Thứ Ba, 25 tháng 5, 2010

Luca 12.35-48: "CÁCH CHỜ ĐỢI"



Phần giới thiệu
Cấu trúc của phân đoạn Kinh Thánh
Chỗ căng thẳng của phân đoạn Kinh Thánh.
Ba đặc điểm của một người chờ đợi (12.35-36).
Ơn phước được hứa cho (12.37-38).
Những lời cảnh cáo (12.39-40)
Sự thăm dò của Phierơ và lời hứa của Chúa Jêsus (12.41-44).
Lời cảnh cáo: sự phán xét thiêng liêng và nền tảng của sự ấy (12.45-48).
Kết luận.
BÀI 44
CÁCH CHỜ ĐỢI
(Luca 12.35-48)
Luca 12.35-48: “Lưng các ngươi phải thắt lại, đèn các ngươi phải thắp lên. Hãy làm như người chờ đợi chủ mình ở tiệc cưới về, để lúc chủ đến gõ cửa thì liền mở. Phước cho những đầy tớ ấy, khi chủ về thấy họ thức canh! Quả thật, ta nói cùng các ngươi, chủ sẽ thắt lưng mình, cho đầy tớ ngồi bàn mình, và đến hầu việc họ. Hoặc canh hai, canh ba, chủ trở về, nếu thấy đầy tớ như vậy thì phước cho họ! Hãy biết rõ, nếu chủ nhà hay kẻ trộm đến giờ nào, thì sẽ tỉnh thức, chẳng để cho nó đào ngạch nhà đâu. Các ngươi cũng vậy, hãy chực cho sẵn sàng, vì Con người sẽ đến trong giờ các ngươi không ngờ. Phi-e-rơ bèn thưa Ngài rằng: Lạy Chúa, thí dụ nầy Chúa phán cho chúng tôi, hay là cũng cho mọi người? Chúa đáp rằng: Ai là người quản gia ngay thật khôn ngoan, chủ nhà đặt coi cả người nhà mình, để đến dịp tiện, phát lương phạn cho họ? Phước cho đầy tớ ấy khi chủ nhà về, thấy làm như vậy! Quả thật, ta nói cùng các ngươi, chủ sẽ cho nó quản lý cả gia tài mình. Nhưng nếu đầy tớ ấy tự nghĩ rằng: Chủ ta chậm đến; rồi cứ đánh đập đầy tớ trai và gái, ăn uống say sưa, thì chủ nó sẽ đến trong ngày nó không dè, và giờ nó không biết; lấy roi đánh xé da nó, và để cho nó đồng số phận với kẻ bất trung. Đầy tớ nầy đã biết ý chủ mình, mà không sửa soạn sẵn và không theo ý ấy, thì sẽ bị đòn nhiều. Song đầy tớ không biết ý chủ, mà làm việc đáng phạt, thì bị đòn ít. Vì ai được ban cho nhiều, thì sẽ bị đòi lại nhiều; và ai đã được giao cho nhiều, thì sẽ bị đòi lại nhiều hơn”.
Phần giới thiệu
Tôi e rằng chờ đợi là việc mà tôi chẳng ưa cho lắm. Có thể quý vị sẽ rất cảm thông với tôi trong nỗi khó chịu tôi có với sự chờ đợi, đặc biệt là sự chờ đợi kéo dài đối với sự đến của ai đó. Đôi khi những người chồng đến với nhà thờ với thái độ “phật ý” vì họ phải ngồi ngoài xe, chờ đợi vợ và/hay gia đình ra xe. Những người vợ có thể bực bội khi phải chờ đợi các đức lang quân từ sở làm về nhà, đặc biệt nếu họ dùng cơm tối dọn trên bàn đã nguội lạnh. Tôi có xem tin nói về một cặp vợ chồng cách đây mấy tuần, trong cơn mưa đá, và họ buộc phải bỏ ra cả ngày hay hơn nữa ở phi trường, chờ đợi thời tiết trong sáng và mọi kế hoạch bay được gỡ rối.
Xã hội chúng ta không có khuynh hướng phải chờ đợi. Thí dụ, hãy suy nghĩ xem, có bao nhiêu nhà hàng “thức ăn nhanh” trong thành phố của chúng ta, khi đem sánh với những nhà hàng cũ kỹ nấu thức ăn chậm. Những bữa tối trên TV là giải pháp cho những người muốn dùng cơm tại nhà, một cách mau chóng. Những thẻ tín dụng có một sức lôi cuốn lớn đối với chúng ta là vì chúng ta có thể mua sắm các thứ chúng ta muốn mà chẳng phải chờ đợi cho tới lúc chúng ta có tiền mặt mới mua được. “Cuộc cách mạng tình dục” cũng cung ứng cho xã hội chúng ta một chỗ dựa theo lý trí một cách thản nhiên vì chẳng phải “chờ đợi” để tận hưởng về mặt nhục dục, trong vòng hôn nhân.
Khi quý vị nghĩ tới Kinh Thánh, chờ đợi là một trong nhiều việc mà người nam người nữ có đức tin được kêu gọi phải chờ đợi. Hết thảy những người có tên trong “đại sảnh đức tin” ở Hêbơrơ 11 phải chờ đợi để nhận được các ơn phước mà Đức Chúa Trời hứa cho. Họ chờ đợi thậm chí còn lâu hơn chúng ta thích chờ đợi nữa – họ vẫn chờ khi họ đã qua đời rồi. Họ vẫn đang chờ đợi!
Chúa Jêsus kêu gọi các môn đồ Ngài phải chờ đợi, vì dù Ngài sẽ tái lâm trên đất, để trị vì trên đất trong vai trò Đấng Mêsi, đó có thể là một khoảng thời gian trước khi điều nầy xảy ra. Phân đoạn Kinh Thánh của chúng ta ám chỉ rằng sẽ có một sự chờ đợi. Lịch sử khẳng định điều nầy, vì Hội Thánh đã chờ đợi Ngài tái lâm gần 2000 năm rồi.
Tôi tin toàn bộ chương 12 của sách Luca có quan hệ tới chức năng quản lý. Những câu 1-12 nói tới chức năng quản lý của môn đồ trong Tin Lành. Môn đồ phải sử dụng tốt Tin Lành bằng cách dạn dĩ sống theo và lo rao giảng Tin Lành đó. Các câu 13-34 có nói tới chức năng quản lý mọi của cải. Chúng ta không phải bận tâm với các thứ vật chất, mà với “sự sống” thật. Chúng ta không cần phải lo toan về cuộc sống của chúng ta, nhưng chúng ta phải sử dụng các thứ để phục vụ mọi nhu cần của con người hiện nay, ấy là lo chất chứa của cải cho bản thân mình ở trên trời. Trong những câu 35 và nối theo sau Chúa chúng ta nhắm tới, theo tôi hiểu, chức năng quản lý thì giờ. Ngài dạy dỗ chúng ta biết nhìn xem và tận dụng thì giờ như thế nào từ lúc bây giờ cho tới khi Ngài đến.
Nếu chúng ta bị buộc phải chờ đợi, thì quý vị và tôi cần phải học hỏi để chờ đợi sao cho đúng. Trong phân đoạn Kinh Thánh của chúng ta, Chúa Jêsus dạy chúng ta “cách chờ đợi” sự tái lâm của Ngài. Trong các câu 35-36 Chúa Jêsus đưa ra ba yếu tố có quan hệ tới sự chờ đợi, ba phần mô tả thái độ sẵn sàng đối với sự trông đợi Ngài tái lâm mà chúng ta cần phải có trải qua mọi thời đại. Những câu 37-38 là một lời hứa tình trạng phước hạnh cho những ai biết chờ đợi theo như Chúa Jêsus đã nói ở trên. Các câu 39-40 chứa lời lẽ cảnh báo, cho người nào không chờ đợi với thái độ sẵn sàng đón Ngài tái lâm.
Trong câu 41, Phierơ đã yêu cầu muốn biết Chúa Jêsus đang nói với ai, và Chúa Jêsus đã trả lời một cách gián tiếp, bằng một câu hỏi (câu 42), là câu dẫn tới lời hứa của Ngài, ấy là Đức Chúa Trời sẽ tôn cao người quản gia với các trách nhiệm lớn lao hơn trong Nước Trời, là người quản gia tốt các thứ của cải đời nầy của mình (các câu 43-44). Hai câu 45-46 cũng là một lời cảnh báo khác, nói tới những ai đang sử dụng sự tái lâm trễ nãi của Chúa chúng ta như một lời cáo lỗi để phạm tội và bê tha. Những câu sau cùng (47-48) kết thúc phân đoạn Kinh Thánh bằng cách làm nổi bật lên nguyên tắc mà kỷ luật thuộc linh được đặt trên đó.
Cấu trúc của phân đoạn Kinh Thánh
Những điều chúng ta đã nói trên đây được tóm tắt như sau:
Lời khuyên phải sẵn sàng – các câu 35-40
Ba yếu tố của sự sẵn sàng – các câu 35-36
Hai bảo đảm và ơn phước cho người biết chờ đợi – các câu 37-38
Lời cảnh báo về việc không biết sửa soạn – các câu 39-40
Lời khuyên phải trung tín – các câu 41-48
Chỗ căng thẳng của phân đoạn Kinh Thánh
Phân đoạn Kinh Thánh của chúng ta có một chỗ “căng thẳng”, chỗ nầy tác động học viên phải nghiên cứu các lời lẽ nầy một cách cẩn thận. Trong câu 46, Chúa Jêsus phán về tên đầy tớ bị “đánh xé”. Trong câu chuyện tương ứng của Mathiơ (24.45-51), ông thêm một tham khảo tới “khóc lóc và nghiến răng” (câu 51). Có phải đây là cách nói về địa ngục, và nếu thực vậy, Cơ đốc nhân có cần phải sợ địa ngục như một án phạt cho thái độ bất trung trong sự hầu việc của họ không? Tôi tin phần nghiên cứu của chúng ta sẽ giải đáp thắc mắc nầy.
Ba đặc điểm của một người chờ đợi (12.35-36)
“Lưng các ngươi phải thắt lại, đèn các ngươi phải thắp lên. Hãy làm như người chờ đợi chủ mình ở tiệc cưới về, để lúc chủ đến gõ cửa thì liền mở”.
Tôi nhìn thấy ba đặc điểm phân biệt ở người biết “chờ đợi” mà Chúa chúng ta đã mô tả:
Sửa soạn – “Lưng phải thắt lại…”
Kiên định – “đèn phải thắp cháy luôn”
Trông đợi – “hãy làm như người chờ đợi chủ mình”
Sự sửa soạn của người chờ đợi gồm có thái độ sẵn sàng hành động. Trong hình ảnh của Chúa chúng ta, có chỗ phải suy nghĩ tới việc ăn mặc của một người. Đúng ra một người cần phải sẵn sàng do “lưng phải thắt lại”. Một người phải chịu khó làm việc với áo bỏ vào quần. Trong nền văn hoá của chúng ta, chúng ta phải nói là “xăng tay áo lên”.
Thứ hai, “người biết chờ đợi” cần phải giữ cho “đèn mình cháy luôn”. Họ không có đèn đường trong thời buổi ấy, họ cũng không có đèn sáng luôn ở mái hiên, để cho chủ có thể tìm được dễ dàng mà vào cửa nhà mình. Người đầy tớ giỏi sẽ lắng nghe tiếng chủ mình trở lại (một tiếng chó sủa ở đàng xa?) thì đèn của người đã thắp lên, hầu cho người rọi sáng lên và chủ dễ nhận ra. Cũng một thể ấy, với môn đồ nào đang chờ đợi sự tái lâm của Chúa. Sự chờ đợi của một người cần phải lo sửa soạn mọi thứ cấp thiết, để sự tái lâm của Chúa không có gì ngạc nhiên, và vì thế chúng ta là một phần của sự tái lâm ấy.
Thứ ba, “người biết chờ đợi” rất giống với người đầy tớ biết liệu lo, người nầy sốt sắng chờ đợi sự trở về của chủ mình, giống như thể người đang trở về từ một tiệc cưới vậy. Chúa Jêsus không có ý nói chính người chủ đang lấy vợ đâu, mà chỉ nói rằng người đi dự tiệc cưới mà thôi. Cả hai sinh hoạt nầy đều rất thích ứng và rất vui thích, là lý do đúng đắn cần phải đi dự và có thể sẽ trễ khi quay trở về nhà. Tâm trạng lúc quay về của chủ phải là vui nhộn lắm. Người đầy tớ có lòng sốt sắng cần phải sẵn sàng, có thể ngay tức khắc mở cửa nhà cho chủ.
Ơn phước được hứa cho (12.37-38)
Trong hai câu 37-38 Chúa Jêsus hứa phước cho những người biết chờ đợi sự tái lâm của Ngài như Ngài đã mô tả ở trên:
“Thật lấy làm tốt [Phước cho] những đầy tớ ấy, khi chủ về thấy họ thức canh! Quả thật, ta nói cùng các ngươi, chủ sẽ thắt lưng mình, cho đầy tớ ngồi bàn mình, và đến hầu việc họ. Hoặc canh hai, canh ba, chủ trở về, nếu thấy đầy tớ như vậy thì phước cho họ!”.
Nếu chúng ta chờ đợi với lòng trông mong Chúa chúng ta tái lâm, khi chờ như thế sẽ kết quả với phần thưởng “phước cho”. Bản chất của phần thưởng đó rất đáng kinh ngạc. Những đầy tớ ấy là những người rõ ràng là đang trông đợi chủ mình về sẽ được phước bởi Chủ sẽ hầu việc họ. Theo tôi hiểu thì ở đàng sau lối nói nầy là ý nghĩa: khi Ngài trở lại, Chủ sẽ hầu việc tôi tớ của mình! Như vậy chẳng đáng ngạc nhiên sao?
Đối với chúng ta, một hành động như thế dường như trái ngược với vai trò của Ngài trong sự tái lâm. Sự phục vụ dường như là một điều trái ngược với sự lãnh đạo, một tôi tớ hành động trái ngược với hành động của người làm chủ. Những phần lưu ý sau đây có thể giúp chúng ta giải quyết vấn đề khó xử của chúng ta (Há đây không phải là “chỗ căng thẳng” khác trong phân đoạn Kinh Thánh sao?)
(1) Hầu việc là một phần hành vinh dự. Chúa Jêsus đã đến để hầu việc (đối chiếu Luca 22.27), và vì thế chúng ta đáng phải xem hầu việc là vinh dự. Trong nền văn hoá của chúng ta, hầu việc là phần việc hạ mình, một việc làm cần phải tránh xa. Cũng một thể ấy trong thời của Chúa Jêsus (đối chiếu Giăng 13.1-17). Chúa Jêsus đã nâng sự hầu việc đến một chức năng được ơn và lắm vinh dự.
(2) Lãnh đạo không phải là trái ngược với sự hầu việc, mà là một hình thức hầu việc. Có người xem chức năng lãnh đạo là một cơ hội để cho nhiều người khác hầu việc quý vị, song Kinh Thánh nói về chức năng lãnh đạo là một hình thức để phục vụ (đối chiếu Mác 10.42-45; I Phierơ 5.1-3). Vì thế, Chúa chúng ta có thể vừa lãnh đạo vừa hầu việc cùng một lúc, hoặc chúng ta có thể nói rằng Ngài đang lãnh đạo bởi sự phục vụ. Hầu việc tôi tớ Ngài lúc tái lâm là chẳng có gì mâu thuẫn với việc Ngài đến để trị vì cả.
(3) Vì hầu việc không ngược lại với vinh dự hay chức năng lãnh đạo, đó là việc mà Chúa Jêsus sẽ làm trong phần tái lâm của Ngài, cũng y như khi Ngài đến đặng phục vụ ở lần đến đầu tiên. Nhiều người công nhận (thực thế, ai dám chối?) rằng Chúa Jêsus đã đến để hầu việc trong lần đến thứ nhất của Ngài (Mác 10.45; Luca 22.27), nhưng họ lại nghĩ rằng sự sống lại và sự thăng thiên của Ngài đã kết thúc vấn đề nầy. Chúa Jêsus đã đến để chịu thương khó và chịu chết, một chức năng mà chúng ta công nhận là rất đau đớn. Ngài không còn chịu khổ hay chịu chết nữa. Ngài đã đến để cho mọi người chối bỏ Ngài, thế nhưng khi Ngài tái lâm mọi người đều sẽ công nhận Ngài là Chúa (Philíp 2.9-11). Còn nếu tôi đọc phân đoạn Kinh Thánh của chúng ta cách chính xác sự phục vụ của Ngài, là điều đã khởi sự trong lần đến thứ nhất của Ngài, sẽ khẳng định trong lần đến thứ hai của Ngài. Sự phục vụ ấy không hề dứt. Và tại sao sự phục vụ ấy, nếu sự phục vụ ấy là một phần hành vinh dự, lại phù hợp với chức năng lãnh đạo?
(4) “Các tôi tớ” của Chúa Jêsus sẽ không còn là tôi tớ nữa, mà là bạn hữu. Chúa Jêsus phán rằng Ngài sẽ mời tôi tớ Ngài dùng bữa tối, ở đó Ngài sẽ phục vụ họ. Người nào chúng ta mời dự ăn tối đều là bạn hữu của chúng ta. Chúa Jêsus, quý vị sẽ nhớ lại, đã phán với các môn đồ rằng Ngài không còn gọi họ là tôi tớ nữa, mà là bạn hữu (Giăng 15.14-15).
Đây là một bài học dành cho chúng ta. Khi Chúa chúng ta hầu việc, sự hầu việc ấy không làm giảm giá trị của Ngài, thì chắc thật sự hầu việc ấy cũng đáng phải xem là chẳng làm giảm giá trị của chúng ta. Thực thế, đấy là sự vinh hiển của chúng ta. Một số người trong chúng ta nhìn xem sự hầu việc là một con đường rất khó chịu đến với sự vinh hiển, nhưng lời lẽ của Chúa chúng ta muốn ám chỉ mạnh mẽ rằng hầu việc là sự vinh hiển của chúng ta.
Trong câu 38, Chúa Jêsus đã nhắc lại lời hứa phước hạnh cho người nào biết chờ đợi Ngài tái lâm, thậm chí nếu sự đến ấy có trễ nãi (“canh hai hay canh ba”). Chúa Jêsus muốn ám chỉ rằng sự tái lâm của Ngài có thể muộn màng hơn chúng ta muốn hay suy tưởng. Lịch sử đã sinh ra thứ trễ nãi nầy, vì gần 2000 năm đã trôi qua kể từ lúc Chúa thăng thiên về trời. Nhưng cho dù sự tái lâm của Ngài có trễ nãi đi nữa, mọi ơn phước kèm theo với sự trở lại nầy không hề giảm bớt đâu! Chúng sẽ chắc thật y như Lời của Ngài vậy. Vì thế, chờ đợi, đối với thánh đồ, chỉ làm cho lòng mong đợi của người càng cao thêm lên mà thôi.
Những lời cảnh báo (12.39-40)
“Hãy biết rõ, nếu chủ nhà hay kẻ trộm đến giờ nào, thì sẽ tỉnh thức, chẳng để cho nó đào ngạch nhà đâu. Các ngươi cũng vậy, hãy chực cho sẵn sàng, vì Con người sẽ đến trong giờ các ngươi không ngờ”.
Chúa Jêsus bước sang một hình ảnh khác ở đây, và chúng ta cần phải lưu ý tới những điểm khác biệt. Hình ảnh chủ/tớ (ở trên) đã được dự trù làm một sự khích lệ cho những ai sẽ chờ đợi Chúa Jêsus như đã được mô tả. Hình ảnh chủ nhà/tên trộm là một lời cảnh báo cho những ai không chờ đợi trong sự mong mỏi Chúa tái lâm. Trong hình ảnh thứ nhất, Chúa Jêsus được phác hoạ là chủ, là người được tiếp đón và đến với một phần thưởng. Trong hình ảnh thứ hai, Chúa Jêsus đến như một tên trộm, là người không được tiếp đón và sự đến của người đồng nghĩa với tai vạ (người ấy “đào ngạch”). Trong câu chuyện thứ nhất người chủ sở hữu ngôi nhà, nhưng trong câu chuyện thứ hai con người làm chủ ngôi nhà (và Chúa Jêsus bị xem là kẻ đến chiếm không ai cần đến, không có quyền). Người chủ nhà mất mát của cải mình. Trong hình ảnh thứ nhất, người chủ được tiếp đón và mời vào tận cửa nhà. Trong hình ảnh thứ hai, tên trộm không được tiếp đón, và hắn vào bằng cách đào ngạch qua tường.
Điều chi đã tạo ra sự khác biệt? Điều gì quyết định Chúa Jêsus là “Chủ đáng tiếp đón” hay “tên trộm đào ngạch vào”. Tôi nghĩ câu trả lời đã được đề xuất ra bởi hai câu chuyện, nhưng đã được làm rõ bởi Tin Lành. Cái khác biệt chính là mối quan hệ. Có một sự ràng buộc yêu thương giữa Chủ và các tôi tớ của người. Họ biết rõ và rất yêu thương nhau. Các tôi tớ chờ đợi sự tái lâm của Ngài vì biết Ngài là ai! Người chủ nhà không biết tên trộm, ông ta cũng không muốn có trộm cắp nữa. Ông ta hy vọng Chúa không bao giờ đến, vì sự đến của Ngài bị xem là đem lại sự mất mát.
Tin Lành điền vào những chỗ trống. Người nào tin cậy nơi Chúa Jêsus là Đấng Mêsi được hứa cho yêu mến Ngài và xem Ngài là nguồn “ân điển tốt lành cùng sự ban cho trọn vẹn” (đối chiếu Giacơ 1.17). Họ trông đợi sự tái lâm của Ngài và biết rõ rằng sự đến đó sẽ đem cho họ thật nhiều ơn phước. Người nào chối bỏ Đức Chúa Trời và Đấng Mêsi của Ngài không muốn nhìn thấy Ngài, vì sự đến của Ngài chỉ đem lại nhiều mất mát các thứ mà họ xem là giá trị nhất, là những thứ sẽ bị cất đi hết, giống như “kẻ giàu mà dại” kia đã bị mất hết của cải của người vậy.
Quý vị có để ý thấy đang khi có nhiều sự khác biệt giữa các tôi tớ trong thí dụ thứ nhất và người chủ nhà trong câu chuyện thứ hai, và có một việc giống nhau chăng? Các tôi tớ và người chủ nhà đều không biết rõ thời điểm Chúa sẽ trở lại. Sự chậm trễ của Chúa, cùng với việc thiếu hiểu biết chính xác khi nào Ngài sẽ tái lâm, sẽ tạo ra nhiều kết quả khác nhau. Đối với các môn đồ thật của Chúa Jêsus, sự chậm trễ tạo ra sự thích thú và trông đợi. Còn đối với người không tin Chúa, họ chẳng yêu mến Chúa, không thấy ưa thích tán thưởng nơi sự trở lại của Ngài, sự chậm trễ của Ngài tạo ra một đáp ứng rất khác biệt, đã được tỏ ra trong câu 45.
Điều chắc chắn: ấy là Chúa sẽ tái lâm, để ban thưởng cho một số người và để phán xét nhiều người khác. Cái điều không chắc chắn, ấy là “ngày” hay “giờ” nào là chính xác!?! Sự chậm trễ nầy và sự không chắc về thời điểm tái lâm của Ngài sẽ trở thành một bài thử nghiệm về lòng trung tín của chúng ta và là một tác nhân kích thích cho lòng trông đợi của chúng ta. Nguyện mỗi một người chúng ta đều biết rõ như thế.
Sự thăm dò của Phierơ và lời hứa của Chúa Jêsus (12.41-44)
“Phi-e-rơ bèn thưa Ngài rằng: Lạy Chúa, thí dụ nầy Chúa phán cho chúng tôi, hay là cũng cho mọi người? Chúa đáp rằng: Ai là người quản gia ngay thật khôn ngoan, chủ nhà đặt coi cả người nhà mình, để đến dịp tiện, phát lương phạn cho họ? Phước cho đầy tớ ấy khi chủ nhà về, thấy làm như vậy! Quả thật, ta nói cùng các ngươi, chủ sẽ cho nó quản lý cả gia tài mình”.
Phierơ đã nhận được, mấy lời không dễ chịu chút nào cả. Lời lẽ của Chúa Jêsus chứa cả lời hứa khích lệ cũng như một lời cảnh cáo. Phierơ vốn không biết Chúa Jêsus đang đề cập tới ai. Và vì vậy ông (hay người nào khác) đã lên tiếng hỏi. Chúa Jêsus chủ ý tránh đưa ra một câu trả lời trực tiếp. Tại sao vậy? Tôi nghĩ sở dĩ như vậy là vì Ngài không muốn để cho Phierơ hay môn đồ nào khác tiếp thu quá dễ dàng. Chúa Jêsus đã xử lý với loại nguyên tắc đem ứng dụng cho hết thảy mọi người. Người ta đáng phải nghe thấy và để ý tới sự cảnh cáo và sự khích lệ. Chúa không muốn câu trả lời hay phần ứng dụng đến quá mau chóng hay quá dễ dàng. Câu hỏi của Ngài ám chỉ với Phierơ rằng ông cần phải suy nghĩ sâu xa hơn, dựa theo mọi điều mà Ngài đã phán.
Chúa Jêsus giờ đây chú trọng đặc biệt hơn đến các ơn phước sẽ đổ dồn cho người nào biết sốt sắng chờ đợi sự tái lâm của Ngài. Ngài phán về phước hạnh của “người quản gia” (liệu cách nói nầy có ý ám chỉ tới các môn đồ không?) là người trung tín trong sự hầu việc của mình, và phần thưởng của người là trách nhiệm lớn lao hơn trong nước hầu đến của Đức Chúa Trời. Có một vài sự lưu ý rất cần thiết để hiểu rõ mọi điều Chúa Jêsus đang phán ở đây:
(1) Phần thưởng của “người trông đợi ngay thật” được tỏ ra trong chức năng quản gia.
(2) Phần thưởng của người quản gia trung tín là trở thành quản gia trung tín.
(3) Phần thưởng của quản gia trung tín là cứ tiếp tục chức vụ quản gia của mình trong cõi đời đời, nhưng với nhiều trách nhiệm lớn lao hơn.
(4) Viên quản gia trung tín được ban thưởng vì Chủ thấy đang làm những việc mà người sẽ lo làm sau đó.
(5) Chìa khoá cho sự hiểu biết lời lẽ nầy của Chúa chúng ta là hiểu biết ai được đề cập tới bởi từ ngữ “quản gia”, và bởi từ “người nhà” mà quản gia phải cung ứng đồ ăn (khẩu phần) cho họ đúng giờ.
(6) Sự đề bạt của hạng quản gia ở trên trời sẽ có hiệu lực y như loại công việc mà người đã có trong đời nầy. Những lời nói khích lệ nầy sẽ được hiểu rõ nhất khi đối chiếu với lời lẽ theo sau, và lời lẽ cảnh báo mà Chúa Jêsus phán ra trong các câu 45-48. Chúng ta hãy xét qua chúng ngay bây giờ, và kế đó xem xét sứ điệp mà Chúa chúng ta đang tìm cách truyền đạt cho các môn đồ trung tín của Ngài.
Lời cảnh cáo: Sự phán xét thiêng liêng và nền tảng của sự ấy (12.45-48)
“Nhưng nếu đầy tớ ấy tự nghĩ rằng: Chủ ta chậm đến; rồi cứ đánh đập đầy tớ trai và gái, ăn uống say sưa, thì chủ nó sẽ đến trong ngày nó không dè, và giờ nó không biết; lấy roi đánh xé da nó, và để cho nó đồng số phận với kẻ bất trung. Đầy tớ nầy đã biết ý chủ mình, mà không sửa soạn sẵn và không theo ý ấy, thì sẽ bị đòn nhiều. Song đầy tớ không biết ý chủ, mà làm việc đáng phạt, thì bị đòn ít. Vì ai được ban cho nhiều, thì sẽ bị đòi lại nhiều; và ai đã được giao cho nhiều, thì sẽ bị đòi lại nhiều hơn”.
Một lần nữa, chúng ta trở lại với hình ảnh của tôi tớ và chủ của người, nhưng lần nầy tôi tớ là một kẻ gian ác. Hắn không sốt sắng trông đợi sự tái lâm của chủ, ngọn đèn hắn chẳng thắp lên, và, như câu chuyện cho biết, lưng hắn chẳng thắt lại – hắn không ăn mặc để mà phục vụ. Chúa đưa ra một lời cảnh báo rõ ràng ở đây, vì vậy chúng ta hãy lắng nghe cho kỹ.
Thí dụ ở đây là một thí dụ rất đơn sơ. Chủ của một tôi tớ đã ra đi trong một thời gian. Câu chuyện kể đây là khoảng thời gian trước khi chủ trở lại. Kẻ tôi tớ là một quản gia, coi sóc cả những tôi tớ trai và gái. Từ lời nói của Chúa ở trên trong câu 42 dường như là viên quản gia nầy giữ bổn phận cho các người làm ăn uống. Viên quản gia tin quyết rằng chủ sẽ không trở về trong một thời gian dài. Vì cớ đó hắn quyết định sử dụng của cải của chủ theo ý của mình, hơn là sử dụng chúng y theo chủ ra lệnh cho mình phải lo làm. Hắn ăn uống say sưa, tiêu xài mọi thứ để lo liệu cho nhiều người khác, trong khi cùng lúc đó hắn đánh đập các tôi tớ dưới quyền mình. Chúa Jêsus phán người nầy sẽ bị phân ra từng mảnh và sẽ bị đồng số phận ở một chỗ với kẻ vô tín. Khi ấy Ngài kết luận bằng cách đề ra nguyên tắc sự phán xét sẽ thích đáng theo đúng với tỉ lệ hiểu biết mà một người đã nhận lãnh và chối bỏ.
Nhưng thí dụ của Chúa dạy dỗ điều gì cho chúng ta? Có vài thắc mắc quan trọng chúng ta phải trả lời nếu chúng ta hiểu mọi lời lẽ nầy mà Chúa muốn nói với chúng ta:
(1) Ai là tôi tớ? Có phải tôi tớ là một môn đồ? Một tín đồ?
(2) Tại sao người lại hành động như thế chứ? Mọi hành động của người tôi tớ nầy nói cho chúng ta biết gì về mối quan hệ của người cùng với chủ của người?
(3) Ai là tôi tớ nam và tôi tớ nữ?
(4) Hình phạt của người là gì? Phải chăng là địa ngục?
(5) Tại sao Chúa Jêsus kết luận với nguyên tắc nằm dưới án phạt?
Tôi tiếp cận với phân đoạn Kinh Thánh nầy (và thực ra, với mọi phần Kinh Thánh khác) với vài lời hứa, mà tôi cần phải chia sẻ với quý vị ở đây.
(1) Phân đoạn Kinh Thánh phải được giải thích cho rõ ràng những điều phân đoạn đề cập tới. Chúng ta muốn có suy nghĩ giống như các “học giả” để hiểu rõ mọi điều phân đoạn Kinh Thánh nói – đấy là lý do tại sao quý vị cần hạng học giả giống như chúng tôi, vì Kinh Thánh không tỏ rõ mọi điều Kinh Thánh muốn nói, hay dường như muốn nói. Lời lẽ của Chúa Jêsus trong Luca 10.21 phải được ứng dụng ở đây.
(2) Có một giải pháp cho các nan đề hiển nhiên. Những chỗ căng thẳng trong phân đoạn Kinh Thánh là phương thức của Đức Chúa Trời kích thích suy tưởng của chúng ta, khiến cho chúng ta suy gẫm Kinh Thánh luôn. Điều nầy giống như sự Chúa từ chối không cung ứng cho Phierơ một câu trả lời nhanh đối với thắc mắc của ông trong phân đoạn Kinh Thánh. Giải pháp cho mọi nan đề đến từ phần nghiên cứu cẩn thận, nương cậy vào chức vụ của Đức Thánh Linh. Và sự cầu nguyện.
(3) Nội dung rộng rãi nhất của Kinh Thánh là một tổng thể (Cựu và Tân Ước) và là quyển sách rất đặc biệt cung ứng cho chúng ta với những manh mối và chìa khoá cho sự hiểu biết các phân đoạn khó.
(4) Các thế lực tác động chính của Đức Chúa Trời là tình yêu thương và ân điển, chớ không phải sợ hãi và tội lỗi. Đặc biệt tôi không nghĩ rằng Đức Chúa Trời đang sử dụng nổi sợ lửa địa ngục để doạ Cơ đốc nhân, khiến cho họ biết sốt sắng chờ đợi sự đến của Ngài. Sợ hãi khiến cho chúng ta phải kinh khiếp nơi sự đến của Ngài, chớ không sốt sắng tán thưởng sự đến đó. Viên quản gia đã đem giấu ta lâng của mình có (Mathiơ 25.18, 24-28), ông ta làm thế là do sợ hãi (hay ông ta đã nói như vậy). Theo ý kiến của tôi, ông ta không phải là người tin Chúa.
(5) Theo nội dung của phân đoạn Kinh Thánh, tôi tin rằng câu hỏi của Phierơ, do Luca ghi lại, cung ứng cho chúng ta chìa khoá để hiểu biết lời lẽ của Chúa chúng ta – Ngài không nói ra nhiều lời trước đó, mà là lời lẽ Ngài phán ra khi trả lời câu hỏi của Phierơ: “Thí dụ nầy Chúa phán cho ai?” Tôi tin rằng khi khám phá ra Chúa Jêsus đang phán cùng ai là “tôi tớ” chính là chìa khoá cho sự hiểu biết lời của Ngài.
Trước tiên chúng ta hãy tìm cách hiểu phân đoạn Kinh Thánh khó nầy bằng cách quyết định xem số phận của người tôi tớ nầy sẽ ra sao!?! Người nầy sẽ bị “phân thành từng mảnh” và người sẽ “đồng số phận với kẻ bất trung”. Mathiơ còn nói sâu xa hơn thế, trong thí dụ người nầy được định cho phải tới một nơi cùng với những kẻ giả hình và “khóc lóc và nghiến răng”. Theo ý kiến của tôi, chỗ mà người quản gia nầy bị đưa tới là rất rõ ràng, ấy là địa ngục. Địa ngục là một chỗ hành hình – khóc lóc và nghiến răng. Địa ngục là nơi mà những kẻ vô tín bị đưa tới đó. Địa ngục là chỗ hình phạt. Có một lý do duy nhất cho thấy tại sao chúng ta thấy bất an khi bị đưa tới chỗ địa ngục nầy, và một số tín đồ bất trung sẽ bị đưa tới đó. Phải chăng “tôi tớ” lại là tín đồ sao? Theo ý kiến của tôi, đây là điểm then chốt của vấn đề.
Vậy thì, ai là “tôi tớ”, là người bị roi đánh xé, bị phân thành từng mảnh và bị bỏ vào địa ngục?
Từ ngữ “tôi tớ” là từ ngữ thường thấy có trong Kinh Thánh. Trong Cựu Ước, có bốn sách từ ngữ được sử dụng, mô tả ai đó hay một nhóm người là tôt tớ của Đức Chúa Trời:
(1) Từ ngữ “tôi tớ” đề cập tới một nhân vật đặc biệt mà Đức Chúa Trời sử dụng trong sự hầu việc Ngài. Môise (Phục truyền luật lệ ký 34.5; Giôsuê 1.1-2) và Đavít (II Samuên 3.18; 7.5), thường được gọi là tôi tớ của Đức Chúa Trời.
(2) Từ ngữ “tôi tớ” đề cập tới các vị tiên tri, họ được tuyển chọn đặng hầu việc Đức Chúa Trời (“Mọi đầy tớ ta, tức các tiên tri…”, thí dụ, Giêrêmi 7.25).
(3) Từ ngữ “tôi tớ” thường được sử dụng nói tới quốc gia Israel (thí dụ Êsai 41.8-9; 44.1-2, 21; 45.4; 49.3).
(4) Từ ngữ “tôi tớ” được sử dụng để nói tới Đấng Mêsi, là Đấng hầu đến làm Cứu Chúa của Israel và thế gian (thí dụ Êsai 52.13; 53.11).
Có lẽ phân đoạn “tôi tớ” chính cần cho sự giải thích phân đoạn của chúng ta được thấy trong chương 65 của sách Êsai:
“Vậy nên Chúa Giê-hô-va phán như vầy: Nầy, các tôi tớ ta sẽ ăn, còn các ngươi thì đói; nầy, tôi tớ ta sẽ uống, còn các ngươi thì khát; nầy, tôi tớ ta sẽ được vui vẻ, còn các ngươi thì bị nhuốc nhơ; nầy, tôi tớ ta sẽ hát mừng vì lòng đầy vui vẻ, còn các ngươi thì khóc lóc vì lòng buồn bực, kêu than vì tâm thần phiền não. Danh các ngươi sẽ còn lại làm tiếng rủa sả cho những kẻ lựa chọn của ta; Chúa Giê-hô-va sẽ giết ngươi; nhưng Ngài sẽ lấy danh khác đặt cho các tôi tớ mình” (Êsai 65.13-15).
Thắc mắc là: “Chúa phán ai là tôi tớ ở đây”? Câu đầu tiên của chương nầy cung ứng cho chúng ta câu trả lời, tôi tin:
“Những kẻ vốn chẳng cầu hỏi ta thì đã hỏi thăm ta; những kẻ vốn chẳng tìm ta thì đã gặp được ta. Ta đã phán cùng một dân chưa kêu cầu danh ta, mà rằng: Ta đây, ta đây! Ta đã giang tay ra trọn ngày hướng về một dân bội nghịch, là những kẻ đi trong đường không tốt, theo ý riêng mình” (Êsai 65.1-2).
Tôi tin rằng Đức Chúa Trời đang phán cùng Israel rằng Ngài đã quay sang (hoặc sẽ quay sang) dân Ngoại vì sự loạn nghịch của Israel. “Tôi tớ” của Ngài là người ăn, uống và vui vẻ, và đấy là những người đã xây lại cùng Ngài bởi đức tin, và họ gồm cả người Do thái và dân Ngoại có lòng tin kính/ những kẻ mà Đức Chúa Trời sẽ “giết” (Êsai 54.15), chính là dân bất trung của Ngài.
Dựa theo các lời hứa nầy, tôi hiểu ra rằng “tôi tớ”, kẻ bị roi Đấng đánh xé là nước Israel vô tín kia. Israel vô tín sẽ bị “phân từng mảnh” (tan rãi ra) và sẽ bị quăng vào địa ngục, cùng với mấy kẻ dị giáo kia, họ sẽ bị khinh miệt. Tôi tớ trung tín là Hội Thánh của Đức Chúa Trời, những người đặt lòng tin cậy nơi Đức Chúa Jêsus Christ là Đấng Mêsi của Đức Chúa Trời, và là những người có lòng trông đợi sự tái lâm của Ngài.
Nhưng hết thảy những điều nầy có quan hệ gì tới chức vụ quản gia? Dân Israel có quan hệ thế nào với sự dạy của Chúa chúng ta về chức vụ quản lý? Dân Israel đã được ban cho nhiều đặc ân và trách nhiệm lớn. Israel, thí dụ là quốc gia mà qua họ “sự sáng” sẽ được soi toả ra cho các nước thấy. Israel là quản gia qua họ Kinh Thánh được cung ứng cho thế gian. Israel, giống như Giôna, không muốn điều nầy xảy ra. Israel đã kháng cự bằng mọi cách. Israel đã tự mình hoang phí mọi phước hạnh. Israel không những đã ngược đãi dân Ngoại, họ đã ngược đãi chính mình, như các vị tiên tri của họ thường hay nói. Các chương đầu tiên của sách tiên tri của Giêrêmi mô tả trúng phóc điều mà Chúa chúng ta tố cáo “người tôi tớ” đang làm (đối chiếu Giêrêmi 4-6).
Hai câu cuối của phân đoạn Kinh Thánh của chúng ta, Luca 12.47-48 đặc biệt có ý nghĩa khi được xem trong ánh sáng của sự thật Israel vô tín chính là tôi tớ bất trung. Chúa Jêsus dạy, sự phán xét sẽ tuỳ theo sự hiểu biết. Hiểu biết nhiều có nghĩa là hình phạt nhiều, dành cho những ai chối bỏ nó. Israel vốn có tri thức nhiều và vì thế kỷ luật của nó cũng nhiều thêm.
Kết luận
Sứ điệp rất rõ ràng một khi nó có quan hệ tới khán thính giả của Chúa chúng ta, là dân Israel. Tôi tin rằng chúng ta có thể tóm tắt lại trong câu nói nầy: THÁI ĐỘ CỦA MỘT NGƯỜI ĐỐI VỚI SỰ TÁI LÂM CỦA CHÚA LÀ KẾT QUẢ CỦA SỰ NGƯỜI ĐÁP ỨNG VỚI LẦN ĐẾN THỨ NHẤT CỦA NGÀI. Người nào sốt sắng trông đợi sự tái lâm của Chúa chúng ta là những người sốt sắng chấp nhận lần đến thứ nhất của Ngài. Người nào không tiếp nhận Chúa Jêsus là Đấng Mêsi, sẽ chắc chắn không trông mong sự tái lâm của Ngài như một biến cố đáng hoan nghênh.
Nầy bạn tôi ơi, đấy là điều đã dẫn tôi đến với thắc mắc nầy: “Quý vị có tiếp đón Đấng Christ là Đấng gánh lấy tội lỗi của quý vị và là Cứu Chúa của quý vị không? Quý vị có tiếp nhận ân ban cứu rỗi miễn phí của Ngài chưa? Nếu rồi, quý vị chắc sẽ trông đợi lần đến của Vương quốc Ngài và mọi sự vinh hiển của thiên đàng”.
Thêm vào nhu cần phải tiếp nhận Đấng Christ trong lần đầu tiên của Ngài, có vài bài học khác mà chúng ta có thể tiếp thu từ phân đoạn Kinh Thánh nầy. Tôi sẽ tóm tắt chúng lại, để cho quý vị tiện tra xét.
(1) Thứ nhất, Chúa Jêsus đã nhấn mạnh phương diện tiên tri, nghĩa là Ngài sắp tái lâm. Phần nhiều người trong chúng ta mắc phải lầm lỗi nhắm vào chỗ tối tăm trong lời tiêu tri, lẽ ra phải nhắm vào điều chi rõ ràng và bức xúc nhất. Sự thật của lần đến thứ hai của Ngài là chắc chắn, chúng ta có thể đặt sự sống hiện tại của mình trên đó. Thời điểm của lần đến ấy không được rõ ràng.
Tôi được ai nấy nhìn biết là một người theo thuyết của Calvin. Tôi không ưa cái nhãn hiệu, nhưng tôi nhất trí với nội dung mà nhãn hiệu ấy mô tả, ít nhất là chỗ nó nhấn mạnh đến tình trạng tội lỗi của con người, quyền tể trị của Đức Chúa Trời, và tính chắc chắn Ngài sẽ hoàn thành các mục đích cùng mọi lời hứa của Ngài. Người nào tin một Cơ đốc nhân có thể “đánh mất” ơn cứu rỗi của họ thì người ấy đang cắt xén bớt tính chắc chắn mà Chúa chúng ta đang đặt mọi lời hứa cùng các mạng lệnh của Ngài trên đó. Cho dù Đức Chúa Trời “thất bại” không làm thành mục đích của Ngài khi giải cứu chúng ta, hay cho dù chúng ta thất bại do tội lỗi nên không được cứu, sự cứu rỗi vẫn cứ y nguyên như thế. Có nhiều người có thể lạm dụng sai trái lẽ thật “từng được cứu, luôn luôn được cứu”, song nó vẫn là lẽ thật. Satan là bậc thầy trong việc xuyên tạc lẽ thật ở chỗ ứng dụng (đối chiếu Luca 4.9-11; Rôma 6.1). Tính chắc chắn của thế giới hầu đến và sự không chắc chắn của đời nầy là hai trong các sự kiện cơ bản mà chúng ta đặt để đời sống chúng ta trên đó.
(2) Thứ hai, Chúa Jêsus cũng nhấn mạnh những điều không chắc chắn. Ngài bảo các môn đồ rằng thời điểm tái lâm của Ngài sẽ là một thời điểm khi họ có lòng trông đợi Ngài. Đó là việc phải nói rằng thế giới vô tín sẽ không còn cảnh giác nữa, nhưng Chúa Jêsus phán chúng ta sẽ không còn khuynh hướng trông đợi Ngài tái lâm lúc Ngài hiện đến. Con người gian ác có xu hướng sử dụng lẽ thật nầy để xưng công bình tội lỗi của họ, song người công bình phải tiếp nhận lẽ thật nầy và phải sống trong tình trạng sẵn sàng luôn luôn. Sống như thế nầy đòi hỏi kỷ luật và sự khôn ngoan, nhưng đấy là những gì kỷ luật đã nói tới.
(3) Thứ ba, Chúa Jêsus đã nhấn mạnh tính liên tục của lời tiên tri. Như tôi đã nói trước đây, phần nhiều việc chúng ta làm ở trên trời sẽ là việc mà chúng ta đang lo làm ở trên đất. Thí dụ, chúng ta sẽ thờ lạy Ngài ở trên trời, cũng y như chúng ta đang thờ lạy lúc bây giờ. Phải, nhiều phương diện của cuộc sống trên đất sẽ trở thành “lịch sử” ở trên trời. Bệnh tật, buồn rầu, nước mắt, và sự chết sẽ không còn có nữa ở trên trời. Dường như là hôn nhân cũng sẽ không thấy có ở trên trời nữa. Thế nhưng phần lớn đặc điểm đời sống Cơ đốc trên đất cũng sẽ tỏ ra ở trên trời. Chúng ta sẽ hầu việc ở trên trời, như chúng ta đang làm hiện nay. Chúng ta sẽ hầu việc, theo một ý nghĩa nào đó, là những quản gia ở trên trời, như chúng ta đang lo làm hiện nay. Những gì chúng ta đang nhìn biết và chúng ta thực hiện mỹ mãn thế nào đều có cách xử lý với những điều chúng ta thực hiện ở trên trời. Chúng ta hãy xem xét tính liên tục giữa cái “bây giờ” và “khi ấy”.
(4) Thứ tư, đặc ân gánh vác trách nhiệm tương xứng. Người nào hiểu biết nhiều sẽ chịu trách nhiệm nhiều hơn kẻ hiểu biết rất ít. Người nào có nhiều mặc khải và chối bỏ nó sẽ nhận lãnh án phạt càng lớn lao hơn kẻ hiểu biết ít mà từ chối nó. Điều nầy áp dụng cho cả người tin và người không tin Chúa. Người nào đã nghe giảng Tin Lành thường xuyên và đã chối bỏ Tin Lành đó sẽ chịu khổ ở địa ngục càng hơn so với người ít hiểu biết hoặc chẳng biết chi về Đấng Christ. Đây là lý do tại sao chúng ta bị cảnh báo rằng đã có “nhiều giáo sư”, vì tri thức nhiều và đặc ân có bổn phận lớn lao hơn (Giacơ 3.1).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét