Thứ Năm, 19 tháng 8, 2010

Mác 8:1-9: "Cứu Chúa: Ngài quan tâm"



Mác 8:1-9
Cứu Chúa: Ngài quan tâm
Phần giới thiệu: Chúa Jêsus vẫn còn ở trong xứ của dân Ngoại. Ngài đang ra sức dạy dỗ các môn đồ Ngài lẽ thật cho rằng không một người nào trong thế gian bị hạn chế đối với sứ điệp Tin Lành. Là người Do thái tôn giáo, các môn đồ đã được nuôi dạy phải để ý tới các hạn chế đối với dân Ngoại. Họ đã được dạy dỗ rằng họ chẳng nên có một sự tiếp xúc nào với những kẻ chẳng phải là người Do thái. Chúa Jêsus muốn người của Ngài phải hiểu rõ rằng Ngài đã đến trong thế gian để cứu dân sự Ngài, bất cứ đâu tìm thấy họ.
Để đưa lẽ thật nầy đến tận nhà họ, Chúa Jêsus đã đưa họ vào một khu vực mà dân Ngoại chiếm ưu thế. Thứ nhứt, Ngài chữa lành cho con gái của người đàn bà dân Canaan. Kế đó, Ngài chữa lành cho một kẻ bị điếc và ngọng.
Sau khi phép lạ ấy đã được làm ra, Chúa Jêsus bắt đầu dạy cho dân chúng Lời của Đức Chúa Trời. Khi sứ điệp nầy mở ra, Chúa Jêsus đã dạy dỗ cho đám dân đông trong ba ngày. (Minh họa: Thật là khó giữ dân chúng ở lại với bạn quá 12 giờ trưa ngày Chúa nhựt, có đâu đến ba ngày). Khi Ngài dạy dỗ xong, và Chúa Jêsus sẵn sàng cho đám dân đông đó ra về, Ngài công nhận sự thực rằng dân chúng chẳng có đồ ăn. Ngài không thể để cho họ ra về mà phải đói meo. Nếu Ngài làm thế, Ngài biết rõ một số người sẽ bị ngất đi vì đói một khi họ hướng về nhà của họ. Vì thế, Chúa Jêsus làm những gì Ngài đã làm trước đây trong chức vụ của Ngài, Mác 6:34-44, Ngài đã cho đoàn dân đông ăn qua một phép lạ đầy quyền năng.
Có một số điểm tương tự giữa việc cho dân chúng nầy ăn và việc trước kia.
+ Cả hai phép lạ đều có đoàn dân rất đông.
+ Cả hai phép lạ đều diễn ra ở một địa điểm mà thức ăn không sẵn có.
+ Trong hai phép lạ, Chúa Jêsus đã sử dụng một lượng nhỏ thức ăn để cho nhiều người ăn.
+ Cả hai phép lạ đều sử dụng bánh và cá.
+ Trong hai phép lạ, Chúa Jêsus phải dùng đến các môn đồ.
+ Trong hai phép lạ, các môn đồ đã nghi ngờ khả năng làm thỏa mãn nhu cầu của Chúa.
+ Trong hai phép lạ, Chúa Jêsus đã đưa ra câu hỏi: “Các ngươi có bao nhiêu bánh?”
+ Trong hai phép lạ, Chúa Jêsus đã sử dụng những gì Ngài đang có, Ngài cảm tạ Đức Chúa Trời vì các thứ ấy, rồi bẻ ra.
+ Trong hai phép lạ, bánh và cá được nhân rộng trong hai bàn tay của Chúa Jêsus.
+ Trong hai phép lạ, đoàn dân đông hết thảy đều thỏa mãn.
+ Trong hai phép lạ, một lượng lớn thức ăn còn chừa lại.
Trong khi có nhiều điểm tương tự, cũng có một vài điểm khác biệt giữa phép lạ nầy và phép lạ trước.
+ Số người ăn trong phép lạ nầy có khác; 5.000 so với 4.000.
+ Số bánh được sử dụng trong phép lạ nầy có khác; 5 ổ bánh so với 7 ổ bánh.
+ Số thức ăn còn chừa lại qua phép lạ nầy có khác; 12 giỏ so với 7 giỏ.
+ Phép lạ trước đã diễn ra sau một ngày dạy dỗ. Phép lạ nầy đã diễn ra sau ba ngày dạy dỗ.
+ Trong phép lạ trước, Chúa Jêsus đã bị tác động bởi những nhu cần thuộc linh của đám dân đông, Mác 6:34. Trong phép lạ nầy, Chúa Jêsus bị tác động bởi những nhu cần thuộc thể của đám dân đông đó.
+ Phép lạ trước đã được làm ra sử dụng đồ ăn từ một nguồn ở bên ngoài, Giăng 6:9. Trong phép lạ nầy, rõ ràng là Chúa Jêsus sử dụng những gì các môn đồ đã có sẵn rồi.
+ Phép lạ trước được ấn định để dạy dỗ các môn đồ rằng Chúa Jêsus là “Bánh Hằng Sống” cho người Do thái. Phép lạ nầy được ấn định để dạy cho họ biết Chúa Jêsus là “Bánh Sự Sống” cho thế gian.
Trên hết mọi sự, phép lạ nầy tỏ ra Chúa Jêsus là Cứu Chúa hay quan tâm. Phép lạ ấy dạy cho chúng ta biết rằng Ngài quan tâm đến phương diện thuộc linh trong đời sống của chúng ta; Ngài cũng quan tâm đến phương diện vật chất trong đời sống của chúng ta nữa. Tôi muốn chúng ta nên xem xét phép lạ nầy hôm nay. Khi chúng ta xem xét, tôi muốn bạn phải có cái nhìn về đề tài Cứu Chúa; Ngài quan tâm.
I. ĐOÀN DÂN ĐÔNG VÀ NHU CẦN CỦA HỌ
+ Số người nầy đã ở với Chúa Jêsus đến ba ngày. Họ đã có một kỳ “nhóm trại” và Chúa Jêsus đang lo giảng dạy. Bây giờ, sự dạy đã kết thúc và Chúa Jêsus sẵn sàng để giải tán buổi thờ phượng. Ngài biết dân chúng đã sử dụng hết thức ăn của họ và chẳng còn gì để ăn trên chuyến đi trở về nhà của họ.
Theo câu 3, có nhiều người đã đi một khoảng đường thật xa để nghe Ngài rao giảng. Số dân đông nầy đã có một nhu cầu theo con người rất phổ thông mà họ không thể tự làm cho mình thỏa mãn được.
+ Hết thảy chúng ta tìm thấy chính mình trong chính tình huống khó xử như thế thật nhiều lần. Có những lúc khi hết thảy chúng ta đều có nhu cần về vật chất, về thuộc thể.
+ Thành thật mà nói, đôi khi tôi rất ngại khi phải rao giảng về mọi nhu cần thuộc thể và vật chất của chúng ta. Có nhiều sự giảng dạy bản thân nó tựu trung vào lãnh vực ấy. Thế nhưng, bạn cần phải biết: Đức Chúa Trời hay quan tâm!
+ Con cái của Israel đã thiếu thức ăn và nước uống khi họ hành trình trong đồng vắng – Xuất Êdíptô ký 16:3; 17:2.
+ David đã đối diện với thời điểm khi ông chẳng có chi để mà ăn – I Samuên 21:3.
+ Ngay cả Chúa Jêsus, Ngài vốn biết rõ chiều sâu của sự nghèo khổ, đói khát – Mathiơ 4:2; 8:20; Giăng 19:28; II Côrinhtô 8:9.
+ Chúa Jêsus cũng đã kinh nghiệm sự đau khổ không thể tưởng tượng được – Êsai 50:6; 53:4-6; 52:14; Mathiơ 26:67; 27:29-30.
+ Hết thảy chúng ta đều biết thế giới nầy là một nơi đau khổ, Gióp 14:1; 5:7; Giăng 16:33.
+ Hầu hết nhiều người trong phòng nhóm nầy đều quen thuộc với sự đau khổ theo phần xác thể.
+ Hầu hết đều biết sự bất ổn và những nan đề xảy đến với sự căng thẳng về tài chính.
+ Có người đã sống qua sự hành hại của những nan đề về tình cảm và về thuộc linh.
+ Gần như là ai nấy ở đây đều biết tổn thương và tổn thương sâu sắc có ý nghĩa như thế nào rồi.
+ Đấy là kinh nghiệm phổ thông của chúng ta trong đời nầy. Solomon đã nói như sau: “Vậy, ích chi cho người lao khổ, cực lòng mà làm việc ở dưới mặt trời? Vì các ngày người chỉ là đau đớn, công lao người thành ra buồn rầu; đến đỗi ban đêm lòng người cũng chẳng được an nghỉ. Điều đó cũng là sự hư không” (Truyền đạo 2:22-23). Tôi nghĩ chúng ta đều hiểu rõ lẽ thật cho rằng hết thảy chúng ta đều có những nhu cần trong đời sống của chúng ta.
II. CHÚA VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA NGÀI
+ Câu 2 cho chúng ta biết rằng Chúa Jêsus đã nhìn thấy đoàn dân đông và Ngài vốn biết rõ nhu cần của họ. Số người nầy đã ở với Ngài trong ba ngày, giờ đây họ mệt mõi và đói khát. Ngài biết rõ họ không có khả năng thực hiện chuyến đi về nhà của họ mà không ngất xỉu dọc đường vì đói khát.
Mấy câu nầy cho chúng ta biết Chúa Jêsus đang nói: “Ta thương xót đoàn dân nầy”. Nói như thế có nghĩa là: “Tấm lòng Ngài có cảm tình với họ”. Thương xót là “sự đồng cảm kèm theo với ước muốn giúp đỡ”. Ngài bị cảm động bởi nhu cần của họ và Ngài quyết định làm việc chi đó để giúp đỡ.
+ Năm lần trong các sách Tin Lành Kinh Thánh ghi lại rằng Chúa Jêsus đã “động lòng thương xót”. Đấy là những gì tác giả của các sách Tin Lành đã nói về Ngài. Trong phân đoạn nầy, Chúa Jêsus nói: “Ta thương xót đoàn dân nầy”. Đây là cái nhìn thoáng qua vào thẳng tấm lòng của Chúa Jêsus. Ngài đang dạy cho các môn đồ biết rằng Ngài nhìn thấy một nhu cầu và Ngài quyết phải làm một việc gì đó về nhu cần ấy.
+ Tôi ngợi khen Chúa vì chúng ta đang hầu việc một Cứu Chúa biết quan tâm, Hêbơrơ 4:15; I Phierơ 5:7. Từ ngữ “săn sóc” trong I Phierơ 5:7 có ý tưởng “làm ích cho ai đó”. Chúa chúng ta rất chú trọng đến những việc tác động vào đời sống của bạn!
+ Loại quan tâm và thương xót nầy có thể được thấy xuyên suốt những trang giấy của Lời Đức Chúa Trời. Chúng ta đang hầu việc một Đức Chúa Trời biết quan tâm!
+ Ai giữa vòng chúng ta biết quan tâm đến những nhu cần của dân Israel? Mọi sự họ đã làm là kêu ca, lằm bằm và rên rỉ. Đức Chúa Trời vẫn quan tâm đến họ! Ngài đã ban cho họ thức ăn và nước uống. Ngài từng hiện diện với họ. Ngài bắt phục mọi kẻ thù của họ. Ngài làm ra hết phép lạ nầy đến phép lạ khác vì ích cho họ.
+ Ai đã quan tâm đến một nô lệ có tên là Aga và con trai của nàng? Đức Chúa Trời quan tâm! Ngài đã đến với nàng theo cách riêng và đã tiếp trợ mọi sự nàng có cần để tồn tại trong đồng vắng.
+ Ai đã quan tâm đến một bà góa dân Ngoại và con trai bà ta sắp sửa đói mà chết? Đức Chúa Trời đã quan tâm và Ngài đã sai một người của Đức Chúa Trời đến tại nhà của bà ta hầu cho Ngài có thể chúc phước và sử dụng bà ta để làm thỏa mãn nhu cần của Êli.
+ Hàng trăm người đã ngã chết mỗi ngày trong xứ Israel đang khi Chúa Jêsus có mặt ở đây. Ai sẽ quan tâm nếu có một người tên là Laxarơ, một đứa con gái nhỏ 12 tuổi, hoặc con trai duy nhứt của bà góa đáng thương kia đã chết mất? Chúa Jêsus quan tâm và Ngài đã làm cho họ hết thảy đều được sống lại từ kẻ chết!
+ Ai sẽ quan tâm nếu một số tội nhân chối bỏ Đức Chúa Trời, thù ghét Đấng Christ phải đi Địa Ngục? Đức Chúa Trời quan tâm vì Ngài đã sai Con Ngài đến chịu chết vì những tội nhân đó, Giăng 3:16. Chúa Jêsus quan tâm vì Ngài bằng lòng gánh lấy chỗ của chúng ta trên thập tự giá, Êsai 53:4-6; II Côrinhtô 5:21; I Phierơ 2:24.
+ Tôi ngợi khen Chúa vì chúng ta đang phục vụ một Đức Chúa Trời, Ngài thành thật quan tâm đến mọi nhu cần của dân sự Ngài. Chúng ta đừng nên chần chừ không đem mọi nhu cần của mình đến với Ngài! Ngài biết rõ hoàn cảnh của chúng ta, Gióp 23:10. Và Ngài quan tâm đến nhu cần của chúng ta: “Mắt Đức Giê-hô-va đoái xem người công bình, lỗ tai Ngài nghe tiếng kêu cầu của họ” (Thi thiên 34:15). Ngài quan tâm đến bạn đấy!
Chúa Jêsus mời chúng ta đến với Ngài, Mathiơ 11:28. Chúng ta nên chú ý sự kêu gọi của Ngài và đem mọi nhu cần của chúng ta đến với Ngài. Ngài sẽ giúp đỡ chúng ta trong thì hoạn nạn của chúng ta, Hêbơrơ 4:16; Philíp 4:6-7; Thi thiên 46:1.
III. PHÉP LẠ VÀ NHỮNG BÀI HỌC CỦA NÓ
+ Sau khi công bố ước muốn của Ngài là cho đoàn dân đông ăn, câu 3, ngay lập tức Chúa Jêsus bị đón nhận với sự nghi ngờ, câu 4. Các môn đồ đã nhìn thấy rồi Chúa Jêsus đã cho 5.000 người ăn, chưa kể phụ nữ và trẻ em, thế mà họ vẫn nghi ngờ khả năng làm việc khó của Ngài.
Ở câu 5, Chúa Jêsus hỏi họ chính câu hỏi mà Ngài đã hỏi họ lần trước kia Ngài đã cho đoàn dân đông ăn, Mác 6:38. Ngài hỏi họ: “Các ngươi có bao nhiêu bánh?” Trong phép lạ trước kia, họ đi vào đám dân đông để xem coi có bánh hay không!?! Trong phép lạ nầy, các môn đồ được kêu gọi phải dâng lên những gì họ đang có.
Như Ngài đã làm lần trước, Chúa Jêsus đã cầm lấy mẫu bánh nhỏ có sẵn, rồi cảm tạ Đức Chúa Trời vì bánh ấy. Tiếp đến, Ngài bẻ bánh ra rồi trao nó cho người của Ngài để cung ứng cho đám dân đông. Giống như việc đã xảy ra lần trước, bánh và cá đã nhân rộng ra khi Ngài bẻ chúng. Phép lạ đã diễn ra trong bàn tay của Chúa.
Khi bữa ăn hoàn tất và ai nấy đều đã no nê, câu 8, các môn đồ đã thu thập phần thừa lại. Trong phép lạ trước, họ được 12 giỏ đầy. Trong phép lạ nầy, họ được 7 giỏ đầy, câu 8.
Giỏ có ý nói phép lạ trước là một cái giỏ nhỏ có thể chứa được lượng thức ăn vừa đủ cho một người. Từ ngữ “giỏ” ở đây đề cập tới một cái giỏ lớn đủ để chứa một người. Đây cũng chính là từ được sử dụng để chỉ cái giỏ mà mấy người kia sử dụng để dòng Phaolô xuống từ các bức tường thành Jerusalem, khi ông cần thực hiện một sự thoát thân gấp rúc, Công Vụ các Sứ đồ 9:26. Trong phép lạ nầy, lượng thức ăn còn thừa lại là rất nhiều! Có thể phần ấy lên tới mấy trăm cân!
+ Có vài bài học mà chúng ta có thể thu lượm được từ phép lạ nầy. Cho phép tôi chia sẻ chúng với bạn hôm nay.
+ Phép lạ nầy nhắc cho chúng ta nhớ rằng Chúa Jêsus là Cứu Chúa của thế gian. Khi Chúa Jêsus cho 5.000 người ăn, Mác 6:35-44, đoàn dân đông chỉ toàn là người Do thái. Khi phép lạ nầy được làm ra, Chúa Jêsus đang ở trong một phần xứ hầu hết toàn là dân Ngoại. Ngài muốn các môn đồ của Ngài nhìn biết rằng Ngài đã đến để cứu người ta từ “mọi nước, mọi chi phái, mọi tiếng và mọi dân tộc” (Khải huyền14:6). Phải, Chúa Jêsus đã đến trong vai trò Đấng Mêsi của người Do thái, nhưng Ngài đã đến với sự biết rõ người Do thái sẽ chối bỏ Ngài, Giăng 1:11.
Nhưng, Chúa Jêsus hoàn toàn đến với thế gian nầy để chịu chết trên thập tự giá vì tội lỗi của dân sự Ngài, Mathiơ 1:21. Chúa Jêsus đã đến để hiến sự sống của Ngài cho “hễ ai” chịu tin cậy Ngài thì được cứu, Khải huyền 22:17. Ngài là Cứu Chúa duy nhứt, Giăng 14:6. Ngài là Đấng Cứu Thế của thế gian, Giăng 3:16.
+ Phép lạ nầy nhắc cho chúng ta nhớ rằng Chúa Jêsus còn hơn là đủ làm thỏa mãn những nhu cần đang tồn tại trong đời sống của dân sự Ngài. Hãy xem Êphêsô 3:20. Câu nầy nhắc cho chúng ta nhớ rằng Ngài có khả năng làm bất cứ điều gì.
+ Ngài có khả năng làm thỏa mãn mọi nhu cần trong đời sống của bạn, Mathiơ 6:25-34. Gã giềng giàng của bạn to cở nào không phải là vấn đề đâu; hòn núi của bạn cao bao nhiêu; đồng trũng của bạn bao sâu; Ngài còn hơn là đủ cho nhu cần!
+ Ngài có khả năng cung ứng cho bạn sự yên ủi qua mọi giông tố của cuộc sống, II Côrinhtô 12:9.
+ Ngài có khả năng mặc lấy quyền phép cho bạn để làm theo ý chỉ của Ngài, Philíp 4:13.
+ Ngài có khả năng cùng đi từng dặm đường với bạn, Hêbơrơ 13:5; Mathiơ 28:20.
+ Ngài mặc nhiên là Đấng mà bạn cần đến trong mọi chặng đường của cuộc sống, Xuất Êdíptô ký 3:14; Thi thiên 84:11-12.
+ Sự tiếp trợ của Ngài luôn luôn làm thỏa mãn hay vượt quá mọi nhu cần! Chỉ có Ngài mới có thể làm được như thế!
+ Phép lạ nầy nhắc cho chúng ta nhớ rằng Ngài là mọi sự chúng ta có cần cho hành trình về quê hương. Khi dân chúng được no nê rồi, Chúa Jêsus sai người nhặt lại phần thừa của bữa ăn rồi Ngài cho dân chúng ra về. Họ sẽ làm gì với 7 cái giỏ đầy những thức ăn? Mấy cái giỏ nầy có thể chứa mỗi cái hàng trăm cân! Tôi chỉ suy tưởng thôi, nhưng tôi nghĩ rằng dân chúng đã được khích lệ đem theo một ít thức ăn với họ để họ có thể đủ sức đi suốt con đường.
Ngợi khen danh Ngài, Ngài chu cấp mọi sự chúng ta có cần để đi suốt đường về quê hương. Giống như Êliêse, Sáng thế ký 24:10; 22; 53, Đức Thánh Linh tiếp trợ cho chúng ta những động viên để cứ tiến tới trước. Có khi con đường gồ ghề lắm và xác thịt sẽ mệt mõi, nhưng Đức Chúa Trời nhìn thấy việc ấy, Ngài nhìn thấy chúng ta có mọi sự chúng ta cần thiết để chúng ta có thể đi suốt con đường! Đức Thánh Linh giữ việc chìa cái túi ân điển ra và phân phối những sự giàu có của Chúa. Không một ai trong dân sự Ngài sẽ ngất xỉu dọc đường! Từng người một trong số họ sẽ tiến thẳng về quê hương, Giăng 6:37-40.
+ Phép lạ nầy nhắc cho chúng ta nhớ rằng chúng ta là dân có đức tin nhỏ. Các môn đồ đã nhìn thấy rồi Chúa Jêsus cho một số đông dân chúng ăn với một ít thức ăn, nhưng họ vẫn hồ nghi Ngài khi nan đề phát sinh. Bây giờ, chúng ta cũng một thể ấy! Số người nầy đã nhìn vào đám dân đông rồi nói: “Anh em ơi, đừng lo nhé! Chúng tôi biết anh em đang đói khát đây, nhưng chúng tôi cũng biết rằng Chúa Jêsus vốn có một chương trình để cho các anh em ăn. Chỉ hãy ngồi xuống và nhìn xem Ngài đến với mấy cái lò bánh của thiên đàng và tạo ra đủ bánh và cá cho từng người một trong anh em. Chúng tôi hy vọng anh em đang đói khát, vì Chúa Jêsus sắp sửa dọn bàn và bàn ấy sẽ đầy tràn!”
Có bao nhiêu lần Chúa lo liệu cho bạn? Có bao nhiêu lần Ngài đã dời đi ngọn núi cho bạn? Có bao nhiêu lần Ngài đưa bạn qua đồng trũng kia? Có bao nhiêu lần Ngài lo liệu cho bạn khi dường như chẳng có có phương thế nào khác nữa? Và có bao nhiêu lần bạn vẫn hồ nghi Ngài khi thử thách kế tiếp thoắt đến trong đời sống của bạn? Ồ, chúng ta là một dân có đức tin ít ỏi quá!
Làm sao chúng ta khấm khá lên nếu chúng ta chỉ học biết tin cậy Ngài?
+ Làm sao chúng ta khấm khá được nếu chúng ta chỉ biết có thái độ của Gióp, Gióp 1:20-21: “Gióp bèn chổi dậy, xé áo mình, và cạo đầu, đoạn xấp mình xuống đất mà thờ lạy, và nói rằng: Tôi trần truồng lọt khỏi lòng mẹ, và tôi cũng sẽ trần truồng mà về; Đức Giê-hô-va đã ban cho, Đức Giê-hô-va lại cất đi; đáng ngợi khen danh Đức Giê-hô-va!”
+ Chúng ta có khấm khá hơn không một khi chúng ta sử dụng thái độ của Phaolô, II Côrinhtô 12:9-10: “Nhưng Chúa phán rằng: Ân điển ta đủ cho ngươi rồi, vì sức mạnh của ta nên trọn vẹn trong sự yếu đuối. Vậy, tôi sẽ rất vui lòng khoe mình về sự yếu đuối tôi, hầu cho sức mạnh của Đấng Christ ở trong tôi. Cho nên tôi vì Đấng Christ mà đành chịu trong sự yếu đuối, nhuốc nhơ, túng ngặt, bắt bớ, khốn khó; vì khi tôi yếu đuối, ấy là lúc tôi mạnh mẽ”.
+ Chúng ta có khấm khá hơn không nếu chúng ta chỉ lấy lời khuyên đơn sơ của Chúa Jêsus vào lòng? Ở Mác 11:22-24 Chúa Jêsus phán: “Đức Chúa Jêsus cất tiếng phán rằng: Hãy có đức tin đến Đức Chúa Trời. Quả thật, ta nói cùng các ngươi, ai sẽ biểu hòn núi nầy rằng: Phải cất mình lên, và quăng xuống biển, nếu người chẳng nghi ngại trong lòng, nhưng tin chắc lời mình nói sẽ ứng nghiệm, thì điều đó sẽ thành cho. Bởi vậy ta nói cùng các ngươi: Mọi điều các ngươi xin trong lúc cầu nguyện, hãy tin đã được, tất điều đó sẽ ban cho các ngươi”.
+ Phép lạ nầy nhắc cho chúng ta nhớ rằng Đức Chúa Trời của chúng ta không phải là một Đức Chúa Trời keo kiệt. Ngài minh chứng còn hơn là đủ cho dân đó và chính ao ước của Ngài là ban cho bạn còn rời rộng hơn là đủ nữa, Luca 12:32; Giăng 10:10. (Minh họa: Ngài là Đức Chúa Trời của sự tột bực – Sáng thế ký 1:20; Xuất Êdíptô ký 15:1; Hêbơrơ 7:25. Đức Chúa Trời của chúng ta là Đức Chúa Trời của sự dư dật! Ngài dư dật yêu thương; dư dật thương xót; dư dật ân điển; dư dật phước hạnh; dư dật mọi sự hơn là bạn có cần nữa! Cảm tạ Đức Chúa Trời, Ngài thật là dư dật!)
+ Phép lạ nầy dạy cho chúng ta biết rằng những việc lớn lao có thể xảy ra nếu chúng ta chịu trao nhu cần vào trong tay Ngài! Một lượng bánh nhỏ và cá đã hóa ra đủ cho đoàn dân đông vì họ đã trao chúng vào trong tay Ngài.
Có phải bạn có một nhu cần? Hãy trao nhu cần ấy vào trong tay Ngài hôm nay! Có phải cuộc hôn nhân của bạn cần đến cái chạm của Ngài? Hãy trao nó vào trong tay Ngài hôm nay! Có phải cách ăn ở thuộc linh của bạn cần được phục hồi và thêm sinh lực? Hãy trao điều đó vào trong tay Ngài hôm nay! Bất luận là nhu cần nào, hãy trao nó vào trong tay Ngài hôm nay!
Phần kết luận: Bạn đang tìm kiếm điều gì hôm nay?
+ Có phải bạn đang nhìn chăm vào hoàn cảnh khó khăn, không biết phải thoát ra khỏi đó như thế nào không? Hãy trao nó cho Chúa Jêsus đi; Ngài là Cứu Chúa hay quan tâm!
+ Có phải bạn bị hư mất và đang có cần một Cứu Chúa? Có phải bạn hiểu rằng phương thức duy nhứt bạn sẽ được cứu là đến với Chúa Jêsus bởi đức tin? Hãy trao nó cho Chúa Jêsus đi; Ngài là Cứu Chúa hay quan tâm!
+ Có phải những ngọn núi của bạn cao quá và đồng trũng của bạn thì sâu quá hôm nay không? Có phải tấm lòng bạn tan vỡ dưới gánh nặng chồng chất không? Hãy trao nó cho Chúa Jêsus đi; Ngài là Cứu Chúa hay quan tâm!
+ Bất luận là nhu cần nào, nếu Chúa đã phán với lòng bạn hôm nay, hãy trao nó cho Chúa Jêsus đi; Ngài là Cứu Chúa hay quan tâm!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét