Thứ Tư, 26 tháng 5, 2010

Luca 21.25-36: "SỰ TÁI LÂM CỦA ĐẤNG CHRIST"



Phần giới thiệu
Cấu trúc của phân đoạn Kinh thánh
Viễn cảnh của chúng ta và phân đoạn nầy
Những dấu hiệu nói tới thời kỳ tận thế (21-25-28)
Thí dụ nói tới cây vả (21-29-31)
Hai lời hứa (21.32-33).
Phần ứng dụng: Lời khuyên bảo và sự khích lệ (21.34-36).
Phần kết luận.
Bài 66:

SỰ TÁI LÂM CỦA ĐẤNG CHRIST

(Luca 21.25-36)
“Sẽ có các điềm lạ trong mặt trời, mặt trăng, cùng các ngôi sao; còn dưới đất, dân các nước sầu não rối loạn vì biển nổi tiếng om sòm và sóng đào. Người ta nhơn trong khi đợi việc hung dữ xảy ra cho thế gian, thì thất kinh mất vía, vì các thế lực trên trời sẽ rúng động. Bấy giờ thiên hạ sẽ thấy Con người dùng đại quyền đại vinh mà ngự đến trên đám mây. Chừng nào các việc đó khỏi xảy đến, hãy đứng thẳng lên, ngước đầu lên, vì sự giải cứu của các ngươi gần tới. Đoạn, Ngài phán cùng họ một lời ví dụ rằng: Hãy xem cây vả và các cây khác; khi nó mới nứt lộc, các ngươi thấy thì tự biết rằng mùa hạ đã gần đến. Cũng vậy, khi các ngươi thấy những điều ấy xảy ra, hãy biết nước Đức Chúa Trời gần đến. Quả thật, ta nói cùng các ngươi, dòng dõi nầy chẳng qua trước khi mọi sự kia chưa xảy đến. Trời đất sẽ qua, song lời ta nói sẽ không qua đâu. Vậy, hãy tự giữ lấy mình, e rằng vì sự ăn uống quá độ, sự say sưa và sự lo lắng đời nầy làm cho lòng các ngươi mê mẩn chăng, và e ngày ấy đến thình lình trên các ngươi như lưới bủa; vì ngày đó sẽ đến cho mọi người ở khắp trên mặt đất cũng vậy. Vậy, hãy tỉnh thức luôn và cầu nguyện, để các ngươi được tránh khỏi các tai nạn sẽ xảy ra, và đứng trước mặt Con người”.
PHẦN GIỚI THIỆU:
Cần phải có một thời gian để cho mọi việc cùng “chìm lắng” với tôi, nhưng tôi nghĩ sau cùng rồi thì tôi có một vài manh mối chỉ ra lý do tại sao các môn đồ đã phấn khích về đền thờ và vẻ đẹp của nó. Quí vị sẽ nhớ lại trong những câu đầu của chương 21 sách Luca, các môn đồ đã bị kinh hãi bởi sự rực rỡ của đền thờ. Chúa Jêsus mau chóng bảo họ đừng quá xu hướng về đền thờ vì đền thờ không bao lâu nữa sẽ không còn có ở đó nữa. Nhưng thắc mắc cứ bám lấy: “Tại sao sự rực rỡ của đền thờ lại là mối quan tâm lớn đối với các môn đồ như vậy chứ?” Thế rồi sự việc khiến tôi phải suy nghĩ. Đây không phải là một tư tưởng tin kính lắm đâu, nhưng khi ấy có một vài tư tưởng của môn đồ về Vương quốc và địa vị của họ trong đó, cho tới sau thập tự giá.
Khoảng không gian là điều mà phân đoạn nầy đang nói tới. Tôi nghĩ, các môn đồ đã có những khải thị về việc có được chức vụ của họ trong toà nhà đẹp đẽ nầy. Chúa Jêsus đã tiến về thành Jerusalem. Ngài đã chiếm hữu đền thờ, không những bằng sự thanh tẩy nó (29.45-48), mà còn bởi việc đi đến đó mỗi ngày để dạy dỗ cho nhiều đoàn dân đông nữa.
Đấng Mêsi đã được tiên đoán trị vì tại thành Jerusalem, khởi từ đền thờ. Nếu các môn đồ của Ngài có một phần trong sự trị vì nầy, thì chắc chắn họ sẽ “có chức vị” trong đền thờ. Aha! Nhờ thế giờ đây tôi có thể nhìn thấy lý do tại sao sự rực rỡ của đền thờ lại là một việc lớn lao như vậy.
Tuy nhiên, nét huy hoàng của đền thờ đã tồn tại trong một thời gian rất ngắn ngủi. Chúa Jêsus bảo các môn đồ Ngài biết rằng không một hòn đá nào sẽ còn chồng lên hòn đá khác. Sẽ chẳng phải Ngài, cũng không phải các môn đồ Ngài sẽ “trị vì” từ thành Jerusalem, ít nhất là “không” trong một thời gian. Đền thờ và thành Jerusalem sẽ bị dân Ngoại bao vây và cướp phá, và thành phố nầy sẽ bị dân Ngoại giày đạp cho tới chừng “các kỳ dân Ngoại được trọn” (Luca 21.24). Lên tới điểm nầy, Chúa Jêsus nhấn mạnh lời tiên tri nói về sự huỷ diệt thành đang tới gần hơn, sự việc nầy đã diễn ra vào năm 70 SC. Trong những câu 25-38 Ngài hướng sự chú ý của Ngài tới một tương lai xa, và tới thời điểm Ngài tái lâm trên đất. Phần nhấn mạnh của Ngài ở đây, sẽ là những hàm ý thực tế về lời tiên tri trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Chúng ta hãy lắng nghe cho rõ những lời lẽ của Ngài, đặc biệt trong ánh sáng của câu nói nầy, trong phân đoạn Kinh thánh của chúng ta: “Trời đất sẽ qua, song lời ta nói sẽ không qua đâu” (21.33).
Nếu Chúa chúng ta muốn các môn đồ Ngài “im lặng” về đền thờ, vì đền thờ sắp sửa “qua đi” chắc chắn Ngài muốn chúng ta tiếp cận với lời lẽ của Ngài với sự phấn khích và mong đợi, với sự nhận biết rằng những lời ấy sẽ không bao giờ qua đi.
Cấu trúc của phân đoạn Kinh thánh
Chúng ta đã thấy từ bài học trước rằng các câu 7-38 phải xử lý với lời tiên tri, với các sự cố trong tương lai cùng mọi hàm ý của chúng. Ở một bình diện rộng, các câu 7-24 đã nhắm vào lời tiên tri gần của sự huỷ diệt thành Jerusalem và đền thờ, nhưng không nhất thiết phải là sự huỷ diệt hoàn toàn. Vì thế, các câu 25-38 cũng phải xử lý với lần đến thứ hai của Đấng Christ, nhưng không chỉ có riêng vấn đề đó. Cấu trúc của các câu 25-38 có thể được tóm tắt như sau:
(1) Sự đến của Con Người — (các câu 25-28)
Những dấu lạ sẽ có trước sự đến đó (câu 25)
Đáp ứng của những người vô tín (các câu 26-27)
Đáp ứng của người đã được cứu (câu 28)
(2) Thí dụ nói tới cây vả — (các câu 29-31)
(3) Hai lời hứa: Những việc sẽ không hề qua đi — (các câu 32-33)
(4) Lời lẽ của Chúa Jêsus về phần ứng dụng và khuyên bảo — (các câu 34-36)
Viễn cảnh của chúng ta và phân đoạn nầy
Có nhiều khó khăn với một vài chi tiết trong phân đoạn Kinh thánh của chúng ta, ít nhất là phải đặt vào viễn cảnh. Về mặt niên đại, phân đoạn Kinh thánh của chúng ta xử lý với các biến cố đều nằm trong cõi tương lai đối với khán thính giả, nhưng chúng được phân biệt đúng thời kỳ. Một số biến cố, như sự huỷ diệt thành Jerusalem và sự bắt bớ dành cho việc đi theo Đấng Christ, khán thính giả sẽ kinh nghiệm trong vòng một thời gian ngắn (như sách Công vụ các sứ đồ sẽ tường trình lại). Các biến cố khác — liên kết với lần đến thứ hai của Chúa — sẽ xảy ra về sau nầy, ở trong “kỳ tận thế”. Và có những biến cố khác sẽ diễn ra trong khoảng thời gian xen giữa. Một số biến cố sẽ xảy ra hơn một lần, tỉ như sự huỷ diệt thành Jerusalem. Thành nầy sẽ bị “dân Ngoại giày đạp trong tương lai gần” (đã được minh chứng trong năm 70 SC), cũng như thành nầy một lần nữa sẽ bị dân Ngoại giày đạp trong kỳ tận thế:
“Còn sân ngoài đền thờ thì hãy để nó ra ngoài, đừng đo làm chi; vì chỗ đó đã phó cho dân ngoại, họ sẽ giày đạp thành thánh đủ bốn mươi hai tháng. Ta sẽ cho hai người làm chứng ta mặc áo bao gai đi nói tiên tri trong một ngàn hai trăm sáu mươi ngày (Khải huyền 11.2-3).
Vì thế, chúng ta không thể xem lời tiên đoán của Chúa về sự huỷ diệt thành Jerusalem chỉ xảy ra có một lần, trong đời sống của khán thính giả của Ngài. Một số biến cố trở thành một loạt sự việc sẽ xảy đến. Sự huỷ diệt thành Jerusalem dường như là một trong các sự cố nầy. Chúng ta cũng nên in trí rằng các sự cố đó sẽ diễn ra trong kỳ tận thế là chi tiết của một chương trình to lớn, cần phải có thì giờ mới hoàn thành được, như chúng ta có thể thấy từ sách Khải huyền.
Viễn cảnh khác là có dân sự quan hệ vào. Dân sự được đề cập tới trong mấy câu nầy là những người sống trong các thời kỳ khác nhau. Cho nên, “dân sự” có thể thuộc về thế hệ trong đó Chúa Jêsus đã sinh sống, hay những người sống trong những năm tháng xen giữa, và số người đang sinh sống vào thời điểm tái lâm của Ngài được xem ở các thời kỳ khác nhau, hoặc trong số các trường hợp xảy ra ở mọi thời điểm. Tuy nhiên, dân sự gồm có người tin Chúa, người không tin, viễn cảnh và đáp ứng của họ và phần đáp ứng sẽ trở nên rất khác biệt. Cũng có những tín đồ không cảnh giác, và họ sẽ giải thích các biến cố hoàn toàn khác biệt với những tín hữu sốt sắng chờ đợi sự tái lâm của Ngài. Hết thảy các chiều kích nầy phải được in trong trí khi chúng ta tìm cách giải thích và áp dụng lời lẽ của Chúa chúng ta.
Sau cùng, thời kỳ tận thế được xem xét ở đây, không phải từ viễn cảnh các ơn phước mà kỳ ấy mở ra, mà từ khía cạnh báo trả của Đức Chúa Trời. Theo lời lẽ của Chúa chúng ta trong câu 22, đây là “những ngày báo thù”. Khi quí vị đọc toàn bộ lời tiên tri, sự kiện nầy ngày càng trở nên rõ ràng hơn. Chúa Jêsus đã chọn nói tới các ơn phước đang chờ đợi người tin Chúa (như Phierơ nói trong I Phierơ 1.6-9), nhưng thay vì thế Ngài chọn nói tới sự phán xét thiêng liêng. Sở dĩ như vậy là vì sự huỷ diệt đền thờ là sự đổ ra cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời.
Những dấu hiệu nói tới kỳ tận thế (21.25-28)
“Sẽ có các điềm lạ trong mặt trời, mặt trăng, cùng các ngôi sao; còn dưới đất, dân các nước sầu não rối loạn vì biển nổi tiếng om sòm và sóng đào. Người ta nhơn trong khi đợi việc hung dữ xảy ra cho thế gian, thì thất kinh mất vía, vì các thế lực trên trời sẽ rúng động. Bấy giờ thiên hạ sẽ thấy Con người dùng đại quyền đại vinh mà ngự đến trên đám mây. Chừng nào các việc đó khởi xảy đến, hãy đứng thẳng lên, ngước đầu lên, vì sự giải cứu của các ngươi gần tới”.
Câu 25 mô tả kỳ tận thế như đã được báo hiệu, không phải bởi một dấu lạ, mà bởi nhiều dấu lạ khác nhau. Đặc biệt, sự đến của Chúa chúng ta sẽ có nhiều hỗn loạn tới trước. Ở trên trời, mặt trời, mặt trăng, và các ngôi sao sẽ bị tác động. Ở dưới đất, biển sẽ gầm rống và nổi ba đào. Một người phải quyết định nắm bắt các sự nầy như thế nào, và không phải mọi người đều sẽ nhất trí đâu. Tuy nhiên, tôi có khuynh hướng nhìn xem chúng theo nghĩa đen. Ở chỗ thứ nhứt, chúng ta biết các từng trời, có thể tác động mạnh vào quả đất. Thí dụ, sức hút trọng lực của mặt trăng tạo nên những đợt thuỷ triều trên các đại dương. Thứ hai, và quan trọng hơn, lời tiên tri của sách Khải huyền nói tới những hỗn loạn trong vũ trụ và trên đất thật y như nghĩa đen vậy:
“Tôi nhìn xem, khi Chiên Con mở ấn thứ sáu, thì có một cơn động đất lớn; mặt trời bèn trở nên tối tăm như túi lông đen, cả mặt trăng trở nên như huyết. Các vì sao trên trời sa xuống đất, như những trái xanh của một cây vả bị cơn gió lớn lung lay rụng xuống. Trời bị dời đi như quyển sách cuốn tròn, và hết thảy các núi các đảo bị quăng ra khỏi chỗ mình; các vua ở trên đất, các quan lớn, các tướng quân, các kẻ giàu, các kẻ quyền thế, các kẻ tôi mọi, các người tự chủ đều ẩn mình trong hang hố cùng hòn đá lớn trên núi, chúng nói với núi và đá lớn rằng: Hãy rơi xuống chận trên chúng ta, đặng tránh khỏi mặt của Đấng ngự trên ngôi, và khỏi cơn giận của Chiên Con! Vì ngày thạnh nộ lớn của Ngài đã đến, còn ai đứng nổi?” (Khải huyền 6.12-17).
“Vị thiên sứ thứ nhì thổi loa; bèn có một khối lửa bị ném xuống biển. Một phần ba biển biến ra huyết, một phần ba sanh vật trong biển chết hết, và một phần ba tàu bè cũng bị hủy hết… Vị thiên sứ thứ tư thổi loa, thì một phần ba mặt trời bị hại, một phần ba mặt trăng và một phần ba các ngôi sao cũng vậy, hầu cho một phần ba các vì sáng ấy đều bị tối tăm, và hầu cho ban ngày mất một phần ba sáng, và ban đêm cũng vậy” (Khải huyền 8.8-9, 12).
“Còn sân ngoài đền thờ thì hãy để nó ra ngoài, đừng đo làm chi; vì chỗ đó đã phó cho dân ngoại, họ sẽ giày đạp thành thánh đủ bốn mươi hai tháng. Ta sẽ cho hai người làm chứng ta mặc áo bao gai đi nói tiên tri trong một ngàn hai trăm sáu mươi ngày” (Khải huyền 11.2-3).
“Vị thiên sứ thứ hai, trút bát mình xuống biển, thì biển biến ra huyết, như huyết người chết; phàm sanh vật ở trong biển đều chết hết…Vị thiên sứ thứ tư trút bát mình trên mặt trời, thì mặt trời được quyền lấy lửa làm sém loài người. Loài người bị lửa rất nóng làm sém, chúng nó nói phạm đến danh Đức Chúa Trời là Đấng có quyền trên các tai nạn ấy, và chúng nó cũng không ăn năn để dâng vinh hiển cho Ngài” (Khải huyền 16.3, 8-9).
Đức Chúa Trời đã tạo nên vũ trụ, các từng trời, đất, và các đại dương. Ngài cũng nâng đỡ chúng. Mặc dù con người đã chối bỏ Đức Chúa Trời, họ thường cho là những việc Ngài điều khiển và “đứng vững” (Côlôse 1.17) sẽ còn mãi. Họ tiên đoán thời gian và địa điểm trên cơ sở tập hợp các từng trời. Bởi phương tiện chiêm tinh, con người điều chỉnh đời sống họ bởi các từng trời. Tuy nhiên, các từng trời và đất rồi sẽ qua đi, và sẽ chẳng còn có biển nữa. Những tình trạng lộn xộn ở trên trời chỉ là một dấu hiệu nói tới sự huỷ diệt đang ở đàng trước mặt.
Con người không phải là không biết các dấu lạ nầy. Thực vậy, họ sẽ rất kinh khủng bởi các dấu lạ đó, như Chúa Jêsus đã chỉ ra trong câu 26. Tuy nhiên, có nhiều người sẽ không chịu ăn năn tội lỗi của họ, để được cứu. Họ cứ tiếp tục “ăn, uống, và cưới gả” (đối chiếu Luca 17.26-29). Cuộc sống sẽ tiếp diễn như thường lệ, với loài người sống trong kinh khiếp, mà còn tiếp tục sống trong sự loạn nghịch liên tục chống lại Đức Chúa Trời. Điều nầy dường như rất khó tin, song lại là sự thật, và chúng ta có thể nhìn thấy các minh hoạ về điều nầy đang diễn ra hôm nay. Siđa đã trở thành một nạn dịch rất trầm trọng. Nạn dịch ấy không thể tránh được, và chẳng có phương chữa trị cho nó nữa. Nhiều người lấy làm kinh khủng khi nghĩ tới việc làm suy giảm căn bịnh nầy. Những người đồng tình luyến ái, không nhắc tới các cộng đồng khác, đang ra sức đòi hỏi chính phủ phải chế ngự và lo cứu chữa căn bịnh gây chết chóc nầy, và họ từ chối bàn tới đời sống tội lỗi đang làm lan rộng căn bịnh đó. Mặc dù rất kinh khiếp bởi căn bịnh, cuộc sống đang tiếp diễn như thường lệ trong cộng đồng những kẻ bán nam bán nữ. Cách sửa đổi duy nhất mà con người sẽ thực thi trong lối sống của họ là phấn đấu làm sao để “an toàn trong tình dục”, khi “tình dục tin kính” sẽ ngăn chận sự chết chóc do bịnh tật trên đường chạy của nó. Và có nhiều người sẽ sợ chết bởi một tình huống nguy hiểm, thế mà vẫn khăng khăng trong lối sống y như trước đó.
Những dấu lạ mà thế giới vô tín đang vặn cong hay từ chối cũng chính là những dấu lạ mà các thánh đồ chú ý đến. Những dấu lạ đem lại sự kinh khủng và sợ hãi cho người vô tín, sẽ mang lại lòng can đảm và hy vọng cho người thánh đồ. Vì thế, Chúa Jêsus đã dạy các tín đồ phải “đứng thẳng lên, ngước đầu lên” vì sự cứu chuộc của họ đang tới gần (Luca 21.28). Lý do: ấy là các dấu lạ nầy đi trước sự tái lâm của Chúa Jêsus, và sự trở lại của Ngài trong quyền bính và vinh hiển (21.27). Khi Ngài đến, Ngài sẽ xử lý với các kẻ thù nghịch của Ngài và của chúng ta. Ngài sẽ cất bỏ kẻ ác, cũng như Ngài sẽ ban thưởng cho người công bình. Sự đến của Ngài sẽ mang lại sự kinh khiếp cho các kẻ thù của Ngài, và sự vui mừng cho bạn hữu Ngài.
Thí dụ nói tới cây vả (21.29-31)
“Đoạn, Ngài phán cùng họ một lời ví dụ rằng: Hãy xem cây vả và các cây khác; khi nó mới nứt lộc, các ngươi thấy thì tự biết rằng mùa hạ đã gần đến. Cũng vậy, khi các ngươi thấy những điều ấy xảy ra, hãy biết nước Đức Chúa Trời gần đến”.
Thí dụ nầy là một câu chuyện rất đơn sơ, giống như phần lớn các thí dụ của Chúa chúng ta. Thí dụ nầy có quan hệ tới thời điểm của các biến cố mà Chúa Jêsus đã nói trước. Ở đây Chúa Jêsus dạy điều mà chúng ta tiếp cận với lời tiên tri gọi là “mùa”, đúng hơn, đó là một sự tiếp cận “đặc biệt”. Chúa Jêsus không bao giờ khích lệ việc đề ra ngày tháng năm, cũng như Ngài từ chối không chỉ ra một dấu lạ đơn điệu nào sẽ đi kèm và xác nhận sự đến của Ngài. Ngài không muốn các môn đồ của Ngài rơi vào cảnh thiếu hiểu biết khi tiếp cận với sự tái lâm của Ngài, và đấy sẽ là trường hợp với tất cả những người vô tín. Vậy thì, các môn đồ của Ngài sẽ nhận biết sự tái lâm của Ngài đang tới gần bằng cách nào? Không phải bởi một dấu lạ đơn điệu đâu, mà bởi một ý thức trước một sự kết hợp nhiều biến cố chỉ ra “kỳ” tái lâm của Ngài đang ở gần.
Đây là phần phân tích theo mặt nông nghiệp, phân biệt mùa màng bằng cách để ý tới các dấu hiệu chỉ ra sự đến của mùa ấy. Khi cây vả (cũng như mọi thứ cây khác nữa) bắt đầu ra lá, chúng ta biết rằng đó là mùa Xuân, và mùa Hè không còn xa nữa. Tất nhiên, là chúng ta có thể nhìn vào các tờ lịch, nhưng chúng ta hết thảy nên công nhận rằng mùa màng không luôn luôn chạy theo một cuốn lịch đâu. Nhà nông nhận biết mùa vụ bằng cách để ý các bằng chứng chỉ ra sự đến của mùa ấy. Tương tự thế, Chúa Jêsus vừa thông báo cho các môn đồ Ngài (trong mọi thời đại) về các bằng chứng của “mùa màng” về lần đến thứ hai của Ngài. Người nào muốn biết chính xác thời gian sự đến của Ngài sẽ không thích thú với câu trả lời của Chúa chúng ta. Sự đến gần của Ngài sẽ được nhận ra bởi người nào cảnh tỉnh và ý thức các bằng chứng về sự đến ấy.
Hai lời hứa (21.32-33)
“Quả thật, ta nói cùng các ngươi, dòng dõi nầy chẳng qua trước khi mọi sự kia chưa xảy đến. Trời đất sẽ qua, song lời ta nói sẽ không qua đâu”.
Có hai lời hứa trong hai câu nầy. Lời hứa thứ nhứt là thẳng thắn và chân thật, nhưng rất khó xử. Lời hứa liên quan tới sự ứng nghiệm các biến cố đã được nói trước ở đây. Lời hứa thứ hai phải toan liệu với lời lẽ của Chúa chúng ta. Cả hai cần phải làm với “những gì sẽ không qua đâu”.
Trong câu 32, Chúa Jêsus nói rằng “dòng dõi nầy” sẽ chẳng qua cho tới chừng “mọi sự kia” chưa xảy đến. Cái khó khăn với những từ nầy rất rõ ràng. Chúa Jêsus nói rằng “dòng dõi nầy” sẽ chẳng qua cho tới khi “mọi sự kia” chưa xảy đến là thế nào khi “mọi sự kia” diễn ra đối với điều mà chúng ta giờ đây nhìn thấy gần 2.000 năm rồi? Các sự cố được mô tả trong mấy câu nầy chứa đựng nhiều thế hệ, không một thế hệ nào nhìn thấy hết thảy mọi sự ấy ứng nghiệm trong thời của họ.
Những sự khó khăn với câu nầy đã khiến cho người ta phải ra sức tái xác định từ: “dòng dõi” để cơi rộng nó ra thêm, một là nói tới “nhân loại” hay là nói tới “Israel”. Tôi không nghĩ rằng văn mạch của Luca (hay từ bản thân từ ngữ “dòng dõi”) sẽ cho phép sự cơi rộng nầy. Tôi tin rằng dòng dõi ấy rất đặc biệt trong việc xem xét. Dòng dõi ấy có đặc ân rất đặc biệt và trách nhiệm cũng rất là đặc biệt, cả hai có quan hệ tới những người đã chứng kiến sự đến của Đấng Christ. Dòng dõi ấy cũng có một sự phán xét rất đặc biệt, phù hợp với sự chối bỏ của dòng dõi ấy đối với Đấng Mêsi:
“Vậy nên, sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời đã phán rằng: Ta sẽ sai đấng tiên tri và sứ đồ đến cùng chúng nó; chúng nó sẽ giết kẻ nầy, bắt bớ kẻ kia, hầu cho huyết mọi đấng tiên tri đổ ra từ khi sáng thế, cứ dòng dõi nầy mà đòi, là từ huyết Abên cho đến huyết Xachari đã bị giết giữa khoảng bàn thờ và đền thờ; phải, ta nói cùng các ngươi, sẽ cứ dòng dõi nầy mà đòi huyết ấy” (Luca 11.49-51, phần nhấn mạnh là của tôi).
Vì lẽ đó, tôi hiểu rằng khi Chúa Jêsus phán “dòng dõi ấy” sẽ chẳng qua đi cho tới khi “mọi sự kia” chưa xảy đến, Ngài đang đề cập tới dòng dõi của người Israel. Vậy thì, chúng ta làm cho dòng dõi nầy phù hợp với sự kiện “mọi sự kia” phải qua đi như thế nào, khi chúng ta biết có người sẽ rơi vào các dòng dõi sẽ đến? Câu trả lời rõ rệt nhất của tôi là “mọi sự kia” thực sự xảy ra hai lần, chớ không phải một. Chúng sẽ xảy ra một lần, cho dòng dõi đó. Và, chúng sẽ xảy ra lần thứ hai, trong những ngày sau rốt, có liên quan tới sự tái lâm của Đấng Christ. Vì vậy, Jerusalem bị cướp phá vào năm 70 SC, trong sự ứng nghiệm lời phán của Chúa chúng ta. Và cũng một thể ấy, Jerusalem sẽ bị chà đạp dưới chân của dân Ngoại một lần nữa, trong kỳ đại nạn (Khải huyền 11.2-3). Cũng có một ý, trong đó phần lớn những việc Chúa chúng ta nói trước sẽ xảy ra (thí dụ sự bắt bớ, bị gia đình phản bội, v.v...) là những việc mà hàng thánh đồ đã kinh nghiệm xuyên suốt nhiều thế kỷ xen giữa.
Lời lẽ của Chúa chúng ta, khi ấy, có liên quan tới những người đã nghe Ngài phán ra mấy lời nầy. Lời lẽ ấy cũng có liên quan tới những thánh đồ trải qua nhiều thế kỷ. Và lời lẽ ấy sẽ liên quan với các thánh đồ trong những ngày sau rốt nữa. Không một ai dám xem thường những lời nầy, dù chúng có quan hệ tới một số người trong tương lai ở một thì tương lai kia. Chúa Jêsus không cho phép phần lý trí như thế nầy thắng hơn.
Lời hứa thứ hai là một lời hứa có liên quan. Nếu lời hứa thứ nhứt có quan hệ với lời lẽ của Ngài, lời hứa thứ hai quan hệ tới tính chất đời đời trong lời phán của Ngài. Lời hứa thứ nhứt nói ra với sự kính trọng giá trị tức thì của lời Ngài, và lời hứa thứ hai quan hệ với cái chạm lâu dài của lời Ngài. Lời lẽ của Chúa Jêsus là thực cho những ai đã nghe Ngài phán ra chúng, nhưng chúng sẽ chẳng thực bao nhiêu cho bất kỳ thánh đồ nào, dù người đó đã đọc chúng nhiều thế kỷ về sau.
Có hai việc gây ấn tượng với tôi về lời hứa sau cùng nầy của Chúa. Thứ nhứt, tôi thấy Chúa phán ở đây với một uy quyền cao cả hơn bất kỳ một vị tiên tri nào khác. Chúa Jêsus phán ở đây giống như Đức Chúa Trời, chớ không phải là một con người, và thậm chí không phải là một vị tiên tri nữa. Các vị tiên tri khác, dù tài giỏi nhất, chỉ có thể nói: “Đức Giêhôva phán như vầy…” Ở đây Chúa Jêsus phán bằng lời lẽ của Ngài, những lời không bao giờ qua đi, là lời đời đời, và là lời của Ngài. Chúa Jêsus đang phán giống như Đức Chúa Trời phán vậy. Lời của Ngài là lời mặc khải thiêng liêng của chính Ngài.
Thứ hai, Chúa Jêsus đã phán bằng Lời của Ngài là lời đời đời, không luống nhưng. Lời nói trong thời buổi của chúng ta là lời nói có ít ý nghĩa. Đồng thời, ngay cả những kẻ nói giỏi cũng có thể quên lời nói của họ, hay không giữ được lời ấy. Chúa Jêsus đoan chắc với các môn đồ rằng lời của Ngài không bao giờ qua đi. Con người có khuynh hướng tin theo những việc vật chất, vì chúng ta nhìn thấy chúng, và vì chúng tỏ ra lời hứa lâu dài. Ở đây Chúa Jêsus chỉ ra rằng Lời của Ngài còn tồn tại lâu hơn trời và đất. Nếu chúng ta đánh giá muôn vật trên cơ sở bao lâu chúng sẽ kết thúc, thì chẳng có một thứ gì có giá trị cao hơn Lời của Đức Chúa Trời. Tại sao chúng ta thường đánh giá những sự việc được định cho phải hư mất trên cả Lời của Đức Chúa Trời sẽ không bao giờ hư mất?
Phần ứng dụng: Lời khuyên bảo và sự khích lệ (21.34-36)
“Vậy, hãy tự giữ lấy mình, e rằng vì sự ăn uống quá độ, sự say sưa và sự lo lắng đời nầy làm cho lòng các ngươi mê mẩn chăng, và e ngày ấy đến thình lình trên các ngươi như lưới bủa; vì ngày đó sẽ đến cho mọi người ở khắp trên mặt đất cũng vậy. Vậy, hãy tỉnh thức luôn và cầu nguyện, để các ngươi được tránh khỏi các tại nạn sẽ xảy ra, và đứng trước mặt Con người”.
Trong những câu sau cùng của phân đoạn, Chúa chúng ta nhấn mạnh phần ứng dụng lời tiên tri nầy với những kẻ đi theo Ngài. Trong câu 34 Chúa Jêsus cảnh cáo các môn đồ Ngài rằng họ, giống như những người vô tín, có thể không thức canh về sự tái lâm của Ngài. Các dấu lạ về sự đến của Ngài, bị kẻ hư mất bỏ qua, có thể hàng thánh đồ sẽ không suy hiểu. Vì thế, Cơ đốc nhân sẽ không biết kỳ tái lâm của Ngài đang tới gần. Lý do không nằm ở chỗ thiếu chứng cớ hay thiếu các dấu lạ, mà sự tăm tối của lòng và trí mới là tác nhân gây cho người thánh đồ bỏ qua các dấu lạ nầy, và thất bại không nhìn thấy chúng thực như chúng đáng phải có.
Chúa chúng ta đã liệt kê ra ba điều ác đặc biệt sẽ làm cho người thánh đồ phải lạc lối, vì vậy chúng khiến cho người (nam hay nữ) phải bỏ qua các dấu lạ nầy cùng tầm quan trọng của chúng. Điều ác thứ nhứt: ấy là cuộc sống phóng đảng. Đây là sự “bất cần” kết quả từ sự say sưa. Việc sau cùng một người chịu khổ từ chỗ bất cần là “nhập vào”. Tôi tin rằng người thánh đồ sẽ bị cám dỗ mà “nắm lấy mọi sự nhiệt tình mà người có thể có”, với sự nhận biết rằng sự chung kết đời nầy đã tới gần. Vì thế, người (nam hay nữ) sẽ “xả láng” với những gì mà thế gian nầy cung hiến cho, và rồi sẽ rơi vào chỗ tăm tối và bất chấp những gì thực sự sẽ diễn ra.
Điều ác thứ hai, là sự say sưa, nếu lậm quá nhiều. Nếu phóng đảng là kết quả của sự say sưa, thì sự say sưa là nguyên nhân của sự phóng đảng. Chúng ta đang xử lý với nhân và quả. Sự say sưa có thể là một cơn cám dỗ đối với người đang đau khổ, bị hoạn nạn, thánh đồ bị bắt bớ, họ cũng biết rõ những lộn xộn đang diễn ra trong cõi vũ trụ, và họ ước ao thoát ra khỏi mối nguy hiểm và nỗi đau khổ bằng cách gây tê bộ óc của mình. Làm vậy, kết quả là đần độn.
Điều ác thứ ba và sau cùng là “lo lắng”, bị chiếm hữu với “những lo lắng đời nầy”. Đây đúng là những việc mà Chúa Jêsus đã cảnh báo chúng ta phải chống lại trong các chương đầu tiên của sách Luca. Chúng bao gồm nổi lo không cần thiết và vô tín về đồ ăn, quần áo và mọi nhu cần cơ bản của chúng ta. Trong những lúc bắt bớ, nổi lo dường như càng hợp lý, song không phù hợp với Chúa chúng ta. Lo lắng về những việc như vậy chỉ là sử dụng không đúng các năng lực của mình vào những nổ lực vô giá trị mà thôi.
Tất cả ba điều ác nầy đặc biệt được Chúa nhận dạng hiện đang tác động vào lòng và trí của người thánh đồ, làm cho người (nam hay nữ) mù mờ đối với “những dấu lạ nói đến các thời kỳ”, chúng góp phần chỉ ra rằng kỳ tái lâm của Đấng Christ đang tới gần. Đây là một số nguy hiểm đang đối mặt với người thánh đồ. Trong câu 36 Chúa chúng ta xây sang các hoạt động đó hầu có thể khuyến khích tình trạng sửa soạn sẵn, như chống lại các hoạt động nào (được liệt kê ở trên) ngăn trở tình trạng sửa soạn sẵn ấy. Tỉnh thức hay cảnh giác đối với những thời kỳ chúng ta đang sinh sống trong đó là một loại thuốc giải chống tính lãnh đạm và mù mờ của tâm trí. Một tinh thần sẵn sàng và trông đợi thúc đẩy sự quan sát cẩn thận các thời kỳ, trong sự so sánh với Kinh thánh mà Chúa chúng ta đã cung ứng cho.
Phương thuốc giải thứ hai là cầu nguyện. “Tỉnh thức” và “cầu nguyện” là những từ ngữ thường được thấy đi chung với nhau. Người nào không tỉnh thức, không cầu nguyện, và người nào không cầu nguyện thì cũng chẳng có sự tỉnh thức. Cầu nguyện ở đây nhắm vào hai vấn đề: (1) Để tránh thoát sự huỷ diệt tạo ra do cơn thạnh nộ hầu đến của Đức Chúa Trời. Có lẽ sự cầu nguyện cũng giúp cho họ tránh thoát cơn giận của những kẻ hay chống đối tin lành. (2) Làm thế chúng ta có thể đứng vững trước mặt Đức Chúa Trời hằng sống, Ngài là Quan Án của chúng ta và là Quan Xét của tất cả mọi người.
PHẦN KẾT LUẬN:
Chẳng có một biến cố nào đáng sợ hơn cái ngày hầu đến đó, đã được Chúa chúng ta nói ra ở đây, là ngày của cơn thạnh nộ Ngài. Chúng ta, giống như dân Israel thời xưa, có khuynh hướng nghĩ tới “ngày của Đức Giêhôva” chỉ theo các giới hạn ơn phước mà thôi. Nếu đã có một sự phán xét nào, thì sự phán xét ấy sẽ giáng trên dân Ngoại “tà giáo” mà thôi. Nhưng như Đức Chúa Trời đã phán với dân Israel (đối chiếu Amốt 5), “ngày của Đức Giêhôva” là một ngày phán xét giáng trên tất cả những ai sống bất tuân với Ngài. Các hình thức và nghi thức tôn giáo của họ là một sự xúc phạm đối với Ngài. Điều mà Ngài tìm kiếm ở nơi họ là sự ăn năn. Lẽ đạo nói tới sự phán xét vì thế là một lẽ đạo rất quan trọng, và chính vì vậy mà Chúa chúng ta tập trung vào trong sự dạy của Ngài ở đây trong phân đoạn Kinh thánh của chúng ta. Chúng ta không nên che giấu thực tại hầu đến nầy cùng mọi hàm ý của nó dành cho chúng ta.
Sự phán xét hầu đến của Đức Chúa Trời là một trong những thực tại mà Đức Thánh Linh sẽ làm chứng cho (Giăng 16.8-11). Đây là “dòng chữ có gạch dưới” trong sứ điệp của Phierơ cho dân Israel trong bài giảng của ông trong dịp lễ Ngũ Tuần (Công vụ các sứ đồ 2). Nếu quí vị chưa đạt tới đức tin cá nhân nơi Đức Chúa Jêsus Christ, đây là một thực tại sẽ xảy đến mà quí vị sẽ nhận lãnh rất nghiêm trọng. Khi ấy cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời là điều xứng đáng cho mỗi người đang sinh sống ở trên đất, là phần thưởng thích đáng với tội lỗi của người (nam hay nữ). Chúa Jêsus đã đến với đất không những để nói ra cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời, mà còn mang lấy cơn thạnh nộ đó theo cách riêng nữa. Những Tin Tức Tốt Lành của Tin Lành: ấy là Chúa Jêsus đã gánh lấy án phạt đời đời mà chúng ta đáng phải chịu. Sự cứu rỗi là sự tránh thoát cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời mà con người có thể kinh nghiệm được nhờ đức tin nơi Đấng Christ. Nếu quí vị công nhận tội lỗi mình, và tin cậy nơi sự chết của Chúa Jêsus trên thập tự giá ở đồi Gôgôtha, như là án phạt thay cho tội lỗi của quí vị, quí vị sẽ được cứu ra khỏi cơn thạnh nộ sẽ xảy đến trên những ai không chịu tiếp nhận công giá mà Đấng Christ đã lập ra rồi.
Thật là một sự khác biệt to lớn cho con người với sự trông mong ngày thạnh nộ hầu đến của Ngài. Khi Chúa chúng ta đến với đất một lần nữa, lần đến nầy là để ban cho con người những gì họ đáng được. Đối với tội nhân, đó là sự hình phạt đời đời. Đối với hàng thánh đồ, đó là sự giải cứu — sự cứu rỗi — không phải vì họ xứng đáng với sự cứu ấy, mà vì Đức Chúa Jêsus Christ đã mua lấy sự cứu đó, với cái giá là mạng sống Ngài.
Vậy thì, sự đến lần thứ hai của Đấng Christ, đối với tội nhân, là ngày báo thù của Đức Chúa Trời, là sự huỷ diệt; còn đối với thánh đồ, đây là ngày của sự giải cứu. Sự giải cứu đó bao gồm sự giải cứu thoát ra khỏi mọi kẻ thù của họ, cũng như ra khỏi sự hiện diện và quyền lực của tội lỗi. Đối với tội nhân, “ngày của Đức Giêhôva” là một ngày kinh khủng; còn đối với thánh đồ, là một sự vui thích. Đối với tội nhân, đây là ngày mà họ chẳng mong đợi, một cú sốc; còn đối với thánh đồ, đây sẽ là ngày mà họ trông đợi sốt sắng, và những ai biết phân biện “kỳ” tái lâm của Ngài, họ nhận biết ngày ấy đã gần rồi.
Ngày của Đức Giêhôva sẽ là một lẽ thật chắc chắn làm thay đổi đời sống của Cơ đốc nhân. Với sự nhận biết thế giới vật chất sẽ tan biến đi, chúng ta không nên đặt quá nhiều giá trị vào các việc thuộc vật chất. Với sự nhận biết Lời của Đức Chúa Trời sẽ chẳng bao giờ qua đi, chúng ta đáng phải tìm kiếm giá trị vô hạn, đời đời của Lời ấy. Và với sự nhận biết sự buông thả của các khoái lạc không thích ứng của đời nầy sẽ làm cho mù mờ hoặc nhận thức được thời điểm tái lâm của Ngài sẽ tác động chúng ta sống một đời sống có kỷ luật, một đời sống được đánh dấu bởi sự tiết độ, chớ không phải bởi sự tự buông thả. Chúng ta cũng không nên lo lắng hay sợ hãi những việc thuộc đời nầy, với sự nhận biết mối lo âu nầy cũng sẽ ngăn trở những lời cầu nguyện và sự tỉnh thức của chúng ta.
Chúng ta hãy sống đời sống của chúng ta theo ánh sáng của thực tại nầy — rằng Đức Chúa Jêsus Christ sắp sửa tái lâm trên đất để xét đoán kẻ ác, và để đem lại sự giải cứu cho các thánh đồ Ngài. Chúng ta hãy sống mặc dù thế giới vật chất là một thứ hơi, lơ lửng trong không khí, và thế giới không thấy được bằng mắt thường (gồm có Lời Đức Chúa Trời) là sự bền chắc duy nhất của chúng ta.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét