Thứ Ba, 25 tháng 5, 2010

Luca 17.5-19: "Đức Tin"



Phần giới thiệu
Cấu trúc của phân đoạn Kinh Thánh
Nội dung
Các lẽ đạo trong phân đoạn Kinh Thánh
Chỗ căng thẳng của phân đoạn Kinh Thánh
Lời cầu xin đức tin và một đáp ứng gây bói rối (17.5-10)
Các bài học về thái độ biết ơn (17.7-19)
Người tôi tớ chịu khó làm lụng (17.7-10)
Người phung có tấm lòng biết ơn (17.11-19)
Phần kết luận
Bài 54:

ĐỨC TIN

(Luca 17.5-19)
“Các sứ đồ thưa Chúa rằng: Xin thêm đức tin cho chúng tôi! Chúa đáp rằng: Nếu các ngươi có đức tin trộng bằng hột cải, các ngươi khiến cây dâu nầy rằng: Hãy nhổ đi mà trồng dưới biển, thì nó sẽ vâng lời. Ai trong các ngươi có đầy tớ đi cày hoặc đi chăn, khi ở ngoài đồng về, biểu nó rằng: Hãy đến ngay mà ngồi ăn, hay sao? Trái lại, há không biểu nó rằng: Hãy dọn cho ta ăn, thắt lưng hầu ta, cho đến chừng nào ta ăn uống xong, rồi sau ngươi sẽ ăn uống sao? Đầy tớ vâng lịnh mà làm, thì chủ có biết ơn gì nó chăng? Các ngươi cũng vậy, khi làm xong việc truyền phải làm, thì hãy nói rằng: Chúng tôi là đầy tớ vô ích; điều chúng tôi đã làm là điều chắc phải làm. Đức Chúa Jêsus đương lên thành Giêrusalem, trải qua bờ cõi xứ Samari và Galilê. Nhằm khi vào làng kia, có mười người phung đến đón rước Ngài, đứng đằng xa, lên tiếng rằng: Lạy Jêsus, lạy Thầy, xin thương xót chúng tôi cùng! Khi Ngài thấy họ liền phán rằng: Hãy đi, tỏ mình cùng thầy tế lễ. Họ đương đi thì phung lành hết thảy. Có một người trong bọn họ thấy mình đã được sạch, bèn trở lại, lớn tiếng khen ngợi Đức Chúa Trời; lại đến sấp mặt xuống đất, nơi chơn Đức Chúa Jêsus, mà tạ ơn Ngài. Vả, người đó là người Samari. Đức Chúa Jêsus bèn cất tiếng phán rằng: Không phải mười người đều được sạch cả sao? Còn chín người kia ở đâu? Chỉ có người ngoại quốc nầy trở lại ngợi khen Đức Chúa Trời ư! Ngài lại phán rằng: Đứng dậy đi; đức tin ngươi đã cứu ngươi”’.
PHẦN GIỚI THIỆU:
Lời lẽ của Chúa Giêxu dường như quá sức đối với các môn đồ. Chúa Giêxu đã nói rất rõ trong bốn câu đầu của chương 17, cần phải xem tội lỗi là trầm trọng. Thêm nữa, chúng ta là người giữ anh em của chúng ta. Vì các lý do nầy, chúng ta không dám trở thành hòn đá ngăn trở cho anh em của chúng ta. Nếu điều nầy thực sự đối với người Pharisi, thì điều nầy cũng rất thực đối với các môn đồ. Hơn thế nữa, môn đồ của Chúa Giêxu không những phải tìm cách tránh né không trở thành một mối ngăn trở cho người khác (các câu 1-2), người ấy còn phải năng nổ tìm cách phục hồi người nào đã sa vào trong tội lỗi nữa (các câu 3-4). Chúa Giêxu phán, người ấy phải quở trách kẻ sa ngã kia. Mục tiêu là ăn năn và làm hoà. Vì thế, dù có anh em nào phạm tội nghịch lại chúng ta nhiều lần, chúng ta phải tha thứ khi kẻ ấy đến với một lời nói ăn năn. Rốt lại, đây là tất cả những gì Đức Chúa Trời đòi hỏi chúng ta về sự tha thứ.
Các vị sứ đồ dường như thối lui lại bởi những gì họ đã nghe. Làm sao họ có thể làm theo như thế được chứ? Há họ nên tha thứ nhiều lần cho kẻ tội nhân theo thói quen, chỉ căn cứ theo lời xưng nhận ăn năn của kẻ kia sao? Điều nầy quả là khó cho họ đấy. Một phép lạ như vậy sẽ đòi hỏi một đức tin rất lớn, họ kết luận, cần phải có nhiều đức tin hơn họ đang có nữa. Nếu họ nghe theo Chúa Giêxu, Ngài phải thêm đức tin cho họ, rồi vì thế hết thảy họ đều xin Chúa thêm đức tin lớn hơn cho họ. Lời đáp của Chúa Giêxu thực đã gây hoang mang nhiều. Người ta khó mà nghĩ rằng Chúa Giêxu sẽ kháng cự người đang tìm kiếm đức tin lớn, nhưng đấy đúng chính xác là những gì Ngài đang làm.
Có bao nhiêu lần tôi nghĩ tới lý do tại sao tôi có thể hoặc không thể vâng theo một mạng lịnh của Chúa chúng ta là vì tôi có quá ít đức tin. Khi kết luận nan đề của chúng ta là nan đề chưa đủ đức tin, dường như chúng ta có hai ý kiến. Thứ nhứt, chúng ta có thể kết luận rằng đức tin là vấn đề của Đức Chúa Trời, rồi vì thế chúng ta không chịu trách nhiệm cho tới khi nào Ngài cung ứng cho đức tin đó. Luận điệu ấy dường như là lối suy nghĩ của các sứ đồ trong phân đoạn Kinh thánh của chúng ta. Thứ hai, là cố gắng gợi thêm đức tin bằng sức riêng của chúng ta. Điều nầy thực sự vô ích. Không một chỗ nào Chúa Giêxu dạy chúng ta cách thức xây dựng đức tin theo phương thức chúng ta cố gắng xây dựng thân thể của chúng ta. Trong phân đoạn Kinh thánh nầy, Chúa Giêxu sẽ dạy các môn đồ Ngài và chúng ta rằng vấn đề không phải nằm ở chỗ lượng đức tin của họ, mà là sự thất bại không nắm lấy được bản chất của đức tin, và hành động sao cho thích ứng mà thôi. Thế thì chúng ta hãy xét xem, trong phân đoạn Kinh thánh nầy, để nhìn thấy phân đoạn ấy nói gì về đức tin mà chúng ta cần phải tiếp thu, cùng với các sứ đồ.
CẤU TRÚC CỦA PHÂN ĐOẠN KINH THÁNH:
(1) Là người giữ anh em mình — các câu 1-4
(2) Không gây cho họ vấp ngã — các câu 1-2
(3) Tìm cách, quở trách, và tha thứ khi họ sa ngã — các câu 3-4
(4) Đức tin trong đời sống của môn đồ — các câu 5-10
(5) Lời cầu xin thêm cho đức tin — câu 5
(6) Quyền phép của đức tin nhỏ — câu 6
(7) Một lời nói về sự vâng phục và thái độ biết ơn — các câu 7-10
(8) Đức tin, thanh tẩy, và thái độ biết ơn — các câu 11-19
NỘi DUNG:
Các câu 1-4 của chương 17 có thể xem như ở dưới một đề tựa: “Quí vị là kẻ giữ anh em mình”. Mấy câu nầy đặc biệt nhấn mạnh trách nhiệm của một môn đồ theo văn mạch nói tới tội lỗi, là điều mà chúng ta phải xem là trầm trọng. Các câu 1 và 2 dạy môn đồ phải tỉnh thức về việc gây cho một anh em (nam hay nữ) sa ngã. Các câu 3 và 4 dạy môn đồ về trách nhiệm của mình phải tìm cách, quở trách, và tha thứ cho người anh em phạm tội. Mục tiêu của các hành động nầy là đem người anh em phạm tội đến với sự ăn năn, và phải mau chóng làm hoà với người ấy như có thể được. Sự tha thứ cần phải có theo ý muốn của Chúa.…
(1) Cho kẻ phạm tội nghịch cùng chúng ta.
(2) Cho kẻ thường hay phạm tội nghịch cùng chúng ta.
(3) Cho kẻ phạm tội nghịch cùng chúng ta và “duy nhất” kẻ ấy nói mình đã ăn năn.
Sự tha thứ đó khó mà thể hiện được. Thật là dễ đề kháng không chấp nhận tha thứ cho kẻ chỉ căn cứ vào một câu nói: “Tôi xin lỗi” vì rất mất công toi, vì “sự ăn năn” không thể là thành thật cho được. Chúa Giêxu không dạy môn đồ phải “thử nghiệm” thái độ chơn thật trong sự ăn năn của kẻ ấy, mà Ngài dạy phải đáp ứng ngay với sự ăn năn đó. Chúng ta dám nói, theo ánh sáng của lời lẽ nối theo sau của Chúa chúng ta, rằng môn đồ phải chấp nhận sự ăn năn của người anh em quá phạm kia chiếu theo đức tin.
Theo tôi hiểu phân đoạn Kinh thánh nầy, chính lời dạy của Chúa Giêxu về sự tha thứ giục giã các môn đồ cầu xin cho có thêm đức tin. Dường như họ hiểu sự tha thứ ấy phải được chấp nhận bằng đức tin. Họ cũng tỏ ra họ tin sự tha thứ ấy sẽ đòi hỏi nhiều đức tin hơn là họ đã có. Cho nên, họ cầu xin Chúa ban cho họ đức tin lớn hơn, với sự đầu phục vâng theo các sự dạy dỗ của Ngài khi đức tin đó đã thuộc về họ.
CÁC LẼ ĐẠO TRONG PHÂN ĐOẠN KINH THÁNH CỦA CHÚNG TA:
Trước khi chúng ta bắt đầu xử lý với các nan đề và những sự giải thích phân đoạn Kinh thánh của chúng ta, chúng ta phải biết chắc rằng chúng ta đang nhận dạng các lẽ đạo chính của phân đoạn nầy. Luca đan dệt thật khéo léo các lẽ đạo nầy vào nhau hầu mang một sứ điệp đến cho độc giả. Chúng ta không thể hiểu rõ mối quan hệ giữa các lẽ đạo nầy hay sứ điệp của chúng cho tới khi chúng ta trước tiên xác định chúng. Các lẽ đạo, theo tôi hiểu thì là đây:
(1) Uy quyền của [Chúa Giêxu] (địa vị:chủ và tôi tớ)
(2) Sự tha thứ
(3) Đức tin
(4) Thái độ biết ơn/cảm tạ (đối chiếu các câu 9, 16)
(5) Sự xứng đáng
(6) Sự vâng phục
Tôi không có ý ám chỉ rằng tôi hiểu trọn vẹn bất kỳ một trong các lẽ đạo nầy, cũng không hiểu hết phương thức mà Luca đan dệt chúng với nhau thành một sứ điệp. Tuy nhiên, tôi muốn đưa ra một số đề nghị, hầu giúp đỡ phần nào cho quí vị trong phần nghiên cứu phân đoạn Kinh thánh nầy
CHỖ CĂNG THẲNG CỦA PHÂN ĐOẠN KINH THÁNH:
Những chỗ khó khăn mà phân đoạn Kinh thánh của chúng ta bày ra rất là nhiều. Một số học giả, như đã được chỉ ra ở phần cuối bài học, đều thất bại khi họ muốn kết nối giữa nhiều mảng khác nhau trong chương nầy, thậm chí còn thắc mắc rằng các mảng nầy có quan hệ với văn mạch bao quanh nữa. Tôi không thắc mắc tính thống nhất của các mảng nầy, nghĩa là, có một sự tranh luận được phát triển ở đây. Nan đề to lớn nhất, đối với tôi là phải quyết định đâu là phần tranh luận. Hơn nữa, có vài thắc mắc khác nữa thúc giục tôi phải xem xét các câu nầy cẩn thận hơn.
Thứ nhứt, đâu là mối quan hệ giữa sự tha thứ mà Chúa Giêxu đòi hỏi ở trên, đức tin mà các môn đồ đang cầu xin, và quan niệm về sự không xứng đáng theo như các môn đồ dưới đây? Thứ hai, tại sao sự thay đổi từ “môn đồ” trong câu 1 thành “sứ đồ” trong câu 5? Thứ ba, đâu là mối quan hệ giữa sự dạy của Chúa về tôi tớ không xứng đáng (các câu 7-10) và câu chuyện của 10 người phung, chỉ có một người quay trở lại (các câu 11-19)? Thứ tư, có phải 9 người phung kia đã biểu lộ đức tin không? Thứ năm, đó là sự chữa lành (hay sự cứu rỗi) mà người phung quay trở lại kia đã nhận lãnh khác với hay lớn hơn sự chữa lành mà 9 người kia đã nhận được? Nếu thực vậy, thì khác thế nào và tại sao?
LỜI CẦU XIN ĐỨC TIN VÀ MỘT ĐÁP ỨNG GÂY BỐI RỐI (17.5-10)
“Các sứ đồ thưa Chúa rằng: Xin thêm đức tin cho chúng tôi! Chúa đáp rằng: Nếu các ngươi có đức tin trộng bằng hột cải, các ngươi khiến cây dâu nầy rằng: Hãy nhổ đi mà trồng dưới biển, thì nó sẽ vâng lời. Ai trong các ngươi có đầy tớ đi cày hoặc đi chăn, khi ở ngoài đồng về, biểu nó rằng: Hãy đến ngay mà ngồi ăn, hay sao? Trái lại, há không biểu nó rằng: Hãy dọn cho ta ăn, thắt lưng hầu ta, cho đến chừng nào ta ăn uống xong, rồi sau ngươi sẽ ăn uống sao? Đầy tớ vâng lịnh mà làm, thì chủ có biết ơn gì nó chăng? Các ngươi cũng vậy, khi làm xong việc truyền phải làm, thì hãy nói rằng: Chúng tôi là đầy tớ vô ích; điều chúng tôi đã làm là điều chắc phải làm”.
Tôi hiểu lời cầu xin cho có thêm đức tin nầy là kết quả trực tiếp của mạng lịnh mà Chúa Giêxu đưa ra ở trên gắn liền với lời quở trách người anh em lạc lối và chấp nhận sự tha thứ, dưới các hoàn cảnh cực kỳ khó khăn. Hãy chú ý ở đây, sự thay đổi từ chữ “môn đồ” (câu 1) thành “sứ đồ” (câu 5). Tôi hiểu chữ “môn đồ” chính là nhóm đông hơn những người đi theo Chúa chúng ta, những người thực sự tin theo Ngài, ngược lại với người dòng Pharisi vô tín (đối chiếu 8.1-3). Còn chữ “sứ đồ” chính là 12 môn đồ, là nhóm các môn đồ nhỏ hơn. Nhóm nầy có nhiều lượng tri thức hơn vì Chúa Giêxu đã phán với họ nhiều việc mà nhóm đông người hơn không nghe được (đối chiếu Mác 4.33-34; 9.28; Giăng 2.24-25).
Nhưng tại sao Kinh thánh cho chúng ta biết các sứ đồ (số nhiều) đã cầu xin Chúa Giêxu ban cho họ đức tin lớn lao hơn? Kinh thánh thường không cho chúng ta biết ai nói ra giữa vòng các sứ đồ. Ở các thời điểm khác, chúng ta được cho biết người nói ra (hay phát ngôn viên) là ai. Nhưng ở đây, chúng ta có ấn tượng là nhiều người, nếu không phải là hết thảy, các sứ đồ đều nói ra, họ cầu xin để có được đức tin lớn lao hơn. Tôi tin rằng hết thảy họ đều nói ra một lượt, hay có lẽ hết người nầy tới người khác nói, nhưng cả thảy (hay hầu hết) các môn đồ đều nói ra vì họ vốn ý thức mạnh mẽ về nhu cần đức tin. Họ nghĩ trong lòng rằng họ không thể làm theo những điều mà Chúa Giêxu đã truyền dạy.
Có lúc tôi có ấn tượng rằng đây là một lời cầu xin đúng đắn. Cầu xin thêm lên đức tin có thuộc linh hơn không? Lời cầu xin nầy trông kỉnh kiền giống như lời cầu xin cho sự khôn ngoan của Vua Solomon (đối chiếu I Các Vua 3). Tôi không còn tin rằng đây là một lời cầu xin thuộc linh. Thực vậy, tôi có khuynh hướng xem đấy là một sự ngụy tạo. Tôi nghĩ rằng các sứ đồ vốn thành thật trong lời cầu xin của họ, nhưng có cái gì sai lầm trong đó. Đối với tôi dường như đức tin không phải là điều đang thiếu thốn ở đây, mà là sự vâng phục. Hãy suy gẫm vấn đề nầy cùng với tôi khi chúng ta xem xét phần đáp ứng gây bối rối của Chúa chúng ta.
Thứ nhứt, đáp ứng của Chúa Giêxu, như đã được ghi lại ở câu 6 tới câu 10, có một tỉ lệ nhất định mang tính dạy dỗ cho chúng ta. Chỉ một câu, câu 6, là tích cực mà thôi, trong khi bốn câu kế mang tính tiêu cực, nghĩa là, chúng có tính chỉnh đốn hơn, như đã được tỏ ra bởi chữ đầu tiên trong câu 7, “Nhưng, (theo bản Kinh thánh King James, có chữ “nhưng” nầy ở đầu câu 7). Chữ nầy đề nghị rằng, Chúa Giêxu không chắc phần đáp ứng của họ nhiều khi Ngài đang chỉnh đốn phần đáp ứng đó.
Thứ hai, dường như Chúa Giêxu muốn dạy rằng chỉ cần đức tin thật nhỏ để hoàn thành những việc khó. Lời cầu xin của các sứ đồ ám chỉ rằng điều Chúa Giêxu đòi hỏi nhất thiết phải có đức tin lớn, và vì năng lực của họ không đủ. Vì thế, họ đã xin Chúa Giêxu ban thêm đức tin cho, giả định rằng họ chưa có đủ. Lời đáp của Chúa Giêxu: ấy là chỉ cần một lượng nhỏ đức tin thôi thì làm thành được phần việc ấy. Với lượng đức tin tương đương với trọng lượng của một hột cải — đúng là một hột giống rất nhỏ — họ có thể nhổ gốc cây kia rồi đem trồng nó xuống lòng biển. Vậy thì có phải họ cần thêm đức tin — có thực không? Lời đáp của Chúa Giêxu dường như thắc mắc họ đã có quá ít đức tin!?!
Thứ ba, Chúa Giêxu cố ý sử dụng một minh hoạ nói về quyền năng của đức tin không quan hệ trực tiếp với sự tha thứ. Khi “những kẻ phá vỡ đức tin” ngày nay giảng cho người ta nghe về việc thực thi đức tin, họ làm thế với nhiều minh hoạ “thử nghiệm”, những hình ảnh kích dộng người nghe khờ dại kia phải hành động. Thí dụ, họ kể về một người nọ, nếu quí vị có đức tin để dâng 10$US, Đức Chúa Trời sẽ ban phước lại cho quí vị 100$US. Nếu Chúa Giêxu muốn các môn đồ (các sứ đồ) luyện tập đức tin, há Ngài không sử dụng một minh hoạ tỏ ra đức tin đó sẽ tạo ra sự tha thứ sao? Thay vì thế, Chúa Giêxu dạy họ rằng đức tin bằng trọng lượng của hột cải sẽ khiến họ truyền cho cây kia phải trốc rễ rồi được đem trồng xuống lòng biển. Có ai chú ý không? Ai có lòng thích thú cách trồng cây như thế nầy không? Chúa Giêxu đã sử dụng minh hoạ nầy để chứng minh mục đích của Ngài, mà không phải tác động họ luyện tập đức tin trong lãnh vực tha thứ.
Một người bạn của tôi chỉ ra rằng lời cầu xin nầy của các sứ đồ là rất thú vị theo ánh sáng của quyền phép do Chúa chúng ta phê chuẩn. Họ đã được sai đi để rao giảng nước của Đức Chúa Trời, với quyền phép và thẩm quyền để chữa lành và để đuổi quỉ (Luca 9.1...). Mặc dù quyền phép lớn như thế, một số trong chúng dường như ở với họ trên một cơ sở liên tục, họ thấy rằng họ chưa có đủ “đức tin” để tha thứ. Bây giờ, đây là một việc rất đáng ngạc nhiên. Trong mấy câu nối theo sau, Chúa Giêxu đang kêu gọi các sứ đồ lưu ý, để cho điều chi họ thực sự thiếu thốn sẽ ra rõ ràng. Tôi tin, có một sự thiếu hụt, nhưng không phải lượng đức tin của các sứ đồ.
Thứ tư, và quan trọng nhất, chúng ta cần phải lưu ý rằng đang khi các môn đồ đưa ra một lời cầu xin rõ ràng về đức tin được thêm lên, Chúa Giêxu không nói đã chấp nhận như thế đâu. Sự thật nầy rất rõ ràng, chúng ta cần phải để ý đấy, và đây là điều chủ yếu cho sự hiểu biết phân đoạn Kinh thánh của chúng ta. Các môn đồ đã cầu xin Chúa Giêxu cho thêm đức tin, nhưng Chúa Giêxu không chấp nhận sự cho thêm đó. Một tình trạng thiếu thốn đức tin vì cớ đó đã không trở thành nan đề.
CÁC BÀI HỌC VỀ THÁI ĐỘ BIẾT ƠN (17.7-19)
Trong các câu 7-19 Luca cung ứng cho chúng ta hai bài học về sự biết ơn. Bài học thứ nhứt do Chúa chúng ta dạy dỗ các sứ đồ. Ngài so sánh mối quan hệ của Ngài với họ với mối quan hệ giữa người chủ với tôi tớ (các câu 7-9). Kế đó Ngài áp dụng điều nầy với thái độ của các môn đồ về sự vâng phục của họ (câu 10). Bài học thứ hai đến với chúng ta từ một sự cố xảy ra trong chức vụ của Chúa chúng ta, Luca đã ghi lại tại điểm nầy vì sự cố đó góp phần vào đề tài thái độ biết ơn. Mười người phung kêu cầu Chúa Giêxu xin được thương xót, và hết thảy 10 người đều được chữa lành, nhưng chỉ có một người quay trở lại để cảm ơn Chúa Giêxu, và người nầy là một người Samari. Trong trường hợp thứ nhứt, chính người chủ mới là người không bị buộc phải chịu ơn trước sự vâng phục của tôi tớ mình; trong trường hợp thứ hai, chính người nhận lãnh ân điển của Đức Chúa Trời mới là người phải có lòng biết ơn đối với Đức Chúa Trời. Chúng ta hãy xét qua hai bài học nầy về lòng biết ơn, rồi nhơn đó tìm cách khám phá xem chúng có quan hệ thế nào với đức tin và sự tha thứ.
NGƯỜI TÔI TỚ CHỊU KHÓ LÀM LỤNG (17.7-10)
“Ai trong các ngươi có đầy tớ đi cày hoặc đi chăn, khi ở ngoài đồng về, biểu nó rằng: Hãy đến ngay mà ngồi ăn, hay sao? Trái lại, há không biểu nó rằng: Hãy dọn cho ta ăn, thắt lưng hầu ta, cho đến chừng nào ta ăn uống xong, rồi sau ngươi sẽ ăn uống sao? Đầy tớ vâng lịnh mà làm, thì chủ có biết ơn gì nó chăng? Các ngươi cũng vậy, khi làm xong việc truyền phải làm, thì hãy nói rằng: Chúng tôi là đầy tớ vô ích; điều chúng tôi đã làm là điều chắc phải làm”.
Chúa Giêxu bắt đầu dạy dỗ bằng một câu chuyện, thường là trường hợp dễ xảy ra. Ngài phán dạy từ một góc văn hoá thuận lợi, khi làm theo, hiểu rõ, và với một vài cấp độ chấp nhận tình trạng nô lệ. Chúng ta sẽ thấy bài học nầy thực ra rất kỳ lạ, thậm chí là rất đáng ghét nữa. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng nô lệ phải tùy thuộc vào chủ của mình. Hắn phải tùy thuộc hoàn toàn vào chủ. Vì thế, người chủ có thể khắt khe trong lịnh lạc của mình, đặc biệt trong khi ví sánh với nền văn hoá của chúng ta. Lời dạy của Chúa Giêxu cho thấy rằng những điều Ngài sắp phán ra là việc mà ai nấy đều sẽ đồng ý. Ngài bắt đầu: “Ai trong các ngươi.…”. Câu nầy tương tự với hai câu chuyện đầu tiên Chúa Giêxu đã kể lại về “những đồ vật bị hư mất” trong chương 15. Ở đây, chính đối thủ của Chúa Giêxu, là người dòng Pharisi, họ được tiêu biểu cho bằng chữ “các ngươi” (đối chiếu Luca 15.4, 8). Kế đó, Ngài sẽ đưa ra mục đích của Ngài, căn cứ vào các thái độ cùng hệ thống giá trị được tiêu biểu bởi các sứ đồ của Ngài.
Bất kỳ sứ đồ nào cũng đều hiểu rõ mối quan hệ giữa người chủ và tôi tớ người. Không một ai trong số họ, nếu họ có một tên nô lệ suốt cả ngày ở ngoài đồng cày cấy hay chăn giữ bầy chiên, sẽ được tiếp đón tại nhà lúc trời tối với bữa ăn nóng hổi. Thay vì thế, người chủ mong muốn tôi tớ mình phải tắm rửa sạch sẽ, thay đổi quần áo, rồi đứng hầu ông ngồi bàn ăn. Chỉ sau mọi điều nầy rồi thì người tôi tớ đó mới tự do nghĩ tới các nhu cần của riêng mình. Và khi tên nô lệ đã chu toàn mọi bổn phận của mình trong ngày rồi, chẳng ai mong người chủ đến với hắn, đặt tay vòng qua vai hắn, rồi nói cho hắn biết hắn đã làm công việc mỹ mãn đến ngần nào. Người làm chủ không cảm thấy mình có một bổn phận nào để nuông chiều tôi tớ của họ cả, cũng chẳng có lời nào để khen ngợi họ hết.
Trong xã hội của chúng ta, Chúa chúng ta sẽ thuật lại câu chuyện nói về người kia đã điền vào phần thuế thu nhập của ông ta. Bản thuế đó gần điền xong, với đầy đủ chi tiết. Cùng với mẫu thuế ấy, được gửi đi trước ngày 15 tháng 4, có một tờ ngân phiếu chi cho các khoản thuế nào thích ứng. Chắc chắn Chúa Giêxu sẽ nói, người nầy không mong đợi một cú điện thoại hay một lời cảm ơn nào từ Sở Thuế Vụ hay từ Tổng Thống của Nước Mỹ, bày tỏ ra lòng biết ơn của chính phủ về sự vâng phục đối với luật pháp của xứ sở. Nộp thuế là bổn phận của chúng ta, một bổn phận mà chúng ta không mong đợi một sự biết ơn nào nếu chúng ta vâng theo đúng như bị đòi hỏi, nhưng nếu không làm theo thì chúng ta chỉ mong đợi có sự trừng phạt mà thôi.
Không một ai giữa vòng các sứ đồ đứng ra tranh luận vấn đề nầy với Chúa. Nhưng tại sao đây là sự thật chứ? Tại sao lại là đúng khi người chủ không cần nuông chiều hay ngợi khen tôi tớ của mình, mà chỉ mong mỏi tôi tớ phục vụ mình một cách tận tụy và trung tín? Tôi nghĩ rằng có một lý do chính, và rất là đơn giản không cần phải nhắc đi nhắc lại: vì chủ chính là chủ nhân, và tôi tớ chỉ là nô lệ. Nguyên tắc nầy có thể được tóm tắt như sau: CHỦ NHÂN CÓ QUYỀN ĐÒI HỎI SỰ VÂNG PHỤC HOÀN TOÀN TỪ NÔ LỆ CỦA MÌNH, NHƯNG NÔ LỆ KHÔNG CÓ QUYỀN ĐÒI HỎI BẤT CỨ ĐIỀU CHI TỪ CHỦ CỦA HỌ.
Hãy xét qua từ ngữ xem: NGỢI KHEN VÀ PHỤC VỤ HOÀN TOÀN LÀ VẤN ĐỀ CỦA ĐỊA VỊ.
Trong câu 10, Chúa đưa nguyên tắc vào giới hạn thực hành, áp dụng nguyên tắc ấy cho các môn đồ. Rõ ràng là Chúa phải được xem là Chủ Nhân, và các môn đồ là nô lệ của Ngài. Họ, giống như nô lệ, cần phải xem mình như đang ở dưới bổn phận phải vâng theo Chúa một cách hoàn toàn. Khi làm theo như vậy, họ chẳng mong mỏi được ngợi khen hay phần thưởng. Thay vì thế, họ cần phải xem mình là “đầy tớ vô ích” nữa.
Lời lẽ của Chúa chúng ta làm dấy lên hai câu hỏi quan trọng. Câu thứ nhứt được đưa ra ở phân đoạn Kinh thánh khác; câu thứ hai, bởi một sự nhấn mạnh. Câu hỏi thứ nhứt nầy là đây: TẠI SAO CHÚA GIÊXU PHÁN VỀ CÁC MÔN ĐỒ LÀ HẠNG NÔ LỆ Ở ĐÂY, KHI NGÀI DƯỜNG NHƯ LÀM ĐẢO LỘN ĐIỀU NẦY TRONG SÁCH TIN LÀNH GIĂNG?
Quí vị sẽ nhớ lại lời lẽ nầy, do Chúa chúng ta phán ra trong tin lành Giăng 15:
“Ví thử các ngươi làm theo điều ta dạy, thì các ngươi là bạn hữu ta. Ta chẳng gọi các ngươi là đầy tớ nữa, vì đầy tớ chẳng biết điều chủ mình làm nhưng ta đã gọi các ngươi là bạn hữu ta, vì ta từng tỏ cho các ngươi biết mọi điều ta đã nghe nơi Cha ta” (Giăng 15.14-15).
Hãy chú ý, trong chỗ thứ nhứt, người nầy có là “đầy tớ” hay là “bạn hữu” hay không, họ phải vâng theo dù là ở vai trò nào. Một nô lệ, bởi địa vị của mình, phải vâng phục thôi; còn một người bạn, qua sự xác định của Chúa Giêxu, phải vâng theo các mạng lịnh của Ngài. Sự vâng phục không bị gạt qua một bên, mà được tái khẳng định. Thứ hai, Chúa Giêxu không nói rằng vai trò của một nô lệ bị gạt qua một bên, mà chỉ nói rằng nó bị gạt qua một bên khi nô lệ hiểu rõ Chủ đang làm gì. Một đầy tớ không được biết các chương trình và mục đích của chủ, mà chỉ được ban cho các huấn thị mà thôi. Mặt khác, bạn hữu thì chia sẻ các mục đích của bạn mình. Vì cớ đó Chúa Giêxu gạt qua một bên vai trò của đầy tớ trong chiều kích nầy, nhưng không gạt qua một bên trong từng chiều kích. Đấy là lý do tại sao Phaolô và các người khác thường nhắc tới họ là hạng nô lệ của Chúa (đối chiếu Roma 1.1).
Thắc mắc thứ hai là thắc mắc rất cần thiết: TẠI SAO CHÚA GIÊXU DẠY CÁC MÔN ĐỒ NGÀI PHẢI NGHĨ TỚI BẢN THÂN HỌ LÀ ĐẦY TỚ VÔ ÍCH, KHI NỀN VĂN HOÁ CỦA CHÚNG TA ĐANG NÓI CHO CHÚNG TA BIẾT NGƯỜI TA PHẢI Ý THỨC TỐT HƠN VỀ CHÍNH GIÁ TRỊ CỦA HỌ?
Đúng ra đây là một thắc mắc rất hay. Tôi sẽ để thắc mắc nầy lại cho người nào bênh vực cho “cái tôi” giải thích. Tôi không thể giải thích. Lời lẽ của Chúa Giêxu, theo đánh giá của tôi, quá rõ rồi không thể bỏ qua. Chính người Pharisi là hạng người xem trọng “cái tôi” và bị định cho phải ở trong địa ngục. Chính những ai biết mình “không xứng đáng” mới chạy đến với Chúa Giêxu rồi tìm được ân điển và sự tha thứ.
Lời lẽ của Chúa chúng ta trong phân đoạn Kinh thánh nầy dạy chúng ta một nguyên tắc tối quan trọng, có thể tóm tắt lại theo cách nầy: ĐỨC TIN LUÔN LUÔN CÓ TÁC DỤNG TRONG LÃNH VỰC CỦA ÂN ĐIỂN VÀ SỰ THƯƠNG XÓT, VÀ ĐƯỢC CHÍNH HẠNG NGƯỜI BIẾT MÌNH KHÔNG XỨNG ĐÁNG LUYỆN TẬP.
Tôi tin rằng lời lẽ của Chúa Giêxu ở đây trong các câu 6-10 đóng vai trò một sự chỉnh đốn đối với suy nghĩ không đúng của các sứ đồ, họ đã cầu xin Chúa ban cho họ đức tin lớn hơn. Chúa Giêxu phán, việc quan trọng không phải là lượng đức tin, mà là những thuộc tính của đức tin mới quan trọng. Đức tin ở đây không phải là vấn đề của số lượng, mà là chất lượng. Suy nghĩ của các môn đồ: ấy là họ đã thiếu thốn không có đủ đức tin. Lời đáp của Chúa Giêxu: ấy là họ đã thiếu mất một sự hiểu biết chính xác bản chất của đức tin. Tôi tin qua mấy câu nầy, Chúa Giêxu đang xét đoán những gì chúng ta gọi là niềm tin của người dòng Pharisi, một “đức tin” căn cứ theo người thừa hưởng nó hơn là đối tượng của nó, một đức tin căn cứ vào bề ngoài của một người hơn và căn cứ theo bổn tánh của Đức Chúa Trời.
Chúa Giêxu muốn chúng ta phải học biết rằng khi người chủ có quyền đòi hỏi sự vâng phục hoàn toàn từ nô lệ của mình, và người tôi tớ có từng bổn phận phải vâng theo chủ mình một cách hoàn toàn, người chủ chẳng có bổn phận phải biết ơn đối với nô lệ của mình, mặc dù tôi tớ vâng phục chủ hoàn toàn. Đức tin theo người Pharisi trở thành một loại “việc làm” buộc Đức Chúa Trời phải đáp ứng. Đức tin theo Kinh thánh đòi hỏi sự vâng phục đối với Đức Chúa Trời, mà không có một sự đòi hỏi nào nơi Ngài hết. Đức tin theo Kinh thánh nghĩ tới các giới hạn của bổn phận; đức tin theo người Pharisi nghĩ tới các giới hạn của ích lợi, bó buộc bởi sự trung tín.
Người dòng Pharisi thực sự tin rằng bởi sự tuân giữ theo luật pháp ở bề ngoài — nghĩa là, sự giải thích của họ về luật pháp — thì họ xứng đáng với ân sũng của Đức Chúa Trời. Thí dụ, họ đã nhìn thấy của cải của họ là kết quả xứng đáng và cần thiết của sự họ tin kính. Vì thế, họ cảm thấy ít biết ơn đối với Đức Chúa Trời, đối với những gì họ có, họ xứng đáng (theo lý trí của họ). Lòng biết ơn, đối với họ, là một sự bắt buộc ngả về phía Đức Chúa Trời, chớ không phải về phía họ.
Đức Chúa Trời muốn dân Israel biết về mối nguy hiểm nầy, thậm chí trước khi họ bước vào đất hứa. Trong các chương đầu của sách Phục truyền luật lệ ký, Đức Chúa Trời đã nhắc cho họ nhớ tới các ơn phước của Ngài, tất cả đều là vấn đề của ân điển, mặc dù họ không vâng phục, lằm bằm và ô uế. Ngài cũng cảnh cáo họ rằng khi họ vào trong đất hứa, một lần nữa họ sẽ dự phần vào bông trái của ân điển Ngài, thế nhưng họ lại có khuynh hướng cho rằng họ có công thì mới có các ơn phước nầy. Nói cách khác, Israel xem Đức Chúa Trời có bổn phận phải chúc phước cho họ, hơn là biết ơn đối với ân điển của Ngài.
“Ngươi khá cẩn thận, e quên Giêhôva Đức Chúa Trời ngươi, không giữ gìn những điều răn, mạng lịnh và luật lệ của Ngài, mà ngày nay ta truyền cho ngươi chăng; lại e sau khi đã ăn no nê, cất nhà tốt đặng ở, thấy bò chiên của mình thêm nhiều lên, bạc, vàng, và mọi tài sản mình dư dật rồi, thì bấy giờ lòng ngươi tự cao, quên Giêhôva Đức Chúa Trời ngươi, là Đấng đã đem ngươi ra khỏi xứ Êdíptô, tức khỏi nhà nô lệ chăng. Ấy là Ngài đã dẫn ngươi đi ngang qua đồng vắng mênh mông gớm ghiếc nầy, đầy những rắn lửa, bò kẹp, đất khô khan, chẳng có nước; Ngài khiến nước từ hòn đá rất cứng phun ra cho ngươi; lại trong đồng vắng, Ngài ban cho ngươi ăn mana mà tổ phụ chưa hề biết, để hạ ngươi xuống và thử ngươi, hầu về sau làm ơn cho ngươi. Vậy, khá coi chừng, chớ nói trong lòng rằng: Ấy nhờ quyền năng ta và sức lực của tay ta mà đoạt được những sản nghiệp nầy. Hãy nhớ lại Giêhôva Đức Chúa Trời ngươi, vì ấy là Ngài ban cho ngươi sức lực đoạt được những sản nghiệp, để làm trọn sự giao ước Ngài đã thề cùng tổ phụ ngươi, y như Ngài đã làm ngày nay. Nếu ngươi quên Giêhôva Đức Chúa Trời ngươi mà theo các thần khác, hầu việc và quì lạy trước các thần ấy, thì ngày nay ta cáo quyết rằng: Các ngươi hẳn sẽ bị diệt mất! Các ngươi sẽ bị diệt mất như những dân tộc kia mà Đức Giêhôva tuyệt diệt trước mặt các ngươi, bởi vì không nghe theo tiếng Giêhôva, Đức Chúa Trời của các ngươi” (Phục truyền luật lệ ký 8.11-20).
Nhưng tất cả mọi điều nầy phải làm gì với đức tin và sự tha thứ? Mọi sự! Trước tiên, tôi tin rằng Chúa Giêxu đang dạy cho chúng ta biết đức tin luôn luôn vận hành trong lãnh vực ân điển và sự thương xót. Nếu người dòng Pharisi nghĩ rằng Đức Chúa Trời mắc nợ họ các ơn phước của Ngài, Chúa Giêxu đã dạy ngược lại. Chúa Giêxu đã dạy rằng người nào có đức tin trước tiên phải công nhận tình trạng bất xứng của chính họ, rồi đến gần Ngài trên cơ sở ân điển của Ngài, chớ không trên cơ sở mọi công trạng của họ.
Tôi quyết định nghiên cứu đề tài đức tin qua sách tin lành Luca, và tiếp thu một số việc rất lý thú. Đức tin, theo sách Luca, được kết hợp mật thiết với nhận thức về tình trạng bất xứng. Trường hợp thứ nhứt nói tới “đức tin” đã được nhắc tới trong sách Luca là sự chữa lành cho người đau bại, là người đã được dòng xuống qua mái nhà, nơi Chúa Giêxu đang giảng dạy trong đó. Luca thuật lại cho chúng ta biết rằng khi nhìn thấy đức tin của những người khiêng nên Chúa Giêxu đã đáp ứng với người đau bại: “Hỡi người, tội lỗi ngươi đã được tha” (Luca 5.20). Tại sao Chúa Giêxu lại nói ra câu nầy, đúng hơn là phải chữa lành cho người đau bại trước tiên? Và tại sao người nầy không cầu xin Chúa Giêxu chữa lành cho? Anh ta có thể nói mà, chúng ta giả định như thế. Tôi nghĩ người đau bại đã cảm nhận được một ý thức sâu sắc về tình trạng bất xứng không tiếp cận Chúa Giêxu được và không cầu xin được chữa lành. Vì lẽ đó Chúa Giêxu mới xử lý với những gì đã ngăn trở người đau bại đó — ấy là tội lỗi của người. Chính tội lỗi của người nầy đã làm cho người ý thức về tình trạng bất xứng của mình, và vì thế trước tiên Chúa Giêxu đã tuyên bố ra ơn tha thứ. Và rồi Ngài đã chữa lành cho anh ta.
Trường hợp thứ hai nói về đức tin thì rõ ràng hơn nhiều. Trong Luca chương 7, chúng ta được thuật cho biết về đức tin lớn của viên thầy đội, ông nầy đã nài xin Chúa Giêxu đến chữa lành cho tôi tớ của ông ta, song không cần phải tới tận nhà. Tôi luôn luôn xem đức tin lớn của người nầy theo các giới hạn lời cầu xin của ông ta về sự chữa lành “ở một khoảng cách xa xa”. Nhưng giờ đây tôi tin rằng một phần lớn trong đức tin của ông ta chính là sự ý thức về tình trạng bất xứng của mình. Đức tin bắt đầu với một sự hiểu biết về tình trạng bất xứng của chúng ta, rồi nhơn đó kêu nài với Đức Chúa Trời trên cơ sở ân điển và lòng thương xót của Ngài, hơn là trên cơ sở công trạng của chúng ta. Một cách ngẫu nhiên, (một mình) Luca nói cho chúng ta biết đang khi viên thầy đội nầy biết rõ ông ta là bất xứng, các trưởng lão Do thái đặc biệt kêu nài Chúa Giêxu phải chấp nhận lời cầu xin của ông ta vì ông ta xứng đáng (Luca 7.3).
Trường hợp thứ ba nói về đức tin trong sách Luca được thấy trong cùng chương đó (7.36-50). Chúa chúng ta đang dự một bữa ăn tại nhà của một người Pharisi. Trong bữa ăn, có người đờn bà với tai tiếng không được tốt đã đến đó, rồi từ sau lưng Chúa, bà ta đã dùng nước mắt mà lau chơn Ngài, hôn, rồi xức dầu hai bàn chân đó bằng thứ dầu thơm đắt tiền — là thứ quí giá nhất mà bà ta có. Khi người Pharisi chủ nhà nhìn thấy điều nầy, ông ta nghĩ rằng Chúa Giêxu vốn chưa biết quá khứ của bà ta. Làm thể nào một vị tiên tri thật có thể cho phép người đờn bà nầy chạm đến mình? Chúa Giêxu đã đối chiếu thái độ mến khách của người đờn bà nầy với sự tiếp đón (hay thiếu tiếp đón) mà người chủ nhà dành cho Ngài. Nhưng việc quan trọng cần phải lưu ý trong phân đoạn Kinh thánh nầy: ấy là người đờn bà, bởi các hành động của Ngài, đã tỏ ra rằng bà ta đã cảm thấy hoàn toàn bất xứng đối với Chúa. Ở mặt kia, người dòng Pharisi lại cảm thấy quá xứng đáng, nhưng bởi cách đối xử mà họ đã dành cho Chúa Giêxu, đã không xem Ngài xứng đáng với những ưu đãi bình thường của xã hội. Chúa Giêxu đã bảo người đờn bà nầy đi với lời lẽ khẳng khái như sau: “Đức tin ngươi đã cứu ngươi; hãy đi bình an” (7.50).
Trong Luca 8, chúng ta thấy trường hợp kế tiếp nói về đức tin. Khi các môn đồ thấy sợ hãi vì cớ trận bão, Chúa Giêxu đã quở trách họ vì thiếu đức tin (8.25). Kế đó, người đờn bà với bịnh mất huyết (khoảng 12 năm) đã đến với Chúa Giêxu từ đàng sau và “đánh cướp”, như câu chuyện cho biết, một sự chữa lành từ nơi Ngài. Chúa Giêxu không cho phép sự chữa lành nầy trở thành một sự chữa lành bí mật, và vì thế Ngài đã gọi người đờn bà nầy đến xưng nhận đức tin và mọi hành vi của mình, và bà ta phải nhìn biết sự thật là bà ta đã được sạch. Ngài đã bảo người đờn bà nầy đi với lời lẽ tương tự với lời lẽ phán với người đờn bà đã xức dầu cho chơn của Ngài: “Hỡi con gái ta, đức tin ngươi đã chữa lành ngươi; hãy đi cho bình an” (8.48).
Tại sao người đờn bà nầy không cầu xin Chúa Giêxu chữa lành cho mình? Tại sao bà ta cố gắng “cướp đi” sự chữa lành mà không ai thấy đó? Để mở một con đường đi xuyên qua đám đông là một kỳ công khó có thể làm được. Bà ta chắc chắn đã muốn kêu la xin cứu chữa, nhưng bà ta đã không làm vậy. Tôi nghĩ rằng các hành động của người đờn bà đã được giải thích bởi sự thật bà ta không muốn lôi kéo sự chú ý nhìn về phía mình, hoặc làm cho Chúa phải “bối rối”. Theo ý kiến của tôi, bà ta, giống như những người khác, đã làm mọi sự từ chỗ ý thức mình bất xứng. Bà ta biết rõ mình không xứng đáng (bà ta là người ô uế, quí vị có thể nhớ lại), nhưng bà ta cũng tin rằng chỉ cần một cái chạm vào áo xống của Chúa Giêxu sẽ chữa lành cho bà ta.
Phần tham khảo kế đó đối với đức tin có trong chương 12, câu 28, chỉ ở đây không phải là sự hiện diện của đức tin, nhưng sự thiếu đức tin đã được nhấn mạnh. Khi có ít đức tin, Chúa Giêxu dạy, là nguồn gốc của sự lo lắng về ăn gì và mặc gì. Câu Kinh thánh nầy không nhắm trực tiếp vào phân đoạn Kinh thánh của chúng ta.
Trong chương 17, phân đoạn sách Luca mà chúng ta đang có đây, đức tin được nói tới ba lần (các câu 5, 6, & 19). Trong chương kế đó, chúng ta có câu chuyện nói về người Pharisi tự xưng công bình và người thâu thuế (18.9-14). Câu đứng trước câu chuyện nầy đọc như sau:
“Ta nói cùng các ngươi, Ngài sẽ vội vàng xét lẽ công bình cho họ. Song khi Con người đến, há sẽ thấy đức tin trên mặt đất chăng? (Luca 18.8).
Tôi tin rằng câu chuyện nói về người Pharisi tự xưng công bình và tội nhân biết ăn năn có một nối kết trực tiếp với câu nầy, trong đó Chúa chúng ta phán về việc tìm thấy đức tin trên mặt đất. Tôi tin rằng một trong các đặc điểm của đức tin là ý thức về sự bất xứng nơi phần của người nào đang tìm cách đến gần Đức Chúa Trời. Mặt khác, tôi tin rằng sự vô tín được chỉ ra bởi ý thức về sự tự tin, khi có ai đó dại dột cho rằng mình thực sự xứng đáng với Đức Chúa Trời.
Trong phần cuối của chương 18 (các câu 35-43) chúng ta đọc thấy người mù cứ khăng khăng kêu la với Chúa Giêxu, ông ta nài xin sự thương xót (đối chiếu câu 38). Có một số người trong đám đông đã tìm cách khiến cho ông ta phải im lặng. Rõ ràng là họ không nghĩ rằng ông ta xứng đáng với sự chú ý của Chúa. Người mù nầy thì không nghĩ như vậy, thế nhưng ông ta không xin sự công bình, mà xin sự thương xót. Chỉ có lời nài xin sự thương xót của Đức Chúa Trời nơi phần kẻ bất xứng, và đấy là những gì người mù nầy đã làm.
Lần xuất hiện sau cùng của chữ “đức tin” được thấy ở chương 22 (câu 32). Ở đây, Chúa Giêxu đang phán với Phierơ, giống như người Pharisi trên đây, ông đang đầy ắp với lòng tự tin. Khi Chúa Giêxu phán với Phierơ về thất bại của ông, ông đoan chắc với Chúa rằng ông thực sẽ không làm như vậy (22.33). Chúa Giêxu nói cho Phierơ biết rằng khi Satan đòi “sàng sảy ông như lúa mì” (câu 31), Ngài đã cầu thay cho ông, để đức tin ông không bị thiếu thốn (câu 32). Điều chi đã khiến cho đức tin của Phierơ bị thiếu thốn? Phải chăng sự thất bại của ông lớn đến nỗi ông cảm thấy mình hoàn toàn bất xứng đến độ ông thất vọng không biết Chúa có còn sử dụng ông nữa hay không!?! Nếu đức tin bắt rễ từ ý thức mình bất xứng, thì đức tin của ông không thiếu thốn, vì ông bất xứng, nhưng đức tin nhìn về Đức Chúa Trời khi chúng ta thực sự bất xứng. Vì thế, đức tin ông không thiếu thốn, đức tin ông sẽ vận hành trong sự hiểu biết tình trạng mình bất xứng và tìm kiếm ân điển của Đức Chúa Trời.
Cách sử dụng chữ “đức tin” trong sách tin lành Luca (và các sách tin lành khác cũng vậy, tôi e thế) đang dẫn tôi đi tới kết luận nầy: ĐỨC TIN VẬN HÀNH CHỈ TRONG PHẠM TRÙ CỦA SỰ THƯƠNG XÓT VÀ ÂN ĐIỂN, RỒI VÌ THẾ, ĐỨC TIN ĐƯỢC LUYỆN TẬP CHỈ BỞI NGƯỜI NÀO NHÌN BIẾT MÌNH BẤT XỨNG. ĐỨC TIN KHÔNG HỀ MONG MỎI ĐỨC CHÚA TRỜI ĐÁP ỨNG VỚI CHÚNG TA BẰNG THÁI ĐỘ BIẾT ƠN, MÀ LUÔN LUÔN ĐÁP ỨNG VỚI NGÀI BẰNG LÒNG BIẾT ƠN.
Hãy cùng xem xét với tôi phần kết luận nầy có hiệu quả ra sao trong phân đoạn Kinh thánh của chúng ta. Chúa Giêxu đòi hỏi các môn đồ của Ngài phải tha thứ cho người nào phạm tội nghịch lại họ, thậm chí nếu người ấy phạm tội và ăn năn 7 lần trong một ngày. Các môn đồ, giống như chúng ta, sẽ lấy làm kinh ngạc không biết có tiếp thu nổi điều nầy hay không!?! Làm sao chúng ta tha thứ cho kẻ không còn xứng đáng nữa kia chứ?
Câu trả lời của Chúa Giêxu có ngay liền sau đó. Thứ nhứt, nếu Ngài là Chủ và chúng ta là tôi tớ của Ngài, chúng ta bị buộc phải vâng theo Ngài trọn vẹn, dù chúng ta có hiểu hay không hiểu. Các lịnh lạc của Ngài không bao giờ quá lớn, vì Ngài là Chủ, và chúng ta là hạng tôi tớ. Thứ hai, trong khi cần phải lấy đức tin để tha thứ y như Chúa Giêxu đã phán dạy, thì vấn đề không nhất thiết là số lượng đức tin, mà chất lượng đức tin mới là vấn đề. Đức tin là hệ thống trên đó kẻ nào bất xứng đối với ơn của Đức Chúa Trời đều được đến gần Ngài và sống cho Ngài. Liệu chúng ta có cho rằng kẻ nào phạm tội nghịch lại chúng ta thì không xứng đáng với sự tha thứ của chúng ta chăng? Chúng ta đừng quên rằng chúng ta bất xứng với ơn tha thứ của Đức Chúa Trời, cùng với mọi ơn phước khác của Ngài nữa. Sự tha thứ mà Chúa truyền cho chúng ta phải tỏ ra cho người khác là một vấn đề của ân điển, rồi vì thế sự tha thứ ấy bất xứng. Chúng ta là những người hiện đang sống bởi ân điển cũng phải tỏ ra chính ân điển ấy cho người khác, giống như Đức Chúa Trời đã tỏ ra ân ấy ra cho chúng ta vậy.
Đây là lý do tại sao Chúa chúng ta nhấn mạnh đề tài biết ơn trong mấy câu nầy. Người đầy tớ không mong mỏi sự chịu ơn từ phía chủ; người đầy tớ cần phải tỏ ra lòng biết ơn đối với chủ. Chính thái độ biết ơn của chúng ta, căn cứ vào ân điển của Đức Chúa Trời trong đời sống chúng ta, ân điển ấy là nhiên liệu cho sự tha thứ mà chúng ta phải tỏ ra cho người khác. Vì thế, Chúa Giêxu đã đổi hướng đề tài. Đức tin là một vấn đề ở đây, nhưng không phải là nhu cần thêm lên cho đức tin nơi phần của các môn đồ khi nhớ lại các nguyên tắc chính mà đức tin vận hành trên đó. Đức tin vận hành trong phạm trù của ân điển, và ân điển sẽ tạo ra lòng biết ơn. Thái độ biết ơn nầy là động lực của các môn đồ để tha thứ cho người khác. Người nào được tha thứ nhiều sẽ mong mỏi (trên cơ sở ân điển) tha thứ cho người khác.
NGƯỜI PHUNG CÓ TẤM LÒNG BIẾT ƠN (17.11-19)
Giống như lòng biết ơn là chìa khóa cho sự hiểu biết phân nửa đầu tiên phân đoạn Kinh thánh của chúng ta, cũng một thể ấy lòng biết ơn là chìa khoá cho phân nửa sau cùng. Chúng ta hãy xem xét câu chuyện nói về mười người phung, chỉ có một người biết tỏ ra lòng biết ơn mà thôi.
“Đức Chúa Jêsus đương lên thành Giêrusalem, trải qua bờ cõi xứ Samari và Galilê. Nhằm khi vào làng kia, có mười người phung đến đón rước Ngài, đứng đằng xa, lên tiếng rằng: Lạy Jêsus, lạy Thầy, xin thương xót chúng tôi cùng! Khi Ngài thấy họ liền phán rằng: Hãy đi, tỏ mình cùng thầy tế lễ. Họ đương đi thì phung lành hết thảy. Có một người trong bọn họ thấy mình đã được sạch, bèn trở lại, lớn tiếng khen ngợi Đức Chúa Trời; lại đến sấp mặt xuống đất, nơi chơn Đức Chúa Jêsus, mà tạ ơn Ngài. Vả, người đó là người Samari. Đức Chúa Jêsus bèn cất tiếng phán rằng: Không phải mười người đều được sạch cả sao? Còn chín người kia ở đâu? Chỉ có người ngoại quốc nầy trở lại ngợi khen Đức Chúa Trời ư! Ngài lại phán rằng: Đứng dậy đi; đức tin ngươi đã cứu ngươi”.
Thời điểm và nơi chốn đã thay đổi, nhưng đề tài biết ơn không thay đổi. Một lần nữa, dường như Luca đang tỏ ra rằng nguyên tắc thống nhất của ông không phải là niên đại hay địa lý, mà là sự phát triển hợp lý về (mọi) sự bàn bạc của ông. Đồng thời như có người chỉ ra, Chúa Giêxu đang đi qua gần thành Samari. Khi đến ngôi làng kia, Ngài đã gặp mười người phung. Họ cứ giữ khoảng cách, như đã được kể lại, nhưng họ không chịu giữ im lặng. Họ kêu la xin được thương xót, và Chúa Giêxu vốn bằng lòng chữa lành cho họ.
Tuy nhiên, Chúa Giêxu đã chọn chữa cho mười người phung theo một phương thức rất khác biệt. Thay vì giơ tay ra chạm đến họ (là điều Chúa Giêxu đã từng làm trước đây, Luca 5.13), Ngài đã bảo mấy người đó hãy đi tỏ mình cho các thầy tế lễ đương nhiệm. Họ chưa được lành hẳn đâu. Họ cần phải đi trong sự vâng phục, và nếu họ nghĩ tới sự vâng phục nầy, có lẽ họ đã lý luận rằng Chúa Giêxu phải có ý định chữa lành cho họ, vì họ phải đi gặp thầy tế lễ để được tuyên bố là sạch (đối chiếu Lêvi ký 14). Hết thảy mười người phung đã đi trong sự vâng phục với lời dạy bảo của Chúa. Trên đường đi, tất cả bọn họ đều được chữa lành.
Chúng ta biết từ lời lẽ của Chúa Giêxu rằng hết thảy mười người phung đều đã được lành (câu 17), và thế mà chỉ có một người quay trở lại, và người nầy lại là một người Samari. Câu chuyện ám chỉ rằng chín người kia đều là người Israel. Người mới vừa quay trở lại đó đã làm vậy để cảm tạ Chúa Giêxu và để ngợi khen Đức Chúa Trời vì sự chữa lành của Ngài. Khi người nầy lên tiếng “ngợi khen Đức Chúa Trời” (câu 15) và “tạ ơn Chúa Giêxu” (câu 16), dường như ở một cấp độ nào đó, ông ta đã đạt tới mức nhận biết thần tính của Chúa chúng ta. Ít nhất ông ta đã xem sự chữa lành của mình đã đến từ Đức Chúa Trời thông qua Chúa Giêxu.
Tất nhiên, sự thật là Chúa Giêxu đã truyền cho mười người nầy đi tỏ mình cho thầy tế lễ. Theo ý nghĩa nầy, chín người kia đã không quay trở lại vì đã không vâng theo lời Chúa Giêxu truyền. Tuy nhiên, Chúa Giêxu có vài việc để nói về sự thể nầy. Ngài đã đưa ra một vài câu hỏi rất quan trọng. Cho dù mấy câu nầy đã được nói ra với các môn đồ Ngài hoặc nói với người phung kia thì không rõ ràng cho lắm. Cái điều rõ ràng: ấy là Chúa Giêxu đã khen ngợi thái độ biết ơn của người phung nầy, và đã phê phán sự thất bại của mấy người kia không biết làm theo như vậy.
Dĩ nhiên là Luca có một sứ điệp đặc biệt trong câu chuyện nầy, cho người không phải là người Do thái, mà cho người Samari. Chúa Giêxu đã đưa ra một mục tiêu khi đề cập tới người phung có tấm lòng biết ơn nầy là một “người ngoại quốc” (câu 18). Một lần nữa, chúng ta đã được sửa soạn cho tin lành phải được rao giảng và được tiếp nhận bởi người dân Ngoại, trong khi bị người Do thái bác bỏ đi. Chín người nhận lãnh ơn của Đức Chúa Trời với thái độ dửng dưng nầy là kiểu mẫu của dân Israel, trong khi người dân Ngoại có thái độ biết ơn là hình bóng cho nhiều người Ngoại sẽ chịu tin theo và sẽ khen ngợi Đức Chúa Trời.
Lời lẽ của Chúa Giêxu nói với người nầy rất giống với lời lẽ mà Ngài đã phán ra trước đó: “Đứng dậy đi; đức tin ngươi đã cứu ngươi” (câu 19).
Chúng ta đã từng nhìn thấy sự thực mà cụm từ “đã khiến ngươi được lành” sát nghĩa có ý nói “đã được cứu”, có một thắc mắc cần phải được đưa ra và cần được giải đáp: “Có phải Chúa Giêxu công bố ra một ơn phước đặc biệt giáng trên người nầy, là ơn ở trên cao và trổi hơn những gì 9 người kia nhận được?” Tất cả mười người đều được chữa lành, vì vậy theo ý nghĩa nào người phung nầy “được cứu”? Trong Tân ước, từ ngữ “được cứu” đã được sử dụng để nói đến sự cứu rỗi đời đời và sự chữa lành về phần xác. Luca (và Đức Thánh Linh) đã dự trù cho chúng ta phải hiểu từ ngữ ấy ở đây theo phương thức nào?
Luca đã dùng từ “cứu” theo ba phương thức chính. Thứ nhứt, từ ngữ có thể mô tả một sự chữa lành về phần xác và thậm chí là một câu thần chú (đối chiếu 8.36, 48, 50). Thứ hai, từ ngữ có thể nói tới việc giải cứu đời sống thuộc thể của một người, như khi Chúa Giêxu bị thách thức xuống khỏi thập tự giá và tự cứu lấy mình (23.35, 37, 39; đối chiếu 9.24). Thứ ba, từ ngữ đã được dùng, có lẽ rất thường, để nói tới sự cứu rỗi đời đời (7.48, 50; 8.12; 18.25-26; 19.10). Trong một số trường hợp, hiển nhiên là có một sự pha trộn của cách dùng thứ nhứt và thứ ba, sự chữa lành về phần xác và sự cứu rỗi thuộc linh cả hai đều được mô tả bằng từ ngữ “được cứu” (thí dụ 8.36, 48).
Vậy thì, Luca sử dụng từ “được cứu” ở đây như thế nào? Theo ý của tôi thì Luca sử dụng từ ngữ nầy thêm ý cứu rỗi thuộc linh vào. Theo ý nghĩa của việc được chữa lành, tất cả mười người phung đều đã “được cứu”. Nhưng theo ý nghĩa của việc công nhận Chúa Giêxu là Đấng Mêsi, là Con Đức Chúa Trời, và trong việc đưa ra lời cảm tạ Ngài, mà chỉ có người phung nầy cảm tạ mà thôi. Tôi tin rằng “sự cứu rỗi”, sự thanh tẩy tội lỗi của ông ta trổi hơn sự thanh sạch căn bịnh phung của ông ta.
PHẦN KẾT LUẬN
Vấn đề chính trong phân đoạn Kinh thánh của chúng ta là sự tha thứ. Đích nhắm của các môn đồ là đức tin. Chúa Giêxu không thu nhỏ nhu cần về đức tin, Ngài cũng không khẳng định rằng thiếu đức tin là nan đề của họ, và giải pháp là thêm cho đức tin đâu. Đáp ứng của Chúa Giêxu trong các câu 7-10 và câu chuyện nói về người phung có lòng biết ơn tựu trung vào sự vâng lời và thái độ biết ơn. Người tôi tớ trong mấy câu 7-10 là trung tín vâng theo chủ của mình, song không mong chủ tỏ ra sự chịu ơn, vì người chủ có quyền mong mỏi sự vâng phục của người đầy tớ, và không có một bắt buộc nào phải cảm tạ vì cớ ấy hết. Cũng một thể ấy, khi môn đồ vâng phục Đấng Christ, người không xem đấy là công lao gì từ Đức Chúa Trời, người cũng không đặt giá trị mình ngang hàng với công lao đó, vì hết thảy mọi người, thậm chí là kẻ vâng phục nhất trong số họ, là bất xứng đối với ân sũng của Đức Chúa Trời.
Nếu điều nầy là thực, thì những gì chúng ta cần không phải là một hệ thống luật lệ phải tuân giữ, vì trong việc tuân giữ chúng không có một công trạng gì, không có một phần thưởng nào hết. Nếu chúng ta là bất xứng thậm chí khi chúng ta tốt đẹp nhất đi nữa — ngay cả khi chúng ta tuân giữ hết thảy các điều răn của Đức Chúa Trời — thì điều chúng ta cần không phải là luật pháp, mà là ân điển. Ân điển là ơn của Đức Chúa Trời ban hiến cho chúng ta vì chúng ta bất xứng, không phải vì chúng ta xứng đáng. Ân điển và sự thương xót được giục giã là do tình trạng bất xứng của chúng ta, trong khi sự biết ơn Đức Chúa Trời không bị mọi nổ lực cao nhất của chúng ta giục giã.
Vậy thì mọi nổ lực của người Pharisi dại dột dường bao, và tất cả những người lo tuân giữ luật pháp, khi ấy và bây giờ, khi tìm cách để kiếm được ân sũng của Đức Chúa Trời. Chúng ta sẽ không bao giờ gây ấn tượng nơi Đức Chúa Trời được đâu. Chúng ta không thể đặt Ngài dưới sự chịu ơn chúng ta được. Nếu chúng ta kiếm được gì từ Đức Chúa Trời, thì phải theo cơ sở tình trạng bất xứng của chúng ta và trên cơ sở ân điển của Ngài. Và phương thức chúng ta nhận được những ơn nầy không phải bởi các việc lành của chúng ta, mà bởi ân điển Ngài, nhờ đức tin. Đức tin, Chúa Giêxu đang phán dạy, chỉ vận hành trong lãnh vực của ân điển và sự thương xót, được hiến cho chỉ căn cứ vào tình trạng bất xứng mà thôi.
Chính ân điển của Đức Chúa Trời, đổ ra tự do trên hạng tội nhân, ân ấy tạo ra lòng biết ơn, và chính lòng biết ơn nầy đóng vai trò tác động người nhận ơn cũng biết hiến ơn ấy cho người khác. Vì thế, giống như Đức Chúa Trời đã tha thứ tội lỗi cho chúng ta nghịch cùng Ngài, chỉ căn cứ vào sự xưng tội và ăn năn của chúng ta, cũng một thể ấy, chúng ta cũng phải tha thứ cho người khác trên cùng một cơ sở đó. Ấy không phải một đức tin lớn hơn có cần cho chúng ta để làm theo điều nầy, mà là một sự hiểu biết tốt hơn đức tin là gì và đức tin tác động ra sao mà thôi.
Câu chuyện thứ hai nhắc cho chúng ta nhớ rằng ân điển của Đức Chúa Trời không những nên tỏ ra trong sự chúng ta rời rộng tha thứ người khác, mà còn phải được thấy trong sự thờ phượng và ngợi khen Đức Chúa Trời của chúng ta nữa. Kính sợ Đức Chúa Trời và yêu thương người khác là hai đại mạng lịnh của Chúa chúng ta, và của Luật pháp. Nếu lòng biết ơn về ân điển của Đức Chúa Trời giục giã chúng ta tha thứ cho đồng loại mình, cũng một thể ấy lòng biết ơn đó giục giã chúng ta thờ phượng và ngợi khen Đức Chúa Trời. Chín người phung kia vâng theo Đức Chúa Trời và đã được sạch, nhưng họ không bao giờ công nhận Chúa Giêxu vì Ngài là ai, họ cũng không thờ lạy và ngợi khen Ngài. Họ là những kẻ nhận lãnh ơn của Đức Chúa Trời, và không chịu đáp ứng với ơn ấy bằng đức tin, sự thờ phượng và khen ngợi.
Đúng là một bức tranh trọn vẹn nói về dân Israel. Trải qua nhiều thế kỷ Đức Chúa Trời đã đổ ra ân điển Ngài trên tuyển dân. Mọi ơn phước của Ngài có thể thấy được xuyên suốt Cựu ước. Thế mà, tất cả ơn phước của Đức Chúa Trời giáng trên dân sự, mọi sự họ chú ý vào việc tuân giữ luật pháp (luật pháp rất mơ hồ và thiếu sót), cả dân tộc như một tổng thể, không bao giờ đạt tới mức thờ phượng và ngợi khen Đức Chúa Trời, và khi Đức Chúa Trời được tỏ ra trong loài xác thịt, họ không chịu nhìn nhận đấy là Ngài. Chín người phung vô ơn, vô tín chưa được cứu kia, trong khi được sạch ở bên ngoài, vẫn còn ô uế ở bên trong. Thật đáng buồn dường bao khi đến gần Đức Chúa Trời như vậy rồi thế mà không nhìn biết hay thờ lạy Ngài.
Người phung Samari duy nhất có một ít khác biệt với chín người kia, nhưng trong một lãnh vực tối quan trọng. Người nầy đã nhìn nhận sự chữa lành của mình đến từ Đức Chúa Trời, qua Chúa Giêxu. Không những người đã vâng theo mạng lịnh của Chúa Giêxu, mà người còn quay trở lại để thờ phượng và ngợi khen Ngài, để dâng lời tạ ơn Ngài, vì người đã đạt tới chỗ nhận biết Ngài là ơn cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Vì cớ ấy, người đã được cứu.
Người nầy là một hình ảnh, một nguyên mẫu của tất cả những người dân Ngoại, họ đã được cứu bởi sự công nhận Chúa Giêxu là ơn cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Người nầy không có những tiện ích mà mấy người phung Do thái có, mọi thân thế, mọi điều chép trong Kinh thánh, nhưng người đã đạt tới mức tiếp xúc với Chúa Giêxu, và khi người làm thế không những người đã vâng theo Ngài, người còn tin cậy Ngài là Đấng Mêsi nữa. Rồi vì cớ đức tin mình, người đã được cứu. Những người phung Do thái đã vâng theo và đã được phước, thế nhưng họ chưa được cứu. Người nầy đã vâng theo Chúa Giêxu, nhưng sự cứu rỗi của ông ta đã đến như một kết quả của đức tin, chớ không phải của việc làm. Cũng một thể ấy với hết thảy những ai tìm thấy sự sống đời đời trong Đấng Christ.
Trong khi các môn đồ thích nghĩ tới giới hạn cần phải gia thêm cho đức tin của họ, Chúa Giêxu đã chọn nhấn mạnh phạm trù đức tin, và đặc biệt ân điển của Đức Chúa Trời và thái độ biết ơn là kết quả. Chính ân điển của Đức Chúa Trời, được nhận lãnh với lòng biết ơn, sẽ tác động chúng ta tha thứ cho người khác (và hết thảy các chức vụ khác cho loài người) và sự thờ phượng Đức Chúa Trời của chúng ta.
Trong khi học thuyết tuân theo luật pháp tìm cách tác động con người trên cơ sở sợ hãi và lỗi lầm, Đức Chúa Trời đang tác động chúng ta trên cơ sở ân điển và lòng biết ơn. Cho nên không có gì là ngẫu nhiên khi Phaolô giới thiệu phần ứng dụng trong sách Roma với lời lẽ nầy:
“VẬY, HỠI ANH EM, TÔI LẤY SỰ THƯƠNG XÓT CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI KHUYÊN ANH EM DÂNG THÂN THỂ MÌNH LÀM CỦA LỄ SỐNG VÀ THÁNH, ĐẸP LÒNG ĐỨC CHÚA TRỜI, ẤY LÀ SỰ THỜ PHƯỢNG PHẢI LẼ CỦA ANH EM (Roma 12.1).
Nầy quí vị ơi, đây là cơ sở cho mọi sự chúng ta đang làm trong đời sống Cơ đốc — đó là ân điển và sự thương xót của Đức Chúa Trời, được chuẩn nhận cho người nào bất xứng với ơn ấy, là ơn tạo ra lòng biết ơn. Chính trên cơ sở ân điển nầy và kết quả là lòng biết ơn mà chúng ta cần phải sống theo, cả trong phần chúng ta phục vụ con người và trong sự thờ lạy Đức Chúa Trời của chúng ta nữa.
Tôi thấy khi suy gẫm mạng lịnh của Chúa phải tha thứ và lời cầu xin của các môn đồ về đức tin lớn hơn thì chìa khoá cho thái độ vâng phục của chúng ta không những nằm trong lời cầu xin, mà còn trong lời khen ngợi nữa. Khi chúng ta cầu nguyện, thường thì chúng ta cầu xin Đức Chúa Trời cho một việc gì đấy, hơn là ngợi khen Ngài vì những điều Ngài đã ban cho. Thường thì chúng ta cho rằng lý do chúng ta không hành động trong sự vâng phục là vì chúng ta thiếu đức tin để làm theo. Có nhiều lần, tôi tin rằng chúng ta thiếu lòng biết ơn, thay vì thiếu đức tin khi làm theo. Thường thì không phải chúng ta thiếu phương tiện để vâng theo Đức Chúa Trời đâu, mà chúng ta thiếu động lực để vâng theo Ngài. Phierơ cho chúng ta biết trong thư tín thứ hai rằng Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta những gì là cần thiết cho sự sống và sự tin kính (II Phierơ 1.3), và điều nầy qua sự nhận biết Ngài. Chúng ta hãy xem sự ngợi khen theo cách trang nghiêm hơn. Chúng ta đừng tìm cách cầu xin Đức Chúa Trời những gì chúng ta thực sự thiếu thốn, mà chúng ta cũng hãy tấn tới trong sự chúng ta nắm bắt mọi sự mà Ngài đã ban cho, và dâng lên Ngài mọi sự tạ ơn.
Tôi thách quí vị tìm kiếm Kinh thánh và nghiên cứu đề tài “sự biết ơn”, tìm kiếm những từ ngữ như “cảm tạ” “cảm ơn” và “ngợi khen”.
Trong Hội thánh của chúng tôi, chúng tôi tuân giữ Tiệc Thánh của Chúa (sự thông công) mỗi tuần. Có người nghĩ rằng làm như vầy quá quen thuộc, dù các Hội thánh trong Tân ước không thường xuyên làm như vậy. Có người nghĩ làm thế thì vô nghĩa và cứ lặp đi lặp lại, ý nói nhàm chán. Tôi tin rằng một ký ức về sự chết của Chúa chúng ta, một ký ức về ân điển của Ngài đổ ra trên chúng ta bởi phương tiện thập tự giá, là nền tảng cho lòng biết ơn của chúng ta, và thái độ biết ơn nầy nhơn đó trở thành động lực tình cảm của chúng ta cho cả Đức Chúa Trời và loài người. Chúng ta đừng bao giờ thôi không nhớ tới tình trạng bất xứng của chúng ta và ân sũng của Ngài, và nhờ đó trở thành hạng người được đánh dấu bằng thái độ biết ơn của họ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét