Thứ Ba, 18 tháng 5, 2010

Luca 5.27-39: "VỀ VIỆC ĂN, UỐNG, VÀ SỐNG VUI SƯỚNG"



Phần giới thiệu
Cấu trúc của phân đoạn Kinh Thánh
Nội dung của phân đoạn Kinh Thánh
Tiếp cận của chúng ta
Lêvi thôi việc (5.27-28)
Buổi tiệc chiêu đãi của Lêvi: Hãy xem ai đến với buổi tiệc (5.29-32)
Tại sao các môn đồ của Chúa Jêsus không kiêng ăn (5.33-39)
Phần kết luận
BÀI 17
VỀ VIỆC ĂN, UỐNG, VÀ SỐNG VUI SƯỚNG
(Luca 5.27-39)
Phần giới thiệu
Tuần lễ nầy, tôi có xem qua quyển sách có đề tựa là Bảy Ưu Điểm. Tác giả của quyển sách là Gerald Mann, một nhà truyền đạo Báptít. Ngay ở đầu quyển sách của ông, Mann nói về kinh nghiệm ở một Hội thánh Báptít địa phương nhỏ đã làm cho ông phải nín chịu Hội thánh trong nhiều năm trời. Mann viết:
Lần đầu tiên tôi gặp một nhà truyền đạo Báptít, ông đã hỏi tôi ba câu, ông đặt bàn tay trên vai tôi rồi nói: “Jerry, anh bị hư mất, và họ cũng thế”. Tôi khởi sự đến nhóm lại với Hội thánh thật đều đặn. Tôi không biết “hư mất” có nghĩa gì, nhưng ông đã nói ra điều đó với vẻ nghiêm trang và tôi dám chắc mình bị hư mất giống như ông đã nói vậy.
Vào mùa xuân năm tôi được 13 tuổi, những người Báptít “khó mà cầu nguyện cho linh hồn tôi”, như họ thường nói cho tôi biết. Có một nhà truyền đạo đến tại thị trấn mở ra những buổi thờ phượng phục hưng, và theo họ, thì đấy là cơ hội cuối cùng để tôi được cứu. Những lời cảnh cáo đáng ngại đó đã không làm cho tôi hoảng sợ. Tôi nghĩ Đức Chúa Trời không phải là loại đáng sợ như thế.
Tuy nhiên, tôi đã đến nhóm buổi thờ phượng phục hưng đó, vì nhà truyền đạo là một tay du đảng khét tiếng, trước kia hắn đã định đâm anh của tôi. Tôi lấy làm lạ lắng nghe và nhìn thấy một người xưng mình đã trở lại đạo từ mặt trái tồi tệ của cuộc sống.
Tay du đảng một thời giờ đây đã trở thành một người rao giảng Kinh Thánh quả là một việc đáng để nhìn ngắm đây! Hắn ta mặc áo trắng đỏ – bộ com lê trắng với cổ tay và ve áo màu đỏ, đôi giày màu trắng đỏ. Thậm chí quyển Kinh Thánh hắn cầm cũng mang hai màu trắng đỏ.
Bài giảng của hắn là một câu chuyện gây xúc động mạnh kể về cuộc đời của hắn trước kia khi còn sống “bụi đời”. Hắn phác hoạ ra những bối cảnh thật sinh động, những trận đánh nhau của băng nhóm, mua bán hêrôin, và những lần quan hệ tình dục với những mỹ nhân ngư phóng đảng. Suy cho cùng chuyện liều mạng nhất trong thị trấn của chúng tôi đang đóng vai các quân cờ đôminô ở phòng khách của cửa hàng, người ta có thể tưởng tượng chúng tôi lứa tuổi thiếu niên bị lôi cuốn là dường nào! Đây là Mickey Spillance nhãi nhép đang huênh hoang! Và trong sự kích thích, chúng tôi chẳng quên một lời nào.
Rồi hắn nói cho chúng tôi biết thể nào Chúa Jêsus đã đến giữa nơi rác rưởi ấy, và cất hắn ta ra khỏi đó. Tôi dám chắc rằng hắn không có ý muốn nói như thế, nghe như thể Chúa Jêsus đã tước mất đi một đời sống nhiều kích thích vậy. Sứ điệp của hắn có ngụ ý nói đến một trong những câu chuyện của tạp chí True Confression: “Tôi đã đắm mình trong một thế giới của rượu chè, ma tuý, và tình dục. Và nầy, cậu bé kia, chuyện ấy có hay không?!? Nhưng tôi kể lại câu chuyện của tôi cốt ý để giữ cho cậu đừng phạm phải những lầm lỗi đầy những trò khỉ ấy đấy nhé!”
Câu chuyện hấp dẫn đến nỗi tôi lấy làm tiếc sao hắn trở lại đạo sớm như thế. Tôi muốn nghe thêm một tí nữa!
Rồi nhà truyền đạo cầm lấy chiếc micro và khởi sự đi xuống các bậc thang, trong khi bài hát kêu gọi cứ vang lên. Trong nháy mắt, tôi nhận ra hắn đang đi thẳng về hướng tôi (Sau nầy, tôi mới hay rằng có ai đó đã “chỉ” tôi như một người có khả năng trở lại đạo).
Hắn dừng lại trước mặt tôi rồi nói với một giọng oang oang: “Cậu có muốn đi Địa Ngục không?” Tôi thấy mình đâm sợ hãi, giận dữ và bối rối. Tôi bước ra khỏi hàng ghế, chạy nhanh ra ngoài, và chạy qua hai khu phố rồi mới quay đầu ngó lại.
Gerald Mann mô tả thái độ đối với tội lỗi và hạng tội nhân, một việc rất thường thấy có nơi các Cơ đốc nhân, và đấy là lý do cho người vô tín chối bỏ tin lành. Có một nhận thức rất phổ thông: ấy là trong khi người vô tín đang say mê thú vui của họ, thời điểm đau khổ của họ – và thì giờ phước hạnh của chúng ta – sẽ đến. Vì cớ ấy chúng ta thường kể việc mua bán rượu bia theo một cách thức phê phán. Chỉ có khi nào quý vị thử đi một vòng phố, thì quý vị sẽ nắm bắt được hết sự khoái trá mà đích thân quý vị lãnh hội được. Bản dịch “King James” nói về sự thể nầy như sau: “Hãy ăn, uống và sống vui sướng đi, vì ngày mai chúng ta sẽ chết”.
Khi nói tới vấn đề ăn, uống, và sống vui sướng, thì Kinh Thánh nói chung chung thôi, còn Chúa Jêsus, đặc biệt Ngài xét đoán tư tưởng. Nếu đây là suy nghĩ của quý vị, vì quý vị đang ở trong đó thay vì là nghiên cứu, và vấn đề ăn, uống, sống vui sướng đúng chính xác là những điều mà người Pharisi đề xuất với Chúa Jêsus cùng các môn đồ Ngài. Các rắc rối là đây: Chúa Jêsus là hạng người ăn, uống, và sống vui sướng, còn người Pharisi thì không bằng lòng trước sự kiện ấy. Sẽ thế nào khi Chúa Jêsus cứ ăn, uống và sống vui sướng, trong khi có nhiều Cơ đốc nhân lại không chấp nhận như thế? Thật là phấn khởi khi “mối căng thẳng trong phân đoạn Kinh Thánh” nầy sẽ giữ sự lưu ý của quý vị lâu đủ để quý vị tiếp thu một số bài học quan trọng từ phân đoạn Kinh Thánh nầy.
Cấu trúc của phân đoạn Kinh Thánh
Phân đoạn Kinh Thánh của chúng ta trong sách Luca có hai phần Kinh Thánh tương ứng, một ở Mathiơ 9.9-17 và phần kia ở Mác 2.13-22. Mỗi phân đoạn nầy có phần đóng góp riêng biệt của nó. Phần đóng góp đặc biệt của mỗi phân đoạn được tóm tắt ngắn gọn dưới đây, để cho quý vị tiện việc tra xét và nghiên cứu. Mathiơ: Phần nầy nói tới sự kêu gọi của riêng ông, sử dụng tên Mathiơ (9.9), hơn là tên Lêvi (Mác & Luca). Đặc biệt trưng dẫn Chúa Jêsus như đang phán: “Vì ta ưa sự nhân từ mà không ưa của lễ, ưa sự nhìn biết Đức Chúa Trời hơn là ưa của lễ thiêu” (Ôsê 6.6). Các môn đồ của Giăng hỏi han về sự kiêng ăn. Mác: Có nhiều người thâu thuế và kẻ có tội đi theo Chúa Jêsus (2.15). Cả môn đồ của Giăng và người Pharisi đều hỏi về sự kiêng ăn. Luca: Lêvi lìa bỏ mọi sự và theo Ngài, Lêvi dọn tiệc (Mathiơ & Luca chỉ nói Chúa Jêsus dự một bữa ăn trong một ngôi nhà mà thôi). Mathiơ & Mác nói: “những người thâu thuế và kẻ có tội”. Luca nói: “nhiều người thâu thuế và kẻ khác”. Người Pharisi lằm bằm về Chúa Jêsus và tội nhân (họ lấy làm bực mình, chớ không phải chỉ có tò mò thôi). Mathiơ và Mác hỏi các môn đồ tại sao Chúa Jêsus lại ăn uống với những kẻ có tội, Luca đã ghi “các ngươi” [các môn đồ] tại sao họ ăn uống với kẻ phạm tội. Luca nhấn mạnh sự bất lợi đối với miếng áo mới, khi đem vá áo cũ. Luca chỉ nói tới những người đã nếm rượu cũ thấy ngon hơn rượu mới [giống như “tôn giáo thời xưa”]. Phân đoạn Kinh Thánh trong sách Luca được chia ra như sau:
Các câu 27-28: Sự thôi việc của Lêvi.
Các câu 29-32: Tiệc chiêu đãi của Lêvi: Hãy xem ai đến dự tiệc!
Các câu 33-39: Dự tiệc hay kiêng ăn: Tại sao môn đồ của Chúa Jêsus không kiêng ăn?
Nội dung của phân đoạn Kinh Thánh
Chức vụ công khai của Chúa chúng ta đã bắt đầu từ chương 4. Chức vụ ấy “nổ đùng một cái” với sứ điệp và phép lạ kỳ diệu của Chúa Jêsus được ai nấy nhiệt liệt hoan nghênh, nhưng sự hoan nghênh đó không kéo dài lâu. Thí dụ thứ nhất trong sự giảng dạy của Chúa Jêsus đã được Luca ghi lại (dù đã một năm bước vào chức vụ công khai) thể hiện tại nhà hội thành Naxarét, nơi Chúa Jêsus đã lớn lên. Khi đọc Êsai 61, Chúa Jêsus chỉ ra rằng Ngài đến để làm ứng nghiệm lời tiên tri nầy. Dân chúng rất thích nghe sự nầy, cho tới khi Chúa Jêsus chỉ ra rằng sự Ngài đến cũng để đem phước hạnh tới cho dân Ngoại nữa, điều nầy đưa tới phản ứng muốn giết người từ phía dân chúng. Tuy nhiên, ở các nơi khác, Chúa Jêsus đã được nhiều đoàn dân đông hoan nghênh và tìm kiếm.
Luca đang chuẩn bị cho độc giả thấy rõ sự chối bỏ Chúa Jêsus của cấp lãnh đạo quốc gia. Nếu có nhiều đoàn dân đông hoan nghênh Chúa Jêsus, người Pharisi và những thầy thông giáo lại tỏ ra nghi ngờ, rồi chỉ trích, phê phán, và kế đó họ trở thành những đối thủ công khai, họ tìm kiếm cơ hội để tố giác Ngài và cũng kiếm cách để tiêu diệt Ngài.
Người Pharisi đã được giới thiệu đầu tiên ở chương 5, lúc người đau bại được chữa lành, ông ta được dòng xuống từ mái nhà, trong ngôi nhà đó Chúa Jêsus đang giảng dạy (các câu 16-26). Khi Chúa Jêsus đang nói cho người bại biết tội lỗi mình được tha, người Pharisi đã phản ứng ngay, họ lý lẽ rằng (đúng như thế) chỉ có Đức Chúa Trời mới có quyền tha tội. Họ không thể chối bỏ sự chữa lành của người đau bại, song họ lại không bằng lòng công nhận Chúa Jêsus là Đức Chúa Trời. Sự kêu gọi Mathiơ và bàn tiệc tại đó Chúa Jêsus cùng “những kẻ có tội” đang ngồi chung với nhau là một trường hợp khác trong đó lỗ hổng giữa Chúa Jêsus và người Pharisi được cơi cho rộng ra thêm. Phân đoạn nầy của sách tin lành Luca, ghi lại phản ứng của người Pharisi đối với tiệc “ăn và uống” của Chúa Jêsus cùng các môn đồ Ngài, cho chúng ta biết về một trong những vấn đề cơ bản đã đặt Ngài cùng các nhà lãnh đạo tôn giáo vào mối bất hoà.
Phần tiếp cận của chúng ta
Phần tiếp cận bài học của chúng ta sẽ là sự xem xét cách cẩn thận mọi hành động và sự kết giao của Chúa chúng ta. Chúng ta cũng tìm cách hiểu cho rõ các thắc mắc mà người Pharisi đưa ra, trong phản ứng trước mọi hành động và sự kết giao của Chúa chúng ta. Kế đó chúng ta sẽ cẩn thận tra xét phản ứng của Chúa chúng ta trước những thắc mắc nầy. Sau cùng, chúng ta sẽ tìm cách nghiên cứu xem có những điều nào trong thế kỷ 20 tương ứng với sự suy nghĩ của người Pharisi, cũng như xác định xem có nguyên tắc nào sẽ dẫn dắt và cai quản chúng ta trong đời sống thuộc linh của chúng ta.
Sự thôi việc của Lêvi (5.27-28)
Lêvi, được biết rõ ở đây và trong sách Mác (2.4) bằng tên nầy, nhưng ở chỗ khác thì được nói tới là Mathiơ (đối chiếu Mathiơ 9.9; 10.3; Mác 3.18; Luca 6.15), ông là một người thu thuế. Chúng ta biết từ Tân ước rằng bất cứ ai là một nhân viên thu thuế, người đó là một người chẳng được lòng dân, đồng nghĩa với “tội nhân” và về mặt xã hội họ ngang hàng với kẻ ham ăn, kẻ say sưa, và phường đĩ điếm. Đây là bậc chót hết trong chiếc thang xã hội của người Do thái. Người ta sẽ không tìm đâu ra chỗ thấp kém hơn nữa.
Có một số loại nhân viên thu thuế trong thời buổi đó, như Shepherd nói cho chúng ta biết: Lêvi là một nhân viên quan thuế. Kinh Talmud phân biệt giữa người thu thuế và nhân viên quan thuế. Thuế Gabbai gắn những thứ thuế thu nhập và ruộng đất vào loại thuế ưu tiên một: Thuế Mockhes, thuế xuất nhập khẩu, phí cầu đường, hải cảng, thuế buôn bán, và một số các thứ thuế khác, có nhiều sự lạm dụng và đút lót. Chính từ ngữ Mockhes bị kết với quan niệm áp bức và bất công. Các thứ thuế trong xứ Giuđê do người thu đánh thuế, họ là người Do thái, rồi vì cớ ấy bị thù ghét càng thêm như những nhân viên trực tiếp của người Lamã tà giáo nhiều quyền lực. Lêvi đã nắm lấy một địa vị đáng ghét của người thu thuế thuộc loại tệ hại nhất – một tên Mockhes, chính tên nầy đã đứng trong cơ quan thuế vụ của người Lamã đặt trên đại lộ nối Damascus và Ptolemais, và kế cận vùng biển có nhiều tàu thuyền lưu thông giữa hai lãnh địa của Antipas và Philip. Danh xưng “người thu thuế” được ứng dụng cho các quan chức nầy, được rút ra từ chữ Latinh publicanus – một người nắm giữ chức vụ thu thuế công khai. Người Do thái ghét cay ghét đắng những tay thu thuế nầy, không những về sự họ thường hay lạm dụng và có tinh thần bạo ngược, mà còn vì chính những thứ thuế mà họ buộc phải thu lấy bởi chính quyền Lamã là một biểu hiện của tình trạng nô lệ và là một sự nhắc nhớ liên tục Đức Chúa Trời đã quên dân sự Ngài cùng xứ sở mặc dù có sự trông cậy về Đấng Mêsi, được thấy nơi những lời hứa của các vị tiên tri thời xa xưa. Những người thu thuế được xếp vào cùng hạng với phường đĩ điếm, những kẻ cho vay nặng lãi, hạng cờ bạc, trộm cướp, và những kẻ chăn bất lương, họ sống những đời sống bất chấp, chẳng có luật lệ gì hết. Họ là “hạng ăn cướp có môn bài” và là “loài thú dữ trong lốt loài người”.
Theo các rabi, chẳng có một hy vọng gì cho một người giống như Lêvi. Ông ta bị khai trừ ra khỏi mối thông công trong tôn giáo. Tiền bạc của ông ta bị xem là bẩn thỉu và làm ô uế bất kỳ ai cầm lấy chúng. Ông ta không thể dự phần như một chứng nhân được. Các rabi chẳng có một lời nâng đỡ nào cho người thu thuế, vì họ quyết rằng ông ta do sự tuân giữ theo bề ngoài đối với luật pháp sẽ được xưng công bình trước mặt Đức Chúa Trời.
Luca vốn không ưa hạng người thu thuế, họ định mức thuế để trục lợi. Một người có thể nào đã sống ngay trên bờ biển Galilê gần Cabênaum lại có thể hình dung thấy Lêvi rất thường đến nghe Chúa Jêsus giảng dạy, và Chúa chúng ta rất biết rõ ông ấy, cũng như các môn đồ Phierơ, Giacơ và Giăng vậy.
Chúng ta biết rõ địa vị của người thu thuế, giống như hầu hết các thứ việc làm gian lận để kiếm chác, chắc chắn có đôi chút mờ ám trong đó. Luca đã cho độc giả của ông biết về một trong những thứ mờ ám mà nhiều tay thu thuế đã phạm phải khi ông ghi ra những lời của Giăng Báptít nói cùng những người thu thuế chạy đến với ông để chịu phép báptêm:
“Cũng có những người thâu thuế đến để chịu phép báp-tem; họ hỏi rằng: Thưa thầy, chúng tôi phải làm gì? Người nói rằng: Đừng đòi chi ngoài số luật định” (Luca 3.12-13).
Vì thế, chúng ta biết rõ có nhiều tay thu thuế đã phạm tội lạm dụng chức quyền của họ bằng cách sử dụng quyền lực của địa vị để đưa ra những thứ thuế quá mức và trục lợi qua các việc làm mờ ám của họ. Chính Luca về sau nói cho chúng ta biết một trường hợp kẻ thu thuế đầy tội lỗi biết ăn năn và làm sự bồi thường vì mọi sai trái của mình (Xachê, đối chiếu Luca 19.1-10). Thắc mắc ở đây là: “Có phải Mathiơ là một tay thu thuế mánh mun như thế không?” Tôi nghĩ chẳng có một chứng cớ nào cho thấy ông sai trái hết. Mathiơ, khi theo Chúa Jêsus, không có một động tác nào về sự bồi thường cả, giống như Xachê đã làm. Tôi tin lý do nầy: Mathiơ là một nhân viên thu thuế lương thiện. Chúa Jêsus không gọi một kẻ lừa đảo đi theo Ngài, với hy vọng địa vị môn đồ sẽ tu chỉnh mọi đường lối của người ấy. Chúa Jêsus xem Mathiơ là một con người có ý thức, tính nết ông xứng đáng và được tán thưởng. Quan điểm của người Pharisi, họ cho rằng hết thảy những tay thu thuế đều mánh mun, là “tội nhân”, đều sai lầm, và tôi tin Mathiơ chính là một trường hợp họ đánh giá không đúng.
Theo ý của tôi, thì hạng người thu thuế đã bị thù ghét, không những vì họ đã lạm dụng chức vụ, mà còn vì mọi điều họ tiêu biểu cho nữa. Những tay thu thuế là một nhắc nhớ đau khổ cho sự thật Ysơraên không phải là một dân được tự do, mà đang là đối tượng cho sự cai trị và uy quyền của người Lamã. Nếu người Pharisi đã suy nghĩ về vấn đề nầy, họ dư biết rằng chính sự hiện diện của hạng người thu thuế là một sự nhắc nhớ đến tội lỗi của Ysơraên, vì quyền quản trị của dân Ngoại, dưới Giao ước của Môise, là một trong những hậu quả của sự bất tuân Luật pháp của Môise. Đây chắc chắn là một bản cáo trạng nghịch lại “những thầy thông giáo”, họ vốn chống báng hạng người thu thuế. Các tiên tri trong Cựu ước thường ghép chức năng lãnh đạo dân Ysơraên cho việc tạo ra một sự đóng góp vào tội lỗi của xứ sở.
Và vì thế Chúa Jêsus mới đi ngang qua văn phòng thuế vụ của Lêvi rồi mời ông đi theo như một môn đồ. Chỉ một mình Luca nói cho chúng ta biết Lêvi, cũng như những ngư phủ (Phierơ và Anh rê, Giacơ và Giăng) ngay lúc bắt đầu chương sách, đã bỏ hết mọi sự mà đi theo Chúa. Tính cách ngắn gọn của câu chuyện đóng vai trò nhấn mạnh sự thay đổi tức thời, nó xảy ra mau chóng và rất quyết định.
Buổi tiệc chiêu đãi của Lêvi: Hãy xem ai đến với buổi tiệc (5.29-32)
Chỉ một mình Luca nói cho chúng ta biết bữa ăn mà Chúa Jêsus đến dự là một bữa tiệc chiêu đãi do Lêvi dọn ra. Sau khi đã rời bỏ mọi sự, một người nghĩ rằng Lêvi sẽ tổ chức một buổi nhóm lại, hơn là một bữa tiệc chiêu đãi. Về mặt ngoài, đó là một việc phung phí, được tổ chức trong một ngôi nhà rộng lớn và đáng yêu. Không nghi ngờ chi nữa Lêvi là một con người làm ăn lương thiện, mặc dù không thực hành những điều xấu giống như các bạn đồng sự của mình.
Tôi có thể hình dung ra một trong những đồng sự của Lêvi về đến nhà sau một ngày làm việc nhọc nhằn, đã hỏi vợ ông không biết sao ngày hôm nay lại vui vẻ thế. Rồi vợ ông cho ông hay mới nhận được thư mời. Bà cho ông xem lá thư mời đến dự tiệc ở nhà của Lêvi. Thư mời giải thích rằng buổi chiêu đãi là tiệc kỷ niệm ông thôi việc để đi theo Chúa Jêsus người Naxarét. Lời mời cũng tỏ ra rằng Chúa Jêsus sẽ có mặt tại bữa tiệc nữa.
Chúa chúng ta không những có mặt tại bàn tiệc, Ngài còn là nhân vật trọng tâm nữa, là sự hấp dẫn chính, là tiêu điểm của sự chú ý. Mỗi dấu hiệu đều cho thấy Chúa Jêsus là một phần chủ yếu trong bữa tiệc. Theo ý kiến riêng của tôi thì bữa chiêu đãi nầy cũng có rượu, giống như tiệc cưới tại xứ Cana vậy. Cũng theo ý của tôi, Chúa Jêsus đang cầm một chén rượu và đã uống giống như nhiều người khác:
“Ăn và uống” trong phân đoạn Kinh Thánh của chúng ta, là vấn đề chính. “Uống”, ở đây, như ở chỗ khác, có ý nghĩa của việc uống rượu, chớ không phải chỉ có uống nước lạnh hay uống nước nho đâu. Chúa Jêsus phán:
“Vả, Giăng Báp-tít đã đến, không ăn bánh, không uống rượu; thì các ngươi nói rằng: Người mắc quỉ dữ. Con người đến, ăn và uống, thì các ngươi nói rằng: Ấy đó là người ham ăn mê uống, bạn với người thâu thuế và kẻ có tội” (Luca 7.33-34).
Giăng rõ ràng đã ăn, song chỉ là một thực đơn bất thường gồm các thức ăn trong đồng vắng (châu chấu và mật ong rừng – Mathiơ 3.4). Giăng cũng có uống nữa, song không phải rượu (đối chiếu Luca 1.15). Chỉ đơn giản như thế, Giăng đã không uống rượu, còn Chúa Jêsus thì đã uống, và vì thế Ngài bị cáo giác là một kẻ “ham ăn mê uống”. Chúa Jêsus và “những kẻ có tội” đều có mặt ở đó, đang vui sướng, thưởng thức tại bữa tiệc chiêu đãi của Lêvi.
Còn người dòng Pharisi thì không phải như vậy đâu! Ngược lại với sự vui mừng của mọi người kia, người Pharisi, chỉ một mình Luca thuật lại cho chúng ta biết họ đã lằm bằm (câu 30). Có người nghĩ rằng người dòng Pharisi đã phá tan bữa tiệc nầy. Tôi không nghĩ như vậy. Chúa Jêsus không phải là người đứng ngăn chặn bất kỳ ai, và tôi e Lêvi cũng vậy. Đôi lúc trong tin lành của Luca, Chúa Jêsus được mô tả đang ăn uống trong nhà của một người Pharisi (7.36; 11.37; 14.1). Người dòng Pharisi đã có mặt tại đó là do có thư mời, tôi tin như thế, nhưng họ không ngồi vào bàn tiệc. Khi tôi đọc các truyện tích tin lành nói về buổi chiêu đãi nầy, tôi mường tượng họ đang đứng ở một bên, với nét gắt gỏng trên gương mặt, đổ hết thức ăn và thức uống xuống đất, họ đứng quan sát với thái độ phê phán, họ chờ cơ hội để tìm cho ra lỗi lầm.
Thực khách tại bàn tiệc chính là nguyên nhân gây cho người dòng Pharisi phải sửng sốt. Luca nói cho chúng ta biết thực khách gồm “nhiều người thâu thuế và kẻ khác” (câu 29). Điều nầy có khác biệt với Mathiơ và Mác, họ xác định thực khách là “nhiều người thâu thuế và kẻ xấu nết” (Mathiơ 9.10; Mác 2.15). Sự thật là Lêvi đã mời những người thâu thuế đến, ông là một người thâu thuế, chẳng cần phải lý giải thêm gì ở chỗ nầy. Sau hết, Lêvi sẽ mời ai trừ ra mời những người đồng nghiệp của mình, hạng người đồng đẳng với ông trong xã hội, cùng các bạn đồng sự trong thế giới việc làm? Điều nầy thật đã giải thích rất nhiều, nhưng Mác còn đưa ra một lời bình quan trọng rằng có nhiều người thâu thuế và kẻ có tội tại bữa tiệc đều là môn đồ của Chúa Jêsus (Mác 2.15). Điều nầy có ý nói rằng trong khi Lêvi đã mời một số người chưa từng gặp Chúa Jêsus (một bữa tiệc truyền giảng tin lành), có nhiều người ông đã mời rất quen thuộc với ông, và vì thế có thể dễ dàng bước vào niềm vui của Lêvi khi đi theo Chúa.
Phe thầy thông giáo và người dòng Pharisi (không phải hết thảy các thầy thông giáo đều là người Pharisi cả đâu) vốn đau buồn lắm bởi sự thật Chúa Jêsus đang hội hiệp với những kẻ chẳng ra gì. Ăn và uống là việc mà một người Do thái “xứng đáng” hay làm với “hạng người xứng đáng” và không hề làm với “kẻ có tội”.
Áng văn trong kinh Talmud có tên là Berakoth (43) nói rõ rằng các môn đệ của thầy thông giáo không có một quan hệ cùng bàn nào với ‘Am-ha‘arets (“dân bản xứ”, hạng người không biết hay không tuân giữ luật pháp). Vì thế, người dòng Pharisi đồng quy cho các môn đồ của Chúa Jêsus thắc mắc nầy: “Sao các ngươi ăn uống với người thâu thuế và kẻ phạm tội” (Luca 5.30).
Luca cẩn thận tránh né việc gọi thực khách tại buổi chiêu đãi nầy là “kẻ có tội”, nhưng người dòng Pharisi không ngần ngại sử dụng nhãn hiệu nầy. Có một sự uốn lưỡi nơi người dòng Pharisi khi từ ngữ “tội nhân” được người Pharisi nói ra.
Tại sao? Vấn đề mấu chốt xoay quanh sự xác định hai từ ngữ “tội nhân” và “công bình”. Những từ nầy vốn có những phần định nghĩa khác nhau trong phân đoạn Kinh Thánh của chúng ta, thứ nhất, phần định nghĩa của người dòng Pharisi, thứ hai, phần định nghĩa của Chúa Jêsus.
Phần định nghĩa giữa xác định của người dòng Pharisi về hai từ ngữ nầy và xác định của Chúa Jêsus có thể thấy rõ nhất từ câu chuyện mà Chúa chúng ta đã thuật lại về sau trong tin lành Luca: Tin lành của Luca bày tỏ ra một sự phát triển rất thú vị về cách định nghĩa một tội nhân: Quan điểm của người dòng Pharisi: Chúa Jêsus kết giao với hạng tội nhân (Luca 5.31-32). Chúa Jêsus là “bạn hữu” của hạng tội nhân (Luca 7.34). Chúa Jêsus “tiếp” hạng tội nhân (Luca 15.2). Chúa Jêsus là một “tội nhân”, xứng đáng chịu chết (Luca 22.70-71) (đối chiếu Giăng 9.16, 24). Định nghĩa của Chúa Jêsus về tội nhân: tội nhân không được vạch mặt (Luca 5.32; 6.32-34). Tội nhân không bị hạn chế với những người chịu khổ (Luca 13.1-5). Tội nhân gồm cả người tự xưng công bình (Luca 18.10-14). Tội nhân là những kẻ xét đoán Đấng Christ (đối chiếu Mathiơ 26.45; Mác 14.41).
“Ngài lại phán thí dụ nầy về kẻ cậy mình là người công bình và khinh dể kẻ khác: Có hai người lên đền thờ cầu nguyện: một người Pha-ri-si và một người thâu thuế. Người Pha-ri-si đứng cầu nguyện thầm như vầy: Lạy Đức Chúa Trời, tôi tạ ơn Ngài, vì tôi không phải như người khác, tham lam, bất nghĩa, gian dâm, cũng không phải như người thâu thuế nầy. Tôi kiêng ăn một tuần lễ hai lần, và nộp một phần mười về mọi món lợi của tôi. Người thâu thuế đứng xa xa, không dám ngước mắt lên trời, đấm ngực mà rằng: Lạy Đức Chúa Trời, xin thương xót lấy tôi, vì tôi là kẻ có tội! Ta nói cùng các ngươi, người nầy trở về nhà mình, được xưng công bình hơn người kia; vì ai tự nhắc mình lên sẽ phải hạ xuống, ai tự hạ mình xuống sẽ được nhắc lên” (Luca 18.9-14).
Đối với người Pharisi, người “công bình” phải tẻ tách ra khỏi “kẻ có tội” theo đánh giá của con người. Người “công bình” nắm giữ những địa vị trong xã hội và trong chủng tộc, còn kẻ có tội thì không. Người “công bình” thì sống tốt đẹp hơn “kẻ có tội”, theo quan điểm của người dòng Pharisi. Người “công bình” sống thánh khiết vì họ noi theo luật pháp, họ làm những việc phải lẽ, họ tuân giữ luật pháp Môise, y như họ đã lý giải luật pháp ấy. Người “công bình” cũng được xưng công bình trong việc xem khinh “kẻ có tội” và trong việc cách biệt với hạng tội nhân.
Cái nổi tiếng của người dòng Pharisi là “sự phân rẽ” của họ đối với tội lỗi và “kẻ có tội”. Họ tự xem mình là thánh khiết vì những điều họ không chịu làm, nơi họ không chịu tới, và vì những kẻ mà họ không chịu giao tiếp với. Hệ thống của họ gặp phải một cú choáng vì Chúa Jêsus đã bước vào bối cảnh, Ngài thực sự làm ra mọi sự đối ngược lại với những gì họ đã làm, và đồng thời tự xưng mình là Đức Chúa Trời. Người dòng Pharisi có mặt tại buổi chiêu đãi do Lêvi đứng dọn quả là một việc hạ mình. Không nghi ngờ chi nữa, họ có mặt chỉ vì họ sợ Chúa Jêsus cứ sinh hoạt mà chẳng có ai giám sát, không ai ngăn trở, không ai kiểm tra.
Câu trả lời của Chúa Jêsus phản ảnh sự khác biệt giữa tấm lòng của Đức Chúa Trời và tấm lòng của người dòng Pharisi: “Không phải người khỏe mạnh cần thầy thuốc, song là người đau ốm. Ta không phải đến gọi kẻ công bình hối cải, song gọi kẻ có tội” (Luca 5.31b-32).
Chúa Jêsus đã nói rõ ràng từ lúc ban đầu rằng Ngài đã đến để giúp đỡ cho những ai có cần. Sứ điệp của Ngài nói tới sự ăn năn, giống như sứ điệp của Giăng, nhắm thẳng vào hạng tội nhân. Rốt lại, có phải “người công bình” cần ăn năn không?
Có hai nguyên tắc quan trọng tiềm ẩn trong lời lẽ của Chúa chúng ta, các nguyên tắc mà chúng ta cần phải nắm lấy và ứng dụng.
NGUYÊN TẮC MỘT: MUỐN TRỞ NÊN GIỐNG NHƯ ĐỨC CHÚA TRỜI, CON NGƯỜI PHẢI BIẾT THƯƠNG XÓT, VÀ MUỐN ĐƯỢC THƯƠNG XÓT CON NGƯỜI PHẢI BIẾT THƯƠNG XÓT TỘI NHÂN, HƠN LÀ XÉT ĐOÁN HỌ.
Chính Mathiơ là người nói ra những lời lẽ nầy cho người dòng Pharisi tự xưng công bình, họ đang xét đoán các thực khách có mặt tại nhà của Mathiơ, là “những kẻ có tội”:
“Hãy đi, và học cho biết câu nầy nghĩa là gì: TA MUỐN SỰ THƯƠNG XÓT, NHƯNG CHẲNG MUỐN CỦA LỄ. Vì ta đến đây không phải để kêu kẻ công bình, song kêu kẻ có tội” (Mathiơ 9.13).
Người dòng Pharisi suy nghĩ về sự công bình trong các giới hạn của lễ nghi, của kiểu cách, của những “kiểu hy sinh” tự xưng công bình (tỉ như kiêng ăn). Chúa Jêsus, trưng dẫn Ôsê 6.6, nhắc cho người dòng Pharisi “công bình” nhớ rằng thực chất của tôn giáo thật không phải là lễ nghi, mà là sự thương xót. Sự thương xót mà Đức Chúa Trời mong muốn chính là tấm lòng quan tâm đến tình trạng hạnh phúc của kẻ lân cận của một người, gồm có “kẻ có tội” và dân Ngoại. Đây mới là việc mà người Pharisi không chịu làm, và căn cứ theo danh nghĩa sự thánnh khiết. Chúa Jêsus đã đến để kêu gọi hạng tội nhân vì Ngài có lòng thương xót hơn là xét đoán.
NGUYÊN TẮC HAI: ĐỂ KÊU GỌI KẺ CÓ TỘI, MỘT NGƯỜI PHẢI TIẾP XÚC VỚI HỌ.
Người dòng Pharisi nghĩ rằng sự thánh khiết đòi hỏi họ phải giữ sự phân rẽ với kẻ có tội, từ chối không chịu giao tiếp với họ. Chúa Jêsus vốn thánh khiết, Ngài hoá thân thành xác thịt, Ngài giao tiếp với tội nhân song sự thánh khiết của Ngài đâu có giảm sút chút nào. Để kêu gọi hạng tội nhân ăn năn, Đức Chúa Trời thấy giao tiếp với họ là điều cần thiết, đây là lý do cho sự hoá thân thành xác thịt của Chúa chúng ta – để Ngài mặc lấy xác thịt loài người, sống giữa vòng con người, họ chạm đến Ngài và Ngài rờ đến họ. Không những Chúa Jêsus sống thoải mái giữa vòng hạng tội nhân, họ cũng cảm thấy thoải mái đối với Ngài.
Bài học mà Chúa Jêsus đang tìm cách truyền đạt cho người Pharisi rất quan trọng cho Cơ đốc nhân ngày nay. Hai nguyên tắc cơ bản nầy là chìa khoá cho công cuộc truyền giáo, chúng dầm thấm ân điển cứu rỗi của Đức Chúa Trời vào xã hội chúng ta. Nếu chúng ta có lòng thương xót, chúng ta sẽ không phí thì giờ và sức lực cho việc xét đoán tội nhân, mà chỉ kêu gọi họ nên ăn năn. Nếu chúng ta vâng theo Chúa bằng cách kêu gọi họ ăn năn (rất quan trọng trong sứ mệnh cao cả), thì chúng ta phải học biết giao tiếp với hạng tội nhân theo một phương thức thoải mái với họ và họ với chúng ta, nhưng không buông thả theo những đường lối bất kỉnh của họ. Đấy là những gì Chúa chúng ta đã làm, và đấy là những điều Chúa chúng ta kêu gọi phải làm theo. Chúng ta, trên danh nghĩa của sự phân rẽ ra khỏi tội lỗi, thường hay phạm tội do không tỏ ra lòng thương xót đối với hạng tội nhân và do chẳng tiếp xúc với họ để có dịp chia sẻ tin lành. Sai lầm nầy chẳng phải là một sai lầm mới mẻ đâu. Sứ đồ Phaolô đã chỉnh đốn những quan điểm sai lầm tương tự trong Hội thánh tại thành Côrinhtô.
“Trong thơ tôi viết cho anh em, có dặn đừng làm bạn với kẻ gian dâm, đó tôi chẳng có ý nói chung về kẻ gian dâm đời nầy, hay là kẻ tham lam, kẻ chắt bóp, kẻ thờ hình tượng, vì nếu vậy thì anh em phải lìa khỏi thế gian. Nhưng tôi viết khuyên anh em đừng làm bạn với kẻ nào tự xưng là anh em, mà là gian dâm, hoặc tham lam, hoặc thờ hình tượng, hoặc chưởi rủa, hoặc say sưa, hoặc chắt bóp, cũng không nên ăn chung với người thể ấy” (I Côrinhtô 5.9-11).
Thật là hay khi lời lẽ của Phaolô đem áp dụng cho người dòng Pharisi, đặc biệt người Pharisi tự xưng công bình trong Luca 18. Thật là hay khi chúng cũng được áp dụng cho Cơ đốc nhân ngày hôm nay, họ nghĩ rằng sự nên thánh đòi hỏi họ phải lẫn tránh việc giao tiếp với hạng tội nhân. Chúng ta hãy lắng nghe và học hỏi từ Cứu Chúa, Ngài đến để tìm và cứu hạng tội nhân, giống như chúng ta vậy.
Tại sao các môn đồ của Chúa Jêsus không kiêng ăn: (5.33-39)
Cả hai thắc mắc của người Pharisi về sự ăn và uống. Thắc mắc thứ nhất, được đưa ra, được giải đáp như trên, có liên quan tới những người mà Chúa Jêsus cùng ăn và uống với họ. Thắc mắc thứ hai, căng hơn một chút, tại sao các môn đồ của Chúa Jêsus hay ăn và uống, trong khi các môn đồ của cả Giăng và môn đồ của người Pharisi đang thực thi sự kiêng ăn. Tại sao các môn đồ của Chúa Jêsus cứ ăn và uống trong khi những người kia lo kiêng ăn?
“Họ thưa Ngài rằng: môn đồ của Giăng thường kiêng ăn cầu nguyện, cũng như môn đồ của người Pha-ri-si, chẳng như môn đồ của thầy ăn và uống” (Luca 5.33).
Thắc mắc thật rõ ràng, các môn đồ của Chúa Jêsus, không giống như những môn đồ của người dòng Pharisi vì thậm chí của Giăng nữa, họ ăn và uống, trong khi những người kia lại kiêng ăn. Vấn đề chính chưa được nói ra, nhưng nó có mặt ở đó: “Tại sao các môn đồ thầy cứ vui hưởng cuộc sống, trong khi chúng tôi lại cam chịu nó?” Hãy lưu ý sự đối ngược trong thái độ của người dòng Pharisi với thái độ của “kẻ có tội”. Những kẻ có tội đang vui vẻ yến tiệc, còn người dòng Pharisi thì lại lằm bằm. Những kẻ có tội đang vui sướng; còn người dòng Pharisi thì buồn bã. Những kẻ có tội đang vui hưởng cuộc sống; còn người dòng Pharisi lại cam chịu nó. Những kẻ có tội đang nắm lấy hạnh phúc, còn người dòng Pharisi lại lo phàn nàn Chúa Jêsus.
Chúa Jêsus đưa ra một câu trả lời thật rộng rãi cho thắc mắc nầy, vì một số yếu tố có liên quan. Câu trả lời đầu tiên của Ngài xử lý với thắc mắc gần nhất, vấn đề thật rõ ràng, thắc mắc về sự kiêng ăn. Kiêng ăn là một dấu hiệu của sự ăn năn, một hành động kỳ cục không thích đáng cho người Pharisi, họ nghĩ họ công bình, và vì thế không cảm thấy mình bị buộc phải ăn năn:
“Cả dân chúng cùng kẻ thâu thuế chịu Giăng làm phép báp-tem, đều xưng Đức Chúa Trời là công bình. Song người Pha-ri-si cùng các thầy dạy luật không chịu Giăng làm phép báp-tem, nên chê bỏ ý Đức Chúa Trời định về mình” (Luca 7.29-30, lời bình là của tôi).
Giăng Báptít đã nói ông là bạn của chàng rễ, và Chúa Jêsus là chàng rễ (Giăng 3.29). Chúa Jêsus bắt lấy hình ảnh nầy và chỉ ra sự thật: bạn hữu của chàng rễ không kiêng ăn đang khi chàng rễ còn hiện diện với họ, mà chỉ kiêng ăn khi người vắng mặt. Chúa Jêsus, chàng rễ, đang hiện diện với các bạn hữu cùng những môn đồ của Ngài, và chính điều nầy xứng đáng cho họ phải vui mừng. Giăng thì đang ở trong tù. Các môn đồ của ông kiêng ăn là đúng. Còn các môn đồ của Chúa Jêsus, họ phải kiêng ăn trong khi Ngài còn hiện diện với họ là hành động không đúng. Sẽ có một thời điểm, như Chúa Jêsus đã chỉ ra, khi Ngài vắng mặt rồi, đấy mới là thời điểm xứng đáng cho sự kiêng ăn của các môn đồ Ngài. Thời điểm nầy theo tôi hiểu, sẽ là lúc Ngài bị bắt và chịu chết, cho tới thời điểm Ngài sống lại hoặc có lẽ sự giáng lâm của Đức Thánh Linh.
Có một nguyên tắc rất đơn sơ, nhưng tất yếu nhấn mạnh sự giải thích của Chúa chúng ta:
VUI MỪNG LÀ XỨNG ĐÁNG CHO HẾT THẢY NHỮNG AI LẤY LÀM ƯA THÍCH TRONG SỰ HIỆN DIỆN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI GIỮA VÒNG HỌ, VÀ TRONG MỐI THÔNG CÔNG VỚI NGÀI MÀ SỰ HIỆN DIỆN NẦY CUNG ỨNG CHO.
Nhiều thế kỷ trước đây, Đavít đã viết: “Chúa sẽ chỉ cho tôi biết con đường sự sống; Trước mặt Chúa có trọn sự khoái lạc, Tại bên hữu Chúa có điều vui sướng vô cùng” (Thi thiên 16.11).
Dĩ nhiên những ai là môn đồ của Chúa Jêsus đều thấy vui sướng trong buổi chiêu đãi mà Lêvi đã dọn ra, vì họ hiện diện với Chúa Jêsus. Họ là những kẻ có tội, nhưng họ đã được tha thứ. Chẳng có một niềm vui nào lớn lao hơn niềm vui được tương giao với Đức Chúa Trời. Còn người dòng Pharisi, họ chưa biết rõ Đức Chúa Trời, ở trong sự hiện diện của Ngài là đau khổ, chớ không phải vui sướng ngây ngất đâu. Người nào chưa nhìn biết Đức Chúa Trời, họ sẽ nhìn thấy sự hiện diện của Ngài là đau khổ “như địa ngục” ngay.
Đây là chìa khoá cho sự hiểu biết thí dụ nói tới người con trai hoang đàng. Cái thê thảm nhất của người con trai hoang đàng không phải là sống nghèo khó, hay đói khát, mà chính là sự phân rẽ ra khỏi cha của mình. Cho nên, niềm vui mừng to lớn liền có ngay lúc anh ta trở về. Nhưng đối với người anh cả, ở tại gia đình với cha thì chẳng có phần thưởng gì hết. Người anh cả giận dữ vì “niềm vui mừng” của buổi tiệc cha mình đã dọn khi kẻ tội đồ nầy trở về. Người anh cả nổi giận vì anh ta đã chịu khổ với gia đình, và không kinh nghiệm được hết nổi khoái lạc của người em. Người Pharisi đúng là người anh cả đó dường bao.
Có một nguyên tắc rất quan trọng cho Cơ đốc nhân đang tiềm ẩn trong sự giải thích của Chúa chúng ta. Đó là nguyên tắc:
NGƯỜI NÀO ĐƯỢC THA THỨ, NGƯỜI ĐÓ ĐANG Ở TRONG SỰ HIỆN DIỆN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI, ĐƯỢC ĐÁNH DẤU BẰNG SỰ VUI MỪNG.
Vui mừng, chớ không phải buồn rầu, sẽ là đặc điểm vượt bậc của Cơ đốc nhân. Đời sống Cơ đốc bao gồm cả buồn rầu, đau khổ và hy sinh, nhưng những điều nầy không phải là dòng giai điệu của cuộc sống chúng ta. Đấy là sợi dây hài hoà. Đau khổ và hy sinh là các phương tiện, nhưng chúng không phải là cứu cánh. Vui mừng là mục tiêu, đó là đỉnh cao, đó là phần thưởng của sự tha thứ và mối tương giao với Đức Chúa Trời.
Tại sao lại có nhiều Cơ đốc nhân “quạu quọ, khó chịu” chung quanh, họ quá giống với người Pharisi hơn là những kẻ đến dự tiệc đãi của Lêvi? Ấy là vì Satan đã vặn cong mọi nhận thức của chúng ta về đời sống Cơ đốc. Mới đây tôi có đọc một quyển sách hay viết cho chủ đề khoái lạc, niềm vui mừng của sự nhận biết và hầu việc Đức Chúa Trời. Tim Piper đã viết quyển sách nầy, có đề tựa là: “Khao khát Đức Chúa Trời: Những suy gẫm của những người theo chủ nghĩa khoái lạc Cơ đốc”. Tôi không thể giới thiệu sách nầy theo kiểu quá cường điệu được. Đúng là niềm vui mừng khi nhận biết và hầu việc Đức Chúa Trời, điều nầy sẽ trở thành sức lực và mục tiêu của chúng ta. Đó cũng là niềm vui mừng của người thánh đồ, nó sẽ kéo người ta đến với Đấng Christ nữa.
Chúa Jêsus tiếp tục xử lý với vấn đề sâu sắc hơn, Ngài đưa ra sự đối chiếu giữa “cũ” và “mới”. Người dòng Pharisi đã mô tả và biện hộ cho “trật tự cũ” hay họ tưởng thế. Họ là hạng người sáng lập và bảo quản luật pháp. Chúa Jêsus đến để làm trọn luật pháp và để thiết lập một giao ước mới. Cho nên, cuộc tranh chiến giữa Chúa Jêsus và người Pharisi chính là một cuộc tranh chấp giữa cũ và mới. Người Pharisi muốn Chúa Jêsus phải dùng cái cũ, hay ít nhất phải phỏng theo cái cũ. Chúa Jêsus không thể làm theo như vậy được. Ngài đến để làm trọn luật pháp bằng cách sống vâng phục trọn vẹn theo luật pháp, và bởi chịu chết theo các đòi hỏi của luật pháp ấy. Nhưng Ngài cũng đến để thiết lập giao ước mới (vui mừng, ngẫu nhiên bằng cách ăn và uống).
Cho nên, với một thí dụ, Chúa Jêsus đã giải thích lý do tại sao cái mới không thể dùng hoặc phỏng theo cái cũ được. Lấy một miếng vá mới đặt trên một cái áo cũ sẽ là điều dại dột lắm. Quý vị phải cắt nó ra khỏi cái áo mới, huỷ diệt nó, rồi nó không hợp với cái áo cũ khi nó được may vào đó (Luca 5.36). Trong hình thức tương tự, quý vị không thể chứa rượu mới trong bầu da cũ, vì bầu da cũ sẽ vỡ ra (bị tàn phá) và rượu mới sẽ bị hư mất (bị tiêu huỷ). Không có cách nào để sử dụng cái mới để chạy chữa cho cái cũ được hết.
“Rượu mới” phải được chứa trong bầu da mới (Luca 5.38). Giao ước mới mà Chúa Jêsus đang thiết lập phải mang theo với nó những cấu trúc mới, các thể thức mới, những cách thực hành mới. Chủ nghĩa Pharisi, cam kết bảo quản đường lối cũ, không thể tiếp nhận giao ước mới. Lý do cho sự việc nầy Chúa Jêsus đã giải thích ở câu cuối của chương 5:
“Lại cũng không ai uống rượu cũ lại đòi rượu mới; vì người nói rằng: Rượu cũ ngon hơn” (Luca 5.39).
Chúa Jêsus đang giải thích, trong câu nói nầy, cho bộ óc bảo thủ, cho người Pharisi biết rõ về hiện thân của chủ nghĩa bảo thủ. Sau khi đã thử nghiệm cái cũ rồi thấy nó tốt lành, người bảo thủ không muốn thử cái mới, cho dù cái mới tốt hơn. Và lý do đơn giản như sau đây:
CHỦ NGHĨA BẢO THỦ CÓ KHUYNH HƯỚNG XEM CÁI CŨ TỐT HƠN VÌ NÓ CŨ, VÀ CÁI MỚI ĐÁNG NGHI VÌ NÓ MỚI.
Tôi muốn nói rõ hơn ngay bây giờ. Nói chung, tôi hoàn toàn bảo thủ. Nhưng chủ nghĩa bảo thủ không đúng một cách máy móc, còn chủ nghĩa tự do không máy móc là sai đâu. Cơ đốc giáo đương thời ràng buộc với nền kinh tế và chính trị thuộc khuynh hướng bảo thủ. Những nhà chính trị cánh hữu đã trở thành “đồng chí” với Cơ đốc nhân đạo dòng. Đây có thể là một mối quan hệ chẳng lành mạnh, cho dù nó rất gắn bó.
Có nhiều loại bảo thủ khác nhau. Có sự bảo thủ về kinh tế và xã hội, ở đó người “có” đang ra sức giữ lấy những gì họ đang có (tiền bạc, địa vị, quyền lực), chẳng để lại cho người “không có” một điều gì hết. Loại bảo thủ nầy không phải là loại bảo thủ Cơ đốc, vì người “có” cần phải bố thí sự giàu có của họ cho người “không có” (đối chiếu I Timôthê 6). Cũng có lối bảo thủ về mặt xã hội, đây là sự kháng cự ngoan cố phải thay đổi, bất kỳ là một thay đổi nào. Điều nầy giúp giải thích tại sao người cũ có khuynh hướng thiên về bảo thủ hơn là một nhóm. Chúng ta hãy đối diện với nó, tôi càng ngày càng già đi, càng ít năng lực (dại dột) hơn. Tôi phải thử điều chi mới mẻ, đặc biệt nếu là những công việc cũ, đã được minh chứng rồi. Hình thức bảo thủ theo Kinh Thánh tìm cách biện hộ cho đức tin, mau mắn lấy những lẽ đạo chủ yếu của Kinh Thánh, và điều nầy tốt đấy, nhưng thường thì các lẽ thật chủ yếu hay bị ném vào sọt “tiết kiệm”.
Hình thức bảo thủ của người Pharisi đã “gieo rắc” ra ngoài. Nó trở thành một loại “chủ nghĩa bảo quản”, nó nổ lực giải cứu phương thức sinh hoạt của họ, nhưng chủ nghĩa nầy lại chối bỏ Đức Chúa Trời mà họ xưng là đang phục sự. Chúng ta hãy đề phòng việc để cho khuynh hướng bảo thủ của chúng ta vuột khỏi tầm tay. Không một việc gì nên xem xét tốt hơn chỉ vì nó cũ. Tương tự, không một việc gì được máy móc xem là tốt chỉ vì nó mới.
Phần kết luận
Tôi đã tìm cách đưa ra một vài ứng dụng các nguyên tắc của phân đoạn Kinh Thánh nầy khi chúng ta trải qua chính phân đoạn ấy. Nhưng đừng để tôi kết luận mà chẳng nói ra một điều gì để đưa người ta đến với đức tin nơi Đức Chúa Jêsus Christ, họ không thấy sự hiện diện của Ngài là một niềm yên ủi và là một niềm vui mừng. Thứ nhất, đừng để cho hạng Cơ đốc nhân “quạu quọ, khó chịu” thuyết phục quý vị rằng quý vị phải hy sinh mọi khoái lạc cùng sự vui mừng để phục vụ và tin theo Đấng Christ. Sự thật đúng là ngược lại. Niềm vui mừng tối hậu và sau cùng được thấy khi được Ngài tha thứ, và được ở trong mối tương giao với Ngài. Thứ hai, đừng nghĩ Đức Chúa Trời đang ở xa, không quan phòng, và khó chịu. Chúa chúng ta đã chứng tỏ cho thấy Đức Chúa Trời hay quan phòng, rằng Đức Chúa Trời đã đến, và Đức Chúa Trời tìm thấy khoái lạc trong mối tương giao với những người nam và nữ đã được tha thứ. Thứ ba, đừng cho rằng là một tội nhân thì phải giữ kẻ với Đức Chúa Trời. Nhận biết mình là một tội nhân chính là bước đầu tiên hướng về Đức Chúa Trời. Chúa Jêsus đến để kêu gọi hạng tội nhân. Chỉ có người tự xưng công bình mới đứng xa cách với Chúa Jêsus, vì Chúa Jêsus đến để tha thứ cho kẻ có tội và lập mối tương giao với họ. Quý vị không thể quá xá tội lỗi đến nỗi Đức Chúa Trời không thể cứu được, chỉ không thánh khiết nổi mới cần sự cứu rỗi của Ngài. Sau hết, hãy nhìn nhận, hãy minh chứng quý vị đã được tha thứ, là một con cái của Đức Chúa Trời, bởi niềm vui mừng và sự thoải mái quý vị thấy mình đang ở trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời và dân sự Ngài. Nếu quý vị chưa hề tin cậy Ngài, hãy làm điều đó ngay bây giờ đi. Không một niềm vui nào xứng hiệp với niềm vui mà quý vị tìm gặp được ở trong Ngài.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét