Thứ Ba, 3 tháng 8, 2010

Theo Chúa Jêsus với ý nghĩa thuộc về một Hội Thánh địa phương



Theo Chúa Jêsus với ý nghĩa thuộc về một Hội Thánh địa phương
Mục sư Rick Warren
Khi chúng ta được kêu gọi bước theo Đấng Christ; chúng ta cũng được kêu gọi phải thuộc về Thân Thể của Đấng Christ nữa.
Khi Chúa Jêsus còn bước đi trên đất, Đức Chúa Trời đã hành động qua Thân Thể của Đấng Christ; ngày nay Ngài sử dụng thân thể thuộc linh của Ngài. Hội Thánh là công cụ của Đức Chúa Trời ở trên đất. Chúng ta là hai bàn hay, hai bàn chân, hai con mắt và tấm lòng của Ngài. Ngài hành động qua chúng ta trong thế gian. Chúng ta mỗi người đều phải đưa ra một phần đóng góp.
Sứ đồ Phaolô nói cho chúng ta biết: “vì chúng ta là việc Ngài làm ra, đã được dựng nên trong Đức Chúa Jêsus Christ để làm việc lành mà Đức Chúa Trời đã sắm sẵn trước cho chúng ta làm theo” (Êphêsô 2:10).
Tuy nhiên, một trong những trở ngại lớn lao nhứt mà chúng ta đối mặt với trong vai trò Mục sư là thuyết phục những người đến nhóm lại, nói cho họ biết rằng họ cần phó thác bản thân họ cho gia đình Hội Thánh rồi trở thành những thuộc viên. Xã hội của những cá thể độc lập ngày nay đã tạo ra nhiều trẻ mồ côi thuộc linh, họ chuyển từ nhà thờ nầy sang nhà thờ khác mà chẳng có nhân dạng, sổ sách hay cam kết nào cả.
Đây là một vài lý do theo Kinh Thánh chúng ta có thể dạy dỗ hội chúng của chúng ta để họ thấy tại sao từng người tín hữu đều cần phải cam kết và năng động trong một Hội Thánh địa phương --
Một gia đình hội thánh xem chúng ta là những tín hữu chân chính.
Tôi không thể xưng mình là đang bước theo Đấng Christ nếu tôi không cam kết với bất kỳ một nhóm môn đồ đặc biệt nào. Chúa Jêsus phán: “Nếu các ngươi yêu nhau, thì ấy là tại điều đó mà thiên hạ sẽ nhận biết các ngươi là môn đồ ta” (Giăng 13:35).
Khi chúng ta nhóm nhau lại trong tình yêu thương, như gia đình Hội Thánh từ những lai lịch, chủng tộc và tình trạng xã hội khác nhau, đây là một bằng chứng cho thế gian. Không một tín đồ nào riêng họ có thể trở thành Thân Thể của Đấng Christ được. Chúng ta cần đến nhiều người khác để tỏ ra khuôn mẫu mà Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta một cách trọn vẹn. Ấy là khi chúng ta nhóm lại với nhau, chớ không phải khi chúng ta tẻ tách ra, chúng ta là Thân Thể của Ngài.
Một gia đình Hội Thánh đưa chúng ta ra khỏi tình trạng cô độc tự lấy mình làm trọng tâm.
Hội Thánh địa phương là trường lớp để học hỏi cùng tiến bộ trong gia đình của Đức Chúa Trời. Đây là một phòng thí nghiệm để thực thi tình yêu vô kỷ, cảm thông. Khi là một thuộc viên, bạn học biết chăm sóc nhiều người khác và chia sẻ những kinh nghiệm của những người khác: “Lại, trong các chi thể, khi có một cái nào chịu đau đớn, thì các cái khác đều cùng chịu; và khi một cái nào được tôn trọng, thì các cái khác đều cùng vui mừng” (I Côrinhtô 12:26). Chỉ trong mối tiếp xúc đều đặn với những tín hữu bình thường, chưa trọn vẹn, chúng ta mới có thể học biết mối giao thông thực sự và kinh nghiệm lẽ thật của Tân Ước về việc kết nối và nương cậy lẫn nhau.
Giao thông trong Tân Ước là cam kết với nhau khi chúng ta sống cho Đức Chúa Jêsus Christ. Đức Chúa Trời mong mỏi chúng ta dâng đời sống của mình cho nhau. Phần nhiều Cơ đốc nhân đều biết rõ Giăng 3:16 lại không biết tới I Giăng 3:16: “Bởi đó chúng ta nhận biết lòng yêu thương, ấy là Chúa đã vì chúng ta bỏ sự sống; chúng ta cũng nên bỏ sự sống vì anh em mình vậy”. Đây là loại tình yêu mang tính cách hy sinh mà Đức Chúa Trời mong mỏi bạn tỏ ra cho các tín hữu khác – một sự bằng lòng yêu thương họ theo cùng một phương thức mà Chúa Jêsus yêu thương bạn.
Một gia đình Hội Thánh giúp chúng ta phát triển cơ bắt thuộc linh.
Không một người nào từng lớn lên đến chỗ trưởng thành chỉ bởi việc nhóm lại các buổi thờ phượng và là một khán thính giả thụ động. Chỉ có sự tham gia trọn sinh hoạt của một Hội Thánh địa phương mới gây dựng được cơ bắp thuộc linh. Kinh Thánh chép: “Ấy nhờ Ngài mà cả thân thể ràng buộc vững bền bởi những cái lắt léo, khiến các phần giao thông với nhau, tùy lượng sức mạnh của từng phần, làm cho thân thể lớn lên, và tự gây dựng trong sự yêu thương” (Êphêsô 4:16).
Hơn 50 lần trong Tân Ước, cụm từ “nhau” hay “với nhau” đã được sử dụng. Chúng ta được truyền cho phải yêu nhau, cầu thay cho nhau, khích lệ nhau, khuyên bảo nhau, chào nhau, phục vụ cho nhau, dạy dỗ nhau, tiếp nhận nhau, tôn trọng nhau, gánh gánh nặng cho nhau, tha thứ nhau, vâng phục nhau, tôn trọng nhau và nhiều việc khác nữa.
Đây là địa vị thuộc viên theo Kinh Thánh! Đây là “những trách nhiệm trong gia đình” mà Đức Chúa Trời mong mỏi từng tín hữu phải chu toàn qua một mối giao thông ở địa phương. Chúng ta cần phải hỏi thăm những ai đến nhóm lại những buổi thờ phượng của chúng ta: “Ông (bà) đến nhóm với ai thế?”
Thân Thể của Đấng Christ cần từng người một trong chúng ta.
Đức Chúa Trời có một vai trò đặc biệt dành cho từng tín hữu phải đóng trong gia đình của Ngài. Điều nầy được gọi là “chức vụ” của bạn, và Đức Chúa Trời đã ban ơn cho bạn với phần chỉ định nầy: “Đức Thánh Linh tỏ ra trong mỗi một người, cho ai nấy đều được sự ích chung” (I Côrinhtô 12:7).
Mối giao thông ở địa phương là chỗ mà Đức Chúa Trời đã ấn định cho con cái Ngài phải khám phá, phát triển và sử dụng các ân tứ của họ. Ngay cả những người với một chức vụ rộng hơn cần phải hiểu rằng trách nhiệm trước tiên của họ là với Thân Thể ở địa phương. Chúa Jêsus không hứa gây dựng chức vụ của bất kỳ ai; Ngài đã hứa gây dựng Hội Thánh của Ngài.
Một gia đình Hội Thánh giúp chúng ta chú trọng vào việc làm điều chi là phải. Không ai trong chúng ta được miễn không phải bị cám dỗ. Khi bị đặt vào một tình huống nào đó, bạn và tôi có khả năng phạm vào bất kỳ tội lỗi nào. Đức Chúa Trời vốn biết rõ điều nầy, vì vậy Ngài đã chỉ định cho chúng ta là những cá nhân, phần trách nhiệm phải giữ gìn nhau trên đường chạy. Kinh Thánh chép: “Nhưng hằng ngày anh em hãy khuyên bảo lẫn nhau, … hầu cho trong anh em không ai bị tội lỗi dỗ dành mà cứng lòng” (Hêbơrơ 3:13).
Chúng ta đã được kêu gọi và được truyền cho phải biết quan tâm đến đời sống của nhau. Nếu bạn biết ai đó đang trong cảnh chao đảo thuộc linh lúc bây giờ, chính trách nhiệm của bạn là phải bám sát họ rồi đem họ về lại trong mối giao thông. Giacơ nói với chúng ta như sau: “Hỡi anh em, trong vòng anh em nếu có ai lầm lạc cách xa lẽ thật, đừng xua họ đi. Hãy bám sát họ. Hãy đem họ trở lại” (Giacơ 5:19, bản dịch Anh ngữ Msg).
Satan thích làm cho tín đồ phải sai lạc – bị tách ra khỏi sinh hoạt của Thân Thể, bị tẻ ra khỏi gia đình của Đức Chúa Trời và vô trách nhiệm đối với các cấp lãnh đạo thuộc linh – vì hắn biết họ vô quyền và không có khả năng tự vệ chống lại các chiến thuật của hắn.
Đời sống Cơ đốc còn hơn cả sự cam kết với Đấng Christ nữa; đời sống ấy bao gồm một sự đầu phục đối với các Cơ đốc nhân khác nữa. Những Cơ đốc nhân tại thành Maxêđoan vốn hiểu rõ điều nầy. Phaolô đã nói: “Họ lại làm quá lòng trông cậy của chúng tôi, vì trước hết đã dâng chính mình cho Chúa, và sau lại cho chúng tôi, theo ý muốn Đức Chúa Trời” (II Côrinhtô 8:5).
Chúng ta phải nhắc cho những người nào ngồi đầy trong nhà thờ của chúng ta mỗi Chúa nhựt biết rõ tham gia vào địa vị thuộc viên trong một Hội Thánh địa phương là bước kế tiếp rất tự nhiên sau khi họ từng trở thành một con cái của Đức Chúa Trời. Bạn trở thành một Cơ đốc nhân bởi sự tự cam kết với Đấng Christ, nhưng bạn trở thành một thuộc viên Hội Thánh bởi việc tự mình cam kết với một nhóm tín đồ đặc biệt nữa. Quyết định đầu tiên đem lại sự cứu rỗi; quyết định thứ nhì đem lại mối tương giao.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét