Thứ Hai, 17 tháng 5, 2010

Luca 4.5-8: "SỰ CÁM DỖ CỦA CHÚA JÊSUS"



Phần giới thiệu
Thể lực và thẩm quyền của Satan – Hắn có quyền gì?
Điều chi đã xảy ra trên Núi Cao kia?
Satan đã hiến gì cho Chúa chúng ta?
Sự Chúa từ khước đề nghị của Satan
Thật sự Satan là kẻ nói dối
Kết luận
BÀI 10
SỰ CÁM DỖ CỦA CHÚA JÊSUS
(Luca 4.5-8)
Phần giới thiệu
Bốn mươi ngày đã trôi qua, trong suốt thời gian đó Satan gần như đã tung ra từng chiêu cám dỗ (đối chiếu Luca 4.1, 13). Ba chiêu cám dỗ sau cùng, như đã được ghi lại bởi Mathiơ và Mác (theo trình tự khác nhau), là “phát đạn siêu nhất” theo đánh giá của tôi. Chiêu cám dỗ thứ nhất dựa trên sự kiện Chúa chúng ta đã kiêng ăn 40 ngày và đêm, Ngài hiện đang đói khát. Satan đã tìm cách xúi giục Chúa chúng ta sử dụng quyền phép thiêng liêng của Ngài để hóa đá thành bánh. Phản ứng của Chúa chúng ta, dựa theo bài học mà Ysơraên đã được dạy dỗ trong đồng vắng (Phục truyền luật lệ ký 8.3), nghĩa là sự sống còn hơn cả sự hiện hữu về mặt thuộc thể và vì cớ ấy còn hơn cả việc được trưởng dưỡng bằng đồ ăn nữa. Rốt lại, sống là đang sinh hoạt trong sự hiệp một và tương giao với Đức Chúa Trời, như Ađam và Êva đã sống trước sự sa ngã. Chết là phân rẽ ra khỏi Đức Chúa Trời. Sống, được nâng đỡ bằng sự vâng phục đối với từng lời của Đức Chúa Trời. Đối với Chúa chúng ta, hành động độc lập đối với Đức Chúa Trời bằng cách hoá đá thành bánh sẽ tỏ ra sự nghi ngờ lời của Đức Chúa Trời (đặc biệt đối với lời tuyên bố: “Ngươi là Con yêu dấu của ta, đẹp lòng ta mọi đường” (Luca 3.22)), vì thế đã đánh mất sự sống, chớ không phải nâng đỡ nó.
Satan giờ đây mới sử dụng đến chiêu cám dỗ thứ hai. Hắn đang tìm cách lẫn tránh hay muốn hoàn thành chiêu cám dỗ nầy? Tôi thích nghĩ Satan đang hoạt động giống như bộ phận đầu não của cơ quan CIA vậy, hắn có một số đông “bộ hạ lén lút” (ma quỷ, các thiên sứ sa ngã, giống như chính mình hắn vậy), hắn thường hay thu thập tin tức tình báo để xúc tiến, đẩy mạnh động lực của sự gian ác và loạn nghịch chống lại Đức Chúa Trời. Trong khi Satan cùng bộ hạ của hắn không phải là toàn tri, chúng đã thu thập được một số dữ liệu rất lớn trải qua nhiều thế kỷ. Satan biết rõ sự việc trở thành động cơ cho mọi hành động của hắn trong phân đoạn Kinh Thánh nầy, và đó là điều chi? Chúng ta hãy bắt đầu bài học bằng cách xét xem Satan đã biết được gì, và hắn đang ra sức như thế nào để hoàn thành chiêu cám dỗ nầy.
Từ Sáng thế ký 3.15, Satan đã học biết người nữ sẽ có một đứa con báo hiệu sự huỷ diệt của hắn:
“Ta sẽ làm cho mầy cùng người nữ, dòng dõi mầy cùng dòng dõi người nữ nghịch thù nhau. Người sẽ giày đạp đầu mầy, còn mầy sẽ cắn gót chân người” (Sáng thế ký 3.15).
Satan vốn biết rõ từ lúc khởi đầu của lịch sử một người sẽ đến để huỷ diệt hắn. Bản gia phổ của Luca chỉ ra mối quan hệ giữa Đấng Christ và Ađam, cả hai đều là “Con của Đức Chúa Trời” (Luca 3.22, 38). Tôi tin rằng Satan đã sớm công nhận Chúa Jêsus đến để tiêu diệt hắn. Ma quỷ cũng biết rõ như vậy nữa. Chúng đã kêu la:
“Chúng tôi với Ngài có sự gì chăng? Ngài đến để diệt chúng tôi sao? Tôi biết Ngài là ai: là Đấng Thánh của Đức Chúa Trời!” (Luca 4.34).
Khi thời gian trôi qua, Satan đã học biết rằng mặc dù hắn muốn cai trị thế gian, Đức Chúa Trời hứa rằng Đấng Mêsi sẽ đến, và Ngài sẽ trị vì trong sự công bình, và sự tể trị của Ngài sẽ còn mãi cho đến đời đời:
“Cây phủ việt chẳng hề dời khỏi Giu-đa, kẻ lập pháp không dứt khỏi giữa chơn nó, cho đến chừng Đấng Si-lô hiện tới, và các dân vâng phục Đấng đó” (Sáng thế ký 49.10).
“Hỡi Đức Chúa Trời, ngôi Chúa còn mãi đời nọ qua đời kia; Bính quyền nước Chúa là một binh quyền ngay thẳng. Chúa ưa sự công bình, và ghét điều gian ác; Cho nên Đức Chúa Trời, là Đức Chúa Trời của Chúa, đã xức dầu cho Chúa bằng dầu vui vẻ trổi hơn đồng loại Chúa” (Thi thiên 45.6-7).
“Vì có một con trẻ sanh cho chúng ta, tức là một con trai ban cho chúng ta; quyền cai trị sẽ nấy trên vai Ngài. Ngài sẽ được xưng là Đấng Lạ lùng, là Đấng Mưu luận, là Đức Chúa Trời Quyền năng, là Cha Đời đời, là Chúa Bình an. Quyền cai trị và sự bình an của Ngài cứ thêm mãi không thôi, ở trên ngôi Đa-vít và trên nước Ngài, đặng làm cho nước bền vững, và lập lên trong sự chánh trực công bình, từ nay cho đến đời đời. Thật, lòng sốt sắng của Đức Giê-hô-va vạn quân sẽ làm nên sự ấy! Chúa đã giáng một lời trong Gia-cốp, và lời ấy đổ xuống trên Y-sơ-ra-ên” (Êsai 9.5-6).
“Trong đời các vua nầy, Chúa trên trời sẽ dựng nên một nước không bao giờ bị hủy diệt, quyền nước ấy không bao giờ để cho một dân tộc khác; song nó sẽ đánh tan và hủy diệt hết các nước trước kia, mà mình thì đứng đời đời” (Đaniên 2.44).
“Ta lại nhìn xem trong những sự hiện thấy ban đêm, nầy, có một người giống như con người đến với những đám mây trên trời; người tới đến Đấng Thượng Cổ và bị dẫn đến trước mặt Ngài. Người được ban cho quyền thế, vinh hiển, và nước; hầu cho hết thảy các dân, các nước, các thứ tiếng đều hầu việc người. Quyền thế người là quyền thế đời đời chẳng qua đi, và nước người không bao giờ phải hủy phá” (Đaniên 7.13-14).
Ngay thời điểm Chúa chúng ta ra đời, “tước vị Vua” của Con Trẻ Christ đã được nhấn mạnh rồi. Những lời tiên tri nói về lai lịch của Đấng Christ là Vua của Ysơraên rất khó mà quên được đối với lực lượng thu thập tình báo của Satan.
Những lời tiên tri nói trước sự ra đời của Chúa chúng ta đã xác quyết Ngài là Vua của dân Ysơraên, sự ứng nghiệm các lời tiên tri Cựu ước nói về Vua hầu đến:
“Con trai ấy sẽ nên tôn trọng, được xưng là Con của Đấng Rất Cao; và Chúa, là Đức Chúa Trời, sẽ ban cho Ngài ngôi Đa-vít là tổ phụ Ngài. Ngài sẽ trị vì đời đời nhà Gia-cốp, nước Ngài vô cùng” (Luca 1.32-33).
Trong bài ca tụng của Mary, điều nầy một lần nữa rất rõ ràng:
“Bởi Đấng Toàn Năng đã làm các việc lớn cho tôi. Danh Ngài là thánh, Ngài đã cách người có quyền khỏi ngôi họ, và nhắc kẻ khiêm nhượng lên” (Luca 1.49, 52).
Khi mấy thầy bác sĩ đến từ Đông phương, họ đã hỏi:
“Vua dân Giu-đa mới sanh tại đâu? Vì chúng ta đã thấy ngôi sao Ngài bên đông phương, nên đến đặng thờ lạy Ngài” (Mathiơ 2.2).
Câu trả lời của các thầy thông giáo là một trích dẫn lời tiên tri của Michê:
“HỠI BẾT-LÊ-HEM, ĐẤT GIU-ĐA! THẬT NGƯƠI CHẲNG PHẢI KÉM GÌ CÁC THÀNH LỚN CỦA XỨ GIU-ĐA ĐÂU, VÌ TỪ NGƯƠI SẼ RA MỘT TƯỚNG, LÀ ĐẤNG CHĂN DÂN Y-SƠ-RA-ÊN, TỨC DÂN TA” (Michê 5.2; Mathiơ 2.6).
Hết thảy mọi điều nầy chỉ ra rằng Satan vốn biết rõ “dòng dõi của người nữ”, “Con Đức Chúa Trời”, Vua Ysơraên, Đấng Mêsi Ngài đã đến để huỷ diệt hắn và để thiết lập một nước công bình cho đến đời đời. Vì lẽ đó, động cơ thúc đẩy của Satan không có gì khó khăn khi quyết định: Hãy chấm dứt Chúa chúng ta bằng mọi giá! Và nếu Chúa Jêsus không bị Satan đánh bại, có lẽ một cuộc thương lượng đã được dàn xếp, nhơn đó một sự liên kết sẽ được thiết lập, và “nước của Satan” sẽ có phần.
Thể lực và thẩm quyền của Satan – Hắn có quyền gì?
Trước đây tôi có đề xuất rằng mọi đòi hỏi của Satan không thể thoả đáng được, vì Satan là một kẻ nói dối theo bản năng (Giăng 8.44). Vì vậy, câu nói nầy của Satan phải được cân phân cách cẩn thận.
“Ta sẽ cho ngươi hết thảy quyền phép và sự vinh hiển của các nước đó; vì đã giao cho ta hết, ta muốn cho ai tùy ý ta. Vậy, nếu ngươi sấp mình xuống trước mặt ta, mọi sự đó sẽ thuộc về ngươi cả” (Luca 4.6-7).
Satan có quyền gì? Satan có thể ban phát gì cho người ta chứ? Chúng ta hãy tra xét lại những gì Kinh Thánh cho chúng ta biết về thẩm quyền của Satan. Mọi lời lẽ của Chúa chúng ta trong sách Tin Lành Giăng cung cấp nhiều thông tin nhất. Tóm lại, Satan là “vua chúa thế gian nầy”:
“Hiện bây giờ, có sự phán xét thế gian nầy, và hiện nay vua chúa của thế gian nầy phải bị xua đuổi. Còn ta, khi ta đã được treo lên khỏi đất, ta sẽ kéo mọi người đến cùng ta” (Giăng 12.31-32).
“Ta sẽ chẳng nói chi với các ngươi nữa, vì vua chúa thế gian nầy hầu đến; người chẳng có chi hết nơi ta. Nhưng thế gian phải biết rằng ta yêu mến Cha, và làm theo điều Cha đã phán dặn. Hãy đứng dậy, chúng ta phải đi khỏi đây…” (Giăng 14.30-31).
“về sự phán xét, vì vua chúa thế gian nầy đã bị đoán xét” (Giăng 16.11).
“Nếu Tin Lành của chúng tôi còn che khuất, là chỉ che khuất cho những kẻ hư mất, cho những kẻ chẳng tin mà chúa đời nầy đã làm mù lòng họ, hầu cho họ không trông thấy sự vinh hiển chói lói của Tin Lành Đấng Christ, là ảnh tượng của Đức Chúa Trời” (II Côrinhtô 4.3-4).
“Vì chúng ta đánh trận, chẳng phải cùng thịt và huyết, bèn là cùng chủ quyền, cùng thế lực, cùng vua chúa của thế gian mờ tối nầy, cùng các thần dữ ở các miền trên trời vậy” (Êphêsô 6.12).
Satan là “chúa đời nầy” hay “vua chúa thế gian nầy” có ý nghĩa như thế nào? Nó không có nghĩa là Satan đòi hỏi trong lời lẽ của hắn nói tới Chúa chúng ta ở chiêu cám dỗ thứ hai. Quyền quản trị đất đã được giao cho con người, chớ không phải giao cho Satan đâu. Ađam và Êva đã được uỷ thác quản trị loài thọ tạo của Đức Chúa Trời (Sáng thế ký 1.26). Theo tác giả Thi thiên, sự trị vì mọi loài thọ tạo vẫn thuộc về con người.
“Loài người là gì, mà Chúa nhớ đến? Con loài người là chi, mà Chúa thăm viếng nó? Chúa làm người kém Đức Chúa Trời một chút, đội cho người sự vinh hiển và sang trọng. Chúa ban cho người quyền cai trị công việc tay Chúa làm, khiến muôn vật phục dưới chân người: Cả loài chiên, loài bò, đến đỗi các thú rừng, chim trời và cá biển, cùng phàm vật gì lội đi các lối biển” (Thi thiên 8.4-8).
Chúa Jêsus là “Con Người” hiện đang chu tất phần việc nầy, nhưng đó là phần việc của con người, chớ không phải của Satan. Hơn nữa, quyển tể trị thế gian chính là quyền của Đức Chúa Trời:
“Vì nước thuộc về ĐỨC GIÊ-HÔ-VA, Ngài cai trị trên muôn dân” (Thi thiên 22.28).
“ĐỨC GIÊ-HÔ-VA đã lập ngôi Ngài trên các từng trời, Nước Ngài cai trị trên muôn vật” (Thi thiên 103.19).
“Hỡi ĐỨC GIÊ-HÔ-VA vạn quân, Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên, là Đấng ngự trên các chê-ru-bin, chỉ một mình Ngài là Đức Chúa Trời của mọi nước trên đất, Ngài đã dựng nên trời và đất” (Êsai 37.16).
Đaniên đã trả lời như sau:
“Đoạn Đa-ni-ên cất tiếng nói rằng: Ngợi khen danh Đức Chúa Trời đời đời vô cùng! vì sự khôn ngoan và quyền năng đều thuộc về Ngài. Chính Ngài thay đổi thì giờ và mùa, bỏ và lập các vua” (Đaniên 2.20-21a).
“Hỡi vua, nầy là lời giải, và nầy là mạng định của Đấng Rất Cao, đã đến trên vua, chúa tôi: Người ta sẽ đuổi vua ra khỏi giữa loài người, và chỗ ở vua sẽ ở giữa những thú vật trong đồng. Vua sẽ bị buộc phải ăn cỏ như bò, và sẽ được thấm nhuần sương móc trên trời; bảy kỳ sẽ trải qua trên vua, cho đến khi vua nhận biết rằng Đấng Rất Cao cai trị trong nước loài người, và Ngài muốn ban cho ai tùy ý” (Đaniên 4.24-25).
Có một thời điểm trong tương lai, mà ai cũng biết là Thời Kỳ Đại Nạn, trong thời kỳ ấy Satan sẽ được ban cho quyền cai trị, nhưng quyền nầy được chuẩn y, trong các giới hạn, và cho một thời gian đã được ấn định rõ rệt:
“Nó lại được phép giao chiến cùng các thánh đồ và được thắng. Nó cũng được quyền trị mọi chi phái, mọi dân tộc, mọi tiếng và mọi nước. Hết thảy những dân sự trên đất đều thờ lạy nó, là những kẻ không có tên ghi trong sách sự sống của Chiên Con đã bị giết từ buổi sáng thế. Nó cũng dùng mọi quyền phép của con thú trước tại trước mặt con thú ấy, và nó bắt thế gian cùng dân cư nó phải thờ lạy con thú trước, là con có vít thương đến chết đã được lành. Nó cùng được quyền hà hơi sống vào tượng con thú, hầu cho tượng ấy nói được và khiến hết thảy những kẻ nào không thờ lạy tượng con thú đó bị giết đi” (Khải huyền 13.7-8, 12,15).
Satan là “chúa đời nầy” theo ý nghĩa hắn quản trị loài người sa ngã qua quyền lực của tội lỗi và sự chết, và qua những công cụ của “thế gian” và “xác thịt”, cũng như qua sự can thiệp trực tiếp của hắn (“ma quỷ”). Hắn không còn nắm quyền quản trị trên các vua và các nước, mặc dù hắn có ảnh hưởng trên họ. Chúa chúng ta là Đấng đang nắm quyền tể trị lịch sử, và trên các nước, nhơn đó mọi lời tiên tri trong Lời của Đức Chúa Trời đều chắc chắn. Đức Chúa Trời không thể loan báo trước tương lai nếu Ngài không quản trị nó.
Những lời xưng nhận của Satan chỉ thực có phần nào thôi, vì thế việc hắn cung hiến là trống rỗng hoàn toàn. Cần phải lưu ý rằng xuyên suốt Kinh Thánh, Satan liên tục hiến cho những việc khác mà không thuộc quyền sở hữu của hắn. Hắn hiến cho Ađam và Êva trái của cây biết điều thiện và điều ác, nhưng cây ấy không thuộc quyền của hắn để ban cho đâu. Mặt khác, Chúa chúng ta đang cung hiến cho mọi điều đang nắm trong tay, và sự sống mà Ngài hiến cho chính là sự sống mà Ngài đã nhận được với cái giá của huyết Ngài.
Điều chi đã xảy ra trên Núi Cao kia?
Câu chuyện của Mathiơ (và câu chuyện của Luca theo bản dịch King James, là bản dịch mà tôi xem là xác thực nhất) cho chúng ta thấy Satan đã đưa Chúa Jêsus lên một ngọn núi rất cao. Chính từ cao điểm nầy hắn đã diễn đạt: “mọi nước thế gian trong giây phút” theo một kiểu cách thật kỳ lạ (Luca 4.5). Một số người có khuynh hướng cho rằng phép lạ nầy là một phép lạ đã diễn ra trong lý trí của Chúa chúng ta. Tôi có khuynh hướng không đồng ý vì hai lý do. Thứ nhất, tôi không nghĩ rằng Satan đã nhập vào lý trí của Chúa chúng ta, hoặc hắn đã nhập trực tiếp để cấy những cảnh tượng ấy vào bất kỳ một tâm trí nào. Thứ hai, tôi không thấy một lý do nào để hắn phải dẫn Chúa chúng ta lên đỉnh một ngọn núi rất cao để diễn đạt một cuộn “phim theo lý trí”. Lần cám dỗ nầy đã được thực hiện đúng tại chỗ mà chiêu cám dỗ trước đó đã được thực hiện.
Từ ngữ “trong giây phút” là độc nhất vô nhị trong tin lành của Luca,và tôi tin từ ngữ ấy đóng vai trò quan trọng cho những gì đã xảy ra trên hòn núi cao ấy. “Cuộn phim trong giây phút” của Satan là một sản phẩm ngoạn mục đã làm cho Cecil B. DeMill (nhà sản xuất phim: “Mười Điều Răn”) phải bật khóc. Có lẽ nghĩ theo những giới hạn của sản phẩm gây kinh ngạc đó, sản phẩm ấy đặt bối cảnh tại Vận động trường Los Angeles vào lúc các nghi thức kết thúc của những trận đấu Olympic. Đây là phần giới thiệu rất xúc động, thành thạo và mang ấn tượng sâu sắc của các nước trên thế giới. Phần giới thiệu nầy diễn ra trong một phút ngắn ngủi làm tăng thêm phần tác động của nó. Sự ngắn ngủi ấy đã cho phép Satan che đậy hết mọi khía cạnh đẩm máu của các nước thế gian, là những điều mà người ta có khả năng quan sát kỹ lưỡng, và nhơn đó đã nhìn thấy theo ánh sáng thật của chúng. Các nước nầy thực xa vời đối với sự vinh hiển và sẽ bị hạ bệ, bị gạt bỏ, bị huỷ diệt, hầu cho Nước của Đức Chúa Trời sẽ được thiết lập trên đất. Giống như kẻ bất lương sử dụng chiếc xe chuyên tiếp thị, Satan đã vội vã đưa ra phần giới thiệu, hy vọng rằng Chúa Jêsus sẽ không nhìn thấy các vết rạn nứt xấu xí trong nước của hắn.
Satan đã hiến gì cho Chúa chúng ta?
Vấn đề của Satan, như chúng ta đã lưu ý rồi, ấy là sự đến của Đấng Christ và sự thiết lập vương quốc của Ngài đã báo hiệu số phận của Satan và cái chết của nước hắn. Satan đang đấu tranh trong tuyệt vọng để cứu lấy mạng sống hắn. Mục tiêu của Satan là cố gắng làm hư trật việc thiết lập vương quốc của Đức Chúa Trời, làm hỏng đi quyền tể trị của Đấng Christ trên đất. Mục tiêu của Satan không cứ cách nào đó thuyết phục Con Đức Chúa Trời phải trở thành đồng minh của hắn, hơn là kẻ thù quái gở của hắn, là Đấng sẽ huỷ diệt hắn cùng nước của hắn.
Satan đang trông mong tìm thấy “nỗi yếu đuối” nào đó nơi Chúa chúng ta đến nỗi hắn đã đưa ra sự cung hiến như vậy? Tôi muốn tóm tắt rằng Satan đang phơi bày ra tình trạng sa ngã, tình trạng yếu đuối của chính hắn, nơi Chúa chúng ta. Vì lẽ đó hắn mong muốn rằng chính những việc ấy sẽ hấp dẫn Ngài tỏ mình ra là Con của Đức Chúa Trời. Một trong những dã tâm chính của Satan là “nắm lấy quyền bính”. Những câu chuyện nói về sự sa ngã của hắn trong Êsai 14 và Êxêchiên 28 cho thấy rằng hắn vốn cảm kích với địa vị và quyền lực, song hắn còn muốn nhiều hơn thế nữa. Thực vậy, hắn sẽ không hài lòng cho tới chừng nào hắn nắm lấy đầy đủ quyền bính. khi Đức Chúa Trời nắm lấy quyền cao hơn hắn, hắn sẽ tìm cách tự tôn mình lên tới vị trí mà ở đó hắn sẽ có được thẩm quyền của Đức Chúa Trời. Tôi tin rằng Satan hy vọng nhìn thấy chính sự cưỡng bách muốn tể trị, muốn nắm lấy quyền bính, nơi Chúa chúng ta, nhơn đó hắn mới tha thiết hiến cho Ngài một nước mà khi bị cám dỗ sẽ không tự chối được. Quyền quản trị, quyền lực, và sự vinh hiển là những việc hấp dẫn con người, những ai muốn nắm lấy quyền quản trị. Satan đã bị cuốn hút bởi nó, và vì thế hắn trông mong Chúa chúng ta cũng sẽ bị cuốn hút như vậy.
Chúng ta biết rõ, đặc biệt từ chương 2 của sách Philíp rằng những điều Satan cung hiến cho Chúa chúng ta đều là những việc mà Ngài đã để lại sau lưng ở trên trời đặng đến với đất lo hoàn thành công tác cứu chuộc nhân loại. Đây cũng là những việc mà Chúa chúng ta đã đắc thắng do sự vâng phục của Ngài đối với ý chỉ của Đức Chúa Cha, thậm chí cho đến chết. Trong phần so sánh với quyền quản trị và quyền phép của Nước Đức Chúa Trời, sự cung hiến của Satan quả thực là một điều rất nhỏ mọn.
Sự thăm dò của Satan là để cung hiến cho Con Đức Chúa Trời các nước trần gian, trong chỗ của nước Đức Chúa Trời, là nước không thuộc về thế gian nầy (Giăng 18.36). Satan dường như hành động theo kiểu tóm tắt rằng nhà vua phải có nước thì mới làm vua được. Nước của Satan (ít nhất là “của hắn” theo nhận định của hắn) đã hiện hữu rồi, và sâu xa như “phần giới thiệu” của hắn đã chỉ ra, đó là một nước rất huy hoàng, vậy tại sao còn tìm kiếm một nước nào nữa mà chi? Hơn nữa, hầu đạt được nước mà Cựu ước đã hứa, sẽ phải tham dự một trận chiến đổ máu. Tại sao lại phải cưu mang rắc rối khi có sẵn một con đường dễ dàng hơn?
Satan đã làm chủ các nước trần gian, và hắn có thể ban chúng cho bất cứ ai hắn muốn, hoặc hắn tự xưng như vậy. Satan rất vui sướng ban chúng cho Con Đức Chúa Trời để đổi lấy một sự nhượng bộ rất nhỏ nơi phần của Ngài. Mọi sự Ngài cần phải làm là quỳ gối trước mặt Satan trong sự thờ lạy. Đây có thể là một hành động tư riêng, bày tỏ ra trong: “một giây phút thôi”. Một ích lợi thật to tát sẽ đến từ một hành động nhỏ nhoi như thế.
Đề xuất của Satan đưa ra những điều có giá trị to lớn, nhưng với cái giá thật nhỏ. Các phương pháp trao đổi của hắn khiến cho con người Madison trông lu mờ dần đi. Thực vậy, tôi nghĩ rằng Đại Lộ Madison đã học biết từ Satan. Sự cung hiến của hắn giống như sự cung hiến mà chúng ta nom thấy trên vô tuyến truyền hình bất cứ lúc nào. Quý vị biết đấy, một chiếc nhẫn xinh đẹp, họ nói cho chúng ta biết nó có giá trị những hàng ngàn đôla. Và trong khi nó có thể bán được hàng ngàn đôla, người ta chỉ bán được 19,9 USD, dĩ nhiên, trong một thời điểm có hạn, và đến khi mọi nhu cần không còn nữa. Cùng với chiếc nhẫn họ sẽ đưa đến cho chúng ta bông tai, vòng đeo tay, các thứ làm bằng vàng bạc, dụng cụ mài nhọn dao và chậu để trong bếp. Giá trị đó, chỉ là giá thật nhỏ nhoi. Vì vậy những chiêu cám dỗ của Satan luôn luôn rất có vẻ đấy!
Sự Chúa từ khước đề nghị của Satan
Một trong những đặc điểm đáng kinh ngạc nơi phần phản ứng của Chúa chúng ta đối với Satan là sự vắn tắt khác thường. Về mặt tự nhiên, Luca đã tóm tắt từng chiêu cám dỗ đó. Tuy nhiên, dường như Satan đã trau chuốt kỹ lưỡng rồi đưa ra từng sự khẩn khoản khiến cho Chúa chúng ta phải sa lầy, Chúa đã nói rất ít đối với Satan. Lời lẽ của Chúa chúng ta đáp lại Satan chỉ nhắm vào một điểm mà thôi, và điểm đó là kết quả rất nguy ngập hoặc là nguyên tắc phải dính díu vào. Mọi vấn đề khác không thấy nói tới. Độc giả phải có khả năng phân biện mọi lầm lẫn nầy và Satan không phải là kẻ bị chỉnh đốn hay biến đổi, sự chỉnh đốn rộng rãi sẽ trở thành một nổ lực hoài công. Satan, giống như kẻ dại trong sách Châm ngôn, không lường được phản ứng thích đáng, vì hắn bị đặt vào sự loạn nghịch của chính hắn. Thay vì thế, Chúa Jêsus đã đưa ra chỉ một lý do cho việc từ khước sự cung hiến của Satan: “NGƯƠI PHẢI THỜ PHƯỢNG CHÚA, LÀ ĐỨC CHÚA TRỜI NGƯƠI, VÀ CHỈ HẦU VIỆC MỘT MÌNH NGÀI MÀ THÔI” (Phục truyền luật lệ ký 6.13; Luca 4.8).
Satan đã đòi chỉ có một việc, nhưng việc ấy là hành động bao trùm hết mọi sự. Hắn đòi phải được thờ lạy. Không nghi ngờ chi nữa Satan đã gắng sức để làm cho ai nấy đều thấy hành động thờ lạy nầy dường như là chẳng có giá trị gì hết. Có lẽ hành động nầy sẽ được thực hiện theo cách riêng, và chỉ trong phút giây thôi. Dù vậy, Chúa chúng ta vốn hiểu rõ tầm quan trọng của sự thờ lạy. Sở dĩ quan trọng vì thờ lạy chỉ được nhắm trực tiếp vào một mình Đức Chúa Trời mà thôi. Thờ lạy Satan sẽ trở thành một sự vi phạm trực tiếp vào Lời của Đức Chúa Trời.
Hơn thế nữa, thờ lạy là một hành động có tính tượng trưng, một hành động ám chỉ và đòi hỏi một hành động khác cao hơn. Thờ lạy là việc giống như hành động ký tên của một người lên trên một tờ giấy. Điều nầy dường như chẳng có gì quan trọng, trừ phi tờ giấy là một hoá đơn bán hàng, một tờ hợp đồng, một tờ ngân phiếu trắng, hay đơn tòng quân vào quân đội. Ký tên tòng quân vào quân đội là một việc rất dễ làm, nhưng khi quý vị bước chân vào trại quân quý vị mới bắt đầu nhận ra mọi hàm ý của việc quý vị đã bắt tay làm.
Cũng một thể ấy với sự thờ lạy. Thờ lạy là một hành động được thừa nhận rằng người ta hay sự vật chịu cúi đầu trước Đấng được sùng bái lớn lao hơn. Cúi đầu như vậy là thờ lạy một giá trị cao hơn, và có quyền lực cao hơn người thờ lạy. Vì thế, người nào thờ lạy người khác cũng phải phục vụ người ấy nữa. Mệnh đề: “VÀ CHỈ HẦU VIỆC MỘT MÌNH NGÀI MÀ THÔI”, do Chúa chúng ta thêm vào, và không phải là một phần trong văn mạch của Phục truyền luật lệ ký 6.13. Tuy nhiên, điều nầy được ám chỉ theo văn mạch của sách Phục truyền luật lệ ký. Lời lẽ của Chúa chúng ta thông báo cho Satan biết rằng Ngài vốn biết rõ một hành động thờ lạy sẽ lập Ngài làm tôi tớ cho Satan ngay. Cho nên, bằng cách buộc Chúa Jêsus phải thờ lạy hắn, Satan sẽ đặt Chúa Jêsus vào hàng cấp dưới, sẽ bảo tồn quyền tự do của hắn và kéo dài nước của hắn ra. Chúa Jêsus, vốn biết rõ hết mọi sự nầy, đã từ chối đề xuất của Satan rồi buộc hắn phải nhìn biết Ngài đã hiểu rõ mọi hàm ý của những điều hắn đưa ra.
Nước của Chúa chúng ta có thể được thiết lập bởi sự đánh bại Satan cùng các thế lực của hắn, không phải bởi sự đầu hàng hắn qua một hành động thờ lạy. Các nước của trần gian phải bị gạt qua một bên trước khi nước của Đức Chúa Trời được thiết lập. Nước của Chúa chúng ta không “thuộc về đời nầy” (Giăng 18.36), và vì vậy chấp nhận các nước của đời nầy sẽ là chối bỏ nước của Đức Chúa Trời. Sự từ khước không chịu sấp mình xuống của Chúa Jêsus trước mặt Satan, giữa những việc khác, là một lời tuyên chiến. Satan là một kẻ thù quái gở. Chính bởi phương tiện thập tự giá ở đồi Gôgôtha mà Satan đã bị đánh bại và vương quốc của Đức Chúa Trời sẽ được thiết lập.
Chúa chúng ta vốn hiểu rõ sự khác biệt giữa nước của Ngài và nước của Satan sẽ được thấy rõ trong các sách tin lành. Ngay tức thì trong sách Luca (4.33…) Chúa Jêsus bắt đầu tiến hành chiến tranh với Satan cùng các thế lực ma quỷ của hắn (cũng đối chiếu Luca 11. 14-26). Trong Bài Giảng Trên Núi (đối chiếu Luca 6; Mathiơ 5-7), Chúa Jêsus tỏ ra sự khác biệt lớn lao giữa nước của Đức Chúa Trời và các nước của loài người. Chúa Jêsus đã lặp đi lặp lại nhiều lần khi thấy cần thiết chỉnh đốn các môn đồ Ngài, họ thường suy nghĩ về nước của Ngài giống như các nước của đời nầy vậy. Như một kết quả của việc Ngài thắng hơn Satan trong lãnh vực nầy. Chúa chúng ta về sau đã phán: “Mọi việc Cha ta đã giao cho ta” (Mathiơ 11.27).
Thật sự Satan là kẻ nói dối
Trong sách Khải huyền chúng ta thấy Satan hiển nhiên sẽ nhận được một điều hắn ao ước, cai trị trên đất và quản trị các nước thế gian nầy trong một thời gian ngắn, một thời gian mà ai cũng biết là Cơn Đại Nạn (đối chiếu Khải huyền 12…). Chính qua con thú và tiên tri giả (Khải huyền 13.1…) mà Satan cai trị và qua chúng hắn được người ta thờ lạy. Sau cùng mọi điều hắn ước ao người ta đều nhận ra. Xuyên suốt lịch sử, theo ý kiến của tôi, Satan đang tìm kiếm những người mà hắn có thể cai trị, qua họ hắn được thờ lạy và qua họ hắn sẽ dựng nên nước của hắn, khi được Đức Chúa Trời ưng chuẩn. Cơn Đại Nạn sẽ là “một ngày cai trị của Satan”, và khi cá tính của hắn lộ ra trọn vẹn và hắn sẽ phục vụ các mục đích của Đức Chúa Trời, hắn sẽ bị giam hãm trong một ngàn năm, và sau cùng sẽ bị ném vào trong hồ có lửa cháy đời đời (Khải huyền 20). Tới điểm nầy nước của Đức Chúa Trời sẽ được thiết lập ở trên đất, và Đức Chúa Trời của chúng ta chính mình Ngài sẽ trị vì (Khải huyền 21-22; cũng đối chiếu I Côrinhtô 15.24…).
Kết luận.
Bài học hôm nay có nhiều ứng dụng cho chúng ta. Thứ nhất và trên hết, sự đắc thắng của Chúa Chúa chúng ta chống lại chiêu cám dỗ nầy một lần nữa cho thấy rằng Ngài có quyền cai trị. Ngài là Vua các vua và Chúa các chúa. Chính sự Ngài bằng lòng từ bỏ mọi vinh quang ở trên trời rồi chịu khổ dưới tay của loài người mới lập nên sự cứu rỗi cho chúng ta.
Thứ hai, bài học nầy nhắc cho chúng ta nhớ đến một nguyên tắc có thể áp dụng cho hàng thánh đồ ngày nay: THEO TRÌNH TỰ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI, THẬP TỰ GIÁ LÀ CON ĐƯỜNG ĐẠT TỚI MŨ TRIỀU THIÊN. Satan đã hiến cho một: “mão triều thiên” không cần có thập tự giá. Phương thức của Đức Chúa Trời là để dựng nên ngôi của Ngài, nước Ngài được dựng nên bằng phương tiện thập tự giá ở đồi Gôgôtha. Thập tự giá là phương tiện đạt tới mũ triều thiên. Đau khổ là con đường đến với sự vinh hiển. Các thánh trong Cựu ước đã học biết bài học nầy (đối chiếu Hêbơrơ chương 11, xem các câu 24-25, 32-40). Và các thánh đồ trong Tân ước cũng vậy:
“Ví bằng chúng ta chết với Ngài, thì cũng sẽ sống với Ngài; lại nếu chúng ta chịu thử thách nổi, thì sẽ cùng Ngài đồng trị” (II Timôthê 2.11b-12a).
“anh em đã được kêu gọi đến sự đó, vì Đấng Christ cũng đã chịu khổ cho anh em, để lại cho anh em một gương, hầu cho anh em noi dấu chân Ngài” (I Phierơ 2.21).
“Hỡi kẻ rất yêu dấu, khi anh em bị trong lò lửa thử thách, chớ lấy làm lạ như mình gặp một việc khác thường. Nhưng anh em có phần trong sự thương khó của Đấng Christ bao nhiêu, thì hãy vui mừng bấy nhiêu, hầu cho đến ngày vinh hiển của Ngài hiện ra, thì anh em cũng được vui mừng nhảy nhót” (I Phierơ 4.12-13).
Thứ ba, chúng ta đã học biết từ bài học nầy rằng không giống như Chúa chúng ta và giống như Satan, chúng ta có một sự khao khát muốn nắm lấy quyền bính, sự khao khát ấy mạnh mẽ đến nỗi chúng ta bằng lòng trả một giá cao để giành được quyền bính đó. Trong khi Chúa chúng ta bằng lòng gạt bỏ quyền cai trị của Ngài, để Ngài có thể trả giá cho tội lỗi của chúng ta, chúng ta lại thường bằng lòng trả một giá cao để kiếm qyền bính hay là để giữ lấy quyền bính.
Vấn đề quyền bính, có quyền bính, đang nắm lấy quyền bính là một vấn đề rất nổi bật trong Kinh Thánh. Các thầy thông giáo và người dòng Pharisi đều ganh ghét Chúa chúng ta vì họ biết họ đã mất quyền bính (đối chiếu Mathiơ 7.29; 27.18). Chính nổi lo sợ mất quyền bính mà họ đã thách thức Chúa Jêsus về uy quyền của Ngài. Các môn đồ cũng quan tâm tới việc nắm lấy quyền bính. Họ đã tranh luận với nhau ai là người lớn hơn hết (Mác 9.33-34). Họ quan tâm muốn biết ai được ngồi bên hữu và bên tả của Chúa chúng ta (Mathiơ 20.20-21). Họ muốn sử dụng quyền phép của Đức Chúa Trời để tiêu diệt kẻ thù của họ (Luca 9.51-56). Họ muốn ngăn cấm người khác đừng nhơn danh Chúa Jêsus mà làm dấu kỳ phép lạ (Mác 9.38). Chúa Jêsus phải dạy họ rằng kẻ lớn nhất trong vương quốc phải là hàng tôi tớ cho mọi người, y như Ngài đang làm vậy (Mác 10.42-45).
Xuyên suốt Tân ước chúng ta có thể nhìn thấy sự khát khao muốn nắm lấy quyền bính mà Satan có thể sử dụng hầu xúc tiến tội lỗi. Người thành Côrinhtô dường như có ý đồ muốn nắm lấy quyền bính, hay muốn ở trong nhóm có uy quyền hơn hết, hoặc có một lãnh đạo đang nắm lấy quyền bính. Những người làm chồng đã bị cám dỗ từ bỏ vai trò lãnh đạo của họ bằng cách chuyển nó sang cho những người vợ của họ, mọi sự theo chức năng của cấp lãnh đạo trong Kinh Thánh (đối chiếu Êphêsô chương 5). Các trưởng lão bị cám dỗ chuyển vai trò lãnh đạo sang cho bầy chiên (đối chiếu I Phierơ chương 5). Những cá nhân có thể tìm cách giữ lấy quyền bính bằng cách chỗi dậy đòi lấy quyền của họ. Giới phụ nữ có thể kháng cự trật tự mà Đức Chúa Trời đã thiết lập trong gia đình và trong Hội thánh bằng cách nắm lấy quyền bính, để lãnh đạo ở những chỗ mà họ chưa có quyền hạn gì hết (đối chiếu I Timôthê 2; I Côrinhtô 11, 14). Chúng ta hãy tỉnh thức về những cuộc tấn công của Satan trong lãnh vực quyền bính.
Thứ tư, chúng ta có thể tiếp thu từ bài học nầy về đặc điểm và mọi chiến lược của satan. Satan là kẻ nói dối và là một kẻ cướp cạn. Hắn xưng nhận mình sở hữu và hắn hiến cho những thứ không thuộc về hắn. Hắn tán dương tội lỗi và hắn thu nhỏ lại cái giá cao mà hắn cho là đúng.
Thứ năm, chúng ta được nhắc nhớ về tầm quan trọng của sự thờ lạy. Thờ lạy là quan trọng, Satan đang vật vã để hòng đạt được nó. Thờ lạy rất quan trọng, chính tại điểm đó mà Chúa Jêsus đã phản kháng Satan. Chúng ta thờ lạy bất cứ điều gì, chúng ta đều bị buộc phải phục sự điều ấy. Thờ lạy thiết lập ra Đấng đang nắm lấy quyền bính.
Sự thờ lạy Đức Chúa Trời thường phải chịu đựng cuộc tấn công của Satan. Satan đang tìm cách xuyên tạc sự thờ phượng của chúng ta bằng hai cách. Thứ nhất, hắn tìm cách tái điều khiển sự thờ lạy của chúng ta. Hắn đang tìm cách đổi sự thờ lạy Đức Chúa Trời của chúng ta sang một điều khác. Satan mong mỏi sự thờ lạy của chúng ta, và bằng lòng chịu người ta gián tiếp thờ lạy. Khi thờ lạy được hướng trực tiếp vào ai hay bất cứ điều chi trừ ra Đức Chúa Trời, thì sự thờ lạy đó đang dành cho Satan, theo ý kiến của tôi (đối chiếu I Côrinhtô 10.19-20).
Nếu Satan không thể tái điều khiển sự thờ lạy của chúng ta, hắn sẽ tìm cách làm cho sự thờ lạy ấy giảm thiểu ở một mức độ so với mức độ đáng phải có. Satan đã giới thiệu sự thờ lạy như phương tiện dẫn tới một cứu cánh (“Hãy thờ lạy ta thì mọi sự sẽ thuộc về các ngươi”). Chúa chúng ta đã nhìn thấy sự thờ lạy là cứu cánh, là mục tiêu chính của con người. Thờ lạy là sự kêu gọi cao cả nhất, là đặc ân quan trọng nhất của chúng ta. Mỉa mai thay, ngay cả khi chúng ta đang thờ lạy Đức Chúa Trời, chúng ta thường xem sự thờ lạy chỉ là phương tiện mà thôi. Chúng ta thờ lạy để chúng ta cảm thấy tốt đủ, hầu cho chúng ta sẽ nhận lãnh ơn phước. Chúng ta cầu nguyện, không phải để tôn ngợi Đức Chúa Trời, mà là để cầu cạnh Ngài mọi điều mình mong muốn mà thôi. Chúng ta đọc Kinh Thánh, không phải để tôn thờ Ngài, mà là để tìm kiếm những lời hứa chúng ta sẽ đòi hỏi. Chúng ta hãy coi chừng về sự thờ lạy Đức Chúa Trời là một phương tiện, đúng hơn đấy là mục tiêu cao cả nhất của chúng ta.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét