Thứ Ba, 25 tháng 5, 2010

Luca 17.20-27: "TÌM KIẾM DẤU LẠ VÀ SỰ ĐẾN CỦA NƯỚC TRỜI"



Phần giới thiệu
Cấu trúc của phân đoạn Kinh Thánh
Nội dung của phân đoạn Kinh Thánh
Thắc mắc của người Pharisi và đáp ứng của Chúa Jêsus (17.10-11)
Đáp ứng của Chúa Jêsus đối với các môn đồ Ngài (17.21-37)
Sự đến của Nước trời và thái độ sốt sắng (17.22-25)
Mù quáng trong những lo lắng đời nầy (17.26-37)
Phần kết luận
Bài 55:
TÌM KIẾM DẤU LẠ VÀ SỰ ĐẾN CỦA NƯỚC TRỜI
(Luca 17.20-37)
“Người Pharasi hỏi Đức Chúa Jêsus nước Đức Chúa Trời chừng nào đến, thì Ngài đáp rằng: Nước Đức Chúa Trời không đến cách rõ ràng, và người ta sẽ không nói: Ở đây, hay là: Ở đó; vì nầy, nước Đức Chúa Trời ở trong các ngươi. Ngài lại phán cùng môn đồ rằng: Sẽ có kỳ các ngươi ước ao thấy chỉ một ngày của Con người, mà không thấy được. Người ta sẽ nói cùng các ngươi rằng: Ngài ở đây, hay là: Ngài ở đó; nhưng đừng đi, đừng theo họ. Vì như chớp nháng lòe từ dưới phương trời nầy đến dưới phương trời kia, thì Con người trong ngày Ngài cũng như vậy. Nhưng Ngài trước phải chịu đau đớn nhiều, và bị dòng dõi nầy bỏ ra. Việc đã xảy đến trong đời Nôê, thì cũng sẽ xảy đến trong ngày Con người: người ta ăn, uống, cưới, gả, cho đến ngày Nôê vào tàu, và nước lụt đến hủy diệt thiên hạ hết. Việc đã xảy ra trong đời Lót cũng vậy, người ta ăn, uống, mua, bán, trồng tỉa, cất dựng; đến ngày Lót ra khỏi thành Sôđôm, thì trời mưa lửa và diêm sinh, giết hết dân thành ấy. Ngày Con người hiện ra cũng một thể nầy. Trong ngày đó, ai ở trên mái nhà, có của để trong nhà, đừng xuống mà chuyên đi; ai ở ngoài đồng, cũng đừng trở về nữa. Hãy nhớ lại vợ của Lót. Ai kiếm cách cứu sự sống mình, thì sẽ mất; ai mất sự sống mình, thì sẽ được lại. Ta phán cùng các ngươi, trong đêm đó, hai người nằm chung giường, một người sẽ được rước đi, còn một bị để lại. Hai người đờn bà xay chung cối, một người được rước đi, còn một bị để lại. [Hai người ở ngoài đồng, một người được rước đi, còn một bị để lại]. Các môn đồ bèn thưa Ngài rằng: Thưa Chúa, sự ấy sẽ ở tại đâu? Ngài đáp rằng: Xác chết ở đâu, chim ó nhóm tại đó”.
PHẦN GIỚI THIỆU
Có một việc mà Chúa Giêxu đã chỉ ra về người dòng Pharisi (không nhắc tới ai khác): ấy là họ có khuynh hướng đánh giá sự việc bằng bề ngoài. Bài Giảng Trên Núi, do Mathiơ ghi lại, vốn nói nhiều về điều nầy. Chúa Giêxu dạy cho người ta biết rằng tội lỗi không chỉ ở bề ngoài (giết người, tà dâm, v.v…), mà còn ở bên trong nữa (giận dữ, tư dục, tham lam). Vì thế, sự công bình không phải là do làm ra những hành động bề ngoài (kiêng ăn, dâng phần mười và các thứ của lễ, cầu nguyện dài), mà do các thái độ của tấm lòng. Trong chương 16, Chúa Giêxu đã tố giác người dòng Pharisi vốn chỉ chăm lo ở bề ngoài rất tận tình của họ:
“Người Pharasi là kẻ ham tiền tài, nghe mọi điều đó, bèn chê cười Ngài. Ngài phán cùng họ rằng: Các ngươi làm bộ công bình qua mặt người ta, song Đức Chúa Trời biết lòng các ngươi; vì sự người ta tôn trọng là gớm ghiếc trước mặt Đức Chúa Trời” (Luca 16.14-15).
Thật là chẳng dễ hiểu chút nào khi tiếp cận với sự đến của nước Trời đã được hứa cho, người ta mong sự đến của nước ấy phải được đánh dấu bằng những “dấu kỳ phép lạ” rất đa dạng ở ngoài mặt?!? Và chẳng có ai trừ ra người dòng Pharisi, họ mong nhìn thấy chúng và công nhận vương quốc trước tiên. Trong hai sách Tin lành Mathiơ và Mác, ở đây cho chúng ta biết rằng chính người Pharisi đã khăng khăng thách Chúa Giêxu phải tự minh chứng bằng cách làm ra các dấu lạ (Mathiơ 12.38; 16.1; Mác 8.11).
Trong phân đoạn Kinh thánh của chúng ta, đề tài là Nước Đức Chúa Trời cùng sự đến của Nước ấy. Người Pharisi đến hỏi Chúa Giêxu khi nào thì Nước Trời sẽ đến. Chúa Giêxu đã trả lời vắn tắt thắc mắc của họ, theo một phương thức cho thấy thực sự họ đã không công nhận Nước ấy như đã xảy đến rồi. Từ điểm khởi đầu nầy, Luca ghi lại sự dạy của Chúa chúng ta về sự đến của vương quốc, là điều mà người dòng Pharisi thắc mắc đến tra hỏi.
Thật là quan trọng khi chú ý tới sự kiện có ba điểm sai lầm đã được mô tả trong phân đoạn Kinh thánh của chúng ta, tất cả đều có liên quan tới lần đến thứ hai. Thứ nhứt là sự sai lầm của người Pharisi (các câu 20-21). Sai lầm thứ hai: ấy là sai lầm của các môn đồ của Chúa chúng ta (các câu 22-25). Sai lầm cuối cùng: ấy là sai lầm của dân chúng như một tổng thể, của đoàn dân đông (các câu 26-32). Từ nghiên cứu phân đoạn Kinh thánh của chúng ta, và từ sự học hỏi các sách tin lành như một toàn thể, chúng ta có thể thấy được, là chẳng có người nào hiểu rõ các lời tiên tri của Cựu ước và chúng ứng nghiệm như thế nào nơi Đấng Christ. Một số người có từng mảng của câu chuyện, những không có ai kết chúng lại với nhau. Nếu đây là thực, chúng ta đã được truyền cho rằng không một ai trong chúng ta, là những người sinh sống trong thế kỷ 20, có một sự hiểu biết trọn vẹn về lời tiên tri trong Kinh thánh. Giống như một số người trong thời của Chúa Giêxu, chúng ta có thể cảm thấy mình là hạng chuyên gia trong lãnh vực sự đến của vương quốc, nhưng chúng ta, giống như họ, chẳng hiểu biết chi hết. Chúng ta cũng có nhiều suy nghĩ sai lầm về sự tái lâm của Chúa chúng ta và sự thiết lập Nước Ngài ở trên đất. Chúng ta cần nhiều lời lẽ ra từ môi miệng của Chúa chúng ta y như dân sự trong thời của Ngài cần tới chúng vậy.
Trong phần nghiên cứu của chúng ta, chúng ta sẽ tập trung sự chú ý vào ba điểm sai lầm nầy, vào nguyên nhân và phương cứu chữa các điểm đó. Chúng ta sẽ tìm cách tiếp thu thể nào sự đến lần thứ hai, sự đến của Nước Chúa chúng ta, có thể đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của chúng ta, và thể nào đời sống của chúng ta đóng một vai quan trọng trong chỗ chúng ta sốt sắng cho sự đến của Chúa cùng Vương quốc của Ngài. Chúng ta sẽ thấy rằng ba điểm sai lầm nầy đã được mô tả trong phân đoạn Kinh thánh ứng dụng cho các vấn đề khác hơn sự đến lần thứ nhì. Chúng ta hãy lắng nghe cho kỹ những lời lẽ đã được cảm thúc nầy về sự đến thứ nhì, mối quan hệ cùng lẽ thích ứng của sự đến ấy đối với chúng ta.
CẤU TRÚC CỦA PHÂN ĐOẠN KINH THÁNH
Phân đoạn Kinh thánh chứa hai phần chính, phần thứ nhứt về người dòng Pharisi (các câu 20-21). Phần thứ hai thì lớn hơn và chứa các huấn thị của Chúa chúng ta nhắm vào các môn đồ Ngài (các câu 22-37). Đề tài của cả hai phần là sự đến của Nước Đức Chúa Trời. Phân đoạn Kinh thánh có thể được chia thành các tiểu đoạn như sau:
(1) Người dòng Pharisi và Nước Đức Chúa Trời (các câu 20-21)
(2) Các môn đồ và Nước Đức Chúa Trời (các câu 22-37)
(3) Mối nguy hiểm của sự trông mong quá mấu (các câu 22-25)
(4) Mối nguy hiểm của sự lo lắng theo đời nầy (các câu 26-32)
(5) Tổng kết (các câu 33-37)
NỘI DUNG CỦA PHÂN ĐOẠN KINH THÁNH
Thật là dễ xác định cấu trúc của phân đoạn Kinh thánh nầy. Cũng không dễ xác định chiều dài của phân doạn khi nghiên cứu bài học nầy vì Luca đang phát triển một sự bàn bạc rồi vì thế có một quan hệ gắn liền liên tục với nhau của các tiểu đoạn. Đề tài chính của phân đoạn Kinh thánh nầy là sự đến của Nước Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, đề tài không kết thúc với phân đoạn Kinh thánh của chúng ta. Trong chương 18 đề tài nầy tiếp tục. Lời cầu xin của người đờn bà trong các câu 1-8 là vì sự công bình, và mục đích của ví dụ: ấy là các môn đồ của Chúa không còn hứng thú gì trong sự cầu nguyện nữa. Đặc biệt trong quan điểm cầu nguyện cho sự đến của Nước Ngài, tại thời điểm ấy sự công bình sẽ được đem đến với đất. Sự cầu nguyện khăng khăng của người đờn bà goá được nối theo sau bởi hai lời cầu nguyện khác, lời cầu nguyện của người Pharisi tự xưng công bình và lời cầu nguyện của người thu thuế (18.9-14). Những lời cầu nguyện nầy phản ảnh sự kiêu ngạo và tự xưng công bình mà Chúa sẽ xét đoán khi Ngài đến, và sự ăn năn cùng đức tin mà Ngài sẽ ban thưởng khi Ngài hiện đến.
Vì thế, dòng tư tưởng đi từ thời điểm sự đến của vương quốc (thắc mắc của người Pharisi) đến bản chất của sự đến đó, những mối nguy hiểm kết hợp với sự đến đó, và các thái độ thích ứng cho các môn đồ thực. Trong chương 18 lời cầu nguyện bền đổ dành cho sự đến của vương quốc đã được giục giã, kéo theo sau là đặc điểm của hạng người sẽ có mặt trong vương quốc. Câu chuyện nói tới người trẻ tuổi giàu có, có quyền lực, dạy chúng ta về các mối ngăn trở đối với vương quốc mà người giàu đã kinh nghiệm. Khi ấy Chúa đã nhắc cho các môn đồ Ngài nhớ rằng sự chết của Ngài không bao lâu nữa sẽ diễn ra tại thành Jerusalem, một việc mà họ vẫn chưa nắm bắt được (18.31-34). Câu chuyện sau cùng của chương 18, câu chuyện nói về sự chữa lành cho người mù (18.35-43), cung ứng cho chúng ta với một trường hợp khăng khăng trong sự cầu nguyện.
Có một sự kết nối giữa Luca 17.20-37 và phần văn mạch đứng trước. Tất nhiên là người Pharisi đã nổi bật lên, phù hợp với sự họ chống báng Chúa Giêxu, sự dạy và cách hành đạo của Ngài. Phân đoạn Kinh thánh đi trước đó chủ yếu nói tới cách các môn đồ sẽ sống đời sống của họ trong thì hiện tại, nhưng chẳng bao lâu thì chúng ta khám phá ra rằng mọi thái độ và hành động của chúng ta trong hiện tại có nhiều việc phải làm với sự đến của Vương quốc của Chúa. Chúng ta hãy để dành vấn đề nầy về sau.
THẮC MẮC CỦA NGƯỜI PHARISI VÀ ĐÁP ỨNG CỦA CHÚA GIÊXU (17.20-21)
“Người Pharasi hỏi Đức Chúa Jêsus nước Đức Chúa Trời chừng nào đến, thì Ngài đáp rằng: Nước Đức Chúa Trời không đến cách rõ ràng, và người ta sẽ không nói: Ở đây, hay là: Ở đó; vì nầy, nước Đức Chúa Trời ở trong các ngươi”.
Thật là thú vị khi thấy người Pharisi đến hỏi Chúa Giêxu câu hỏi nầy — thú vị, chớ không phải ngạc nhiên. Người dòng Pharisi tự xem mình là hạng chuyên gia về các vấn đề thuộc linh. Không nghi ngờ chi hết, họ mong đợi Đấng Mêsi hiện đến giữa vòng nhóm chuyên gia đó của họ. Dường như họ tự xem mình là đại biểu có uy tín cho mọi vụ việc thuộc linh. Tôi hiểu thắc mắc của người Pharisi về Nước chừng nào đến là một sự hàm ý chối bỏ không chấp nhận Chúa Giêxu là Đấng Mêsi. Tôi tin đây là một cái bẫy khác nữa của họ để kết án (đối chiếu Luca 11.53-54) Chúa Giêxu rồi nhơn đó công khai làm cho Ngài bị mất mặt.
Như thường lệ, Chúa Giêxu không bị hẫng với thắc mắc đó. Câu trả lời của Chúa Giêxu có hai phần. Phần thứ nhứt trong lời đáp của Ngài có quan hệ tới “sự quan sát cẩn thận” của người Pharisi (hãy chú ý câu 20). Phần thứ hai trong lời đáp của Chúa Giêxu có quan hệ tới dân Israel (hãy chú ý “người ta” trong câu 21). Mũi nhọn trong lời đáp của Chúa chúng ta: người Pharisi cũng như dân chúng đều không công nhận sự đến của vương quốc.
Tôi tin là người Pharisi đã hiểu sai khi cho rằng họ có mọi sự nằm dưới quyền khống chế của họ. Họ có một hệ thống tôn giáo gói gọn. Họ có những tín điều được sắp xếp thật cẩn thận, và họ đã đề ra một bộ luật ứng xử rất chính xác — một bộ luật cho từng trạng huống. Vì thế, họ có một thể thức về thần học cho Vương quốc và cho sự đến của Vương quốc ấy. Tôi nghĩ, họ cảm thấy rằng họ sẽ ứng dụng các tiêu chuẩn họ đã thiết lập cho từng “Đấng Mêsi” rồi nhơn đó có quyền phán xét vào thời điểm nào thì Đấng Mêsi thật sẽ hiện đến. Dường như họ nghĩ rằng họ sẽ có nhiều thời gian để áp dụng các thử nghiệm của họ rồi đi đến phần kết luận cũng của họ. Từ ngữ được dịch là “sự quan sát cẩn thận” trong bản Kinh thánh NIV là cách dịch đã được sử dụng bởi người xưa nói tới một vị bác sĩ, ông nầy quan sát cẩn thận các triệu chứng của bịnh nhân, để chẫn đoán căn bịnh của bịnh nhân (rất thích ứng với Bác sĩ Luca). Cũng chữ đó đã được dùng để nói tới “sự quan sát cẩn thận” về các từng trời, nhưng cho người nào là chuyên gia trong lãnh vực vũ trụ. Người ta có thể quan sát vòng chuyển động của một hành tinh, hoặc có thể biểu thị quỹ đạo của một sao chổi, rồi nhơn đó có thể tiên đoán nó sẽ xuất hiện trong một thời điểm nhất định nào đó.
Người Pharisi đã suy tưởng rất giỏi, họ sẽ thể hiện một phong thái rất thượng lưu khi nước Đức Chúa Trời đến. Họ sẽ áp dụng mọi tiêu chuẩn và thử nghiệm của họ (tất nhiên, là giả định rằng họ tuyệt đối đúng và không thể sai lầm được) qua một khoảng thời gian, và kế đó trong một phương thức dè dặt và khoa học, tuyên bố Đấng Mêsi thật là như thế đó. Chắc chắn họ sẽ nói ra một việc có thật.
Chúa Giêxu đã nói theo một phương thức khác. Họ sẽ không làm được như vậy đâu, và số đông dân chúng kia cũng vậy nữa. Họ không có khả năng chỉ vào Đấng Mêsi và Vương quốc mà nói: “Nầy là Ngài đây” hay “Kìa là Vương quốc” đâu! Vì thế thắc mắc đáng phải là: “Tại sao?” Tôi không nghĩ câu trả lời là chẳng có một biểu thị gì về sự đến của Ngài hết, nhưng mọi sự mong đợi đâu là “Vua” và đâu là “Nước” bị bóp méo đến nỗi họ sẽ không bao giờ nhận ra đâu là thực đâu là giả. Quan niệm về vương quốc vốn trần tục, theo đời nầy và thiên về vật chất đến nỗi nước của Chúa chúng ta không được bàn bạc, xem trọng như một quyền được chọn cả. Chúa Giêxu không phù hợp với các mong đợi đoán trước của người dòng Pharisi và của dân chúng, và chẳng có một tư tưởng nào làm thay đổi được lối suy nghĩ như thế nầy. Cho nên, Chúa Giêxu phải ra đi. Và dù đây là sự thật: Chúa Giêxu đã làm ra nhiều dấu kỳ phép lạ, chứng thực lai lịch Ngài là Đấng Mêsi (đối chiếu Giăng 9.16; 11.47; 12.37).
Câu nói sau cùng của Chúa chúng ta, được ghi lại trong câu 21, là phần rắc rối nhất: “Vì nầy, nước Đức Chúa Trời ở trong các ngươi”.
Đúng ra, câu nầy có ý nói gì? Phải chăng Chúa Giêxu đang nói rằng Nước là một vấn đề thuộc linh, một vấn đề duy của tấm lòng, và vì thế là một việc “ở bên trong” sao? Tôi nghĩ rằng đang khi có lẽ thật ở đây, đó không phải là mục tiêu của Chúa chúng ta. Từ ngữ đặc biệt được dùng không hề được dùng với ý nghĩa “ở giữa”. Điều nầy tôi sẵn sàng chấp nhận. Nhưng có lẽ từ ngữ được dùng “ở trong” (within) đang nhấn mạnh hai việc. Thứ nhứt, Nước Đức Chúa Trời đã hiện hữu rồi trong thân vị của Đức Chúa Giêxu Christ, là Đấng Mêsi. Thứ hai, trong khi Chúa Giêxu đã có mặt “giữa vòng họ” (có thể nói như vậy), Ngài không hề là một trong số họ, không bao giờ là một trong những người Pharisi, và không bao giờ là một với cả người Do thái. Chúa Giêxu hoàn toàn khác biệt trong Nước của Ngài không phù hợp với những trông đợi theo kiểu cách của người Pharisi, cũng không được lòng người. Chúa Giêxu đã có mặt “trong vòng” dân sự Ngài, nhưng không phải là “một người trong số họ” theo ý nghĩa những gì Nước của Ngài đòi hỏi.
Chúng ta không có ý kết luận rằng chẳng có ai công nhận Nhà Vua và Nước của Ngài, chúng ta nhớ lại, có một vài người đã công nhận, thậm chí lúc Ngài giáng sinh nữa là. Những người nào có lòng trông đợi giống như các vị tiên tri thời Cựu ước trông đợi, và người nào đã được Đức Thánh Linh soi sáng, họ có thể và đã công nhận Nhà Vua. Mary, Êlisabết, Xachari, Simêôn, Anne, và Giăng Báptít, tất cả đều công nhận Chúa Giêxu là Nhà Vua hầu đến, và đã nói tới sự đến của Nước Ngài. Trong khi lời nói và việc làm của Chúa Giêxu đã đầy đủ chứng cớ, sự cứng lòng của con người đã ngăn trở họ không nhìn thấy sự thật hiển nhiên, vô luận trông họ cứng lòng là dường nào.
ĐÁP ỨNG CỦA CHÚA GIÊXU ĐỐI VỚI CÁC MÔN ĐỒ NGÀI (17.22-37)
Có một vài điều cần phải lưu ý trước khi chúng ta bước vào phần giải thích mấy câu nầy.
(1) Nước của Đức Chúa Trời được nhìn thấy như một tổng thể, bao gồm mọi góc cạnh của Nước ấy, kể cả sự đến lần đầu tiên và lần thứ nhì của Đấng Christ.
(2) Mặc dù Chúa Giêxu tập trung vào lần đến đầu tiên trong phần đáp ứng của Ngài đối với người dòng Pharisi, Ngài đang nhấn mạnh sự đến lần thứ hai trong huấn thị của Ngài cho các môn đồ.
(3) Mặc dù sự đến của Nước Trời có ý nói tới nhiều phước hạnh cho người nào sốt sắng trông đợi Nước ấy, phần nhấn mạnh ở đây rơi trên sự phán xét của Đức Chúa Trời, là điều sẽ xảy đến trên hạng tội nhân khi Ngài tái lâm.
(4) Phần nhấn mạnh của Chúa chúng ta trong mấy câu nầy nhằm vào các mối nguy hiểm đương diện với con người vốn gắn bó với sự đến của Nước, đặc biệt nhắm vào những ai dẫn dắt họ lạc lối.
(5) Trong khi Chúa Giêxu phán với các môn đồ, Ngài cũng đang phán về các mối nguy hiểm đối diện với con người nói chung, đặc biệt với thế giới vô tín.
Với các phần lưu ý nầy trong trí, chúng ta hãy xem xét những điều Chúa chúng ta đã phán dặn, bắt đầu với lời lẽ của Ngài nhắm trực tiếp vào các môn đồ, liên quan tới các mối nguy hiểm mà họ đang dối diện với trong mối quan hệ với sự đến của Nước Trời.
SỰ ĐẾN CỦA NƯỚC TRỜI VÀ THÁI ĐỘ SỐT SẮNG (17.22-25)
“Ngài lại phán cùng môn đồ rằng: Sẽ có kỳ các ngươi ước ao thấy chỉ một ngày của Con người, mà không thấy được. Người ta sẽ nói cùng các ngươi rằng: Ngài ở đây, hay là: Ngài ở đó; nhưng đừng đi, đừng theo họ. Vì như chớp nháng lòe từ dưới phương trời nầy đến dưới phương trời kia, thì Con người trong ngày Ngài cũng như vậy. Nhưng Ngài trước phải chịu đau đớn nhiều, và bị dòng dõi nầy bỏ ra”.
Các môn đồ của Chúa Giêxu đang đối diện với một mối nguy hiểm khác, và vì những lý do khác. Người Pharisi đã chối bỏ Nước Trời vì họ không chấp nhận Chúa Giêxu là Đấng Mêsi. Mặt khác, các môn đồ, đã đạt tới mức kính yêu Ngài và sâu sắc đầu phục Ngài. Chúa Giêxu cảnh cáo số môn đồ Ngài về các mối nguy hiểm đang đương diện với họ vì cớ tình yêu của họ dành cho Ngài, và lòng họ ao ước muốn trông gặp Ngài.
Sự hiểu biết của các môn đồ về Nước hầu đến và bằng cách nào Nước ấy sẽ được thiết lập cũng bị vặn cong. Vì thế Chúa Giêxu phải nhắc cho họ nhớ về sự chối bỏ lần đến và sự chết của Ngài. Thêm nữa, Chúa Giêxu sẽ không hiện diện theo phần xác với họ sau sự thăng thiên của Ngài, và vì thế trong một thời gian họ sẽ mong mỏi sự hiện diện thuộc thể Ngài. Sự hiện diện cá nhân, theo phần xác của Ngài sẽ diễn ra (trên đất) ngay khi lần đến thứ hai, vào lúc Nước Đức Chúa Trời được thiết lập trên đất.
Sự vắng mặt theo phần xác của Ngài, sẽ có những thời điểm khó khăn cho các môn đồ của Chúa Giêxu, họ sẽ bị chối bỏ và bị bắt bớ thậm chí khi Ngài còn hiện diện. Trong khoảng thời gian nghịch cảnh đó, một sự khát khao to lớn về Nước của Đấng Christ và sự hiện diện của Ngài ở trên đất sẽ được kinh nghiệm qua bởi những người có lòng kính sợ Đấng Mêsi. Thái độ sốt sắng nầy về sự đến của Ngài có một số nan đề của nó, vì mối nguy hiểm sẽ làm cho họ phải bối rối vì lòng cung kính và bổn phận của họ khi chạy theo mỗi người xưng nhận hoặc người nào kể mình là “Đấng Mêsi”. Chúng ta biết từ các phân đoạn Kinh thánh khác về nước hầu đến; ấy là có nhiều người sẽ dấy lên với những lời xưng nhận mình là Đấng Mêsi, một trong số họ sẽ làm ra nhiều dấu kỳ và phép lạ hiển nhiên lắm. Điều nầy sẽ cám dỗ những ai theo đuôi họ, rồi vì thế họ cảm thấy lúng túng vì cớ lòng sốt sắng của họ đối với Đấng Mêsi thật, và đối với những gì Ngài kêu gọi họ phải lo làm trong sự Ngài vắng mặt.
Có tình trạng “thờ lạy hình tượng” trong tất cả các phong trào nầy, để chạy theo các “đấng mêsi” nầy họ phải lìa bỏ chỗ đứng phục vụ hiện tại của họ. Mỗi đấng mêsi giả nầy sẽ có một số người ủng hộ, nhưng họ sẽ không được mọi người xem là Đấng Mêsi của Đức Chúa Trời, họ cũng không phải là đấng thiết lập Nước. Chúa Giêxu dạy cho các môn đồ biết ở đây, rằng việc theo đuổi các đấng mêsi là dại dột và không cần thiết một khi họ bỏ qua sự đến của Ngài. Khi Ngài tái lâm, sự đến nầy rất hiển nhiên và ai cũng nhận biết cả. Sẽ không có gì lầm lẫn trong sự đến nầy. Cho nên, không cần thiết phải lo lắng về việc quên đi vương quốc nầy và không nhất thiết phải chạy theo ai tự xưng mình là Vua hết.
Khi tôi còn trẻ và sinh sống ở miền Tây Bắc, tôi thường hay đi câu cá hồi. Thường thì, ai cũng đem theo một cái đĩa thật to, gọi là tấm chắn, có cái móc kẹp theo, trên đó có đặt mồi câu. Tấm chắn ấy chu toàn một số việc. Thứ nhứt, nó chiếu trên mặt nước, lôi kéo sự chú ý của cá (hay người sản xuất nói cho chúng tôi biết). Thứ hai, tấm chắn lắc lư trên mặt nước, phù hợp với hình dáng của nó, khiến cho mồi như bị thương, để cho cá hồi sẽ nghĩ con mồi đó dễ bắt.
Tấm chắn còn làm một số việc khác nữa — nó giật mạnh sợi dây, để cho cá chú ý tới. Đối với người câu chưa có kinh nghiệm, cẩn thận hơn, hăm hở hơn, từng cái giật mạnh sợi dây cung ứng lời hứa về một sự cắn câu, và vì vậy sợi dây thường được cuộn lại để xem coi có cá ở đó hay không!!? Nó sẽ không có ở đó. Nhưng suốt buổi câu sợi dây bị cuộn lại, những cơ hội bắt được một con cá không có nhiều. Con mồi nghèo nàn ở đầu dây cần phải móc lại (và phải được thay thế).
Thợ câu kinh nghiệm nhiều, biết rõ rằng những cú “giật chút chút” nầy đem lại sự mong đợi. Người câu cũng biết khi con cá hồi mắc câu, sẽ không có nghi ngờ chi về sự cắn câu nầy. Quí vị biết như thế, khi quí vị đã câu một con cá hồi! Cho nên, chìa khoá cho việc câu cá có hiệu quả là kiên nhẫn và nhịn nhục. Đây đúng là những gì Chúa Giêxu dạy dỗ các môn đồ Ngài — không bị nhầm lẫn hay sai lạc bởi từng cú giật của sợi dây, từng lời xưng nhận đối với địa vị mêsi, nhưng phải trung tín nhẫn nhịn, tin cậy, thờ phượng, và hầu việc Ngài, với lòng nhận biết sự đến của Ngài là chắc chắn. Thái độ sốt sắng vì thế có những mối nguy hiểm của nó. Lòng sốt sắng của chúng ta phải được tỏ ra qua mọi năng lực đem hầu việc Ngài, không nên tìm cách khám phá Ngài nơi một số đấng mêsi giả dối.
MÙ QUÁNG TRONG NHỮNG LO lẮNG ĐỜI NẦY (17.26-37)
“Việc đã xảy đến trong đời Nôê, thì cũng sẽ xảy đến trong ngày Con người: người ta ăn, uống, cưới, gả, cho đến ngày Nôê vào tàu, và nước lụt đến hủy diệt thiên hạ hết. Việc đã xảy ra trong đời Lót cũng vậy, người ta ăn, uống, mua, bán, trồng tỉa, cất dựng; đến này Lót ra khỏi thành Sôđôm, thì trời mưa lửa và diêm sinh, giết hết dân thành ấy. Ngày Con người hiện ra cũng một thể nầy. Trong ngày đó, ai ở trên mái nhà, có của để trong nhà, đừng xuống mà chuyên đi; ai ở ngoài đồng, cũng đừng trở về nữa. Hãy nhớ lại vợ của Lót. Ai kiếm cách cứu sự sống mình, thì sẽ mất; ai mất sự sống mình, thì sẽ được lại. Ta phán cùng các ngươi, trong đêm đó, hai người nằm chung giường, một người sẽ được rước đi, còn một bị để lại. Hai người đờn bà xay chung cối, một người được rước đi, còm một bị để lại. [Hai người ở ngoài đồng, một người được rước đi, còn một bị để lại. Các môn đồ bèn thưa Ngài rằng: Thưa Chúa, sự ấy sẽ ở tại đâu? Ngài đáp rằng: Xác chết ở đâu, chim ó nhóm tại đó”.
Trong hai câu 20 & 21, Chúa Giêxu đã nói cho người Pharisi biết họ, cũng như dân chúng, đều sẽ không nhận biết Nước của Đức Chúa Trời, thậm chí khi họ đang tìm kiếm Nước ấy nữa. Chúng ta chưa nghe nói lý do tại sao điều nầy lại là sự thật. Tôi tin rằng những câu 26-37 cung ứng cho chúng ta một sự giải thích và ứng dụng. Chúa Giêxu đưa ra sự giải thích nầy ở đây vì Ngài đang sử dụng nó như một thí dụ và là một lời cảnh cáo cho các môn đồ của Ngài. Ở ngoài công tác lạ lùng của Đức Chúa Trời trong sự biến đổi của họ, người Pharisi sẽ không nắm bắt được lời cảnh cáo nầy, còn các môn đồ, họ sẽ hiểu rõ hơn, ít nhất là sau đó. Chúng ta biết từ thư tín thứ hai của Phierơ rằng ông đã học biết từ biến cố nầy, vì ông cũng đề cập tới các bài học cần phải tiếp thu từ cả Lót và Nôê với sự xem trọng lần phán xét hầu đến của Đức Chúa Trời (đối chiếu II Phierơ 2.5-8).
Một vài bài học đã được dạy dỗ bởi các sự cố trong Cựu ước về Nôê và Lót. Cả hai người, như chúng ta biết từ sách Sáng thế ký (Nôê, Sáng thế ký 6-9; Lót, chương 19), đã sống giữa vòng hạng người gian ác. Cả hai người (và ít nhất một phần trong gia đình của họ) đều được đưa ra ngoài sự phán xét của Đức Chúa Trời, là sự phán xét đã đổ trên những người còn lại trong gia đình họ. Trong trường hợp của hai người, sự phán xét của Đức Chúa Trời đã giáng trên một thế hệ gian ác và nhiều người đã ngã chết. Và trong cả hai trường hợp, chẳng có ai nhận biết rằng sự phán xét của Đức Chúa Trời sắp xảy đến cho tới chừng đã quá trễ.
Nhưng tại sao dường như chẳng có ai trong dân sự nhận biết sự phán xét của Đức Chúa Trời đang ở gần kề? Bộ chẳng có lời cảnh cáo nào hay sao? Chúng ta phải nói, trong chỗ thứ nhứt, rằng không có một lời cảnh báo nào hấp dẫn về sự phán xét sắp xảy đến cả. Chẳng có một “dấu kỳ phép lạ” nào hết. Tuy nhiên, đã có chứng cớ của chiếc tàu đó, nó đã được đóng trong một khoảng thời gian 120 năm. Phierơ đề cập tới Nôê là một “thầy giảng đạo công bình” (II Phierơ 2.5). Phierơ đã ám chỉ (II Phierơ 2.7-8), cũng như Môise đã ám chỉ vậy (Sáng thế ký 19.9-11, 14), rằng sự phán xét của Đức Chúa Trời đang ở gần rồi. Sẽ chẳng có một lời cảnh báo nào ngoạn mục đâu, nhưng cũng chẳng có một điều gì khác trừ ra sự rao giảng của Giôna cho dân gian ác của thành Ninive. Họ đã nghe mọi sự họ có cần rồi.
Trở lại với câu hỏi của tôi, vậy thì: “Tại sao chẳng một ai trong dân sự để ý đến những lời cảnh cáo về sự phán xét mà Đức Chúa Trời đã đổ ra?” Câu trả lời hoàn toàn rõ ràng bởi sự mô tả của Chúa về các sinh hoạt mà họ đã dính díu vào trong lúc cơn phán xét giáng xuống những con người không có lòng tin. Ai nấy đều tham dự vào các sinh hoạt trong đời sống hàng ngày của họ. Con người ăn, uống, cưới hỏi, mua sắm, xây dựng. Đó là “cuộc sống đời thường” cho hạng người đó khi sự cuối cùng đến. Họ chưa bao giờ nhận biết rằng sự phán xét sẽ giáng trên họ.
Thật là thú vị thay, lúc chú ý vào dân sự trong thời Nôê, cũng y như dân sự trong thời Lót, họ đều cực kỳ gian ác. Tuy nhiên, Chúa Giêxu không nhấn mạnh vấn đề nầy. Ngài không nói rằng khi sự cuối cùng đến, dân chúng bận rộn dấn thân vào lối sống tội lỗi của họ. Thực chất chẳng có gì là gian ác về việc ăn uống, về hôn nhân, hay về lối sống hàng ngày của một người. Những người nầy bị xét đoán vì cớ tội lỗi của họ, nhưng họ không tỉnh thức về việc làm theo những điều người ta làm. Thực vậy, khi chúng ta xem qua mấy câu 34 & 35, một người bị đem đi và một người bị để lại, cả hai đều đang làm cùng một công việc.
Vậy thì, đâu là mục đích của Chúa chúng ta khi thuật lại cho các môn đồ số người bị hủy diệt đều đang ở trong những sinh hoạt bình thường của họ? Ở đây, Chúa Giêxu không nhấn mạnh ai sẽ thừa hưởng vương quốc hay tại sao có người bị “đem đi” và có người bị “để lại”? Thay vì thế, Ngài đang nhấn mạnh lý do tại sao con người toàn toàn không nhận biết về sự đến của Nhà Vua và Vương quốc, khi đến lúc đó họ đã không có một sự chuẩn bị gì hết. Chúa Giêxu mới vừa nói với người Pharisi rằng họ cũng như đoàn dân đông đều không nhận biết sự kiện Nước Trời đã đến rồi. Giờ đây, tôi tin rằng Ngài đang nói cho chúng ta biết lý do tại sao! Họ lý luận: ấy là con người không trông đợi Nước Trời khi “sự sống” của họ bị bao phủ trong cuộc đời nầy, và đặc biệt trong “những việc thuộc đời nầy”.
Trong cả thời buổi của Nôê và trong thời của Lót, người ta bị động với “cuộc sống”. Cuộc sống đối với họ gồm có những việc nhất thời, thuộc đời nầy, những việc đem lại cho người ta sung sướng, ý nghĩa, và vui mừng. “Cuộc sống”, theo như Chúa Giêxu sử dụng từ ngữ ở đây, không phải là sự tồn tại về thuộc thể của một người, mà là nguồn gốc có ý nghĩa và rất quan trọng của một người. Khi “cuộc sống” của con người phải đầu tắt mặt tối với những cuộc theo đuổi, họ trở nên chẳng nhạy cảm với các vấn đề thuộc linh, đặc biệt với những lời cảnh cáo của Kinh thánh và các thánh đồ về sự đến của Đức Chúa Trời và sự phán xét của Ngài. Cũng chính với sự tăm tối thuộc linh đó, những người vô tín đang đối diện với tình trạng chạy theo thế gian của họ (tìm kiếm “sự sống” của họ trong đời nầy, nơi những việc tạm thời), Cơ đốc nhân có thể kinh nghiệm (đối chiếu Luca 21.34-36). Hãy xem Lót và gia đình của ông ta. Các con rễ của Lót đã từ chối không chịu rời Sôđôm, và họ tưởng Lót nói chơi. Bản thân Lót gần như lần lửa không muốn đi. Trong khi vợ của Lót đã rời Sôđôm, tấm lòng của bà ta hãy còn ở đó, và vì thế bà đã xoay người nhìn lại các thứ mà bà ta ưa thích, “sự sống” của bà ta đang bốc lên thành cột khói.
Trong những câu 26-37 có một sự pha trộn phần minh hoạ của lịch sử với phần ứng dụng trong tương lai. Chúa Giêxu đang sánh những gì đã xảy ra trong thời Nôê và Lót với những gì sắp sửa xảy ra cho Israel. Vì thế, Ngài phán:
“…đến này Lót ra khỏi thành Sôđôm, thì trời mưa lửa và diêm sinh, giết hết dân thành ấy. Ngày Con người hiện ra cũng một thể nầy. Trong ngày đó, ai ở trên mái nhà, có của để trong nhà, đừng xuống mà chuyên đi; ai ở ngoài đồng, cũng đừng trở về nữa. Hãy nhớ lại vợ của Lót” (các câu 29-32).
Bà Lót là phần minh hoạ đặc biệt ở đây. Tôi lấy làm lạ khi họ lìa khỏi thành Sôđôm, không biết có phải bà ta đã xây lại rồi nói: “Cái máy may mới của tôi. Tôi mới vừa mua nó!” Vô luận là món gì, của cải của Bà Lót đã đặt ở thành Sôđôm. Bà ta ghét mất nó. Ít nhất, bà ta đã có cái nhìn cuối cùng, khá lâu.
Chúa Giêxu đang phán về một sự cố đặc biệt trong mấy câu 30-37. Đây là một phần trong toàn bộ chương trình của Nước Trời hầu đến. Phần nhấn mạnh đặt vào khía cạnh phán xét ở đây, thay vì đặt vào các ơn phước. Chắc chắn chúng ta không được thuật cho biết về “những con đường bằng vàng”, nhưng lại được biết về nỗi đau khổ trong địa ngục của một thế hệ tội lỗi. Người ta sẽ không chuẩn bị về sự ấy. Người nào có mặt trong thời điểm của sự phán xét nầy phải trốn chạy mà không có bất kỳ một sự chậm trễ nào, không được xây lại, không tìm cách mang theo bất kỳ thứ gì đem lại “sự sống” hiểu theo ý nghĩa không đúng — nghĩa là, đó là của cải đời nầy.
Trong thời điểm phán xét nầy, hai người sẽ có mặt trên giường. Một bị đem đi và một bị để lại (câu 34). Bản Kinh thánh của tôi (NASB) cho tôi biết là hai người sẽ nằm cùng một giường. Điều nầy, theo như một số bản dịch có nói tới, thực sự đó là người chồng và người vợ. Cũng có thể đó là hai người đờn ông, nhưng không có một hành động mang ý nghĩa vô đạo nào. Trong thời buổi đó, cái giường không giống như “giường” mà chúng ta hiện có hôm nay — độc thân, sanh đôi, trình độ, hoàng hậu, vua, v.v…. Trong thời buổi đó, thường thì không có phòng ngủ và vì thế cả gia đình đều ngủ chung với nhau trên sàn nhà, trên mấy tấm chiếu (đối chiếu Luca 11.7, ở đây chủ nhà nói tới ông và các đứa con đang nằm trên giường).
Trường hợp thứ hai, về hai người đờn bà, cả hai người đang trong các bổn phận thường nhật, họ đang xay gạo. Một người bị đem đi, còn một người bị để lại. Nhưng người kia bị đem đi đâu mới được chứ? Có thể ở đây đang đề cập tới sự cất lên, là sự cố khi các thánh đồ được dời đi khỏi đất để tránh sự phán xét của Đức Chúa Trời, đổ ra trên đất trong thời điểm của cơn đại nạn. Nhưng cũng có thể xem người bị đem đi là những người bị đưa vào cuộc phán xét, y như nhiều người được nói là hư mất trong cơn đại nạn vậy.
Các môn đồ, trong câu 37, đưa ra thắc mắc: “Tại đâu?” Họ đang hỏi thăm, theo như tôi hiểu họ, những người bị đem đi, mà đem đi đâu mới được? “Lạy Chúa, họ bị đem đi đâu vậy?” Câu trả lời của Chúa chúng ta rất mơ hồ, nhưng chúng ta phải kết luận rằng chỗ ấy rất tồi tệ, giống như số phận của họ vậy. Họ được biết rằng thi thể (đã chết) ở đâu, thì có chim kên kên nhóm lại ở đó. Cho nên khi chết, thì người ta sẽ bị đem đi, nhưng số phận khủng khiếp nầy không được đưa ra chi tiết. Có ai muốn nghe thêm về vấn đề nầy hay không?
Tôi hiểu lời lẽ của Chúa chúng ta ở đây rất thích đáng và trực tiếp ứng dụng cho khán thính giả của Ngài. Tôi tin rằng Chúa Giêxu đặc biệt đang nói tới sự phán xét mà Đức Chúa Trời sẽ giáng xuống thành Jerusalem và trên những kẻ đã chối bỏ và đã đóng đinh Ngài trên thập tự giá. Tôi hiểu Chúa Giêxu có ý nói tới việc La mã “đánh bại” Jerusalem, dưới quyền chỉ huy của Titus, vào năm 70 SC. Khi tin tức đến tận thành phố quá thờ ơ nầy, mọi sự phải bị bỏ lại và người nào được cứu phải bỏ hết mọi sự lại sau lưng mà trốn chạy để được an toàn bên ngoài thành phố. Đề tài nầy đã được Chúa chúng ta sắp xếp chi tiết hơn (theo câu chuyện của Luca) trong chương 21. Điển hình nơi Luca, đôi khi ông đi vào chi tiết bất cứ đề tài nào lúc ở đầu tác phẩm, ông đã giới thiệu đề tài của mình rồi chuẩn bị cho độc giả về đề tài đó.
PHẦN KẾT LUẬN
Trong phân đoạn Kinh thánh, Cứu Chúa cho chúng ta biết ba mối nguy hiểm khi nhắc tới lần đến thứ hai. Mối nguy hiểm thứ nhứt: ấy là nhắc tới lần đến thứ hai phù hợp với lòng khao khát và trông đợi của chính chúng ta. Người dòng Pharisi cũng như dân chúng đều không nhận ra Nước hầu đến vì họ đã có những tư tưởng không đúng về phong cách của Nhà Vua và hình thái của Nước Trời. Khi Chúa Giêxu không phu phỉ những điều mong đợi nầy, Ngài bị họ chối bỏ, và bị đưa lên thập tự giá. Người dòng Pharisi đã cật lực làm việc đề ra nhiều tiêu chuẩn và luật lệ ứng xử cho bất kỳ một trường hợp nào. Chúng ta có nghĩ họ sẽ làm một việc gì khác nữa với Nước Trời không? Mặc dù người dòng Pharisi đang trông mong Vương quốc Nước Trời đó, họ đang trông mong một loại Vương quốc không đúng, và họ cứ khăng khăng rằng Vương quốc nầy phù hợp với mọi tiêu chuẩn của họ. Sau khi đưa ra một bộ giá trị và những kỳ vọng, họ chớ hề xem đến. Và như Chúa Giêxu đã phán, họ không nhìn thấy điều đó ở trong Ngài, mặc dù Ngài đứng giữa vòng họ, dù sứ điệp của Ngài nói về Nước Trời, và dù Giăng đã giới thiệu Ngài chính là Nhà Vua.
Chính ở đây mà quí vị và tôi cũng cần phải cẩn thận nữa. Chúng ta là một phần trong cộng dồng Cơ đốc, cộng đồng nầy đặt (đúng) phần nhấn mạnh trên sự tái lâm của Chúa chúng ta. Cái khó khăn, ấy là chúng ta đã trình bày một chương trình rất phức tạp đối với “bằng cách nào” và “khi nào” (hậu quả của các biến cố) điều nầy sẽ xảy ra; chúng ta, giống như người dòng Pharisi, đã bắt đầu xem mình là hạng chuyên gia. Dường như chúng ta nghĩ rằng chúng ta sẽ đứng vững, nhìn xem mọi điều xảy ra, kiểm tra từng biến cố ghi đầy trên danh sách của mình. Nầy quí bạn ơi, tôi không nghĩ rằng chúng ta sẽ biết hết các chi tiết về sự đến của Nước Trời cho tới chừng nào chúng thực sự xảy ra. Chúng ta không nên có những việc chỉ có hình dung, tưởng tượng về sự Chúa đến. Nếu quí vị đến hỏi Simêôn hay Anne, Êlisabết hay Xachari hoặc Mary, Nước Trời sẽ đến như thế nào, họ không thể nói: “Được, có một con trẻ ra đời…”. Họ biết rõ Nước ấy khi họ nói đến Nước, vì tấm lòng của họ đã được vặn đúng tần số, phải nói như thế. Nhưng họ không biết điều chi sẽ xảy ra cho tới chừng nó đến. Chúng ta hãy nhận ra cảm xúc hầu giám định lại về sự đến của vương quốc. Và chúng ta hãy đặc biệt cẩn thận đừng đòi hỏi Nước Trời phải phù hợp với sự chúng ta hiểu biết về Nước ấy, mọi trông mong của chúng ta về Nước ấy, hoặc mọi sự khát khao của chúng ta đã bị vặn cong và thậm chí tội lỗi về Nước ấy nữa.
Mối nguy hiểm thứ hai: ấy là những gì trở thành một mối đe doạ cho các môn đồ: thái độ sốt sắng quá mấu muốn nhìn xem Chúa Giêxu một lần nữa, được tỏ ra trong sự chạy theo sau từng “đấng mêsi” nổi bật sẽ dấy lên. Sự tái lâm của Chúa chúng ta không thể (như người Pharisi suy tính) được hình dung ra, nhưng chúng ta dám chắc rằng chúng ta sẽ không mắc phải sự ấy khi nó tới. Phần nhấn mạnh của Chúa chúng ta không nhằm vào việc chúng ta tìm kiếm hoặc khám phá ra Ngài và Vương quốc hầu đến của Ngài, nhưng làm cách nào Ngài tìm gặp chúng ta. Lặp đi lặp lại nhiều lần, Chúa Giêxu đã giục giã các môn đồ Ngài phải sống trung tín và khôn ngoan khi Ngài tái lâm.Vì cớ đó, chúng ta hãy hướng sự chú ý của chúng ta cùng mọi nổ lực được xem là trung tín mang lấy phần việc mà Ngài đã ban cho chúng ta, và điều ấy đã khiến họ trở thành môn đồ cho khắp các nước. Chúng ta không nên theo đuổi mỗi đấng tự xưng là đấng mêsi, nhưng chúng ta phải đưa người khác đến với Đấng Mêsi chơn thật, bởi đức tin.
Mối nguy hiểm thứ ba: ấy là công ăn việc làm trong thế gian, là điều sẽ thu nhỏ sự khát khao của chúng ta dành cho Nước Trời, và các điểm mù mờ, nhận định của chúng ta về thực tại của Nước ấy, và làm giảm thiểu tối đa lòng khát khao Nước ấy đến. Khi “sự sống” của chúng ta được thấy trong Đấng Christ, và chúng ta sẽ xao lãng tất cả mọi điều khác, trong đó người thế gian tìm gặp “sự sống” hầu cho chúng ta sẽ sốt sắng trông đợi Ngài tái lâm, và chúng ta sẽ làm việc để xin cho Nước ấy mau đến. Đây là lý do tại sao Chúa Giêxu có nhiều điều để nói về của cải. Của cải sẽ chiếm hữu chúng ta nếu chúng ta thấy “sự sống” của chúng ta bị gói ghém lại cùng với chúng. Khi chúng ta xem xét của cải để muốn làm cho có nhiều thêm, thế rồi chúng ta chất chứa của cải ở trên trời, và chúng ta thúc đẩy tấm lòng của chúng ta hướng tới thiên đàng.
Phương thức chúng ta sống cuộc sống hàng ngày trong đó quyết định cơn khao khát của chúng ta về thiên đàng, cùng nhận thức của chúng ta về sự gần gũi của thiên đàng đó. Tôi e rằng phần nhiều người trong chúng ta đều có vấn đề nầy xoay vần trong lý trí của chúng ta. Dường như chúng ta hay nghĩ rằng nếu chúng ta học biết về Nước Trời đủ, tấm lòng của chúng ta sẽ ấm áp với Nước ấy, và rồi chúng ta sẽ buông lỏng những việc thuộc đời nầy, những thứ làm cạn kiệt sức lực thuộc linh và lòng khát khao của chúng ta về Đức Chúa Trời. Đối với tôi, dường như là Chúa Giêxu đang phán ngược lại. Nếu chúng ta có một tấm lòng và một sự khát khao về thiên đàng, thì chúng ta sẽ buông lơi mọi thứ mà thế gian gọi là “cuộc sống” và kế đó tấm lòng chúng ta sẽ mong mỏi về thiên đàng hơn.
Ba mối nguy hiểm nầy rất thích đáng không những với vương quốc hầu đến, mà còn với mọi lãnh vực khác trong đời sống chúng ta nữa. Thí dụ, hãy xem thái độ khát khao của chúng ta về sự tin kính. Một số người, giống như người dòng Pharisi, có một cách xác định gọn gàng về tình trạng thuộc linh, với mọi quan điểm nhất thời. Họ nghĩ rằng do chạy “theo chương trình” người ta sẽ sống rất thuộc linh, và bất cứ ai không ở “trong chương trình” (dù chương trình có như thế nào đi nữa — và có nhiều chương trình) không thể sống cách thuộc linh được.
Cũng có một số người, lòng khát khao của họ muốn sống tin kính và ý thức được sự hiện diện cá nhân của Đức Chúa Trời trong đời sống họ lớn lao đến nỗi họ thiếu kiên quyết và sự nhịn nhục. Họ khăng khăng chạy theo một nhân vật nào đó tự xưng mình là rất thuộc linh. Họ đi nhà thờ nầy và rồi tới nhà thờ kia, chạy theo hết nhà lãnh đạo nầy đến vị lãnh tụ “thuộc linh” khác. Một tấm lòng khao khát sai trái muốn sống thuộc linh sẽ trở thành gốc rễ của nhiều cuộc theo đuổi hình tượng. Tình trạng thuộc linh, giống như vương quốc của Đức Chúa Trời, sau cùng sẽ đến đầy trọn, đúng lúc, khi Đức Chúa Trời quyết định Nước ấy sẽ đến, và theo phương thức mà Ngài đã lựa chọn. Chúng ta không nên tìm bản chất “thuộc linh”, mà phải vâng phục và trung tín với Ngài là Đấng vừa giải cứu vừa làm cho nên thánh.
Khi tôi suy nghĩ về phân đoạn Kinh thánh nầy, thật tôi cảm thấy như mình được nâng đỡ trong việc đưa những “dấu kỳ phép lạ” vào viễn cảnh. Một số người đọc sách Công vụ các Sứ đồ rồi đòi hỏi hay mong mỏi chính các thứ dấu lạ ấy cho hôm nay, họ nghĩ rằng những dấu lạ đó sẽ thuyết phục kẻ ác phải ăn năn. Suy nghĩ như thế thì chẳng thật lắm đâu! Cung cách sống hàng ngày của con người, đã quyết định mọi giá trị của họ, đã quyết định bằng cách định nghĩa của họ về “cuộc sống”, là những gì đang hô lên lớn tiếng nhất. Như Chúa Giêxu đã nói trong thí dụ của Ngài về người giàu và Laxarơ: “Nếu không nghe Môi-se và các đấng tiên tri, thì dầu có ai từ kẻ chết sống lại, chúng nó cũng chẳng tin vậy” (Luca 16.31). Cho nên, không phải có nhiều dấu lạ phép kỳ là cần thiết đâu, mà chính là sự rao giảng Tin Lành, kèm theo là một cung cách sống và ứng xử theo Kinh thánh. Nếu con người được cứu, họ sẽ được cứu bởi lưu ý đến Lời của Đức Chúa Trời. Chúng ta hãy rao giảng Tin Lành cho họ.
Nầy quí bạn ơi, nếu quí vị chưa tin cậy Đấng Christ làm Cứu Chúa của quí vị, quí vị nên thực hiện điều đó ngay hôm nay. Chúa Giêxu cho chúng ta biết trong phân đoạn Kinh thánh nầy rằng quí vị sẽ không có bất kỳ một dấu kỳ nào cảnh cáo về ngày phán xét hầu đến đâu, mà chỉ có việc rao giảng Tin Lành mà thôi. Sẽ chẳng còn có thời gian để ăn năn khi ngày ấy đến. Nếu quí vị tin và vâng theo, nếu quí vị công nhận tội lỗi mình và tin cậy công tác của Đấng Christ trong chỗ của quí vị, hãy thực hiện điều đó ngay đi. Ngày phán xét đang đến gần. Ngay cả quí vị và tôi cũng không biết rõ hoặc có ý lãnh đạm về sự đến của ngày ấy. Chúng ta hãy tìm kiếm trong Đấng Christ sự phán xét của chúng ta như đã được ban phát ra rồi, và mọi sự mà chúng ta đang trông đợi là sự cứu rỗi của chúng ta mà thôi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét