Chủ Nhật, 16 tháng 5, 2010

I Côrinhtô 2.3; Công vụ các sứ đồ 17.32 - 18.17: " "CHÚA Ở CÙNG NGƯƠI TRONG SỰ CHỐNG ĐỐI!"



"CHÚA Ở CÙNG NGƯƠI TRONG SỰ CHỐNG ĐỐI!"
Công vụ các sứ đồ 17.32 - 18.17;
I Côrinhtô 2.3
PHẦN GIỚI THIỆU. Không ai thích sự chống đối, tuy nhiên, là Cơ đốc nhân chúng ta phải đối diện với sự thực có nhiều lúc đây sẽ là phần rất thực trong cuộc sống. Tại sao Đức Chúa Trời lại cho phép sự chống đối trong đời sống chúng ta? Đức Chúa Trời nhìn thấy mục đích gì trong việc chúng ta phấn đấu với sự chống đối? Đức Chúa Trời thường giúp chúng ta bằng một trong hai cách khi sự chống đối áp đảo chúng ta. Ngài sẽ che chắn chúng ta tránh khỏi cơn bão khủng khiếp hoặc Ngài sẽ giúp chúng ta đối diện trực tiếp với nó! Trong mỗi trường hợp, Ngài đang tìm cách dạy cho chúng ta biết phải nắm chặt lấy Ngài ... chúng ta phải sử dụng chiến lược của cây nho!
MINH HOẠ. CÂY NHO ĐÃ PHÁT TRIỄN MỘT TRONG NHỮNG PHƯƠNG PHÁP THÀNH CÔNG NHẤT ĐỂ TỒN TẠI TRONG THIÊN NHIÊN. CÂY NHO CÓ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỄN TRONG BẤT KỲ ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU NÀO, NÓ CÓ KHẢ NĂNG MỌC CAO NHƯ CÂY CAO NHẤT MÀ KHÔNG CẦN PHẢI DỰNG LÊN GIÀN LỚN ĐỂ NÂNG ĐỠ, NÓ CÓ THỂ SỬ DỤNG NĂNG LỰC CỦA NÓ ĐỂ CAO THẲNG LÊN VÌ NÓ TẬN DỤNG SỨC MẠNH CỦA BẤT CỨ THỨ GÌ MÀ NÓ BÁM VÀO, VÌ VẬY NÓ LỚN NHANH RẤT MAU HƠN BẤT KỲ CÂY NÀO NÓ ĐƯỢC KẾT VÀO. TẠI SAO NÓ CÓ KHẢ NĂNG CHỐNG CỰ GIÔNG BÃO ĐẾN TỪ BẤT KỲ HƯỚNG NÀO? NÓ TỰ QUẤN TRÒN HƯỚNG LÊN TRÊN. NÓ LÀM THẾ CHO DÙ GIÔNG BÃO ĐẾN TỪ HƯỚNG NÀO NÓ CŨNG KHÔNG HỀ BỊ LAY ĐỘNG ...NGAY CẢ MẤY CÂY NHO MỌC THẲNG ĐỨNG KHÔNG BỊ LAY ĐỘNG ... TẠI SAO CHỨ? NẾU MỘT GỐC NHO MỌC Ở HƯỚNG BẮC CỦA MỘT CÂY KIA VÀ GIÔNG BÃO ĐẾN TỪ PHÍA BẮC, MẤY NGỌN GIÓ SẼ ẤN CÂY NHO MẠNH VÀO CÂY KIA, NÓ BỊ GIỮ TRONG TÌNH TRẠNG NHƯ THẾ, NẾU NGỌN GIÓ ĐẾN TỪ PHÍA NAM, BẢN THÂN CÂY KIA SẼ CHE CHẮN CHO CÂY NHO TRÁNH KHỎI NGỌN GIÓ, MỘT LẦN NỮA NÓ KHÔNG LAY ĐỘNG ... NGAY CẢ NHỮNG CÂY NHO MỌC THẲNG CÓ KHUYNH HƯỚNG XIỀU THEO NGỌN GIÓ THỔI CHẦM CHẬM, MỘT PHẦN CỦA CÂY NHO LUÔN LUÔN ĐƯỢC BẢO HỘ TRÁNH KHỎI GIÔNG BÃO BẤT KỲ ĐẾN TỪ HƯỚNG NÀO! GỐC NHO ĐƯỢC AN TOÀN VÀ MẠNH MẼ, NÓ CỨ BÁM CHẶT VÀO – NGUỒN VÔ DANH
Và cũng thế, chúng ta cần phải giống như cây nho kia, cứ bám chặt lấy Đấng Christ ... nếu sự chống đối đến nghịch cùng chúng ta, hãy lấy Ngài làm thuẫn cho chúng ta; nếu sự chống đối đến từ hướng khác, nó sẽ đưa chúng ta đến gần với Đấng Christ hơn và chúng ta vẫn được an toàn! Giống như cây nho, chúng ta chỉ được mạnh mẽ khi chúng ta thực sự bám chặt vào ... bám chặt vào Đấng mạnh nhất trong Vũ trụ, Đấng ấy chính là Đức Chúa Trời! Đừng bám vào bất cứ một điều chi khác, hãy bám vào chính mình Ngài!
Kinh Thánh dạy chúng ta biết rằng trong bất kỳ một sự chống đối nào, Đức Chúa Trời đã hứa sẽ ở cùng chúng ta ... Sự hiện diện của Ngài sẽ giúp cho chúng ta sống còn trong bất kỳ một sự chống đối nào ... thực vậy, không những là tồn tại, mà còn tiếp tục lớn lên, mặc dù có sự chống đối ấy!
I. CHỐNG ĐỐI VỀ MẶT TÌNH CẢM (Công vụ các sứ đồ 17.32-34; I Côrinhtô 2.3)
A. Sự thất vọng (Công vụ các sứ đồ 17.32-34)
1. Phao-lô chẳng lạ lùng gì đối với sự thất vọng. Ở thành Athen ông đã rao giảng hết lòng với số khán thính giả chẳng có một đáp ứng gì hết.
2. Ông bị nhạo báng vì những điều ông tin quyết (17.32)
3. Theo 17.34a chỉ có một ít người đáp ứng với sự kêu gọi của ơn cứu rỗi.
4. Đây không phải là một trong những chiến dịch truyền giảng thành công của Phao-lô!
5. Trước khi đến tại Athen, Phao-lô cũng có một thời điểm khó khăn, những kẻ kích động quần chúng đã tạo ra nhiều nan đề chống đối ông trước khi ông đến tại Athen trong xứ Têsalônica!
a. Phao-lô đã bị người Do thái quấy rầy tại thành Têsalônica, ông gặp phải những đáp ứng tích cực tại thành Athen!
b. Ngay cả người tin kính nhất thỉnh thoảng cũng phải ngã lòng khi không có những kết quả tích cực!
c. Truyền giáo không thành công có thể đem lại thất vọng ở một cấp độ ngã lòng tình cảm trầm trọng ... ngay cả cấp lãnh đạo nào rất thường mạnh mẽ nữa!
6. Những kết quả đáng thất vọng của Phao-lô trong công cuộc truyền giáo ở thành Athen sau khi phải bỏ chạy tránh sự chống đối tại thành Têsalônica khiến cho ông phải lấy lòng tranh đua khi đến đây tại thành Côrinhtô!
a. Trong các thành phải đi đến đặng truyền giáo, sau một chức vụ đầy thất vọng tại thành Athen, ông đến với một thành phố có Hội thánh đầy sự tranh chiến và là một thành phố tội lỗi, thù nghịch với Tin lành cùng chức năng lãnh đạo của ông!
b. Côrinhtô là một thành mang trọng tội; đó là Las Vegas của thế kỷ đầu tiên.
c. Đây không phải là một thành phố dễ dàng cho công cuộc truyền giáo, các nhà truyền đạo không được hoan nghênh!
d. Thêm với điều nầy, một Hội thánh bị phân rẽ sâu sắc, đầy sự ích kỷ, không trưởng thành, và quí vị có thể nhìn thấy lý do tại sao đây là một thách thức về mặt tình cảm. Khi Phao-lô đến tại thành Côrinhtô, ông thấy một Hội thánh bị phân rẽ, qua đó họ bằng lòng chạy theo các cấp lãnh đạo, và có nhiều nhóm trong Hội thánh ưu ái các cấp lãnh đạo khác nhau, họ bị phân rẽ rất trầm trọng.
B. Bị kiệt quệ! (I Côrinhtô 2.3)
1. Phao-lô cung ứng cho chúng ta tầm nhìn vào trong trạng thái tình cảm của ông khi ông đến tại thành Côrinhtô trong các tác phẩm do ông viết ... ở đây Phao-lô nói rằng khi ông đến tại thành phố ấy, ông đã có “BỘ YẾU ĐUỐI; SỢ HÃI, RUN RẨY LẮM”.
a. Rõ ràng 3 tình huống khó khăn xếp chung hàng gióng lên tiếng chuông của nó trên ông, và ông phản ảnh thành thực đáp ứng của mình trước sự chống đối và thù nghịch liên tục, không những từ thế gian … mà thậm chí còn ở trong Hội thánh nữa!
b. Phao-lô không miễn trừ bị kiệt quệ về mặt tình cảm giống như quí vị và tôi!
c. Sự chống đối có thể dẫn tới phá sản về mặt tình cảm!
d. Một người lỗi lạc của Đức Chúa Trời rất thành thực về bản chất tình cảm của mình ... ông viết ra điều nầy cho Hội thánh tại thành Côrinhtô!
2. Chính trong điều kiện nầy mà Phao-lô trước tiên đã đến và rao giảng cho người thành Côrinhtô!
a. Đôi khi chúng ta phục vụ từ một điều kiện kiệt quệ!
b. Thật là ngạc nhiên khi thấy thể nào Đức Chúa Trời vùa giúp chúng ta trong sự yếu đuối để tiếp tục phục vụ!
3. Ngày hôm nay có lẽ một số Cơ đốc nhân sẽ thắc mắc không biết Phao-lô có tội lỗi kín giấu trong đời sống mình hay không!?! ... họ đã xem một sự giải thích về tình trạng cảm xúc của Phao-lô, có khi họ cũng thắc mắc luôn về đức tin của Phao-lô!
a. Chúng ta cần phải thành thực giống như dân sự của Đức Chúa Trời, hết thảy chúng ta đều kinh nghiệm những thời điểm khó khăn!
b. Ngay cả người mạnh nhất cũng có thể bị kiệt quệ về mặt tình cảm!
c. Không phải luôn luôn là tội lỗi hay thiếu đức tin nằm ngay cái nền tình trạng ngã lòng của một thánh đồ đâu, sự thực cho thấy rằng họ là con người và bị kiệt lực!
4. Phao-lô đã sử dụng tình cảm khi ông đến phục vụ tại thành Côrinhtô!
a. Phao-lô làm gì khi ở trong trạng thái nầy của lý trí? ĐIỀU NẦY ĐEM LẠI SỰ DẠY DỖ CHO CHÚNG TA ... CHÚNG TA SẼ LÀM GÌ KHI BỊ KIỆT QUỆ?
b. Vào những thời điểm đó, chúng ta cần làm hai việc:
(1. Làm đầy lại về mặt thuộc linh ...
MINH HOẠ. "PHƯƠNG THỨC DUY NHỨT ĐỂ GIỮ CÁI BÌNH BỊ VỠ CÒN ĐẦY LÀ CỨ ĐỂ MỞ CÁI VÒI" – NGUỒN VÔ DANH
(2. Cứ phục vụ… hay tìm kiếm nhu cần của người khác, thường thì đây là chỗ mà nhiều Cơ đốc nhân bỏ sót, họ đã được làm cho đầy lại và rồi chẳng làm gì hết!
MINH HOẠ. NHÀ TÂM LÝ HỌC NỔI TIẾNG, KARL MENNINGER TỪNG ĐƯA RA BÀI DIỄN THUYẾT VỀ SỰ LÀNH MẠNH CỦA LÝ TRÍ RỒI GIẢI ĐÁP THẮC MẮC TỪ KHÁN THÍNH GIẢ. MỘT THẮC MẮC ĐƯỢC ĐƯA RA: "ÔNG KHUYÊN MỘT NGƯỜI PHẢI LÀM GÌ NẾU NGƯỜI ĐÓ CẢM THẤY TÂM THẦN BẤT ỔN LUÔN". HẦU HẾT NGƯỜI TA TRONG SỐ KHÁN THÍNH GIẢ TRÔNG ĐỢI ÔNG GIẢI ĐÁP: "HÃY HỎI NHÀ TÂM LÝ HỌC". TRƯỚC SỰ KINH NGẠC CỦA HỌ, ÔNG ĐÁP: "HÃY KHOÁ TRÁI CỬA NHÀ CỦA MÌNH LẠI, BĂNG QUA ĐƯỜNG RẦY XE LỬA, TÌM KIẾM AI ĐÓ TRONG CẢNH CÓ CẦN, VÀ RỒI LÀM MỘT VIỆC GÌ ĐỂ GIÚP ĐỠ CHO NGƯỜI ẤY" – NGUỒN VÔ DANH
5. Phao-lô không ngồi yên khi bị kiệt sức, sự chống đối về mặt tình cảm chỉ khiến cho ông tiến tới mà thôi!
II. CHỐNG ĐỐI VỀ MẶT KINH TẾ (Công vụ các sứ đồ 18.1-5)
A. Thiếu tiền! (Công vụ các sứ đồ 18.1-3)
1. Phao-lô thấy mình thiếu hụt về tài chánh khi ông đến tại thành Côrinhtô!
a. Ông chẳng có một thu nhập nào hay rất ít từ chức vụ không thành công tại thành Athen.
b. Trong khi ông thấy mình đang vật vã về mặt tình cảm, ông cũng thấy mình đang vất vả về mặt kinh tế nữa!
c. Ông bị buộc phải quay trở lại với công việc làm thuê đời thường của mình hầu tiếp tục chức vụ.
2. Phao-lô gặp một đôi vợ chồng tên là Aquila và Bêrítsin, họ làm chung việc mà ông đã làm trước khi bước vào chức vụ ... ông đi tới xưởng làm việc cùng với họ! Mặc dù ông là một Sứ đồ và trông mong Hội thánh ở thành Côrinhtô giúp đỡ cho ông, ông lại chọn không làm gánh nặng cho họ, mà còn nêu gương và dẹp bỏ mọi sự rao nghịch cùng ông rằng ông đến đó là vì tiền, vì vậy ông chấp nhận gánh nặng của mình về sự yễm trợ mặt kinh tế, dù ông đáng được sự vùa giúp từ phía Hội thánh, và có thể nhận lãnh từ nơi họ, họ có khả năng cung ứng phần tài trợ đó.
a. Phao-lô làm việc trở lại trong vai trò người may trại để ông có thể giảng đạo vào những ngày cuối tuần.
b. Bị kiệt quệ về mặt tình cảm là đủ khó rồi, giờ đây ông còn kiệt quệ về mặt kinh tế nữa!
3. Ở điểm nầy, có nhiều Cơ đốc nhân đã dấy lên nhiều thắc mắc với Đức Chúa Trời.
a. “Chúa ôi, sao Ngài làm điều nầy cho con đang khi con trung tín hầu việc Ngài?”
b. "Nếu đây là phần thưởng của lòng trung tín, thì Chúa ôi, con lấy chi sử dụng mà hầu việc Ngài hay phục vụ cho người khác đây?"
c. Nhưng Phao-lô cứ giữ một mực tiến tới ... thật là khó khăn cho ông khi chỉ phục vụ vào những ngày cuối tuần, hay yêu thương phục vụ những người trong một Hội thánh có đầy dẫy những sự tranh chiến, kháng cự lại chức vụ lãnh đạo của ông sau khi ông minh chứng bản thân và những sự hy sinh của ông!
4. Phao-lô đã lãnh lấy sự chống đối mà Đức Chúa Trời đã cho phép và đã làm hết sức mình khi ông có thể làm với nó!
5. Đây không phải là tình huống lý tưởng mà ông thích dấn thân vào ... nhưng bằng chính lời lẽ của mình, ông đã nói: "Tôi đã học biết thoả lòng lúc dư cũng như lúc thiếu".
B. Tận tụy! (Công vụ các sứ đồ 18.4-5)
1. Sau cùng, Sila và Timôthê đã từ Maxêđoan đến, ở đây họ đã kiểm soát lại các Hội thánh cho Phao-lô trong những thành phố đó.
2. Trước sự thích thú của ông, Phao-lô khám phá ra rằng họ đã mang tới cho Phao-lô một của dâng ... một của dâng rời rộng giúp cho Phao-lô phải thôi làm thuê nữa hầu dành trọn thời gian cho chức vụ trở lại!
a. Đức Chúa Trời tự minh chứng Ngài là thành tín trong các nhu cần về kinh tế của tôi tớ Ngài, là người tiếp tục sống trung tín ở giữa sự chống đối!
b. Phao-lô đã học biết tin cậy Đức Chúa Trời và cứ tiếp tục dầu khi đối mặt với sự chống đối!
c. Phao-lô cũng đã học biết hết lần nầy sang lần khác rằng Đức Chúa Trời sẽ quan phòng mọi nhu cần của ông!
3. Phao-lô trở lại trọn thời gian để rao giảng về Đức Chúa Jêsus Christ, theo thông lệ: trước cho người Do thái, sau đó là dân Ngoại!
4. Chống đối về mặt tình cảm và kinh tế không làm chậm hay ngăn trở sứ điệp không được phát ra!
III. CHỐNG ĐỐI VỀ MẶT TRUYỀN GIÁO (Công vụ các sứ đồ 18.6-17)
A. Bị phản đối! (Công vụ các sứ đồ 18.6)
1. Mỉa mai thay, Phao-lô luôn gặp sự chống đối ... về tình cảm, về kinh tế, và giờ đây hạng người tôn giáo chống đối ông!
2. Người Do thái chống đối ông đến mức khinh dễ! (18.6)
a. Sự khinh dễ nầy được thực hiện ở cả ngược đãi theo phần xác cũng như lời nói!
b. Phao-lô có lẽ đã đọc các phân đoạn nói về Đấng Mêsi trong Cựu ước ở nhà hội và đã thay thế những từ ngữ đề cập tới Đấng Mêsi bằng danh của Chúa Jêsus, ông đồng hoá Chúa Jêsus là Đấng Mêsi của Đức Chúa Trời – khán thính giả người Do thái đã tạo ra sự chống đối ông rất mạnh mẽ!
c. Với những người thờ phượng Do thái nầy, không thể ngồi yên với họ được ... họ ưa thích những việc đã có lâu nay, họ chẳng tìm kiếm Đấng Mêsi đâu, chỉ tìm sự yên ủi thôi!
3. Phao-lô kinh nghiệm sự chống đối lớn lao ... đúng là những ông cần sau Athen, có phải không?
4. Phao-lô bị chối bỏ, vì vậy ông đã giũ áo mình không phục vụ cho số người nầy nữa, ông tiếp tục chức vụ với những ai chịu nhận lãnh!
a. Ở một thời điểm nào đó, công cuộc truyền giáo cần phải được đánh giá lại và hiệu chỉnh nếu không có đáp ứng nào hết.
b. Phao-lô cứ tiến tới, đến với những người chịu đáp ứng.
5. Có một việc tồi tệ hơn là bị chối bỏ, ấy là bỏ cuộc hay chỉ tiếp tục làm công việc không đem lại kết quả quá lâu!
B. Tận tụy! (Công vụ các sứ đồ 18.7-11)
1. Phao-lô sẽ bị cám dỗ làm việc ít đi ở thời điểm nầy, khi nhũ thầm rằng chẳng có việc nào tiến triển cả, mình nên làm việc ít đi thì hơn ... ông không nghĩ thế bao giờ, ông dời các chiến dịch sang cánh cửa bên cạnh!
MINH HOẠ. MỘT BAN TỔ CHỨC TỪNG YÊU CẦU CA SĨ NỔI TIẾNG ENRICO CARUSO HÁT TẠI BUỔI HOÀ NHẠC ĐỂ GÂY QUỸ TỪ THIỆN. VỊ CHỦ TỊCH NÓI: “TẤT NHIÊN, THƯA ÔNG CARUSO, NHƯ ĐÂY LÀ MỘT VIỆC LÀM TỪ THIỆN CHÚNG TÔI KHÔNG TRÔNG MONG NHIỀU NƠI ÔNG, TÊN TUỔI CỦA ÔNG SẼ LÔI KÉO ĐÁM ĐÔNG VÀ ÔNG CHỈ HÁT MỘT BÀI KHÔNG PHẢI ĐÒI HỎI NHIỀU VỀ NĂNG KHIẾU HÁT ĐÂU”. CARUSO ĐỨNG BẬT DẬY ĐÁP NGAY: "THƯA ÔNG, CARUSO KHÔNG HỀ HÁT THEO CUNG CÁCH ẤY BAO GIỜ!" – NGUỒN VÔ DANH
2. Mọi nổ lực của Phao-lô không rơi hoàn toàn vào chỗ hư không, mặc dù ông bị ngược đãi tệ bạc tại nhà hội, người chủ nhà hội đó đáp lại với sứ điệp nói tới Đấng Christ, ông và gia đình ông đã tiếp nhận Đấng Christ! (18.7)
a. Cơ-rít-bu hiện cũng đang kinh nghiệm sự chống đối, người chủ nhà hội khi được cứu bị chống đối không phải là điều bất bình thường!
b. Phao-lô cũng kinh nghiệm một sự khích lệ bởi sự thực có nhiều người tại thành Côrinhtô đã được cứu! (18.7b)
3. Sự tận tụy của Phao-lô đối với chức vụ không lương, thậm chí ngay giữa sự chống đối về mặt tôn giáo!
4. Sự trung tín phục vụ của Phao-lô mặc dù có sự chống đối về mặt thuộc linh kết quả trong sự có nhiều người được cứu!
a. Thay vì bỏ chạy tránh sự chống đối, chúng ta phải tìm kiếm những cơ hội có tính sáng tạo để tiếp tục chức vụ.
b. Đức Chúa Trời có thể sử dụng hoàn cảnh tệ hại nhất theo một phương thức tích cực nhất.
MINH HOẠ. MỘT THANH NIÊN CƠ ĐỐC ĐĂNG KÝ VÀO TRONG QUÂN ĐỘI. KHI ANH TA MUỐN LỚN LÊN, MỖI ĐÊM ANH TA ĐÃ QUÌ GỐI BÊN GIƯỜNG MÌNH MÀ CẦU NGUYỆN. TUY NHIÊN, TRONG CÁC DOANH TRẠI ĐIỀU NẦY KHIẾN ANH TA TRỞ THÀNH MỤC TIÊU CHO SỰ CHỐNG ĐỐI, ĐẶC BIỆT LÀ NGƯỜI RẤT THÍCH QUẤY RỐI ANH TA. KHI ANH TA ĐANG CẦU NGUYỆN VÀO BUỔI TỐI SAU KHI ĐI DI HÀNH MỆT NHỌC QUA NHIỀU CÁNH ĐỒNG ĐẦY BÙN ĐẤT, MỘT TRONG NHỮNG KẺ HAY HÀNH HẠ ANH TA ĐÃ LẤY ĐÔI GIÀY BỐT RỒI NÉM VÀO TRÚNG HAI BÊN ĐẦU CỦA ANH. CƠ ĐỐC NHÂN KIA CHẲNG NÓI GÌ HẾT MÀ CỨ TIẾP TỤC CẦU NGUYỆN, ANH CẦM LẤY ĐÔI GIÀY BỐT LẤM LEM BÙN ĐẤT KIA ĐẶT CHÚNG BÊN CẠNH MÌNH ĐANG KHI CẦU NGUYỆN, CÒN MẤY NGƯỜI KIA ĐỀU LÊN GIƯỜNG NGỦ. SÁNG HÔM SAU KHI KẺ HÀNH HẠ ANH THỨC GIẤC, ANH TA NHÌN THẤY ĐÔI GIÀY BỐT CỦA MÌNH ĐÃ ĐƯỢC ĐÁNH BÓNG VÀ ĐẶT NƠI CHÂN GIƯỜNG CỦA MÌNH, CƠ ĐỐC NHÂN KIA ĐÃ NGỒI ĐÁNH BÓNG CHÚNG CHO THẬT LÁNG CẢ ĐÊM HÔM ẤY. ĐIỀU NẦY KHIẾN CHO ANH TA CẢM ĐỘNG ĐẾN NỖI ANH TA ĐÃ CẦU XIN SỰ THA THỨ VÀ SAU MỘT THỜI GIAN NGẮN ANH TA CŨNG ĐÃ TRỞ THÀNH MỘT CƠ ĐỐC NHÂN NỮA! – NGUỒN VÔ DANH
5. Đức Chúa Jêsus Christ có một sứ điệp cho Phao-lô ngay trước bề mặt của sự chống đối nầy ... và trong một giấc chiêm bao Chúa Jêsus đã hiện ra với Phao-lô rồi nói cho ông biết một việc rất quan trọng.
a. "Đừng sợ chi; song hãy nói và chớ làm thinh; ta ở cùng ngươi, chẳng ai tra tay trên ngươi đặng làm hại đâu".
b. Ngài còn nói thêm một lý do nầy nữa: "vì ta có nhiều người trong thành nầy" ... nghĩa là Chúa đã có chương trình cho nhiều người được cứu trong thành Côrinhtô!
c. Đức Chúa Trời sẽ bảo đảm cho Phao-lô thành công trong chức vụ!
6. Được trang bị bằng lời hứa của Đức Chúa Trời sẽ ở cùng ông trong sự chống đối, Phao-lô đã trụ lại tại thành Côrinhtô trong một năm rưỡi, lần ở lại thứ hai lâu nhất tại một địa điểm cho Phao-lô thi hành chức vụ như chúng ta đã biết!
7. Những sự chống đối giờ đây sắp chuyển hướng ... Phao-lô sắp sửa kinh nghiệm một sự giải cứu tuyệt vời từ sự chống đối và những kẻ chống nghịch ông sắp sửa nếm vị đắng thuốc của họ!
C. Sự giải cứu! (18.12-17)
1. Sự chống đối không gục ngã khi Phao-lô chuyến sang cửa kế bên trong nhà hội để lo rao giảng Tin lành; bị thất bại, người Do thái đưa ông ra toà án hầu xét xử ông, họ bàn rằng những điều Phao-lô rao giảng không đúng với niềm tin của người Do thái, mà đúng theo một hệ thống thờ lạy hình tượng mới!
2. Các tôn giáo mới đều nghịch lại với luật pháp ở Rôma lúc bấy giờ (18.13)
a. Bây giờ Phao-lô đối mặt với sự chống đối về mặt chính trị!
b. Trước khi Phao-lô có thể đưa ra một lời nói biện hộ cho mình, quan toà không chấp nhận ca xử, ông ta cho rằng ông ta chẳng tham dự vào một cuộc tranh luận tôn giáo dính dáng tới một vài thay đổi từ ngữ, như "Mêsi" đổi thành "Jêsus" trong bài giảng của Phao-lô và phần đọc Kinh Thánh! (18.15)
3. Ở điểm nầy một việc thú vị đã diễn ra; những kẻ chống đối Phao-lô đột nhiên trở thành mục tiêu bị tấn công!
a. Những kẻ chống đối Phao-lô và Tin lành giờ đây thấy mình là mục tiêu của sự chống đối.
b. "Bấy giờ, chúng bắt Sốt-then, chủ nhà hội, đánh đòn trước tòa án, nhưng Ga-li-ôn [quan án] chẳng lo đến việc đó" (18.17)
(1. Những công dân Hy lạp đã quá chán ngán với những kẻ gây rối nầy, vì thế họ nắm lấy cơ hội nầy khiến quan án quở trách những ai bày ra vụ kiện tụng nầy … hay
(2. Chính những người Do thái từ đền thờ, họ rất giận dữ nơi chính cấp lãnh đạo của họ vì đã thất bại không thành công trong vụ việc luật pháp và thế là họ đánh đập chính cấp lãnh đạo của họ vì cớ sự thất bại đó!
(3. Trong mỗi trường hợp, Phao-lô được tự do và tìm được một sự tự do mới để phục vụ tại thành Côrinhtô mà ông chưa hề có trước đây ... lúc bấy giờ nhà cầm quyền địa phương cho rằng việc ông làm và gảing dạy là không sao, điều nầy trợ giúp cho lý tưởng của Đấng Christ và Hội thánh ở thành Côrinhtô!
c. Cho nên, Đức Chúa Trời đã đổi sự chống đối thành một cơ hội lớn!
4. Như một bài diễn thuyết rất hay cho chủ nhà hội mới nầy đã bị ăn đòn, Sốt-then người nầy đã thế chỗ cho người có tên là Cơ-rít-bu đã được cứu khi nghe Phao-lô rao giảng trước đó ... nhưng hãy chú ý rằng bức thư Phao-lô viết cho người thành Côrinhtô chứa lời chào mừng ngay phần đầu của sách, ở đó ông nói: “Sốt-then anh em chúng ta”. ĐỌC I CÔRINHTÔ 1.1
a. Chủ nhà hội có tên là Sốt-then đã bị đánh đòn ở đây có thể chính là người có ghi tên ở đầu quyển sách … có thể ông ta đã được cứu sau khi bị đòn ở vụ xử tại toà án!
b. Ông ta đã chạy đến với Đấng Christ như kết quả của việc thua xử và bị đánh đòn, có lẽ là do anh em của ông ta trong nhà hội!
c. Khi ấy Phao-lô đã chứng kiến 2 chủ nhà hội đã được cứu, có lẽ họ đã đóng một vai trò quan trọng trong Hội thánh mới mà Đức Chúa Trời đã dấy lên ở thành Côrinhtô.
5. Đúng là một Đức Chúa Trời toàn năng mà chúng ta đang phục sự ... một Đấng luôn luôn ở với chúng ta trong sự chống đối!
PHẦN KẾT LUẬN. Sự chống đối hôm nay là những cơ hội cho ngày mai! Mặc dù chúng ta sẽ đối diện với sự chống đối suốt đời sống chúng ta, chúng ta sẽ không bị đè bẹp đâu! Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta lời hứa của Ngài sẽ ở cùng chúng ta trong những thời điểm như thế ... chúng ta không ở một mình dầu khi chúng ta cảm thấy như thế! Hãy bám chặt vào đấy, hỡi quí thánh đồ, quí vị sẽ là những người chiến thắng!
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét