiện là đối tượng cho sự phản đối Cơ đốc đã bị nhồi nhét vào trong phân đoạn nầy với nhãn hiệu ‘thế gian’, một thứ bị đoạn tuyệt". Tôi không muốn thêm vào danh sách của bất kỳ ai những việc làm theo hay không làm theo. Tôi rất thích thú trong sự hiểu biết không lên án. Chúng ta hãy xem xét mối nguy hiểm, sự thoả hiệp và sự bảo đảm quan trọng nhất của chúng ta.
I. Mối nguy hiểm nghiêm trọng nhất của chúng ta là yêu mến thế gian (câu 15).
A. Mạng lịnh. Chớ yêu mến thế gian.
1. Giăng cung ứng cho chúng ta một câu nói có tính mệnh lệnh, một mạng lịnh. Mẹ tôi thường ban ra mạng lịnh: "Đừng chạy giỡn trong nhà”. Chạy giỡn trong nhà là một việc tôi có thể kềm chế được. Là một tín đồ, yêu mến thế gian là một việc tôi có thể kềm chế được. Nếu chúng ta muốn có mối giao thông với Đức Chúa Trời, chúng ta chớ yêu mến thế gian.
2. Giăng muốn nói gì vậy? "Thế gian" ra từ chữ Hy lạp kosmos. Đây là chữ mà từ đó chúng ta có chữ "mỹ phẩm" (cosmetic).
3. Trước tiên, hãy hiểu rằng "thế gian" không có ý nói tới thế giới của sự sáng tạo. Đức Chúa Trời đã dựng nên một thế giới xinh đẹp cho sự khoái lạc của chúng ta. Chúng ta cần phải thưởng thức mọi khía cạnh của thế giới tự nhiên của Ngài. Là một đứa trẻ, tôi nhớ bài hát: "Đây là thế giới của Cha tôi, tôi nghĩ đến những vầng đá, rừng cây, bầu trời và biển cả, tay Ngài đã đan dệt những điều kỳ diệu".
Đêm hôm kia, đứa con gái 7 tuổi của tôi, Hannah nhìn lên bầu trời đầy sao rồi hỏi: "Bố ơi, sao Đức Chúa Trời lại làm nhiều ngôi sao thế hả?" Tôi chỉ cho nó Thi thiên 97.6: "Các từng trời truyền ra sự công bình Ngài, muôn dân đã thấy sự vinh hiển Ngài".
4. Thứ hai, chữ "thế gian" không có ý nói tới thế giới của con người đâu. Cách đây vài năm có một bài hát với đề tựa là: "We are the World" (Chúng ta là Thế gian). Đức Chúa Trời đã dựng nên tất cả nhiều dân tộc trên chỉ một thế giới mà thôi. Chúng ta có lối sống, tục lệ và văn hoá riêng của mình. Đức Chúa Trời yêu thương tất cả các dân tộc. Chúa Jêsus đã phán trong Giăng 12.32: "Còn ta, khi ta đã được treo lên khỏi đất, ta sẽ kéo mọi người [ethnos] đến cùng ta". Giăng 3.16 cho chúng ta biết "Đức Chúa Trời yêu mến THẾ GIAN…"
5. "Thế gian" trong văn mạch nầy đề cập tới một hệ thống có trật tự, một trật tự đã được sắp đặt. Thí dụ, chúng ta nói về "thế giới chính trị" hay "thế giới thể thao". Chúng ta phân biệt giữa thời gian bằng cách nói tới "thế giới cổ" và "thế giới hiện đại". Chúng ta dám nói rằng một người nào đó đang sống "trong cái thế giới của riêng mình".
6. Khi Giăng bảo chúng ta chớ "yêu thế gian, cũng đừng yêu các vật ở thế gian nữa", ông đang bảo chúng ta chớ hiến mình cho hệ thống thế gian vì nó đứng nghịch cùng Đức Chúa Trời. "Thế gian" trong đó ông viết là một thứ triết lý hay một phương thức suy tưởng và sống động không cần có Đức Chúa Trời.
7. Đây là những gì Chúa Jêsus muốn nói tới trong Giăng 15.18-19: "Ví bằng người đời ghét các ngươi, thì hãy biết rằng họ đã ghét ta trước các ngươi. Nếu các ngươi thuộc về thế gian, thì người đời sẽ yêu kẻ thuộc về mình; nhưng vì các ngươi không thuộc về thế gian và ta đã lựa chọn các ngươi giữa thế gian, bởi cớ đó người đời ghét các ngươi".
8. Hãy chú ý chúng ta cũng chớ yêu mến "các vật ở thế gian nữa". Làm sao chúng ta biết nếu chúng ta "yêu mến thế gian?" Chúng ta biết chúng ta "yêu mến thế gian" nếu chúng ta yêu mến "các vật ở thế gian". "Thế gian" đề cập tới một thứ triết lý. "Các vật" có ý nói tới những thứ đặc biệt.
9. Trở lại một chút, gia đình chúng tôi đến tham quan xứ Amish trong nước Canada. Thật là kỳ lạ khi nhìn thấy người ta lái xe tải và tránh né tất cả những tiện nghi hiện đại. Tại sao họ phải như vậy chứ? Để tránh ham mến "các vật ở thế gian". Kinh Thánh phán chúng ta chớ YÊU "các vật ở thế gian", Kinh Thánh không hề nói chúng ta không thể SỬ DỤNG chúng.
10. Yêu không phải là một CẢM XÚC. Yêu là một QUYẾT ĐỊNH. Tôi ưa thích các bộ môn thể thao, nhưng thay vì tôi đi thờ phượng và nghiên cứu Kinh Thánh, tôi xem thể thao trên TV nhiều hơn, như vậy tôi đã quyết định yêu mến thế gian.
11. Chẳng có điều gì sai với việc sở hữu một chiếc xe hơi đẹp hay một ngôi nhà tiện nghi. Nhưng nếu tôi để cho các vật đó giữ tôi không hầu việc Đức Chúa Trời hay có mối giao thông với dân sự của Ngài, tôi đã chọn người yêu của mình.
12. Chẳng có điều gì sai với việc sở hữu một chiếc TV, có cáp và đĩa thu hình vệ tinh. Nhưng nếu tôi để cho các thứ nầy chiếm hữu lý trí tôi giữ tôi xa lánh gia đình và các trách nhiệm, tôi đang yêu mến thế gian. Tôi có thể đầu tư tiền bạc của mình cách khôn ngoan nhưng nếu tôi thất bại không sử dụng nó y như Đức Chúa Trời bảo tôi phải sử dụng, tôi đang yêu mến tiền bạc của tôi thay vì sử dụng nó.
13. Đức Chúa Trời không cung ứng cho chúng ta một sự lựa chọn. Ngài đang đưa ra một mạng lịnh: "CHỚ yêu thế gian". Trong văn mạch nói tới sự trưởng thành thuộc linh, Kinh Thánh dạy chúng ta phải quyết định đặt Đức Chúa Trời ở trên hết (Mathiơ 6.33).
B. Nguyên tắc. Chúng ta không thể yêu mến thế gian và Đức Chúa Trời.
1. Giăng nói: "Nếu ai yêu thế gian, thì sự kính mến Đức Chúa Cha chẳng ở trong người ấy". Sự kính mến Đức Chúa Trời là sự đối chọi với lòng yêu mến thế gian. Chúa Jêsus phán trong Mathiơ 6.24: "Chẳng ai được làm tôi hai chủ; vì sẽ ghét người nầy mà yêu người kia, hoặc trọng người nầy mà khinh người kia. Các ngươi không có thể làm tôi Đức Chúa Trời lại làm tôi Ma-môn nữa". Chúng ta phải quyết định chúng ta sẽ yêu ai hay yêu cái gì.
2. Có nhiều tín đồ, họ chọn yêu mến thế gian. Họ là những Cơ đốc nhân CON ĐỎ. Hãy nhớ dấu hiệu chính của sự trưởng thành thuộc linh là tình yêu thương, sự kính mến Đức Chúa Trời tuôn tràn qua và tuôn tràn ra từ đời sống của chúng ta. Nếu chúng ta quyết định yêu mến thế gian, tình yêu thương của Đức Chúa Trời sẽ không tuôn tràn qua chúng ta.
3. Đôi khi chúng ta yêu mến thế gian vì chúng ta thất bại không quyết định kính mến Đức Chúa Trời. Tôi dám chắc bạn đã nghe phần minh hoạ về con ếch trong cái ấm đun nước. Chúng ta có khuynh hướng từ từ xa cách Đức Chúa Trời. Chúng ta không cầu nguyện, rồi không học hỏi Kinh Thánh, rồi một hay hai buổi thờ phượng, tiếp đến trước khi chúng ta nhận ra, chúng ta đã xa khỏi Đức Chúa Trời rồi.
4. Có người đã nói: "Phần lớn các Cơ đốc nhân có Đức Chúa Trời đủ để cảm thương thế gian và có thế gian đủ để cảm thương Đức Chúa Trời".
5. Con người được ấn định cho phải thờ phượng. Một là chúng ta thờ lạy Đức Chúa Trời chơn thật hoặc chúng ta thời lạy điều chi khác. Ở Kyoto, Nhật bản là một địa điểm thờ phượng bất thường được gọi là "Ngôi Chùa của ngàn vị Phật" ở đó người ta thiết kế ra thần linh của chính họ. Ở đây có nhiều hơn cả ngàn hình tượng Đức Phật, mỗi hình tượng đều khác nhau. Người đến thờ lạy có thể chọn lấy hình tượng nào mình thích nhất. Thường thì hình tượng ấy trông giống như người ấy. Rồi người ấy cúi lạy trong sự thờ phượng. Chúng ta thường dựng lên các đối tượng thờ phượng theo ảnh tượng của chính mình.
6. Nếu chúng ta quyết định kính mến Đức Chúa Trời bằng cách vâng theo Ngài, chúng ta phải xử lý với tội lỗi của mình. Mục sư Martin Lloyd-Jones từng viết rằng người nào dạy Đức Chúa Trời là sự yêu thương mà không dạy Ngài ghét tội lỗi là đang giới thiệu một vị thần khác – chủ yếu là Satan với chiếc mặt nạ đang đeo trên người.
7. Môise chọn không yêu mến thế gian, là Ai cập và nó đúng là thế gian. Hêbơrơ 11.25 chép ông "đành cùng dân Đức Chúa Trời chịu hà hiếp hơn là tạm hưởng sự vui sướng của tội lỗi, người coi sự sỉ nhục về Đấng Christ là quí hơn của châu báu xứ Ê-díp-tô, vì người ngửa trông sự ban thưởng…"
II. Sự thoả hiệp nghiêm trọng nhất của chúng ta là tư dục (câu 16).
Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta những ước ao về mọi điều cần thiết trong cuộc sống: đồ ăn, quần áo, và nơi cư trú. Tư dục là cách sử dụng sai những ao ước đó. Giống như con tàu cuồn cuộn ra khơi, tư dục là ham muốn tự nhiên nằm ngoài tầm điều khiển. Giăng nói: "vì mọi sự trong thế gian" có thể được chia thành ba phạm trù thoả hiệp. Trong đó, chúng ta nhìn thấy dấu vết của Satan đang lần trở lại Vườn Ê-đen.
A. Sự mê tham của xác thịt.
1. "Sự mê tham của xác thịt" đề cập tới sự ham muốn bất hợp pháp theo phần xác, ao ước làm phu phỉ sự thèm thuồng thể xác trong một tư thế tội lỗi.
2. Trong Vườn, Satan đã cám dỗ Ê-va vào trong tội lỗi với một trái cây thơm ngát có "bộ ăn ngon" (Sáng thế ký 3.6).
3. Chúng ta hiểu "sự mê tham của xác thịt" mỗi lần chúng ta đi ra nhà hàng với quầy đồ ăn hay tự dọn. Có thể chúng ta có nhu cần hợp pháp về đồ ăn, nhưng chúng ta thường lấy nhiều hơn nhu cần đó. Ai thực sự cần thịt gà chiên, cá chiên, các thứ rau và bánh hấp?
4. Những nhà nội trợ đều hiểu rõ "sự mê tham của xác thịt". Có một chuỗi nhà hàng trên khắp xứ sở của chúng ta đã được xây dựng căn cứ theo sự ham muốn, không phải sự ham muốn của con người về thịt béo đâu, mà căn cứ theo sự đam mê tình dục sai trái của đàn ông. Họ sử dụng những tiếp viên nữ có vóc dáng xinh đẹp trong những bộ trang phục đẹp, hấp dẫn để phục vụ, trong khi thức ăn lại tầm thường nhất. Nhiều gã đàn ông không đến đó vì đồ ăn mà đến đó vì tham dục!
5. Buôn bán tình dục. Những phụ nữ xinh đẹp trong những trang phục “nghèo” đã được sử dụng để bán mọi sự từ A đến Z! Ngày kia tôi đọc các tạp chí đang tranh nhau để có được những tấm ảnh để ngực trần của một số ngôi sao điện ảnh trẻ tuổi.
6. Thế gian muốn chúng ta và con cái của chúng ta phải nghĩ rằng tình dục ở bất cứ hình thức nào đều là lành mạnh và không có sao hết (okay). Đức Chúa Trời phán: "Chớ yêu mến [hay tin theo] thế gian". Đức Chúa Trời đã ban cho khoái lạc về tình dục, còn thế gian đã làm cho nó thành đồi trụy.
7. Có người nói: "Nhưng thưa Mục sư, Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta những ham muốn về nhục dục, há đấy chẳng phải là lỗi của Ngài sao?" KHÔNG! Giacơ 1.13 chép: "Chớ có ai đang bị cám dỗ mà nói rằng: ấy là Đức Chúa Trời cám dỗ tôi; vì Đức Chúa Trời chẳng bị sự ác nào cám dỗ được, và chính Ngài cũng không cám dỗ ai". Nhà truyền đạo Billy Sunday thường gọi cách cáo lỗi như thế là "lớp vỏ lý luận bao che cho một sự dối trá".
8. Khi chúng ta chìu theo "sự mê tham của xác thịt" , đó là một lực hấp dẫn tai hại!
B. Sự mê tham của mắt.
1. Trong Vườn, Ê-va đã nhìn thấy trái cây thật là "đẹp mắt".
2. "Sự mê tham của mắt" nhắm vào hoạt động tư tưởng và tưởng tượng của chúng ta, và khi chúng ta kinh nghiệm nó trong một phút yếu đuối, đôi khi những sự tưởng tượng của chúng ta biến thành thực tế. Những gì nhập vào lý trí qua cửa ngõ "ánh mắt" thường được bày ra trong cuộc sống. Đây là lý do tại sao sách báo khiêu dâm rất nguy hiểm và có tính cách lừa gạt. Vua David đã nhìn xem Bátsêba rất lâu trước khi ông có mối quan hệ tình dục với bà.
3. Những chương trình thương mại trên TV chỉ ra "sự mê tham của mắt". Tại sao thứ thịt kèm phó mát bạn nhận lấy tại cửa hàng thức ăn nhanh không được coi là hình ảnh của thương mại? Vì hình ảnh trên thương mại rất cẩn thận làm tăng độ đói khát nơi bạn. Có ai từng suy nghĩ về lý do tại sao chúng ta ăn khi xem TV không?
4. Tại sao các công ty xe hơi thường thay đổi kiểu dáng xe cộ của họ chứ? Chẳng có gì sai với kiểu dáng cũ cả, nhưng họ biết người ta sẽ "mê tham" đối với kiểu dáng mới.
5. Có người nói rất hay: "Chúng ta mua nhiều thứ chúng ta không cần với tiền bạc chỉ để gây ấn tượng với những kẻ mà chúng ta không ưa thích!"
C. Sự kiêu ngạo của đời.
1. Giăng đã nói tới "sự kiêu ngạo của đời". Chính sự ham muốn không kiểm soát được đánh thức sự ghen ghét và sự tâng bốc nơi người khác.
2. Ở trong vườn, Satan đã cám dỗ Ê-va với trái cây "có thể khiến cho người ta khôn ngoan". Hắn nói với bà rằng nếu bà ăn trái cây đó "mắt" của bà sẽ "mở ra" và bà sẽ "nên giống như Đức Chúa Trời, biết điều thiện điều ác".
3. "Sự kiêu ngạo của đời" tự tỏ ra trong sự muốn biết, muốn người ta nhìn và công nhận chúng ta. Nó tác động vào trang phục chúng ta mặc, loại xe hơi chúng ta lái và nhà cửa chúng ta sống trong đó. Chẳng có gì sai với những thứ nầy, nhưng sự ham muốn của chúng ta về các thứ ấy thường bắt rễ trong sự kiêu ngạo. Sao chứ? Vì chúng ta muốn sự vinh hiển. Chúng ta không muốn dâng sự vinh hiển cho Đức Chúa Trời, chúng ta muốn giữ sự ấy cho bản thân mình.
4. Thế giới tôn giáo đều căn cứ theo "sự kiêu ngạo của đời". Chúng ta phải thường xuyên thắc mắc về các động lực của chúng ta. Một số tín đồ nghiên cứu Kinh Thánh, không phải để có mối giao thông với Đức Chúa Trời, mà để gây ấn tượng cho nhiều người khác. Đấy là một dấu hiệu chắc chắn về sự chưa trưởng thành về mặt thuộc linh. I Côrinhtô 8.1 chép: "sự hay biết sanh kiêu căng, còn sự yêu thương làm gương tốt".
5. Một số Cơ đốc nhân hết thảy đều bước ra, ngoài mặt là phục vụ, nhưng động lực không phải là tình yêu thương mà là tự lên mình. Họ muốn người ta chiêm ngưỡng và tán thưởng. Họ sẽ nổi giận nếu họ không được công nhận.
6. Sự ham muốn về "kiêu ngạo" nầy là cách thực hành đầy thủ đoạn và dối gạt của kẻ thù. Có thể chúng ta nhìn vào người khác đang đắm mình trong những sự ham muốn khác rồi nói: "Cảm tạ Đức Chúa Trời, tôi không làm như thế!"
7. Chúa Jêsus đã phán về tội lỗi tinh vi nầy trong Luca 18.10-14. Ngài nói về hai người kia lên đền thờ cầu nguyện. Một người thuộc dòng Pharisi, ông ta cảm tạ Đức Chúa Trời vì ông ta không giống như những tội nhân khác. Người kia là là một tay thâu thuế, ông nầy hạ mình xuống kêu cầu: "Lạy Chúa, xin thương xót lấy tôi vì tôi là kẻ có tội!"
8. Giăng nói: "Vì mọi sự trong thế gian… chẳng từ Cha mà đến, nhưng từ thế gian mà ra". Nếu chúng ta đang sống trong tư dục, chúng ta đang ở ngoài mối giao thông với Đức Chúa Trời vì những tư dục của chúng ta không đến từ Đức Chúa Trời mà đến từ thế gian.
III. Sự bảo đảm quan trọng nhất của chúng ta là đời đời (câu 17).
A. Lòng ham mến thế gian là tạm thời.
1. Giăng nói: "Vả thế gian với sự tham dục nó đều qua đi". Mọi sự về thế gian nầy đều là ngắn ngủi, nhất thời. Mọi sự đều là tạm bợ. Sự lựa chọn yêu mến thế gian hơn kính mến Đức Chúa Trời là một sự lựa chọn dại dột vì mọi khoái lạc của nó đều ít ỏi và qua nhanh.
2. Những kỳ hội chợ đã được ấn định để làm cho bậc cha mẹ phải hao tốn tiền bạc của họ. Mỗi năm khi chúng tôi đưa mấy đứa con đến vui chơi tại hội chợ Tri-State, tôi lấy làm ngạc nhiên vì tiền bạc tiêu pha trong một thời gian rất ngắn. Chúng tôi mua những cái vé rất tốn kém chi trả cho những cuộc chơi kết thúc trong 60 giây. Bạn chưa kịp kêu thét lên trước khi trò chơi chấm dứt! Thế gian giống như vậy đấy. Tội lỗi là một trò chơi rất tốn kém nhưng hoàn toàn không làm cho thoả mãn vì nó qua đi rất là nhanh. Ngay khi bạn đến mức cuối, nó liền lẫn tránh bạn.
3. Giacơ 1.12-16 cung ứng cho chúng ta những chặng dối gạt của tội lỗi. Thế gian luôn luôn dẫn chúng ta vào "sự chết".
4. Câu chuyện thuật lại về con tàu Titanic rất thu hút và những hành khách tưởng họ "không thể bị đánh chìm được". Họ có thể ăn, uống, khiêu vũ và tiệc tùng suốt chuyến hành trình. Tuy nhiên, việc không thể nghĩ tới đã xảy ra. Họ đã bị chìm. Nhiều người đang sống đời sống của họ trong cùng sự mù quáng đó, không hề bằng lòng công nhận "thế gian sẽ qua đi".
5. Tôi không thể nói cho bạn biết có bao nhiêu người mà tôi quen, họ đã bỏ rơi vợ và gia đình của họ vì sự rung động mau chóng với người đàn bà khác. Họ tin người đàn bà nầy sẽ làm thoả mãn mọi nhu cần của họ và cung ứng cho họ sự thoả mãn tối hậu. Họ kết thúc trong đau buồn, cô độc và đáng thương.
6. Sự cám dỗ của thế gian là MỘT LỜI NÓI DỐI!!! Không một người đàn bà nào, không một ai khác, không ma túy, không chiếc xe hơi nào, không một ngôi nhà nào, không một sự đầu tư nào, không một địa vị nào, KHÔNG MỘT ĐIỀU GÌ TRONG THẾ GIAN NẦY sẽ làm thoả mãn tối hậu cho chúng ta cả.
B. Phần thưởng cho sự vâng lời là đời đời.
1. Giăng nói: "song ai làm theo ý muốn Đức Chúa Trời thì còn lại đời đời". Nhà cải chánh lỗi lạc Martin Luther, đã viết: "Tôi đã cầm giữ nhiều thứ trong tay và tôi đã mất hết chúng. Nhưng những thứ mà tôi đã đặt trong tay của Đức Chúa Trời tôi vẫn còn chúng y nguyên".
2. Chúng ta đã bắt đầu với một mạng lịnh và chúng ta sẽ hoàn tất với một câu hỏi: BẠN CÓ YÊU MẾN THẾ GIAN KHÔNG? Bạn không thể yêu mến thế gian và Đức Chúa Trời. Bạn đang sống cho cái ở đây và bây giờ hay cái ở đàng kia và khi ấy?
3. Jim Elliot là một giáo sĩ Tin lành, ông đã bị giết cách đấy mấy năm trong tay của bộ tộc da đỏ Auca ở Nam Mỹ. Ông đã viết: "Kẻ nào bỏ đi thứ mình không thể giữ để kiếm được thứ mình không thể mất chẳng phải là dại dột đâu".
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét