Thứ Tư, 26 tháng 5, 2010

Luca 23.26-49: "SỰ CHỐI BỎ ĐẤNG MÊSI CỦA ISRAEL - PHẦN III"



Via Dolorosa (đường đến với thập tự giá)
Sự đóng đinh Đấng Christ trên cây thập tự (23.33-49)
Phần giới thiệu
Cấu trúc của phân đoạn Kinh Thánh
Phần tiếp cận của chúng ta
Các đặc điểm trong câu chuyện của Luca nói về sự đóng đinh trên thập tự giá
Via Dolorosa: Trên đường đến với thập tự giá (23.26-32)
Thập tự giá, sự độc ác của con người, và lòng thương xót của Đức Chúa Trời (23.33-43)
Phần kết luận
Bài 73:

Sự chối bỏ Đấng Mêsi của Israel — Phần III

(Luca 23.26-49)
Via Dolorosa (Đường đến với thập tự giá).
Luca 23.26-32: “Khi chúng điệu Đức Chúa Jêsus đi, bắt một người xứ Sy-ren, tên là Si- môn, từ ngoài đồng về, buộc phải vác cây thập tự theo sau Ngài. Có đoàn dân đông lắm đi theo Đức Chúa Jêsus, và có mấy người đàn bà đấm ngực khóc về Ngài. Nhưng Đức Chúa Jêsus xây mặt lại với họ mà phán rằng: Hỡi con gái thành Giê-ru-sa-lem, đừng khóc về ta, song khóc về chính mình các ngươi và về con cái các ngươi. Vì nầy, ngày hầu đến, người ta sẽ nói rằng: Phước cho đàn bà son, phước cho dạ không sanh đẻ và vú không cho con bú! Bấy giờ, người ta sẽ nói với núi rằng: Hãy đổ xuống trên chúng ta! với gò rằng: Hãy che chúng ta!Vì nếu người ta làm những sự ấy cho cây xanh, thì cây khô sẽ xảy ra sao? Chúng cũng đem hai người đi nữa, là kẻ trộm cướp, để giết cùng với Ngài”.
Sự đóng đinh Đấng Christ trên cây thập tự (23.33-49)
“Khi đến một chỗ gọi là chỗ Sọ, họ đóng đinh Ngài trên cây thập tự tại đó, cùng hai tên trộm cướp, một tên bên hữu Ngài, một tên bên tả. Song Đức Chúa Jêsus cầu rằng: Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết mình làm điều gì. Đoạn, họ bắt thăm chia nhau áo xống của Ngài. Dân chúng đứng đó mà ngó. Các người coi việc nhạo cười Ngài, rằng: Nó đã cứu kẻ khác; nếu nó là Đấng Christ, Đấng Đức Chúa Trời đã lựa, thì hãy cứu mình đi! Quân lính cũng giỡn cợt Ngài, lại gần đưa giấm cho Ngài uống, mà rằng: Nếu ngươi là Vua dân Giu-đa, hãy tự cứu lấy mình đi! Phía trên đầu Ngài, có đề rằng: NGƯỜI NẦY LÀ VUA DÂN GIU-ĐA. Vả, một tên trộm cướp bị đóng đinh cũng mắng nhiếc Ngài rằng: Ngươi không phải là Đấng Christ sao? Hãy tự cứu lấy mình ngươi cùng chúng ta nữa! Nhưng tên kia trách nó rằng: Ngươi cũng chịu một hình phạt ấy, còn chẳng sợ Đức Chúa Trời sao? Về phần chúng ta, chỉ là sự công bình, vì hình ta chịu xứng với việc ta làm; nhưng người nầy không hề làm một điều gì ác. Đoạn lại nói rằng: Hỡi Jêsus, khi Ngài đến trong nước mình rồi, xin nhớ lấy tôi! Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Quả thật, ta nói cùng ngươi, hôm nay ngươi sẽ được ở với ta trong nơi Ba-ra-đi. Khi đó, ước giờ thứ sáu, khắp xứ đều tối tăm cho đến giờ thứ chín. Mặt trời trở nên tối, và màn trong đền thờ xé chính giữa ra làm hai. Đức Chúa Jêsus bèn kêu lớn rằng: Hỡi Cha, tôi giao linh hồn lại trong tay Cha! Ngài vừa nói xong thì tắt hơi. Thầy đội thấy sự đã xảy ra, ngợi khen Đức Chúa Trời rằng: Thật người nầy là người công bình. Cả dân chúng đi xem, thấy nông nổi làm vậy, đấm ngực mà trở về. Song những kẻ quen biết Đức Chúa Jêsus và các người đàn bà theo Ngài từ xứ Ga-li-lê, đều đứng đằng xa mà ngó”.
PHẦN GIỚI THIỆU:
Con người không ngớt làm cho tôi phải ngạc nhiên. Một lãnh vực rất quyến rũ, ít nhất là đối với tôi, là phương thức trong đó người ta suy nghĩ về bản thân họ và về Đức Chúa Trời. Có (ít) người nói không có Đức Chúa Trời, tôi nghĩ số nầy rất ít. Đại đa số con người ta đều tin có một Đức Chúa Trời, và họ tìm một cách thế gì đó để tránh không nhận Đức Chúa Jêsus Christ là Chúa và là Cứu Chúa của họ. Nếu một số nào đó trong hạng người nầy là thành thật, họ sẽ nói họ đã chối bỏ những lời xưng nhận của Đấng Christ, không phải vì Ngài tự xưng mình là Đức Chúa Trời và không phải vì Ngài không là Đức Chúa Trời. Tôi nghĩ, sở dĩ họ lý luận như thế là vì họ tin rằng con người không đến nỗi tồi tệ như Lời Đức Chúa Trời nói, Đức Chúa Trời cũng không nhơn đức như Lời Ngài nói. Thật là ngu xuẫn, họ dám cho rằng con người là tử tế, có lòng thương xót, và nhơn đức, trong khi Đức Chúa Trời là độc dữ và gian ác.
Trong khi một số ít người lỗ mãng như thế, thực sự có nhiều người tin như vậy đấy. Sự nhơn đức của con người là một “lẽ đạo” đã được dạy dỗ trong từng góc phố. Lẽ đạo đó được dạy dỗ trong các trường học và học viện đời thường. Lẽ đạo đó cũng được ưa chuộng nhiều khi đưa ra dạy dỗ trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Lẽ đạo ấy cho rằng con người có thể, một lúc nào đó, họ đi lệch hướng không còn nhơn đức theo bản năng của họ nữa, nhưng điều nầy được giải thích bằng một lai lịch không được tốt, hay một môi trường xấu, và chắc chắn bởi những trường đào tạo không được tốt. Mặt khác, Đức Chúa Trời đã đưa ra nhiều sự giải thích. Nếu Đức Chúa Trời vừa nhơn đức, vừa có quyền phép và toàn tri, thế thì tại sao người ta lại nhìn thấy quá nhiều đau khổ như vậy, và đa số những đau khổ đó lại xảy đến cho người vô tội vạ? Người theo tà giáo ở châu Phi sao lại bị định đi địa ngục, một khi họ chưa nghe giảng đến danh của Đấng Christ hay Cơ đốc giáo? Còn những đứa trẻ qua đời thật tội nghiệp nơi bàn tay của tật bịnh, chiến tranh, hay ngược đãi?
Không, nhiều người sẽ chẳng có việc gì phải làm với một Đức Chúa Trời là Đấng thất bại không “lên tới” cấp độ của sự họ trông mong và đòi hỏi. Họ sẽ nói với chúng ta: “Nếu đấy là loại Đức Chúa Trời đang hiện hữu, thì tôi không muốn làm một việc gì với Ngài cả”. Họ sẽ phản kháng vĩnh viễn trong địa ngục, với những con người nhơn đức khác, hơn là sống trong thiên đàng với Đức Chúa Trời, và với những thánh nhân giả nhân giả nghĩa.
Loại suy nghĩ nầy không những rất phổ thông — bất cứ lúc nào con người thành thực đủ để nhìn nhận như thế — nhưng đấy cũng là sai lầm đáng chết. Khi chúng ta đến với sự đóng đinh Chúa chúng ta trên thập tự giá, mọi người đều phải nhìn nhận rằng đây là, không thắc mắc chi hết, giờ phút tệ hại nhất trong cuộc sống của Chúa chúng ta. Hết thảy chúng ta đều xưng công bình mọi hành vi không đáng chấp nhận của chính chúng ta bằng cách nói rằng: “đây là thời điểm thật tồi tệ đối với tôi” hay một câu đại loại giống như thế. Thật vậy, nếu đã có “một thời điểm tồi tệ” đối với Chúa Jêsus, khi thủ vai nhân vật có thể thông cảm được, thì là chính thời điểm nầy trong cuộc sống của Ngài. Và điều chúng ta sẽ tìm kiếm đang nằm ngay chính thời điểm nầy, Chúa Jêsus liên tục đóng vai “nhân vật” thật là trọn vẹn. Sự cố nầy, trên đường đến với đồi Gôgôtha, và rồi tại chính bối cảnh đóng đinh trên thập tự giá, tỏ ra cả Đức Chúa Trời và con người như vốn thực là vậy. Sự cố nầy vạch trần con người là độc dữ đến nỗi không ngờ được, và Đức Chúa Trời thật rất tử tế và có lòng thương xót đáng kinh ngạc. Chính con người thật rất độc ác, và Đức Chúa Trời là Đấng thật nhơn đức, không những trong phân đoạn Kinh Thánh nầy mà còn ở khắp mọi chỗ trong Kinh Thánh, và xuyên suốt mọi thời đại nữa. Chúng ta hãy nhìn vào phân đoạn Kinh Thánh của chúng ta với sự tập trung.
CẤU TRÚC CỦA PHÂN ĐOẠN KINH THÁNH:
Các biến cố vây quanh sự chết của Chúa chúng ta, như đã được Luca mô tả, rơi vào một vài tiểu đoạn phân biệt. Tiểu đoạn thứ nhứt là via dolorosa, con đường đến với thập tự giá, đã được mô tả trong các câu 26-32. Tiểu đoạn thứ hai là bối cảnh đóng đinh trên thập tự giá, các sự cố vây quanh sự hành quyết Chúa chúng ta, đã diễn ra trên đồi Gôgôtha, trong các câu 33-43. Tiểu đoạn sau cùng, trong các câu 44-49, là câu chuyện nói tới cái chết của Chúa chúng ta, cùng với phần mô tả của Luca về cái chạm của các sự cố nầy trên một số người đã chứng kiến sự cố đó — nghĩa là, thầy đội La mã, đám dân đông, và mấy người đờn bà cùng đi với Chúa Jêsus từ xứ Galilê.
PHẦN TIẾP CẬN CỦA CHÚNG TA
Phần tiếp cận bài học nầy sẽ là sự tra xét cuộc đóng đinh Đấng Christ trên thập tự giá, như Luca đã mô tả trong một bài học. Trong bài học nầy, chúng ta sẽ tra xét các câu 26-43, với tiêu điểm nhắm vào sự độc ác của con người và nhắm vào sự nhơn từ của Đức Chúa Trời trong thân vị của Đức Chúa Jêsus Christ Chúa chúng ta. Trong bài học kế tiếp, chúng ta sẽ nghiên cứu các câu 33-49, với tiêu điểm nhắm vào sự thay đổi mà đồi Gôgôtha mang lại trên đời sống của nhiều người đã chứng kiến sự cố lạ thường nầy. Đời sống của hết thảy những người có mặt sẽ không còn giống như trước kể từ giây phút nầy trở đi.
CÁC ĐẶC ĐIỂM TRONG CÂU CHUYỆN CỦA LUCA NÓI VỀ SỰ ĐÓNG ĐINH TRÊN THẬP TỰ GIÁ
Trước khi chúng ta bắt đầu nghiên cứu một số điểm đặc biệt của phân đoạn Kinh Thánh, chúng ta hãy lùi lại một bước, xem câu chuyện như một tổng thể, đặc biệt trong sự so sánh với các câu chuyện tương đương được thấy trong các sách Tin lành Mathiơ, Mác và Giăng.
Thứ nhứt, câu chuyện của Luca là một câu chuyện rút tỉa ra từ những chứng nhân đã trông thấy những gì đã xảy ra. Từ mọi sự mà chúng ta nhận biết, Luca không phải là một môn đồ của Chúa Jêsus, và không phải là một “sứ đồ” trong 12 sứ đồ kia. Luca là một người cùng đi đó đi đây với Phaolô (đối chiếu chữ “chúng ta” trong các phân đoạn Kinh Thánh ở Công vụ Các Sứ Đồ 16.10-17; 20.5-16; 21.1-18; 27.1—28.16), và là người có lẽ đã bị chạm đến bởi đời sống và chức vụ của Phaolô. Dường như là Luca đã có tiếp xúc theo cách riêng khá nhiều với những người chứng kiến các biến cố nầy trong đời sống của Chúa chúng ta, và câu chuyện của ông trong sách Luca là kết quả của sự tìm tòi mà ông đã tốn một thời gian để thực hiện. Ông vốn biết rõ nhu cần của một sách tin lành phục vụ cho các thánh đồ dân Ngoại trong suốt chức vụ của ông cùng với Phaolô, rồi tra tay vào phần việc mà Đức Thánh Linh đã cảm thúc ông bắt tay làm. Sau khi đã nói ra điều nầy, chúng ta phải nhận biết rằng Mathiơ và Giăng chính là những chứng nhân (một mình Giăng đã sống gần gũi với Chúa, cung ứng chi tiết quan trọng những lần xét xử và đóng đinh Đấng Christ trên thập tự giá), và câu chuyện của Mác đã rút tỉa ra được là nhờ vào Phierơ.
Thứ hai, câu chuyện của Luca là một câu chuyện có tính chọn lọc. Câu chuyện của Luca nói tới những lần xét xử, sự đóng đinh trên thập tự giá, và sự chết của Chúa Jêsus không giống nhiều với những gì đã được trình bày ở những chỗ khác, trong những câu chuyện tương tự. Luca, không giống như các trước giả tin lành khác, không thường tìm cách nhấn mạnh sự ứng nghiệm những lời tiên tri trong Cựu ước, sở dĩ như vậy là vì, tôi tin, đối với khán thính giả dân Ngoại, họ không biết nhiều về các lời tiên tri đó.
Thứ ba, câu chuyện của Luca rất đặc biệt, đưa ra những đóng góp đã bị bỏ sót trong các câu chuyện khác. Trong phần nghiên cứu nầy và kế tiếp, chúng ta sẽ nhìn xem ba sự cố không được ghi lại ở các sách tin lành khác:
(1) Câu chuyện nói tới lời lẽ của Chúa Jêsus với “các con gái thành Jerusalem” các câu 27-31.
(2) Câu chuyện nói tới sự biến đổi của tên cướp trên thập tự giá, các câu 38-43.
(3) Lời lẽ của Chúa chúng ta: “Lạy Cha, xin tha cho họ…” trong câu 34.
Khi chúng ta nghiên cứu câu chuyện nói tới sự chết của Chúa chúng ta theo tin lành của Luca, chúng ta sẽ cố gắng nhận thức những điều các trước giả tin lành khác đã viết ra, và vẫn nhắm vào những điều mà Luca đã ghi lại, và nhắm vào sứ điệp có một không hai mà Thánh Linh của Đức Chúa Trời đã dự trù truyền đạt lại qua quyển sách nầy.
Via Dolorosa: Trên đường đến với thập tự giá (23.26-32)
“Khi chúng điệu Đức Chúa Jêsus đi, bắt một người xứ Sy-ren, tên là Si- môn, từ ngoài đồng về, buộc phải vác cây thập tự theo sau Ngài. Có đoàn dân đông lắm đi theo Đức Chúa Jêsus, và có mấy người đàn bà đấm ngực khóc về Ngài. Nhưng Đức Chúa Jêsus xây mặt lại với họ mà phán rằng: Hỡi con gái thành Giê-ru-sa-lem, đừng khóc về ta, song khóc về chính mình các ngươi và về con cái các ngươi. Vì nầy, ngày hầu đến, người ta sẽ nói rằng: Phước cho đàn bà son, phước cho dạ không sanh đẻ và vú không cho con bú! Bấy giờ, người ta sẽ nói với núi rằng: Hãy đổ xuống trên chúng ta! với gò rằng: Hãy che chúng ta!Vì nếu người ta làm những sự ấy cho cây xanh, thì cây khô sẽ xảy ra sao? Chúng cũng đem hai người đi nữa, là kẻ trộm cướp, để giết cùng với Ngài”.
Có hai sự cố chính đã được mô tả trong tin lành của Luca, cả hai đều đã xảy ra trên con đường dẫn tới đồi Gôgôtha. Sự cố thứ nhứt là việc trưng dụng Simôn người Cyrene. Sự cố thứ hai là đáp ứng của Chúa Jêsus đối với “các con gái thành Jerusalem” đang than khóc, với cái nhìn về mối nguy hiểm đang có ở trước mặt họ như một phần của dòng dõi đã chối bỏ Ngài. Các sự cố, ở cái nhìn đầu tiên, dường như chẳng có quan hệ gì, song không phải như vậy đâu! Hai sự cố nầy có cả tính tiên tri về “những việc hầu đến” cho xứ sở Israel, và đặc biệt cho những người sống trong thành Jerusalem.
Một đoàn dân đông đi theo Chúa Jêsus ra khỏi thành Jerusalem, khi Ngài đang trên đường hướng tới đồi Gôgôtha, là địa điểm hành quyết Ngài. Trong khi chúng ta không biết chắc đồi Gôgôtha nằm ở chỗ nào, ít nhất chúng ta sẽ được an toàn khi kết luận rằng đồi ấy nằm ở phía ngoài thành phố. Vì thế, Chúa Jêsus có một đoàn dân đông đi theo ở phía sau, một đoàn dân đông không nhỏ hơn đoàn dân đông đã được mô tả đang ở trong thành Jerusalem vào ngày lễ Ngũ Tuần, sau sự chết và sự sống lại của Chúa chúng ta.
Giờ đây còn ở lại trong thành Jerusalem là những người Do thái kính sợ Chúa từ các dân thiên hạ…Bạt-thê, Mê-đi, Ê-la-mít, kẻ ở tại Mê-sô-bô-ta-mi, Giu-đê, Cáp-ba-đốc, Bông, A-si, Phi-ri-gi, Bam-phi-ly, Ê-díp-tô, đất Li-by gần Sy-ren, nào kẻ từ Rô-ma đến (cả người Giu-đa hoặc người mới theo đạo Giu-đa), người Cơ-rết và Ảrập nữa … (Công vụ Các Sứ Đồ 2.5, 9-11a).
Mọi sự kiện nêu trên đều nhắm vào đoàn dân đông ở đây, một cấp độ đại diện cho cả thế gian.
Khi Chúa Jêsus, vác lấy thập tự giá, và đoàn dân đông nối theo sau, đang trên đường ra khỏi thành Jerusalem, ít nhất đã có một người đang đi theo hướng ngược lại. Simôn từ nước ngoài về xứ, Luca cho chúng ta biết, và vì thế Chúa Jêsus đã đi ngang qua ông ta đúng lúc Ngài té ngã dưới gánh nặng của cây thập tự. Ngài bị yếu sức bởi những giờ thương khó trong vườn Ghếtsêmanê (ở đó Ngài đã đổ mồ hôi, nhỏ xuống như giọt huyết), và bởi những trận đòn suốt cả đêm Ngài bị bắt (Luca 22.63-65), tại cung điện của Hêrốt (23.11), và bởi Philát, ít nhất là một lần (Luca 23.16, 22; đối chiếu Mathiơ 27.27-31; Mác 15.16-20).
Chúng ta không biết nhiều về Simôn. Ông ta đến từ xứ Cyrene, một thành phố ở châu Phi (đối chiếu Công vụ Các Sứ Đồ 2.10; 6.9) do người Hy lạp sáng lập, nhưng với một số đông dân cư người Do thái. Theo câu chuyện của Mác, ông ta là cha của Alexander và Rufus (15.21). Bằng cách luận suy, chúng ta dám kết luận rằng người nầy, cùng với hai con trai của mình, đã đến với đức tin nơi Đấng Christ, có lẽ là một kết quả trực tiếp của sự cố nầy do Luca mô tả. Thế nhưng đây không phải là điểm mà Luca muốn trình bày. Lời lẽ của Luca cho chúng ta biết rất ít, nhưng chúng nói cho chúng ta biết đủ để chứng minh mục đích của ông. Simôn là “một người vô tư đứng bên đường”, khi đối chiếu với sự chối bỏ và sự đóng đinh Đấng Christ trên thập tự giá. Ông là một người đến từ xứ khác, một xứ xa, và ông không ở trong thành Jerusalem; ông đang hướng vào thành ấy, từ xứ xa kia. Ông như đứng tách biệt ra khỏi sự chối bỏ Chúa Jêsus. Tuy nhiên, con người nầy là người đã được dựng nên để vác lấy thập tự giá của Chúa chúng ta trên phần đường còn lại để đến với đồi Gôgôtha. Tại điểm nầy, cần phải nói rằng chính các tên lính La mã, họ đã trưng dụng con người nầy, Simôn, và họ đã buộc ông phải đi theo hướng ngược lại, với gánh nặng của ông là cây thập tự của người kia, một người mà ông chưa hề gặp gỡ trước đây. Lý do chính cho sự lồng câu chuyện nầy vào sẽ được thấy rõ.
Sự cố thứ hai trên con đường đến với thập tự giá gồm cả một đoàn dân đông đang kéo theo ở đàng sau Chúa Jêsus ra đến chỗ hành quyết Ngài. Tuy nhiên, đây không phải là đám đông có trong đích nhắm. Chúa chúng ta không nhìn vào toàn bộ đám đông ấy, mà nhìn vào một mảng nhỏ trong đám đông đó — các con gái thành Jerusalem (không phải là những phụ nữ thuộc xứ Galilê đã đi theo Ngài đến tại thành Jerusalem, đối chiếu 23.49) họ theo cùng, khóc than về Chúa Jêsus. Nếu như Baraba bị đóng đinh trên thập tự giá trong ngày đó, như hắn ta đáng phải bị, thực ra chỉ có một số ít người đến than khóc tại đây. Hầu hết mọi người trong thành Jerusalem sẽ kỷ niệm cái chết của hắn ta — một sự tống khứ phải lẽ. Chỉ có mẹ hắn ta, và có lẽ một vài thành viên khác trong gia đình sẽ khóc than cái chết của hắn. Còn với Chúa Jêsus, đã có rất nhiều người đến than khóc. Lý do cho sự họ than khóc dường như là họ biết rõ Chúa Jêsus sẽ phải chết mất, thực ra Ngài là người công bình, vô tội.
Chúa Jêsus đã xây sang mấy người đờn bà đang khóc than nầy với những lời lẽ khiến cho họ phải xem chừng. Ngài nói cho họ biết đừng khóc than Ngài, nhưng hãy than khóc về họ và về con cái của họ. Thảm hoạ mà Chúa Jêsus đang nói tới là thảm hoạ đã khiến cho Ngài phải than khóc khi Ngài bước vào thành Jerusalem trong sự “vào thành đắc thắng” của Ngài:
“Khi Đức Chúa Jêsus gần đến thành, thấy thì khóc về thành, và phán rằng: Ước gì, ít nữa là ngày nay, mầy đã hiểu biết sự làm cho mầy được bình an! Song hiện nay những sự ấy kín giấu nơi mắt mầy.Vì sẽ có ngày xảy đến cho mầy, khi quân nghịch đào hố xung quanh mầy, vây mầy chặt bốn bề. Họ sẽ hủy hết thảy, mầy và con cái ở giữa mầy nữa. Không để cho mầy hòn đá nầy trên hòn đá kia, vì mầy không biết lúc mình đã được thăm viếng” (Luca 19.41-44).
Sự hủy diệt thành Jerusalem trong tương lai, là điều đã khiến cho Chúa Jêsus phải bật khóc khi Ngài bước vào thành, là chính sự hủy diệt mà mấy người đờn bà của thành được truyền cho phải than khóc. Mấy người đờn bà nầy không nên khóc than nhiều về cái chết của Chúa Jêsus (rốt lại, cái chết đó là nguyên nhân cho sự cứu rỗi của họ), nhưng họ phải khóc than về sự hủy diệt tạo ra một sự thiệt hại to lớn trên họ và trên con cái của họ. Khi nhìn lại, chúng ta biết rằng sự hủy diệt đã giáng xuống thành phố cùng các cư dân của nó bởi Titus, tướng lãnh của quân đội La mã, họ đã cướp phá thành phố và đã giết bỏ hàng ngàn người (hay nhiều hơn).
Vào thời điểm viết ra sách Tin lành nầy, chính Luca cũng không biết những chi tiết tỉ mỉ vì đây vẫn là, trong thời của ông, lời tiên tri. Sách Tin lành Luca đã được viết ra khoảng 10 năm trước sự hủy diệt thành Jerusalem bởi Titus và quân đội của ông ta. Trong sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời, những lời lẽ nầy đã được ghi lại, là những lời lẽ nói tới sự hủy diệt thành Jerusalem vài năm trước sự cố. Những lời lẽ nầy của Chúa Jêsus, có quan hệ tới sự sụp đổ của thành Jerusalem, đều là những lời tiên tri, thậm chí từ cách nhìn của Luca, vào thời điểm ông viết ra sách nầy. Luca không nhìn thấy những lời nầy đã được ứng nghiệm. Ông không biết chính xác Đức Chúa Trời sẽ làm ứng nghiệm mọi lời ấy bằng cách nào!?! Nhưng đấy là lời tiên tri, được ban ra cho dân Ngoại, liên quan tới sự Đức Chúa Trời sử dụng một đoàn quân dân Ngoại sửa phạt thế hệ gian ác nầy trong sự chối bỏ Đấng Mêsi. Cái chạm của tin lành Luca đã mạnh thêm lên bởi sự ứng nghiệm mọi lời nói của Chúa Jêsus ở đây. Các độc giả dân Ngoại phải hạ mình xuống bởi sự nhìn biết Đức Chúa Trời tối cao của Kinh Thánh, Đức Chúa Trời của Israel, có thể sử dụng quyền lực của một thế giới dân Ngoại gian ác và bất tuân để làm thành mục đích của Ngài, giống như một cây roi sửa phạt thiêng liêng, dù không phải là lần đầu tiên, quí vị có nhớ không (đối chiếu Habacúc 1).
Chúa Jêsus đã nói gì với mấy người đờn bà nầy, và tại sao Luca lồng câu chuyện nầy vào khi không một trước giả tin lành nào khác chọn làm như thế? Để nắm bắt được mọi điều mà Chúa Jêsus đã phán ra, chúng ta phải hiểu sự thay đổi nơi các đại từ [pronouns] trong phân đoạn Kinh Thánh. Chúng ta hãy nhìn vào phân đoạn Kinh Thánh một lần nữa, dành sự chú ý thật đặc biệt vào mấy câu gạch dưới nầy:
“Có đoàn dân đông lắm đi theo Đức Chúa Jêsus, và có mấy người đàn bà đấm ngực khóc về Ngài. Nhưng Đức Chúa Jêsus xây mặt lại với họ mà phán rằng: Hỡi con gái thành Giê-ru-sa-lem, đừng khóc về ta, song khóc về chính mình các ngươi và về con cái các ngươi. Vì nầy, ngày hầu đến, người ta sẽ nói rằng: Phước cho đàn bà son, phước cho dạ không sanh đẻ và vú không cho con bú! Bấy giờ, người ta sẽ nói với núi rằng: Hãy đổ xuống trên chúng ta! với gò rằng: Hãy che chúng ta! Vì nếu người ta làm những sự ấy cho cây xanh, thì cây khô sẽ xảy ra sao?”
Nhóm đầu tiên Chúa Jêsus nói tới trong các câu 27-28 là nhóm “các ngươi”. Chúa Jêsus đã phán với mấy “con gái thành Jerusalem” là “các ngươi”. Họ không cần phải khóc than Ngài, mà phải khóc than về họ và về con cái của họ. Thảm họa không phải là cái điều mà Chúa Jêsus đang nếm trải, mà là những gì mấy người đờn bà nầy cùng con cái của họ sắp sửa phải gánh chịu. Nhóm kế tiếp là nhóm “người ta”, được nhắc tới trong các câu 29-30. Đây là phần nhắc tới nhiều người nói chung, đặc biệt là những kẻ đang sống trong thành Jerusalem vào thời điểm xảy ra thảm hoạ. Có nhiều việc sẽ tồi tệ như mang thai, là một ơn phước bình thường đối với giới nữ (với son sẻ là một sự rủa sả), sẽ bị xem là một sự rủa sả. Tốt hơn là không nên làm mẹ, làm một người mẹ trong thì tương lai nầy, Chúa Jêsus đã phán vậy.
Nhóm cuối cùng, được nói tới trong câu 31, là nhóm “người ta” khác nữa, lẽ ra phải dịch chỗ nầy là “mấy ông”. Sự nhắc tới nhóm nầy là chìa khoá cho sự hiểu biết cả phân đoạn nầy. “Người ta” mà Chúa Jêsus đang nhắc tới rõ ràng (theo ý của tôi) là quân đội La mã, họ sẽ đột kích vào thành Jerusalem, cướp phá nó, và để đem lại sự đau khổ lớn lao cho thành phố, đặc biệt với phụ nữ và trẻ em.
Sự Chúa Jêsus nhắc tới hai thứ cây trong câu 31, “cây xanh” và “cây khô” sẽ gây bối rối cho nhiều người. Tôi không thấy đây là một chi tiết kỷ thuật về thuật ngữ của Cựu ước, như đã có trong Êxêchiên 17.24. Tôi e, khán thính giả dân Ngoại mà Luca đang viết cho họ sẽ không thân thuộc với thuật ngữ “cục bộ” của thánh đồ Cựu ước hay của người Do thái trong thời ấy. Tôi tin chúng ta sẽ hiểu rõ lời lẽ của Chúa Jêsus một lần nữa khi chúng ta xác quyết lai lịch của “người ta” mà Ngài đang nhắc tới, về những gì “người ta” nầy đang làm, và về những gì là khác biệt giữa một cây xanh và một cây khô.
Tôi tin, phép loại suy ở đây sẽ rất là đơn giản. “Người ta” là các binh lính La mã. Chúa Jêsus đang phán, trong văn mạch: “Nếu quân La mã đối xử với ta theo cách nầy bây giờ, thì họ sẽ đối xử với các ngươi như thế nào?” Những gì quân La mã đang thực hiện là bất công và giết chóc người vô tội cách độc dữ (thực thế, một người công bình). Nếu họ đóng đinh trên thập tự giá một người công bình vào lúc bây giờ, thì họ sẽ còn làm gì nữa? Đâu là khác biệt giữa “bây giờ” và “hầu đến”? Chính là sự khác biệt giữa “xanh” và “khô”. Một cây còn sống và quan trọng khi nó có sự sống; khi sự sống đó không còn nữa, cây đang chết mất. Một cây đang phát triển (đặc biệt trong một số nơi trên thế giới, gồm có Israel) là một việc rất có giá trị, một việc được xử lý thật nhẹ nhàng. Một cây chết, không có sự sống, cây “khô” thì chẳng có gì giá trị, nhưng được sử dụng để chụm đốt — chỉ thích ứng cho lửa mà thôi. Màu “xanh” của thành Jerusalem là sự hiện diện của Đức Chúa Trời của thành ấy. Tình trạng “khô” của nó là sự vắng mặt của Đức Chúa Trời. Vì lẽ đó Chúa Jêsus đã phán: “Nếu, khi Đấng Mêsi, chính Con của Đức Chúa Trời, đang hiện hữu trong thành xinh đẹp của các ngươi, và quân La mã đối xử với Ta như vậy, các ngươi nghĩ sao về số phận của các ngươi khi thiếu vắng Ta, khi Jerusalem bị Đức Chúa Trời lìa bỏ, và chỉ thích nghi với ngọn lửa hủy diệt?”
Bây giờ đã đến lúc phải quay trở lại với câu 26, vì đây là chỗ mà tư tưởng của Chúa chúng ta (và Luca) khởi đầu. Ai đã trưng dụng Simôn người Cyrene chấm dứt chuyến lữ hành của ông, phải quên đi chương trình của mình, phải vác lấy thập tự giá của Chúa Jêsus, và phải đi theo hướng ngược lại. Chính quân đội La mã đã buộc Simôn phải làm như vậy. Đây là một hành động rất độc ác. Đây chỉ là một tiên vị nhỏ của những gì sắp xảy tới. Trong khi đóng đinh trên thập tự giá không phải là một phương tiện của người Do thái để hành quyết người ta, đóng đinh trên thập tự giá cũng không phải là phổ thông vào thời điểm cái chết của Chúa chúng ta, đóng đinh trên thập tự giá là luật lệ của thời buổi khi người La mã kéo đến bao vây thành Jerusalem. Lịch sử cho biết có hàng ngàn người đã bị đóng đinh trên thập tự giá, ít nhất, và đã có một sự thiếu kém thập tự giá và thiếu cây để kết lại thành thập tự giá, phù hợp với yêu cầu. Những gì sắp xảy ra cho Chúa Jêsus, thực vậy, là một phần nhỏ của tảng băng mà thôi.
Và khi ấy, đã có mấy người đờn bà ở tại thành Jerusalem. Phải chăng họ than khóc vì quân đội La mã đã bị thuyết phục phải xét xử Đấng Christ và đóng đinh Ngài trên thập tự giá? Nói theo cách so sánh (từ quan điểm nhận định của họ) sự nầy chẳng nhằm nhò gì với những gì quân La mã sẽ làm trong những ngày hầu đến. Quân đội nầy, đã đối đầu với sự loạn nghịch của quốc gia nầy, sẽ đánh cho tan tác và thực hiện sự báo thù giáng trên dân sự. Những người đặc biệt trở thành nạn nhân sẽ là nữ giới và trẻ con — như luôn luôn là trường hợp trong khi có chiến tranh.
Tôi nghĩ lời lẽ của Chúa Jêsus phải giải thích nhiều mọi điều đã được phán ra cho người Do thái trong sách Công vụ Các Sứ Đồ liên quan tới sự ăn năn, tin theo Chúa Jêsus là Đấng Christ, và chịu phép báptêm như một bằng chứng công khai cho đức tin của họ. Sự rao giảng của Phierơ vào ngày lễ Ngũ Tuần đã kêu gọi khán thính giả người Do thái khá cứu mình “thoát khỏi giữa dòng dõi gian tà nầy” (đối chiếu Công vụ Các Sứ Đồ 2.40). Dòng dõi của những người Do thái sống trong xứ Israel vào thời của Chúa Jêsus, và đặc biệt là những người đã sống trong thành Jerusalem, đã có một đặc ân rất đặc biệt trong chỗ nhìn thấy và nghe Đấng Mêsi rao giảng. Họ cũng phạm phải một tội trọng hơn khi chối bỏ Ngài. Việc cướp phá thành Jerusalem phải là sự phán xét đặc biệt của Đức Chúa Trời giáng trên dòng dõi ấy và trên thành phố ấy vì sự họ chối bỏ Chúa Jêsus là Đấng Mêsi của Đức Chúa Trời. Chúng ta sẽ không bao giờ hiểu sự rao giảng của các sứ đồ cho dân cư thành Jerusalem ngay lúc và sau lễ Ngũ Tuần cho tới chừng nào chúng ta đã hiểu rõ tội lỗi và số phận sẽ giáng trên thành phố đó.
Tuy nhiên, hãy quay trở lại điểm mà Luca đang cố gắng đưa ra ở đây. Có một phần nhấn mạnh đặc biệt ở đây, tôi tin là Đức Thánh Linh đã cưu mang trong lời lẽ của Luca. Luca đã kiến thiết phân đoạn nầy trong một phương thức làm nổi bật sự đối chiếu giữa sự độc ác của con người (đặc biệt là quân đội La mã — trong việc trưng dụng Simôn, và, trong sự xâm chiếm thành Jerusalem trong tương lai) và lòng thương xót của Chúa Jêsus, là Đấng chẳng nghĩ tới sự thống khổ của chính mình, mà nghĩ tới sự đau khổ của những kẻ đang theo sau Ngài, họ đang than khóc. Chính hạng người vô tín mới là những kẻ độc ác, và chính Đức Chúa Trời là Đấng nhơn từ, ngược lại với nhiều quan niệm không đúng về Đức Chúa Trời và con người. Sự đối chiếu nầy càng được soi sáng thêm trong tiểu đoạn kế tiếp, vì trong các sự cố đã xảy ra nơi sự đóng đinh Chúa chúng ta trên thập tự giá, sự độc ác của con người đã được nhấn mạnh và được lặp đi lặp lại, và sự nhơn từ cùng sự thương xót của Chúa chúng ta rất lớn, có người nghĩ phân đoạn kế tiếp mô tả đấy không phải là một phần nằm trong nguyên bản.
Thập tự giá, sự độc ác của con người, và lòng thương xót của Đức Chúa Trời (23.33-43)
“Khi đến một chỗ gọi là chỗ Sọ, họ đóng đinh Ngài trên cây thập tự tại đó, cùng hai tên trộm cướp, một tên bên hữu Ngài, một tên bên tả. Song Đức Chúa Jêsus cầu rằng: Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết mình làm điều gì. Đoạn, họ bắt thăm chia nhau áo xống của Ngài. Dân chúng đứng đó mà ngó. Các người coi việc nhạo cười Ngài, rằng: Nó đã cứu kẻ khác; nếu nó là Đấng Christ, Đấng Đức Chúa Trời đã lựa, thì hãy cứu mình đi! Quân lính cũng giỡn cợt Ngài, lại gần đưa giấm cho Ngài uống, mà rằng: Nếu ngươi là Vua dân Giu-đa, hãy tự cứu lấy mình đi! Phía trên đầu Ngài, có đề rằng: NGƯỜI NẦY LÀ VUA DÂN GIU-ĐA. Vả, một tên trộm cướp bị đóng đinh cũng mắng nhiếc Ngài rằng: Ngươi không phải là Đấng Christ sao? Hãy tự cứu lấy mình ngươi cùng chúng ta nữa! Nhưng tên kia trách nó rằng: Ngươi cũng chịu một hình phạt ấy, còn chẳng sợ Đức Chúa Trời sao? Về phần chúng ta, chỉ là sự công bình, vì hình ta chịu xứng với việc ta làm; nhưng người nầy không hề làm một điều gì ác. Đoạn lại nói rằng: Hỡi Jêsus, khi Ngài đến trong nước mình rồi, xin nhớ lấy tôi! Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Quả thật, ta nói cùng ngươi, hôm nay ngươi sẽ được ở với ta trong nơi Ba-ra-đi”.
Chủ ý của tôi trong chỗ còn lại của phần lý giải nầy nhắm vào hai đề tài, cả hai đều được nhấn mạnh (và đối chiếu) trong mấy câu kể trên. Đề tài thứ nhứt là sự thương xót và sự nhơn từ của Đức Chúa Trời, và đề tài thứ hai là sự độc ác của con người. Hãy chú ý Luca bắt đầu với lòng thương xót của Đấng Christ:
“Đức Chúa Jêsus cầu rằng: Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết mình làm điều gì” (câu 34).
Đã có nhiều lời đã được thốt ra bởi những người sắp chết, khi bị treo trên cây thập tự của chính họ, nhưng lời lẽ nầy thì rất mới mẻ, chưa có ai nghe thấy trước đó. Danh của Đức Chúa Trời, có lẽ, thường được nhắc tới, song chỉ trong hình thức báng bổ, xúc phạm, hay trong tiếng kêu la cầu cứu hoặc xin thương xót. Còn Chúa Jêsus đã cầu thay, Ngài xin sự tha thứ cho những kẻ đang lấy đi sự sống của Ngài.
Chúa Jêsus đang cầu thay điều gì ở đây, và tại sao Ngài lại cầu xin như thế? Trước hết, tôi tin chúng ta sẽ hiểu lời lẽ của Chúa Jêsus phải ám chỉ đến một điều gì đó thật đặc biệt. Trong khi Ngài đã đến để chịu chết vì tội lỗi của thế gian, hầu cho tội lỗi của loài người sẽ được tha thứ, Chúa Jêsus đang cầu nguyện ở đây, Ngài xin một sự tha thứ đặc biệt, theo như tôi hiểu sự cầu nguyện ấy. Ngài đang cầu xin tội lỗi của hạng người nầy sẽ được tha thứ. Nghĩa là, Ngài đang cầu xin những người dự phần vào sự chối bỏ và sự chết của Ngài sẽ được tha về tội lỗi đặc biệt nầy, là tội đóng đinh trên thập tự giá chính Con của Đức Chúa Trời. Lý do, Chúa Jêsus đã phán, là vì sự thiếu hiểu biết của họ. Sự họ thiếu hiểu biết cũng là một điều rất đặc biệt. Sự thiếu hiểu biết ấy chính là họ không hiểu Ngài là ai!?! Họ biết Ngài tự xưng mình là Đấng Mêsi, là Con của Đức Chúa Trời, nhưng họ lại không chịu tin theo Ngài. Nếu họ biết rõ Đấng nầy chính là Con độc sanh của Đức Chúa Trời, chắc chắn họ sẽ không kết án tử hình Ngài, họ cũng không nhiếc móc Ngài. Họ đã chối bỏ Ngài, song không nhạo báng Ngài.
Tôi tin rằng lời cầu nguyện của Chúa Jêsus đã chứa đựng rất nhiều việc. Giữa vòng những việc khác, lời cầu nguyện ấy chứa tấm lòng của Đức Chúa Con, và tấm lòng của Đức Chúa Cha nữa. Lời cầu nguyện ấy tỏ ra lòng thương xót của Chúa chúng ta, Ngài đã đến tìm và cứu hạng tội nhân, và Đức Chúa Cha, là Đấng đã sai phái Ngài. Nhưng có lẽ trên hết mọi sự, lời cầu nguyện của Chúa chúng ta đã tha thứ cho thành Jerusalem khỏi sự hủy diệt ngay lập tức. Chúng ta có khuynh hướng nhắm vào Chúa của chúng ta, và vào sự cay độc của dân chúng khi họ cho rằng Ngài phải chứng minh thần tính của Ngài bằng cách tuột xuống từ thập tự giá. Nhưng hãy suy nghĩ về sự kềm chế của Đức Chúa Cha. Quí vị cảm nhận như thế nào về thành nầy, về dân sự nầy, một khi họ đối xử với con trai của quí vị theo cách thức như vậy? Đức Chúa Cha thánh khiết, Chúa Jêsus đang cầu nguyện với Đấng đó, là Đấng đã phán với Môise trên Núi Sinai, lúc Israel phạm tội khi thờ lạy con bò con vàng:
“Đức Giê-hô-va cũng phán cùng Môi-se rằng: Ta đã xem thấy dân nầy, kìa là một dân cứng cổ. Vả, bây giờ hãy để mặc ta làm, hầu cho cơn thạnh nộ ta nổi lên cùng chúng nó, diệt chúng nó đi; nhưng ta sẽ làm cho ngươi thành một dân lớn” (Xuất Êdíptô ký 32.9-10).
Nếu Đức Chúa Cha muốn hủy diệt dân Israel vì sự họ thờ lạy hình tượng đang khi Môise còn ở trên Núi Sinai, quí vị nghĩ Đức Chúa Cha mong muốn phải làm gì với những người dân Israel cứng cổ nầy (và dân Ngoại) là những kẻ đang chế giễu Con của Ngài và là những kẻ đang kết án tử hình Ngài? Tôi nghĩ lời cầu nguyện của Chúa Jêsus đã xin tha mạng cho dân nầy và kềm hãm cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời lại cho tới sau sự sống lại của Ngài, và sau khi tin lành được rao giảng cho họ hầu cho họ sẽ không còn thiếu hiểu biết về lai lịch của Ngài nữa, và để cho họ biết ăn năn và được cứu ra khỏi sự hủy diệt của chính thế hệ họ. Lời cầu nguyện của Chúa chúng ta vì thế đã được nhậm trong sự cứu cho nhiều người (thí dụ, Lễ Ngũ Tuần, Công vụ Các Sứ Đồ 2) và trong sự kềm hãm cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời cho những người còn lại, nhờ đó họ có cơ hội để ăn năn và được cứu.
Nếu Luca đã nhấn mạnh lòng thương xót của Chúa chúng ta hiển nhiên qua điều nầy, câu nói của Ngài, từ trên thập tự giá, ông cũng đã cho chúng ta biết về sự độc ác không thể tả hết, cũng được thấy từ trên thập tự giá đó. Thứ nhứt, chúng ta thấy sự độc ác của mấy tên lính:
“Đoạn, họ bắt thăm chia nhau áo xống của Ngài” (câu 34b).
Mấy tên lính, như sự việc cho thấy, họ khô cứng trong phần hành của họ và trước sự đau khổ mà phần hành ấy gây ra. Chúa Jêsus đang có mặt ở đó, Ngài là Con Đức Chúa Trời vô tội, công bình, đang bị treo trên một cây thập tự, huyết Ngài đã đổ ra vì tội lỗi chúng ta. Và họ đang đứng kia, phía dưới mặt đất, họ đang thảy đồng xu nhỏ kia để xem coi ai là người nhận được. Họ chỉ lấy làm thú vị trong việc kiếm chác những gì họ sẽ nhận được từ sự chết của Chúa Jêsus, nhưng họ không quan tâm đến nỗi đau khổ và buồn rầu của Ngài. Họ đã sống thật tách biệt, trong khi Ngài đang ở trong nỗi thống khổ. Họ đang tìm kiếm lợi lộc nhỏ nhen, trong khi Ngài đang từ bỏ sự sống của mình. Thật là độc ác dường bao!
Không những đây là sự độc ác của mấy tên lính thôi đâu. Sau đó, họ còn chế giễu Chúa Jêsus bằng cách cho Ngài uống giấm nữa:
Mấy tên lính cũng giỡn cợt Ngài. Chúng lại gần đưa giấm cho Ngài uống: “Nếu ngươi là Vua dân Giu-đa, hãy tự cứu lấy mình đi!” (câu 36-37).
Các vua chúa đã được người ta dâng rượu cho, nhưng chỉ là loại rượu tốt nhứt mà thôi. Còn thứ được họ đem cho Chúa Jêsus uống là “rượu cặn”, như là thứ rẽ tiền nhất vậy. Phân đoạn Kinh Thánh đã chỉ ra chính cái hành động giỡn cợt đó. Chúa Jêsus, trong quá trình bị người ta nhạo báng, đã được họ trao cho một cây trượng chế giễu (một cây sậy), một long bào chế giễu, một mão triều thiên chế giễu (làm bằng gai), và một sự đầu phục và thờ lạy chế giễu. Ngài phải nâng một cốc chế giễu như thế đó.
Và nhiều người đã có mặt ở đó. Có người cho rằng người ta đứng đó chỉ để xem mà thôi, và chính những người lãnh đạo của họ mới là người rủa sả Chúa Jêsus. Có thể là như vậy, nhưng tôi tin sự tò mò lúc nhàn rỗi của dân chúng là đáng khiển trách lắm. Chữ “[ngay cả] (có trong bảng Kinh Thánh Anh ngữ) các người coi việc” trong câu 35 dường như kết tội lỗi của dân chúng với tội lỗi của các cấp lãnh đạo của họ, theo một cung cách nào đó. Số người nầy, do sự hiện diện của họ, đang dự phần vào cuộc hành quyết độc ác Đấng Christ. Họ rất độc ác trong sự họ tò mò giống như “hạng người có cần cổ bằng cao su” họ chỉ đi ngang qua trong sự tình cờ, chỉ biết nhìn xem những thiệt hại hay đau thương lớn lao cỡ nào mà thôi.
Tiếp đến có sự độc ác cực kỳ của giới lãnh đạo (câu 35). Họ thật là tàn nhẫn dường bao, họ đứng chắn trước mặt Chúa Jêsus, họ nhạo cười Ngài, rồi thách thức Ngài hãy tuột xuống. Gần như là luôn luôn trong những lần hành quyết, giới tăng lữ phải có mặt, nhưng với một cái nhìn, với quan điểm đến phục vụ cho người bị kết án tử hình mà thôi. Ở đây thì không phải như vậy. Họ đang thêm vào sự thống khổ của Ngài, chớ không phải tìm cách phục vụ cho Ngài đâu.
Thậm chí cả Philát, khi vắng mặt, đã chế thêm sự độc ác vào giờ phút ấy. Không những ông ta không tìm thấy tội lỗi nơi người vô tội nầy mà còn đánh đòn Ngài, ông ta đã phê chuẩn sự hành hình Ngài. Dường như ông ta chẳng có mặt, nhưng chẳng có điều chi trong vụ án nầy sẽ xảy ra nếu không có phép của ông ta, và sự dự phần của ông ta cho được. Sự dự phần của Philát và sự độc ác của ông ta được chỉ ra bởi tấm bảng treo trên đầu của Chúa Jêsus, tấm bảng ấy, trong sự chế giễu, đã ghi Ngài là: “Vua dân Giuđa”.
PHẦN KẾT LUẬN:
Sự chối bỏ Chúa Jêsus đã khoác lấy nhiều hình thức, như đã được thấy ở đó, tại thập tự giá của Đấng Christ, nhưng hết thảy các hình thức đó đều là độc ác. Chúng thường rất là độc dữ. Và chúng có các yếu tố khác cũng giống như thế nữa. Hết thảy họ đều chối bỏ Đấng Christ không nhận những điều mà Ngài tự xưng nhận, là “Vua dân Giuđa”, là “Đấng Mêsi”, là “Con Đức Chúa Trời”. Họ đã chối bỏ Chúa Jêsus như chối bỏ những lời Ngài tự xưng nhận. Và sự chối bỏ nầy không dựa vào sự kiện cho rằng Chúa Jêsus phạm vào một tội lỗi nào đó, hoặc thậm chí vào một tội ác nào, thay vì thế họ đã dựa vào chỗ thất bại không làm thoả mãn được những mong đợi của con người về Đấng Mêsi đáng phải — thực vậy, Đấng Mêsi đáng phải — thể hiện để được chấp nhận. Hết thảy những người đó đều có mặt tại thập tự giá, họ đã chối bỏ Chúa Jêsus không nhận Ngài là Đấng Mêsi, họ cho rằng trước tiên Ngài phải tự cứu lấy mình. Những gì họ thất bại không nắm lấy được là cách duy nhất Ngài có thể cứu nhiều người khác mà không tự cứu lấy mình được, song lại từ bỏ sự sống mình, như của lễ một lần đủ cả vì cớ tội lỗi của loài người. Ngài là Đấng vô tội, song Ngài đã chịu chết trong chỗ của tội nhân, hầu cho tội nhân sẽ được tha thứ. Chúa Jêsus đã không hành động phù hợp với mọi mong đợi hay đòi hỏi của con người, nhưng Ngài đã hành động theo phương thức duy nhứt có thể khả thi để cứu lấy hạng tội nhân, bởi sự chết có tính thay thế của Ngài, trong chỗ của tội nhân, gánh lấy án phạt của họ (dù nam hay nữ).
Vậy thì Chúa Jêsus đã phạm phải tội gì nào? Ngài không phạm tội gì độc dữ hết; dân chúng đã phạm phải tội nầy. Chúa Jêsus đã phạm vào “tội” có lòng thương xót. Ngài đã phạm phải tội là Đức Chúa Trời và giống như Đức Chúa Trời. Những con người ác độc, họ tự xem mình là nhơn đức, tương tự họ đã xem nhơn đức là gian ác. Từ lúc bắt đầu chức vụ của Chúa Jêsus, một trong những đối kháng đầu tiên và mạnh mẽ nhất nghịch lại cách hành đạo và giảng dạy của Ngài khi mọi sự được đánh dấu bằng lòng thương xót. Ngài đã đến để tìm và cứu hạng tội nhân, và “người công bình” vốn không thích như thế. Ngài đã gắn bó với hạng người bất xứng, và hạng người “xứng đáng” vốn không ưa như thế. Trong phần phân tích sau cùng, con người chối bỏ Chúa Jêsus vì Ngài là nhơn lành, vì Ngài là nhơn từ và có lòng thương xót, và vì chúng ta là độc ác và gian tà. Nếu thập tự giá của Đấng Christ bày tỏ ra một việc gì đó về con người và về Đức Chúa Trời, thì đó là điều nầy: Con người là độc ác khôn tả; còn Đức Chúa Trời là có lòng thương xót không thể dò được.
Vậy thì những người nói họ chối bỏ Đức Chúa Trời và ơn cứu rỗi của Ngài sẽ ra sao, vì Đức Chúa Trời thực sự là độc ác, trong khi con người thực sự là nhơn đức? Họ rất là thiếu hiểu biết. Còn hơn thế nữa, họ đã bị mù rồi — bị Satan làm cho mù loà, hắn đã giữ con người không nhìn thấy mọi việc như vốn có thật vậy, và nhờ đó xưng công bình tội lỗi của họ, họ lót đường cho sự hủy diệt của chính họ (đối chiếu II Côrinhtô 4.4). Chỉ khi Thánh Linh của Đức Chúa Trời soi sáng tâm trí của hạng người bị hư mất, và khi Ngài hối thúc họ nên ăn năn tội và phải tin theo Con vô tội của Đức Chúa Trời và phải tiếp nhận ơn thương xót của Ngài, để con người được cứu. Quí vị có công nhận tội lỗi của mình, tội lỗi của quí vị — và sự nhơn từ của Ngài không? Tôi mau mắn muốn nói cho quí vị biết sự nhơn từ của Đức Chúa Trời có những giới hạn. Sự nhơn từ ấy bị hạn chế trong một khoảng thời gian trong đó con người được cung ứng cho cơ hội để ăn năn và để tin theo. Rồi kế đó, sự nhơn từ ấy sẽ bị cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời phủ lấp, giống như điều mà Chúa Jêsus đã phán với mấy người đờn bà của thành Jerusalem, giống như điều sẽ giáng trên thành Jerusalem qua cơn giận của quân đội La mã tội lỗi kia. Sự đổ ra sau cùng cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời sẽ tới đến, và con người sẽ nếm lấy cơn thạnh nộ ấy trong cõi đời đời, nếu họ chối bỏ ơn cứu rỗi mà Đấng Christ đã lập ra tại thập tự giá đồi Gôgôtha. Nguyện quí vị tiếp nhận ơn ấy ngay hôm nay.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét