Thứ Ba, 25 tháng 5, 2010

Luca 12.22-34: "NHẬN THỨC CỦA MÔN ĐỒ VỀ CỦA CẢI"



Phần giới thiệu
Nội dung
Những chỗ căng thẳng của phân đoạn Kinh Thánh
Cấu trúc của phân đoạn Kinh Thánh.
Điều xấu khác cần phải tránh đi: của cải và địa vị môn đồ (12.22-28)
Phần nằm trong ngoặc đơn (12.25-26).
Hãy hướng về Vương Quốc
Phần kết luận
Gạn lọc những giá trị.
BÀI 43
NHẬN THỨC CỦA MÔN ĐỒ VỀ CỦA CẢI
(Luca 12.22-34)
Luca 12.22-34: “Đức Chúa Jêsus bèn phán cùng môn đồ rằng: Ấy vậy, ta nói cùng các ngươi, đừng vì sự sống mà lo đồ mình ăn, cũng đừng vì thân thể mà lo đồ mình mặc. Sự sống trọng hơn đồ ăn, thân thể trọng hơn đồ mặc. Hãy xem con quạ: nó không gieo, không gặt, cũng không có hầm vựa kho tàng chi, mà Đức Chúa Trời còn nuôi nó; huống chi các ngươi quí hơn chim chóc là dường nào! Có ai trong các ngươi lo lắng mà làm cho đời mình dài thêm một khắc không? Vậy nếu đến việc rất nhỏ các ngươi cũng không có thể được sao các ngươi lo việc khác? Hãy xem hoa huệ mọc lên thể nào: nó chẳng làm khó nhọc, cũng không kéo chỉ; song ta phán cùng các ngươi, dầu vua Sa-lô-môn sang trọng đến đâu, cũng không được mặc áo như một hoa nào trong giống ấy. Hỡi kẻ ít đức tin, nếu loài cỏ ngoài đồng là loài nay sống mai bỏ vào lò, mà Đức Chúa Trời còn cho mặc thể ấy, huống chi là các ngươi! Vậy các ngươi đừng kiếm đồ ăn đồ uống, cũng đừng có lòng lo lắng. Vì mọi sự đó, các dân ngoại ở thế gian vẫn thường tìm, và Cha các ngươi biết các ngươi cần dùng mọi sự đó rồi. Nhưng thà các ngươi hãy tìm kiếm nước Đức Chúa Trời, rồi mọi sự đó sẽ được cho thêm. Hỡi bầy nhỏ, đừng sợ chi; vì Cha các ngươi đã bằng lòng cho các ngươi nước thiên đàng. Hãy bán gia tài mình mà bố thí. Hãy sắm cho mình túi không hư, và của báu không hề hao kém ở trên trời, là nơi kẻ trộm không đến gần, sâu mọt không làm hư nát. Vì của báu các ngươi ở đâu, thì lòng cũng ở đó”.
Phần giới thiệu
Trong chỗ đáng để ý – ít nhất là sự kích động – về trận bão tuyết tuần qua, người ta cũng tìm ra thi thể của một đứa bé, một chiếc xe bị chôn vùi, và rồi thi thể của một đứa bé khác nữa. Thêm vào với tai hoạ nầy là sự thất bại không tìm được thi thể của người tài xế của chiếc xe, mẹ của hai đứa bé đã chết trong trận mưa đá. Còn chiếc xe, chúng ta thấy nó trượt ra khỏi chỗ con đường không có thành lan can nào hết, và chẳng ai nhìn thấy.
Nếu tai nạn nầy không có những cảnh tượng đáng thương nằm quanh sự cố nầy, thì tai nạn nầy giống như một trò hề mà thôi. Người ta ra sức tìm kiếm thi thể của những người bị mắc kẹt trong đó. Có một nhóm tôn giáo góp phần trong số những người ra sức tìm kiếm đó. Một kiện cỏ khô đang cháy nổi lên trên, người ta tin rằng kiện cỏ khô đó đã đánh dấu chỗ có thi thể của người mẹ. Song chẳng thấy chi hết.
Có lẽ quý vị đã quan sát và nghe thấy những báo cáo về nổ lực hư không, và thậm chí dại dột nầy rồi bật cười, và có lẽ lằm bằm đôi chút nữa. Thật là dại dột làm sao, tôi nghĩ tới một sự phí sức như thế. Dại dột làm sao khi nghĩ một kiện cỏ khô đang cháy lại có thể định hướng cho các phương pháp mò kiếm, gồm thợ lặn, chó săn, và thậm chí trang thiết bị điện tử lại chẳng có tác dụng gì hết. Nếu một phương pháp như thế đã được thực hiện, thì đây quả là một nổ lực rất hay. Nếu nó không có tác dụng, thì chỉ là phí thì giờ mà thôi.
Tại sao nổ lực như thế là không có kết quả và hư không chứ? Thật là dễ dàng nhìn thấy sự nực cười ở chỗ kiện cỏ khô đang cháy chứ, có phải không? Mặc dù vậy, ai nấy đều nương vào “kiện cỏ khô” kia. Trong phân đoạn Kinh Thánh của chúng ta, Chúa Jêsus đưa ra một câu hỏi rất đơn giản: “Có ai trong các ngươi lo lắng mà làm cho đời mình dài thêm một khắc không?” Chúng ta biết rõ câu trả lời. Chưa có ai làm được như thế hết! Nếu lo lắng là một hoạt tính vốn hư không vì nó chẳng làm chi được, dù là một việc nhỏ, thế thì tại sao lo lắng làm cho chúng ta mất nhiều thì giờ và năng lực của chúng ta như thế chứ? Tất cả chúng ta đều biết lo lắng chẳng có ích lợi chi, thực vậy, nó phản tác dụng, và kỳ thực, chúng ta cứ bám lấy nó.
Trong phân đoạn Kinh Thánh, Chúa Jêsus đang chỉ ra một số lý do tại sao lo toan về mọi nhu cần thuộc thể của chúng ta là không đúng. Kế đó, sau khi xác minh rằng lo lắng vừa dại dột vừa là xấu xa, Ngài cung ứng cho chúng ta một giải pháp rất đơn sơ, một giải pháp mà có nhiều người không muốn nghe, song đây lại là những điều biệt riêng các môn đồ thực của Chúa Jêsus ra khỏi những người khác.
Tôi đã thay đổi đề tài của mình sau khi xem xét kỹ càng hơn. Lúc đầu, tôi đặt đề tựa cho phân đoạn nầy: “Mối Lo Của Người Nghèo”. Tôi phải đi tới chỗ kết luận rằng Chúa Jêsus đang nói tới “người nghèo” ở đây dựa theo một vài lời hứa. Thứ nhất, Chúa xử lý với tánh tham lam của người giàu trong các câu 13-21. Phải chăng sau phân đoạn nầy là tới lượt “người nghèo”? Thứ hai, Chúa Jêsus đặc biệt nói với các môn đồ Ngài ở đây (đối chiếu câu 22), và họ đã lìa bỏ công ăn việc làm, nhà cửa, và nhiều thứ thuộc về họ nữa. Dường như là họ chỉ nhận sự vùa giúp của nhiều người khác (Luca 8.1-3). Thứ ba, những thứ mà các môn đồ được truyền cho đừng lo lắng là “đồ ăn” và “đồ mặc”. Há đây chẳng phải là điều mà người nghèo phải lo toan hay sao? Cho nên, tôi kết luận rằng các môn đồ và Chúa Jêsus đã sống nghèo thiếu, vì cớ đó những lời dạy dỗ cung ứng cho người nghèo, là đừng lo lắng về những điều họ không có ở đây.
Tuy vậy, bây giờ tôi tin là mình đã sai. Tôi nghĩ thế khi dựa vào một số tư tưởng. Thứ nhất (và trên hết), ở phần cuối của phân đoạn Kinh Thánh Chúa Jêsus dạy các môn đồ nên bán đi mọi của cải rồi đem bố thí cho kẻ nghèo. Nếu có ai đó bố thí cho người nghèo, họ không phải là kẻ nghèo. Nếu có người nhận của bố thí là người nghèo, thì người cho không phải là người nghèo. Các môn đồ phải là hạng người đem cho. Những ai là người nghèo thì cũng chẳng có chi để đem bán. Thứ hai, một tư tưởng chính bộc lộ trong Luca chương 12 là sự giả hình. Trong khi từ ngữ không thấy có trong phân đoạn Kinh Thánh ngày hôm nay, tôi tin tư tưởng ấy hiện đang có ở đây. Chính những người nào đang lo toan về “đồ ăn” và “đồ mặc” là hạng người, Chúa Jêsus ám chỉ, họ có nhiều của cải để đem bán. Vì thế nỗi lo của họ là nỗi lo giả hình. Gần như họ rất khó chịu khi phải suy nghĩ, hoặc họ muốn chúng ta phải động não. Thứ ba, nếu Chúa Jêsus chỉ nói tới người giàu và người nghèo, đại đa số nhiều người sẽ bị bỏ qua. Theo cách Chúa Jêsus nói tới các môn đồ ở đây, cả giai cấp trung lưu và người nghèo có thể tiếp thu cùng một lúc. Sự cám dỗ phải lo lắng có một ít khác biệt với người thực sự chẳng có của cải chi hết và người nào đang lo về bữa ăn kế tiếp của mình.
Những câu nầy là dành cho chúng ta. Nếu, vì một lý do nào đó, xã hội giàu có của chúng ta không bị huỷ hoại bởi những gì Chúa Jêsus đã phán trong các câu 13-21, chúng ta sẽ thấy mình đang nhìn vào họng súng của Đức Chúa Trời ở đây, Ngài đang dạy cho chúng ta về sự dại dột khi lo lắng về các nhu cần thuộc thể của mình. Ngài dạy cho chúng ta biết cách hướng lòng mình về thiên đàng. Chúng ta hãy lắng nghe cho kỹ những lời lẽ nầy của Chúa chúng ta.
Nội dung
Chúa Jêsus đang ở giữa một đoàn dân đông, Ngài dạy dỗ các mảng khác nhau của đám đông hết giờ nầy sang giờ khác. Trong các câu 1-12 Chúa Jêsus nói với các môn đồ Ngài, Ngài phán với họ về mối nguy hiểm của sự giả hình, không phải sự giả hình khi ra sức thuộc linh hơn là họ đang có, mà là giả hình tìm cách làm ra mình kém thuộc linh hơn. Động lực cho loại giả hình nửa trắng nửa đen nầy là do sợ hãi đám đông kia, và là kết quả của sự họ chối bỏ, chống cự và bắt bớ Tin Lành.
Trong câu 13 đề tài thay đổi từ giả hình sang tham lam. Trong khi các môn đồ bị cám dỗ không còn dạn dĩ khi rao giảng Tin Lành, họ cũng bị cám dỗ phải theo đuổi các thứ vật chất nữa. Chủ đề tham lam dấy lên khi có một người trong đám đông kêu la với Chúa Jêsus, nài xin Ngài bảo anh của ông ta chia gia tài cho ông ta. Chúa Jêsus đã từ chối không chịu hành xử trong vai trò quan xử kiện hay người đứng ra chia gia tài, song không ngần ngại chỉ ra vấn đề là tham lam, rồi dạy rằng ai có khả năng chất chứa nhiều của cải sẽ thấy rằng sự sống không có trong đống của cải đó. Thí dụ của Ngài nói về kẻ giàu mà dại kia đã đem vấn nạn nầy về nhà.
Nhưng giờ đây, trong câu 22, Chúa Jêsus nhấn mạnh cũng nguyên tắc nầy cách sâu xa hơn. Ngài phán trực tiếp với các môn đồ Ngài và dạy cho họ biết thể nào nguyên tắc ấy đã cai quản chính đời sống của họ. Nếu Chúa Jêsus, trong những câu đi trước, đã phán với những người giàu có – giờ đây Ngài đang phán với những người không giàu có. Nếu, trong những câu đi trước, Chúa Jêsus đang xử lý với hạng người chuyên tìm cách thâu trữ của cải dành để cho tương lai, giờ đây Ngài đang phán với hạng người chuyên lo lắng về các nhu cần của ngày hôm nay. Nếu, trước đó, Chúa Jêsus đang phán về đồ ăn mà chúng ta gọi là “thịt và rượu bia”, ở đây Ngài đang phán về “bắp và gạo” về “bánh và nước” toàn là những thứ đủ quan trọng. Nếu Chúa Jêsus phán với người giàu về mối lo “ở trước mặt”, Ngài đang phán ở đây với hạng người có nỗi lo về “nỗi lo ở sau lưng”. Chúng ta hãy lưu ý, trong khi phần ứng dụng có khác nhau, thì nguyên tắc cũng là một mà thôi:
“VÌ SỰ SỐNG CỦA NGƯỜI TA KHÔNG PHẢI CỐT TẠI CỦA CẢI MÌNH DƯ DẬT ĐÂU” (Luca 12.15b).
Những chỗ căng thẳng của phân đoạn
Tôi tìm thấy vài “chỗ căng thẳng” trong phân đoạn Kinh Thánh nầy, là những chỗ góp phần kích thích chúng ta tiếp tục phần nghiên cứu nầy, chúng dẫn dắt chúng ta vào các sự quan sát và giải thích, rồi đưa chúng ta đến những câu trả lời đặc biệt có cần từ phân đoạn nầy, hoặc từ các phân đoạn khác trong Kinh Thánh giúp giải thích và soi sáng cho phần nghiên cứu. Những chỗ căng thẳng trong phân đoạn Kinh Thánh nầy, như tôi nhìn thấy chúng, là:
(1) Tại sao Chúa Jêsus bảo các môn đồ nên bán đi của cải họ có mà bố thí cho kẻ nghèo, khi Ngài không truyền cho người giàu phải làm vậy trong đoạn đi trước đó?
(2) Có phải Chúa Jêsus dạy chúng ta rằng người nào nghèo thiếu, là người bán đi của cải họ có và bố thí, thì thuộc linh hơn người giàu có chăng? Phải trở nên nghèo và đừng giàu theo đời nầy, thế mới là thuộc linh sao? Chúa Jêsus phán: “Phước cho các ngươi nghèo khó”, nhưng nói như vầy cũng giống như nói: “Phước thay là sự nghèo khó” hoặc “Phước thay cho các ngươi vì đã nghèo khó” hay “Phước cho các ngươi nếu các ngươi nghèo khó”?
(3) Chúa Jêsus muốn chúng ta phải lãnh lấy lời Ngài sâu xa như thế nào? Phải chăng nghèo khổ là thử nghiệm cho địa vị môn đồ? Có phải chúng ta cần phải bán đi mọi của cải mình có?
(4) Chúng ta đọc trong sách Công vụ Các Sứ đồ thì thấy rằng nhiều thánh đồ đã bán đi tài sản của họ, bố thí tiền bạc để làm thoả mãn nhu cần của người khác. Phải chăng các Cơ đốc nhân sốt sắng nầy rất dại dột khi làm như vậy, như một số nhà giải kinh đề nghị, khi hạng người nầy dường như, sau đó, có những nhu cần về tiền bạc rất nghiêm trọng, đã được các thánh đồ khác giúp đỡ cho?
(5) Thí dụ của Chúa Jêsus về loài quạ và hoa huệ, cả hai đặc biệt đề cập tới sự kiện chẳng có “lao động cực nhọc”. Có phải Chúa Jêsus đang dạy các môn đồ Ngài và/hoặc nhiều người khác rằng họ không cần phải lao động, và Đức Chúa Trời sẽ tiếp trợ cho?
Cấu trúc của phân đoạn Kinh Thánh
Cấu trúc của phân đoạn Kinh Thánh cần phải xét theo văn mạch rộng rãi hơn, và vì thế tôi sẽ cố gắng chỉ ra dưới đây tôi hiểu phân đoạn Kinh Thánh như thế nào để phù hợp với ánh sáng của mọi điều Chúa Jêsus dạy dỗ ở đây:
(1) NAN ĐỀ THAM LAM ĐƯỢC TỎ RA (Người em muốn Chúa Jêsus hành xử trong vai trò người chia của và bị từ chối) – các câu 13-15a
(2) MỘT NGUYÊN TẮC (TIÊU CỰC) ĐƯỢC ĐƯA RA (Sự sống không có trong của cải) – câu 15b
(3) NGUYÊN TẮC ĐƯỢC SOI SÁNG (thí dụ kẻ giàu mà dại) – các câu 16-20
(4) NGUYÊN TẮC ĐƯỢC ỨNG DỤNG RỘNG RÃI (Đừng chất chứa của cải, phải giàu có trong Đức Chúa Trời) – câu 21
(5) NGUYÊN TẮC ĐƯỢC ỨNG DỤNG ĐẶC BIỆT CHO CÁC MÔN ĐỒ (Đừng lo lắng về đồ ăn và đồ mặc – hãy tìm kiếm Nước của Đức Chúa Trời) – các câu 22-34
Lo lắng về sự sống/đồ ăn (các câu 22-23)
Lo lắng về thân thể/đồ mặc (câu 23)
Thí dụ về loài quạ (câu 24)
Sự hư không của lo lắng (các câu 25-26)
Thí dụ về hoa huệ (câu 27-28)
(6) MỘT NGUYÊN TẮC TÍCH CỰC CÙNG MỌI HÀM Ý THỰC TẾ CỦA NÓ (các câu 28-34)
Đức Chúa Trời đang chăm sóc quý vị và sẽ chăm sóc quý vị
Đừng lo lắng về/hay tìm kiếm của cải
Hãy tìm kiếm Nước Đức Chúa Trời
Hãy bán đi của cải của quý vị mà bố thí cho người nghèo
Điều xấu khác cần phải tránh đi: của cải và địa vị môn đồ (12.22-28)
“Đức Chúa Jêsus bèn phán cùng môn đồ rằng: Ay vậy, ta nói cùng các ngươi, đừng vì sự sống mà lo đồ mình ăn, cũng đừng vì thân thể mà lo đồ mình mặc. Sự sống trọng hơn đồ ăn, thân thể trọng hơn đồ mặc. Hãy xem con quạ: nó không gieo, không gặt, cũng không có hầm vựa kho tàng chi, mà Đức Chúa Trời còn nuôi nó; huống chi các ngươi quí hơn chim chóc là dường nào! Có ai trong các ngươi lo lắng mà làm cho đời mình dài thêm một khắc không? Vậy nếu đến việc rất nhỏ các ngươi cũng không có thể được sao các ngươi lo việc khác? Hãy xem hoa huệ mọc lên thể nào: nó chẳng làm khó nhọc, cũng không kéo chỉ; song ta phán cùng các ngươi, dầu vua Sa-lô-môn sang trọng đến đâu, cũng không được mặc áo như một hoa nào trong giống ấy. Hỡi kẻ ít đức tin, nếu loài cỏ ngoài đồng là loài nay sống mai bỏ vào lò, mà Đức Chúa Trời còn cho mặc thể ấy, huống chi là các ngươi!”
Trong câu 13-21, phân đoạn cuối, Chúa Jêsus đang xử lý với tham lam, chủ yếu từ quan điểm của hạng người giàu có. “Kẻ dại” trong thí dụ của Chúa Jêsus là kẻ giàu mà dại. Chúa Jêsus trong phân đoạn nầy đang nhấn mạnh phương diện tiêu cực, như đã được chỉ ra bởi những từ năng động như Hãy giữ cẩn thận (câu 15). Phương diện tích cực chưa được xử lý tới, mà chỉ được nói bóng gió bởi cụm từ “giàu có nơi Đức Chúa Trời” trong câu 21. Các câu 23-34 cũng hoàn toàn tiêu cực trong phần ứng dụng của chúng. Giống như người giàu cần phải ý thức về mối lo kiếm được nhiều của cải, cũng một thể ấy cho nhiều người khác. Vì cớ đó Chúa Jêsus cảnh cáo các môn đồ Ngài không nên lo lắng về những nhu cần vật chất của họ, đồ ăn và đồ mặc không phải là những nan đề cơ bản đâu.
Tôi thích cách dịch câu 22 trong bản Kinh Thánh NASB. Câu nầy đọc là: “Đức Chúa Jêsus bèn phán cùng môn đồ rằng: Vì cớ nầy ta phán với các ngươi, đừng lo…”.
Cái cớ mà Chúa chúng ta đề cập tới, tôi tin đó là nguyên tắc mà Chúa đã nói ra ở trên, khi đáp ứng với lời thỉnh cầu của người muốn anh mình chia gia tài cho:
“Hãy giữ cẩn thận chớ hà tiện gì hết; vì sự sống của người ta không phải cốt tại của cải mình dư dật đâu” (Luca 12.15).
Nguyên tắc, như Chúa Jêsus đã nói ra, đem ứng dụng cho kẻ giàu và người nghèo như nhau. Cho dù nếu ai đó có của cải dư dật, sự sống không hiện hữu trong của cải. Nếu điều nầy là sự thật, chắc chắn chúng ta phải nhìn thấy sự sống không hiện hữu trong của cải đối với những ai không có dư dật của cải. Vì thế, đối với một người nghèo thiếu cũng như đối với một người giàu có, chất chứa nhiều của cải thì rất là dại dột. Hơn nữa, khi Chúa Jêsus cảnh cáo nghịch lại “từng hình thức tham lam” chúng ta có thể nhìn thấy tham lam có “ấn bản người nghèo” trong nó. Giờ đây Ngài nhắm vào nỗi lo về đồ ăn và đồ mặc là hình thái tham lam như đang chiếm hữu giữa vòng các môn đồ Ngài.
Các môn đồ sẽ dễ dàng đến với các định nghĩa không đúng về “sự sống” giống như kẻ giàu mà dại kia đã định nghĩa vậy. Đối với các môn đồ “sự sống” có thể sẽ lo sau, rồi vì thế những đòi hỏi hàng ngày của một người về đồ ăn và đồ mặc sẽ trở thành một mối lo. Nếu việc chất chứa các thứ ấy không nằm trong lý trí, ít nhất đối với họ là phải giành cho kỳ được các thứ đó. Kẻ giàu mà dại lo tính chất chứa số lượng lớn sản vật, để phần tương lai của ông ta sẽ được đảm bảo, sẽ rất lý thú (ông ta nghĩ như thế). Người ít giàu có hơn có thể sẽ lo toan với việc kiếm được bữa ăn kế, cùng với quần áo để mặc ngay bây giờ.
Sự dạy của Chúa Jêsus cho các môn đồ đừng nên lo lắng dựa theo lẽ thật sau đây: “Sự sống trọng hơn đồ ăn, thân thể trọng hơn đồ mặc” (câu 23).
“Sự sống” trọng hơn đồ ăn ở chỗ nào? Trong khi sự thật cho thấy rằng cả đồ ăn và đồ mặc (ở một cấp độ nào đó) thì rất quan trọng để giúp cho đời sống thuộc thể, sự sống thì trọng hơn, hay cả hai. Sự sống thì trọng hơn thứ chi nâng đỡ cho nó. Cũng một thể ấy, chúng ta dám nói rằng những âm thanh thật hay phát ra từ một hệ thống âm thanh nổi, đang thể hiện trong một bản nhạc mà chúng ta ưa thích (gồm nhạc rock, ít nhất đối với tôi là như thế), thì quan trọng hơn nguồn điện qua đó hệ thống âm thanh hoạt động. Một chiếc phi cơ đòi phải có nhiên liệu để bay, song chiếc máy bay quan trọng hơn xăng. Nói cách khác, tổng thể thì quan trọng hơn một số chi tiết. Ở một ý khác, “sự sống” quan trọng hơn đồ ăn theo cùng một phương thức cứu cánh (hay mục tiêu) thì quan trọng hơn phương tiện (tuy nhiên, điều nầy không xưng công bình cho phương tiện).
Chúng ta cần phải rõ điều nầy muốn nói gì!?! CHÚNG TA TÌM ĐƯỢC PHẦN BÌNH LUẬN TRONG LỜI LẼ CỦA CHÚA CHÚNG TA PHÁN VỚI SATAN TRONG KHI BỊ CÁM DỖ! Khi Satan thách thức Chúa Jêsus hoá đá thành bánh, đáp ứng của Chúa Jêsus dựa vào chính nguyên tắc mà Ngài đang dạy dỗ ở đây: “Loài người được sống chẳng phải chỉ nhờ bánh mà thôi” (Luca 4.4).
Khi trích dẫn câu nầy từ Phục truyền luật lệ ký 8, Chúa Jêsus đang nói rằng sự sống được nâng đỡ bởi nhiều thứ chứ không riêng gì đồ ăn. Tôi tin rằng Chúa Jêsus đã ám chỉ “sự sống” cần phải được xác định bằng những giới hạn nhiều hơn là chỉ có về phần thuộc thể. Ngài cũng đang dạy rằng “sự sống thật” nầy đã được Lời của Đức Chúa Trời sản sinh ra, không phải bởi đồ ăn vật chất. Vì thế, nếu quyết theo Lời của Đức Chúa Trời đòi phải kiêng cử đồ ăn, Ngài sẽ vui lòng chọn con đường nầy, là con đường sự sống.
Từ sách Tin Lành Giăng, chúng ta học biết rằng chính mình Chúa Jêsus là “sự sống” (Giăng 14.6), và Ngài quả thực là “Bánh Hằng Sống” giáng xuống từ trời, quan trọng hơn bánh (mana) đã được Đức Chúa Trời tiếp trợ cho qua Môise. “Bánh” nầy là nguồn của sự sống thật:
“Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, Môi-se chưa hề cho các ngươi bánh từ trên trời đâu; nhưng Cha ta ban cho các ngươi bánh thật, là bánh từ trên trời xuống. Bởi chưng bánh Đức Chúa Trời là bánh từ trên trời giáng xuống, ban sự sống cho thế gian. Chúng thưa rằng: Lạy Chúa, xin ban bánh đó cho chúng tôi luôn luôn! Đức Chúa Jêsus phán rằng: Ta là bánh của sự sống; ai đến cùng ta chẳng hề đói, và ai tin ta chẳng hề khát” (Luca 6.32-35).
Tôi tin qua mấy câu nầy Chúa Jêsus đã cung ứng cho các môn đồ Ngài một lý do tiên khởi cho thấy tại sao lo lắng là không đúng, lý do nầy được tóm lại trong câu nầy: LO LẮNG VỀ ĐỒ ĂN VÀ ĐỒ MẶC LÀ SAI LẦM, KHÔNG TẬP TRUNG ĐƯỢC VÀO NHỮNG ĐIỀU QUAN TRỌNG HƠN.
Nếu “sự sống” quan trọng hơn “đồ ăn”, thì lo lắng về đồ ăn là lo lắng về một tiểu tiết. Trong khi mọi sự lo lắng là không đúng đối với Cơ đốc nhân, như chúng ta sẽ thấy, lo lắng về các tiểu tiết thậm chí còn rất là dại dột nữa. Lo lắng như vậy thì giống như một người đờn bà lo lắng về mái tóc mình sẽ trông thế nào khi người đang ngồi trong một chiếc thuyền sẽ đi ngang qua thác nước Niagara vậy.
Lý do thứ hai cho thấy tại sao lo lắng là sai được Chúa chúng ta cung ứng trong mấy câu kế tiếp. Cách nhấn mạnh ở mấy câu nầy có thể được tóm lại bằng câu nói nầy: LO LẮNG VỀ ĐỒ ĂN VÀ ĐỒ MẶC LÀ DẠI DỘT KHI CÓ NGƯỜI XEM XÉT NHỮNG SỰ TIẾP TRỢ KỲ DIỆU CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI CHO CÁC TẠO VẬT CỦA NGÀI, NHƯ ĐƯỢC THẤY TRONG CÕI THIÊN NHIÊN.
Cái dại dột của sự lo lắng về đồ ăn và đồ mặc được Chúa chúng ta bày ra bằng cách chỉ ra hai minh họa trong cõi thiên nhiên – chim quạ và hoa huệ. Chúng ta có thể nói, chúng là “những chứng nhân thuộc thể” đối với sự tiếp trợ thành tín của Đức Chúa Trời về đồ ăn và đồ mặc cho các loài thọ tạo của Ngài. Chim quạ chứng tỏ sự tiếp trợ của Đức Chúa Trời về đồ ăn, và hoa huệ trong đồng ruộng, Đức Chúa Trời đang tiếp trợ về đồ mặc.
Chim quạ dạy dỗ một bài học về sự thành tín của Đức Chúa Trời trong việc cung ứng cho đồ ăn. Có hai việc dường như đặt chim quạ vào một vị thế bất lợi. Thứ nhất, chim quạ, quý vị sẽ nhớ lại, không được xem là loài chim “sạch”, rồi vì thế nó bị người Do thái xem thường. Thứ hai, chim quạ chẳng có lao động chi về đồ ăn của nó hết. Chim quạ, khi đem đối chiếu với “kẻ giàu mà dại” ở trên, chẳng có gieo, gặt, hay chất chứa đồ ăn vào kho để dành cho nhu cần của nó trong tương lai, thế mà Đức Chúa Trời lại chu cấp mọi nhu cần hàng ngày cho nó.
Cũng một thể ấy với loài hoa huệ trong đồng ruộng. Có hai việc dường như đặt chúng vào một vị thế cũng bất lợi lắm. Loài hoa huệ ở ngoài đồng chẳng làm điều chi vất vả cả, và chúng không “kéo chỉ” để tạo ra vật liệu mà với đó chúng được mặc lấy (đây là một hình ảnh theo thi ca, quý vị hiểu đấy, hoa huệ đã được nhân cách hoá, được nhận định từ quan điểm của con người). Hơn nữa, hoa huệ trong đồng ruộng có đời sống cực kỳ ngắn ngủi. Ngày kia chúng nở ra thật là đẹp, và rồi (dường như) qua ngày sau chúng bị ném vào lò lửa để chụm, chỉ để đốt cháy mà thôi. Tuy vậy, “đồ mặc” của hoa huệ đã làm cho áo xống của Vua Solomon ra hổ thẹn.
Nếu những thứ không quan trọng và vô nghĩa như loài quạ và hoa huệ còn tiếp nhận những sự tiếp trợ rộng rãi như thế từ Đức Chúa Trời, há con cái của Đức Chúa Trời lại không nhận lãnh tốt hơn sao? Dĩ nhiên là họ sẽ, và đấy là sức thuyết phục trong phần dạy dỗ của Chúa chúng ta.
Phần nằm trong ngoặc đơn (12.25-26)
Các minh hoạ về chim quạ và hoa huệ, như quý vị thấy dấy, được phân biệt bằng hai câu, cung ứng lý do thứ ba cho thấy tại sao lo lắng về đồ ăn và quần áo là dại dột. Chúng ta có thể trình bày nguyên tắc theo phương thức nầy: LO LẮNG LÀ DẠI DỘT VÌ LO LẮNG RẤT VÔ ÍCH VÀ HƯ KHÔNG.
Lo lắng, Chúa Jêsus nhắc cho chúng ta nhớ, chẳng có ích lợi chi hết. Giống như kiện cỏ khô đang cháy mà tôi đã nhắc tới trong phần giới thiệu, lo lắng không tạo ra được một điều chi cả. Lo lắng không làm cho người kia cao hơn lên, cũng không kéo dài đời sống của một người được. Và nếu lo lắng sẽ không làm ra được một việc nhỏ nào hết, tại sao chúng ta nghĩ nó sẽ làm được một việc gì đó lớn lao hơn? Lo lắng không hề tạo ra được một bữa ăn đơn sơ nào, thực vậy, thậm chí chẳng có một miếng nhỏ nữa. Lo lắng không tạo ra được một mũi kim nào để may quần áo. Một suy nghĩ nho nhỏ khiến cho người ta phải kết luận rằng lo lắng có lẽ đã ngăn trở các vụ việc nầy.
Có một lý do khác nữa, lý do thứ tư, cho thấy tại sao lo lắng là dại dột: LO LẮNG VỀ ĐỒ ĂN VÀ ĐỒ MẶC LÀ DẠI DỘT VÌ LO LẮNG LÀ THIẾU ĐỨC TIN NƠI ĐỨC CHÚA TRỜI CÙNG CÁC LỜI HỨA TIẾP TRỢ CHO CÁC MÔN ĐỒ CỦA NGÀI.
Lo lắng là bất chấp sự chăm sóc của Đức Chúa Trời đối với loài thọ tạo của Ngài và không tin vào tình yêu thương cùng sự quan phòng của Ngài, như các lời hứa của Ngài đã tỏ ra.
Trong câu 28, Chúa Jêsus nhấn mạnh. LO LẮNG THỰC SỰ LÀ SỢ HÃI, VÀ NGUYÊN NHÂN CHÍNH CỦA NỖI SỢ ẤY CHÍNH LÀ THIẾU ĐỨC TIN NƠI ĐỨC CHÚA TRỜI, NƠI SỰ NHƠN TỪ, NƠI QUYỀN PHÉP, VÀ NƠI CÁC LỜI HỨA CỦA NGÀI SẼ TIẾP TRỢ CHO MỌI NHU CẦN CỦA CHÚNG TA, BẮT ĐẦU VỚI PHẦN QUAN TRỌNG NHẤT – LÀ SỰ SỐNG.
Vấn đề là những thứ thuộc về vật chất, vì chúng là vật chất. Người ta phải nhìn thấy chúng. Đức tin không bắt rễ từ những gì trông thấy được, mà nơi những gì không thấy được. Những thứ nào là đời đời thì không trông thấy được, còn những thứ nào là tạm thời thứ nhìn thấy được. Khi chúng ta tìm kiếm những thứ vật chất, như đồ ăn và đồ mặc, chúng ta đang tìm kiếm những thứ chúng ta có thể thấy được, và vì thế chúng ta đang sống theo mắt thấy, hơn là sống theo đức tin.
“bởi chúng ta chẳng chăm sự thấy được, nhưng chăm sự không thấy được; vì những sự thấy được chỉ là tạm thời, mà sự không thấy được là đời đời không cùng vậy” (II Côrinhtô 4.18).
“Vả, đức tin là sự biết chắc vững vàng của những điều mình đang trông mong là bằng cớ của những điều mình chẳng xem thấy” (Hêbơrơ 11.1).
Đức tin bắt rễ nơi Lời của Đức Chúa Trời, là thứ có cả tạm thời và chắc chắn, không có trong những thứ chúng ta thấy được, chúng qua mau, rồi sẽ mất đi. Trời và đất sẽ qua đi, nhưng Lời của Ngài thì còn lại. Vì thế, Lời của Đức Chúa Trời là nền tảng, cả cho đức tin và sự sống. Và chính tại điểm nầy Chúa Jêsus ban ra cho các môn đồ Ngài một lời chắc chắn:
“Hỡi bầy nhỏ, đừng sợ chi; vì Cha các ngươi đã bằng lòng cho các ngươi nước thiên đàng” (Luca 12.32).
Thuốc giải cho sự sợ hãi là đức tin. Nhiên liệu cho đức tin là thứ không thuộc về vật chất, mà thuộc về cõi đời đời, ấy là Lời của Đức Chúa Trời. “Bầy nhỏ” của Ngài không cần phải lo sợ về đồ ăn và đồ mặc, hoặc thứ chi khác, vì Nước của Ngài (đồng nghĩa với sự sống) là chắc chắn. Và không những “bầy nhỏ” của Ngài sẽ được ban cho Nước ấy, Đức Chúa Trời còn chủ động vui sướng ban ra Nước ấy nữa. Chúng ta biết chắc rằng Đức Chúa Trời sẽ làm điều chi Ngài đẹp lòng, và việc ban cho chúng ta Nước của Ngài sẽ làm cho Ngài đẹp lòng, và đối với chúng ta điều nầy chắc chắn lắm.
Hãy hướng về Vương quốc
Chúa Jêsus không những đã cảnh cáo các môn đồ Ngài đừng lo lắng về mọi nhu cần vật chất của họ, Ngài còn hứa với họ về Nước và Ngài hứa tiếp trợ cho họ cho tới khi ngày ấy đến. Giờ đây, Chúa Jêsus bảo họ nên bỏ đi căn bệnh quá thiên về vật chất kia. Hai mạng lệnh của Chúa được thấy trong mấy câu cuối của phân đoạn Kinh Thánh nầy.
Mạng lệnh thứ nhất là một mạng lệnh chung – họ phải trước hết tìm kiếm nước của Đức Chúa Trời, và khi tìm kiếm phải biết chắc mọi nhu cần của mình sẽ được thoả mãn. Nói như vậy không có nghĩa là mọi nhu cần vật chất của con người là vô nghĩa đâu, hoặc người ta sẽ bất chấp chúng. Chúa Jêsus đang dạy rằng lo lắng về các thứ nầy là không đúng, vì lo lắng không làm ra đồ ăn hay đồ mặc. Chúa Jêsus đang đòi hỏi điều ngược lại với lo lắng: đó là đức tin.
Tìm kiếm nước của Đức Chúa Trời là phương tiện cho việc làm thoả mãn các nhu cần vật chất của con người. Nói như thế dường quá nghịch lý, có phải không? Người ta có khuynh hướng nghĩ rằng không phải như thế đâu, nhưng đường lối của Đức Chúa Trời thì trỗi hơn mọi suy tưởng của con người. chúng ta kiếm được sự sống qua việc từ bỏ nó, chúng ta lãnh đạo bởi sự phục vụ, và mọi nhu cần vật chất của chúng ta được thoả mãn không phải bởi lo lắng về chúng, mà bởi việc tìm kiếm Nước của Đức Chúa Trời là ưu tiên một của chúng ta.
Giờ đây Chúa Jêsus đang bước từ một giải pháp chung cho sự thiên về vật chất đến một bước thực tế, rất đặc biệt mà mỗi môn đồ sẽ nắm lấy:
“Hãy bán gia tài mình mà bố thí. Hãy sắm cho mình túi không hư, và của báu không hề hao kém ở trên trời, là nơi kẻ trộm không đến gần, sâu mọt không làm hư nát” (Luca 12.33).
Bước bán đi mọi của cải của một người bố thí cho kẻ nghèo dựa theo nguyên tắc cho thấy tấm lòng của con người ở đâu thì của cải phải ở đó:
“Vì của báu các ngươi ở đâu, thì lòng cũng ở đó” (Luca 12.34).
Chuỗi hành động nầy, Chúa Jêsus đang kêu gọi, quả thực dường như rất cấp tiến. Chúng ta chắc chắn sẽ tìm thấy một lý do nào đó cho việc nắm lấy Lời của Ngài theo một phương thức không phải theo nghĩa đen. Tôi không nghĩ rằng Chúa Jêsus đang đòi hỏi từng môn đồ phải bán đi của cải, và vì thế tất cả Cơ đốc nhân phải sống trong nỗi nghèo khó. Tôi sẽ giải thích lý do tại sao tôi đến với phần kết luận nầy trong một phút, song trước khi tôi giải thích, tôi muốn đưa ra câu hỏi nầy: “Nếu Chúa Jêsus kêu gọi quý vị phải bán đi mọi của cải để trở thành môn đồ của Ngài (như Ngài đã làm với người giàu có mà trẻ tuổi kia), thì quý vị sẽ làm theo chăng?” Làm theo lời lẽ của Chúa Jêsus khiến cho quý vị thấy bất an không? Tôi nghĩ là có đấy. Chúng ta đừng mau mau gạt lời lẽ nầy qua một bên nhé!
Tôi tin rằng chúng ta có thể tìm được đôi chút sáng suốt trong mạng lệnh của Chúa chúng ta khi chúng ta xem xét cẩn thận những từ mà Chúa Jêsus dùng và không dùng. Thứ nhất, tôi muốn hướng sự chú ý của quý vị vào chữ “bán”. Tại sao Chúa Jêsus lại ra lệnh cho các môn đồ Ngài phải bán đi mọi của cải của mình, hơn là bỏ chúng đi? Có vài điều đáng lưu ý thoạt đến trong lý trí của tôi khi tôi suy gẫm ý nghĩa của chữ “bán” nầy.
(1) Những của cải mà chúng ta bán đi phải là những thứ khác hơn nhu cần, như “đồ ăn” và “đồ mặc”. Những thứ cần thiết trong cuộc sống mà chúng ta đang sở hữu có thể được đem bố thí cho kẻ nghèo. Chúa Jêsus không truyền cho các môn đồ Ngài phải bố thí đồ ăn và đồ mặc của họ cho người nghèo, Giăng Báptít đã xử lý với vấn đề nầy:
“Người đáp rằng: Ai có hai áo, hãy lấy một cái cho người không có; và ai có đồ ăn cũng nên làm như vậy” (Luca 3.11).
Ở đây Chúa Jêsus đang truyền cho các môn đồ phải bán đi mọi của cải của họ rồi bố thí cho người nghèo. “Các thứ của cải” nầy có thể gồm cả đồ ăn và đồ mặc. Tôi nghĩ rằng những thứ đem bố thí cho người nghèo phải là các thứ cần thiết nhất: đồ ăn và đồ mặc. Vì vậy, các thứ “xa xỉ” hơn (ít nhất là không cần thiết) là những thứ nằm trong danh mục cần phải bán đi.
Trong khi chúng ta thường lo lắng về “các thứ cần thiết” như đồ ăn và đồ mặc, chúng ta thường nặng lòng với các thứ không quan trọng lắm, những thứ xa xỉ, điều nầy không hay lắm. Để thông cảm cho tánh tham của mình, chúng ta điền thêm vào danh sách các thứ quan trọng. Vì thế, danh sách “các khoản cần thiết” luôn luôn trội hơn thu nhập của chúng ta, và vì thế chúng ta không bao giờ có tiền để bố thí. Chúa Jêsus đang mau mắn giải quyết nan đề nầy, có phải không? Theo tôi nghĩ, Ngài đang chỉ ra trong chúng ta, ai là người cần phải bán đi của cải mình có.
Có một sự giả hình hiển nhiên ở đây, có phải không? Phân đoạn Kinh Thánh bắt đầu bằng cách nói ra sự dại dột của tánh lo lắng về các thứ cần thiết như đồ ăn và đồ mặc. Phân đoạn kết thúc với một mạng lệnh phải bán đi một số của cải của chúng ta. Chúng ta có ấn tượng mình đang sống trong những lối hẹp, nhưng chúng ta thực sự đang sống trong “thành phố đầy ắp”. Quý vị ơi, đấy là sự giả hình. Và chúng ta sống trong đó đường hoàng đến nỗi chúng ta tin quyết trong lòng là chúng ta đang sống trong rối rắm, chúng ta lo lắng nhiều về các nhu cần vật chất.
(2) Những thứ mà chúng ta sẽ bán đi phải có giá trị đối với chúng ta và nhiều người khác. Nếu chúng ta sắp bán đi thứ chi đó, thì nó phải có giá trị cho ai đó, hoặc sẽ chẳng có ai mua. Nói cách khác, thứ chúng ta đem bán phải có giá trị cho ai đó. Ở đây, lời lẽ của Chúa chúng ta chỉ ra điều tôi đã chọn gọi là “thiện ý dẫn đến bố thí”. “Cái đầu thiện ý”: ấy là chúng ta bố thí cho người nghèo những thứ chúng ta không muốn bố thí, và chẳng một ai khác cần nữa. Chúng ta bố thí những thứ theo thiện ý, những thứ không bán tại cửa hàng bán buôn của chúng ta. Nếu chúng ta phải bố thí theo các mạng lệnh của Chúa Jêsus, chúng ta phải bố thí nhiều hơn các thứ chúng ta không còn dùng được nữa.
Vì những thứ chúng ta đem bán phải có giá trị đối với những người khác, chúng cũng phải có giá trị đối với chúng ta nữa. Thực vậy, có lẽ chúng ta sẽ nói rằng những gì chúng ta “bán đi” là thứ đau lòng chịu mất mát hơn là chúng ta đem bố thí. Đôi khi nỗi đau không nằm ở chỗ mất mát thứ đó, mà nằm trong chỗ nhận biết ai sẽ sở hữu và sử dụng (hay lạm dụng) món đó. Tôi có thể nghĩ tới việc sở hữu một chiếc xe hơi mà tôi đã ra sức sửa chữa cẩn thận, và tôi đã chăm chút tận tình nó, có một người bạn đến mua, người nầy lôi thôi lắm, hắn sẽ chở đầy thứ hôi hám lên chiếc xe lắm “tự hào và vui mừng” của tôi và hắn sẽ không bao giờ thay nhớt xe. Bán đi một chiếc xe hơi như vậy (nếu tôi có một chiếc giống như thế) sẽ là đau lòng lắm!
(3) Những thứ chúng ta đem bán để rồi chúng ta sẽ mua lại cái tốt hơn. Người ta bán thứ nầy để mua lại thứ khác. Người ta bán đi những thứ để kiếm tiền mua lại thứ tốt hơn cái mà họ đem bán. Một trường hợp trong Kinh Thánh cho thấy người kia đã tìm được “châu ngọc” rồi vui lòng bán đi tất cả để mua cho kỳ được viên ngọc ấy (đối chiếu Mathiơ 13.44-46). Chúa Jêsus phán trong phân đoạn Kinh Thánh khi người kia bán đi của cải đời nầy của mình, là thứ hư hoại và không bền bỉ, ông ta kiếm được của báu lâu bền hơn. Theo ý nghĩa nầy, bán đi của cải của chúng ta là một sự hy sinh trong một giới hạn lâu dài.
(4)Chúng ta bán đi của cải để tài sản của chúng ta biến thành tiền mặt, dễ gần gũi và sẵn có. Tôi có một hướng suy nghĩ khác khiến cho quý vị phải chú ý, một suy nghĩ không đáng khen cho lắm. Đó là loại tâm lý “tiền mặt” hay “đĩa dâng hiến”. Chúng ta có xu hướng suy nghĩ về thái độ biết ơn khi dâng cho Đức Chúa Trời chỉ ở giới hạn tiền mặt chúng ta đang có trong tay. Có bao giờ quý vị bị người ăn mày trên đường phố đến gần chưa? Nếu quý vị làm giống như tôi, quý vị thò tay vào túi, kiểm tra tiền lẻ mang theo, và nếu quý vị thực sự rộng lượng, quý vị bố thí cho người đó số tiền lẻ quý vị có trong túi, khi nghĩ đấy là một sự hy sinh thực sự. Quý vị sẽ bị mất lòng nếu người ăn xin kia còn xin thêm nữa. Thậm chí số tiền quý vị xếp lại trong bóp còn nằm yên trong đó.
Khi chúng ta vào trong nhà thờ, mọi sự đều thay đổi – có phải không? Khi đĩa đựng tiền dâng được chuyển tới, chúng ta nghĩ (hoặc dám) thò tay vào túi đựng tiền lẻ (trừ phi số tiền lẻ đó đã được trao cho con mình dâng hiến – sự dạy dỗ tốt). Chúng ta phải móc bóp ra. Chúng ta móc bóp ra để lấy mấy tờ giấy bạc, ít nhất là những tờ giấy bạc loại nhỏ. Mặc dù có một vài Hội Thánh “cắt như dao” họ nhận thu sự dâng hiến bằng thẻ tín dụng, chúng ta nghĩ rằng sự biết ơn duy nhất của chúng ta đối với Đức Chúa Trời nằm trong các giới hạn những thứ vật chất chúng ta đang có bằng tiền mặt. Chẳng có gì phải ngạc nhiên hết, tất cả chúng ta đều phải mắc nợ! Chúng ta nghĩ rằng Đức Chúa Trời sẽ đáp ứng giống như kẻ ăn xin ngoài đường phố, và vui sướng lãnh lấy số tiền rẻ mạt mà chúng ta dâng nhỏ giọt kia.
Chúa Jêsus còn đi xa hơn thế nữa. Nếu chúng ta không thể bố thí cho người nghèo vì “chúng tôi không có tiền” (tiền mặt), Chúa Jêsus bảo chúng ta “phải rút nó ra”. Có thể chúng ta đã để cho đĩa tiền dâng đi ngang qua trong ngày Chúa nhật nầy, song khi chúng ta có nhiều của cải, thứ của cải không phải là tiền mặt, Chúa Jêsus bảo chúng ta đổi thứ của cải không phải là tiền mặt thành tiền mặt, hầu cho chúng ta không bị ngăn trở trong nan đề dâng hiến bằng tiền mặt. Giờ đây, sự việc nầy đang ngăm doạ người ta. Đây là những gì địa vị môn đồ đang đề cập tới – ấy là nhận ra ai là Chúa và tôi tớ của người, ai (hay cái gì) đang quản chế chúng ta, và cái gì đang quản trị chúng ta.
Lời lẽ của Chúa Jêsus ở đây không những là “đòi hỏi” cao có tính cách mạng, chúng còn tỏ ra một sự thật rất thú vị và có tác dụng nâng cao kiến thức. Vấn đề của các môn đồ, cũng như chúng ta, không phải ở chỗ “không đủ sức”, mà đúng hơn là chúng ta đang có nhiều của cải quá.
Khi tôi suy nghĩ về nhu cần của chúng ta về bánh ăn hàng ngày mà Chúa Jêsus đã dạy dỗ các môn đồ Ngài cần phải làm gì về vấn đề nầy – họ cần phải cầu nguyện:
“xin cho chúng tôi ngày nào đủ bánh ngày ấy” (Luca 11.3; đối chiếu Mathiơ 6.11).
Thế nhưng tại sao Chúa Jêsus không dạy các môn đồ Ngài phải cầu nguyện cho các nhu cần hàng ngày của họ về đồ ăn và quần áo, đúng hơn là lo lắng về các thứ ấy? Há đây không phải là chỗ sự dạy của Chúa chúng ta về sự cầu xin các thứ ấy là thích hợp và xác đáng sao?
Tôi nghĩ câu trả lời rất đơn giản. Đau lòng, nhưng đơn giản. Lý do tại sao Ngài không dạy chúng ta cầu nguyện ở đây vì Ngài biết chúng ta sẽ không cầu nguyện. Và tại sao chúng ta không cầu nguyện xin bánh ăn hàng ngày? Vì chúng ta không nhất thiết phải cầu xin điều ấy. Các môn đồ không cần sự vùa giúp của Đức Chúa Trời trong cấn đề nầy vì họ đã có quá nhiều, chớ không phải quá ít. Nếu chúng ta thực sự đang có cần và chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể chu cấp cho mọi nhu cần của chúng ta, chúng ta sẽ cầu nguyện. Mỉa mai thay, việc chúng ta thiếu cầu nguyện hầu như đang nằm trong tầm mức sự giàu có của chúng ta. Trong khi sự thực cho thấy rằng “anh em chẳng được chi, vì không cầu xin” (Giacơ 4.2), đây cũng là một sự thật đáng buồn trong cuộc sống vì chúng ta “không cầu xin vì chúng ta đang có”. Giacơ nói thêm khi chúng ta cầu xin, chúng ta không cầu xin cho các nhu cần của chúng ta, mà vì những điều chúng ta ham muốn, “khoái lạc” của chúng ta (Giacơ 4.3).
Chúng ta có muốn “hướng lòng nhìn về quê hương” không? Vậy thì chúng ta phải chất chứa của cải ở trên trời. Phương thức chất chứa của cải ở trên trời là giữ lấy thứ của cải thuộc hàng nhu yếu, và bán đi những của cải thuộc hạng xa xỉ, rồi bố thí cho người nghèo.
Đối với tôi, khi tôi viết bài nầy thì hình thức xa xỉ mà sự giàu có của chúng ta thường muốn có nó, theo tôi, đấy là những thứ an toàn và chắc chắn nhất. Vì thế sự giàu có của chúng ta trong hình thức xa xỉ dường như là việc chắc chắn phải lo liệu, và nhơn đó sự giàu có ấy đảm bảo cho chúng ta rằng sự giàu có của chúng ta sẽ cứ kéo dài mãi. Chúa Jêsus phán, một lần nữa, ngược lại. Nếu chúng ta giữ lấy hình thức nhu yếu rồi bỏ đi sự giàu có được xem là bảo đảm nhất, sự giàu có ấy đang nằm trong những cái túi không có lỗ, đó là sự giàu có còn hoài, đó là sự giàu có ở trên trời.
Phần kết luận
Một lần nữa, Chúa Jêsus đã đưa chúng ta vào trong lãnh vực thần học, là lãnh vực thực tế và đau đớn nhất trong đời sống chúng ta. Ngài đã cung ứng cho chúng ta một vài sự giải thích cho thấy lý do tại sao lo lắng về của cải vật chất là dại dột, hư không và tội lỗi. Ngài đã hứa với chúng ta rằng Đức Chúa Trời sẽ chăm sóc cho loài chim và loài hoa huệ vậy. Ngài đã hứa với các môn đồ về Nước Trời. Ngài dạy chúng ta rằng chúng ta cần phải chất chứa của cải của mình rồi bố thí cho người nghèo.
Song làm sao thể hiện được hết sự việc nầy? Chẳng lẽ mỗi Cơ đốc nhân đều phải sống trong tình trạng nghèo khổ, chẳng có của cải gì hết sao? Liệu chúng ta có phải bán đi mọi thứ chăng? Có phải nghèo khó là chìa khoá cho lòng mộ đạo không? (Đây là điều rất khó chịu cho “những kẻ theo Tin Lành thịnh vượng”)?
Tôi có một vài điểm lưu ý, chúng sẽ giúp chúng ta hiểu rõ những lời lẽ nầy:
(1) Trong phân đoạn Kinh Thánh, Chúa Jêsus không truyền cho các môn đồ Ngài phải bán đi hết thảy của cải của họ. Tôi tin rằng có một sự khác biệt quan trọng giữa việc truyền cho các môn đồ của một người phải bán đi mọi sự họ có (điều nầy đã được phán cho người trai trẻ giàu có, Mác 10.21) và dạy họ phải bán đi mọi của cải của họ.
(2) Chúng ta cần phải xem xét phân đoạn Kinh Thánh của chúng ta và các mạng lệnh của nó theo ánh sáng của mọi phân đoạn Kinh Thánh liên quan tới Cơ đốc nhân và của cải vật chất. Có người sử dụng các phân đoạn có tính cách hứa hẹn như một lời khuyên: “Hãy nêu đích danh rồi đòi hỏi lời hứa đó”. Nếu Chúa Jêsus từng phán rằng bất cứ điều chi có hai người nhất trí với nhau cầu xin, thì Ngài sẽ ban cho họ (đối chiếu Mathiơ 18.19), chúng ta cần phải ý thức khi tìm cách sử dụng phân đoạn nầy một cách độc lập ra khỏi các phân đoạn khác trong sự cầu nguyện. Vì vậy, ở đây, chúng ta cần phải xem xét lời lẽ của Chúa Jêsus về những thứ vật chất theo ánh sáng của các phân đoạn khác. Một số phân đoạn dạy chúng ta bố thí các thứ đồ vật, hơn là bán chúng đi (đối chiếu Luca 3.11). Phương thức nầy giờ đây đang thu nhỏ hoặc làm suy yếu lời lẽ của Chúa Jêsus, như chúng ta đang nhìn thấy trong phân đoạn Kinh Thánh của chúng ta, thế nhưng nó nhắc cho chúng ta nhớ rằng Chúa Jêsus đã phán nhiều điều về của cải vật chất, về thái độ của chúng ta đối với chúng, và về cách chúng ta sử dụng chúng nữa. Chúng ta hãy tìm cách hiểu cho rõ và ứng dụng mạng lệnh nầy theo ánh sáng của nhiều điều mà Chúa Jêsus đã dạy dỗ (và sẽ dạy dỗ sau nầy) trong sách Luca.
(3) Chúa Jêsus đã phán nhiều về tiền bạc cùng cách sử dụng tiền bạc trong Tin Lành của Luca. Theo một phương thức, phân đoạn Kinh Thánh nầy chỉ là phần giới thiệu đề tài mà thôi. Trong chương 16 và các phân đoạn nối theo sau, Chúa Jêsus dạy chúng ta rằng chúng ta cần phải sử dụng tiền bạc và các thứ của cải vật chất theo cách khôn khéo. Việc bán chúng đi và bố thí cho người nghèo là cách sử dụng khôn ngoan các thứ của cải vì như thế là “chất chứa của cải ở trên trời” và hướng lòng mình nhìn về quê hương. Thế nhưng cũng có nhiều cách khác để khôn khéo sử dụng tiền bạc, và vì thế bán đi mọi của cải của chúng ta không luôn luôn là hướng hành động tốt nhất đâu!
(4) Chúng ta học biết các mạng lệnh của Chúa chúng ta về của cải trong sách Tin Lành Luca, chúng cần phải được hiểu rõ và ứng dụng từ sách thứ hai của Luca, là sách Công vụ Các Sứ đồ. Trong Công vụ Các Sứ đồ chúng ta thấy Hội Thánh đã làm đúng theo lời dạy của Chúa Jêsus:
Mọi người đều cảm xúc được sự kính sợ; và nhiều phép lạ dấu kỳ đã được làm ra qua các sứ đồ. Và hết thảy những người tin Chúa đều sinh sống với nhau, họ lấy mọi vật làm chung; và họ bắt đầu bán đi tài sản của cải của họ, rồi chia sẻ cho nhau, tuỳ theo lượng cần dùng của mỗi người (Công vụ Các Sứ đồ 2.43-45).
Và hội chúng của những người tin Chúa đều hiệp một lòng một ý: không ai trong số họ coi điều chi là thuộc riêng về mình; nhưng mọi sự đều là của chung đối với họ. Rồi với quyền phép lớn lao của họ, họ đã làm chứng cho sự phục sinh của Chúa Jêsus, và ân điển dư dật đã giáng trên họ. Vì chẳng có người nào nghèo thiếu giữa vòng họ, vì hết thảy những ai là chủ đất đai hay nhà cửa đều bán chúng đi, đem tiền đặt dưới chân các sứ đồ; rồi tiền bạc sẽ được phân phối cho mỗi người, tuỳ theo sức cần dùng của từng người (Luca 4.32-35).
Các thánh đồ trong thành Giêrusalem đã làm đúng theo lời dạy của Chúa Jêsus. Họ đã bán đi của cải họ có. Nhưng họ không bán đi ngay lập tức, họ cũng không bán hết chúng một lần đâu. Lời lẽ của Phierơ nói với Anania cho thấy chẳng có gì xét đoán ông ta nếu ông ta giữ lại của cải mình (đối chiếu Công vụ Các Sứ đồ 5.4). Nhưng đấy là những đặc điểm đánh dấu các môn đồ trong Hội Thánh đầu tiên, sự thật cho thấy rằng họ đã đoạn tuyệt không còn xưng nhận quyền làm chủ của mình nữa:
“Chẳng ai kể của mình là của riêng; nhưng kể mọi vật là của chung cho nhau” (Công vụ Các Sứ đồ 4.32).
Đây không phải là hình thức Cộng sản đâu, ít nhất theo chúng ta biết như ngày hôm nay. Chủ nghĩa Cộng sản nói rằng không có một ai có quyền sở hữu bất cứ thứ gì (hoặc đúng hơn nhà nước mới có quyền sở hữu), và rồi nhà nước khẳng định quyền làm chủ ấy thay cho người dân. Trong Hội Thánh đầu tiên, người ta vẫn còn giữ lấy của cải trong số tài sản của họ, nhưng họ không xưng nhận quyền làm chủ hay muốn giữ lấy chúng. Thực ra, họ đã giữ của cải cho tới chừng có nhu cần mới đem chúng đi bán, song trong tấm lòng của họ, họ đã ký thác cho Đức Chúa Trời rồi. Họ đã có một sự thay đổi trong tấm lòng, từ hạng người đi tìm kiếm của cải, thành hạng người quản lý của cải mà Đức Chúa Trời đã đặt vào sự coi sóc của họ trong một thời gian.
Tôi tin, đây là chìa khóa cho mọi điều mà Chúa Jêsus đang dạy dỗ chúng ta trong Luca 12. Tham lam tìm cách kiếm được nhiều thêm; trong khi ân điển và sự rời rộng sốt sắng ban ra nếu và khi thấy cần thiết. Rốt lại, lo lắng thì chẳng có giá trị gì hết. Nó không thể day dứt mãi được. Và nó sẽ có giá trị đời đời khi chúng ta chuyển nó thành của cải bền lâu bằng cách sử dụng nó theo một phương thức hiệp nghi với giáo huấn của Đức Chúa Trời.
Khi tôi nghĩ tới sự dạy của Chúa chúng ta ở đây theo hình thái một môn đồ nhìn xem của cải, những thứ mà người ấy có xu hướng suy nghĩ là của mình, tôi được nhắc nhớ về thái độ của Ngài đối với mọi thứ mà Ngài đã có:
“Vì anh em biết ơn của Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, Ngài vốn giàu, vì anh em mà tự làm nên nghèo, hầu cho bởi sự nghèo của Ngài, anh em được nên giàu” (II Côrinhtô 8.9).
“Hãy có đồng một tâm tình như Đấng Christ đã có, Ngài vốn có hình Đức Chúa Trời, song chẳng coi sự bình đẳng mình với Đức Chúa Trời là sự nên nắm giữ; chính Ngài đã tự bỏ mình đi, lấy hình tôi tớ và trở nên giống như loài người; Ngài đã hiện ra như một người, tự hạ mình xuống, vâng phục cho đến chết, thậm chí chết trên cây thập tự” (Philíp 2.5-8).
Tôi thấy có hai bài học quan trọng ở đây. Bài học đầu tiên: ấy là Chúa chúng ta không yêu cầu các môn đồ Ngài phải làm điều chi mà chính mình Ngài chưa làm. Chưa có ai chịu thiệt nhiều giống như Ngài đã chịu thiệt đâu. Chưa có ai giàu có cho bằng Ngài đâu, họ cũng chưa trở nên nghèo bằng Ngài đâu.
Thứ hai, những lời lẽ và ví dụ của Chúa chúng ta đã dạy cho chúng ta biết, chúng chỉ ra rằng “của cải” của chúng ta phải nhiều hơn cả đồ ăn và đồ mặc, thực vậy, phải nhiều hơn các thứ vật chất nữa. Của cải của chúng ta là những thứ mà chúng ta nghĩ là thuộc về chúng ta, chúng ta bám lấy chúng, chúng ta không muốn chịu thiệt vì ích lợi cho người khác. Của cải của chúng ta bao gồm “những quyền hạn” và “những sự tự do Cơ đốc” của chúng ta, là những thứ chúng ta có thể chịu thiệt vì ích cho nhiều người khác (đối chiếu I Côrinhtô 8-10; Rôma 14). Chúa Jêsus đã bắt đầu với của cải vật chất vì đây là một “việc nhỏ”, song đấy là chỗ khởi sự, một điểm xuất phát.
Gạn lọc những giá trị
Cần phải có những gạn lọc về các giá trị. Đây là sự dạy dỗ đang diễn ra trong các trường công của chúng ta, họ dạy về những giá trị. Cái khó khi tiếp cận: ấy là chẳng có một giá trị đạo đức nào được dạy là tuyệt đối hết. Thay vì thế, hình thức tình thế đã được rao giảng (hay ít nhất đã được lôi vào) trong cách “gạn lọc” các giá trị của sinh viên bằng cách hỏi họ sẽ hành động ra sao trong một loạt tình thế được đưa ra – có khi tình thế thuộc linh đó dường như kêu gọi hay xưng công bình cho các hành động phi đạo đức, như tà dâm hay giết người. Tôi muốn chống lại sứ điệp và phương pháp gạn lọc các giá trị trong học đường của chúng ta.
Khi tôi xem phân đoạn Kinh Thánh nầy trong sách Luca, tôi được nhắc nhớ tới vai trò quan trọng mà các giá trị đang có trong đời sống chúng ta. Các hành động mà chúng ta thực hiện đều dựa theo các đánh giá về đạo đức – tức những giá trị. Hãy để ý các giá trị thường được nhắc tới trong phân đoạn Kinh Thánh của chúng ta, thường theo hình thức so sánh. Sự sống quý trọng hơn đồ ăn, và thân thể hơn đồ mặc. Sự sống và thân thể thì quan trọng/có giá trị hơn đồ ăn và đồ mặc. Chúng ta có giá trị đối với Đức Chúa Trời hơn loài chim hay hoa huệ ở ngoài đồng. Của cải trên đất có ít giá trị, nhưng của cải ở trên trời có giá trị rất lớn, vì chúng còn hoài. Tìm kiếm Nước Đức Chúa Trời thì quan trọng hơn tìm kiếm những của cải vật chất.
Nhìn biết sự khác biệt giữa thiện và ác, giữa tốt và xấu, giữa cái tạm thời và cái đời đời chính là nền tảng cho sự phân biệt giá trị, và chính hệ thống giá trị của chúng ta sẽ quyết định mọi hành vi của chúng ta. Người đã tìm được “châu ngọc” vốn biết rõ thứ mà mình đã khám phá có giá trị như thế nào rồi, và ông ta vui vẻ bán đi mọi của cải mình để mua viên ngọc ấy. Satan là kẻ dối gạt bậc thầy, và hắn thường hành động để làm thay đổi các giá trị của con người. Chúng ta cần phải biết rõ chỉ có Lời Đức Chúa Trời mới đáng tin cậy để quyết định các giá trị của chúng ta, và để nắn đúc đời sống chúng ta (đối chiếu Hêbơrơ 4.12-13). Chúng ta nên thường xuyên hướng về Lời của Ngài, và để cho Lời ấy nung đúc chúng ta ra giống như Ngài.
Sau cùng, cho phép tôi nói rằng giá trị thường được xác định theo các giới hạn của thì tương lai. Của cải đời nầy có ít giá trị vì nó không trường tồn – nó không có tương lai. Của cải trên trời có giá trị vô hạn vì nó không bao giờ bị hư mất – nó không có tận cùng. Cho nên trong mấy câu còn lại của phân đoạn nầy, Chúa chúng ta nhắc tới các thái độ và hành vi hướng về tương lai. Chúng ta hãy tra xét mấy câu nầy cùng vai trò chúng đang đóng trong việc xác định các giá trị của Công vụ Các Sứ đồ và trong việc giúp chúng ta nới lỏng cái nắm bắt những thứ thuộc về vật chất. Chúng ta hãy xem xét mấy câu nầy hầu giúp chúng ta thôi không còn lo lắng nữa và khởi sự chờ đợi và làm việc, theo như Chúa chúng ta đã truyền dạy chúng ta.
Cho phép tôi kết thúc bằng lời lẽ nầy về vấn đề chủ nghĩa vật chất do Mục sư J. I. Packer, khi ông bình luận về ý nghĩa của I Giăng 2.15-17, một phân đoạn có liên quan tới phần nghiên cứu của chúng ta:
Yêu thế gian có ý nhĩa như thế nào? Giăng phân tích tình yêu nầy theo các giới hạn của tư dục (tánh ham muốn), nó nói “ta muốn…” và tánh kiêu ngạo (khoe khoang, khoác lác), nó nói “ta có…”. Ngài đang phán ở đây về tánh ham muốn không dứt đối với những gì quý vị chưa có cùng tiếng bi bô khoe khang về những gì quý vị đang sở hữu (câu 16)… Ham muốn có, rồi kiêu căng trong sự mình có, những gì thế gian quanh chúng ta đã cung hiến cho thấy yêu thế gian có ý nghĩa như thế nào!
Từ điều nầy chúng ta thấy lý do tại sao yêu thế gian loại trừ tình yêu của Đức Chúa Cha ra (câu 15). Yêu thế gian là tình yêu ích kỷ, hám lợi, thâu trữ, kiêu căng, tham lam, và say sưa, rồi không còn có chỗ cho loại tình yêu nào khác nữa hết. Người nào yêu thế gian đang hầu việc và thờ lạy chúng từng giây phút một: đó là một công việc trọn thời gian của họ. Và từ điểm nầy chúng ta thấy người nào có những hyvọng và xu hướng vào việc tìm kiếm khoái lạc, lợi lộc, và đặc ân vật chất đang mua vé để tìm kiếm một kinh nghiệm mất mát, vì vậy Giăng đã nói (câu 17), thế gian không trường tồn. Sự chắc chắn ổn định nhất của sự sống, ấy là một ngày kia chúng ta sẽ để lại mọi khoái lạc, lợi lộc và đặc ân đời nầy ở sau lưng. Sự bất an duy nhất: ấy là mọi điều đó sẽ bỏ rơi chúng ta trước khi chúng ta có thì giờ bỏ chúng lại sau lưng!?!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét