Thứ Tư, 26 tháng 5, 2010

Luca 23.26-49: "SỰ CHỐI BỎ ĐẤNG MÊSI CỦA ISRAEL - PHẦN IV"



Phần giới thiệu
Sự đóng đinh trên thập tự giá, kiểu cách thế kỷ thứ 20
Chuổi biến cố tại đồi Gôgôtha
Sự chuyển hướng khỏi điều bình thường
Sự biến đổi của tên cướp trên thập tự giá
Các đặc điểm sự biến đổi của tên cướp
Sự cứu ấy xảy ra như thế nào!?!
Phần kết luận
Bài 74:

Sự chối bỏ Đấng Mêsi của Israel — Phần IV

Phương thức Chúa Jêsus chịu chết

(Luca 23.26-49)
“Khi chúng điệu Đức Chúa Jêsus đi, bắt một người xứ Sy-ren, tên là Si- môn, từ ngoài đồng về, buộc phải vác cây thập tự theo sau Ngài. Có đoàn dân đông lắm đi theo Đức Chúa Jêsus, và có mấy người đàn bà đấm ngực khóc về Ngài. Nhưng Đức Chúa Jêsus xây mặt lại với họ mà phán rằng: Hỡi con gái thành Giê-ru-sa-lem, đừng khóc về ta, song khóc về chính mình các ngươi và về con cái các ngươi. Vì nầy, ngày hầu đến, người ta sẽ nói rằng: Phước cho đàn bà son, phước cho dạ không sanh đẻ và vú không cho con bú! Bấy giờ, người ta sẽ nói với núi rằng: Hãy đổ xuống trên chúng ta! với gò rằng: Hãy che chúng ta! Vì nếu người ta làm những sự ấy cho cây xanh, thì cây khô sẽ xảy ra sao? Chúng cũng đem hai người đi nữa, là kẻ trộm cướp, để giết cùng với Ngài. Khi đến một chỗ gọi là chỗ Sọ, họ đóng đinh Ngài trên cây thập tự tại đó, cùng hai tên trộm cướp, một tên bên hữu Ngài, một tên bên tả. Song Đức Chúa Jêsus cầu rằng: Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết mình làm điều gì. Đoạn, họ bắt thăm chia nhau áo xống của Ngài. Dân chúng đứng đó mà ngó. Các người coi việc nhạo cười Ngài, rằng: Nó đã cứu kẻ khác; nếu nó là Đấng Christ, Đấng Đức Chúa Trời đã lựa, thì hãy cứu mình đi! Quân lính cũng giỡn cợt Ngài, lại gần đưa giấm cho Ngài uống, mà rằng: Nếu ngươi là Vua dân Giu-đa, hãy tự cứu lấy mình đi! Phía trên đầu Ngài, có đề rằng: Người Nầy Là Vua Dân Giu-đa. Vả, một tên trộm cướp bị đóng đinh cũng mắng nhiếc Ngài rằng: Ngươi không phải là Đấng Christ sao? Hãy tự cứu lấy mình ngươi cùng chúng ta nữa! Nhưng tên kia trách nó rằng: Ngươi cũng chịu một hình phạt ấy, còn chẳng sợ Đức Chúa Trời sao? Về phần chúng ta, chỉ là sự công bình, vì hình ta chịu xứng với việc ta làm; nhưng người nầy không hề làm một điều gì ác. Đoạn lại nói rằng: Hỡi Jêsus, khi Ngài đến trong nước mình rồi, xin nhớ lấy tôi! Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Quả thật, ta nói cùng ngươi, hôm nay ngươi sẽ được ở với ta trong nơi Ba-ra-đi. Khi đó, ước giờ thứ sáu, khắp xứ đều tối tăm cho đến giờ thứ chín. Mặt trời trở nên tối, và màn trong đền thờ xé chính giữa ra làm hai. Đức Chúa Jêsus bèn kêu lớn rằng: Hỡi Cha, tôi giao linh hồn lại trong tay Cha! Ngài vừa nói xong thì tắt hơi. Thầy đội thấy sự đã xảy ra, ngợi khen Đức Chúa Trời rằng: Thật người nầy là người công bình. Cả dân chúng đi xem, thấy nông nổi làm vậy, đấm ngực mà trở về. Song những kẻ quen biết Đức Chúa Jêsus và các người đàn bà theo Ngài từ xứ Ga-li-lê, đều đứng đằng xa mà ngó”.
PHẦN GIỚI THIỆU:
Có những việc không luôn luôn bày tỏ ra theo đúng phương thức mà chúng ta dự trù cho chúng. Tôi nhớ gia đình đầu tiên (và cuối cùng) của chúng tôi trên một chuyến cắm trại khi tôi còn nhỏ. Bố mẹ tôi đưa chúng tôi đi một chuyến đến Montana. Công viên quốc gia Glacier rất xinh đẹp. Những dãy núi hùng vĩ phủ đầy tuyết thật ngoạn mục, phân biệt rõ nét với những hồ nước xanh trong, đôi khi với một đảo nhỏ ở giữa. Chúng tôi đến tại bối cảnh cắm trại với sự lạc quan và mong đợi vui vẻ lắm. Ban ngày thật là xinh đẹp. Lều trại được dựng lên thật là vui mắt. Cả nhà đứng mĩm cười trước căn lều, với dãy núi sau lưng, hết thảy đều đóng khung trong bầu trời xanh lơ, với một vài gợn mây bay la đà. Tôi đã chụp bức ảnh ấy. Chúng tôi đã gọi bức hình đó là: “thời gian yên tĩnh trước giông bão”.
Đó là cách kết luận rất hay cho một ngày đẹp trời. Một lát sau, chúng tôi đã ăn bữa tối picnic của mình, và rồi khi trời tối hết thảy chúng tôi trèo vào trong mấy cái túi ngủ của mình. Lúc ấy, mặt đất hơi cứng, và chúng tôi phải dời đi hầu cho một tảng đá lồi ra không nằm độn giữa lưng chúng tôi. Tuy nhiên, chẳng một ai nói cho chúng tôi biết về những trận bão của vùng núi, chúng tôi cũng không nghĩ tới phương hướng mà từ đó gió sẽ thổi tới (và cơn mưa nữa), hay phần đất mỏng, nơi mà chúng tôi chọn cắm lều. Các yếu tố nầy không bao lâu nữa sẽ trở nên rất quan trọng.
Một lát sau, thì trời bắt đầu có sấm sét. Khi mưa bắt đầu rơi nặng hạt thì mối lo bắt đầu ló dạng. Trong túp lều, anh tôi bắt đầu hát bài: “Jêsus yêu tôi” thật lớn tiếng. Căn lều bị dột, như tôi đoán tất cả lều đều bị dột như thế khi gặp mưa nặng hạt, và không sao cứu chữa được vì cửa lều đối mặt với ngọn gió và nước mưa đập thẳng vào. Chúng tôi định đã gặp bão, cho tới chừng chúng tôi khám phá ra rằng túp lều bắt đầu đầy nước. “Cái hố nhỏ” là phần nền cho túp lều đã có nước tràn vào, chúng tôi phải quyết định xếp hết các túi ngủ lại.
Trận bão cứ tiếp tục đang khi chúng tôi tìm cách dở trại. Chúng tôi không thể làm điều chi với cung cách thứ tự cho được. Chúng tôi hạ lều xuống, cuốn mấy cái túi ngủ lại, rồi đưa hết đồ đạt ra xe. Trên một trong các chuyến đi sau cùng của chiếc xe, nó cũng đậu ở một chỗ trũng, anh tôi bị trợt trong bùn và nhào xuống dưới chiếc xe, rớt vào trũng nước bên dưới, bị ướt đẫm hết. Chúng tôi lôi anh ra từ dưới chiếc xe, rồi trèo lên nằm giữa đống đồ đạt cắm trại, và lái xe đi tìm một nhà nghỉ.
Có nhiều việc không luôn luôn thể hiện theo cách chúng ta mong đợi. Và cũng một thể ấy với sự đóng đinh Chúa Jêsus trên thập tự giá. Đây không phải là cách hành quyết tội phạm của người Do thái, nhưng người La mã đã sử dụng nó với một cấp độ đúng mức. Nó góp phần tạo ra một gương công khai cho những ai chọn thiếu hiểu biết hay chủ động kháng cự luật pháp của Rôma. Sự việc đã trở thành một biến cố xã hội, một đoàn dân đông đã nhóm lại tại đó để xem. Với những lần đóng đinh trên thập tự giá, như với các trường hợp khác, họ đã phát triển một thủ tục có thể đoán trước được. Một người mới đến với việc đóng đinh trên thập tự giá sẽ mau chóng “lưu ý tới tốc độ” điều gì sẽ xảy ra, với hậu quả nào, và thời gian bao lâu. Cho phép tôi bắt đầu bài học của chúng ta bằng cách cố gắng mô tả sự cố, theo các cách nói phương Tây của thế kỷ 20, hầu cho chúng ta xác định sự cố theo một phong cách chung. Kế đó chúng ta sẽ cố gắng chứng tỏ cuộc hành hình nầy đã không tiến triển như dự định, và cái chạm mà sự cố nầy có trên nhiều người hiện diện, và, đặc biệt, trên tên cướp, đối với hắn ta cuộc hành quyết hắn ta đã trở thành thời điểm trở lại đạo, và mở đầu cho sự sống đời đời.
Sự đóng đinh trên thập tự giá, kiểu cách thế kỷ 20
Hãy tưởng tượng với tôi xem sự đóng đinh Chúa Jêsus trên thập tự giá đang diễn ra trong thời buổi của chúng ta. Sự nổi tiếng của Chúa Jêsus, cuộc hành quyết Ngài có lẽ sẽ trở thành tin tức chấn động trên cả nước. Tôi cho là cuộc đóng đinh trên thập tự giá nầy sẽ bị lợi dụng như cuộc phóng tàu không gian Discovery lần cuối cùng vậy. Tin tức trên vô tuyến truyền hình nói tới tuần lễ sau cùng của Chúa chúng ta tại thành Jerusalem sẽ bao quát lắm. Trong đêm Chúa Jêsus bị bắt, chương trình sẽ bị ngắt ngang để tuyên bố Chúa Jêsus đã bị bắt giam. Những tường trình từ mấy lần xét xử Chúa chúng ta sẽ được đưa ra như các sự cố tiệm tiến và địa điểm giữ Chúa Jêsus phải được nêu lên. Tin tức được loan đi trong mấy giờ trước khi trời sáng kể cả cuộc xét xử trước mặt Philát và Hêrốt.
Những máy quay lưu động sẽ nhắm vào chuyến hành trình đau khổ từ cung điện của Philát đến đồi Gôgôtha, bối cảnh của sự đóng đinh trên thập tự giá. Tôi có thể tưởng tượng ra sẽ có một cuộc phỏng vấn với vài quan chức La mã, những người lo liệu công việc hành hình, họ sẽ cho biết bằng cách nào và khi nào thì sự đóng đinh trên thập tự giá sẽ diễn ra. Ông ta có thể cho biết, cuộc hành quyết đã được hoạch định vào lúc 9 giờ sáng. Về ngày lễ tôn giáo, Lễ Vượt Qua, sẽ có một nổ lực đặc biệt để kết thúc mọi vấn đề phải không được trễ hơn 3 giờ chiều. Vì những lý do nhân đạo, những kẻ bị định phải chịu chết sẽ được ban cho rượu, pha với thuốc giảm đau, làm cho họ ít đau đớn hơn. Một chuyên gia y học sẽ được phỏng vấn, ông ta sẽ mô tả tiến trình dẫn tới sự chết, kết thúc với việc cần thiết phải đập vỡ xương ống chân, để cho cái chết của họ sẽ được chắc chắn. Gần tới lúc hành quyết, đám dân đông đứng xem sẽ chứng kiến một chuỗi các biến cố mở ra trước mặt họ. Một số chi tiết sẽ thay đổi, như giờ chết chính xác, nhưng hầu như mọi người đều biết rõ điều gì sẽ xảy ra rồi.
Trong 6 giờ đồng hồ trải qua quá trình bị đánh đòn, hình ảnh sống còn của Chúa Jêsus phải được truyền đi để lấp vào khoảng trống thời gian và khiến cho khán thính giả quan tâm. Những cuộc phỏng vấn với nhiều cá nhân khác nhau sẽ được thực hiện, một số thực hiện ngay tại chỗ, một số thì ghi âm: những cá nhân nào đã được chữa lành hay đã được Chúa Jêsus giúp đỡ, không một ai nằm trong số các môn đồ, như họ “không có khả năng bình luận”, một trong các quan chức dự phần vào việc bắt giữ, thầy tế lễ cả, một thành viên của Toà Công Luận, các thành viên trong gia đình (nếu có). Một vài chi tiết sẽ được cung ứng về hai tên tội phạm kia, và có lẽ một số tin ngắn về Baraba, thậm chí có thể là một cuộc phỏng vấn. Toàn bộ sự việc dường như đang tiến hành có kiểm soát, như thường lệ.
Chuỗi biến cố tại đồi Gôgôtha
Chuỗi biến cố không luôn luôn rõ ràng, và Luca loại bỏ một số hiện tượng quan trọng và bất thường, để chúng ta không thể thuật lại trình tự chính xác các sự cố chắc chắn đã xảy ra. Tuy nhiên, nói chung các sự cố đại loại đã xảy ra như sau:
Các nạn nhân đã bị đóng đinh vào thập tự giá của họ, chúng sẽ được dựng lên đúng vị trí
Trước hay sau khi dựng cây thập tự lên, rượu sẽ được cung ứng để làm giảm cơn đau
Áo xống của Chúa Jêsus đã bị bốn tên lính bắt thăm chia nhau.
Những lời tố cáo, chế giễu đã diễn ra suốt trình tự đó — đám dân đông đứng thành hàng đối ngang thập tự giá
Chúa Jêsus kêu lên: “Lạy Cha, xin tha cho họ…”
Hai tên tội phạm kia hiệp nhau mắng nhiếc Đấng Christ
Tên cướp trên thập tự giá đến với đức tin nơi Chúa Jêsus là Đấng Mêsi của hắn
Bóng tối tăm phủ lên bối cảnh, từ giờ thứ sáu (giữa trưa) cho đến giờ thứ chín (3 giờ chiều).
Chúa Jêsus kêu lên: “Đức Chúa Trời tôi ôi, Đức Chúa Trời tôi ôi, sao Ngài lìa bỏ tôi?” (Mathiơ, Mác)
Chúa Jêsus phán: “Ta khát” (Giăng), đã nhắp một ít giấm
Chúa Jêsus phán: “Mọi sự đã được trọn” (Giăng)
Chúa Jêsus cúi đầu xuống và phán: “Lạy Cha,…vào tay Cha, …” rồi chết
Ngày lập tức, bức màn đền thờ bị xé ra làm hai, từ trên chí dưới (Luca)
Động đất và sự sống lại của kẻ chết (Mathiơ)
Chân của hai người kia bị đánh gãy, nhưng chân của Chúa Jêsus không bị đánh gãy, sau khi thấy Ngài đã chết rồi (Giăng)
Tên lính dùng ngọn giáo đâm thủng hông của Chúa Jêsus — huyết và nước tràn ra (Giăng)
Thầy đội La mã (cùng mấy tên lính khác) đã chứng kiến sự ấy rồi nói: “Thật người nầy là Con của Đức Chúa Trời”
Đoàn dân đông bỏ đi, tay đấm ngực, trong khi các môn đồ người Galilê còn ở lại, đứng ngó từ đàng xa
Sự chuyển hướng khỏi điều bình thường
Các biến cố bất thường dường như bắt đầu với câu nói của Chúa Jêsus (do Luca ghi lại), “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết mình làm điều gì” (câu 34). Câu nói nầy sẽ khiến cho nhiều người phải kinh ngạc. Danh của Đức Chúa Trời là một câu nói rất hay có trên môi miệng của kẻ vu cáo, không nghi ngờ chi nữa. Đối với một số người, danh ấy xuất hiện trong hình thức báng bổ, xúc phạm. Đối với nhiều người khác, là lời cầu xin được thương xót hay được chết. Nhưng trên môi miệng của Cứu Chúa, danh nầy là cách bày tỏ ra sự tha thứ của chính Ngài, và một lời cầu xin sự tha thứ của Đức Chúa Cha. Giờ đây, danh ấy là một cái gì đó mới mẻ hơn.
Tôi có thể nhìn thấy những nhà bình luận trên vô tuyến truyền hình hay nhắc tới danh nầy, trong bối cảnh thế kỷ 20 của chúng ta. “Quí vị nghĩ Ngài muốn nói gì qua câu nói ấy?” nhà bình luận sẽ thắc mắc. “Chúng ta cho chạy cuộn băng trở lại, để biết chắc là chúng ta đang có những câu nói thật đúng”. Câu nầy có thể dẫn tới một cuộc tranh cãi nhẹ về chữ “tha” theo từ vựng và theo sự dạy của Chúa Jêsus, xuyên suốt chức vụ công khai của Ngài.
Máy quay truyền hình bây giờ đang lia qua cảnh thập tự giá, đang thu nhỏ lại nhắm vào mấy tên lính, họ đang phân chia chiếc áo xống của Cứu Chúa. Họ có chia áo xống của hai người kia không? Tại sao áo xống của Chúa Jêsus lại đáng ham muốn như thế chứ? Phải chăng chúng đẹp đẽ cho một người lính ham muốn phải có cho chính mình? Đấy có phải là một đồ lưu niệm không? Sự kiện góp phần cho thấy rằng lời tiên tri đã được ứng nghiệm (trong các sách tin lành khác), nhưng đối với Luca đây là một bằng chứng cho thấy sự nhẫn tâm của mấy tên lính, cùng thái độ dửng dưng của họ đối với nhân vật đến từ xứ Galilê nầy. Sự ấy cũng sẽ thay đổi, chẳng bao lâu nữa đâu.
Sự thay đổi rất rõ ràng nơi phần đáp ứng của nhiều người đã ngó thấy cái chết của Con Đức Chúa Trời. Mấy tên lính, vốn ít quan tâm đến Chúa Jêsus lúc ban đầu, và sau đó đã hiệp nhau nhiếc móc Ngài, đã có một sự thay đổi trong tấm lòng (như đã được tường trình bởi Mathiơ 27.54). Thầy đội La mã, theo Luca, đã tuyên bố sự vô tội và sự công bình của Chúa Jêsus (23.47), trong khi ở sách Mathiơ và Mác thần tính của Ngài cũng được khẳng định (Mathiơ 27.54; Mác 15.39). Mấy tên lính cứng lòng nầy đã có một sự thay đổi rất bất thường và rất phân biệt ở trong lòng đối cùng Chúa Jêsus.
Đoàn dân đông, cũng có thái độ khác hơn đối với trước đó. Trong khi họ đứng thụ động vào lúc đầu (Luca 23.35), sau đó họ dường như đã tự rủa sả mình (Mathiơ 27.39-40; Mác 15.29-30). Nhưng khi toàn bộ biến cố đã qua rồi, đoàn dân đông bỏ ra về, im lặng, tỉnh táo trở lại, và lấy làm bối rối sâu sắc — tay đấm ngực (Luca 23.48).
Sự biến đổi của tên cướp trên thập tự giá
Tuy nhiên, chẳng có gì thay đổi nơi tên cướp, kẻ bị treo bên cạnh Cứu Chúa, tên cướp nầy đã đến với đức tin nơi Ngài trong khi cả hai bị treo cho đến chết trên cây thập tự của họ. Tôi tin rằng không một ai rời khỏi bối cảnh thập tự giá của Chúa Jêsus trong chính ngày ấy, song không có một sự thay đổi nào gây ấn tượng sâu sắc hoặc lý thú như sự thay đổi đã xảy ra cho tên cướp bị treo bên cạnh Cứu Chúa. Tôi muốn nhắm vào sự biến đổi nầy, như một mình Luca đã nhắm vào. Thực thế, đây là một sự cố đáng nhớ. Chúng ta hãy đọc câu chuyện lại một lần nữa:
“Chúng cũng đem hai người đi nữa, là kẻ trộm cướp, để giết cùng với Ngài. Khi đến một chỗ gọi là chỗ Sọ, họ đóng đinh Ngài trên cây thập tự tại đó, cùng hai tên trộm cướp, một tên bên hữu Ngài, một tên bên tả. Song Đức Chúa Jêsus cầu rằng: Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết mình làm điều gì. Đoạn, họ bắt thăm chia nhau áo xống của Ngài. Dân chúng đứng đó mà ngó. Các người coi việc nhạo cười Ngài, rằng: Nó đã cứu kẻ khác; nếu nó là Đấng Christ, Đấng Đức Chúa Trời đã lựa, thì hãy cứu mình đi! Quân lính cũng giỡn cợt Ngài, lại gần đưa giấm cho Ngài uống, mà rằng: Nếu ngươi là Vua dân Giu-đa, hãy tự cứu lấy mình đi! Phía trên đầu Ngài, có đề rằng: Người Nầy Là Vua Dân Giu-đa. Vả, một tên trộm cướp bị đóng đinh cũng mắng nhiếc Ngài rằng: Ngươi không phải là Đấng Christ sao? Hãy tự cứu lấy mình ngươi cùng chúng ta nữa! Nhưng tên kia trách nó rằng: Ngươi cũng chịu một hình phạt ấy, còn chẳng sợ Đức Chúa Trời sao? Về phần chúng ta, chỉ là sự công bình, vì hình ta chịu xứng với việc ta làm; nhưng người nầy không hề làm một điều gì ác. Đoạn lại nói rằng: Hỡi Jêsus, khi Ngài đến trong nước mình rồi, xin nhớ lấy tôi! Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Quả thật, ta nói cùng ngươi, hôm nay ngươi sẽ được ở với ta trong nơi Ba-ra-đi”.
Câu chuyện của Luca nói tới sự biến đổi của tên cướp trên thập tự giá là câu chuyện rất đặc biệt, và câu chuyện ấy cũng rất quan trọng. Câu chuyện ấy góp phần như một điểm xoay chiều lạ lùng trong khi Chúa Jêsus bị đóng đinh trên thập tự giá. Đã có một khoảng thời gian, rất sớm trong sự đóng đinh trên thập tự giá, sự chống đối Chúa Jêsus đã được đưa ra ở đó. Trong câu 34 của câu chuyện Luca, mấy tên lính rất dửng dưng trước sự thương khó của Chúa Jêsus. Chúng chỉ quan tâm đến áo xống của Chúa Jêsus mà thôi. Trong Mathiơ 27.36, vị trước giả nầy nói cho chúng ta biết rằng mấy tên lính đã ngồi xuống, chúng trông chừng Chúa Jêsus. Chúa Jêsus tỏ ra chẳng có gì hung dữ, không có một lời rủa sả nào, và về sự tha thứ, đã đánh thẳng vào họ như một dấu hiệu của sự yếu đuối. Đoàn dân đông, cũng lấy làm phật ý khi thấy sự thụ động của Chúa Jêsus. Một số người mong nhìn thấy một phép lạ, hoặc ít nhất đã nghĩ đến như thế (đối chiếu Mathiơ 27.49; Mác 15.36). Khi thời gian trôi qua, dường như mọi người nhận thấy giống như Chúa Jêsus đang lừa đảo họ vậy. Đám đông dường như vực dậy sự dạn dĩ của họ (đối chiếu Mathiơ 27.39-40; Mác 15.29-30). Mấy tên lính cũng dự phần vào (Luca 23.36). Sự biến đổi của tên cướp là điểm xoay chiều trong sách Luca. Từ điểm nầy trở đi, mọi sự nhiếc móc và chế giễu dừng lại. Hiện tượng siêu nhiên ngay lập tức bắt đầu trong câu chuyện của Luca, khởi sự với thời gian 3 giờ đồng hồ tối tăm (Luca 23.44), bức màn trong đền thờ bị xé rách (23.45), sau đó có trận động đất tiếp theo và sự sống lại của kẻ chết (chỉ đề cập đến một cách gián tiếp bởi Luca, đối chiếu 23.47-48).
Sự biến đổi của tên cướp không thể đem ra thắc mắc được. Đây là một sự biến đổi chân chính, được chỉ ra bằng lời nói mạnh mẽ của Chúa Jêsus chú về sự bảo đảm và hy vọng: “Quả thật, ta nói cùng ngươi, hôm nay người sẽ ở với ta tại Barađi” (23.43). Đây không phải, có người nghĩ như thế, là một sự biến đổi phụ thuộc đâu, có thể dẫn tới nhiều sự hiểu lầm, dựa theo tình trạng ngắn ngủi của thời gian và cơn khủng hoảng ngay lúc đó. Hãy chú ý cùng với tôi một số đặc điểm của sự biến đổi nầy:
Các đặc điểm sự biến đổi của tên cướp
(1) Tên cướp được biến đổi một cách hoàn toàn và đường hoàng. Chúa Jêsus đã bảo đảm với hắn ta là trong chính ngày ấy hắn sẽ được ở với Ngài trong Barađi. Nhiều người khác đã chứng kiến cái chết của Đấng Christ đều đã thay đổi, không cùng một lượt, nhưng họ chỉ đến ngay điểm sợ hãi vào lúc nầy, chớ không đến chỗ có đức tin như tên cướp kia.
(2) Lúc đầu, tên cướp dự phần vào việc rủa sả với những người khác nghịch lại Chúa Jêsus.
(3) Tên cướp đã nói với Chúa Jêsus, xin được cứu rỗi, trước khi có một dấu kỳ phép lạ nào nối theo sau.
(4) Tên cướp đã tin theo Chúa Jêsus, ở giữa sự chối bỏ và rủa sả của nhiều người khác, ngay thời điểm chẳng có một người nào tỏ ra có lòng tin nơi Ngài nữa. Hắn đã đi ngược lại với xu hướng của mọi người, không đồng bộ chung với đám đông.
(5) Chính nơi phần đáp ứng với sự nhiếc móc của tên cướp kia cho thấy rõ ràng đức tin của người nầy. Hắn nói với tên cướp kia trước, rồi mới quay sang nói với Chúa Jêsus.
(6) Tên cướp thứ hai đã quở trách tên cướp thứ nhứt về việc “không kính sợ Đức Chúa Trời”. Ít nhất không những đây là sự công nhận tình trạng vô tội của Chúa Jêsus, mà còn tỏ ra sự công nhận thần tính của Chúa Jêsus nữa. Hắn đã nói với Đức Chúa Trời cũng cùng một tư thế bất kính đó.
(7) Đối với tên cướp, Chúa Jêsus không những là vô tội, Ngài đáng phải là Đấng mà Ngài đã tự xưng nhận, là Đấng Mêsi, và đấy là chìa khoá cho việc bước vào Nước Trời. Tên cướp đã nài xin Chúa Jêsus cho phép hắn có được tư cách để bước vào Nước ấy.
(8) Tên cướp đã công nhận, như Chúa Jêsus đã nói với Philát, rằng Nước của Ngài không thuộc về thế gian nầy. Vì vậy, tên cướp và Chúa Jêsus cả hai đều chết, và đều bước vào trong Nước ấy.
(9) Tên cướp đã nhìn thấy sự cứu rỗi của chính hắn không phải là đòi Chúa Jêsus tuột xuống khỏi cây thập tự, để cứu lấy mình, hay đưa hắn xuống khỏi thập tự giá.
(10) Tên cướp nầy đã công nhận chính tội lỗi của mình, và công nhận hắn đáng phải chết.
(11) Tên cướp cầu xin sự thương xót của Chúa Jêsus trên cơ sở ân điển của Ngài, mà chẳng đổi lại một điều gì.
(12) Người nầy đã có loại đức tin phục sinh — đã tin vào đời sau, vì hắn ta sắp chết — một loại đức tin phục sinh.
Tên cướp dường như đã đạt tới một điểm nhìn thấy những gì hắn ta tin theo bằng một ánh sáng khác biệt, rồi hành động theo cái thấy đó. Tôi không nghĩ rằng tên cướp đã từng nghĩ Chúa Jêsus là một tội phạm. Thậm chí trong sự rủa sả nhiếc móc của tên cướp kia đã được tỏ ra theo một phương thức chúng ta được khích lệ để nghĩ hắn đã tin theo Chúa Jêsus chắc chắc là Đấng Mêsi rồi. Lời nói của hắn: “Ngài há không phải là Đấng Christ sao?” ám chỉ (trong nguyên bản) rằng Ngài chính là Đấng Mêsi. Nhưng bây giờ, đột nhiên, tên cướp đang nhìn vào những gì hắn đã tin với một tư thế khác.
Có những người đã lưu ý và đã lợi dụng sự thật là tên cướp nầy chưa chịu phép báptêm, nhưng cho phép tôi nói rằng hắn đã làm phu phỉ bản chất của đòi hỏi nầy. Mục đích của phép báptêm là bởi đức tin đưa ra công khai một lời xưng tội, tách biệt với dòng dõi vô tín (từ quan điểm của những người Do thái sinh sống trong thế hệ ấy), và công khai hiệp với Đức Chúa Jêsus Christ trong sự chết và sự sống lại của Ngài. Những gì người nầy đã nói đã được nhiều người Do thái trong thời của mình chứng kiến hơn những kẻ sau đó mới chịu phép báptêm như một lời tuyên xưng công khai về đức tin. Thậm chí trong vấn nạn nầy, tên cướp là một mẫu mực (nếu xảy có một việc giống như thế) cho sự trở lại đạo.
Chúng ta đừng bỏ qua sự biến đổi nầy mà không lưu ý một vài yếu tố quan trọng. Thứ nhứt, có sự nhận tội của cá nhân một người, và về việc người đó đáng chết, chịu lấy cơn thạnh nộ thiêng liêng. Thứ hai, có sự công nhận rằng Chúa Jêsus rất xứng với điều mà Ngài đã tự xưng nhận, là Con vô tội của Đức Chúa Trời, là Đấng Mêsi của Israel, là phương thức duy nhứt bởi đó loài người có thể bước vào Nước của Đức Chúa Trời. Thứ ba, một niềm tin cho rằng Vương quốc của Đấng Christ nằm ở bên kia mồ mả, và sự sống lại sẽ cho phép chúng ta bước vào Nước ấy. Thứ tư, một niềm tin nơi ân điển của Đức Chúa Jêsus Christ Chúa chúng ta, đã giục giã Ngài chịu chết thay trong chỗ của chúng ta, hầu cung ứng một ơn cứu rỗi cho hạng tội nhân tồi tệ nhất, không đáng và không thể kiếm được, song là ơn được tiếp nhận phù hợp với chỉ một mình ân điển mà thôi. Một sự tin cậy đơn sơ nơi Chúa Jêsus để được sự tha tội và sự sống đời đời, qua công trạng của những gì Ngài đã làm ra.
Sự cứu ấy xảy ra như thế nào?
Chúng ta đã nhìn thấy những gì đã xảy ra nơi sự biến đổi của tên cướp nầy, nhưng làm sao sự biến đổi ấy xảy ra được chứ? Có việc gì đã xảy ra chứ? Phải chăng điều gì đó xảy ra đã làm thay đổi người nầy từ một kẻ chế giễu thành một thánh đồ, từ một kẻ tà giáo đáng bị ở địa ngục thành ra một tín đồ đáng được thiên đàng bao bọc lấy? Tôi đã tìm kiếm một sự giải thích cho chỗ nầy, nhưng tôi không tìm được một chìa khoá nào cả. Từ đó tôi kết luận rằng không có một chìa khoá nào hết, chẳng có một tiến trình nào được tóm tắt lại, hầu cho chúng ta được khích lệ noi theo. Khi trả lời cho câu hỏi: “Điều chi đã làm thay đổi thái độ của người đối cùng Đấng Christ?” câu trả lời đáng phải là: “Luca không nói cho chúng ta biết”.
Trong sách Tin lành Giăng, Chúa Jêsus nói với Nicôđem rằng tiến trình sanh lại là một công tác mầu nhiệm của Đức Thánh Linh. Trong khi mọi kết quả của lời Thánh Linh là rất rõ ràng, tiến trình không thể thấy được bằng mắt thường. Câu trả lời sau cùng cho câu hỏi: “Điều chi đã làm thay đổi tấm lòng của tên cướp?” chỉ đơn giản là câu nầy: “Đức Chúa Trời đã làm!” Chúng ta không biết bằng cách nào! Chúng ta không cần biết phải bằng cách nào mà chi. Thực vậy, chúng ta không thể nói bằng cách nào tấm lòng của chúng ta mở ra cho được. Chúng ta có thể nói, như Luca viết về Lyđi: “Chúa mở lòng cho người…” (Công vụ Các Sứ Đồ 16.14). Cũng một thể ấy cho hết thảy những người nào tin. Ơn cứu rỗi không những là công tác kỳ diệu của Đức Thánh Linh, mà đấy còn là công việc kín nhiệm của Đức Chúa Trời nữa.
Việc duy nhứt dường như rất rõ ràng trong sự biến đổi của tên cướp là điều nầy: Trong khi tên cướp đã nhìn biết từ ban đầu rằng Chúa Jêsus là vô tội, và Ngài không đáng chết, chính tại điểm mà hắn được biến đổi như thế nầy, hắn mới có thể hiểu cái chết của Chúa Jêsus nằm trong trình tự để cứu lấy hắn. Đoàn dân đông đã không nắm bắt được mục tiêu đó. Hết thảy những ai rủa sả Chúa Jêsus đều có chung một lời hứa cơ bản: Nếu Chúa Jêsus cứu loài người, trước tiên Ngài phải tự cứu lấy chính mình Ngài. Tên cướp giờ đây hiểu rằng để cứu lấy loài người, Chúa Jêsus phải hy sinh mạng sống Ngài vì cớ tội lỗi của họ. Cái chết của Ngài không phải là sự huỷ diệt mọi lời hứa của Ngài muốn cứu lấy nhân loại, mà là phương tiện của sự cứu đó. Thánh Linh của Đức Chúa Trời không cứ cách nào đó đã chỉ ra rõ ràng cho tên cướp nhìn thấy điều nầy. Chính đức tin nơi sự chết có tính cách thay thế của Đấng Christ đã cứu lấy hắn ta, cũng vậy cho bất kỳ ai có lòng tin.
PHẦN KẾT LUẬN:
Có một số bài học cần phải tiếp thu từ phân đoạn Kinh Thánh nầy. Thứ nhứt là điều nầy: Đức Chúa Trời đang nắm quyền tể trị trong sự cứu rỗi. Không phải loài người mở lòng họ ra hướng tới Đức Chúa Trời đâu, chính Đức Chúa Trời mới là Đấng mở lòng của con người ra. Ngài là Cứu Chúa. Không có một phương pháp nào, không một hệ thống kỷ thuật nào, có thể nương cậy vào đó hầu kéo con người đến với Đấng Christ được. Mọi sự chúng ta có thể làm là rao giảng Tin lành và cầu nguyện xin Thánh Linh của Ngài sẽ mở lòng của những kẻ mà Ngài đã chọn.
Thứ hai, trong khi chính Đức Chúa Trời là Đấng đã mở lòng con người ra, để cứu họ, Ngài không hề xây một người từng đến với Ngài lìa khỏi đức tin của họ. Có người bình luận rằng nếu chính Đức Chúa Trời là Đấng mở lòng của nhân loại, thì rất là hư không cho bất kỳ người nào lo tìm kiếm Ngài. Hãy để ý trong phân đoạn Kinh Thánh của chúng ta, Chúa Jêsus không “làm chứng” cho tên cướp, rồi mời hắn đến với ơn cứu rỗi. Tên cướp đã quay sang Chúa Jêsus rồi cầu xin cho mình được cứu — và lời cầu xin của hắn đã được nhậm. Kinh Thánh nói rõ rằng hết thảy những ai nhơn đức tin đến với Ngài đều được tiếp nhận và được cứu, vì Ngài không lìa bỏ những ai đến với Ngài bằng đức tin chơn thật (đối chiếu Roma 10.11, 13; Giăng 6.37).
Bài học thứ ba là đây: Đức Chúa Trời không tuyển chọn theo giai cấp xã hội những ai mà Ngài muốn cứu đâu! Trong hết thảy những kẻ nhóm chung quanh thập tự giá ngày ấy, người nầy không nằm ở đầu danh sách các ứng viên nặng ký nhất đâu! Nhưng từ lúc ban đầu Chúa Jêsus đã đến với những kẻ thuộc hạng tội nhân, khi họ kéo đến với Ngài. Không cứ cách nào đó họ đã nhìn biết, như tên cướp nầy đã nhìn biết, rằng Chúa Jêsus vốn yêu thương nhân loại và Ngài ước ao muốn cứu họ. Không có ai là quá tội lỗi đến nỗi không cứu được hết. Thậm chí con người nầy, là kẻ có ít giây phút trước khi được biến đổi, hắn đã rủa sả Con của Đức Chúa Trời, Ngài đã sẵn sàng tha thứ mọi tội lỗi của hắn và bảo đảm cho hắn về sự sống đời đời nữa.
Tôi muốn hỏi quí vị, rất quan trọng đây, quí bạn tôi ơi. Quí vị có tin theo Chúa Jêsus bằng phương thức người nầy đã tin không? Quí vị có đến với đức tin trổi hơn những sự kiện và đạt tới mức tin cậy Con Đức Chúa Trời, là Đấng đã chết trong chỗ của quí vị, Ngài đã sống lại từ kẻ chết, và hiện nay Ngài đang ngự ở trên trời bên cạnh Cha của Ngài? Nguyện Thánh Linh của Đức Chúa Trời mở lòng quí vị ra, như Ngài đã làm với tên cướp nầy vậy. Đúng là một sự trông cậy hạnh phước! Đúng là Đấng Cứu Thế! Nếu Đức Chúa Trời có thể cứu một tội nhân, bị con người xét đoán, Ngài có thể và Ngài sẽ cứu lấy quí vị nữa.
Có một bài học sau cùng mà tôi muốn nhấn mạnh từ phân đoạn Kinh Thánh. Với sự nghịch lý trong các phương pháp và phương tiện đời đời của Đức Chúa Trời, sự sống đến với nhiều người khác qua sự chết của những người lo rao giảng sự sống ấy. Vượt trổi hơn bất cứ điều chi khác, chính phương thức Đấng Christ chịu chết đã gây sốc cho những kẻ chứng kiến sự cố nầy, và đấy là công cụ cho sự trở lại đạo của tên cướp. Cơ đốc nhân ngày nay thường sa vào cái bẫy mong muốn Đức Chúa Trời làm theo mọi điều họ mong đợi, thay vì phục theo chương trình cùng các mục đích tối hậu của Ngài, như đã được đề ra rõ ra trong Lời của Ngài. Họ muốn Đức Chúa Trời phải thuyết phục con người về nhu cần họ phải được cứu bằng cách tự minh chứng Ngài qua sự chữa lành, qua các dấu kỳ phép lạ, và bởi việc giải phóng các thánh đồ Ngài (cùng nhiều người khác) khỏi tật bịnh và sự chịu khổ. Chính sự chết của Chúa Jêsus là điều mà con người không thể nắm lấy. Chính sự chết của Chúa Jêsus mới là phương tiện của Đức Chúa Trời để giải cứu con người. Một trong những dấu kỳ quyền năng nhất trong thế đại nầy hay thế đại khác là phương thức trong đó nhiều người nam người nữ có đức tin chịu đựng được sự đau khổ, nghịch cảnh, và sự chết.
Công cuộc truyền giáo thường nhắm vào phương pháp, và một trong những điều thoả hiệp chúng ta đã lập ra với người thế gian là bán đức tin nơi Đấng Christ giống như người ta bán xà bông, hoặc bán Coca Cola vậy, là thứ “làm tăng thêm sức sống”. Nghĩa là, chúng ta muốn nhấn mạnh phương diện “sự sống” trong tin lành, và lẫn tránh chiều kích sự chết. Điều nầy không phù hợp với tin lành. Khi Đấng Christ uống “cái chén” sự chết của Ngài trên thập tự giá ở đồi Gôgôtha, chúng ta có những “cái chén” riêng của mình phải uống lấy, và chúng ta có những thập tự giá riêng của mình phải vác lấy để bước theo Đấng Christ. Thường thì chính việc từ bỏ sự sống của chúng ta, theo nghĩa bóng hoặc theo nghĩa đen, đấy là công cụ để đem nhiều người nam người nữ đến với đức tin trong Đấng Christ, như Đức Thánh Linh đã làm chứng qua chúng ta. Đấy là lý do tại sao, tôi tin, những tù nhân trong nhà ngục Philíp đã không bỏ trốn, cho dù những cánh cửa nhà ngục hết thảy đều mở toang (Công vụ Các Sứ Đồ 16). Chúng đã chứng kiến Phaolô và Sila cất tiếng hát và khen ngợi Đức Chúa Trời, sau khi họ đã bị đánh đòn và bị nhốt tù với sự bất công và bất hợp pháp. Có đôi điều về việc ngó thấy người ta chịu chết vì đức tin của họ mang nhiều gánh nặng hơn là thành công trong vai trò Cơ đốc nhân. Thường thì Đức Chúa Trời sử dụng sự chịu khổ hơn là sự thành công làm công cụ của Ngài để bày tỏ ra mọi mục đích của Ngài trong thế gian nầy.
Khi chúng ta kết luận, cho phép tôi nhắc cho quí vị nhớ đến một vài phân đoạn trong đó sự chết đánh dấu chức vụ của Phaolô.
Như Kinh Thánh chép: “Như có chép rằng: Vì cớ Ngài, chúng tôi bị giết cả ngày; Họ coi chúng tôi như chiên định đem đến hàng làm thịt” (Roma 8.36).
“Vì chưng Đức Chúa Trời dường đã phơi chúng tôi là các sứ đồ ra, giống như kẻ sau rốt mọi người, giống như tù phải tội chết, làm trò cho thế gian, thiên sứ, loài người cùng xem vậy. Chúng tôi là kẻ ngu dại vì cớ Đấng Christ, nhưng anh em được khôn ngoan trong Đấng Christ; chúng tôi yếu đuối, anh em mạnh mẽ; anh em quí trọng, chúng tôi khinh hèn. Cho đến bây giờ, chúng tôi vẫn chịu đói khát, trần mình, bị người ta vả trên mặt, lưu lạc rày đây mai đó. Chúng tôi dùng chính tay mình làm việc khó nhọc; khi bị rủa sả, chúng tôi chúc phước; khi bị bắt bớ, chúng tôi nhịn nhục; khi bị vu oan, chúng tôi khuyên dỗ; chúng tôi giống như rác rến của thế gian, cặn bã của loài người, cho đến ngày nay” (I Côrinhtô 4.9-13).
“Bằng chẳng vậy, những người vì kẻ chết chịu phép báp tem sẽ làm chi? Nếu kẻ chết quả thật không sống lại, thì sao họ vì những kẻ ấy mà chịu phép báp tem? Lại sao chính mình chúng tôi giờ nào cũng ở trong sự nguy hiểm? Hỡi anh em, tôi chết hằng ngày, thật cũng như anh em là sự vinh hiển cho tôi trong Đức Chúa Jêsus Christ, là Chúa chúng ta. Nếu tôi theo cách loài người mà đã đánh cùng các loài thú ở thành Ê-phê-sô, thì có ích gì cho tôi? Nếu kẻ chết chẳng sống lại, thì hãy ăn, hãy uống, vì ngày mai chúng ta sẽ chết! (I Côrinhtô 15.29-32).
“Vả, hỡi anh em, chúng tôi không muốn để anh em chẳng biết sự khốn nạn đã xảy đến cho chúng tôi trong xứ A-si, và chúng tôi đã bị đè nén quá chừng, quá sức mình, đến nỗi mất lòng trông cậy giữ sự sống. Chúng tôi lại hình như đã nhận án xử tử, hầu cho chúng tôi không cậy mình, nhưng cậy Đức Chúa Trời là Đấng khiến kẻ chết sống lại. Ấy chính Ngài đã cứu chúng tôi khỏi sự chết lớn dường ấy, và sẽ cứu chúng tôi; phải, chúng tôi còn mong Ngài sẽ cứu chúng tôi nữa. Chính anh em lấy lời cầu nguyện mà giúp đỡ chúng tôi, hầu cho chúng tôi nhờ nhiều người cầu nguyện mà được ơn, thì cũng nên dịp cho nhiều người vì cớ chúng tôi mà tạ ơn nữa” (II Côrinhtô 1.8-11).
“Vì chúng tôi ở trước mặt Đức Chúa Trời là mùi thơm của Đấng Christ, ở giữa kẻ được cứu, và ở giữa kẻ bị hư mất; cho kẻ nầy, mùi của sự chết làm cho chết; cho kẻ kia, mùi của sự sống làm cho sống. Ai xứng đáng cho những sự nầy?” (II Côrinhtô 2.15-16).
“Nhưng chúng tôi đựng của quí nầy trong chậu bằng đất, hầu cho tỏ quyền phép lớn dường ấy là bởi Đức Chúa Trời mà ra, chớ chẳng phải bởi chúng tôi. Chúng tôi bị ép đủ cách, nhưng không đến cùng; bị túng thế nhưng không ngã lòng; bị bắt bớ, nhưng không đến bỏ; bị đánh đập, nhưng không đến chết mất. Chúng tôi thường mang sự chết của Đức Chúa Jêsus trong thân thể mình, hầu cho sự sống của Đức Chúa Jêsus cũng tỏ ra trong thân thể chúng tôi. Bởi chúng tôi là kẻ sống, vì cớ Đức Chúa Jêsus mà hằng bị nộp cho sự chết, hầu cho sự sống của Đức Chúa Jêsus cũng được tỏ ra trong xác thịt hay chết của chúng tôi; vậy thì sự chết làm trong chúng tôi, còn sự sống trong anh em” (II Côrinhtô 4.7-12).
Cách sử dụng thì không hoàn thành [the imperfect tense] trong câu 39 ám chỉ rằng kẻ gian ác nầy cứ khăng khăng trong sự nhiếc móc của hắn.
Trong câu: “Hãy để hắn tự cứu lấy mình (và chúng ta)” chúng ta há chẳng thấy một sự tương ứng với lý trí của con người trong mọi thời đại sao? Há đây không phải là chính quan điểm mà người thế gian, và rất nhiều Cơ đốc nhân nhắm vào sự chịu khổ sao? Họ cho rằng Đức Chúa Trời sẽ không dung chịu hay cho phép sự đau khổ, và đặc biệt không cho phép trong đời sống của Con yêu dấu Ngài. Họ cho rằng nếu Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời, Ngài sẽ tự minh chứng bằng cách giải phóng nỗi đau khổ ra khỏi sự thương khó của Ngài, khi bản thân sự thương khó là phương tiện mà Đức Chúa Trời đã ấn định để đạt cho kỳ được mọi mục đích của Ngài. Đây là chỗ phải “nêu và xưng nó ra” cung cách đức tin chữa lành đang nằm ở bề mặt của Kinh Thánh.
Phần tương tự giữa sự châm chọc của con người cùng sự thử thách của Satan không chứng tỏ đây là một sự cám dỗ, thay vì thế, suy nghĩ của dân chúng là sự phản hồi mọi giá trị và toan tính của Satan (đối chiếu Luca chương 4 và Gióp 1), thay vì mọi giá trị và suy tính của Đức Chúa Trời, như đã được mô tả trong các lời tiên tri của kinh Cựu ước.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét