Thứ Ba, 25 tháng 5, 2010

Luca 12.13-21: "THAM LAM: NỔI KHỔ CỦA NGƯỜI GIÀU CÓ"



Phần giới thiệu
Nội dung phân đoạn Kinh Thánh
Cấu trúc của phân đoạn Kinh Thánh
Bối cảnh
Đáp ứng của Chúa Jêsus với người kia và lời thỉnh cầu của ông ta (12.14)
Nan đề và phương giải quyết (12.8-10a)
Nguyên tắc nằm dưới nan đề (12.15b)
Thí dụ nói tới kẻ giàu (12.16-21)
Kết luận: Các phương pháp của Chúa
Sứ điệp của Chúa
Các phân đoạn Kinh Thánh liên hệ.
BÀI 42
THAM LAM: NỖI KHỔ CỦA NGƯỜI GIÀU CÓ
(Luca 12.13-21)
Phần giới thiệu
Khi tôi đọc thí dụ nói về kẻ giàu mà dại kia, tôi không làm chi khác hơn là suy nghĩ về Howard Hughes. Tôi không biết ông ta là kẻ dại dột, song tôi biết rõ ông ta, là một người giàu có. Tôi cũng hay được, từ một số tin tức cho biết ông ta qua đời ngay lúc ông ta đang lo chất chứa, tích luỹ một số của cải rất lớn, ông ta đã không hưởng thụ được bất kỳ của cải nào trong số đó trong những ngày sau cùng của mình, có lẽ là trong những năm cuối đời của ông ta. Theo ý nghĩa nầy, Howard Hughes là một tiêu biểu điển hình trong thời hiện tại cho điều ngược lại với những gì Chúa Jêsus cảnh báo chúng ta trong phân đoạn Kinh Thánh nầy.
Điều nguy hiểm khi suy nghĩ về một con người giống như Joward Hughes khi tôi đọc phân đoạn Kinh Thánh nầy: ấy là câu chuyện nầy chủ yếu áp dụng đặc biệt cho người giàu có. Để nhận định chính xác hơn, suy nghĩ về kẻ giàu mà dại trong phân đoạn Kinh Thánh nầy như Howard Hughes có thể khiến cho tôi không nghĩ tới bản thân mình là một “kẻ giàu mà dại”.
Chúng ta có thể đến với thí dụ nói về kẻ giàu mà dại với một nhận thức chắc chắn rất thiển cận. Có lẽ Chúa Jêsus sẽ phán với chúng ta khi Ngài bước qua phân đoạn kế tiếp, các câu 23-24. Ở đó, Chúa Jêsus đang phán dạy các môn đồ Ngài. Còn ở đây, Chúa Jêsus đang nói ra một thí dụ. Chưa hề có một con người như vậy. Hơn nữa, con người nầy lại rất giàu có. Chúa Jêsus có thể đang phán với chúng ta nữa đấy.
Tôi không dám chắc về câu chuyện đó. Trong chỗ thứ nhất, tôi nghĩ rằng hầu hết chúng ta rất khó mà không nhìn nhận chúng ta, là những cá nhân, giàu có. Hơn nữa, xứ sở của chúng ta, nằm trong sự so sánh với các nước khác, được chúc phước rất dư dật.
Tuy nhiên, các câu 13-21 là một phần của một mảng lớn, và vì thế chúng ta không thể tách riêng những lời cảnh báo và dạy dỗ ra khỏi lời Chúa Jêsus phán cho các môn đồ phải nghe theo. Hãy lưu ý, trong câu 22 lời lẽ của Chúa Jêsus phán với các môn đồ bắt đầu bằng chữ “đoạn”, chỉ ra rằng những điều Ngài đang phán dạy đều dựa vào mọi điều đã được nói ra rồi. Cũng hãy lưu ý, trong phân đoạn Kinh Thánh Chúa Jêsus đã cảnh cáo nghịch lại “mọi kiểu tham lam” (câu 15), cho thấy tham lam có hình thức rất đa dạng, một số hình thức trong đó có thể cám dỗ người giàu có, cùng nhiều hình thức khác trong đó có thể cám dỗ kẻ ít giàu có hơn.
Nội dung phân đoạn Kinh Thánh
Thật là quan trọng cho chúng ta khi tiếp cận bài học và phân đoạn Kinh Thánh nầy: ấy là chúng ta đang nhìn xem một mẫu nhỏ trong một mảng lớn hơn nhiều. Trong câu 1 của chương 12 Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng có một đoàn dân đông đang vây quanh Chúa Jêsus, và là đám đông rất ngang bướng:
“Khi ấy, dân chúng nhóm lại kể hàng ngàn người, đến nỗi giày đạp nhau, Đức Chúa Jêsus mới trước hết phán cùng môn đồ rằng…” (Luca 12.1).
Khi chúng ta tiếp tục đọc qua chương, thì thấy rằng Chúa Jêsus vẫn còn tiếp tục sự dạy của Ngài ở giữa đoàn dân đông đó. Vì thế, trong câu 41, Phierơ đã hỏi Chúa: thí dụ nầy Chúa phán cho các môn đồ hay cho mọi người?
Đoàn dân đông y dường như được đặt làm nền, không những cho đoạn thứ nhất (các câu 1-12), ở đó Chúa Jêsus đã cảnh cáo các môn đồ Ngài về mối nguy hiểm của sự giả hình, và sự giả hình giảng cho họ lại khác hơn sự giả hình có nơi các môn đồ. Sự dạn dĩ trong việc bày tỏ ra địa vị môn đồ của một người cũng có quan hệ tới đoạn kế tiếp (các câu 13-34), chỗ nầy xử lý với của cải vật chất, vì chúng ta biết rõ sự dạn dĩ của các môn đồ trong một môi trường thù nghịch có thể phải dùng sự thịnh vượng của người mà trả giá (đối chiếu Hêbơrơ 10.23-24). Trong đoạn cuối (các câu 35-59), Chúa Jêsus xử lý với vấn đề sẵn sàng cho sự tái lâm của Ngài, là điều, như chúng ta sẽ thấy, có nhiều việc phải làm với sự dạn dĩ và sự chúng ta bằng lòng không còn ràng buộc với của cải vật chất nữa. Cái sợ của tôi: ấy là chúng ta sẽ không xem chương nầy như một tổng thể, khi phần nghiên cứu của chúng ta chỉ là một mẫu nhỏ trong một thời điểm mà thôi. Vì thế, tôi thúc giục quý độc giả, phải nổ lực đọc và nghiên cứu chương nầy như một tổng thể, y như nghiên cứu toàn bộ sách Luca như một tổng thể vậy.
Cấu trúc của phân đoạn Kinh Thánh
Tôi hiểu các câu 13-34 cần phải xử lý với vấn đề của cải vật chất. Mặc dù nghiên cứu của chúng ta chỉ trong vòng các câu 13-21, tôi tóm tắt cấu trúc của cả phân đoạn theo cách nầy:
Bối cảnh (lời thỉnh cầu: “Xin biểu anh tôi…”) – câu 13
Đáp ứng của Chúa Jêsus: một sứ điệp cho kẻ giàu có – các câu 14-21
Vấn đề và một nguyên tắc – các câu 14-15
Một thí dụ nói về kẻ giàu – các câu 16-21
Đáp ứng của Chúa Jêsus đối với các môn đồ và kẻ nghèo mà họ tiêu biểu cho – các câu 23-24
Bối cảnh
Như tôi hiểu bối cảnh, đám dân đông đang lấn ép quanh Chúa Jêsus cùng các môn đồ Ngài vẫn là một đám dân đông ngang bướng. Tôi ngại rằng lời thỉnh cầu nầy Luca ghi lại cho chúng ta chỉ là một lời thỉnh cầu trong nhiều lời thỉnh cầu khác. Tôi nghĩ tới cơ hội giống như trường hợp hội nghị của Tổng Thống có báo chí tham dự vậy. Nếu quý vị đã nhìn thấy một lần, quý vị biết rõ các thành viên của báo chí, trong khi không phải hầu hết tiếng la ó là để lôi kéo sự chú ý của Tổng Thống, mà là tìm cách khiến cho Tổng Thống nhận ra họ và đáp trả câu hỏi của họ. Từ những điều chúng ta trông thấy ở các nơi khác, tiếng kêu la từ những người có mặt trong đám đông không phải là hiếm (đối chiếu Luca 11.27). Không cứ cách nào đó người nầy muốn có được sự chú ý của Chúa chúng ta, và thắc mắc của ông đã được công nhận:
“Bấy giờ, một người giữa dân chúng thưa rằng: Thưa thầy, xin biểu anh tôi chia gia tài cho tôi” (Luca 12.13).
Người nầy dường như công nhận Chúa Jêsus chỉ là một vị giáo sư mà thôi, chớ không phải là Chúa, không phải là Đấng Mêsi. Ông ta cầu xin Ngài đáp ứng, không phải hết mức như một vị giáo sư, mà như các giáo sư khác trong thời của Ngài đã làm. Những gì người nầy muốn là một quan xử kiện, chớ không phải là một vị giáo sư. Dường như là anh của người nầy cũng đang có mặt, mọi sự Chúa Jêsus phải làm là công bố quyền lợi của người đứng ra yêu cầu. Lời thỉnh cầu là không những Chúa Jêsus phải làm những việc nằm ngoài sự kêu gọi của Ngài, mà còn là những việc ích kỷ nữa, không cứ cách nào đó điều Ngài làm đang góp phần vào nhu cần của những người đang đứng trong đám dân đông. Một câu được đưa ra hỏi vị giáo sư trong bối cảnh đó sẽ là một câu hỏi mà câu trả lời hay ứng dụng sẽ được đám đông lấy làm thích thú. Tôi tin người đứng ra đòi quyền lợi cho chính mình, vì quyền lợi riêng của mình, mà bất chấp cả Chúa Jêsus và đám dân đông.
Đáp ứng của Chúa Jêsus với người kia và lời thỉnh cầu của ông ta (12.14)
Chúa Jêsus đã đáp ứng như một vị giáo sư, từ lời nói của chính người nầy, Ngài dạy dỗ điều sai lầm trong các hành động của ông ta, và rút tỉa từ các bài học “ngắt ngang” và phần ứng dụng chung nhất. Song trước hết Chúa Jêsus có một ít lời nói với người nầy khi đáp ứng trực tiếp với lời thỉnh cầu của ông ta:
“Nhưng Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Hỡi người kia, ai đặt ta làm quan xử kiện hay là chia của cho các ngươi?” (Luca 12.14).
Lời lẽ của Chúa Jêsus chỉ ra lời thỉnh cầu của người kia đã đặt sai chỗ. Chúa Jêsus là một giáo sư, mặc dù còn hơn cả chữ Thầy mà người kia đã nhìn biết nữa. Những vị giáo sư khác có thể bị cám dỗ phải tuyên bố trong các trường hợp như vầy, nhưng Chúa Jêsus biết rõ rằng sự việc nầy không nằm trong lãnh vực của sự kêu gọi hay phần việc của Ngài, và vì thế Ngài đã từ chối lời yêu cầu đó. Tôi hiểu rất rõ khi Chúa Jêsus phán: “Hỡi người kia, ai đặt ta làm quan xử kiện hay là chia của cho các ngươi”, Ngài đang cung ứng cho chúng ta thấy rằng người anh cũng đang có mặt. Chúa Jêsus sẽ đến, lần thứ hai, để hành xử như Quan Án (đối chiếu Giacơ 5.9), nhưng điều nầy còn ở phía sau. Người kia không nhìn biết Chúa Jêsus là Đấng Mêsi, mà chỉ là một vị giáo sư, và Chúa Jêsus thì không chấp nhận lời thỉnh cầu của ông ta. Có thể Ngài phải chút bối rối, song Ngài chẳng chấp nhận lời yêu cầu của ông ta. Những gì ông ta nhận được còn sâu sắc hơn điều ông ta cầu xin, nhưng chắc chắn ông ta đáng phải nhận lấy.
Nan đề và phương giải quyết (12.8-10a)
Chúa chúng ta không tìm kiếm một cơ hội để công khai làm bẽ mặt người nầy. Nếu Ngài muốn làm vậy, tôi tin rằng đã không sử dụng một thí dụ, mà sử dụng ngay chính các hoàn cảnh trong đời sống của người nầy, là thực tế bẩn thỉu ở đàng sau lời yêu cầu của ông ta. Nhưng Chúa Jêsus, là Thầy, Ngài không bằng lòng để cho cơ hội dạy dỗ nầy qua đi mà không sử dụng nó như một “phút dạy dỗ”. Vì thế, đáp ứng của Ngài thể hiện ra động lực tội lỗi nằm ở đàng sau lời thỉnh cầu của người ấy:
“Đoạn, Ngài phán cùng chúng rằng: Hãy giữ cẩn thận chớ hà tiện gì hết” (Luca 12.15a).
Người ta có thể thắc mắc: “Chúa Jêsus đang phán với ai, ai được nhắc tới bằng chữ ‘chúng’ trong câu nầy?” Tôi không nghĩ đấy là các môn đồ đâu, Ngài phán với các môn đồ ở trong câu 22. Có thể đấy là đám dân đông, nhưng tôi chẳng nghĩ như thế. Tôi tin rằng Chúa Jêsus đang phán với người kia, cùng anh của người, dường như cả hai người cùng đi chung với nhau. Lời lẽ của Chúa chúng ta, dĩ nhiên là các môn đồ cũng nghe thấy và một số người trong đám dân đông. Tuy nhiên, tôi nghĩ là mắt của Chúa Jêsus đang hướng về người nầy cùng anh của người. Tôi cũng nghĩ rằng cả hai người có lẽ đã phạm tội tham lam – người anh do chẳng trao cho em mình phần của nó (người anh, là người phải thực thi ý định, có phải không?), và người em đang đòi hỏi mình phải nhận được phần của mình.
Lời lẽ của Chúa Jêsus tỏ ra động lực gian ác bên trong, đàng sau yêu cầu của người nọ: ấy là tham lam. Lời lẽ của Chúa cũng cho thấy rằng tham lam, cũng như nhiều tội lỗi khác, đều có nhiều hình thái rất đa dạng, mỗi hình thái có sức lôi cuốn con người. Muốn tránh né các hình thái tham lam nầy, con người phải “coi chừng”, phải “giữ cẩn thận” đối với chúng. Dường như mạng lệnh đầu tiên “coi chừng” chỉ ra nhu cần phải tin mối nguy hiểm đang tồn tại, trong khi mạng lệnh thứ hai “phải cẩn thận” nhấn mạnh sự thận trọng có cần để đề kháng điều ác vì đấy là điều ác.
Nguyên tắc nằm dưới nan đề (12.15b)
Nếu tội lỗi đang nằm dưới lời thỉnh cầu của người kia là tham lam, Chúa Jêsus, là Thầy, tiếp tục chỉ ra nguyên tắc cho thấy giá trị của con người không những đã bị đặt vào chỗ sai lầm, mà còn là dại dột nữa. Nguyên tắc nầy là như vậy:
“vì sự sống của người ta không phải cốt tại của cải mình dư dật đâu” (Luca 12.15b).
Chúa Jêsus dạy rằng sự sống không cốt tại có nhiều của. Ngài đang nói rằng thậm chí người ta có thể tích luỹ hàng đống của cải, nó không thể tạo ra sự sống được. Nói theo cách nầy, chúng ta có thể thấy rằng Chúa chúng ta đang thốt ra lời lẽ nầy cho những kẻ đang giàu có, cho những kẻ thật giàu có, nhưng cho những ai nghĩ rằng “sự sống” sẽ được thu góp khi tích luỹ ngày càng nhiều của cải. Sự sống không hiện hữu trong đồ vật. Sự sống không hiện hữu trong nhiều của cải. Và trong thí dụ, được kể ra để đưa ra nguyên tắc đó, thí dụ nói tới một kẻ giàu, mà giàu cũng chưa phải là đủ.
Thí dụ nói về kẻ giàu (12.16-21)
“Ngài lại phán cùng chúng lời ví dụ nầy: Ruộng của một người giàu kia sinh lợi nhiều lắm, người bèn tự nghĩ rằng: Ta phải làm thể nào? Vì không có đủ chỗ chứa hết sản vật. Lại nói: Nầy, việc ta sẽ làm: ta phá cả kho tàng và cất cái khác lớn hơn, thâu trữ sản vật và gia tài vào đó; rồi sẽ nói với linh hồn ta rằng: Linh hồn ơi, mầy đã được nhiều của để dành dùng lâu năm; thôi, hãy nghỉ, ăn uống, và vui vẻ. Song Đức Chúa Trời phán cùng người rằng: Hỡi kẻ dại! Chính đêm nay linh hồn ngươi sẽ bị đòi lại; vậy những của cải ngươi đã sắm sẵn sẽ thuộc về ai? Hễ ai thâu trữ của cho mình mà không giàu có nơi Đức Chúa Trời thì cũng như vậy” (Luca 12.16-21).
Chúa Jêsus đã từ chối không chịu dự phần trong vai trò của một quan xử kiện, nhưng Ngài đã làm một công việc như một giáo sư. Tôi tin Chúa Jêsus không tìm cách để nói ra nguyên tắc mà Ngài vừa dạy dỗ, căn cứ vào tội lỗi của người, lời thỉnh cầu của ông ta đã cung ứng cơ hội cho lời cảnh cáo nầy nghịch lại với sự tham lam. Thay vì thế, Chúa Jêsus đã kể một ví dụ nói về một người không có thực. Người nầy sống rất giàu có, và người làm chủ mảnh đất rất phì nhiêu và trù phú. Các kho vựa của ông ta đều đầy sản vật mà ông ta chất chứa. Giờ đây, một lần nữa, mảnh đất ấy lại sinh lợi nhiều lắm. Lúa lẫm của ông ta dư dật làm nảy sinh nan đề nơi ông ta. Các kho vựa của ông ta đều đầy dẫy.
Chúa Jêsus giờ đây dẫn chúng ta vào tâm trí của người kia. Chúng ta có thể nghe lóm được ông ta đang nhũ thầm: “Ta không còn có chỗ để chứa sản vật nữa”, ông ta nói: “Ta phải làm thể nào?” Khi ấy, sự cảm thúc đến như thế nầy: “Ta phá cả kho tàng và cất cái khác lớn hơn”. Dĩ nhiên rồi. Ông ta có thể gia tăng mặt bằng của nhà kho. Ông thực sự có thể mở rộng khả năng tích luỹ của cải của ông ta.
Giải pháp nầy bấy giờ đã được thai nghén, kẻ giàu mà dại kia bấy giờ mới tự nhũ lòng với cách thức, với dự tính, với mục đích của mình. Nếu những lời nói trước đây của ông ta tỏ ra nan đề và phương thức để giải quyết chúng, sự tự vấn trong tâm kế đó đã tỏ ra động lực cùng các mục tiêu của người nầy. Ông ta đang nói với lòng mình. Đúng ra, là ông ta đang nói với linh hồn mình. Ông ta đã từng cất lên những kho vựa lớn lao hơn rồi đem hết sản vật mình có vào trong đó, ông ta sẽ nói với linh hồn mình: “Linh hồn ơi, mầy đã được nhiều của để dành dùng lâu năm. Đây là lúc nghỉ ngơi, là lúc làm cho cuộc sống thoải mái hơn, rồi tận hưởng mọi việc tốt lành cho những năm hầu đến; thôi, hãy nghỉ, ăn uống, và vui vẻ”.
Lời lẽ của Đức Chúa Trời xuyên thủng qua lối suy nghĩ của ông ta, khác hơn những gì ông ta suy tưởng. Đức Chúa Trời đã gọi người nầy là kẻ dại, một người có giải pháp và sự giàu có dường ấy đang chỉ ra ông ta là người rất khôn ngoan. Nếu người kia đang trông mong một đời sống lâu dài, một đời sống thoải mái, Đức Chúa Trời phán rằng sự sống của ông ta sẽ kết thúc, ngay trong đêm hôm đó, trước khi ông ta vui hưởng bất kỳ một thứ nào trong số của cải của ông ta. Những gì ông ta tiết kiệm cho chính mình, người khác sẽ hưởng lấy.
Và rồi, lời lẽ của Đức Chúa Trời dường như kết thúc, và câu cuối cùng là phần ứng dụng của ví dụ nầy cho tất cả những ai sẽ lo chất chứa của cải cho bản thân mình, hơn là giàu có nơi Đức Chúa Trời: “Kẻ nào làm như thế, kẻ nào sẽ sống như kẻ giàu mà dại kia, sẽ chịu lấy số phận như ông ta”.
Kẻ giàu mà dại kia đã sai phạm ở chỗ nào?
Lời lẽ của Đức Chúa Trời, cùng với lời lẽ của Chúa chúng ta, có lẽ đã gây sốc cho người nào nghe được các lời đó, và lời ấy cũng dành cho chúng ta nữa đấy. Kẻ giàu mà dại là người đáng được ngợi khen trong xã hội của chúng ta, và có lẽ trong một số Hội Thánh của chúng ta nữa. Ông ta là một người rất giàu có. Nói như thế là nói tốt cho ông ta lắm, đặc biệt trong một thời điểm “khi ấy và bây giờ” khi người ta cân bằng cả mặt thuộc linh lẫn sự thành công. Ngày nay, chúng ta gọi đấy là “Tin Lành thịnh vượng”. Đây là một người có khả năng kềm chế tánh ăn ngon của mình, hay dường như vậy. Đây là một người không được mô tả là tiêu xài tiền bạc cho bản thân mình, nhưng là người có kỷ luật để tiết kiệm nó, chúng ta có thể nói: ấy là “để dành cho ngày mưa gió”. Đây là một người biết suy nghĩ về tương lai và là người biết sửa soạn cho mình trong tương lai đó.
Thế sao một người như thế lại bị gọi là kẻ dại? Sao một người như thế nầy phải nhận lãnh lời quở trách của Đức Chúa Trời, và lời quở trách của Chúa chúng ta? Làm thế nào ông ta lại đóng vai trò như một kiểu mẫu cho những kẻ bị xét đoán, và bị kết án? Người nầy có những suy tưởng, động lực và hành động nào bị xem là dại dột chứ? Người đưa ra lời thỉnh cầu với Chúa Jêsus (và những kẻ đang lắng nghe nữa), họ tiếp thu được gì qua câu chuyện nầy?
Tôi tin rằng câu chuyện tự nó tỏ ra vài yếu tố “dại dột” nơi suy tưởng và hành động của người nầy. Hãy xét qua chúng cùng với tôi trong một phút:
(1) Kẻ giàu mà dại kia đang thất bại không nhận ra sự giàu có của mình đến từ đâu. Chẳng có bằng chứng nào trong câu chuyện cho thấy người đặc biệt là có tài hết, hoặc biết tháo vát trong công việc làm ăn của mình, hoặc ông ta là một người chịu khó làm lụng. Người nầy rõ ràng chẳng có công trạng chi trong sự giàu có của mình. Chúa Jêsus rất cẩn thận khi thuật lại cho chúng ta biết ruộng của người giàu sinh lợi nhiều lắm. Chúng ta hãy xét qua sự ấy. Ruộng tốt thì sản xuất ra những vụ mùa gặt trúng. Ruộng xấu sinh ra vụ mùa xấu. Và hơn thế nữa. Đức Chúa Trời là Đấng ban cho các vụ mùa thật trúng. Đặc biệt đây là những gì Đức Chúa Trời đã hứa cho trong Giao Ước với Môise (đối chiếu Phục truyền luật lệ ký 28.1-14). Kẻ giàu mà dại kia dường như không nhìn biết nguồn gốc sự giàu có của mình. Thật vậy, từ những gì Kinh Thánh đã thuật lại cho chúng ta biết, kẻ giàu mà dại kia chẳng biết gì về Đức Chúa Trời hết.
(2) Kẻ giàu mà dại kia đã phạm sai lầm trong sự ông ta hiểu biết về mục đích của sự giàu có. Nếu kẻ giàu mà dại kia thất bại không nắm được sự giàu có của mình đến từ đâu, ông ta cũng thất bại không hiểu ông ta cần phải làm gì với sự giàu có đó. Ông ta nghĩ rằng giàu có là do tích luỹ và tiết kiệm, thay vì sử dụng. Ông ta còn tin rằng giàu có, khi nó được đem ra sử dụng, là sử dụng vì sự an nhàn và yên ủi cho chính bản thân ông ta mà thôi. Ông ta, như luật pháp Cựu Ước đã dạy, đã không nhìn thấy sự giàu có của mình là cơ hội để ngợi khen Đức Chúa Trời, và là phương tiện bởi đó ông ta có thể dâng lên những của lễ lạc hiến, gồm bắt buộc và tình nguyện. Ông ta cũng không nhìn thấy sự giàu có của mình là sự Đức Chúa Trời tiếp trợ cho ông ta để phục vụ nhiều người khác, cả hai phần: bố thí và cho người nào đang có cần vay mượn. Sự nầy chẳng thể hiện ra nơi kẻ giàu mà dại kia, khi kho lẫm của ông ta không còn sức chứa nữa, ông ta chẳng có bố thí cho ai hết.
(3) Kẻ giàu mà dại kia rất dại dột vì ông ta nhìn thấy của cải là sự an ninh của mình, và là nền tảng cho sự đình chỉ không sản xuất nữa. Dường như từ lời lẽ của người nầy cho thấy không những ông ta dự trù nghỉ ngơi, mà ông ta còn trù tính một kỳ nghỉ thật sớm nữa. Chúng ta có thể nói, sự giàu có của ông ta là phần “an ninh xã hội” của mình. Tôi hiểu ông ta như muốn nói rằng ông ta sẽ lo xây cất lên những kho lẫm lớn hơn và sản vật sẽ được chất chứa bên trong an toàn, cùng với của cải của ông ta. Ông ta đang dự trù “treo chiếc quần jean lao động của mình lên” rồi ngồi nghỉ trên chiếc ghế dựa. Ông ta đang muốn ăn và nghỉ trên chiếc ghế dựa. Ông ta đang muốn ăn và uống những thứ ngon nhất và muốn tận hưởng những thứ tốt nhất trong phần đời còn lại của mình.
(4) Kẻ giàu mà dại kia rất dại dột trong sự giả định của mình. Người nhà giàu kia giả định hai việc về tương lai, cả hai đều là không thật. Thứ nhất, ông ta giả định rằng ông ta sẽ có sự giàu có trong tương lai. Thứ hai, ông ta giả định rằng ông ta sẽ sống đời trong tương lai, để hưởng lấy của cải của mình. Cả hai điều giả định nầy đều là không thật khi đời sống của ông ta bị đòi lại ngay trong đêm hôm ấy. Người khác sẽ tiếp thu lấy của cải của ông ta, và ông ta không sống để tận hưởng những gì ông ta đã chất chứa.
(5) Kẻ giàu mà dại kia rất dại dột khi cứ khư khư nắm lấy quan điểm về tương lai với cái nhìn hạn hẹp và loại bỏ Nước của Đức Chúa Trời. Kẻ giàu mà dại kia đã sống đời sống của mình theo ánh sáng của cõi tương lai, nhưng tương lai ấy không có Nước của Đức Chúa Trời, sự chết, hay sự phán xét hầu đến. Tương lai của kẻ giàu mà dại kia chỉ lâu đủ theo cuộc sống đời nầy của ông ta, và chỉ rộng đủ theo mọi sở thích của ông ta mà thôi.
(6) Kẻ giàu mà dại kia là một kẻ rất dại dột cả trong cách ông ta định nghĩa cuộc sống và trong cách ông ta nghĩ cuộc sống cần phải dành được. Từ ngữ “sự sống” thường được dùng trong chương 12. Đối với kẻ giàu mà dại kia, “sống” hay “sự sống” được xác định trong các giới hạn của sự an nhàn và khoái lạc, trong các giới hạn chỉ có ăn và uống, và tận hưởng theo cách xác định cuộc sống như vậy. Và cuộc sống dành được do đặt cái tôi và sự giàu có của một người lên trên hết. Một người tìm được sự sống bằng cách tìm kiếm cuộc sống cho bản thân mình và bất cần tới ai khác, kể cả Đức Chúa Trời. Chúa Jêsus phán cùng các môn đồ Ngài rằng phương thức cho người ta nhận được “sự sống”, để cứu lấy mạng của mình là phải bỏ nó đi. Kẻ giàu mà dại kia đã sống cuộc sống của mình ngược lại với phương thức Chúa Jêsus dạy các môn đồ Ngài phải sống. Người nào ngã chết khi theo đuổi “sự sống”, “sống” hoặc “sinh sống” bởi sự trợ giúp của Satan, là kẻ giết người, là kẻ dẫn người ta đến với sự chết bởi hứa hẹn với họ và khiến cho họ theo đuổi “sự sống” theo cách định nghĩa không đúng.
Kết luận: Các phương pháp của Chúa
Trước khi chúng ta tập trung vào sứ điệp của Chúa chúng ta trong phân đoạn Kinh Thánh nầy, chúng ta hãy để ra một phút xem xét các phương pháp của Ngài. Chúa Jêsus là Đấng Mêsi, là điều dường như người nhà giàu nầy không biết tới, nhưng Ngài cũng là một giáo sư, chúng ta dám nói rằng Ngài là một vị Giáo sư. Trong khi tôi không nghĩ chúng ta nên bắt chước theo từng cách thực hành của Chúa chúng ta, tôi nghĩ rằng các vị giáo sư có thể và nên học theo Chúa.
Chúa Jêsus, là một vị Giáo sư, không xây khỏi sự kêu gọi và chức năng của Ngài trước những gì không phải là phần việc của Ngài. Chúa Jêsus đã từ chối không hành động như một quan xử kiện hay một người đứng chia gia tài giữa hai anh em, không phải vì Ngài không có khả năng để làm việc đó, mà vì đấy không phải là sự kêu gọi của Ngài. Phần nhiều người trong chúng ta bị người ta yêu cầu phải đưa ra những lời tuyên bố (nghĩa là, đưa ra những lời xét đoán) trổi hơn khả năng và sự kêu gọi của chúng ta. Trong khi Chúa Jêsus từ chối không làm theo những gì người nầy yêu cầu, Ngài đã sử dụng tình trạng xen vào của người nầy làm một “phút dạy dỗ”, và Ngài đã dạy một bài cho mọi người đều học, một bài học với nhiều ứng dụng rộng rãi, cho những người đến nhóm lại trong ngày ấy. Chúa Jêsus, một vị giáo sư, không xét đoán, nhưng Ngài đã dạy dỗ.
Khi Chúa Jêsus dạy dỗ, Ngài không giống như người Pharisi và các thầy dạy luật, đã tránh né “những con muỗi” và đã bày tỏ ra những con “lạc đà”. Dạy dỗ theo Kinh Thánh ngày nay thường bao gồm luôn những chuyện linh tinh, phân tích chi ly các nghiên cứu từ ngữ và v.v… Sự dạy dỗ đúng đắn dựa trên nghiên cứu cẩn thận, nhưng theo ý kiến của tôi thì không được làm sai trái nội dung của bài học. Thay vì thế, bài học tập trung vào các điểm chính, nó tỏ ra tầm mức quan trọng của chủ đề, để các chi tiết lại không nhắc tới. Dạy dỗ đúng đắn không nói cho người khác biết tất cả những gì chúng ta biết, nhưng sự dạy ấy chỉ chuyển đến họ một vài việc mà họ cần nên biết mà thôi.
Sự dạy của Chúa Jêsus – và tôi tin mọi sự dạy dỗ đúng đắn – tập trung vào các nguyên tắc, chứ không tập trung vào các điểm đặc biệt. Kẻ giàu kia có một mục tiêu trong trí, có Chúa Jêsus bên cạnh ông ta để ông ta nhận lấy phần cơ nghiệp của mình. Chúa Jêsus tập trung vào nan đề quan trọng hơn, “trái tim” của vấn đề, đó là tham lam, và Ngài đã dạy dỗ một nguyên tắc, nguyên tắc nầy che đậy sự tham lam theo một cách chung chung:
SỰ SỐNG CỦA MỘT NGƯỜI KHÔNG GỒM TRONG SỰ DƯ DẬT CỦA CẢI CỦA NGƯỜI ẤY.
Một nguyên tắc được nói ra rõ ràng không những làm cho lẽ thật ra sáng láng, mà nó còn được thốt ra để cho người ta dễ hiểu và áp dụng nữa. Theo ý kiến của tôi, nó cũng không làm cho đời sống Cơ đốc ra dễ dàng đối với nhiều người khác, cung ứng cho họ một giải pháp mau lẹ và sẵn sàng cho mọi nan đề của cuộc sống (hình thức tuân thủ luật pháp của các thầy thông giáo và người dòng Pharisi đã làm điều nầy), nhưng nó cung ứng nền tảng cho sự hiểu biết nan đề của họ và cho sự quyết định họ phải xử sự như thế nào về chúng. Dạy dỗ bằng các nguyên tắc đặt trách nhiệm lên người nghe phải hiểu rõ và biết áp dụng lẽ thật.
Cũng hãy lưu ý rằng khi Chúa Jêsus dạy dỗ, Ngài đã tránh né những điểm cùng các nội dung đặc biệt của người có thắc mắc khiến nẩy sinh ra bài học của Ngài. Chúa Jêsus đã cung ứng một vài điểm đặc biệt về người muốn anh mình chia gia tài cho mình cách công khai. Chúa Jêsus đã thẳng thừng gọi người nầy là kẻ dại, nhưng thay vì thế Ngài đã kể ra một ví dụ, và trong ví dụ nầy Ngài đã bày tỏ ra tánh tham của kẻ giàu mà dại, và trong đó cũng tỏ ra người ấy là dại dột. Chúa Jêsus đã dạy dỗ lẽ thật theo một phương thức khích lệ nhất và nâng cao một sự đáp ứng tôn kính đối với lẽ thật.
Sứ điệp của Chúa
Chúa Jêsus không chủ động dạy các vị giáo sự phải giảng dạy như thế nào, mà đúng hơn Ngài dạy chúng ta phải sống như thế nào đấy thôi. Vì lẽ đó, chúng ta hãy tập trung vào các nguyên tắc có trong phân đoạn Kinh Thánh của chúng ta và các nguyên tắc tể trị đường lối chúng ta sinh sống.
NGUYÊN TẮC 1: QUAN ĐIỂM VỀ TƯƠNG LAI CỦA MỘT NGƯỜI QUYẾT ĐỊNH CÁCH ỨNG XỬ TRONG HIỆN TẠI CỦA NGƯỜI ẤY.
Kẻ giàu mà dại kia đã đúng khi sống cuộc sống của mình theo ánh sáng của tương lai. Ông ta dại dột trong khi quan niệm những gì tương lai đang nắm giữ. Ông ta cho rằng ông ta sẽ sống đời trong tương lai, để tận hưởng các thứ mà ông ta đã tích luỹ. Cái nắm bắt của ông ta về tương lai không có Đức Chúa Trời cũng không có Nước của Đức Chúa Trời. Tương lai của ông ta chỉ là khoái lạc “đời nầy”, là thế gian.
Quan điểm của một người về tương lai không phải là một vấn đề tầm thường đâu! Các nhà thần học gọi lẽ đạo của tương lai là “thuyết mạt thế”. “Thuyết mạt thế” rất quan trọng cho đời sống tin kính. Các vị tiên tri đời xưa đã dạy dỗ dân sự Đức Chúa Trời về những gì cõi tương lai đang nắm giữ vì họ biết rõ người ta cai quản đời sống họ trong thời hiện tại bằng những điều họ biết sẽ xảy ra trong tương lai. Đức tin tập trung vào tương lai. Nó tập trung vào các lời hứa của Đức Chúa Trời dành cho tương lai, thậm chí khi phải chịu đựng đau khổ, sự bắt bớ, và sự chết trong hiện tại để kinh nghiệm mọi ơn phước mà Đức Chúa Trời đã hứa cho.
Cụm từ “ăn, uống và vui vẻ” mà chúng ta thấy trong phân đoạn Kinh Thánh, là cụm từ dựa theo lối suy nghĩ của kẻ giàu mà dại về những gì tương lai đang nắm giữ. Thực ra, kẻ giàu mà dại kia đã hoạch định để “ăn, uống và vui vẻ” vì ông ta tin rằng ông ta sẽ cứ sống mãi. Mỉa mai thay, nhiều người khác sẽ “ăn, uống và vui vẻ” vì họ tin rằng không có cõi tương lai (đối chiếu I Côrinhtô 15.32). Đối với Cơ đốc nhân, quan điểm của họ về tương lai là quan điểm khiến cho họ chịu chết ngay bây giờ, với sự nhìn biết rằng họ sẽ ăn và uống trong nước của Đức Chúa Trời. Tôi tin đây là lý do tại sao phân đoạn cuối và lớn nhất của Luca 12 (các câu 35-39) xử lý với sự chuẩn bị của một người về cuộc tương lai. Chúng ta sẽ xử lý với vấn đề nầy thật chi tiết hơn.
NGUYÊN TẮC 2: CÁCH XÁC ĐỊNH CỦA MỘT NGƯỜI VỀ ĐIỀU CHI TẠO THÀNH SỰ SỐNG LÀ TRUNG TÂM VÀ CỐT LÕI CHO ĐƯỜNG LỐI CHÚNG TA SỐNG ĐỜI SỐNG CỦA CHÚNG TA.
Từ ngữ “sự sống” được sử dụng ít nhiều trong phân đoạn Kinh Thánh của chúng ta, và trong những câu nối theo sau. Từ ngữ nầy được rút ra từ chữ “linh hồn” (các câu 19, 20, 22, 23). Sự sống, như Đức Chúa Trời nhận định nó trong các câu nầy, dường như là đời sống theo phần xác của một người – sinh sống. Sự sống, đối với kẻ giàu mà dại, dường như là một vấn đề đáng kể hơn – sống cuộc sống trong xa hoa, trong nhung lụa, tới mức cao điểm. Kẻ giàu mà dại kia cho rằng ông ta sẽ có sự sống, và vì thế ông ta sửa soạn để sống “đời sống thiện hảo”. Ông ta qua đời, một kẻ dại, để của cải và mọi khoái lạc mình lại sau lưng.
Cách chúng ta xác định “sự sống” về mặt thần học và thực tế quyết định chúng ta sẽ sống đời sống của chúng ta như thế nào!?! Đối với một số người, sự sống cốt ở sự của cải dư dật. Phân đoạn Kinh Thánh nầy được ghi lại để tung quan điểm nầy ra như một thần thoại. Có người xem cuộc sống như rất thành công, hoặc được đánh giá hay đối xử theo như chúng ta tưởng chúng ta đáng phải được, hay như có quyền thế hoặc địa vị. Vô luận điều chi tạo thành “sự sống” cho chúng ta đều trở thành thần tượng của chúng ta. Đấy là lý do tại sao sự tham lam, tìm kiếm của cải như là mục tiêu tối hậu, được gọi là thờ lạy hình tượng (đối chiếu Côlôse 3.5). Và bất luận điều gì đang hay sẽ trở thành thần tượng của chúng ta để rồi chúng ta sẽ dâng của lễ cho nó. Cho nên, khi có được cách xác định đúng đắn về sự sống quả là rất quan trọng cho chúng ta.
Satan đang chơi khăm ở đây, bàn tay độc ác của hắn có thể được thấy rõ xuyên suốt cõi lịch sử, ngay từ lúc khởi đầu lịch sử. Chúng ta được thuật cho biết, hắn vừa là kẻ giết người vừa là kẻ nói dối (đối chiếu Giăng 8.44). Hắn tìm cách đổi con người từ sống ra chết, và điều nầy hắn đang thành tựu bằng cách nói dối, bằng cách dụ dỗ người ta nhìn thấy con đường sống như chết và con đường chết là sống. Vì thế hắn đã hướng Ađam và Êva ra khỏi sự vâng theo Đức Chúa Trời, kết quả trong sự chết, kèm theo là lời bảo đảm cho họ bằng cách nói dối với họ rằng họ sẽ chẳng chết dâu. Satan tiếp tục suốt cõi lịch sử tìm cách đẩy con người từ sống ra chết. Vì thế chúng ta phải rất cẩn thận khi quyết định sống là gì và sự sống được nâng đỡ ra sao!?!
Kinh Thánh nói rất rõ về vấn đề nầy, không để nó lại cho cơ hội. Chúa Jêsus đã đến đem theo sự sống. Thực vậy, Chúa Jêsus đã đến, dạy dỗ con người biết rằng Ngài là “đường đi, lẽ thật và sự sống” (Giăng 14.6; đối chiếu Giăng 10.10). Phaolô vì thế đã nói rằng đối với ông sự sống chính là Đấng Christ, Đấng Christ là sự sống, và nếu chúng ta đã tiếp nhận Ngài bởi đức tin, Ngài là sự sống của chúng ta. Vì thế, Chúa Jêsus có thể truyền cho các môn đồ Ngài phải bố thí mọi của cải, sở thích riêng tư, và thậm chí cả mạng sống của họ, để theo Ngài, vì những thứ họ bố thí kia không phải là sự sống, mà Ngài mới là sự sống.
NGUYÊN TẮC 3: SỰ SỐNG KHÔNG CÓ TRONG CHỖ DƯ DẬT CỦA CẢI, THẬM CHÍ ĐỐI VỚI NHỮNG KẺ LO CHẤT CHỨA NHIỀU.
Thật là dễ suy nghĩ ở đây là nguyên tắc nầy, nguyên tắc mà Chúa Jêsus đã dạy cho hai anh em và cho những người khác, áp dụng chỉ cho những người nào giàu có theo cách xác định của chúng ta. Người nhà giàu ở đây là người được ban phước cho rất nhiều, nhiều đến nỗi ông ta có đủ chỗ để chứa hết. Phần còn lại của thế gian chắc chắn xem chúng ta là giàu có bất nhân, và có phải chúng ta không đúng như vậy sao? Một bằng chứng hiển nhiên cho điều nầy là khâu sản xuất các loại nhà kho thu nhỏ. Người em rễ của tôi vừa bước vào công việc nầy, và đó là một côngviệc có nhiều lợi nhuận. Tại sao vậy? Vì chúng ta có nhiều của cải chúng ta không có chỗ để giữ chúng. Kẻ giàu mà dại kia trong phân đoạn Kinh Thánh đã phá các kho lẫm và cất nhiều kho lớn hơn. Chúng ta chỉ cần thuê một nhà kho thu nhỏ.
Tôi không xét đoán sự tích trữ, nhưng chỉ cố gắng chỉ ra rằng nhu cầu của chúng ta cần phải tích trữ làm chứng cho sự thặng dư của chúng ta, và vì thế chỉ ra nhiều người, có lẽ là hầu hết chúng ta đều rơi vào phạm trù của hạng người giàu có, và vì thế chúng ta phải tìm cách học hỏi nguyên tắc mà Chúa chúng ta đề ra ở đây đang áp dụng cho chúng ta.
Một thắc mắc đầy nét lo âu thoạt đến trong trí tôi khi tôi bắt đầu suy nghĩ về phần ứng dụng nguyên tắc Chúa chúng ta đã dạy cho đời sống của tôi. Há chúng ta không hy vọng chất chứa đủ của cải khi chúng ta nếm trải cuộc sống để có thể nghỉ ngơi không lao động nữa, và để hưởng thụ phần còn lại của cuộc đời như một loại nghỉ hè kéo dài sao? Tôi không nghĩ là tôi sẽ tìm cách trả lời cho nan đề nầy ở đây, vì một lý do rất đơn giản: Chúa chúng ta không cung ứng cho chúng ta câu trả lời. Công nhận nan đề là rất quan trọng, trước khi chúng ta tìm cách học biết giải pháp. Giải pháp đã được nói ra chỉ trong những giới hạn chung chung: chúng ta cần phải giàu có nơi Đức Chúa Trời. Nhưng “giàu có nơi Đức Chúa Trời” có nghĩa gì?
Tôi tin rằng những câu sau đây sẽ cung ứng cho chúng ta phần nào sự sáng suốt. Tôi tin rằng lý do tại sao Chúa chúng ta (như Luca đã ghi lại) phải nói nhiều về tiền bạc và cách sử dụng nó vì đây là một vấn đề rất quan trọng. Thêm vào phần dạy dỗ của Chúa chúng ta trong sách Luca, chúng ta thấy sách Công vụ Các Sứ đồ cung ứng cho chúng ta một số lớn dữ liệu cho thấy Hội Thánh đầu tiên vốn hiểu rõ sự dạy nầy và tìm cách áp dụng sự dạy đó (Một số những nhà giải kinh cho rằng cách thực hành của Hội Thánh trong sách Công vụ Các Sứ đồ thực sự rất dại dột. Họ cho chúng ta biết rằng khi các Cơ đốc nhân đầu tiên bán đi tài sản của họ để thoả mãn các nhu cần của những người có cần. Tôi cho rằng Hội Thánh đầu tiên đã thực hiện chính xác điều Chúa chúng ta đã dạy, và là điều chúng ta thích lẫn tránh. Nhu cần của họ đã cung ứng cơ hội cho các Cơ đốc nhân khác thực thi theo Tin Lành và bày tỏ ra sự họ hiệp một trong Đấng Christ (đối chiếu II Côrinhtô 8-9). Hơn nữa, theo tôi hiểu, hành động của các thánh đồ sốt sắng nầy lại rất có lợi cho họ. Trong chỗ thứ nhất, bán đi nhà cửa và tài sản của họ đã giúp cho các thánh đồ nầy tự do rời khỏi thành Giêrusalem, để đi khắp mọi nơi, rao giảng Tin Lành khi họ ra đi (Công vụ Các Sứ đồ 8.1…). Bán đi như vậy cũng có lợi cho họ khi sự nghèo khó của họ đã bảo hộ họ tránh khỏi sự bắt bớ khi Giêrusalem bị quân La mã cướp bóc. Quân La mã dễ dàng nhận ra người giàu có (bởi những gì họ có, ăn mặc, hoặc béo phì…), và sẽ hành hại họ cho tới chừng họ nói ra của cải họ chứa hay giấu ở đây. Người nào tự làm mình ra nghèo bởi sự rời rộng của họ sẽ không bị đối xử như vậy, vì họ chẳng có gì để mất, hay bị cướp đi).
Các phân đoạn Kinh Thánh liên hệ
I Timôthê 6.6-10; 17-19: “Vả, sự tin kính cùng sự thỏa lòng ấy là một lợi lớn. Vì chúng ta ra đời chẳng hề đem gì theo, chúng ta qua đời cũng chẳng đem gì đi được. Như vậy, miễn là đủ ăn đủ mặc thì phải thỏa lòng; Còn như kẻ muốn nên giàu có, ắt sa vào sự cám dỗ, mắc bẫy dò, ngã trong nhiều sự tham muốn vô lý thiệt hại kia, là sự làm đắm người ta vào sự hủy diệt hư mất. Bởi chưng sự tham tiền bạc là cội rễ mọi điều ác, có kẻ vì đeo đuổi nó mà bội đạo, chuốc lấy nhiều điều đau đớn... Hãy răn bảo kẻ giàu ở thế gian nầy đừng kiêu ngạo và đừng để lòng trông cậy nơi của cải không chắc chắn, nhưng hãy để lòng trông cậy nơi Đức Chúa Trời, là Đấng mỗi ngày ban mọi vật dư dật cho chúng ta được hưởng. Hãy răn bảo họ làm điều lành, làm nhiều việc phước đức, kíp ban phát và phân chia của mình có, vậy thì dồn chứa về ngày sau một cái nền tốt và bền vững cho mình, để được cầm lấy sự sống thật”.
Giacơ 4.11-17: “Hỡi anh em, chớ nói hành nhau. Ai nói hành anh em mình hoặc xét đoán anh em mình, tức là nói xấu luật pháp, và xét đoán luật pháp. Vả, nếu ngươi xét đoán luật pháp, thì ngươi chẳng phải là kẻ vâng giữ luật pháp, bèn là người xét đoán luật pháp vậy. Chỉ có một Đấng lập ra luật pháp và một Đấng xét đoán, tức là Đấng cứu được và diệt được. Nhưng ngươi là ai, mà dám xét đoán kẻ lân cận mình? Hỡi anh em, là kẻ nói rằng: Hôm nay hoặc ngày mai, ta sẽ đi đến thành kia, ở đó một năm, buôn bán và phát tài, - song ngày mai sẽ ra thế nào, anh em chẳng biết! Vì sự sống của anh em là chi? Chẳng qua như hơi nước, hiện ra một lát rồi lại tan ngay. Anh em phải nói trái lại: Ví bằng Chúa muốn, và ta còn sống, thì ta sẽ làm việc nọ việc kia. Kìa anh em lấy những lời kiêu ngạo mà khoe mình! Phàm khoe khoang như vậy là xấu. Cho nên, kẻ biết làm điều lành mà chẳng làm, thì phạm tội”.
Giacơ 5.1-11: “Hỡi anh em là kẻ giàu có! Hãy khóc lóc, kêu la, vì cớ hoạn nạn sẽ đổ trên anh em. Của cải anh em bị mục nát, áo xống bị mối mọt ăn rồi. Vàng bạc anh em bị ten rét, ten rét đó sẽ làm chứng nghịch cùng anh em, nó cũng như lửa vậy, sẽ ăn thịt anh em. Anh em đã thâu trử tiền của trong những ngày sau rốt! Kìa, tiền công con gặt gặt ruộng anh em, mà anh em đã ăn gian, nó kêu oan, và tiếng kêu của con gặt đã thấu đến tai Chúa các cơ binh. Anh em đã sống trên thế gian ăn uống vui sướng và xa xỉ, anh em đã làm cho lòng mình no nê trong ngày chém giết; anh em đã luận tội và đã giết người công bình, mà người chẳng cự lại. Hỡi anh em, vậy hãy nhịn nhục cho tới kỳ Chúa đến. Hãy xem kẻ làm ruộng: họ bền lòng chờ đợi sản vật quí báu dưới đất cho đến chừng nào đã được mưa đầu mùa và cuối mùa. Anh em cũng vậy, hãy nhịn nhục và bền lòng; vì kỳ Chúa đến gần rồi. Hỡi anh em, chớ oán trách nhau, hầu cho khỏi bị xét đoán; kìa, Đấng xét đoán đứng trước cửa. Hỡi anh em, hãy lấy các đấng tiên tri đã nhân danh Chúa mà nói, làm mẫu mực về sự chịu khổ và nhịn nhục cho mình. Anh em biết rằng những kẻ nhịn nhục chịu khổ thì chúng ta xưng là có phước. Anh em đã nghe nói về sự nhịn nhục của Gióp, và thấy cái kết cuộc mà Chúa ban cho người; vì Chúa đầy lòng thương xót và nhân từ”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét