Chủ Nhật, 16 tháng 5, 2010

I Giăng 4.7-12: "Ưu tiên cho tình yêu thương"



SỐNG TRONG SỰ SÁNG
Ưu tiên cho tình yêu thương
I Giăng 4.7-12
1. Tình yêu rất có quyền lực. Trở lại giữa thập niên 1980, Huey Lewis thường ngâm nga một bài hát có tên là. "Sức mạnh của tình yêu". Bài hát nầy có câu. "Tình yêu không cần tiền tài, danh lợi, không cần thẻ tín dụng mới lên được chiếc xe lửa nầy. Cứng rắn hơn kim cương và mạnh hơn cả thép, bạn sẽ chẳng cảm nhận được điều gì cho tới chừng bạn cảm nhận được … sức mạnh của tình yêu". Tôi e Huey đang ca hát về tình yêu thương của Đức Chúa Trời, dù vậy chẳng có một sức mạnh nào hơn được tình yêu thương của Đức Chúa Trời.
2. Có hai điểm ưu tiên cơ bản trong đời sống của mỗi Cơ đốc nhân đã trưởng thành. Người ấy không ngừng đuổi theo lẽ thật và yêu thương tha nhân cách tích cực. Tuần vừa qua, chúng ta đã xem xét các câu 1-6 và đã tiếp thu cách thức để "thử các thần" vì chúng ta cần phải theo đuổi lẽ thật. Ở các câu 7-12, chúng ta trở lại với điểm ưu tiên của tình yêu thương. Chúng ta không thể phân rẽ lẽ thật ra khỏi tình yêu thương. Một trong những chiến thuật chính của kẻ ác là nhấn mạnh tình yêu thương mà không có lẽ thật hay ngược lại. Tình yêu thương mà không có lẽ thật tạo ra chủ nghĩa tự do nhạt nhẽo, vô hiệu quả. Lẽ thật mà không có tình yêu thương tạo ra xu hướng tuân thủ luật pháp cách tuyệt đối, lạnh lùng và dứt khoát.
3. Bản thân Chúa Jêsus là sự bày tỏ ra lẽ thật và tình yêu thương một cách đầy trọn nhất. Êphêsô 4.15 chép: "nhưng muốn cho chúng ta lấy lòng yêu thương nói ra lẽ chân thật, để trong mọi việc chúng ta đều được thêm lên trong Đấng làm đầu, tức là Đấng Christ". Khi chúng ta học biết cân đối tình yêu thương và lẽ thật, chúng ta trở nên giống như Chúa Jêsus. Câu nầy đúng ra có ý nói: "chơn thật trong tình yêu thương", lẽ thật được bảo bọc trong tình yêu thương, sống chơn thật trong tình yêu thương.
4. Trong tiểu đoạn nầy của sách, Giăng nói cho chúng ta biết rằng tình yêu thương phải là ưu tiên một trong đời sống của chúng ta vì ba lý do cơ bản, vì Đức Chúa Trời là tình yêu thương, vì Đức Chúa Trời đã yêu chúng ta và vì Đức Chúa Trời đang sống trong chúng ta.
I. Yêu thương là ưu tiên của chúng ta vì Đức Chúa Trời là sự yêu thương (các câu 7-8).
A. Đức Chúa Trời là NGUỒN và là GỐC của tình yêu thương chơn thật.
1. Ở câu 7, chúng ta thấy "sự yêu thương đến từ Đức Chúa Trời" rồi ở câu 8, chúng ta thấy "Đức Chúa Trời là sự yêu thương". Vì "Đức Chúa Trời là sự yêu thương" mọi tình yêu chơn thật đều tuôn tràn ra và đến từ Ngài.
2. Giăng nói "Đức Chúa Trời là sự yêu thương". Nói như thế không có nghĩa tình yêu là thứ mà Đức Chúa Trời làm ra đâu, mà tình yêu thương chỉ ra cho thấy Đức Chúa Trời là ai. Vì Ngài là sự yêu thương, mọi sự Ngài làm đã được làm ra trong sự yêu thương, ngay cả sự phán dạy của Ngài nữa. Giống như "Đức Chúa Trời là sự sáng" (1.5) và ở gần Ngài là bước đi trong sự sáng, vì "Đức Chúa Trời là sự yêu thương" khi chúng ta ở trong Ngài chúng ta cũng sẽ yêu thương tha nhân.
3. Đức Chúa Trời không phải làm việc với tình yêu thương hay gợi tình yêu thương lên đâu. Ngài không cần loại hình ảnh của những đứa trẻ đói khát mới cảm động thương xót đâu. Không giống với con người, Đức Chúa Trời không chạy đi tìm kiếm tình yêu thương. Ngài không yêu thương ở ngày nầy rồi thôi không yêu nữa ở một ngày khác đâu. Ngài không hề phán: "Ta không yêu ngươi như Ta thường yêu ngươi" hoặc "Ta không còn yêu ngươi nữa". Ngài không nếm trải những cảm xúc thăng trầm như thế nầy vì chính bổn tánh của Ngài, cốt lõi sự sống của Ngài là tình yêu thương. Chẳng có việc gì Đức Chúa Trời đang làm mà không có tình yêu thương vì Đức Chúa Trời là sự yêu thương.
B. Vì Đức Chúa Trời là sự yêu thương, con cái của Đức Chúa Trời cần phải sống yêu thương.
1. Ở câu 7, Giăng nói: "Hỡi kẻ rất yêu dấu, chúng ta hãy yêu mến lẫn nhau". Ông bảo đảm với độc giả của mình về tình yêu thương ông dành cho họ với tước hiệu thân mật nhất "kẻ rất yêu dấu" và kế đó ông khích lệ họ phải noi theo gương của ông mà yêu mến tha nhân. Giăng là một nhà truyền đạo "làm theo những gì ông rao giảng!" Đây là đầu của các cấp lãnh đạo Hội Thánh. Nếu chúng ta muốn dân sự của chúng ta yêu nhau, họ phải nhìn thấy tình yêu tin kính đang tuôn tràn ra từ đời sống của chúng ta.
2. Nếu "Đức Chúa Trời là sự yêu thương" và "sự yêu thương đến từ Đức Chúa Trời" thì sẽ dẫn tới chỗ "kẻ nào yêu, thì sanh từ Đức Chúa Trời [quan hệ với Đức Chúa Trời] và nhìn biết Đức Chúa Trời [giao thông với Đức Chúa Trời]" sẽ yêu giống như Ngài yêu vậy.
3. Những kẻ vô tín không bao giờ hành động trong tình yêu thương chân thật. Bạn sẽ nói: "Thưa Mục sư, tôi có người bạn hay một thành viên trong gia đình chưa xưng nhận gì về Cơ đốc giáo, nhưng người ấy là người biết yêu thương". Người chưa được cứu có thể yêu thương theo ý nghĩa của đời nầy. Người ấy có thể có tình cảm rất sâu sắc cùng những cảm xúc rất mạnh mẽ, nhưng khi các cảm xúc phôi pha rồi, người ấy bèn bỏ đi.
4. Ở câu 8, Giăng nói rằng kẻ nào "chẳng yêu không nhìn biết Đức Chúa Trời". Nói cách khác, có thể người được cứu ["sanh từ Đức Chúa Trời] mà chẳng yêu thương, nhưng khó mà trưởng thành ["nhìn biết Đức Chúa Trời"] mà lại chẳng yêu thương. Thiếu trưởng thành được thấy ở chỗ thiếu tình yêu thương.
5. Tôi biết những tín đồ, là hạng người trong họ một tình cảm dành cho Đức Chúa Trời từng chiếu sáng, song giờ đây đã trở thành cay đắng, tức tối, giận dữ và không còn yêu thương nữa. Một người như thế có thể được cứu, nhưng không ở trong hay có mối giao thông lâu dài với Đấng Christ. Vì người không tấn tới trong Chúa, tình yêu thương của Đức Chúa Trời không hiện hữu rõ ràng trong đời sống của người ấy. Người sống giống như miếng bọt biển chứa nước, nhưng nước không vắt ra được.
6. Giăng nói, là tín đồ chúng ta cần phải "yêu nhau" vì Đức Chúa Trời là sự yêu thương và Ngài đang sống trong chúng ta. Ngài ban cho chúng ta khả năng yêu thương giống như Ngài yêu thương vậy. Nếu Đức Chúa Trời thực sự đang ở trong bạn, Ngài muốn yêu thương qua bạn đấy.
7. Rôma 5.5 chép: "…vì sự yêu thương của Đức Chúa Trời rải khắp trong lòng chúng ta bởi Đức Thánh Linh đã được ban cho chúng ta". Giờ đây, Ngài muốn tình yêu của Ngài phải tuôn tràn ra trong đời sống của chúng ta.
8. "Đức Chúa Trời là sự yêu thương". Kinh Thánh không nói: "sự yêu thương là Đức Chúa Trời". Chỉ vì chúng ta cảm thấy yêu thương ai đó không có nghĩa là mọi tình cảm của mình đều đến từ Đức Chúa Trời đâu. Nếu bạn thành hôn hoặc có những cảm xúc dành cho ai đó, như thế chưa phải là tình yêu thương của Đức Chúa Trời đâu. Nếu bạn là một tín đồ và tưởng mình đã đem lòng yêu một người chưa tin Chúa, đấy chẳng phải là yêu thương theo lẽ thật đâu. Yêu thương không phải là Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời không được xác định bằng tình yêu thương. Tình yêu thương được xác định bởi Đức Chúa Trời.
II. Yêu thương là ưu tiên của chúng ta vì Đức Chúa Trời yêu chúng ta (các câu 9-11).
* Đức Chúa Trời đã bày tỏ tình yêu của Ngài bằng cách sai phái Chúa Jêsus đến làm Cứu Chúa của chúng ta. Chúng ta hãy lưu ý sáu khía cạnh của tình yêu thương của Đức Chúa Trời khi sai phái Con của Ngài.
A. Tình yêu của Đức Chúa Trời là THẤY ĐƯỢC BẰNG MẮT THƯỜNG (câu 9a).
1. Tình yêu thương của Đức Chúa Trời có thể luôn trông thấy được. Câu 9 chép: "Lòng Đức Chúa Trời yêu chúng ta đã bày tỏ ra [hay làm cho biết rõ] trong điều nầy".
2. Tình yêu thương theo Kinh Thánh không phải là cảm xúc hay tình cảm. Đây là một quyết định phải hành động và hành động có thể luôn luôn trông thấy được.
3. Bất kỳ một mối quan hệ nào không tỏ ra tình yêu thương không phải là tình yêu chân thật. Người chồng nào nói với vợ mình: "Anh yêu em" mà không nhấc tay mình lên làm cho đời sống của nàng được thoải mái hơn không được tác động dưới tình yêu thương của Đức Chúa Trời.
4. Có nhiều bằng chứng trông thấy được về tình yêu thương của Đức Chúa Trời dành cho chúng ta. Ngài tiếp trợ cho từng nhu cần của chúng ta. Chúng ta có thức ăn, quần áo và nơi trú thân. Chúng ta có sự sống và sức khoẻ. Mỗi hơi thở chúng ta thở là một sự nhắc nhớ về tình yêu thương của Đức Chúa Trời.
5. Về mặt lịch sử, Đức Chúa Trời đã tỏ ra tình yêu thương của Ngài trong ơn kêu gọi, và cứu chuộc dân Israel.
6. Tuy nhiên, bằng chứng tối thượng về tình yêu thương của Đức Chúa Trời dành cho nhân loại, ấy là Ngài đã "sai Con một Ngài đến thế gian". Harry Ironside thuật lại về một phụ nữ đến gặp ông và nói: "Tôi không có sử dụng Kinh Thánh và chẳng có dị đoan. Nhìn biết Đức Chúa Trời là sự yêu thương là đủ cho tôi rồi". Ông nói với bà ta: "Đúng đấy, bà có nhìn biết như thế chưa?" Bà ta đáp: "Tôi đã nhìn biết như thế trong đời sống của mình". Ông nói: "Bà có nghĩ là mọi người đều biết như thế không?" Bà ta đáp: "Có đấy, ai nấy đều biết Đức Chúa Trời là sự yêu thương". Ông hỏi: "Bà có nghĩ rằng người phụ nữ kia ở Ấn độ, bà ta khăng khăng theo tôn giáo của mình, muốn ném đứa con vào dòng sông như một của lễ cho bầy cá sấu ăn, không biết bà ta có ý niệm gì về Đức Chúa Trời là sự yêu thương không?" Bà ta đáp: "Không đâu, nhưng đấy chỉ là dị đoan thôi mà". Ironside hỏi: "Bà có nghĩ rằng người châu Phi nào cúi mình xuống trước các hình tượng bằng gỗ và bằng đá, run rẩy sợ sệt e họ sẽ hủy diệt mùa màng, cướp đi con cái hay làm tổn hại người đều có ý niệm nào đó về Đức Chúa Trời là sự yêu thương không?" Bà ta đáp: "Không đâu, nhưng trong mỗi quốc gia văn minh, chúng ta đều nhìn biết rằng Đức Chúa Trời là sự yêu thương". Ông hỏi: "Làm sao chúng ta biết được, làm sao chúng ta biết được Đức Chúa Trời là sự yêu thương?" Ông nói tiếp: "Có phải những người thượng cổ đã dạy dỗ điều nầy chăng? Có phải các tôn giáo khác trên đất dạy rằng Đức Chúa Trời là sự yêu thương, và tỏ ra rằng Đức Chúa Trời là sự yêu thương? Lý do duy nhứt chúng ta biết Đức Chúa Trời là sự yêu thương là vì Ngài đã sai Con của Ngài đến. Quyển sách thuật lại về Đức Chúa Jêsus Christ là quyển sách duy nhứt trong thế gian chứa ý niệm cho rằng Đức Chúa Trời ở đàng sau mọi vật chất được dựng nên là Đức Chúa Trời yêu thương. Cõi thọ tạo tỏ ra quyền phép, sự cao trọng, quyền năng của Ngài, nhưng chẳng có một điều gì trong thiên nhiên dám nói: 'Đức Chúa Trời là sự yêu thương'. Cách duy nhứt chúng ta nhìn biết, ấy là chính Đức Chúa Trời đã tỏ ra tình yêu của Ngài trong việc ban cho Con của Ngài". Tình yêu của Đức Chúa Trời được thấy trong Ngài khi đến với trần gian như một con người và để chịu chết vì tội lỗi của chúng ta!
B. Tình yêu của Đức Chúa Trời là ĐẮT GIÁ (câu 9b).
1. Mới đây, một người chưa tin Chúa đến hỏi tôi một câu: "Phải xử thế nào với Chúa Jêsus? Tại sao Đức Chúa Trời không thể tạo ra một con nào khác để thay thế Ngài?" Tất nhiên câu trả lời, ấy là Đức Chúa Trời không dựng nên Chúa Jêsus. Ngài tự hằng hữu là "Con độc sanh" của Đức Chúa Cha.
2. Chúng ta thấy tước hiệu "Con độc sanh" chỉ có 6 lần trong Tân Ước. Tước hiệu nầy có ý nói "có một duy nhứt" và có ý nói Chúa Jêsus là độc nhất vô nhị. Đức Chúa Trời không tạo ra một Cứu Chúa cho chúng ta, mà sai Đấng là "hình bóng của bản thể Ngài" đến với chúng ta (Hêbơrơ 1.3).
3. Chúng ta nên vui mừng và đồng thanh với Phaolô: "Tạ ơn Đức Chúa Trời, vì sự ban cho của Ngài không xiết kể!" (II Côrinhtô 9.15).
4. Yêu thương ai đó không luôn luôn là việc dễ làm đâu. Đôi khi yêu rất hoàn toàn khó. Có lúc phải trả giá đắt nữa đấy. Tuy nhiên, bởi Đức Thánh Linh chúng ta có thể yêu người mà chúng ta không ưa thích!
C. Tình yêu của Đức Chúa Trời là tình yêu CÓ MỤC ĐÍCH (câu 9c).
1. Mục đích của Đức Chúa Trời, ấy là: "đặng chúng ta nhờ Con được sống".
2. Không những Đức Chúa Trời đã sai "Con Một Ngài đến" mà Ngài đã sai Con ấy "đến thế gian" để chịu chết vì tội lỗi chúng ta. Không những Giăng chỉ ra sự hoá thân thành nhục thể, rằng Ngài đã đến "trong xác thịt", mà còn đến để chuộc tội, rằng Chúa Jêsus đã chịu chết vì chúng ta.
3. Mục đích tối hậu của chúng ta trong việc yêu thương tha nhân không phải là để chúng ta cảm thấy thoải mái, mà để cho họ được phước.
D. Tình yêu của Đức Chúa Trời là tình yêu có CÂN NHẮC (câu 10a).
1. Tình yêu của Đức Chúa Trời dành cho chúng ta là tình yêu có cân nhắc và dứt khoát. Đây là một hành động đặc biệt, có chủ đích chớ không phải là tình cảm trôi nổi, tùy theo sở thích đâu. Chúng ta biết rõ điều nầy vì Đức Chúa Trời đề xướng sự cứu rỗi cho chúng ta. Giăng nói: "Nầy sự yêu thương ở tại đây: ấy chẳng phải chúng ta đã yêu Đức Chúa Trời, nhưng Ngài đã yêu chúng ta…".
2. Chúng ta không đến với Đức Chúa Trời để được yêu thương; Đức Chúa Trời đã đến với chúng ta bằng tình yêu thương. Câu 19 chép: "Chúng ta yêu, vì Chúa đã yêu chúng ta trước".
3. Một trong những câu hay nhất trong Kinh Thánh là Rôma 5.8: "Nhưng Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là người có tội, thì Đấng Christ vì chúng ta chịu chết".
4. Tình yêu tin kính yêu kẻ không đáng được yêu và kẻ bất xứng. Đức Chúa Trời yêu ai chứ? Hãy cầm quyển điện thoại niên giám của bạn lên! Ngài yêu thương mọi người!
5. Đôi khi chúng ta bắt nổi giận khi thấy người khác khiếm nhã, cứng cổ và tội lỗi. Chúng ta nổi giận và cảm thấy mình được xưng công bình khi chẳng có việc gì phải lo làm với họ nữa. Đó là lúc chúng ta cần phải nhớ rằng Đức Chúa Trời là Đấng đang xem thấy và biết rõ mọi tội lỗi của chúng ta mà không đáp ứng với chúng ta trong sự giận dữ và chối bỏ. Thay vì thế, Ngài đã đáp ứng với giá cao nhất của mọi tình yêu, chính mạng sống của Con Ngài đặng "chúng ta nhờ Con được sống". Ray Stedman hỏi: "Há đấy chẳng phải là tình yêu thương sao? Sự ấy há chẳng thu hút bạn sao? Ngài đã yêu như thế để mọi xiềng xích của sợ hãi, thù oán và gian ác đang trói buộc và xiềng xích chúng ta sẽ bị gãy vỡ ra, những lực lượng mạnh mẽ nầy ở bên trong chúng ta sẽ bị bắt phục và kềm chế, và tranh cãi, ngược đãi sẽ chấm dứt giữa vòng con người. Đấy là lý do tại sao Ngài đã đến. Mọi sự sẽ được thay thế, không phải bởi cái tầm thường tiêu cực, mà bởi sự nhịn nhục, chấp nhận, và quyền phép để giữ cho bình an – ‘đặng chúng ta nhờ Con được sống’" (www.pbc.org/dp/stedman/1john/0163.html).
6. Đừng ngây thơ đánh giá tình cảm của bạn bằng những cảm xúc nồng ấm bạn dành cho Đức Chúa Trời trong sự thờ phượng hay sự siêng năng khi bạn đọc Kinh Thánh, nhưng hãy đánh giá tình cảm bạn dành cho Đức Chúa Trời qua cách thức bạn yêu thương con cái của Ngài. Tình yêu của Ngài được đánh giá theo cách ấy. Được đánh dấu cho đến đời đời trong lịch sử là biểu tượng yêu thương quan trọng nhất, ấy là thập tự giá đầy huyết của Đấng Christ!
E. Tình yêu của Đức Chúa Trời là tình yêu BIẾT SUY XÉT (câu 10b).
1. Câu 10 cũng nói Đức Chúa Trời "sai Con Ngài làm của lễ chuộc tội chúng ta". "Của lễ chuộc tội" có ý nói tới sự đền tội. Ngài khiến chúng ta được "hoà lại" với Đức Chúa Cha.
2. Đức Chúa Trời không phải là một người ông bao dung, bỏ qua tội lỗi của chúng ta. Bản tánh của Đức Chúa Trời không những là tình yêu thương, mà nó còn là thánh khiết và chơn thật nữa. Sự thánh khiết và lẽ thật đòi hỏi sự công bình, sự báo ứng, tính toán và nộp trả đầy đủ cho sự thoả mãn cơn thạnh nộ thiêng liêng của Ngài.
3. Cho nên Chúa Jêsus là "của lễ chuộc tội" có nghĩa là Ngài đã gánh lấy chỗ của chúng ta trên thập tự giá. Ngài gánh lấy cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời giáng trên tội lỗi trong chỗ của chúng ta (Êsai 53.6; II Côrinhtô 5.21).
F. Tình yêu của Đức Chúa Trời là tình yêu LÀM GƯƠNG (câu 11).
1. Giăng nói: "nếu Đức Chúa Trời đã yêu chúng ta dường ấy, thì chúng ta cũng phải yêu nhau". "Cũng phải" nghĩa là "chịu ơn". Chúng ta chịu ơn đối với Đức Chúa Trời nên phải yêu thương tha nhân. Theo cách thức Ngài đã hy sinh vì chúng ta, chúng ta cần phải yêu nhau.
2. Phaolô đã nói trong Rôma 13.8: " Đừng mắc nợ ai chi hết, chỉ mắc nợ về sự yêu thương nhau mà thôi…" (đối chiếu Rôma 1.14). Phaolô biết rõ ông mắc nợ Đức Chúa Trời!
3. Vì tấm gương tự hy sinh lớn lao như thế nầy, chúng ta không dám dâng lên Đức Chúa Trời những lầm lỗi như: "Tôi không thể yêu người kia được" "Bạn không biết cô ấy đã làm gì tôi đâu" hay "Anh ta khó hiểu lắm không thể thương được".
4. "Không một ai có mặt tại thập tự giá và nhìn thấy tình yêu không lường được của Đức Chúa Trời dành cho kẻ không xứng đáng đã tỏ ra ở đó mà có thể quay trở lại với một đời sống ích kỷ. Quả thực tình yêu của chúng ta phải phản ảnh tình yêu của Ngài" (Stott, p.166).
5. Nếu bạn đã kinh nghiệm sự thanh tẩy tội lỗi của bạn tại thập tự giá, sự tha thứ mọi tư dục luông tuồng, những đối kháng và thù hận của bạn, bạn "cũng phải" yêu thương người khác.
III. Yêu thương là ưu tiên của chúng ta vì Đức Chúa Trời yêu thương qua chúng ta (câu 12).
A. Chúng ta hầu việc một Đức Chúa Trời không thấy được.
1. Giăng nói: "Chưa hề có ai thấy Đức Chúa Trời". Nếu có ai nói mình đã thấy Đức Chúa Trời, người ấy là điên rồ! (4.20; I Timôthê 1.17; 6.16).
2. Trong Cựu Ước, nhiều người đã nhìn thấy ảnh tượng của Đức Chúa Trời. Giacốp đã vật lộn với Ngài. Êsai đã nhìn thấy Ngài trên ngôi cao sang. Môise đã nhìn thấy sự vinh hiển của Ngài trên hòn núi kia. Chúa Jêsus đã xuất hiện trước khi mặc lấy xác thịt.
3. Trong Tân Ước, nhiều người đã nhìn thấy Đức Chúa Trời khi họ nhìn thấy Chúa Jêsus. Giăng 1.18 chép: "Chẳng hề ai thấy Đức Chúa Trời; chỉ Con một ở trong lòng Cha, là Đấng đã giải bày Cha cho chúng ta biết".
4. Mặc dù nhiều người đã trông thấy ảnh tượng, sự hiện thấy và thậm chí sự hiện diện theo phần xác của Đức Chúa Trời, không có ai từng nhìn thấy Ngài trong thực tại siêu việt của Ngài.
B. Đức Chúa Trời không thấy được của chúng ta trở thành thấy được trong tình cảm của chúng ta.
1. Giăng nói thêm: "nếu chúng ta yêu nhau, thì Đức Chúa Trời ở trong chúng ta, và sự yêu mến Ngài được trọn vẹn trong chúng ta".
2. Nếu chẳng có ai nhìn thấy Đức Chúa Trời, làm sao nhận biết Ngài trong lúc bây giờ được? Đức Chúa Trời không thấy được giờ đây bày tỏ chính mình Ngài không phải bằng ảnh tượng, những sự hiện thấy, trụ lửa hay trụ khói trên một hòn núi. Giờ đây Ngài không tự tỏ mình ra theo phần xác trong Con của Ngài. Đức Chúa Trời không thấy được đã được tỏ ra trong bạn và tôi khi chúng ta yêu nhau bằng tình yêu không giới hạn của Ngài. Không một ai có thể nhìn thấy bản chất của Đức Chúa Trời, nhưng họ có thể nhìn thấy các hành động của Đức Chúa Trời trong chúng ta.
3. Khi Môise từ trên núi xuống, dân Israel đã nhìn thấy sự vinh hiển của Đức Chúa Trời đã phản ảnh trên gương mặt của ông. Họ không nhìn thấy Đức Chúa Trời vì họ đã có mặt trên núi, mà vì Môise đã có mặt trên núi. Đức Chúa Trời muốn sự vinh hiển của Ngài chiếu sáng trên gương mặt của bạn.
4. Ngay cả khi bạn không thể yêu theo cách con người, Đức Chúa Trời có thể yêu thương qua bạn. Trong quyển Nơi ẩn núp, Corrie Ten Boom chia sẻ cách Đức Chúa Trời yêu thương một cai ngục qua bà.
5. Đức Chúa Trời có thể yêu thương qua bạn. Ngài chỉ chờ đợi cho đến khi bạn bằng lòng, khi ấy Ngài thổ lộ tình yêu thương. Nhiều người trong chúng ta ở đây hôm nay cần phải ăn năn trước mặt Đức Chúa Trời và cầu xin Ngài yêu thương qua chúng ta.
6. Phải, Đức Chúa Trời không thấy được bằng mắt thường. Bao lâu chúng ta chỉ yêu những kẻ yêu chúng ta, Ngài sẽ không thể trông thấy được, không có ai nhìn thấy Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, khi chúng ta quyết định hành động với tình yêu thương đối cùng những kẻ gây khó chịu cho chúng ta, giận dữ với chúng ta và cay đắng đối cùng chúng ta, khi chúng ta trả lại với họ bằng sự nhịn nhục, dịu dàng, cân nhắc và có suy nghĩ, thình lình những kẻ quanh chúng ta nhận ra Đức Chúa Trời đang ở cùng chúng ta. Ngài trở nên trông thấy được qua tình cảm của chúng ta!
7. Nhiều người có thể đọc Tin lành theo Mathiơ, cũng như Mác, Luca và Giăng. Tuy nhiên, khi bạn yêu những kẻ không xứng đáng với tình yêu thương của bạn, họ sẽ đọc Tin lành theo bạn. Corrie Ten Boom chia sẻ câu chuyện có thật nầy trong quyển Nơi ẩn núp của bà: “Trong một buổi thờ phượng tại nhà thờ ở Munich, tôi đã nhìn thấy hắn, cựu nhân viên S.S. hắn đã đứng gát ở cửa nhà tắm tại trại tập trung Ravensbruck. Hắn là người đầu tiên trong những tên cai ngục mà tôi đã nhìn thấy kể từ thời điểm đó. Rồi đột nhiên mọi sự ở đó lại hiện ra - phòng đầy những kẻ chế giễu, hàng đống quần áo, gương mặt trắng bệt của Betsie. Hắn đến với tôi khi nhà thờ vắng người, tươi cười và cúi đầu chào, hắn nói: "Tôi biết ơn vì sứ điệp của bà, Fraulein ạ. Tôi suy nghĩ giống như bà đã nói: Ngài đã rửa sạch tội lỗi tôi!" Bàn tay của hắn nắm lấy và lay động tôi. Còn tôi, tôi đã thường rao giảng cho dân chúng ở Bloemendaal nhu cần phải tha thứ, đã kềm chặt tay mình lại. Ngay cả những tư tưởng giận dữ, muốn báo thù đã sôi sụt lên trong tôi, tôi đã nhìn thấy tội lỗi của họ. Đức Chúa Jêsus Christ đã chịu chết vì con người nầy; tôi còn cầu xin gì thêm nữa? Tôi cầu nguyện: Chúa Jêsus ơi, xin tha thứ cho con và giúp con tha thứ cho hắn. Tôi đã cố mỉm cười; tôi vật vã lắm mới chìa tay mình ra. Tôi không làm được. Tôi cảm thấy trống vắng, không một tia lửa ấm áp sáng láng nào hết. Và một lần nữa, tôi đã thở ra một lời cầu nguyện thầm lặng: Chúa Jêsus ơi, con không thể tha thứ cho hắn được. Xin ban cho con ơn tha thứ của Ngài. Khi tôi cầm lấy bàn tay của hắn, một việc khó tin đã diễn ra. Từ bờ vai và qua bàn tay của tôi một dòng diện dường như truyền từ tôi qua hắn, trong khi trong lòng tôi tuôn tràn ra một tình yêu dành cho kẻ lạ nầy đã từng trấn áp tôi. Và thế là tôi khám phá ra rằng sự chữa lành của thế gian không xoay quanh sự tha thứ hay sự nhơn từ của chúng ta đâu, mà xoay quanh ơn tha thứ và sự nhơn từ của Ngài. Khi Ngài bảo chúng ta phải yêu thương kẻ thù, Ngài ban cho, cùng với mạng lịnh, chính tình yêu thương”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét