Thứ Hai, 17 tháng 5, 2010

Luca 4.1-13: "SỰ CÁM DỖ CỦA CHÚA JÊSUS"



Câu chuyện cám dỗ: Tầm quan trọng
Tình trạng khác thường trong sự cám dỗ của Chúa chúng ta
Sự thử thách Chúa chúng ta theo văn mạch của Tin lành Luca
Hai vấn đề cần phải bị thách thức
Phần tiếp cận của chúng ta
Bối cảnh sự cám dỗ của Đấng Christ (4.1-2).
Cám dỗ thứ nhất: Biến đá thành bánh (4.3-4).
Lần cám dỗ nầy và Tin lành
Ý nghĩa của lần cám dỗ thứ nhất cho độc giả dân Ngoại của Luca
Ý nghĩa của lần cám dỗ thứ nhất đối với chúng ta
BÀI 9
SỰ CÁM DỖ CỦA CHÚA JÊSUS
(Luca 4.1-13)
Tôi chưa có cơ hội nhìn thấy đá hoá ra bánh bao giờ. Tuy nhiên, tôi đã nhìn thấy bánh hoá ra đá. Cách đây nhiều năm khi chị tôi và tôi còn học Đại học, lớp học của chúng tôi ở nhà thờ có một bữa ăn tối đặc biệt với gà tây. Vợ sắp cưới và người bạn của tôi đứng lo sắp xếp món gà tây (chia đều các phần vào trong túi nhỏ). Việc làm nầy chẳng gây ra chuyện chi xấu, và chẳng có ai ngoài những người đứng lo bữa ăn mới hiểu rõ công việc đó. Có một vấn đề khác nảy sinh. Chị tôi sắp xếp một gói trong đó là những thứ tôi ưa thích. Đây là loại thức ăn mà mẹ tôi (và vợ tôi) rất quen thuộc với trong nhiều năm trời. Tôi không thể giải thích điều chi các ổ bánh lúc lấy ra khỏi lò thì chúng lại cứng như đá vậy.
Tôi vẫn còn nhớ nét lúng túng hiện trên gương mặt của mấy đứa trẻ khi ấy. Chúng khều khều mấy “ổ bánh” đó bằng cái nĩa của chúng. Có đứa dại dột thử bẻ ổ bánh đó ra làm hai. Rồi có đứa đã chịu thua và bỏ thức ăn lại. Đoán được mọi người đang bối rối, tôi nói lớn tiếng: “Người nào không có tội gì hết hãy ném hòn đá đầu tiên đi”. Câu nói ấy dường như phá vỡ sự căng thẳng và hết thảy chúng tôi bật cười vui lên. Thực sự tôi đã dành lại một trong các ổ bánh ấy cho hậu thế về sau.
Hoá bánh thành đá không phải là một phép lạ, chỉ là một việc không may cung ứng cho chúng tôi cơ hội để vui đùa mà thôi. Trong phân đoạn Kinh Thánh của chúng ta, Đức Chúa Jêsus Christ đã bị Satan thách thức hoá đá thành bánh, đúng là một phép lạ. Lời đề nghị nầy là cám dỗ đầu tiên trong một loạt ba “cám dỗ” của Satan đối với Chúa chúng ta, ngay lúc khởi sự chức vụ công khai của Ngài. Đây không phải là những cơn cám dỗ duy nhất xảy ra trong suốt thời gian 40 ngày thử thách, mà đấy là ba cơn cám dỗ do Mathiơ (4.1-11) và Luca (4.1-13) ghi lại, và Mác có ám chỉ tới (1.12-13). Vì lẽ đó chúng ta kết luận rằng những lần cám dỗ nầy rất quan trọng đối với các trước giả đối với tin lành và đối với chúng ta.
Câu chuyện cám dỗ: Tầm quan trọng
Có vài lý do cho thấy tại sao mấy câu chuyện nói tới sự cám dỗ là rất quan trọng đối với chúng ta. Chúng ta hãy xem xét các lý do nầy khi chúng ta tìm cách sửa soạn lòng và trí mình trước huấn thị mà Đức Chúa Trời đã sẵn dành cho chúng ta từ phân đoạn Kinh Thánh trên.
(1) Thứ nhất, mấy câu chuyện nói tới sự cám dỗ dẫn người nghiên cứu Tân ước đối diện với một số căng thẳng có trong phân đoạn Kinh Thánh. Nếu Chúa chúng ta dạy các môn đồ cầu nguyện: “Xin chớ để chúng tôi bị cám dỗ” (Mathiơ 6.13) thế thì tại sao Đức Thánh Linh lại đưa Chúa chúng ta vào trong sự cám dỗ, như phân đoạn Kinh Thánh đang chỉ ra (đối chiếu Mathiơ 4.1; Luca 4.1)? Hơn nữa, nếu Giacơ cho chúng ta biết Đức Chúa Trời không thể bị cám dỗ (Giacơ 1.13) và chúng ta biết rõ Chúa Jêsus chính là Đức Chúa Trời trọn vẹn, thì Ngài chịu cám dỗ như thế nào? (mấy câu chuyện nói tới sự cám dỗ, cũng đối chiếu Hêbơrơ 2.18; 4.15)?
(2) Thứ hai, từ quan điểm của chức vụ và sự kêu gọi của Chúa chúng ta, toàn bộ sứ mệnh của Ngài đều tuỳ theo sự đắc thắng của Ngài trước từng cơn cám dỗ của Satan. Chúa chúng ta đang chịu cám dỗ chính là: “Con Đức Chúa Trời”, Đấng Mêsi và là Vua của Ysơraên. Thất bại trước những thử thách nầy là huỷ hoại mọi mục đích và lời hứa của Đức Chúa Trời, là những điều sẽ được thực hiện qua Đức Chúa Con.
(3) Thứ ba, qua nghiên cứu sự Satan cám dỗ Chúa chúng ta, chúng ta học được cách xử lý đáng phải có đối với kẻ thù của chúng ta, là Satan. Biết rõ ý định cùng các phương pháp của kẻ thù chúng ta, là ma quỷ, chúng ta đã được cảnh tỉnh và chuẩn bị trước đối với những cám dỗ mà hắn sẽ sử dụng để tìm cách tiêu diệt chúng ta: “hầu đừng để cho quỉ Sa-tan thắng chúng ta, vì chúng ta chẳng phải là không biết mưu chước của nó” (II Côrinhtô 2.11).
Trong ba thách thức và gạ gẫm của Satan trong mấy câu chuyện nói tới sự cám dỗ của Mathiơ và Luca, chúng ta thấy ba đuờng lối chính bởi đó Satan tìm cách thực hiện những vụ xâm nhập vào đời sống chúng ta hầu để huỷ phá cách ăn ở thuộc linh của chúng ta với Đức Chúa Trời qua Đấng Christ. Là thánh đồ, sự tồn sinh của chúng ta đều nương vào việc chúng ta hiểu biết Satan và hiểu biết cái tôi của mình, và nhơn đó mặc lấy “mọi khí giới của Đức Chúa Trời” để đủ sức chống lại mọi cuộc tấn kích của hắn:
“Vả lại, anh em phải làm mạnh dạn trong Chúa, nhờ sức toàn năng của Ngài. Hãy mang lấy mọi khí giới của Đức Chúa Trời, để được đứng vững mà địch cùng mưu kế của ma quỉ. Vì chúng ta đánh trận, chẳng phải cùng thịt và huyết, bèn là cùng chủ quyền, cùng thế lực, cùng vua chúa của thế gian mờ tối nầy, cùng các thần dữ ở các miền trên trời vậy. Vậy nên, hãy lấy mọi khí giới của Đức Chúa Trời, hầu cho trong ngày khốn nạn, anh em có thể cự địch lại và khi thắng hơn mọi sự rồi, anh em được đứng vững vàng” (Êphêsô 6.10-13).
(4) Sau cùng, chúng ta thấy trong sự kháng cự thành công của Chúa chúng ta trước những sự gạ gẫm của Satan bằng chính phương tiện mà Đức Chúa Trời đã sắm sẵn cho chúng ta đặng đứng vững mà chống cự các lần tấn công của Satan. Chúa chúng ta đang minh hoạ cách sử dụng Lời của Đức Chúa Trời trong việc công nhận sự sai lầm của những lần Satan gạ gẫm, cùng đường lối vâng theo ý muốn của Đức Chúa Cha. Tấm gương của Chúa chúng ta khi đối diện với cơn cám dỗ rất quan trọng đối với mỗi Cơ đốc nhân nào đang khao khát sống một đời sống phù hợp theo ý chỉ và Lời của Đức Chúa Trời.
Tình trạng khác thường trong sự cám dỗ của Chúa chúng ta
Trong khi sự cám dỗ Chúa của Satan có nhiều điểm tương tự với sự hắn tấn công vào Cơ đốc nhân, cần phải nhớ rằng sự cám dỗ Chúa chúng ta là một sự cố có một không hai trong lịch sử. Chính nổ lực của Satan muốn vô hiệu hoá mục đích của sự đến lần đầu tiên của Đấng Christ, để ngăn chặn sự thiết lập Nước của Đức Chúa Trời ở trên đất, nơi mà ý của Đức Chúa Trời sẽ được nên cũng như ở trên trời vậy. Sự cám dỗ Chúa chúng ta cũng chính là sự cám dỗ dành cho Đức Chúa Trời vậy. Những sự cám dỗ của Chúa chúng ta là những sự cám dỗ sẽ đè nặng trên những ai là thiêng liêng. Con người bình thường không thể “bị cám dỗ” hoá đá thành bánh vì đây là việc chỉ có Đức Chúa Trời mới làm được. Sự cám dỗ của Satan vốn trực tiếp và rõ ràng. Vậy ra Satan là nguồn của sự cám dỗ. Những sự cám dỗ của chúng ta thì gián tiếp hơn, thường đến từ thế gian và xác thịt. Sau cùng, sự cám dỗ của Chúa chúng ta rất khác thường trong đó, Ngài không giống như hết thảy chúng ta, đã cung ứng cho Satan không một sự “thoả hiệp bên trong” nào, không một phần “tư dục” nào bị suy giảm để cho Satan có thể lợi dụng. Không có một xu hướng bên trong nào muốn nổi loạn chống lại Đức Chúa Trời và không có một sự khát khao nào bên trong đối với tội lỗi cả. Đối với chúng ta đây là một vấn đề hoàn toàn khác biệt, như Rôma chương 7 nói rất rõ ràng.
Cho nên, chúng ta phải công nhận rằng từ ngữ “cám dỗ” đã được sử dụng theo hai ý khác nhau, có thể nhìn thấy được từ sự cám dỗ của Chúa. Một mặt, sự cám dỗ là một cách xúi giục phạm tội, làm theo những điều ngược lại với ý chỉ và lời của Đức Chúa Trời. Sự cám dỗ là nổ lực khiến cho một người phải phạm tội. Mọi gắng sức của Satan trong sự cám dỗ luôn luôn rơi thẳng vào phạm trù nầy. Nhưng “sự cám dỗ” khi được nhận định theo quan điểm của Đức Chúa Trời thì nó là một “thử nghiệm”, một cơ hội cho ai đó minh chứng mình là công bình. Tỉ như trường hợp của Gióp, (đặc biệt đối chiếu các chương 1 và 2) Satan đã tìm cách đưa Gióp đến điểm phải chối bỏ đức tin của mình, đến điểm phải phạm tội, nhưng mục đích của Đức Chúa Trời là đào sâu đức tin của Gióp, cũng như chứng tỏ cho Satan thấy rằng tình yêu của Gióp dành cho Đức Chúa Trời không dựa trên các ơn phước vật chất mà Đức Chúa Trời đã ban hiến cho ông. Hai ý nghĩa nầy trong cùng một từ ngữ đều đã được các học giả Kinh Thánh nhìn nhận.
Vì cớ đó chúng ta phải xác nhận rằng Chúa Jêsus đã “bị cám dỗ” theo hai ý nghĩa trong phân đoạn Kinh Thánh của chúng ta. Từ quan điểm với mục đích cố tình của Satan, Chúa chúng ta đã bị thử thách. Satan muốn “Con của Đức Chúa Trời” phải hành động trong sự bất tuân Đức Chúa Cha, vì thế kết thúc khả năng hoàn thành sứ mệnh của Ngài. Từ nhận định của Đức Chúa Trời, và tác giả (Luca), đây là một “thử thách” của Đức Chúa Jêsus Christ, minh chứng Ngài thích ứng và đủ tư cách để hoàn thành sứ mệnh của Ngài trong vai trò Con Đức Chúa Trời.
Sự thử thách Chúa chúng ta theo văn mạch của Tin lành Luca
Luca đã mô tả những tin tức tốt lành theo một phương thức thật trật tự (1.3), và nhơn đó chúng ta nghĩ rằng ông đã chuẩn bị cho chúng ta nhìn thấy sự thử thách của Đấng Christ theo văn mạch Tin lành của ông. Cả hai mặt thần tính và nhân tính của Chúa Jêsus đều được tư liệu dẫn chứng. Chúa Jêsus đã được nói tiên tri trước do một người nữ sanh ra, nhưng cũng là một sản phẩm do sự can thiệp kỳ diệu của Đức Thánh Linh (1.26-38). Satan nói tới sự ra đời của Ngài trong chương 2 chỉ ra sự kiện nầy. Nghĩa là Chúa Jêsus vốn biết rõ nguồn gốc thiên thượng của Ngài rất rõ qua sự Ngài hiện diện “trong nhà Cha Ngài” (1.41-51).
Trong chương 3, Giăng Báptít đã khởi thi hành chức vụ công khai của ông, lo sửa soạn dân sự cho sự đến của Đấng Mêsi, Ngài quan trọng hơn ông. Bên cạnh sự làm chứng của Giăng, Đức Chúa Cha và Đức Thánh Linh đều làm chứng cho lai lịch của Chúa Jêsus. Lời lẽ của Đức Chúa Cha: “Ngươi là Con yêu dấu ta…” xác định Ngài là Vua của Ysơraên, là Đấng ngồi trên ngai của tổ phụ Ngài là Đavít (đối chiếu 1.32). Sự đáp đậu của Đức Thánh Linh là để mặc lấy uy quyền hầu lo liệu phần việc nầy. Trong vai trò “Con của Đức Chúa Trời” Chúa Jêsus đã bị Satan đưa vào cuộc thử nghiệm. Vì thế, có hai lần thách thức của Satan: “Nếu ngươi là Con của Đức Chúa Trời…” (4.3, 9).
Bản gia phổ của Chúa trong câu chuyện Luca viết được đặt ngay trước sự thử thách của Ngài. Nếu phép báptêm của Đấng Christ tỏ ra Ngài chính là “Con của Đức Chúa Trời”, bản gia phổ cho thấy Chúa chúng ta là “con của Ađam” (3.38). Vậy nên Chúa chúng ta vừa là Đức Chúa Trời vừa là con người. Là con người, Chúa Jêsus vừa là dòng dõi của Đavít, mà cũng vừa là con của Ađam nữa. Tôi tin rằng Luca đang chỉ ra mọi đức tính của Chúa chúng ta thuận hiệp với công tác cứu chuộc con người sa ngã. Là “Con của Đức Chúa Trời” và là “Con Người” Chúa Jêsus có thể chết trong chỗ của con người và cung ứng một sự cứu chuộc đời đời. Cơn cám dỗ của Chúa chúng ta dường như là một nổ lực để sử dụng thần tính của Chúa nghịch lại nhân tính của Ngài theo một chiều hướng “chia cắt và chế ngự”. Sự đắc thắng của Chúa chúng ta ở đây tỏ ra rằng hỗn hợp trọn vẹn về thần tính và nhân tính không ở trong sự bất hoà, và vì thế Ngài rất thích ứng với công tác mà Đức Chúa Trời đã phó cho Ngài phải hoàn thành.
Hai vấn đề cần phải bị thách thức
Có hai vấn đề mà nhiều Cơ đốc nhân hay mắc phải và chúng cần phải bị thách thức, và ít nhất cần phải được xét lại. Thứ nhất, vấn đề Chúa chúng ta thực sự chịu “cám dỗ” do những cung hiến của Satan. Có người cho rằng (vì) Chúa chúng ta chẳng có một khuynh hướng nào muốn phạm tội ở trong lòng, cho nên Ngài mới bị những điều gạ gẫm của Satan cám dỗ. Tôi không xét về mặt cá nhân có bất kỳ một sự chần chừ nào nơi phần của Chúa chúng ta, cũng không có một đớn đau nào đi trước đáp ứng của Ngài đối với Satan. Nỗi đau mà tôi tìm thấy trong Kinh Thánh là nỗi đau của Chúa chúng ta trong vườn Ghếtsêmanê, khi Ngài vật vã với thực tại cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời mà Ngài sắp sửa kinh nghiệm. Tôi biết tác giả thơ Hêbơrơ đang đề cập tới “sự cám dỗ” của Chúa chúng ta (2.18; 4.15), nhưng tôi nghĩ rằng chúng ta phải cẩn thận để phân biệt phương thức những điều cung hiến nầy hấp dẫn chúng ta từ sự nài mời của chúng trước Con vô tội của Đức Chúa Trời.
Vấn đề thứ hai: ấy là lời lẽ của Satan cần phải được chấp nhận theo giá trị bên ngoài. Lời của Đức Chúa Trời mô tả Satan là “cha của kẻ nói dối” (Giăng 8.44). Satan là, theo thuật ngữ của bộ môn tâm lý học, một kẻ nói dối bệnh hoạn. Hạng người thể ấy nói dối dù là cần thiết hay không, và thậm chí dù là nói chơi. Tôi không dám quyết rằng chỉ vì Satan xưng mình sở hữu hết thảy các nước trong thế gian (Luca 4.5-6) mà hắn thực sự có quyền hiến hết thảy cho Đấng Christ. Theo ý của tôi, Satan luôn luôn hiến cho người khác điều chi hắn không có quyền sở hữu. Thí dụ, hắn khích Ađam và Êva tự cứu lấy mình trước trái cấm của cây biết điều thiện và điều ác và vì thế có được một cấp độ tri thức mới. Chúa chúng ta hiến cho con người mọi sự Ngài đang có, những gì Ngài đã sắm sẵn (thí dụ như sự cứu rỗi bởi huyết của Ngài), nhưng Satan thì luôn luôn đưa ra những gì chẳng thuộc về hắn.
Satan dường như sống thành thật hay vâng phục trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời hơn bất cứ nơi nào khác. Thí dụ, Satan “đã đòi sàng sảy ngươi [Phierơ] như lúa mì” (Luca 22.31). Tội lỗi của Satan đã vặn cong suy tưởng của hắn và đã làm hư hỏng bản chất cùng mọi việc làm của hắn, thậm chí khi đứng trước mặt Đức Chúa Trời nữa. Vì lẽ đó tôi khuyên quý vị cần phải cẩn thận về việc tin theo bất cứ điều chi Satan sẽ nói, thậm chí trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời.
Phần tiếp cận của chúng ta
Phần tiếp cận của chúng ta đối với sự cám dỗ của Chúa sẽ là nghiên cứu một số phân đoạn nhỏ. Trong bài học nầy, chúng ta sẽ nhắm vào bối cảnh của sự cám dỗ (Luca 4.1-2) và vào lần cám dỗ đầu tiên, thách thức hoá đá ra bánh. Chúng ta sẽ phân tích lần cám dỗ nầy theo các giới hạn của bối cảnh (cơ hội, nhu cầu), suy nghĩ của Satan, đáp ứng của Chúa, và nguyên tắc của Kinh Thánh có trong phản ứng của Chúa chúng ta. Chúng ta sẽ xem xét làm thể nào các nguyên tắc dẫn dắt Chúa chúng ta trong phản ứng của Ngài sẽ được thể hiện ra trong sự giảng dạy và trong chức vụ của Ngài. Sau cùng, chúng ta sẽ tìm cách khám phá ra các hình thức chính sự cám dỗ nầy sẽ được nhận dạng có ở đó trong nền văn hoá của chúng ta, và phải xử lý với chúng như thế nào!?!
Bối cảnh sự cám dỗ của Đấng Christ (4.1-2)
Sự cám dỗ của Chúa chúng ta đã diễn ra trong “đồng vắng” (Luca 4.1). Cũng chính trong đồng vắng mà Giăng đã lớn lên và phục sự (1.80; 3.3-4). Vì vậy, chính trong đồng vắng mà Ysơraên cũng đã thử thách Đức Chúa Trời (Thi thiên 78.41, 56; 106.14). Ngược lại, chính trong bối cảnh hoang dã của ngôi vườn mà Ađam và Êva đã bị đưa vào cuộc thử nghiệm (Sáng thế ký 2-3). Trong khi các loài thú ở trong vườn đều đã bị thuần hoá, các loài thú sống trong đồng vắng, theo câu chuyện của Mác, đều là “loài thú hoang dã” [wild beasts, theo bản Kinh Thánh King James Anh ngữ] (Mác 1.12-13).
Trong khi câu chuyện của Mathiơ làm nổi bật sự kiện Chúa chúng ta được Đức Thánh Linh dẫn vào trong đồng vắng, Luca mong muốn độc giả của ông hiểu rằng Chúa đã được Thánh Linh đưa qua đồng vắng. Theo lời lẽ của Luca, Con của Đức Chúa Trời “được Đức Thánh Linh đem đến trong đồng vắng, tại đó, Ngài bị ma quỷ cám dỗ trong bốn mươi ngày”. Hơn nữa, Luca thông báo cho chúng ta biết mọi điều nầy trong khi Chúa chúng ta đang bị ma quỷ cám dỗ. Chúa vào trong đồng vắng để đương diện với Satan, hoặc ít nhất hắn cũng bị Ngài đối mặt, và trở lại trong sự đắc thắng. Thậm chí trong sự cám dỗ của Ngài, Chúa chúng ta đang nắm quyền tể trị, chớ không phải là Satan đâu. Trong khi Satan tìm cách làm suy yếu sứ mệnh của Chúa chúng ta, Đức Chúa Trời lại tìm cách làm cho sứ mệnh ấy ra hiệu quả bằng cách làm cho Con Đức Chúa Trời nổi bật lên không tì vít như Ađam thứ hai và sau cùng. Như Ađam đã đem lại tội lỗi trên cả dòng giống, cũng một thể ấy sự đắc thắng của Chúa chúng ta tạo ra sự cứu rỗi sẵn có cho hết thảy những ai chịu sống trong Ngài (đối chiếu Rôma 5.12-21).
Ít nhất chúng ta cũng nhìn thấy rằng cơn đói khát của Chúa chúng ta trong đồng vắng là do Ngài tự mình gánh chịu. Chúa chúng ta đã kiêng ăn trong bốn mươi ngày và bốn mươi đêm (Mathiơ 4.2; Luca 4.2). Nếu có các loài thú “hoang dã” chung quanh, có thể Chúa chúng ta sẽ giết chúng để mà ăn (thí dụ con thỏ chẳng hạn), hoặc ít nhất ăn châu chấu và mật ong rừng, giống như người tiền khu của Ngài là Giăng vậy (Mathiơ 3.4).
Bối cảnh “đồng vắng” có ý đồ đưa vào lý trí bối cảnh tương đương của dân Ysơraên khi còn lang thang trong đồng vắng. Ysơraên đã ở trong đồng vắng 40 năm, như Chúa chúng ta đã ở trong đồng vắng 40 ngày. Ysơraên đã chịu đói khát y như Chúa chúng ta đã chịu vậy. Trong cả hai trường hợp Đức Chúa Trời đều đang thử thách con người. Trong trường hợp của Ysơraên, họ cũng đặt Đức Chúa Trời vào sự thử thách, đòi hỏi phải được tiếp trợ, và đôi khi còn đe doạ trở về lại Aicập nữa. Chúa chúng ta là hình bóng tượng trưng cho dân Ysơraên (đối chiếu Ôsê 11.1; Mathiơ 2.15), chu toàn ý chỉ của Đức Chúa Trời ở chỗ mà dân Ysơraên đã thất bại.
Ba lần cám dỗ đã được ghi lại là nổ lực sau cùng của Satan, ít nhất trong trận chiến nầy. Đã có, do sự suy luận ra, (đối chiếu Luca 4.13), nhiều lần cám dỗ khác trong suốt 40 ngày. Mấy lần cám dỗ nầy tiêu biểu cho “phát đạn tốt nhất” của Satan, những lần mời mọc hữu hiệu nhất của hắn, ít nhất là theo lý trí của hắn. Chúng cũng tiêu biểu cho những cơn cám dỗ “thông thường nhất” dành cho con người, những cơn cám dỗ mà chúng ta thường hay phải đối diện nhất.
Vì thế bối cảnh đã được đề ra. Chúa Jêsus là “Ađam thứ hai” sẽ chịu Satan cám dỗ và đắc thắng. Chúa Jêsus là “Ysơraên thật” sẽ chịu thử nghiệm trong đồng vắng và trở lại với sự đắc thắng. Thế là Con của Đức Chúa Trời, Vua của Ysơraên đã được tỏ ra là đủ khả năng chu toàn công tác đã được Đức Chúa Trời ấn định cho Ngài, đủ tư cách bởi sự công bố của Đức Chúa Trời, và sự thể hiện đáp đậu của Đức Thánh Linh, và bởi sự thánh khiết mà Ngài đã tỏ ra.
Cám dỗ thứ nhất: Biến đá thành bánh (4.3-4).
Chúa Jêsus đã kiêng ăn trong 40 ngày. Chúa chúng ta vốn đang đói khát, điều nầy rất dễ thông cảm. Tuy nhiên, có vấn đề rắc rối phức tạp còn hơn vấn đề đang bị đói khát nữa. Chúng ta có thể thiếu một bữa ăn và cảm nhận mạnh mẽ về sự đói khát. Sự đói khát của Chúa chúng ta, nếu kéo dài thêm nữa, sẽ dẫn tới sự chết không thể tránh được, nó sẽ nằm ngoài tầm can thiệp của Đức Chúa Trời. Thách thức của Satan về việc Chúa Jêsus nên hoá đá thành bánh là một thách thức khiến cho Chúa chúng ta bày tỏ ra sự can thiệp thiêng liêng ấy từ chính quyền phép của Ngài, là quyền phép đã được ban hiến cho Ngài qua sự đáp đậu của Đức Thánh Linh.
Rồi, tình trạng của Chúa chúng ta là như thế nầy. Nếu Ngài cứ tiếp tục nhịn ăn, Ngài sẽ chết. Nhơn đó, Satan mới lên tiếng thách thức, Ngài phải hành động. Khi Satan thách thức, dù Ngài hành động hay không, bởi việc biến đá thành bánh, là điều dường như chẳng có một phương tiện nào khác có thể làm thoả mãn nhu cầu dinh dưỡng của Ngài khi ấy.
Lời hứa của Satan, sự gạ gẫm của hắn đặt trên lời hứa đó, dường như là một việc tựa như công thức nầy:
NHU CẦU + QUYỀN PHÉP LÀM THOẢ MÃN
NHU CẦU = THOẢ LÒNG VỀ NHU CẦU ĐÓ
Nói cách khác, Satan không hiểu nổi Chúa chúng ta đang có một nhu cần rất quan trọng, Ngài có quyền phép để làm thoả mãn nhu cần ấy, và không sử dụng quyền phép của Ngài để làm thoả mãn nhu cầu. Chắc chắn quyền lực của một người sẽ được sử dụng để làm thoả mãn mọi nhu cần của người, đặc biệt là nhu cần quan trọng như chính sự sống vậy. Satan dường như đang lôi cuốn, quyến rũ đối với bản năng tự bảo tồn, vốn là bản năng cơ bản của con người.
Trước đây, đối với tôi dường như Satan đang biện hộ cho tình trạng buông thả ở đây, nhưng nếu đấy là trường hợp, hắn sẽ cần “bia và thịt” chứ không cần đến bánh. Bánh là một yếu tố cần thiết cơ bản cho cuộc sống, chớ không phải là món thức ăn xa xỉ đâu. Vậy thì, bánh không phải để cho tình trạng buông thả, nhưng là sự tự bảo tồn mà Satan đang tìm cách xui khiến Chúa chúng ta phải làm cho kỳ được nhờ vào quyền phép thiêng liêng của Ngài.
Về bề ngoài của vấn đề, một sự kêu gọi như thế dường như vô tưởng vô phạt. Rốt lại, có gì sai lầm với việc làm thoả mãn nhu cầu cơ bản của con người không? Chẳng có gì hết! Đói khát là một nhu cầu mà Chúa chúng ta về sau sẽ làm thoả mãn trong chức vụ công khai của Ngài. Há Ngài không cho 5000 người ăn, họ đã ở trong đồng vắng mà chẳng có gì ăn hết (đối chiếu Luca 9.10…, lưu ý câu 12)? Đối với Chúa chúng ta, đói khát trầm trọng phải được đặt ở ngoài những luật lệ thông thường. Vì thế Ngài đã biện hộ cho sự thật các môn đồ Ngài “bứt bông lúa mì” vào ngày sabát bằng cách đề cập tới tiền lệ của Đavít, ông đã làm thoả mãn cơn đói của mình và cơn đói của thuộc hạ bằng cách ăn “bánh trần thiết” (Luca 6.1-5).
Vậy thì điều nầy có xấu không khi nó khiến cho Chúa chúng ta cứ chống cự với sự gạ gẫm của Satan, rồi tiếp tục chịu đói, thậm chí chết là kết quả? Câu trả lời được tìm thấy trong chính Lời của Đức Chúa Trời. Chúa Jêsus đã đáp ứng với Satan bằng lời lẽ của Phục truyền luật lệ ký: “LOÀI NGƯỜI ĐƯỢC SỐNG CHẲNG PHẢI CHỈ NHỜ BÁNH MÀ THÔI” (Phục truyền luật lệ ký 8.3; Luca 4.4).
Câu chuyện của chúng ta không làm cho câu nói được trọn vẹn, như Mathiơ đã làm, với câu: “NHƯNG NHỜ MỌI LỜI NÓI RA TỪ MIỆNG CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI” (Phục truyền luật lệ ký 8.3; Mathiơ 4.4).
Tôi tin câu nầy phù hợp với sự thật: Tin lành Luca đã được viết ra chủ yếu là cho một thính giả dân Ngoại, chớ không phải cho một thính giả Do thái.
Lời nói của Chúa Jêsus phải được hiểu theo ánh sáng của sự dẫn chứng từ sách Phục truyền luật lệ ký, và từ văn mạch mà câu ấy phát xuất ra. Ysơraên sắp sửa bước vào đất hứa và Đức Chúa Trời, qua Môise đã nhắc cho dân sự Ngài nhớ tới nền tảng mà trên đó mọi ơn phước của Ngài sẽ giáng trên cho cả xứ sở.
Chúng ta đã lưu ý rồi mối tương giao mà các câu chuyện tin lành đã vẽ ra giữa kinh nghiệm của dân Ysơraên trong đồng vắng và kinh nghiệm của Chúa chúng ta trong đồng vắng. Chúa chúng ta vốn hiểu rõ mối tương quan nầy, vì vậy nên giải quyết tình trạng của Ngài theo ánh sáng của Lời Đức Chúa Trời về các bài học mà dân Ysơraên đã học biết từ kinh nghiệm của tổ phụ họ. Tôi tin rằng chúng ta có thể xem xét một sự bàn bạc rất hợp lý trong câu chuyện của Luca nói về phản ứng của Chúa chúng ta, dựa theo sách Phục truyền luật lệ ký.
Thứ nhất, Chúa chúng ta vốn hiểu rằng Đức Chúa Trời sử dụng tình trạng đói kém thử thách đức tin của con người, như đã được phản ảnh bởi sự vâng phục của Ngài khi chịu đựng mức độ nguy hiểm hay thậm chí có thể ngã chết. Câu nói đi trước mọi lời nói đã được Chúa thốt ra là: “Hãy nhớ trọn con đường nơi đồng vắng mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi đã dẫn ngươi đi trong bốn mươi năm nầy, để hạ ngươi xuống và thử ngươi, đặng biết điều có ở trong lòng ngươi, hoặc ngươi có gìn giữ những điều răn của Ngài hay chăng” (Phục truyền luật lệ ký 8.2).
Thứ hai, Chúa chúng ta vốn hiểu rằng việc thử nghiệm qua sự đói khát thường là sự chuẩn bị của Đức Chúa Trời để nhận lấy ơn phước trong tương lai. Trong Phục truyền luật lệ ký Đức Chúa Trời đã nói tới các bài học mà Đức Chúa Trời đã dạy dân Ysơraên để sửa soạn dân ấy chuẩn bị nhận lấy các phước hạnh của xứ sở. Nếu Satan khôn khéo đề nghị rằng đói khát là trái ngược với ơn phước và sự hiện diện của Đức Chúa Trời, Chúa Jêsus vốn biết rõ từ sách Phục truyền luật lệ ký rằng đó là dấu chỉ của tình yêu và sự chăm sóc của Đức Chúa Trời, trong việc sửa soạn nhận lấy phước hạnh.
Thứ ba, Chúa chúng ta bác bỏ đề xuất của Satan, không phải vì Ngài không thể đạt được nó, mà vì Ngài không nên làm theo đề xuất đó. Lý do duy nhất mà Chúa Jêsus không biến đá thành bánh là vì làm như thế là sai. Chúa Jêsus vốn có quyền phép để làm thay đổi mọi hoàn cảnh của Ngài, để làm thoả mãn cơn đói của mình, nhưng Ngài từ chối không thực hiện theo đề án đó. Satan đã đưa ra một lời thách thức như thế để thử thách bản tánh của Chúa chúng ta vì hắn biết rõ Chúa Jêsus có khả năng biến đá thành bánh.
Thứ tư, sự hiện diện của Chúa chúng ta và sự đói khát của Ngài trong đồng vắng, giống như lần đói kém của dân Ysơraên đời xưa, đều là ý chỉ của Đức Chúa Trời, là kết quả của sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã cho dân Ysơraên thấy rõ ràng khi họ than phiền nghịch lại về các cảnh ngộ của họ, họ hoàn toàn than phiền nghịch lại Đức Chúa Trời, vì chính Ngài là Đấng đang dẫn dắt họ. Nếu Chúa chúng ta đang thực sự bị đói khát, nếu sự sống Chúa chúng ta đang ở trong tầm nguy hiểm, đó là ý muốn của Đức Chúa Trời thì mới xảy ra có như vậy. Vì Chúa chúng ta một khi có hành động theo lời đề nghị của Satan, hành động ấy sẽ trở thành một hành động của sự bất tuân mà thôi.
Thứ năm, động lực duy nhất cho việc biến đá thành bánh sẽ là nghi ngờ về sự nhơn từ và sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời. Lý do duy nhất cho sự bất tuân của Chúa chúng ta (biến đá thành bánh) sẽ là vô tín/không tin vào sự quan phòng của Đức Chúa Cha, về sự nhơn từ của Ngài, về sự tiếp trợ thiêng liêng của Ngài. Khi tôi hiểu theo Kinh Thánh, vô tín là gốc rễ của sự bất tuân, đa phần là như thế, nếu không phải là hầu hết. Satan đã khiến cho Ađam và Êva nghi ngờ sự nhơn từ của Đức Chúa Trời và không tin theo Lời của Ngài về sự phán xét đối với việc ăn trái cấm. Ysơraên đã lằm bằm nghịch lại Đức Chúa Trời trong đồng vắng và đòi Đức Chúa Trời phải tự minh chứng Ngài vì họ đã đem lòng nghi ngờ sự nhơn từ và sự dẫn dắt của Ngài. Và đây cũng là trường hợp cho Chúa chúng ta.
Thứ sáu, SỰ SỐNG phải hơn cả sự sống theo phần xác và phải được trưởng dưỡng bằng thứ chi đó khác hơn là đồ ăn. Luca dừng lại sau câu: “Loài người được sống chẳng phải chỉ nhờ bánh mà thôi”, ông nhấn mạnh lẽ thật: sự sống còn cần hơn là đồ ăn nữa. Chắc chắn Cựu ước (không nhắc tới Tân ước) nói điều nầy rất rõ ràng. Đức Chúa Trời bảo Ađam và Êva rằng họ sẽ chết nếu họ ăn trái cấm, vậy mà họ vẫn tiếp tục sống theo phần xác sau sự họ bất tuân. Chúng ta biết rằng cái chết mà họ đã kinh nghiệm kể cả cái chết theo phần xác, nhưng còn hơn thế nữa. Vì vậy, sự sống phải trội hơn là sự sống hiện hữu theo phần xác. Làm quen với Đức Chúa Trời là một trong những việc đã bị mất mát, vì những cuộc dạo chơi ban chiều trong ngôi vườn đã kết thúc, cùng với sự sống trong ngôi vườn.
Trong các chương đầu của sách Phục truyền luật lệ ký, Đức Chúa Trời đã nhắc cho dân Ysơraên nhớ rằng phước hạnh của Ngài còn tuỳ thuộc vào sự vâng phục của họ, còn ơn phước của Ngài còn có cả sự “sống thọ” nữa:
“Hỡi Y-sơ-ra-ên, bây giờ hãy nghe những mạng lịnh và luật lệ mà ta dạy các ngươi; hãy làm theo, để các ngươi được sống và vào xứ mà GIÊ-HÔ-VA Đức Chúa Trời của tổ phụ các ngươi ban cho các ngươi nhận được” (Phục truyền luật lệ ký 4.1).
“Hãy nhớ ngày ngươi chầu GIÊ-HÔ-VA Đức Chúa Trời ngươi tại Hô-rếp, khi ĐỨC GIÊ-HÔ-VA phán cùng ta rằng: Hãy nhóm hiệp dân sự để ta khiến chúng nghe lời ta, hầu cho tập kính sợ ta đang lúc họ còn sống nơi thế thượng, và dạy lời đó cho con cái mình” (Phục truyền luật lệ ký 4.10).
“Hãy giữ những luật lệ và điều răn của Ngài, mà ngày nay ta truyền cho ngươi, hầu cho ngươi và con cháu ngươi đều có phước, ở lâu dài trong xứ mà GIÊ-HÔ-VA Đức Chúa Trời ngươi ban cho ngươi mãi mãi” (Phục truyền luật lệ ký 4.40; đối chiếu 5.33; 6.2-3).
Vậy thì, sự sống đã được duy trì còn hơn việc được ăn uống nữa, nhưng đối với dân Ysơraên còn quan trọng hơn, sự sống ấy được duy trì do vâng theo các mạng lệnh của Đức Chúa Trời. Cũng một thể ấy cho Ađam và Êva. Có khi sự sống thật lại được duy trì bằng phương tiện sự chết. Cựu ước dần dần vén lên bức màn sự thật cho thấy “sự sống” với Đức Chúa Trời đang mở rộng qua bên kia mồ mả. Mọi lời hứa mà Đức Chúa Trời đã lập với Ápraham vẫn sẽ được ứng nghiệm, và nhơn đó Ápraham không phải chỉ là con người của quá khứ, ông sẽ được sống lại từ kẻ chết. Ápraham phải tin cậy Đức Chúa Trời bằng cách bằng lòng dâng con độc sanh của mình, ông tin Đức Chúa Trời sẽ tiếp tục sự sống bên kia cái chết của con mình (đối chiếu Hêbơrơ 11.19).
Lần cám dỗ nầy và Tin lành
Lần cám dỗ nầy đã đánh vào chính trọng tâm của tin lành, vì Chúa Jêsus đã đến với trần gian trong sự vâng theo ý muốn của Đức Chúa Cha, để chịu chết trên thập tự giá thay cho tội nhân, để họ được tha tội và được sự sống đời đời:
“Ngài đã hiện ra như một người, tự hạ mình xuống, vâng phục cho đến chết, thậm chí chết trên cây thập tự” (Philíp 2.8).
Hệ thống con sinh trong Cựu ước dạy dân Ysơraên rằng sự sống có thể được duy trì bởi một sự hy sinh đổ huyết ra. Vì thế hệ thống con sinh gánh hình phạt sự chết cho tội lỗi. Và Chúa Jêsus, là Chiên Con của Đức Chúa Trời (Giăng 1.29) phải là nhân vật mang lấy tội lỗi, cái chết hy sinh của Ngài sẽ đem lại sự sống cho hết thảy những ai chịu ở trong Ngài.
Há Jêsus đã cứu lấy mạng sống mình, đi ngược lại với ý muốn của Đức Chúa Cha chăng? Thế thì Ngài sẽ không thể giành được sự sống đời đời cho con người. Há Jêsus đã hành động vì ích cho bản thân mình, không tin cậy và bất tuân đối với Đức Chúa Cha chăng? Thế thì Ngài sẽ theo đuổi con đường sự chết, chớ không phải sự sống, vì sự sống đòi hỏi phải vâng phục Đức Chúa Trời, hơn là chỉ có lo cho thân thể ăn và uống. Hoá đá thành bánh sẽ là xây khỏi con đường đang dẫn đến thập tự giá. Sự Chúa chúng ta vâng theo Đức Chúa Cha và sự cứu rỗi của chúng ta đang ở đúng tuyến. Sự Chúa chúng ta chối bỏ mọi điều Satan gạ gẫm có nghĩa là Ngài đã cố quyết noi theo ý định của Đức Chúa Trời, thậm chí phải chịu chết nữa, là điều dường như nghịch lý, chính là con đường dẫn đến sự sống, cho Ngài và cho hết thảy những ai đang ở trong Ngài. Sứ đồ Phaolô mô tả sự ấy theo cách nầy:
“Cũng vì đó nên Đức Chúa Trời đã đem Ngài lên rất cao, và ban cho Ngài danh trên hết mọi danh, hầu cho nghe đến danh Đức Chúa Jêsus, mọi đầu gối trên trời, dưới đất, bên dưới đất, thảy đều quì xuống, và mọi lưỡi thảy đều xưng Jêsus Christ là Chúa, mà tôn vinh Đức Chúa Trời, là Đức Chúa Cha” (Philíp 2.9-11).
Thể hiện ra quyền phép thiêng liêng của Ngài hòng làm thoả mãn các nhu cần về mặt con người của Ngài dẫn tới chỗ Ngài sẽ mất hết quyền giải cứu. Song là một kết quả của sự Chúa chúng ta vâng theo Đức Chúa Cha, Ngài đã nổi bật lên không những là vô tội, mà còn mạnh sức để cứu rỗi nữa. Chúng ta được thuật lại ngay sau lần đắc thắng của Ngài trước Satan:
“Mọi người đều cảm động về sự dạy dỗ của Ngài; vì Ngài dùng quyền phép mà phán” (Luca 4.32).
“Mọi người đều sững sờ, nói cùng nhau rằng: Ấy là đạo gì đó? Người lấy phép và quyền đuổi tà ma, và chúng nó liền ra!” (Luca 4.36).
Thuộc linh có ưu điểm cao hơn thuộc thể, về sự vâng theo ý muốn của Đức Chúa Cha cao hơn sự sống đời thường đã hình thành nên sự dạy dỗ của Chúa chúng ta. Kết quả là: Chúa Jêsus liên tục nhấn mạnh tình trạng thuộc linh của con người luôn cao hơn tình trạng thuộc thể của người ấy. Trong câu chuyện của Luca kể lại về Bài Giảng Trên Núi, Chúa Jêsus phán rằng người đương đói sẽ được phước (6.21), trong khi Ngài tuyên bố khốn cho người đang no đủ (6.23). Các môn đồ đã được sai đi mà không có một sự tiếp trợ nào hết (10.1…). Bài Cầu Nguyện của Chúa chúng ta bao gồm một lời thỉnh cầu xin có bánh ăn mỗi ngày (11.3). Chúa Jêsus dạy rằng sự sống còn hơn cả đồ ăn (12.23).
Sau khi cung ứng ưu điểm về mặt thuộc linh hơn hẳn phần thuộc thể, Chúa Jêsus dạy rằng người ta phải “trước hết tìm kiếm Nước Đức Chúa Trời”, và đó là mọi sự của muôn điều khác – là những điều cần thiết cho đời sống thuộc thể – sẽ được ban thêm cho (12.31). Con người nên chất chứa của cải ở trên trời, chớ không nên chất chứa của cải ở dưới đất (12.33).
Trong phần phân tích sau cùng, có lẽ để tóm tắt lại vấn đề, Chúa Jêsus dạy rằng con người nên từ bỏ sự sống của họ hầu để cứu lấy họ:
“Đoạn, Ngài phán cùng mọi người rằng: Nếu ai muốn theo ta, phải tự bỏ mình đi, mỗi ngày vác thập tự giá mình mà theo ta. Vì ai muốn cứu sự sống mình thì sẽ mất, còn ai vì cớ ta mất sự sống, thì sẽ cứu. Nếu ai được cả thiên hạ, mà chính mình phải mất hoặc hư đi, thì có ích gì?” (Luca 9.23-25).
Vì thế, kính sợ Đấng có thể huỷ diệt linh hồn (chiều kích thuộc linh của con người) thì quan trọng hơn kẻ có thể huỷ diệt thân thể (chiều kích thuộc thể):
“Ta nói cùng các ngươi, là bạn hữu ta: Đừng sợ kẻ giết xác rồi sau không làm gì được nữa. Song ta chỉ cho các ngươi biết phải sợ ai: phải sợ Đấng khi đã giết rồi, có quyền bỏ xuống địa ngục; phải ta nói cùng các ngươi, ấy là Đấng các ngươi phải sợ!” (Luca 12.4-5).
Tự bảo tồn là một bản năng của con người, mà cũng là bản năng thường ngược lại không tin cậy nơi Đức Chúa Trời. Xuyên suốt Kinh Thánh con người đã tự đưa mình vào rối rắm do tìm cách tự cứu lấy mình. Ápraham, trong một nổ lực để cứu lấy mạng sống mình, ông đã đặt vợ mình vào vị trí dễ bị người khác xâm phạm về mặt tình dục. Mạng sống của Ápraham nằm trong bàn tay của Đức Chúa Trời, và ông không cần phải sợ hãi. Hơn nữa, tương lai của Ápraham đã đặt vào đứa con mà ông cùng với Sara sắp sửa cưu mang. Mọi hành vi tự cứu lấy mình của ông đã đe doạ mạng sống cùng tương lai của ông. Phần thử nghiệm tối hậu đức tin của Ápraham là sự ông bằng lòng hy sinh Ysác, con trai mình, tương lai và mọi phước hạnh của Ápraham sẽ được chuyển giao qua con ấy. Khi Ápraham bằng lòng vâng theo Đức Chúa Trời, thậm chí khi dâng con mình làm của lễ thiêu, hành động nầy dường như sẽ là kết liễu cuộc tương lai của mình, Ápraham đã minh chứng ông là con người của đức tin và sự vâng phục.
Ý nghĩa của lần cám dỗ đầu tiên cho độc giả dân Ngoại của Luca
Đối với hạng độc giả dân Ngoại của Luca, lần cám dỗ đầu tiên của Chúa chúng ta vốn có sự thích nghi rất lớn. Người dân Ngoại suy nghĩ rằng mọi sự ham muốn của họ cần phải được thoả mãn nếu có Đấng nào có quyền phép làm thoả mãn mọi sự ham muốn ấy. Vì thế, họ có khuynh hướng thiên về sự ham muốn, cả về đồ ăn cũng như trong các vấn đề về tình dục. Phaolô cảm thấy cần thiết phải nhấn mạnh chính ưu diểm thuộc linh hơn thuộc thể mà Chúa chúng ta đã dạy. Phaolô viết:
“Đồ ăn vì bụng, bụng vì đồ ăn, Đức Chúa Trời sẽ hủy hoại cái nọ và cái kia. Nhưng thân thể chẳng phải vì sự dâm dục đâu, bèn là vì Chúa, và Chúa vì thân thể” (I Côrinhtô 6.13).
Cho nên, những gì người ta lo làm với thân thể mình vốn có một ý nghĩa rất quan trọng về mặt thuộc linh. Mọi chi thể thuộc linh của các hành vi theo phần xác của con người nhơn đó quản trị sự thoả mãn mọi ham muốn thuộc thể của người ấy.
Ý nghĩa của lần cám dỗ thứ nhất đối với chúng ta
Thật quan trọng dường bao khi Ngài là Đấng không chịu hoá đá thành bánh để cứu lấy mạng sống của chính mình, đã giới thiệu mình là “bánh sự sống” với dân Ysơraên (Giăng 6.35). Do việc tin theo Ngài, người ta sẽ đi từ sự chết qua sự sống, họ sẽ tìm được sự sống theo một ý nghĩa đầy đủ nhất, chớ không chỉ có sự sống theo đời nầy thôi đâu. Cho nên chỉ một mình Chúa Jêsus mới dám xưng Ngài là đường đi duy nhất, lẽ thật duy nhất và sự sống duy nhất (Giăng 14.6). Satan chẳng có gì đưa ra cả, mà chỉ có những mẫu bánh vụn mà thôi, và đấy cũng chẳng phải là của hắn nữa. Đức Chúa Jêsus Christ đã phó chính mình Ngài cho hết thảy những ai chịu tin theo Ngài, Ngài đã phó chính mình Ngài làm nguồn của sự sống đời đời. Nếu quý vị chưa tin cậy nơi Ngài, tôi khuyên quý vị hãy kinh nghiệm bánh hằng sống đi.
Lần cám dỗ đầu tiên của Chúa chúng ta đã dạy cho chúng ta biết rõ ràng con người có một nhu cần tối hậu duy nhất – ấy là Đức Chúa Trời. Nhận biết Ngài và có được mối tương giao là có sự sống theo một ý nghĩa trọn vẹn nhất, thậm chí nếu việc tin theo Ngài có dẫn tới chỗ phải chịu chết theo phần xác. Satan luôn luôn đang nổ lực tạo ra sự hiểu biết giả dối về các nhu cần cấp bách khác. Ađam và Êva vốn có mọi sự mà một người cần phải cầu xin, và đã bị giữ lại hết trừ một việc. Satan phải cố gắng thuyết phục Êva rằng trái cấm nầy chính là nhu cần quan trọng nhất của nàng, một nhu cần lớn lao đến nỗi nàng phải bất tuân Đức Chúa Trời để có được nó.
Thật dại dột làm sao! Và cũng chính sự dối gạt nầy đang diễn ra chung quanh chúng ta, và thậm chí ở bên trong chúng ta nữa. Mới đây tôi có đọc một quyển sách rất hay do Tony Walter ghi đề tựa: “Nhu cần, Tôn Giáo Mới” [Need, The New Religion]. Đề tựa chính của Walter ghi rõ nền văn hoá của chúng ta đã tái định nghĩa “thiếu thốn” là “nhu cần”, và định nghĩa như thế để biện hộ cho sự hết lòng theo đuổi mọi thứ nầy. Tôi tin Walter đã nói đúng. Một lần nữa, Satan đã thành công trong việc nhắm vào sự chú ý của chúng ta đối với những gì chúng ta chưa có, hơn là nhắm vào khả năng của Đức Chúa Trời và phần thưởng của mối tương giao của chúng ta với Ngài.
Hãy suy nghĩ về điều nầy trong một phút thôi. Điều chi đang mô tả những lời cầu nguyện của quý vị, lời cầu xin cho những gì quý vị chưa có, hoặc khen ngợi vì Đức Chúa Trời giống với ai, vì mọi ơn phước của quý vị ở trong Ngài. Đừng trả lời. Tôi biết mọi sự đều đúng theo kinh nghiệm riêng của tôi. Nhưng có Đức Chúa Trời là đủ rồi. Ngài có khả năng. Nhận thấy mình đang ở trong Ngài là mọi sự mà chúng ta đã đang có cần. Dù cho cuộc sống đời thường phải bị gạt qua một bên vì sự mật thiết của việc nhìn biết và vâng theo Đức Chúa Trời. Đấy là lý do tại sao Phaolô cảm thấy khó quyết định về kết quả của sự thử thách của ông (Philíp 1.19-26). Nếu Đấng Christ là sự sống của chúng ta, sự đầy đủ của chúng ta, là mọi sự của chúng ta, thì chắc chắn Ngài phải là mối bận tâm, là ưu tiên một cao nhất của chúng ta. Chủ nghĩa vật chất đang thống trị xã hội của chúng ta, thậm chí cả Hội thánh (thí dụ, tin lành thịnh vượng) đều cho chúng ta biết rằng chúng ta đã bị Satan dẫn tới chỗ lầm đường lạc lối. Nguyện mọi điều ưu tiên một của Chúa chúng ta trở thành những điều ưu tiên một của chúng ta.
Không những phân đoạn Kinh Thánh hôm nay đưa chúng ta tới chỗ kết luận rằng chết không phải là chung điểm của cuộc sống, nó cho chúng ta biết chết là con đường dẫn tới sự sống. Sự chết của Đấng Christ đã trở thành con đường trong đó người ta sẽ nhận được sự sống đời đời. Sự chết của Ngài có ý nghĩa rằng Ngài đã chịu thương khó và đã trả giá hình phạt tội lỗi thay cho chúng ta. Bởi việc tin theo Đấng Christ chúng ta trở thành đồng hoá với sự chết, sự chôn, và sự sống lại của Ngài, là điều đã được phép báptêm làm hình bóng cho (đối chiếu Rôma 6.1…). Không những sự chết là con đường dẫn tới sự sống (chết đối với tội lỗi trong Đấng Christ) đối với Cơ đốc nhân, đó là con đường của sự sống. Chúng ta đã được truyền dạy rằng chúng ta phải “vác lấy thập tự giá” mỗi ngày, chúng ta phải chết ý riêng và sở thích riêng của mình. Con đường dẫn tới sự sống là chết bản ngã. Đó là con đường của thập tự giá.
Trong phần phân tích sau cùng, vấn đề tối hậu là quyết định của chúng ta về “sự sống”. Đối với Satan, “sống” chỉ là sự sống theo đời nầy mà thôi. Để giữ tròn loại “sự sống” nầy, theo hệ thống giá trị của Satan, điều cần thiết là không tuân theo ý muốn của Đức Chúa Cha, hành động độc lập và trong sự loạn nghịch chống lại Đức Chúa Trời. Xác định của Đấng Christ về “sự sống” là sự sống theo ý nghĩa trọn vẹn nhất của nó, sự sống trong mối tương giao hài hoà, hiệp một với Đức Chúa Trời. Để duy trì loại “sự sống” nầy, Chúa chúng ta cảm thấy vâng theo Đức Chúa Trời là điều cần thiết, thậm chí phải kinh nghiệm cả sự chết nữa.
“Sự sống” có ý nghĩa như thế nào đối với quý vị? Những tấm biển quảng cáo rượu bia (không nhất thiết phải nói tới các loại quảng cáo khác) đang mô tả sinh động một quan điểm về sự sống rất nông cạn. Đối với Cơ đốc nhân, Đấng Christ là sự sống của chúng ta (Côlôse 3.4). Còn hơn cả quan điểm nầy nữa, đối với Cơ đốc nhân, sống là Christ (Philíp 1.21). Nguyện quý vị kinh nghiệm được loại sự sống nầy, và đừng bao giờ đặt sự sống mình trên điều chi kém cõi hơn, là những điều mà Satan đã “cung hiến”. Tin theo Ngài là theo đuổi con đường sự chết.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét