Thứ Ba, 25 tháng 5, 2010

Luca 20.27-41: "MỘT CÔ DÂU CHO 7 ANH EM"



Phần giới thiệu
Xuất xứ
Cấu trúc của phân đoạn Kinh Thánh
Mục đích của thắc mắc
Người Sađusê (20.27)
Câu hỏi (20.28-33))
Cái sai theo thiên mệnh (20.34-36)
Môi se và sự sống lại của kẻ chết (20.37-38)
Hòn đá kêu lên: Chúa Jêsus được khen ngợi vì Lời của Ngài (20.39-40).
Phần kết luận
Bài 63:

Một cô dâu cho 7 anh em

(Luca 20.27-40)
Mathiơ 22.23-33: “Trong ngày đó, có người Sađusê, là kẻ nói rằng không có sự sống lại, đến gần Ngài mà hỏi rằng: Thưa thầy, Môise có nói: Nếu người nào chết mà không có con, thì em sẽ lấy vợ góa anh để nối dòng cho anh. Vả, trong chúng tôi có bảy anh em. Người anh lấy vợ và chết đi, nhưng vì chưa có con nên để vợ lại cho em. Người thứ hai, thứ ba, cho đến thứ bảy cũng vậy. Rốt lại, người đờn bà cũng chết. Vậy, lúc sống lại, đờn bà đó sẽ làm vợ ai trong bảy người? vì cả thảy đều đã lấy người làm vợ. Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Các ngươi lầm, vì không hiểu Kinh Thánh, và cũng không hiểu quyền phép Đức Chúa Trời thể nào. Vì đến khi sống lại, người ta không cưới vợ, cũng không lấy chồng, song những kẻ sống lại là như thiên sứ trên trời vậy. Các ngươi há không đọc lời Đức Chúa Trời phán về sự sống lại của kẻ chết rằng: Ta là Đức Chúa Trời của Ápraham, Đức Chúa Trời của Ysác, Đức Chúa Trời của Giacốp, hay sao? Đức Chúa Trời không phải là Chúa của kẻ chết, nhưng của kẻ sống. Chúng nghe lời ấy, thì lấy làm lạ về sự dạy dỗ của Ngài”.
Luca 20.27-40: “Có mấy người Sađusê, là người vẫn quyết rằng không có sự sống lại, đến gần Đức Chúa Jêsus, mà hỏi rằng: Thưa thầy, Môise đã truyền lại luật nầy cho chúng tôi: Nếu người kia có anh, cưới vợ rồi chết, không con, thì người phải cưới lấy vợ góa đó để nối dòng cho anh mình. Vậy, có bảy anh em. Người thứ nhứt cưới vợ, rồi chết, không con. Người thứ hai cũng lấy vợ đó, rồi đến người thứ ba; hết thảy bảy người cũng vậy, đều chết đi không có con. Rốt lại, người đờn bà cũng chết. Vậy thì đến ngày sống lại, đờn bà đó sẽ là vợ ai? vì bảy người đều đã lấy làm vợ. Đức Chúa Jêsus phán rằng: Con cái của đời nầy lấy vợ gả chồng; song những kẻ đã được kể đáng dự phần đời sau và đáng từ kẻ chết sống lại, thì không lấy vợ gả chồng. Bởi họ sẽ không chết được nữa, vì giống như các thiên sứ, và là con của Đức Chúa Trời, tức là con của sự sống lại. Còn về sự kẻ chết sống lại, Môise đã cho biết trong câu chuyện về Bụi gai, khi người gọi Chúa là Đức Chúa Trời của Ápraham, Đức Chúa Trời của Ysác và Đức Chúa Trời của Giacốp. Vậy, Đức Chúa Trời không phải là Đức Chúa Trời của kẻ chết, nhưng của kẻ sống; vì ai nầy đều sống cho Ngài. Có mấy thầy thông giáo cất tiếng thưa Ngài rằng: Lạy thầy, thầy nói phải lắm. Họ không dám hỏi Ngài câu nào nữa”.
Mác 12.18-27: “Các người Sađusê, là những kẻ vẫn nói rằng không có sự sống lại, đến gần mà hỏi Ngài rằng: Thưa thầy, Môise đã ban cho chúng tôi luật nầy: Nếu một người kia có anh em qua đời, để vợ lại, không con, thì người kia phải lấy vợ góa đó đặng nối dòng dõi cho anh em mình. Vả, có bảy anh em. Người thứ nhứt cưới vợ, rồi chết, không có con. Người thứ hai lấy vợ góa ấy, sau chết, cũng không có con; rồi đến người thứ ba cũng vậy. Trong bảy người, chẳng ai để con lại. Sau hết, người đờn bà cũng chết. Lúc sống lại, đờn bà đó là vợ ai trong bảy anh em? vì hết thảy đều đã lấy người làm vợ. Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Há chẳng phải các ngươi lầm, vì không biết Kinh Thánh, cũng không hiểu quyền phép Đức Chúa Trời sao? Vì đến lúc người ta từ kẻ chết sống lại, thì chẳng cưới vợ, chẳng lấy chồng; nhưng các người sống lại đó ở như thiên sứ trên trời vậy. Còn về những người chết được sống lại, thì trong sách Môise có chép lời Đức Chúa Trời phán cùng người trong bụi gai rằng: Ta là Đức Chúa Trời của Ápraham, Đức Chúa Trời của Ysác, Đức Chúa Trời của Giacốp, các ngươi há chưa đọc đến sao? Ngài chẳng phải là Đức Chúa Trời của kẻ chết, mà là của kẻ sống! Thật các ngươi lầm to”.
PHẦN GIỚI THIỆU:
Trong thời đi học của tôi, Ted là bạn cùng làm vệ sinh trong lớp với tôi. Buổi trưa kia tôi và anh ấy lo lau chùi những cánh cửa sổ. Chúng tôi đã lau sạch mấy cánh cửa sổ của phòng ngủ tập thể ở nơi chúng tôi ăn ở. Dưới tầng ở, các lớp học đang trong giờ học. Chúng tôi biết rất ít những gì đang diễn ra tạo nên một sự lộn xộn đến nỗi phải giải tán các lớp ấy. Ted đang ở trên đầu thang, anh ấy đang lau mặt ngoài của mấy cánh cửa sổ tầng hai của lầu ở. Dưới chân thang, các lớp học đang học. Thế rồi Dan xuất hiện.
Dan luôn luôn sống không làm cho ai bực bội, nhưng đang tức tối vì một trò nghịch ngợm. Anh ta mở hệ thống stereo để có thể phát sứ điệp ra từ cách cửa sổ phòng anh ta. Hôm nay, khi anh ta đi ngang qua chỗ cái thang có Ted đang đứng trên đó, anh ta không thể không đụng nhẹ vào cái thang ấy. Những ai trong chúng ta đều rõ đứng trên một cái thang cao như thế sẽ nhận biết ngay cảm giác mất bình tỉnh khi cái thang bị lắc lư, chúng ta cảm thấy mình bị đu đưa trong khoảng không. Ted bạn tôi không thích tánh tình của Dan, và vì vậy anh đã làm một việc khả thi ngay lúc ấy — anh vắt miếng bọt biển ngay trên đầu của Dan.
Việc làm nầy là khởi sự cho một cuộc chiến bằng nước lớn đến nỗi các lớp buổi trưa phải giải tán. Cuộc chiến mau chóng leo thang với những cái sô đầy nước, không những văng tung toé ra bên ngoài, mà còn bị tạt đổ vào các hành lang nữa. Nơi ở đã bị ngập đầy những nước. Ngay lúc đó, giám thị phòng là George, được tin báo và đã xuất hiện tại hiện trường. Dù có tin hay không tin, tôi không dính dáng gì với cuộc chiến bằng nước nầy. Tôi đang ở trên cái thang của tôi, đặt ở bên ngoài lầu ở, cao hơn hai tầng. Chính ở địa điểm nầy mà tôi có thể thấy rõ mọi việc — hơn là tôi thực sự muốn thấy nữa.
George bước vào phòng ở ngay trước mặt tôi, rồi nhìn ra ngoài cửa sổ mà tôi đang lau chùi để xem coi chuyện lộn xộn gì đang xảy ra. Anh ấy nhìn thấy tôi, cách vài mét, đang bận làm việc. Đúng là một cú sốc. Anh ấy nhìn xuống thấy Dan, đang đứng trên nền phía dưới tôi, bị ướt sũng. Không có gì gây kinh ngạc cho George khi hay rằng Dan đang lâm vào giữa tai vạ nầy. George tỏ ra vai trò giám thị của mình, lo xử lý với Dan.
Ted bạn tôi không nằm trong tầm nhìn. Không nằm trong tầm nhìn đối với mọi người, trừ ra tôi. Ted đã lui về phía trong lầu ở để lấy nước. (Bạn không phải hỏi lý do tại sao cái sô nước trống không). Trên đường đi xuống cầu thang, Ted nhìn ra và thấy Dan đang đứng trực diện phía dưới mình, cách hai tầng lầu. Bạn có thấy khó đoán ra Ted sẽ làm gì không? Ted trên đường tới gần cửa sổ, căn phòng bên phải tôi. Từ chỗ đứng của họ, George giám thị phòng, Ted cũng vậy, không thể nhìn thấy nhau, vì một bức tường đã phân chia họ. Tôi có thể nhìn thấy cả hai. Tôi không thể ngăn được Ted vì tôi đang đứng đối mặt với George. Tôi không thể cản được Dan. Và thế là chuyện đã xảy ra. Ngay trước mắt của George, một sô đầy nước đã đổ ụp xuống Dan, và làm cho anh ta ướt đẩm hết. Tôi có thể làm một việc duy nhất ngay chỗ đứng của mình là hô lên: “Chạy đi!” với Ted. Ted biến mất, cũng như George vậy, và cả hai đụng vào nhau tại hành lang. Tôi đã có mặt ở đó nhìn thấy hết mọi việc, và nghe George nói với Ted: “Nào, Ted, anh đã đổ trúng đích rồi đấy!”
Bây giờ, đây là những lời lẽ mà tôi không muốn nghe thấy từ môi miệng của một giám thị phòng. Làm sao anh ta ca ngợi việc “bắn thẳng” của một người bạn là chủ mưu của cuộc chiến tranh bằng nước chứ? Tôi nghĩ George đã đúng. Anh ta biết Dan luôn luôn ở trong rối rắm, và Ted là người bạn chịu khó làm việc, đáng tin cậy. Thực ra, George vốn nhìn nhận Dan đáng phải chịu những gì anh ta đã nhận lãnh. Vì thế anh đã ca ngợi. Tôi có một đáp ứng tương tự với lời lẽ thốt ra bởi “các thầy thông giáo” trước những gì Chúa Jêsus đã phán dạy khi đáp lại thắc mắc của người Sađusê. Các thầy nầy, dường như là người dòng Pharisi, và họ đã thách thức Chúa Jêsus từ lúc bắt đầu chức vụ của Ngài (từ Luca 5.17 trở đi), ở đây đã khen ngợi Chúa Jêsus vì đã phán như thế. Tất nhiên, lý do là rất rõ ràng. Chúa Jêsus đã chứng tỏ vị thế của người Sađusê là sai. Ngài bắt lấy “lần bắn giỏi nhất” của họ, là phần bàn luận quan trọng nhất của họ khi đưa ra trường hợp, và tỏ ra đấy là sự suy nghĩ rất tồi. Người Pharisi, dù những dị biệt của họ với Chúa Jêsus rất là lớn, không thể làm gì khác hơn là ca ngợi Ngài vì lời lẽ của Ngài ở đây. Họ đã nói bằng lời lẽ của George: “Nào, Jêsus ơi, ông đã đập trúng đích rồi đấy!”
XUẤT XỨ
Chúa Jêsus giờ đây đã đến tại thành Jerusalem, với nhiều cách thức khác nhau đã bày tỏ chính mình Ngài ra là Đấng Mêsi của Israel. Một số người vui sướng tiếp nhận Ngài, nhưng chẳng ai hiểu trọn vẹn Ngài là ai cả, hoặc mọi hàm ý về sự đến của Ngài. Sự Chúa Jêsus thanh tẩy đền thờ, và sự Ngài chiếm hữu đền thờ mỗi ngày để dạy dỗ và dạy đạo bị cấp lãnh đạo Do thái coi là một mối đe doạ nghiêm trọng đối với thẩm quyền và địa vị của họ, họ đã có ý đồ kết án tử Ngài rồi (đối chiếu Giăng 11.53; Luca 19.47). Nhưng khi họ thách thức uy quyền của Chúa Jêsus, Chúa Jêsus càng thẳng thắn chống nghịch họ. Thí dụ nói tới vườn nho và những người trồng nho (Luca 20.9-18) là một cú đấm đau đớn vào mặt họ, vì thí dụ đó không những xác định Chúa Jêsus là con của Đức Chúa Trời, được Cha Ngài sai phái, mà thí dụ ấy còn chỉ họ ra là kẻ thù của Đức Chúa Trời nữa, họ sẽ bị tiêu diệt, sẽ bị thay thế bằng dân Ngoại. Trước đây, sự chống đối của họ “không phải là chống đối cá nhân”; giờ đây sự chống đối ấy rất cá nhân. Họ muốn bắt Chúa Jêsus tại chỗ, nhưng đoàn dân đông không chấp nhận như thế. Vì thế họ đã bổ sung một kế hoạch có nhiều mặt để bắt Chúa Jêsus và bị Rôma kết án tử hình.
Một khía cạnh của cuộc tấn công nầy là thắc mắc giả hình đặt ra cho Chúa Jêsus về việc nộp thuế cho Caesar (Luca 20.21-22). Câu trả lời của Chúa Jêsus không những là bất ngờ, mà còn đáng kinh ngạc nữa. Họ không nghĩ là Chúa Jêsus sẽ thoát được thắc mắc nầy, thế như Ngài đã thoát được. Họ không tưởng được rằng Chúa Jêsus sẽ dạy các thứ thuế thuộc về Caesar, nhưng Ngài lại dạy như thế. Kết quả là, họ không nói năng chi được hết.
Sự câm nín nầy khiến cho người Sađusê có cơ hội mà họ từng mong chờ. Họ rất vui không sử dụng cơ hội nầy để đặt ra thắc mắc khác cho Chúa Jêsus, một thắc mắc mà họ tin sẽ thiết lập nền thần học của họ, và cái nền nầy sẽ quất sụm Chúa Jêsus luôn. Ngay thời điểm đó, tôi không nghĩ rằng người Sađusê đã lo toan kết án tử Chúa Jêsus nhiều cho bằng họ thú vị khi làm cho người ta thấy họ rất tài ba. Họ đã có một cú đẻo bằng rìu (không có sự sống lại, Luca 20.27), và họ sẽ vui sướng đẻo ngay tại cơ hội bằng vàng nầy.
Tôi nghĩ rằng ánh mắt của các nhóm khác (đặc biệt là người dòng Pharisi) đang trợn lên khi câu chất vấn bắt đầu. Tôi có thể nghe một người Pharisi nầy nói với người Pharisi khác: “Ồ, vì cớ sự nhơn từ, kìa, họ lại đến nữa kia”. Những người Pharisi nầy đúng là đã có sự mừng vui, họ nhìn thấy người Sađusê bước ra từ giữa lửa. Trong khi họ không thành công với Chúa Jêsus, ít nhất họ đã có sự vui mừng khi thấy một trong các nhóm đối thủ của họ bị mất thể diện cách công khai.
CẤU TRÚC CỦA PHÂN ĐOẠN KINH THÁNH:
(1) Bối cảnh — (câu 27)
(2) Một phân đoạn, một văn kiện, và một nan đề — Vợ của ai? — (các câu 28-33)
(3) Câu trả lời của Chúa Jêsus — (các câu 34-38)
(4) Hôn nhân không có ở thiên đàng — (các câu 34-36)
(5) Môise và sự sống lại của kẻ chết — (các câu 37-38)
(6) Phản ứng của mấy người Pharisi — (các câu 39-40)
MỤC ĐÍCH CỦA THẮC MẮC:
Thắc mắc về 1 cô dâu và 7 anh em không phải là một sự tìm hiểu để biết rõ lẽ thật đâu. Thực ra, người Sađusê không trông mong, không muốn có một câu trả lời. Họ hy vọng quật ngã Chúa Jêsus, rồi vì thế chứng tỏ ý tưởng về sự sống lại từ kẻ chết “dại dột” là dường nào. Mục đích của thắc mắc nầy không phải là “buộc Chúa Jêsus vào rắc rối”, mà đúng hơn , họ muốn gài Chúa Jêsus vào sát với giáo điều của họ. Nếu Chúa Jêsus, vị giáo sư nổi tiếng và chưa hề bị quật ngã, có thể bị thắc mắc nầy của họ quật ngã, thì Ngài sẽ trở thành một sự chứng thực (bất đắc dĩ) cho quan điểm của họ.
Bối cảnh nầy đang làm chứng không những cho thẩm quyền bản tường trình tin lành nầy, mà còn cho cá tính của con người nữa. Cho dù hai nhóm đối thủ nầy đã đến theo một kiểu cách liên minh nào đó (chính thức hay không chính thức) để cứu lấy Do thái giáo trước mặt Chúa Jêsus, họ vẫn còn có những cách hành đạo cùng nhiều tín điều riêng của họ, là “những con bò thiêng” của riêng họ, là những điều họ chưa chịu lìa bỏ, thậm chí trong một thời gian ngắn. Sự kình chống và cạnh tranh của họ vẫn còn hiện hữu ở đấy, thậm chí ngay giữa lần chất vấn nầy.
NGƯỜI SAĐUSÊ (20.27)
“Có mấy người Sađusê, là người vẫn quyết rằng không có sự sống lại, đến gần Đức Chúa Jêsus mà hỏi….”.
Có lẽ cách dễ nhất để mô tả người Sađusê là cho rằng họ chính là đối thủ chống đối người Pharisi. Nếu một người Pharisi nói “trắng”, thì người Sađusê chắc chắn sẽ nói “đen” ngay. Sự đối ngược giữa người Pharisi và người Sađusê, theo Edersheim ít nhất, có thể thấy được trong ba lãnh vực chính: (1) quan điểm của họ về truyền thống (ít nhất là các truyền thống của người Pharisi), (2) quan điểm của họ về tính siêu nhiên, đặc biệt là sự sống lại từ kẻ chết, các thiên sứ và linh hồn, và (3) quan điểm của họ về quyền tể trị thiêng liêng và trách nhiệm của con người. Người Sađusê bị các truyền thống của người Pharisi làm cho họ tỉnh ngộ, họ từ chối quan điểm sự sống lại của kẻ chết, và sự tồn tại của cấp thiên sứ và linh hồn, và họ đã nghiêng về vai trò trách nhiệm của con người. Luca ở đây nói cho độc giả biết (như Mathiơ và Mác nói) rằng người Sađusê “vẫn quyết rằng không có sự sống lại” (câu 27). Trong Công vụ các sứ đồ 23.8, Luca cho chúng ta biết sâu xa hơn là người Sađusê không tin có thiên sứ hay linh hồn.
Geldenhuys tóm tắt những điểm khác biệt của người Sađusê bằng câu nói nầy:
Người Sađusê là tầng lớp tế lễ quý tộc giữa vòng người Do thái, qua họ đời sống chính trị của dân chúng bị kiểm soát kể từ thời Alexander Đại Đế trở đi. Họ đã cố gắng sống trong đụng chạm gần gũi với các nhà cầm quyền La mã sau năm 63 TC hầu cho họ có thể giục giã các sở thích đời thường của dân tộc họ. Kết quả cho thấy họ có rất ít sở thích về các vấn đề tôn giáo và trong nhiều phương diện họ đụng phải người Pharisi, đặc biệt khi chú ý vào sự người Pharisi gắn bó với ‘mọi truyền thống của các trưởng lão’, là những điều làm cho đời sống tôn giáo của người Do thái ra phức tạp. Theo quan điểm của họ, những gì không được “luật pháp Môise” dạy (5 sách đầu tiên của Cựu ước) đều bị người Sađusê chối bỏ giống như những đổi mới bị ngăn cấm vậy. Vì thế, như học giả Do thái Montefiore nói: “Họ sống trong trạng thái bảo thủ. Văn tự của Luật pháp đối với họ là đủ rồi; họ không muốn có các phát triển của giới rabi. Về giáo lý, cũng vậy, họ luôn chống lại sự đổi mới.… Đa phần trong các thầy tế lễ, và có nhiều nhà quí tộc và những ‘quan cai trị’, đều bị ám ảnh, tôi nghĩ thế, bởi một thứ tôn giáo hình thức và bề ngoài. Chúng ta có thể so sánh họ với phần nhiều các vị giám mục, các vua cùng các quan cai trị trong thời trung cổ” (Synoptic Gospels, phần 1, trang 102).
Trong quá khứ, tôi đã gọi người Pharisi là những tay “đảng bảo thủ” và người Sađusê là “đảng Tự do”, điều nầy gần như là sự thật vậy. Nhưng trong giới hạn của sự quyết chắc rằng tín điều được lập nền trên sự mặc khải của Kinh thánh, người Sađusê muốn “chương và câu” trong khi người Pharisi lại bằng lòng trích ra các truyền thống của họ. Cũng hãy chú ý rằng người Sađusê không được nhắc tới trong tin lành Luca cho tới thời điểm nầy, chỉ xuất hiện ở đây thôi, mà được đề cập tới 5 lần trong sách Công vụ các sứ đồ (4.1; 5.17; 23.6, 7, 8). Nếu người Pharisi là lực lượng tác động ở đàng sau sự chống đối Chúa Jêsus trước khi Ngài bị đóng đinh trên thập tự giá, bị chết, và sống lại, chính người Sađusê mới là người nắm lấy vai trò nầy sau đó, vì hiện nay vấn đề sự sống lại đã trở thành một phần cốt lõi của sứ điệp tin lành rồi.
Vấn đề chính mà Luca muốn chúng ta phải nhận ra: ấy là người Sađusê, họ đang ép Chúa Jêsus phải đưa ra một câu trả lời về sự sống lại mà bản thân họ không thực tin vào đấy. Sự giả hình của người Sađusê vì thế rất rõ ràng và không thể chối cãi được. Họ đã hỏi Chúa Jêsus về một việc mà họ không tin. Thực vậy, họ đang tìm cách để thiết lập tín điều của họ: ấy là tin nơi sự sống lại từ kẻ chết là không thực tế và phi Kinh thánh, cả hai phần.
CÂU HỎI (20.28-33)
“Thưa thầy, Môise đã truyền lại luật nầy cho chúng tôi: Nếu người kia có anh, cưới vợ rồi chết, không con, thì người phải cưới lấy vợ góa đó để nối dòng cho anh mình. Vậy, có bảy anh em. Người thứ nhứt cưới vợ, rồi chết, không con. Người thứ hai cũng lấy vợ đó, rồi đến người thứ ba; hết thảy bảy người cũng vậy, đều chết đi không có con. Rốt lại, người đờn bà cũng chết. Vậy thì đến ngày sống lại, đờn bà đó sẽ là vợ ai? vì bảy người đều đã lấy làm vợ”.
Tôi không thể nghĩ ra câu đã được đem ra hỏi ở đây là một câu nguyên thuỷ bao giờ. Không có gì phải nghi ngờ vì câu mà người Sađusê hỏi đó, đã đạt hiệu quả nhất trong khi lập ra tín điều và cách hành đạo đặc biệt của họ. Chắc chắn là chẳng có cái gì mới mẻ đối với người Pharisi, cặp mắt của họ một lần nữa đã trợn tròn lên khi họ nghe câu hỏi đó đã được đưa ra. Câu hỏi đã dựa theo một mạng lịnh có ghi lại trong luật pháp bởi Đức Chúa Trời qua Môise. Mạng lịnh được thấy có trong sách Phục truyền luật lệ ký:
“Khi anh em ruột ở chung nhau, có một người chết không con, thì vợ của người chết chớ kết đôi cùng người ngoài; anh em chồng phải đi đến cùng nàng, cưới nàng làm vợ, y theo bổn phận của anh em chồng vậy. Con đầu lòng mà nàng sanh ra sẽ nối danh cho người anh em chết, hầu cho danh của người ấy chớ tuyệt khỏi Ysơraên” (Phục truyền luật lệ ký 25.5-6).
Mục tiêu của sự ban hành điều luật nầy là để quyết chắc rằng mỗi gia đình và chi phái trong Israel cần phải được duy trì bằng cách sinh con cái. Khi người anh cả lấy vợ, nhưng qua đời trước khi có con, người em kế phải lấy người goá phụ kia làm vợ hầu cho con trai đầu lòng sẽ mang lấy danh của người lãnh đạo đã quá cố. Điều luật khác quyết chắc rằng phần kế nghiệp đất đai phải giữ mãi trong các chi phái và gia đình. Đây là một điều luật rất thực tế, được ban ra để bảo đảm cho các thế hệ trong tương lai. Một người có thể nhìn thấy tầm quan trọng của điều luật nầy khi bạn nhớ lại sự thật là Đấng Mêsi sẽ sinh ra bởi một người nữ (Sáng thế ký 3.15), từ chi phái Giuđa (Sáng thế ký 49.9-10), thuộc dòng David (II Samuên 7.8-16). Như vậy nhất định là các chi phái Israel phải được kéo dài ra, vì Đấng Mêsi sẽ ra đời từ đó.
Người Sađusê không có mục tiêu nầy trong trí khi họ kể ra câu Kinh thánh nầy. Họ đã xem câu Kinh thánh nầy như một câu minh chứng cho việc họ chối bỏ sự sống lại từ kẻ chết. Từ khi bởi điều luật nầy, Môise đã thành lập các điều khoản cho sự ghi nhớ kẻ chết trong phổ hệ gia đình của người Israel, người Sađusê dường như muốn đi tới hai kết luận. Thứ nhứt, dường như họ muốn kết luận rằng sự bất tử không do sự sống lại từ kẻ chết mà đạt được, mà bởi việc ghi nhớ luôn phổ hệ gia đình của một người Do thái qua dòng dõi của họ. Sự bất tử là sự ghi nhớ mãi danh xưng của một người qua dòng dõi của người ấy. Thứ hai, họ muốn kết luận rằng khi người em kế phải khoác lấy các bổn phận của người anh quá cố của mình, Môise đã không tin rằng người ta một ngày kia sẽ sống lại từ kẻ chết. Tại sao những điều khoản như thế cần được lập ra vì sự duy trì dòng dõi của một người nếu người ấy một ngày kia sẽ sống lại từ kẻ chết chứ?
Ở cái nhìn đầu tiên, dường như là sự bàn bạc đã có sức nặng đáng kể rồi đó. Phải chăng điều luật nầy có ý ám chỉ rằng người ta sẽ không sống lại từ kẻ chết? Người Sađusê đã nghĩ như thế, trong khi người Pharisi thì không đồng ý. Chúa Jêsus không cho quan điểm nào là sai, mà làm cho sáng tỏ hai điểm không đúng trong suy nghĩ của các đối thủ Ngài. Luca đã tóm tắt những điều nầy trong các câu 34-36 và 37-38. Chúng ta hãy xem xét tóm tắt hai điểm sai nầy của người Sađusê, theo như Chúa chúng ta đã bày ra.
CÁI SAI THEO THIÊN MỆNH (20.34-36)
“Đức Chúa Jêsus phán rằng: Con cái của đời nầy lấy vợ gả chồng; song những kẻ đã được kể đáng dự phần đời sau và đáng từ kẻ chết sống lại, thì không lấy vợ gả chồng. Bởi họ sẽ không chết được nữa, vì giống như các thiên sứ, và là con của Đức Chúa Trời, tức là con của sự sống lại”.
Chúa Jêsus là một luật gia của phong trào “kỷ nguyên mới”. Câu nói đó đã có nhiều ý nghĩa gây phức tạp hôm nay, nhưng sự thật cho thấy rằng Chúa Jêsus đang bàn về một “kỷ nguyên mới”, rất khác biệt đối với trật tự “cũ”. Người Sađusê suy nghĩ về Vương quốc theo những giới hạn của thì hiện tại, chớ không theo các giới hạn của thì tương lai. Vương quốc đối với họ (đặc biệt khi họ không tin vào sự sống lại của kẻ chết) là ngay bây giờ. Kết quả là, không có thì tương lai. Khi “Vương quốc” được suy nghĩ theo các giới hạn của thì hiện tại, nó chẳng có gì khác biệt với những điều đang hiện hữu lúc bây giờ.
Toàn bộ cuộc tranh luận của người Sađusê được khẳng định trên một văn kiện đơn giản: sự sống trong Vương quốc của Đức Chúa Trời, mọi thứ vẫn y như đang hiện có đây thôi. Kết quả là, sự thiết lập hôn nhân trong hiện tại thì người Sađusê cho là sẽ tiếp diễn trong Nước Trời. Vì thế, một người nữ đã lấy 7 anh em làm chồng sẽ lâm vào tình trạng khó xử khủng khiếp trong thiên đàng, vì nàng phải chọn sống với một người trong số đó.
Câu trả lời của Chúa Jêsus vốn thẳng thừng và gây tàn phá. Ngài nói tới hai kỷ nguyên “đời nầy” và “đời sau”, cả hai “đời” nầy rất khác biệt với nhau. Nước của Đức Chúa Trời sẽ rất khác với những gì hiện đang có đây. Sẽ không còn có sự chết nữa, sẽ không còn cảnh sanh con cái nữa, và sẽ không có lấy vợ gả chồng nữa. Vì thế, vấn đề lý thuyết mà người Sađusê đưa ra là sai sót và không hiện hữu. Sự sống lại sẽ không có gì trăn trở cho những người làm chồng làm vợ. Hôn nhân là sự kiện lúc bây giờ, chớ không phải lúc vào thiên đàng đâu.
Người ta trong đời nầy chết, và vì thế Đức Chúa Trời cần phải thổ lộ qua Môise những điều khoản để bảo tồn danh tánh của gia đình. Con người trong đời tương lai sẽ không chết, và vì thế không có nhu cần đưa ra luật lệ như thế nữa. Một trong những lý do tại sao con người sẽ không chết trong đời tương lai: ấy là thân thể họ cũng khác biệt nữa. Con người trong thì tương lai đó sẽ ra giống “như hàng thiên sứ”, không sinh cũng không tử nữa. Những điều kiện trong đời tương lai đó cũng khác biệt lắm, và vì thế người Sađusê tỏ ra dại khờ dường bao vì họ không thể thấy được những điều kiện trong hiện tại có thể tiếp tục sau khi có sự sống lại. Quan điểm như thế mới thật là chính xác. Họ không thể tiếp tục được nữa. Vậy thì chẳng có chuyện trước sau không như một đâu!
Người Israel hết thảy đều sai lầm trong việc quá chú trọng vào “luật pháp Môise” là Giao ước Môise, đến nỗi họ đã thu nhỏ lại Giao Ước với Ápraham. Họ đã thất bại không công nhận rằng Giao Ước Môise là tạm thời, bất toàn (không thể hoàn toàn được), và nhất thời thôi. Họ quá thiên về Luật pháp Môise, tôi tin như thế, vì luật ấy hiến cho họ cơ hội (hoặc họ tưởng thế) để kiếm được sự công bình trước mặt Đức Chúa Trời, trong khi giao ước mới cung ứng tự do sự công nghĩa đó, trên cơ sở đức tin như một thứ ơn của ân điển Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, những người thiên về với luật pháp không ưa ân điển, rồi vì thế họ luôn chọn lấy một hệ thống những việc làm. Những việc làm đó không nằm trong những gì Đức Chúa Trời đã ban ra trong luật pháp của Môise, mà đó là những việc do con người dựng nên. Vì lẽ đó, họ thích cái tạm thời hơn cái vĩnh viễn, cái bất toàn hơn cái hoàn toàn.
Lời lẽ của Chúa Jêsus đã cung ứng cho người Sađusê thêm lên phần nhiên liệu cho tư tưởng. Đâu là phương thức khác biệt mà “đời sau” sẽ khác với “đời nầy”? Làm sao chỉ có một số người Israel được vào trong đời sau, dự phần vào đấy (theo suy luận), và điều chi xác định một người xứng đáng được vào đấy chứ? Chúa Jêsus không đưa ra câu trả lời cho các thắc mắc nầy, nhưng Ngài thách thức khán thính giả của Ngài phải suy nghĩ về chúng. Tất cả những câu trả lời sẽ rất rõ nét, sau khi có sự đóng đinh Ngài trên thập tự giá và sự sống lại. Đối với thời điểm sắp tới đó, họ chỉ biết rằng người nào vào trong Nước Trời đã được đề cập tới như “con trẻ” — “con cái của Đức Chúa Trời” và “con cái của sự sống lại”. Vậy thì, sự sống lại là cánh cổng cho đời mới. Chắc chắn người nào chối bỏ nó sẽ không được vào trong Nước Trời.
MÔISE VÀ SỰ SỐNG LẠI CỦA KẺ CHẾT (20.37-38)
“Còn về sự kẻ chết sống lại, Môise đã cho biết trong câu chuyện về Bụi gai, khi người gọi Chúa là Đức Chúa Trời của Ápraham, Đức Chúa Trời của Ysác và Đức Chúa Trời của Giacốp. Vậy, Đức Chúa Trời không phải là Đức Chúa Trời của kẻ chết, nhưng của kẻ sống; vì ai nầy đều sống cho Ngài”.
Cái sai lầm thứ hai của người Sađusê là sự họ thừa nhận Môise đã chối bỏ lẽ đạo nói về sự sống lại của kẻ chết. Chúa Jêsus giờ đây mới chứng tỏ rằng Môise là một người tin theo sự sống lại của kẻ chết, ngược lại với tín điều của người Sađusê. Đã có một số câu Kinh thánh Cựu ước rõ ràng nói tới sự sống lại của kẻ chết, Chúa chúng ta đã đề cập tới những câu Kinh thánh đó, và các sứ đồ sẽ đề cập tới những câu Kinh thánh ấy sau khi có sự chết và sự sống lại của Chúa chúng ta (đối chiếu Công vụ các sứ đồ 2). Sau đây là hai câu rõ ràng nhất:
“Những kẻ chết của Ngài sẽ sống, những xác chết của tôi đều chổi dậy! Hỡi kẻ ở trong bụi đất, hãy thức dậy, hãy hát! Vì hột móc của Ngài như hột móc lúc hừng đông, đất sẽ buông các âm-hồn ra khỏi” (Êsai 26.19).
“Nhiều kẻ ngủ trong bụi đất sẽ thức dậy, kẻ thì để được sự sống đời đời, kẻ thì chịu sự xấu hổ nhơ nhuốc đời đời” (Đaniên 12.2).
Nếu người Sađusê sai khi suy nghĩ tới “Vương quốc” theo “các giới hạn của thì hiện tại”, họ cũng sai khi nghĩ rằng Môise không tin nơi sự sống lại. Điều nầy Chúa chúng ta đã trích dẫn từ 5 sách Ngũ Kinh, là lời thành văn của Đức Chúa Trời do tay Môise viết ra. Gần như là chưa đủ khi Chúa chúng ta minh chứng sự sống lại của kẻ chết đã được dạy dỗ trong Cựu ước; Ngài còn dự trù tỏ ra rằng Môise đã tin đúng như vậy, vì Môise là người đã hấp dẫn họ.
Luca rất cẩn thận khi thuật lại cho chúng ta nội dung của mấy câu nói nầy, do Môise viết ra bởi Đức Chúa Trời. Mấy lời nầy đến từ một tiểu đoạn trong sách Xuất Êdíptô ký mà ai cũng biết là tiểu đoạn nói về “bụi gai”. Nghĩa là, mấy lời nầy do Đức Chúa Trời phán ra với Môise từ bụi gai cháy. Cả hai lời nói đặc biệt nầy và nội dung rất quan trọng cho chúng ta về vấn đề sự sống lại của kẻ chết. Chúng ta hãy xét qua hai lời nầy một cách ngắn gọn:
Đức Chúa Trời tự xác định Ngài với Môise, và nhơn đó với Israel, là “Đấng Ta Là”, là Đức Chúa Trời đời đời. Nhưng sâu xa hơn, Đức Chúa Trời đề cập tới chính mình Ngài là Đức Chúa Trời của Ápraham, Ysác, và Giacốp, như vậy khi nói tới ba vị tộc trưởng nầy không phải là những người đã chết, mà là những người còn đang sống, bất tử. Nếu Đức Chúa Trời nói tới những người đã chết cho dù họ còn đang sống, thì điều nầy ám chỉ rằng mấy người nầy sẽ sống lại, họ sẽ sống lại từ kẻ chết. Đây là điều mà trước giả sách Hêbơrơ đã nói, không những về ba vị tộc trưởng nầy, mà còn nói tới hết thảy các thánh đồ trong thời Cựu ước nữa:
“Hết thảy những người đó đều chết trong đức tin, chưa nhận lãnh những điều hứa cho mình; chỉn trông thấy và chào mừng những điều đó từ đằng xa, xưng mình là kẻ khách và bộ hành trên đất. Những kẻ nói như thế, tỏ rõ rằng mình đương đi tìm nơi quê hương” (Hêbơrơ 11.13-14).
“Bởi đức tin, Ápraham dâng Ysác trong khi bị thử thách: người là kẻ đã nhận lãnh lời hứa, dâng con một mình, là về con đó mà Đức Chúa Trời có phán rằng: Ấy bởi TRONG YSÁC MÀ NGƯỜI SẼ CÓ MỘT DÒNG DÕI LẤY TÊN NGƯƠI MÀ KÊU. Người tự nghĩ rằng Đức Chúa Trời cũng có quyền khiến kẻ chết sống lại; cũng giống như từ trong kẻ chết mà người lại được con mình” (Hêbơrơ 11.17-19).
Vấn đề sự sống lại từ kẻ chết của người Israel không những là một lẽ thật mù mờ và không quan trọng, đã được nói tới trong Xuất Êdíptô ký 3. Trong thực tế, sự sống lại là sự đột phá của mấy câu nầy, là sự bảo đảm cho những gì trước giả Hêbơrơ đã nói tới, và sự bảo đảm ấy góp phần như một động lực cho người Israel trong việc tuân thủ các điều răn mà Đức Chúa Trời đã ban ra qua Môise trên đỉnh núi Sinai.
Bạn thấy đấy, nội dung của tiểu đoạn “bụi gai” là sự cả dân Israel xuất ra khỏi Ai cập. Đức Chúa Trời đã sai Môise đến với Pharaôn, đòi hỏi phóng thích dân sự Ngài. Hơn nữa, Đức Chúa Trời đã sai Môise đến với dân Israel, kêu gọi họ phải mau ra khỏi Ai cập. Đối với dân sự, làm theo Đức Chúa Trời truyền lịnh qua Môise là đối diện với cái chết thực sự hiển nhiên nơi tay của Pharaôn cùng quân đội của ông ta. Gần như từng mạng lịnh của Đức Chúa Trời truyền cho dân sự Ngài chỉ ra một lời đe doạ cho từng người tin thực sự nơi Ngài và nơi Lời của Ngài. Phân đoạn Kinh thánh của chúng ta cho thấy rằng mặc dù có những khó khăn dường như đang hiện hữu, những người chết sẽ sống lại, có người được hưởng phước hạnh đời đời; có nhiều người khác thì bị hình phạt đời đời. Chính bổn tánh của Đức Chúa Trời là Đấng đời đời, là Đấng Ta Là, và lời hứa giải cứu ra khỏi sự chết của Ngài đã ban cho người ta lòng tin tưởng để vâng theo sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời, thậm chí khi dường như đó là “con đường chết”, khi băng qua Biển Đỏ chắc chắn đang ở trước mặt.
Trong sách tin lành của ông, Luca đã đưa ra phần tham khảo thường xuyên nói tới sự sống lại của kẻ chết, dù trực tiếp hay gián tiếp. Simêôn, vị thánh đồ mà sách Luca cho biết rằng ông sẽ không chết cho tới sau khi ông gặp được Đấng Mêsi. Cho nên, khi nhìn thấy con trẻ Christ, ông có thể sốt sắng đối mặt với sự chết:
“Lạy Chúa, bây giờ xin Chúa cho tôi tớ Chúa được qua đời bình an, theo như lời Ngài; Vì con mắt tôi đã thấy sự cứu vớt của Ngài, mà Ngài đã sắm sửa đặng làm ánh sáng trước mặt muôn dân” (Luca 2.29-31).
Hêrốt sợ rằng Chúa Jêsus có thể là Giăng Báptít, đã sống lại từ kẻ chết (9.7-9). Chúa Jêsus dạy rằng mọi hành động của một người cần phải đặt cơ sở trên sự bảo đảm về sự sống lại của một người, là những việc có phần thưởng kèm theo vì sự vâng phục trong đời nầy:
“Song khi ngươi đãi tiệc, hãy mời những kẻ nghèo khó, tàn tật, què, đui, thì ngươi sẽ được phước, vì họ không có thể trả lại cho ngươi; đến kỳ kẻ công bình sống lại, ngươi sẽ được trả” (Luca 14.13-14).
Đức Chúa Trời là Đấng lớn hơn sự chết là Đấng bảo đảm với con người rằng hết thảy đều sẽ sống lại ra khỏi mồ mả, người thì được phần thưởng, và nhiều người khác thì bị hình phạt (Đaniên 12.2; Giăng 5.28-29). Vì cớ nầy, Chúa Jêsus dạy, Đức Chúa Trời xem mọi người đều đang sống động. Đây là lý do tại sao Chúa chúng ta nhắc tới kẻ chết chỉ như đang ngủ (Mác 5.39; Giăng 11.11-14). Sự sống lại không phải là một vấn đề nhỏ đâu! Điều nầy đã, đang là một trong những lẽ thật cơ bản của Kinh thánh. Như Phaolô có nói đến trong I Côrinhtô 15, nếu chẳng có sự sống lại thì “trong cả mọi người chúng ta là kẻ khốn nạn hơn hết” (15.19).
Như vậy có hai điểm mà người Sađusê đã sai lầm. Trong chỗ thứ nhứt, họ đã sai khi cho rằng sự sống trong tương lai, trong Vương quốc của Đức Chúa Trời, sẽ chỉ là một sự nối tiếp của cuộc sống ở đây trong đời nầy. Họ đã thất bại không đưa ra được sự phân biệt mà Thượng Đế đã sắp đặt. Sự sai lầm nầy khiến họ phải từ chối lẽ đạo nói tới sự sống lại của kẻ chết vì thật bất khả thi cho con người cứ tiếp tục sống trong thì hiện tại như họ đã bắt đầu ở trên đất. Cái sai lầm thứ hai của họ là luôn cho rằng Môise đã từ chối không trông mong sự sống lại, dựa theo sự hiểu biết chưa tới của họ đối với Luật pháp Môise, và đặc biệt đối với sự ban ra điều luật có quan hệ tới việc bảo tồn dòng dõi của người anh cả.
HÒN ĐÁ KÊU LÊN: CHÚA JÊSUS ĐƯỢC KHEN NGỢI VÌ LỜI CỦA NGÀI (20.39-40)
“Có mấy thầy thông giáo cất tiếng thưa Ngài rằng: Lạy thầy, thầy nói phải lắm. Họ không dám hỏi Ngài câu nào nữa”.
Mỉa mai thay! Mục tiêu của cấp lãnh đạo người Do thái là hạ uy tín của Chúa Jêsus bằng chính lời lẽ của Ngài, là bắt bẻ Ngài trong lời nói của Ngài. Ấy thế mà ở đây chúng ta thấy một số lãnh đạo Do thái đang ca tụng Chúa vì lời lẽ mà Ngài vừa phán ra, những câu nói đặc biệt rất khó nghe đối với một số người. Đối với tôi, đây là một phép lạ lớn lao hơn phép lạ những hòn đá đang kêu lên trong sự ca tụng Đức Chúa Trời. Câu trả lời của Ngài vốn đầy quyền năng, những đối thủ của Ngài phải lên tiếng khen ngợi Ngài. Trong khi họ rất khác biệt với Ngài ở nhiều góc cạnh, họ phải nhất trí với Ngài về sự sống lại của kẻ chết. Tuy nhiên, sự khen ngợi của người dòng Pharisi chỉ ngắn ngủi thôi, vì trong câu hỏi kế tiếp, do chính mình Chúa Jêsus dấy lên, Chúa Jêsus sẽ chỉ cho người Pharisi thấy họ chẳng hiểu Kinh thánh gì hết.
PHẦN KẾT LUẬN:
Tôi tin đã có nhiều câu hỏi đặt ra cho Chúa Jêsus trong suốt thời gian nầy (là điều tôi đã nói như “cuộc tranh cãi gay gắt”). Tại sao Luca chọn tường trình lại thắc mắc đặc biệt nầy và câu trả lời của Chúa Jêsus, khi chúng ta không nghe thấy từ phía người Sađusê trước đây trong sách Luca? Tôi tin rằng sở dĩ như thế là vì hai lý do: Thứ nhứt, người Sađusê sẽ trở thành một thế lực nổi cộm trong sách Công vụ các sứ đồ (đối chiếu Công vụ các sứ đồ 4.1; 5.17; 23.6-8). Thứ hai, vấn đề sự sống lại của kẻ chết là một vấn đề cốt lõi trong tin lành. Phaolô đã dạy rõ ràng điều nầy, như có thể thấy trong chương 15 của sách I Côrinhtô. Chúa Jêsus đã gắn sự Ngài đáng tin và tin lành của Ngài vào sự sống lại của chính Ngài (Mathiơ 12.38-40). Đức Thánh Linh sẽ sử dụng ngôi mộ trống là một bằng chứng đầy năng quyền cho sự công bình của Đức Chúa Jêsus Christ (Giăng 16.10). Tin lành của Đức Chúa Jêsus Christ đứng hay ngã đều căn cứ vào lẽ thật nói tới sự sống lại của Đấng Christ, và nhơn đó sự sống lại của tất cả mọi người. Trong phần giới thiệu người Sađusê cho chúng ta ở đây, Luca đang sửa soạn cho chúng ta nhận thấy sự xuất hiện và sinh hoạt của họ trong sách thứ hai, là sách Công vụ các sứ đồ.
Sự sống lại của kẻ chết cũng là cốt lõi vì đó là cánh cổng để vào Nước Trời trong tương lai, đó là phương tiện qua đó những lời hứa của Đức Chúa Trời được lập ra cho những người nào đã chết sẽ bước vào các ơn phước mà Đức Chúa Trời đã hứa. Hết thảy các thánh đồ trong Cựu ước đều đã chết, chưa nhận được những ơn phước mà Đức Chúa Trời đã hứa cho, nhưng bởi phương tiện sự sống lại của kẻ chết, họ sẽ nhận được (đối chiếu Hêbơrơ 11).
Cấp độ mà chúng ta tin nơi sự sống lại của kẻ chết sẽ quyết định phương thức mà chúng ta sống trong hiện tại. Nếu chúng ta dám chắc về sự sống lại của mình, chúng ta sẽ dạn dĩ đứng cho Đấng Christ, không e sợ con người, cũng không sợ sự chết. Nếu chúng ta dám chắc về đời sống trong tương lai, trong Nước Trời, chúng ta được bước vào bởi phương tiện sự sống lại, tiếp đến chúng ta sẽ nhìn xem sự sống nầy một cách rất khác biệt. Chúng ta sẽ được dạn dĩ mà chất chứa của cải trên trời, thay vì chất chứa của cải ở trên đất.
Mặt khác, cấp độ chúng ta tin một cách vâng phục đối với các điều răn của Chúa chúng ta trong đời nầy, chúng ta càng đeo bám chặt chẽ hơn mọi lời hứa của Ngài về sự sống lại của kẻ chết và sự sống đời đời. Những mạng lịnh của Chúa chúng ta “phải bán của cải chúng ta đi, mà bố thí cho người nghèo” giờ đây có thể được xem là những mệnh lệnh giàu ơn của Đức Chúa Trời, được ấn định để khơi dậy trong chúng ta một sự khát khao về thiên đàng. Hãy chú ý thể nào sự vâng phục của Phaolô đối với sự kêu gọi của ông, và ngay cả các tai vạ và nghịch cảnh của đời nầy đã khiến cho ông càng có một sự khát khao và hy vọng to lớn hơn về thiên đàng:
“Nhưng chúng tôi đựng của quí nầy trong chậu bằng đất, hầu cho tỏ quyền phép lớn dường ấy là bởi Đức Chúa Trời mà ra, chớ chẳng phải bởi chúng tôi. Chúng tôi bị ép đủ cách, những không đến cùng; bị túng thế những không ngã lòng; bị bắt bớ, nhưng không đến bỏ; bị đánh đập, nhưng không đến chết mất. Chúng tôi thường mang sự chết của Đức Chúa Jêsus trong thân thể mình, hầu cho sự sống của Đức Chúa Jêsus cũng tỏ ra trong thân thể chúng tôi. Bởi chúng tôi là kẻ sống, vì cớ Đức Chúa Jêsus mà hằng bị nộp cho sự chết, hầu cho sự sống của Đức Chúa Jêsus cũng được tỏ ra trong xác thịt hay chết của chúng tôi; vậy thì sự chết làm trong chúng tôi, còn sự sống trong anh em. Vì chúng tôi có đồng một lòng tin, y như lời Kinh Thánh rằng: Ta đã tin, cho nên ta nói, cũng vậy, chúng tôi tin, cho nên mới nói, vì biết rằng Đấng đã khiến Đức Chúa Jêsus sống lại, cũng sẽ làm cho chúng tôi sống lại với Đức Chúa Jêsus, và làm cho chúng tôi ứng hầu với anh em trước mặt Ngài. Bởi chưng mọi điều đó xảy đến vì cớ anh em, hầu cho ân điển rải ra cách dư dật, khiến sự tạ ơn nơi nhiều người hơn cũng dư dật, mà thêm vinh hiển cho Đức Chúa Trời. Vậy nên chúng ta chẳng ngã lòng, dầu người bề ngoài hư nát, nhưng người bề trong cứ đổi mới càng ngày càng hơn. Vì sự hoạn nạn nhẹ và tạm của chúng ta sanh cho chúng ta sự vinh hiển cao trọng đời đời, vô lượng, vô biên, bởi chúng ta chẳng chăm sự thấy được; vì những sự thấy được chỉ là tạm thời, mà sự không thấy được là đời đời không cùng vậy” (II Côrinhtô 4.7-18).
Đúng là dễ nhìn xem người Sađusê bằng con mắt khó chịu. Chúng ta sẽ nghĩ, thật dại dột làm sao, vì họ từ chối lẽ đạo nói tới sự sống lại của kẻ chết, khi lẽ đạo nầy đã được dạy rất rõ ràng trong Kinh thánh. Thật là không may cho họ khi yêu thích thế giới tội ác hiện tại nầy nhiều đến nỗi họ không muốn biết điều chi chắc chắn sẽ xảy đến. Nhưng cho phép tôi hỏi bạn nhé, như tôi đã tự hỏi mình, chúng ta tin tưởng vào sự sống lại của kẻ chết có nhiều không? Tính chắc chắn của sự chúng ta được sống lại, và tính chắc thật của Nước Trời hầu đến, chạm đến đời sống hiện tại của chúng ta ở mức độ nào?
Khi tôi còn là thiếu niên ở tuổi 16, tôi thường sợ rằng Chúa sẽ đến trước khi tôi lấy bằng lái xe hơi. Giờ đây cái sợ đó đối với tôi thật dại dột làm sao, ấy thế mà tôi vẫn có nhiều điều mong muốn cho tương lai, và tôi chưa khao khát về thiên đàng như tôi đáng phải có. Không giống như người Sađusê, ít nhất họ cũng thành thực đủ để nhìn nhận mình đã chối bỏ sự sống lại và sự sống trong tương lai, tôi đang bám vào niềm tin đó. Nhưng cung cách sống của tôi và mọi giá trị của tôi để lộ ra tôi thiếu đức tin trong lãnh vực nầy. Chúng ta thực sự giống với người Sađusê dường bao! Chúng ta cần phải “được phước trong đời nầy” đến nỗi chúng ta gạt qua một bên mọi tư tưởng về đời hầu đến. Nguyện Đức Chúa Trời ưng ban cho chúng ta một sự chắc thật về sự sống lại, và một tấm lòng khát khao về thiên đàng đến nỗi làm đảo lộn phương thức mà những người chưa tin Chúa đang sinh sống trong đó.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét