Thứ Sáu, 14 tháng 5, 2010

1 Giăng 1.8 - 2.2: "Khiêu vũ với bóng tối tăm"



SỐNG TRONG SỰ SÁNG
Khiêu vũ với bóng tối tăm
1 Giăng 1.8 - 2.2
1. Tôi có đọc về một chiếc tàu Hải quân Mỹ bị lọt vào trong giông bão cách đây khá lâu. Viên Hạm trưởng có mặt tại khoang lái vào đêm đó, ở một cự ly ngắn ông ta nhìn thấy ánh đèn của một con tàu dường như đang đâm thẳng vào ông ta. Ngay lập tức, ông ta gọi tàu kia trên đài phát thanh, ông ta nói: "Đây là Hạm Trưởng của tài Hải quân nầy, gọi báo cho anh biết rằng anh đang trên đường đụng phải chúng tôi và anh phải đổi hướng đi". Con tàu kia đáp lại: "Không được, anh phải thay đổi hướng đi". Những con tàu lớn không thể thình lình đổi hướng giống như chiếc xe hơi thể thao, vì vậy viên sĩ quan kia đáp khẫn cấp: "Anh phải đổi hướng vì đây là tàu Hải quân Mỹ". Con tàu bí mật kia bèn đáp: "Tôi không đổi hướng được, anh phải đổi hướng đi". Viên Hạm trưởng tức điên lên, ông ta báo động cho viên chỉ huy và rồi gửi sứ điệp đi như sau: "Tôi là Hạm trưởng của tàu chiến Mỹ, theo luật hàng hải, tôi ra lịnh cho anh phải đổi hướng đi ngay". Giọng nói vang trên đài thu thanh: "Tôi là nhân viên của ngọn hải đăng đây. Tôi không thể di chuyển được. Anh phải đổi hướng đi ngay".
2. Trong câu 5, Giăng nói cho chúng ta biết: "Đức Chúa Trời là sự sáng, trong Ngài chẳng có sự tối tăm đâu". Đức Chúa Trời là thánh, chơn thật, trong Ngài chẳng có tội lỗi hay sai lầm. Nhiều người trong chúng ta đang dong buồm trong vùng biển tối tăm. Chúng ta đã được cứu, nhơn đó chúng ta có MỐI QUAN HỆ với Đức Chúa Trời, song ít TƯƠNG GIAO. Tại sao vậy? Vì chúng ta chọn "bước đi trong sự tối tăm".
3. Điều chi giữ chúng ta ở trong "sự tối tăm"? Tội lỗi. Điều chi giữ chúng ta không có sự mật thiết với Đức Chúa Trời? Tội lỗi. Điều cho ngăn trở quyền lực của Đức Thánh Linh không tuôn tràn qua đời sống của chúng ta? Tội lỗi. Không những Đức Chúa Trời muốn chúng ta có mối quan hệ, mà còn có mối giao thông với Ngài nữa kìa. Ngài muốn chúng ta có sự vui mừng đầy dẫy, được thanh tẩy liên tục và sống trong sự thánh khiết.
4. Tại sao có nhiều người xưng nhận yêu mến Chúa Jêsus mà lại bước đi chẳng có chút thuộc linh nào hết? Câu trả lời là tội lỗi và cách thức chúng ta xử lý với nó. Hôm nay, chúng ta sẽ học biết xử lý với nó bằng cách chối bỏ hay hợp lý hoá nó.
I. Chúng ta chối bỏ tội lỗi của chúng ta (1.8-9).
A. Chối bỏ tội lỗi là tự dối gạt (câu 8).
1. Khi chúng ta "bước đi trong sự sáng", là lẽ thật của Đức Chúa Trời, chúng ta cởi mở và thành thực với Đức Chúa Trời và với bản thân. Chúng ta liên tục xem xét đời sống của mình theo ánh sáng của lẽ thật trong Kinh Thánh và nhìn nhận tội lỗi, thất bại, và những sai lầm của mình.
2. Không phải hết thảy những tín đồ đều "bước đi trong sự sáng" cả đâu. Thay vì thành thật, công khai nhìn nhận tội lỗi của họ, họ chối bỏ chúng rồi khiêu vũ trong "tối tăm".
3. Giăng bắt đầu câu 8 bằng cách nói: "Ví bằng chúng ta nói…". Bạn sẽ thấy cụm từ nầy ở câu 6, ở đây ông viết về sự lừa dối khi bước đi trong sự tối tăm. Bạn cũng sẽ thấy cụm từ ấy ở câu 10, ở đây ông mô tả sự lừa dối của việc hợp lý hoá tội lỗi.
4. Ông nói: "Ví bằng chúng ta nói mình không có tội chi hết…" nghĩa là khả năng phạm tội. Tôi lắng nghe bạn đây! Bạn đang nói: "Xin chờ cho một phút Mục sư ơi. Chúng tôi biết Giăng đang viết cho những Cơ đốc nhân. Người tin Chúa từng nói rằng họ chẳng có tội chi hết hay chẳng có khả năng phạm tội?" Tôi có thể nghĩ ít nhất ba loại tín đồ đang chối bỏ khả năng phạm tội của họ.
l Thứ nhứt, một số Cơ đốc nhân đã mua lấy sự dối trá của các giáo sư giả.
1. Giăng xử lý với một tôn giáo được biết là “Gnosticism” (thuyết ngộ đạo), thuyết ấy dạy rằng linh hồn của con người là thanh sạch và thân thể người là tội lỗi. Vì lẽ đó, tội lỗi thực sự rất là khó khi con người nhơn đức và trọn vẹn ở bên trong.
2. Mặc dù Gnosticism là một tôn giáo có mặt rất lâu và đã ngã chết rồi, những sai lầm của nó đã được thấy có nơi triết lý của thuyết tương đối (relativism) ngày nay. Thuyết tương đối về mặt cơ bản nói: "Chỉ vì việc gì sai cho bạn không hẳn là sai cho tôi". Nói cách khác, chẳng có một lẽ thật nào là tuyệt đối cả. Sự sáng và sự tối tăm là những mảng tưởng tượng của chúng ta. Thiện và ác chỉ là những điều dị đoan. Vì lẽ đó, chẳng có tội lỗi chi hết.
3. Sự dạy nầy đã được lan truyền rộng rãi khắp xã hội của chúng ta. Trong quyển The Closing of the American Mind, Allan Bloom viết: "Có một việc mà một vị giáo sư tuyệt đối dám chắc, ấy là từng sinh viên bước vào trường đại học đều tin, hay nói họ tin lẽ thật là tương đối thôi".
4. Trong quyển Đúng Sai (Right from Wrong), Josh McDowell ghi lại: "70% thế hệ ngày hôm nay (cả thanh niên có đi nhà thờ và không đi nhà thờ) đều xưng rằng lẽ thật tuyệt đối không tồn tại, mọi lẽ thật đều tương đối thôi… ‘không một điều chi được coi là chắc chắn trừ ra những việc mà bạn đang kinh nghiệm trong đời sống của mình’. Nói cách khác, họ không tin bất cứ điều chi có thể được xác định là đúng hay sai".
5. Đây là lý do tại sao lứa tuổi thanh thiếu niên dám bắn vào các bạn đồng lứa của họ với máu lạnh, tại sao phá thai được cho phép, tại sao bạo lực là giải trí … họ không biết đâu là đúng đâu là sai.
6. Thực vậy, tội lỗi duy nhứt mà xã hội hiện đại của chúng ta công nhận là tội không dung thứ, xét đoán người khác theo những tín điều của cá nhân chúng ta.
7. Tội lỗi là rất thực. Điều ác là rất thực. Nó đang hiện diện ở bên trong tất cả chúng ta. Thay vì thành thực về sự có mặt của nó, chúng ta nói nó không tồn tại và vì thế "tự dối gạt mình" chứng minh rằng "lẽ thật không ở trong chúng ta".
8. Vì sự chấp nhận rộng rãi về thuyết tương đối, có nhiều người nói họ yêu mến Chúa Jêsus, đi nhà thờ, dâng hiến và tình nguyện, song không hề nhìn nhận rằng họ là hạng tội nhân.
2 Thứ hai, một số Cơ đốc nhân tin gốc rễ của tội lỗi đã ăn sâu ở trong họ.
1. Có một số tín đồ rất thành thực, họ đã kết luận rằng công tác làm nên thánh của Đức Thánh Linh hoàn toàn cất bỏ gốc rễ của tội lỗi ra khỏi đời sống của họ. Họ trưng dẫn I Giăng 3.9: "Ai sanh bởi Đức Chúa Trời, thì chẳng phạm tội, vì hột giống của Đức Chúa Trời ở trong người, và người không thể phạm tội được, vì đã sanh bởi Đức Chúa Trời". Chúng ta sẽ khám phá câu nầy chi tiết hơn trong vài tuần lễ.
2. Có người kia từng tiếp cận nhà truyền đạo lỗi lạc D.L. Moody rồi nói rằng ông đã tấn triển trong sự nên thánh tới một điểm mà ở đó ông không còn phạm tội nữa. Moody mỉm cười rồi đáp: "Được thôi, tôi muốn hỏi vợ ông về điều đó".
3 Thứ ba, một số Cơ đốc nhân tin họ đã làm chủ được xác thịt đến nỗi họ không thể phạm tội nữa.
1. Galati 5.16 chép: "Hãy bước đi theo Thánh Linh, chớ hề làm trọn những điều ưa muốn của xác thịt". Nếu chúng ta có mối quan hệ với Đức Chúa Trời và cẩn thận theo đuổi mối giao thông với Đức Chúa Trời bằng cách "bước đi trong sự sáng", nếu chúng ta lắng nghe cách cẩn thận tiếng phán của Đức Thánh Linh, chúng ta có thể bước đi lâu dài mà không phạm tội.
2. Tuy nhiên, chúng ta không bao giờ nói: "chúng tôi không phạm tội" vì gốc rễ tội lỗi luôn luôn ở với chúng ta. Ngay cả vị sứ đồ lỗi lạc là Phaolô, ông đã nói trong Rôma 7.19: "vì tôi không làm điều lành mình muốn, nhưng làm điều dữ mình không muốn". Một vị Mục sư đi ra thăm viếng bầy chiên của mình khi ông đến với một thiếu niên đang cố gắng bán chiếc máy cắt cỏ, nên ông hỏi: "Cháu muốn bán cái máy ấy bao nhiêu vậy?" Cậu ta đáp: "Đủ để mua chiếc xe đạp ạ". "Cháu có chịu lấy 20USD cho cái máy ấy không?" Sau một phút suy nghĩ, cậu ta đáp: "Thưa ông, ông trả giá đủ rồi". Vị Mục sư bắt đầu khởi động, song cái máy đó không chạy. Cậu ta nói: "Con quên nói cho ông biết. Ông phải rủa sả cái máy nầy thì nó mới chịu chạy". Vị Mục sư nói: "Nầy con, ta đã là Cơ đốc nhân trong 40 năm và là Mục sư trong 30 năm. Ta đã quên cách chửa rủa như thế nào rồi". Khi nhà truyền đạo kia cố gắng khởi động cái máy, cậu ta nói: "Mục sư ơi, ông cứ kéo sợi dây kia thì nó sẽ trở về lại với ông đấy". Trong đời nầy, chúng ta sẽ không bao giờ cất bỏ đi trọn vẹn quyền lực của tội lỗi (Great Stories, v. 6, I.24, p.10).
B. Xưng nhận tội lỗi đem lại sự thanh tẩy (câu 9).
1. Làm sao chúng ta chấm dứt việc tự dối mình như thế nầy cho được? Làm sao chúng ta nắm bắt được lẽ thật? Làm sao chúng ta đạt tới mức "bước đi trong sự sáng"? Giăng nói trong câu 9 rằng chúng ta phải "xưng tội mình".
2. "Xưng" có ý nghĩa như thế nào? Nó không có nghĩa là cầu xin sự tha thứ. Công tác cứu chuộc của Đấng Christ trên thập tự giá đã cung ứng rồi ơn tha thứ cho mọi tội lỗi trong quá khứ, hiện tại và tương lai của chúng ta. Xưng (confess) là nhìn thấy "tội lỗi của chúng ta" một cách thành thực. Fess có nghĩa là "nói". Con nghĩa là "với". "Confess" (xưng) khi ấy có nghĩa là "nói với", nói với Đức Chúa Trời hay nhất trí với Đức Chúa Trời về tội lỗi của chúng ta.
3. Hãy lưu ý, là chúng ta không phải "xưng" tội chung chung. Chúng ta cần phải "xưng tội CỦA CHÚNG TA". Thật là dễ đồng ý với Đức Chúa Trời về tội lỗi của người khác, nhưng khó nhất trí với Ngài về tội lỗi của chúng ta.
4. Chúng ta không nên nói: "Lạy Chúa, nếu con phạm tội hôm nay…" mà "Lạy Chúa, con đã phạm tội hôm nay khi con…". Xưng là đối ngược với chối. Tuần nầy khi ăn trưa với mấy người bạn, tôi đã đưa ra một vài lời nhận xét có tính tâng bốc một người bạn kia. Ngay lập tức, Đức Thánh Linh đã thuyết phục tôi. Tôi có thể nhìn thấy sự kinh ngạc trong ánh mắt của mấy người bạn. Buổi chiều đó, khi tôi đang nằm trên giường cầu nguyện, Đức Chúa Trời đã thuyết phục tôi về lời bình tội lỗi của tôi. Khi tôi tìm kiếm "sự sáng" của Đức Chúa Trời, Ngài đã tỏ ra tội lỗi của tôi. Tôi đồng ý với Đức Chúa Trời rằng đó là tội lỗi của tôi và Ngài thanh tẩy tôi, rồi buông tha cho tôi được tự do.
5. Điều chi xảy ra khi chúng ta "xưng tội mình"? Giăng nói cho chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời là "thành tín công bình để tha tội … và làm cho chúng ta sạch mọi điều gian ác". Đức Chúa Trời là "thành tín" đối với mọi lời hứa và với thuộc tánh của Ngài. Ngài là "công bình", Ngài bỏ qua tội lỗi của chúng ta. Chúa Jêsus đã chịu chết rồi để trả giá cho mọi tội của chúng ta.
6. Tha thứ là những gì Chúa Jêsus đã mua trên thập tự giá. Ngài là "của tế lễ chuộc tội" của chúng ta (còn hơn thế nữa). Tha thứ giải quyết với món nợ mà Chúa Jêsus đã trả cho rồi. Thanh tẩy đề cập tới việc dời đi vết uế, vết dơ của tội lỗi. Cách đây chừng hai năm, vợ tôi là Deb đã mua cho tôi chiếc áo sơ mi rất đẹp hiệu Polo trong dịp lễ Giáng Sinh. Áo ấy dầy, bằng bông vải, màu xanh đậm nước biển với những đường sọc mỏng màu xanh lá cây. Tôi chỉ mặc nó có một hay hai lần khi cây viết đâm thủng qua nó. Bất luận chúng tôi đã làm gì, chúng tôi không thể tẩy được vết mực ra khỏi chiếc áo sơ mi xinh đẹp đó. Giờ đây, thay vì mặc nó để đi làm, nó bị bỏ xó trong tủ, tôi chỉ mặc nó khi dọn dẹp nhà để xe mà thôi. Đức Chúa Trời không để cho một vết uế tội lỗi nào giữ chúng ta ở lại trong cái tủ đó. Khi chúng ta thôi không chối mọi thứ tội lỗi rồi "xưng" chúng ra, Chúa Jêsus "làm sạch chúng ta" rồi khiến cho chúng ta ra hữu dụng cho Nước Trời. Hết thảy chúng ta đều bị vết bởi tội lỗi của mình. Chúng ta hãy thôi đừng chối bỏ những vết uế ấy và hãy để cho Chúa Jêsus "làm sạch" chúng.
II. Chúng ta hợp lý hoá tội lỗi của mình (1.10-2.2).
Cách đây một thời gian, tờ Associated Press ghi lại rằng Clifford Kurt, Chủ tịch Văn Phòng Thương Mại Nam Carolina đang lo nghiên cứu để phát biểu diễn văn nói về cách xử thế trên thị trường. Ông ta khám phá ra rằng quyển sách duy nhứt của thư viện nói về đạo đức thương mại đã bị lấy cắp mất rồi. Tôi dám chắc người nào vừa "mượn" nó. Hết thảy chúng ta đều có xu hướng muốn hợp lý hoá tội lỗi của chúng ta.
A. Chúng ta đưa ra nhiều lời cáo lỗi về tội lỗi của mình (1.10).
1. Việc hợp lý hoá tội lỗi là thất bại chung trong kinh nghiệm Cơ đốc. Trong câu 6, chúng ta thấy hạng người không thích những điều sự sáng của Đức Chúa Trời đã tỏ ra, vì vậy người ấy đứng xa cách với sự sáng đó.
2. Trong câu 8, chúng ta thấy một người nói rằng ông ta không cần sự sáng của Đức Chúa Trời vì ông ta tin thực sự chẳng có bóng tối tăm nào nơi ông ta hết. Ở đây, trong câu 10 là một người dám nói: "Tất nhiên, tôi biết tôi có thể phạm tội, nhưng tôi không phạm tội. Tôi không phải là toàn hảo đâu. Tôi có những thất bại, nhưng thực sự tôi không phạm tội".
3. Hợp lý hoá là một sự thoái thác, trốn tránh thực tại, khả năng che phủ điều sai rồi xem là đúng, che phủ điều ác rồi xem đó là thiện. Êsai 5.20: "Khốn thay cho kẻ gọi dữ là lành, gọi lành là dữ; lấy tối làm sáng, lấy sáng làm tối…".
4. Chúng ta hợp lý hoá tội lỗi của mình bằng cách thay thế bằng những lời nói ít khó chịu hơn. Những gì Kinh Thánh gọi là tội lỗi chúng ta mô tả là yếu đuối, bạc nhược, nghiện ngập, và rối loạn di truyền học. Ở những người khác, chúng ta thấy những thành kiến; còn chúng ta có những nhận thức về tội lỗi. Nhiều người có tính tự phụ; còn chúng ta có lòng tin cậy. Nhiều người thì biếng nhác; còn chúng ta thì bận rộn. Có những người không kềm chế được tính khí của họ; còn chúng ta tỏ ra sự phẫn nộ công bình. Các thuộc viên trong Hội Thánh tỏ ra giận dữ; những vị Mục sư thì "buồn rầu trong tâm linh của họ!" Bạn có thể đặt acid hydrochloric vào trong chai 7-Up, nhưng nó chẳng thay đổi mùi vị của nó!
5. Chúng ta hợp lý hoá tội lỗi của mình với những lời cáo lỗi nhẹ nhàng. Chúng ta đổ thừa cho căng thẳng khi chúng ta dễ cáu kỉnh và mất kiên nhẫn. Sự mệt mõi khiến cho chúng ta nói năng lỗ mãng. Chúng ta nghĩ: "Tôi sẽ trở thành một người chồng tốt hơn nếu tôi có một người vợ tốt hơn", hay "Tôi sẽ là một Mục sư tốt hơn nếu chức vụ ấy không dành cho dân tộc của tôi!" Chúng ta nói: "Mấy đứa con của tôi khiến cho tôi phải nổi giận, ấy là lý do tại sao tôi phải la hét chúng". "Tôi là thế đấy, vì tôi là bố mẹ của chúng". "Nếu bạn biết chồng cũ của tôi đã làm gì với tôi thì bạn sẽ hiểu ngay".
6. Thực vậy, chúng ta nói nan đề không phải ở chúng tôi mà ở hoàn cảnh của chúng tôi. Chúng ta nói: "Chúng tôi không phạm tội" còn người khác đã phạm tội nghịch cùng chúng ta. Chúng ta nói: "Ấy chẳng phải lỗi của tôi đâu. Tôi không thể làm chi được. Bản thân tôi không thể phụ giúp gì được. Đây không phải là tội lỗi, mà tôi là thế đấy".
7. Giăng nói cho chúng ta biết rằng với thái độ nầy những gì chúng ta đang nói, ấy là Đức Chúa Trời là "kẻ nói dối". Chúng ta không cố ý đổ thừa cho ai khác ngoài Đức Chúa Trời vì Đức Chúa Trời đang tể trị mọi hoàn cảnh. Nếu chúng ta nói ấy chẳng phải là lỗi của chúng ta, chúng ta đang nói rằng đó là lỗi của Đức Chúa Trời, Ngài là "kẻ nói dối" khi Ngài phán Ngài là "sự sáng, trong Ngài chẳng có sự tối tăm đâu". Chúng ta không thể có cả hai phía được. Một là chúng ta là hạng người tội lỗi hoặc Đức Chúa Trời là một vị thần tội lỗi.
B. Chúng ta có Đấng cầu thay cho tội lỗi của chúng ta (2.1).
1. Giăng nói: "Hỡi con cái bé mọn ta [con cái của đức tin, nhắc tới các tín hữu], ta viết cho các con những điều nầy, hầu cho các con khỏi phạm tội". Giăng muốn chúng ta phải hiểu rõ những việc nầy để chúng ta không "bước đi trong tối tăm" mà "bước đi trong sáng láng".
2. Tuy nhiên, "nếu có ai phạm tội", khi tội lỗi không thể tránh được ăn luồn vào, Giăng muốn chúng ta phải biết rằng chúng ta đang có "Đấng cầu thay ở nơi Đức Chúa Cha". "Cầu thay" ra từ chữ parakletos có nghĩa là: "đến một bên để giúp đỡ", một Đấng giúp đỡ, Đấng trung bảo hay cầu thay. Chúa Jêsus đã sử dụng từ nầy để chỉ về Đức Thánh Linh khi Ngài gọi Đấng ấy là "Đấng cứu giúp" hay "Đấng Yên Ủi". Trong phạm trù nầy: "Đức Chúa Jêsus Christ, Đấng công bình" là "Đấng cầu thay" hay Đấng biện hộ của chúng ta trước mặt “Đức Chúa Cha".
3. Khải huyền 12.10 nói tới Satan là "kẻ kiện cáo anh em chúng ta, kẻ ngày đêm kiện cáo chúng ta trước mặt Đức Chúa Trời". Satan kiện cáo chúng ta, còn Chúa Jêsus biện hộ cho chúng ta trước mặt Đức Chúa Cha.
4. Đây là nan đề của chúng ta. Chúng ta có rồi một "Đấng cầu thay ở nơi Đức Chúa Cha", Ngài sẵn sàng biện hộ cho chúng ta. Tuy nhiên, sự biện hộ của Ngài sẽ không giúp chi được cho chúng ta lâu dài khi chúng ta đang cố gắng biện hộ cho bản thân mình. Sẽ chỉ có một "Đấng cầu thay" cho mọi vụ việc mà thôi.
5. Bao lâu chúng ta còn ngang ngạnh và thoái thác, vẫn còn cố sức hợp lý hoá và đưa ra những lời miễn tố về tội lỗi của chúng ta, chúng ta sẽ không có một mối giao thông nào với Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, khi chúng ta thôi không còn xưng công bình mình nữa, Ngài sẽ xưng công bình cho chúng ta. Như Ray Stedman đã nói rất hay: "Huyết của Đức Chúa Jêsus Christ không thể làm sạch những lầm lỗi. Nó chỉ làm sạch các thứ tội lỗi".
C. Chúng ta có của lễ chuộc tội vì cớ tội lỗi của chúng ta (2.2).
1. Giăng muốn chúng ta phải luôn luôn nhớ rằng Chúa Jêsus "chính Ngài làm của tế lễ chuộc tội lỗi chúng ta". "Của tế lễ" có nghĩa là: "cứu chuộc, sự xoa dịu" hay như bản Kinh Thánh NIV gọi là: "tế lễ chuộc tội".
2. 1.9 cho chúng ta biết Đức Chúa Trời là "thành tín công bình". Đức Chúa Trời không thể nhìn xem tội lỗi của chúng ta. Sự công bình đòi hỏi người ta phải trả giá. Giăng tử tế nhắc cho chúng ta nhớ có người đã trả giá đầy đủ rồi. II Côrinhtô 5.21 chép: "Đức Chúa Trời đã làm cho Đấng vốn chẳng biết tội lỗi trở nên tội lỗi vì chúng ta, hầu cho chúng ta nhờ Đấng đó mà được trở nên sự công bình của Đức Chúa Trời".
3. Khi kẻ thù vu cáo tôi trước mặt Đức Chúa Cha, Chúa Jêsus phán: "Coy thuộc về tôi. Phải, người nầy đã phạm tội, nhưng tôi đã trả đủ giá cho từng tội lỗi của người ấy trên thập tự giá rồi".
4. Không những Chúa Jêsus đã trả giá cho tội lỗi của tôi, mà còn cho "cả thế gian nữa". Mỗi người từng là tội nhân xa cách Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, bất cứ ai tin đều có thể nhận lãnh sự trả giá của Chúa Jêsus cho tội lỗi của mình (nam hay nữ). Trong một sắc tộc đặc biệt ở Nam Mỹ, nếu một người con mất đi địa vị quan trọng trong cơ nghiệp của tổ phụ mình, cả làng đáp ứng với sự xem khinh. Họ lấy những cái bình, lọ bằng đất sét chứa đầy đá rồi đi đến nhà của con trai rồi gọi anh ta ra khỏi đó. Từng người một, những dân làng bèn rãi những cái bình bằng đất sét đặt trên mặt đất trước mặt anh ta. Về mặt biểu tượng, họ đang nói: "Ngươi phá vỡ sự tin tưởng của Đức Chúa Cha, là Đấng ban cho ngươi cơ nghiệp. Giờ đây chúng ta phá vỡ mối quan hệ của chúng ta với ngươi". Họ xây lưng họ lại nơi đứa con dại dột rồi không bao giờ trò chuyện với nó nữa. Hoàn toàn ngược lại, là Chúa Jêsus Ngài là Đấng "Cầu thay" và là "của lễ chuộc tội lỗi của chúng ta" (Great Stories, v. 1, I.24, p.3).
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét