Thứ Ba, 25 tháng 5, 2010

Luca 21.5-38: "JERUSALEM TRONG NHỮNG NGÀY SAU RỐT"



Phần giới thiệu.
Cấu trúc của phân đoạn kinh thánh
Xuất xứ phân đoạn Kinh Thánh
Phần tiếp cận của chúng ta
Quan sát
Các môn đồ chú trọng vào đền thờ (21.5-6)
Thắc mắc của môn đồ (21.7)
Sự hủy diệt thành cùng mọi hàm ý thực tế của nó (21.8-24)
Phần kết luận.
Bài 65:

JERUSALEM TRONG NHỮNG NGÀY SAU RỐT

(Luca 21.5-38)
“Có mấy người nói về đền thờ, về đá đẹp và đồ dâng làm rực rỡ trong đền thờ. Đức Chúa Jêsus phán rằng: Những ngày sẽ đến, mọi điều các ngươi ngó thấy đây, sẽ không còn một hòn đá nào chồng trên hòn khác mà không đổ xuống. Họ bèn hỏi Ngài rằng: Lạy thầy, vậy việc đó chừng nào sẽ xảy đến, và có điềm gì cho người ta biết rằng việc gần xảy đến không? Ngài đáp rằng: Các ngươi hãy giữ, kẻo bị cám dỗ; vì có nhiều người sẽ mạo danh ta mà đến, và nói rằng: Ấy chính ta là Đấng Christ, thì giờ đã đến gần. Các ngươi đừng theo họ. Lại khi các ngươi nghe nói về giặc giã loạn lạc, thì đừng kinh khiếp, vì các điều đó phải đến trước; nhưng chưa phải cuối cùng liền đâu. Ngài cũng phán cùng họ rằng: Dân nầy sẽ dấy lên nghịch cùng dân khác, nước nó nghịch cùng nước kia; sẽ có sự động đất lớn, có đói kém và dịch lệ trong nhiều nơi, có những điềm lạ kinh khiếp và dấu lớn ở trên trời. Song trước những điều đó thiên hạ sẽ vì cớ danh ta mà tra tay bắt bớ các ngươi, nộp tại các nhà hội, bỏ vào ngục, kéo đến trước mặt các vua và các quan tổng đốc. Đều ấy xảy ra cho các ngươi để làm chứng cớ. Vậy các ngươi hãy nhớ kỹ trong trí, đừng lo trước về sự binh vực mình thể nào. Vì ta sẽ ban cho các ngươi lời lẽ và sự khôn ngoan, mà kẻ nghịch không chống cự và bẻ bác được. Các ngươi cũng sẽ bị cha, mẹ, anh, em, bà con, bạn hữu mình nộp mình; và họ sẽ làm cho nhiều người trong các ngươi phải chết. Các ngươi sẽ vì cớ danh ta bị mọi người ghen ghét. Nhưng một sợi tóc trên đầu các ngươi cũng không mất đâu. Nhờ sự nhịn nhục của các ngươi mà giữ được linh hồn mình. Vả, khi các ngươi sẽ thấy quân lính vây thành Giêrusalem, hãy biết sự tàn phá thành ấy gần đến. Lúc đó, ai ở trong xứ Giuđê hãy trốn lên núi; ai ở trong thành phải đi ra ngoài, ai ở ngoài đồng đừng trở vào thành. Vì những ngày đó là ngày báo thù, hầu cho mọi lời đã chép được ứng nghiệm. Trong những ngày ấy, khốn cho đờn bà có thai, và đờn bà cho con bú! Vì sẽ có tai nạn lớn trong xứ, và cơn thạnh nộ nghịch cùng dân nầy. Họ sẽ bị ngã dưới lưỡi gươm, sẽ bị đem đi làm phu tù giữa các dân ngoại, thành Giêrusalem sẽ bị dân ngoại giày đạp, cho đến chừng nào các kỳ dân ngoại được trọn”.
PHẦN GIỚI THIỆU:
Đền thờ đã quyến rũ cả Chúa Jêsus cùng các môn đồ Ngài, nhưng có những việc khác nữa đã hấp dẫn họ. Chúa Jêsus đã bị một mụ goá hấp dẫn, và một sự dâng hiến có ít hoặc chẳng có một cái chạm nào trên những kẻ nhận lãnh trong đền thờ ngày ấy (Luca 21.1-4). Của dâng nhỏ nhoi của mụ goá nầy được Chúa Jêsus chỉ ra, lớn hơn mọi của dâng lớn lao đã được đem dâng trong giờ đó, vì đây là tất cả những gì mụ ta có. Mụ ta đã dâng từ những gì mình có. Còn những người khác đã dâng từ số dư của họ. Mụ ta đã dâng có hai đồng tiền ít ỏi và vô giá trị, nhưng đó là những gì mụ ta có. Chúa Jêsus đã khen ngợi của dâng của mụ goá nầy vì đấy là bằng chứng của tình yêu mụ ta dành cho Đức Chúa Trời và đức tin của mụ ta đặt vào Ngài, vì biết Ngài sẽ lo toan cho mọi nhu cần của mụ ta.
Các môn đồ bị lôi cuốn vào việc khác, một việc rất hiển nhiên, một việc rất có ấn tượng và đầy cảm hứng. Lòng họ bỗng nhiên tràn đầy nỗi kinh sợ với vẻ uy nghi của đền thờ. Cái điều đã hấp dẫn sự chú ý của họ: ấy là đền thờ được trang hoàng rất lộng lẫy. Chỉ một mình Luca nói cho chúng ta biết ít nhất một vài nét trang hoàng nầy là kết quả của những của lễ lạc hiến đã được người ta đem đến dâng.
Đền thờ vừa to lớn vừa lộng lẫy, đặc biệt đối với các môn đồ của Chúa chúng ta. Các môn đồ không xuất thân từ thành Jerusalem, mà xuất thân từ thành Galilê. Chúng ta sẽ cho rằng họ là những kẻ “khờ khạo, vụng về” ra từ “mấy khúc cũi”. Có thể lâu lâu họ mới lên thành Jerusalem, rồi nhờ đó họ mới trông thấy vẻ tráng lệ của đền thờ giống như các du khách vậy thôi. Và đền thờ thực sự là một bối cảnh rất uy nghi, như Geldenhuys chỉ ra:
“Đền thờ nguyên mẫu của Vua Solomon là một toà nhà huy hoàng, tráng lệ, nhưng đã bị người Canh đê hủy diệt vào năm 586 T.C.. Xôrôbabên cùng những người đồng thời với ông đã tái thiết lại đền thờ nầy sau chuyến trở về của những người Giuđa làm phu tù cho Babylôn. Đền thờ được tái thiết nầy thì nhỏ và đơn sơ lắm. Hêrốt Đại đế (ông cai trị dân Do thái từ năm 37 đến năm 4 T.C.) là một người vốn có lòng ham thích nhiều về bộ môn kiến trúc. Và rất thích ứng cho ông khi đền thờ, với bối cảnh đền thờ trên núi, đã được dựng lên như một toà nhà đồ sộ và rất mỹ thuật (gần 500 yards bề dài và 400 yards bề rộng). Hêrốt Đại đế cho vẽ một công trình kiến trúc to lớn, theo đó toàn bộ đền thờ với các toà nhà vây quanh nó phải được thiết kế lại. Thậm chí ông đã khiến cho cả ngàn thầy tế lễ phải được đào tạo như những thợ xây để lo thực thi công việc (làm vậy để người Do thái không tố cáo ông về việc xây đền thờ bằng ‘những bàn tay ô uế’). Với công cuộc tái thiết nầy, một sự khởi công đã được thực thi vào năm 19 T.C., nhưng công việc đã hoàn tất vào năm 63 SC dưới thời Argripa II và Albinus. Điều nầy nhắc cho chúng ta nhớ tới những gì người Do thái đã nói với Chúa Jêsus khi đáp lại lời nói bóng gió của Ngài về việc phá sập và dựng lại đền thờ. Họ vốn hiểu Ngài nói tới việc xây dựng đền thờ rồi họ đáp: ‘Người ta xây đền thờ nầy mất bốn mươi sáu năm, mà thầy thì sẽ dựng lại trong ba ngày!’ (Giăng 2. 20). Khi họ thốt ra những lời nầy (khoảng năm 28 SC), đền thờ đã được xây dựng 46 năm rồi trong công tác tái thiết. Đền thờ cần tới 30 năm nữa và lâu hơn trước khi nó được hoàn tất. Và đền thờ hoàn tất xong trong 7 năm trời vừa lúc năm 70 SC đền thờ bị hủy diệt hoàn toàn trong máu lửa mặc dù người Do thái đã cố sức bảo vệ nó bằng sự cuồng tín”.
Bức phông của phân đoạn Kinh thánh nầy là đền thờ và vẽ đẹp lôi cuốn của nó. Đáp ứng của Chúa chúng ta trước nỗi kinh sợ của các môn đồ sẽ gây ra hai thắc mắc, thắc mắc thứ nhứt có liên hệ đến thời điểm sự đến của Nước Trời, và thắc mắc thứ hai liên hệ tới việc muốn học biết điềm nào sẽ tới trước và chứng minh rằng Nước Trời đã đến gần. Chúa Jêsus không trả lời cho thắc mắc thứ nhứt, và Ngài chỉ ra một số bằng chứng cho thấy sự tái lâm của Ngài đang ở gần. Nhưng tiêu điểm của Chúa chúng ta không nằm ở phần chung kết của lịch sử nhiều cho bằng cách sống của các môn đồ Ngài trong khoảng thời gian chuyển tiếp, một khoảng thời gian rất dài, và đầy dẫy sự khó khăn.
Cấu trúc của phân đoạn Kinh thánh:
Cấu trúc của phân đoạn Kinh thánh nầy có hai sự cố chính, chúng ta có thể xem chương 21 theo phương thức nầy:
(1) Vẽ đẹp sự dâng hiến của mụ goá đối với Chúa Jêsus — (các câu 1-4)
(2) Vẽ đẹp của đền thờ và sự dạy của Chúa Jêsus — (các câu 5-38)
Sự hủy diệt đền thờ & mọi hàm ý của nó — (các câu 5-24)
Sự đến lần thứ hai của Đấng Christ & mọi hàm ý của sự đến ấy (các câu 25-38)
Bài học của chúng ta giới hạn trong các câu 5-24, và được chia ra theo cách nầy:
(1) Nỗi kinh sợ của các môn đồ và sự khải thị đáng sợ của Chúa Jêsus — (các câu 5-6)
(2) Thắc mắc của các môn đồ và đáp ứng của Chúa Jêsus — (các câu 7-24)
Thắc mắc — (câu 7)
Đừng để bị dối gạt mà đi theo đấng mêsi giả hiệu — (câu 8)
Đừng sợ hãi, phải trở nên chứng nhân — (các câu 9-19)
Đừng tìm sự an ninh trong thành Jerusalem — (các câu 20-24)
Xuất xứ phân đoạn Kinh thánh:
Chúa Jêsus đang tiến về phía thành Jerusalem. Trong khi có một đoàn dân đông sốt sắng nghinh đón Ngài, Chúa Jêsus biết rõ đây không phải là ngày đăng quang của Ngài. Sẽ có một thập tự giá trước khi có một mão triều thiên, như Ngài đã nói với các môn đồ rồi trong một số cơ hội. Chúa Jêsus đã khóc về thành nầy, vì Ngài biết đấy là hậu quả của sự chối bỏ của thành nầy, họ không nhận Ngài là Đấng Mêsi, một ngày phán xét sẽ giáng trên thành ấy:
“Ước gì, ít nữa ngày nay, mầy đã hiểu biết sự làm cho mầy được bình an! Song hiện nay những sự ấy kín giấu nơi mắt mầy. Vì sẽ có ngày xảy đến cho mầy, khi quân nghịch đào hố xung quanh mầy, vây mầy chặt bốn bề. Họ sẽ hủy hết thảy, mầy và con cái ở giữa mầy nữa. Không để cho mầy hòn đá nầy trên hòn đá kia, vì mầy không biết lúc mình đã được thăm viếng” (Luca 19.42-44).
Sự chối bỏ Chúa Jêsus chính thức giờ đây đã hoàn tất. Các cấp lãnh đạo của dân tộc đã mưu định kết án tử hình Chúa Jêsus. Họ đã thách thức uy quyền của Ngài và đã tra hỏi Ngài bằng những câu được dự trù để bắt lỗi Ngài. Các dự định nầy đã thất bại hết. Các cấp lãnh đạo chỉ gặp phải rối reng thêm mà thôi, khiến cho họ phải đi tới chỗ nhất quyết phải giết Chúa Jêsus. Mọi sự còn lại chỉ chờ tới lúc Giuđa được chỉ ra, và hành vi bội phản của ông ta được thể hiện, dẫn tới sự bắt bớ, sự thử thách và sự đóng đinh Chúa Jêsus trên thập tự giá. Khi cuộc tranh cãi của Chúa Jêsus với cấp lãnh đạo thành Jerusalem đã qua rồi, sự dạy của Ngài cho đám dân đông sắp sửa đến hồi kết thúc. Giờ đây, Chúa đang tập trung nhiều vào các môn đồ Ngài, Ngài chuẩn bị họ cho những ngày kinh hoàng ở trước mặt. Họ vẫn “trừng trừng nhìn” và tỏ vẻ lạc quan, còn lời lẽ của Chúa Jêsus ít nhất đã xoa dịu họ trong giây phút, hoặc ít nhất làm cho họ phải bối rối, vì chúng nói tới sự hủy diệt thành Jerusalem, sự bắt bớ các môn đồ của Chúa, và các mối nguy hiểm kèm theo địa vị môn đồ.
Phần tiếp cận của chúng ta:
Trong bài học nầy, chúng ta sẽ bắt đầu bằng cách đưa ra một số lưu ý quan trọng về toàn thể phân đoạn có tính cách tiên tri. Kế đó, chúng ta sẽ nhắm sự chú ý của mình vào các câu 5-24 và sự hủy diệt thành Jerusalem. Chúng ta sẽ tìm cách nhận dạng sự cố, tìm hiểu phần mô tả của Luca về sự cố đó, rồi tiếp đến xem xét các hàm ý thực tế của sự cố nầy đối với các môn đồ của Chúa chúng ta.
Quan sát:
Trước khi chúng ta bắt đầu nhìn vào phân đoạn từng chi tiết, chúng ta hãy đọc kỹ phân đoạn bằng cách đưa ra một số lưu ý quan trọng:
(1) Hai sự cố chính có trong phân đoạn Kinh thánh: sự hủy diệt thành Jerusalem, không bao lâu nữa sẽ xảy ra, và lần đến thứ hai của Đấng Christ, sẽ diễn ra sau một thời gian dài.
(2) Hai sự cố nầy gần như không thể tách rời trong phân đoạn Kinh thánh của chúng ta, niên đại của phân đoạn Kinh thánh cũng không thể tách rời ra khỏi cấu trúc của nó được.
(3) Cách xử lý của Chúa chúng ta với hai sự cố nầy.
(4) Luca không mô tả sự hủy diệt đền thờ, và vì vậy hai việc làm của ông đã được ghi ra trước sự hủy diệt đền thờ vào năm 70 S.C. hoặc ông chọn không mô tả sự cố hay ám chỉ đến sự cố đó.
(5) Chúa Jêsus nhắm vào cách sống của các môn đồ hơn là Ngài làm thoả mãn tánh tò mò của họ đối với thời điểm chính xác về sự ứng nghiệm, hậu quả các sự cố, hay thậm chí điềm lạ đặc biệt nào cho biết sự cuối cùng đã gần rồi.
(6) Trong khi chúng ta xem sự hủy diệt thành là lịch sử trong quá khứ và lần đến thứ hai là lời tiên tri chưa ứng nghiệm, Luca cùng các môn đồ đã xem chúng còn có cả phần tương lai nữa.
(7) Những sự việc mà Chúa Jêsus nói với các môn đồ như “các ngươi” không thể xảy ra cả thảy cho họ đâu, rồi vì thế “các ngươi” có ý nói tới nước Israel hay dân Israel, không nói tới các môn đồ theo cách cá nhân.
(8) Tính khí của phân đoạn nầy là nhẹ nhàng. Không có một sự cường điệu nào, và phần lớn cảnh cáo về các mối nguy hiểm đang ở phía trước đối với các môn đồ của Chúa Jêsus. Phân đoạn nầy mô tả những thời kỳ đang ở phía trước mặt, dẫn tới lần đến thứ hai như thời kỳ nguy hiểm và đầy khó khăn. Không có một “tin lành thịnh vượng” nào được thấy ở đây hết, mà đúng hơn đây là một lời cảnh báo nhẹ nhàng về thời thế ở trước mặt.
(9) Các đối tượng của sự hủy diệt thành Jerusalem và lần đến thứ hai chưa được trình bày lần đầu tiên ở đây. Luca 17.20-37 và 19.41-44 cả hai đều xử lý với các sự cố nầy trong tương lai.
Các môn đồ chú trọng vào đền thờ (21.5-6)
“Có mấy người nói về đền thờ, về đá đẹp và đồ dâng làm rực rỡ trong đền thờ. Đức Chúa Jêsus phán rằng: Những ngày sẽ đến, mọi điều các ngươi ngó thấy đây, sẽ không còn một hòn đá nào chồng trên hòn khác mà không đổ xuống”.
Như chúng ta đã thấy rồi, đền thờ là một bối cảnh làm gợi lên nỗi kinh sợ. Các môn đồ có ấn tượng, điều nầy rất dễ hiểu. Phải chăng cảm tính của các môn đồ đối với đền thờ đã dựa theo một số lời đồn đãi giả dối về nó chăng? Thí dụ, nếu các môn đồ tin rằng Chúa Jêsus sắp sửa thiết lập ngôi vị của Ngài tại thành Jerusalem, há Ngài không biết Đền Thờ là trung ương đầu não của Ngài sao? Nói như thế há không có nghĩa là “chức vụ” của họ đều ở trong đền thờ cả sao? Nếu đấy là suy tưởng của họ, thì chẳng có gì phải ngạc nhiên khi họ đã bị ấn tượng với toà nhà nầy. Mọi tiện nghi lớn lao trong toà nhà nầy rồi đây sẽ được cung ứng hết cho họ.
Song đấy chẳng phải là trường hợp đâu! Sự đến của Chúa thực sự sẽ mở ra (hay ít nhất nhấn mạnh) “thời kỳ dân Ngoại”, sẽ được đánh dấu bằng sự sụp đổ của thành Jerusalem cùng sự hủy diệt đền thờ nầy. Những tảng đá lớn, rất có ấn tượng với các môn đồ, sẽ không còn một hòn nào chồng trên một hòn khác. Đúng đây là một dòng “nước lạnh”, đã đổ ra, như thực vậy, trên những sự trông cậy nồng ấm của các môn đồ.
Thắc mắc của các môn đồ (21.7)
“Họ bèn hỏi Ngài rằng: Lạy thầy, vậy việc đó chừng nào sẽ xảy đến, và có điềm gì cho người ta biết rằng việc gần xảy đến không?”
Chúa Jêsus đã nói rất đặc biệt về sự hủy diệt Đền Thờ, nhưng lại mơ hồ đối với thời điểm nào sự ấy sẽ diễn ra. Các môn đồ muốn biết chính xác khi nào các sự nầy sẽ diễn ra, và dấu lạ nào sẽ là dấu cho biết chúng sắp sửa diễn ra. Các môn đồ, giống như hầu hết chúng ta ngày nay, đều quan tâm tới những việc không đúng. Họ muốn biết lượng thông tin sẽ có lợi hay không có lợi cho họ, để thoả mãn tánh tò mò của họ. Chúa Jêsus thì quan tâm nhiều đến cách sống của họ hơn là tánh tò mò của họ, rồi vì thế Ngài tránh né các thắc mắc của họ, Ngài dạy dỗ họ thay vì cho họ biết những điều họ muốn biết — họ nên xử sự như thế nào theo ánh sáng của sự hủy diệt thành Jerusalem, và lần đến thứ hai của Ngài. Chúng ta thấy điều nầy trong phân đoạn kế tiếp.
Sự hủy diệt thành cùng mọi hàm ý thực tế của nó (21.8-24)
“Ngài đáp rằng: Các ngươi hãy giữ, kẻo bị cám dỗ; vì có nhiều người sẽ mạo danh ta mà đến, và nói rằng: Ấy chính ta là Đấng Christ, thì giờ đã đến gần. Các ngươi đừng theo họ. Lại khi các ngươi nghe nói về giặc giã loạn lạc, thì đừng kinh khiếp, vì các điều đó phải đến trước; nhưng chưa phải cuối cùng liền đâu. Ngài cũng phán cùng họ rằng: Dân nầy sẽ dấy lên nghịch cùng dân khác, nước nó nghịch cùng nước kia; sẽ có sự động đất lớn, có đói kém và dịch lệ trong nhiều nơi, có những điềm lạ kinh khiếp và dấu lớn ở trên trời. Song trước những điều đó thiên hạ sẽ vì cớ danh ta mà tra tay bắt bớ các ngươi, nộp tại các nhà hội, bỏ vào ngục, kéo đến trước mặt các vua và các quan tổng đốc. Đều ấy xảy ra cho các ngươi để làm chứng cớ. Vậy các ngươi hãy nhớ kỹ trong trí, đừng lo trước về sự binh vực mình thể nào. Vì ta sẽ ban cho các ngươi lời lẽ và sự khôn ngoan, mà kẻ nghịch không chống cự và bẻ bác được. Các ngươi cũng sẽ bị cha, mẹ, anh, em, bà con, bạn hữu mình nộp mình; và họ sẽ làm cho nhiều người trong các ngươi phải chết. Các ngươi sẽ vì cớ danh ta bị mọi người ghen ghét. Nhưng một sợi tóc trên đầu các ngươi cũng không mất đâu. Nhờ sự nhịn nhục của các ngươi mà giữ được linh hồn mình. Vả, khi các ngươi sẽ thấy quân lính vây thành Giêrusalem, hãy biết sự tàn phá thành ấy gần đến. Lúc đó, ai ở trong xứ Giuđê hãy trốn lên núi; ai ở trong thành phải đi ra ngoài, ai ở ngoài đồng đừng trở vào thành. Vì những ngày đó là ngày báo thù, hầu cho mọi lời đã chép được ứng nghiệm. Trong những ngày ấy, khốn cho đờn bà có thai, và đờn bà cho con bú! Vì sẽ có tại nạn lớn trong xứ, và cơn thạnh nộ nghịch cùng dân nầy. Họ sẽ bị ngã dưới lưỡi gươm, sẽ bị đem đi làm phu tù giữa các dân ngoại, thành Giê-ru-sa-lem sẽ bị dân ngoại giày đạp, cho đến chừng nào các kỳ dân ngoại được trọn”.
Mặc dù Chúa chúng ta chẳng muốn làm thoả mãn tánh tò mò của các môn đồ Ngài về thời điểm của các sự cố nầy, Ngài lại có sở thích rất lớn trong sự dạy dỗ họ về cách sống theo ánh sáng của các sự cố nầy. Tiêu điểm của Ngài khác biệt với tiêu điểm của chúng ta là dường nào! Có nhiều điểm khác biệt và nhiều sự tranh cãi về thời điểm và hậu quả của các sự cố trong mọi vấn đề của lời tiên tri, nhưng có rất ít nghi ngờ đối với những gì Chúa Jêsus muốn nhấn mạnh ở đây — về cách sống của các môn đồ. Cách sống của các môn đồ có thể được tóm tắt lại trong ba câu nói tiêu cực, đã được thốt ra trong phân đoạn Kinh thánh nêu trên:
(1) Đừng để bị dối gạt mà chạy theo đấng mêsi giả hiệu (câu 8).
(2) Đừng sợ hãi, do toan tính liệu định các sự cố đời nầy, hoặc do sự bắt bớ nhắm thẳng vào quí vị theo cách cá nhân (các câu 9-19).
(3) Đừng ra khỏi thành Jerusalem để tìm kiếm sự an ninh khi thành ấy đang bị bao vây (các câu 20-24).
Trong câu 8, Chúa Jêsus cảnh cáo về mối hiểm nguy của việc chạy theo “đấng mêsi giả hiệu”. Khi thì giờ là xấu, sẵn sàng chấp nhận các giải pháp cho nan đề của chúng ta là điều rất dễ dàng. “Đấng mêsi giả hiệu” đã có mặt với chúng ta xuyên suốt phần lịch sử của Hội thánh. Họ xưng nhận họ đã đến trong danh của Chúa chúng ta. Thực ra, họ dạn dĩ đủ để xưng họ là Ngài. Theo lẽ tự nhiên, họ cũng phải xưng nhận rằng thời điểm của “Nước Trời” đã đến. Tôi tin rằng đây không phải là “đấng mêsi” hấp dẫn cho phần phân tích sau cùng, mà là “Vương quốc” mà Ngài hứa hẹn. Ở đây Chúa Jêsus tóm tắt những ngày gian khó ở trước mặt cho các môn đồ Ngài nhìn thấy: “đấng mêsi” giả hiệu hứa “những thời điểm tốt lành”, là “tin lành” giả tạo cho các thánh đồ bị phân tâm. Chúa Jêsus cảnh cáo các môn đồ Ngài đừng chạy theo những kẻ giả hình đó.
Câu chuyện của Luca có một câu cảnh cáo về “đấng mêsi giả hiệu”, còn Mathiơ thì nói rất nhiều về đề tài nầy. Ông ghi lại Chúa Jêsus dạy rằng những “đấng christ mạo nhận” nầy sẽ đi kèm với “các dấu kỳ phép lạ” (24.23-24). Ông còn cho chúng ta biết Chúa Jêsus cảnh cáo rằng “nhiều kẻ sẽ sa vào chước cám dỗ” khi chạy theo các “đấng cứu tinh” ấy, và “lòng yêu mến” của nhiều người sẽ “nguội dần” (24.10-13). Những ngày sau rốt nầy sẽ là những ngày rất khó khăn cho các môn đồ của Chúa Jêsus. Sốt sắng quá không thể thoát ra khỏi các thời điểm khó khăn như thế nầy sẽ khiến cho người ta dễ mắc phải các sai lầm đó.
Trong câu 9 Chúa Jêsus xây sang những khó khăn có thể cám dỗ người tin Chúa chơn thật chối bỏ hay vặn cong đức tin và cách sống đạo của mình. Mối nguy hiểm to lớn mà ai cũng thấy, đó là sự sợ hãi. Sợ hãi vừa là kẻ thù vừa là sự chống chọi lại đức tin. Các câu 9-11 nói tới những mối nguy hiểm đương diện với con người nói chung, dưới các hình thức: chiến tranh, những cuộc cách mạng, các trận động đất, những cơn đói kém, và các trận dịch lệ. Đây không phải là các thế lực cá nhân, nhưng chúng có một cái chạm lớn lao trên một cá nhân. Những ngày sau rốt sẽ là những ngày rất lộn xộn, nguy hiểm, và cảm giác mạnh về nguy cơ sẽ xảy đến, nhưng “những giờ tăm tối” nầy là cơ hội cho sự sáng, cho ánh sáng của tin lành (đối chiếu Êphêsô 5.8-14; Philíp 2.15). Hết thảy các sự cố lộn xộn nầy không thể và không lẩn tránh được, vì Nước Trời sẽ đến sau khi mọi việc nầy đã qua (câu 9). Thập tự giá luôn luôn đi trước mão triều thiên.
Trong câu 12 những nỗi khó khăn của các môn đồ càng lúc càng cá nhân nhiều hơn. Bây giờ, Chúa phán về sự bắt bớ mà những tín đồ tin theo Đấng Christ phải gánh chịu do sự họ đồng hoá với Ngài. Sự bắt bớ đã được nói tới ở đây là đặc điểm của sự bắt bớ đã xảy ra xuyên suốt lịch sử Hội thánh, nhưng sự bắt bớ ấy tác động trực tiếp vào các môn đồ là những người mà Chúa Jêsus đang nói chuyện với họ. Luca, trong sách thứ hai của ông, là sách Công vụ các sứ đồ, đưa ra một câu chuyện lịch sử nói tới một trong những sự chịu khổ của hàng thánh đồ trong những ngày sau khi Chúa chúng ta thăng thiên.
Tuy nhiên, những khó khăn của thời buổi khó nhọc nầy không phải là mối ngăn trở đối với Tin lành. Thực thế, nhưng thời buổi khó nhọc nầy cung ứng một cơ hội để bày tỏ ra và để công bố ra sự trông cậy mà chúng ta đang có trong Đấng Christ. Nhưng người tin Chúa sẽ bị đẩy tiến tới trước, và rao giảng cách công khai, và nhờ đó họ có cơ hội để trở thành một chứng nhân, dù là trước mặt những đối thủ người Do thái trong các nhà hội, hay các đối thủ dân Ngoại, như các vua và các quan tổng đốc. Trong những trường hợp nầy, người thánh đồ không phải hoạch định chứng cớ của mình, mà thay vì thế họ trông đợi Chúa ban cho lời nói phải lẽ cho giờ phút làm chứng đó. Sứ điệp đầy quyền năng của Êtiên (đã được ghi lại trong Công vụ các sứ đồ 7) là một trường hợp duy nhất nói tới sự thành tín của Đức Chúa Trời khi ban cho hàng tôi tớ Ngài lời lẽ phải nói ra.
Tuy nhiên, sự bắt bớ mà con người sẽ đối diện với sẽ là sự bắt bớ rất cá nhân. Không những chúng ta sẽ bị những kẻ thù của tin lành chống đối, như các nhà lãnh đạo tôn giáo và chính trị, mà chúng ta còn bị chính gia đình của chúng ta chống đối nữa. Những vị thánh đồ trong những thời điểm khó khăn đã bị chính những người thân cận nhất của họ bội phản, đã bị giao nộp vào sự bắt bớ và thậm chí cho đến chết nữa. Giờ đây, lời lẽ của Chúa Jêsus xem như khó nghe về môn đồ và gia đình của người (Luca 14.26), có một ý nghĩa rất quan trọng. “Lời lẽ khó nghe” của Chúa Jêsus đã được trù liệu cho “thời khắc khó nhọc” ở đàng trước mặt kia, những thời khắc như thế là những thời khắc đã được mô tả ở đây trong chương 21. Nếu chúng ta bị chính gia đình mình bội phản, chúng ta phải chọn lấy Đấng Christ trên cả gia đình, hoặc chúng ta sẽ quên phứt đức tin trong những thời khắc như thế.
Các môn đồ vốn chưa hiểu được về họ sẽ nói gì trong phần biện hộ của chính họ, vì lời lẽ sẽ được ban cho họ trong thì giờ có cần (câu 14). Con người không phải sợ hãi sự chối bỏ của gia đình nếu họ đã chọn lấy Đấng Christ trên hết mọi sự khác (câu 16). Những người nam và nữ có đức tin không cần phải sợ hãi sự bắt bớ, thậm chí sự chết, vì sự sống thực, sự sống đời đời, được thấy có trong Đấng Christ (các câu 17-19). Nói như thế nghe ngược ngạo, vì Chúa chúng ta nói rằng người nào bị giết vì cớ đức tin của họ đặt nơi Ngài, và rồi, trong câu kế đó khẳng định rằng “một sợi tóc trên đầu ngươi cũng không mất đâu” (câu 18). Cả hai câu nói ấy vốn chơn thực như thế nào? Vấn đề được giải quyết ngay lập tức khi chúng ta tách “sự sống thực, đời đời” ra khỏi “sự tồn tại theo phần xác thể”. Trong sự bàn bạc của Chúa chúng ta với người Sađusê, Ngài dạy rằng với Đức Chúa Trời, hết thảy đều sống động, vì Đức Chúa Trời làm cho sống lại từ kẻ chết. Nắm vững đức tin, và chết trong đức tin không phải là chết mất đâu, mà là sống. Như Chúa Jêsus đã dạy ở một chỗ khác:
“Vì ai muốn cứu sự sống mình thì sẽ mất, còn ai vì cớ ta mất sự sống, thì sẽ cứu” (Luca 9.24).
Lời cảnh cáo thứ ba của Chúa chúng ta cho các môn đồ được thấy trong các câu 20-24, nội dung ở đây ghi lại sự hủy diệt sắp tới của thành Jerusalem (trong đó sự hủy diệt đền thờ là một phần). Điều nầy sẽ xảy ra trong đời sống của các môn đồ, là những người đã ở với Chúa Jêsus. Đây là một lời cảnh cáo đặc biệt có liên quan tới họ, vì hầu hết các vị thánh đồ sẽ trốn ra khỏi thành Jerusalem ngay lúc có sự hủy diệt đó, nhưng không phải là các sứ đồ:
“Trong lúc đó [lúc Êtiên bị ném đá], Hội thánh ở thành Giêrusalem gặp cơn bắt bớ đữ tợn; trừ ra các sứ đồ, còn hết thảy tín đồ đều phải chạy tan lạc trong các miền Giuđê và xứ Samari” (Công vụ các sứ đồ 8.1b).
Sự bắt bớ sẽ trở thành công cụ của Đức Chúa Trời cho việc di dời Hội thánh ra khỏi thành Jerusalem trước sự hủy diệt của thành ấy. Tuy nhiên, các môn đồ (ở đây gọi là sứ đồ), sẽ ở lại phía sau. Lời lẽ của Chúa Jêsus hầu hết đều có liên quan tới họ. Khi họ nhìn thấy quân đội La mã tiến đến bao vây thành phố, họ sẽ trốn ra khỏi đó, giống như trốn khỏi cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời vậy, trốn khỏi tay của những binh lính nầy. Hành động mà Chúa chúng ta nói tới trước tiên dường như là hành động tự sát. Dưới những hoàn cảnh bình thường, người nào sống trong vùng đất rộng rãi sẽ trốn vào thành phố có phòng thủ để tìm sự an toàn: “Trong thời điểm chiến tranh, người dân trong xứ sẽ vào trong các thành phố có tường bao xung quanh để được bảo vệ. Chúa Jêsus nói cho khán thính giả của Ngài biết rằng khi nhìn thấy sự hủy diệt sắp đến trên thành Jerusalem, họ phải chạy cho thật xa như nếu có thể chạy được”.
Sự hủy diệt thành Jerusalem minh chứng cho sự hủy diệt có tính cách tàn phá y như Chúa Jêsus đã cảnh báo trước:
“Theo Josephus (Cuộc chiến Do thái [The Jewish War, vi, 9]) 1.000.000 người Do thái đã bị chết vào lúc bấy giờ với sự hủy diệt thành Jerusalem (qua đói kém, dịch lệ, giết chóc lẫn nhau, và gươm của người La mã) và 97.000 tù nhân bị đem đi tan rãi khắp mọi nơi. Có lẽ Josephus đang thổi phồng lên. Nhưng trong bất kỳ trường hợp nào, chắc chắn là có hàng trăm ngàn người đã bị giết. Sử gia La mã Tacitus nói (Historiae, v, 13, 4) rằng cư dân bình thường ở tại thành Jerusalem là 600.000 người trước năm 70 SC. Và nếu chúng ta in trong trí rằng trước cuộc phong toả thành phố người Do thái đã đổ vào trong thành phố Jerusalem hàng chục ngàn người để dự lễ Vượt Qua và không thể trở về lại với gia đình họ, và vì thế đã ở lại trong thành suốt cuộc bao vây trong 5 tháng trời, như vậy rất dễ hiểu khi nói hàng trăm ngàn người đã bị giết trong thành phố quá tải nầy. Trong bất kỳ trường hợp nào, không một người nào còn sống trong thành phố đổ nát đó”.
Trong sự hủy diệt nầy, do Chúa chúng ta nói trước, một số mục đích của Đức Chúa Trời sẽ được hoàn tất. Trật tự cũ sẽ không còn có nữa. Chức năng thầy tế lễ sẽ không còn có nữa. Hội thánh được thiết lập làm nơi ngự của Đức Chúa Trời ra từ sự hủy diệt đó, là “đền thờ mới” (đối chiếu Êphêsô 2.18-22). Đền thờ được lập nên do bàn tay con người sẽ không còn có nữa. Người Do thái sẽ bị dời ra khỏi xứ sở của họ. Thời kỳ dân Ngoại sẽ trở thành thời kỳ sôi nổi nhất. Cho tới lúc Chúa chúng ta tái lâm, Jerusalem sẽ là quân cờ của dân Ngoại, họ đã chọn Jerusalem để giải quyết (theo ý kiến của tôi, điều nầy bao gồm cả trật tự hiện tại trong xứ Israel, điều dân Ngoại trù tính giải quyết với người Do thái chính là thành Jerusalem).
PHẦN KẾT LUẬN:
Lời lẽ của Chúa Jêsus ở đây chứa một số bài học quan trọng cho những người trong thời ấy, cũng như cho các vị thánh đồ trong mọi thời đại. Chúng ta hãy xem xét một số các bài học đó.
Thứ nhứt, lời lẽ của Chúa ở đây đưa ra để bác bỏ mặc khải của các môn đồ về một Vương quốc ngay tức thì, với thành Jerusalem và đền thờ làm trung tâm đầu não của Vương quốc ấy. Đền thờ ấy không bao lâu nữa sẽ bị hủy diệt, Jerusalem sẽ bị cướp phá, và các kỳ dân Ngoại thắng hơn trong một khoảng thời gian dài không xác định được.
Thứ hai, lời lẽ của Chúa rõ ràng nhắm vào “thời kỳ khó nhọc” ở trước mặt cho những ai chịu theo Ngài, thay vì “thời kỳ vui sướng”, mà gần như mọi người, kể cả các môn đồ đều vọng tưởng. Điều nầy rất thực đối với các môn đồ ấy, và đối với Hội thánh đầu tiên (đối chiếu Công vụ các sứ đồ), nhưng điều nầy cũng rất thực cho hầu hết các thánh đồ trong mọi thời đại (đối chiếu II Timôthê 3). Ngày nay có nhiều người, họ hiến cho nhân loại sự vinh quang ngay tức khắc, sự bình an, và những thời kỳ tốt lành, nhưng họ không nói tới sự chịu khổ, sự bắt bớ, và sự nhịn nhục, giống như Chúa Jêsus nói. Có nhiều người thích nghe nói tới các ơn phước của vương quốc trong tương lai như đã biết qua và đã kinh nghiệm trong lúc bây giờ. Các bạn tôi ơi, đấy không phải là điều mà Chúa Jêsus nói đâu. Chúa Jêsus nói tới những thời kỳ khó nhọc với những người chịu bước theo Ngài. Ngài không hứa hẹn những lời hứa thoải mái ngay lập tức ra khỏi khó nhọc và đau khổ đâu, mà Ngài cảnh cáo rằng phương thức dành cho các môn đồ là khó nhọc. Chúa Jêsus đã đúng, và hết thảy những ai thấy dị ứng với điều nầy, đều sai lầm hết. Người nào chịu theo Chúa Jêsus sẽ trông mong con đường nghịch cảnh và bắt bớ. Đấy mới đúng là điều Chúa Jêsus đã hứa.
Thứ ba, ở đây Chúa Jêsus dạy chúng ta rằng những thời kỳ ngịhch cảnh, hỗn độn, và chống đối là thời buổi cơ hội cho việc rao giảng Tin lành. Chúng ta không cần “thời kỳ tốt lành” mới rao giảng tin lành. Tin lành là “sự sáng” cho những kẻ đương ở trong “tối tăm” và tin lành cung hiến niềm hy vọng cho những ai đang ở trong vô vọng. Đấy là lý do tại sao Chúa Jêsus nói rằng tin lành là nguyên nhân vui mừng cho những ai than khóc, những ai đói khát, và những ai chịu bắt bớ vì cớ danh của Ngài (đối chiếu Luca 6.20-26; Mathiơ 5.1-12).
Thứ tư, để mở rộng cơ hội ở trước mặt chúng ta, môn đồ của Chúa Jêsus phải ý thức được sự dối gạt dụ theo các “mêsi” giả, họ không nên sợ hãi, thậm chí ở giữa hỗn độn và bắt bớ, và không tìm kiếm sự an ninh ở nơi có cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời.
Cho phép tôi mở rộng quan điểm sau cùng nầy bằng cách thiết lập một nguyên tắc, một nguyên tắc mà sự dạy của Chúa chúng ta trong phân đoạn Kinh thánh nầy dựa theo, theo như tôi hiểu: MÔN ĐỒ CỦA ĐẤNG CHRIST KHÔNG NÊN ĐỂ BỊ LÔI CUỐN VÀO NHỮNG ĐIỀU MÀ ĐỨC CHÚA TRỜI SẼ HỦY DIỆT, VÀ PHẢI TÌM KIẾM SỰ CỨU RỖI MÀ ĐỨC CHÚA TRỜI SẼ PHÁN XÉT TRONG ĐÓ.
Chúa Jêsus đã đáp ứng với nỗi kinh sợ của các môn đồ Ngài đối với đền thờ bằng cách nói cho họ biết rằng đền thờ ấy sẽ bị hủy diệt. Tôi tin, Chúa Jêsus đang dạy cho họ biết rằng họ không nên bị lôi cuốn vào những gì mà Đức Chúa Trời sắp hủy diệt. Họ cũng phải có một tình yêu cao sâu dành cho và hấp dẫn đối với thành Jerusalem, và Chúa Jêsus bảo họ rằng trong ngày thạnh nộ của Ngài giáng trên thành Jerusalem, họ phải trốn ra khỏi thành nầy. Họ không nên tìm kiếm sự cứu rỗi ở nơi ấy, là nơi đã chối bỏ Ngài trong vai trò Đấng Mêsi, và là nơi mà Ngài hiện đang khước từ (trong một lúc) và sắp hủy diệt.
Đúng là một bài học cho mỗi một người chúng ta. Tôi thường bị lôi cuốn vào các vụ việc của đời nầy, những vụ việc sẽ bị hư nát và thất bại trong đời sống của tôi, hoặc là những vụ việc mà Đức Chúa Trời sẽ hủy diệt khi phục hồi lại quả đất. Nếu lời tiên tri có dạy dỗ chúng ta điều gì, thì đó là thôi đừng đặt quá nhiều giá trị trên những gì Đức Chúa Trời bảo chúng ta Ngài sẽ hủy diệt. Phierơ đã học được bài học nầy rồi, như chúng ta có thể thấy trong thứ tín thứ nhì của ông:
“Song le, ngày của Chúa sẽ đến như kẻ trộm. Bấy giờ các từng trời sẽ có tiếng vang rầm mà qua đi, các thể chết bị đốt mà tiêu tán, đất cùng mọi công trình trên nó đều sẽ bị đốt cháy cả. Vì mọi vật đó phải tiêu tán thì anh em đáng nên thánh và tôn kính trong mọi sự ăn ở của mình là dường nào, trong khi chờ đợi trông mong cho ngày Đức Chúa Trời mau đến, là ngày các từng trời sẽ bị đốt mà tiêu tán, các thể chất sẽ bị thiêu mà tan chảy đi! Vả, theo lời hứa của Chúa, chúng ta chờ đợi trời mới đất mới, là nơi sự công bình ăn ở” (II Phierơ 3.10-13).
Chúng ta không cần hiểu các chi tiết của lời tiên tri, cũng không cần phải biết thì giờ hay dấu hiệu nói tới các thời kỳ, mà chúng ta cần phải biết kết quả, và nhơn đó chúng ta cần phải sắp xếp lại đời sống của chúng ta sao cho phù hợp. Chúng ta cần phải bỏ đi sự ham mến những việc thuộc đời nầy, và ham mến nhiều thêm các vụ việc thuộc về đời hầu đến. Chúng ta cần phải đặt lòng tin cậy của chúng ta vào chỉ một mình Ngài mà thôi, và tìm cách chia sẽ tin lành với một thế giới đang ở dưới sự phán xét, và không bao lâu nữa sẽ bị hủy diệt trong sự phán xét.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét