Mác 9:1-13
NHÌN THOÁNG QUA SỰ VINH HIỂN CỦA NGÀI
Phần giới thiệu: Các môn đồ của Chúa đã thấy choáng váng từ sự khải thị của Ngài cho rằng Ngài sẽ bị kết án tử hình và sẽ sống lại, 8:31. Ở cuối câu nói ấy, Chúa Jêsus kêu gọi các môn đồ Ngài đến với một sự sống đầu phục hoàn toàn và phân rẻ tuyệt đối. Lời lẽ của Ngài đã thành ra một cú sốc cho hệ thống của họ. Họ đã bỏ hết từng phương diện trong cuộc sống mà họ đã biết để đi theo Chúa Jêsus. Họ đã làm thế với sự tin chắc rằng Chúa Jêsus hủy diệt Rome, giải phóng Israel và thiết lập vương quốc của Đức Chúa Trời ở trên đất. Còn bây giờ, Chúa Jêsus nói cho họ biết sự theo Ngài là một việc phải trả giá cao lắm. Ngài đã ban cho họ thấy mặt tiêu cực của việc trở thành môn đồ của Ngài.
Phân đoạn Kinh Thánh chúng ta đã đọc hôm nay đã được nói ra cùng một thời điểm. Không bao lâu sau khi Chúa Jêsus nói cho người của Ngài biết rằng Ngài sẽ chịu chết, và ngay sau khi Ngài kêu gọi họ đến với một đời sống đầu phục hoàn toàn; Chúa Jêsus đưa ra một câu nói thật là lạ lùng. Ngài nói cho đoàn dân đông nhóm lại ở đó biết rằng một số người trong họ chắc chắn sẽ nhìn thấy Nước Trời đến trong quyền phép trước khi họ qua đời. Ngài làm cho cú đấm trong lời lẽ của Ngài được dịu đi với lời hứa rằng các môn đồ của Ngài sẽ hưởng lấy sự vinh hiển Ngài trong tương lai.
Cho phép tôi dừng lại trong giây lát để nói rằng tôi ngợi khen Chúa vì có một thế giới tốt hơn đang chờ đợi dân sự của Đức Chúa Trời! Một thế giới mà ở đó chẳng có tội lỗi, bịnh tật hay sự phân rẻ nữa. Một thế giới mà ở đó Chúa Jêsus được tôn cao và các thánh đồ của Đức Chúa Trời sẽ nhìn thấy Đấng Cứu Chuộc trong mọi vinh quang Ngài. Phân đoạn Kinh Thánh quí báu nầy cung ứng cho chúng ta một cái nhìn thoáng qua về sự vinh hiển chúng ta sẽ nhìn thấy vào một ngày kia trong tương lai. Bên cạnh lẽ thật ấy, còn có thêm những ơn phước thật đặc biệt chứa trong lời lẽ nầy.
Có người gặp phải nan đề với câu 1. Phái tự do tìm cách nói cho chúng ta biết rằng Chúa Jêsus đang nói tới sự tái lâm của Ngài trong câu nầy. Họ cho rằng Chúa Jêsus phạm một sai lầm và đã lầm lẫn khi Ngài nói ra những điều mà Ngài đã thốt ra ở đây. Chúa Jêsus không nói về sự tái lâm của Ngài đâu; Ngài đang nói về sự hóa hình kìa. Chúa không phạm sai lầm; Ngài chỉ nắm lấy cơ hội để khích lệ các môn đồ Ngài, họ đang ở trong chỗ ngã lòng và dễ nhầm lẫn.
Tôi muốn rao giảng từ mấy câu nầy hôm nay với đề tài Nhìn Thoáng Qua Sự Vinh Hiển Của Ngài. Tôi muốn tìm cách chỉ cho bạn thấy những ơn phước có thể tìm gặp trong câu chuyện nói tới sự hóa hình của Chúa chúng ta. Tôi muốn rao giảng về Một địa điểm; Một dân sự; Một sự phô diễn; và Một mục đích. Làm ơn để cho Chúa phán với tấm lòng của bạn khi chúng ta tìm cách nắm bắt được cái Nhìn Thoáng Qua Sự Vinh Hiển Của Ngài qua mấy câu Kinh Thánh nầy hôm nay.
I. MỘT ĐỊA ĐIỂM (câu 2b)
+ Phân đoạn Kinh Thánh nầy mở ra với phần nhắc tới một ngọn núi. Kinh Thánh không nói cho chúng ta biết ngọn núi nầy là núi nào, nhưng hầu hết các học giả đều tin rằng đây là núi Hẹt-môn. Ngọn núi nầy cao khoảng 9.200 feet so với mặt nước biển trung bình. Núi nầy nằm cách phía Bắc thành Sêsarê Philíp 12 dặm, và gần địa điểm Chúa Jêsus đang phục vụ. Những người từng nhìn thấy ngọn núi nầy nói cho chúng ta biết rằng, ngay cả lúc nóng nhất của các tháng, đỉnh của ngọn núi cao nầy được bị phủ bằng nhiều lớp tuyết.
+ Núi non chiếm một vị trí đặc biệt trong Lời của Đức Chúa Trời.
+ Chính trên một ngọn núi có tên là Môria mà Đức Chúa Trời đã tỏ ra ân điển Ngài cho Ápraham khi ông bằng lòng dâng con trai mình là Y-sác làm của lễ thiêu, Sáng thế ký 22.
+ Chính trên ngọn núi Sinai mà Đức Chúa Trời đã trao luật pháp Ngài cho Môise, Xuất Êdíptô ký 19.
+ Chính trên Núi Cạt-mên mà Đức Chúa Trời đã tỏ ra quyền phép của Ngài cho Israel thấy qua tiên tri Êli, I Các Vua 18.
+ Chính trên núi Hôrếp mà Đức Chúa Trời đã đem sự bình an đến cho tấm lòng đầy rối rắm của Ê-li, I Các Vua 19.
+ Chính trên đồi Gôgôtha mà Chúa Jêsus đã chịu chết vì tội lỗi của chúng ta trên thập tự giá, Giăng 19.
+ Chính từ Núi Ôlive mà Chúa Jêsus đã tái lâm trong sự vinh hiển thiên thượng của Ngài, Công Vụ các Sứ Đồ 1:9-11.
+ Cũng chính ngọn núi ấy sẽ chào đón hai bàn chân của Ngài lúc Ngài tái lâm trong sự vinh hiển, Xachari 14:4.
+ Núi non cũng chiếm một vị trí thật đặc biệt trong đời sống của chúng ta nữa. Tôi ngợi khen Chúa vì Ngài biệt riêng một số kinh nghiệm đỉnh cao dọc theo linh trình cho bạn và tôi biết. Chúng ta có đồng trũng của mình, những sự khó nhọc, mọi đau khổ, các tật bịnh và nan đề của chúng ta; nhưng tôi ngợi khen Đức Chúa Trời vì những đỉnh cao của cuộc sống. Tôi rất vui sướng vì có một vài địa điểm dọc theo cuộc linh trình mà ở đó chúng ta được phép nhìn thấy sự vinh hiển và quyền phép của Ngài! Tôi ngợi khen Chúa vì những thời điểm đó khi Ngài dẫn tôi vào một “đỉnh cao”.
+ Từng hồi từng lúc chúng ta được phước với một kinh nghiệm đỉnh cao. Chúng ta cần phải thưởng thức chúng vì hết thảy đều có giá trị, xứng đáng! Khi Chúa Jêsus và người của Ngài từ núi xuống, họ đã nhắm thẳng vào ma quỉ và công việc của hắn, 9:14-29. Nhưng, những người nầy đã ở với Chúa Jêsus trên hòn núi, họ chưa hề tiếp thu được những gì họ đã kinh nghiệm ở đó, Minh họa: Giăng – Giăng 1:14; Phierơ – II Phierơ 1:16-18. Những ngọn núi trong cuộc sống cũng sẽ giúp chúng ta trải qua cuộc đời nầy nữa.
II. MỘT DÂN (câu 2a)
+ Cũng có một sự nhắc tới ở đây về một dân. Chúng ta được cho biết rằng Chúa Jêsus đã chọn Phierơ, Giacơ và Giăng cho linh trình đặc biệt nầy lên đỉnh Núi Hẹt-môn. Chúa Jêsus có 12 môn đồ, vậy tại sao chỉ có ba người nầy thôi?
Câu trả lời cho thắc mắc ấy không phải là câu dễ dàng để trả lời đâu, nhưng cái điều rõ ràng là ba người nầy đã trở nên nổi bật lên trong Hội Thánh đầu tiên. Có lẽ họ được phép chứng kiến những biến cố trong ngày ấy để chuẩn bị nắm lấy những vị trí lãnh đạo mà sau đó họ sẽ giữ lấy.
Tất nhiên, đây chẳng phải là lần đầu tiên Chúa Jêsus chọn mấy người nầy để phục vụ trong một thời điểm phục vụ đặc biệt đâu, đây cũng không phải là lần sau cùng Ngài làm như vậy. Lần đầu tiên Chúa Jêsus chọn ba người nầy là khi Chúa Jêsus làm cho con gái Giairu sống lại từ kẻ chết, Mác 5:37. Ngài đã chọn họ từ đây. Chúa Jêsus cũng đưa mấy người nầy “đi sâu một chút nữa” với Ngài trong Vườn Ghếtsêmanê trong đêm trước khi Ngài bước lên thập tự giá, Mác 14:33. Mấy người nầy đã được ơn nhìn thấy nhiều việc mà các môn đồ khác không được chứng kiến.
+ Bây giờ, hết thảy chúng ta đều biết rằng Đức Chúa Trời chẳng “vị nể ai hết”, Rôma 2:11. Điều nầy có ý nói rằng Ngài không xem người nầy hơn người kia vì cớ bất kỳ công trạng đặc biệt nào mà người ấy có. Nói cách khác, Đức Chúa Trời không chơi trò ưa chuộng giữa vòng dân sự Ngài. Ngài không yêu bạn nhiều hơn Ngài yêu tôi và Ngài không yêu tôi nhiều hơn Ngài yêu bạn. Thế nhưng, như Vance Havner đã nói rất hay: “Đức Chúa Trời không có sự mến chuộng, song Ngài có những sự mật thiết”.
Có thể Ngài không yêu một trong các con cái Ngài nhiều hơn bất kỳ con cái nào khác trong số đó, nhưng có người thì gần gũi với Ngài hơn những người khác có. Và người nào sống gần gũi Ngài hơn sẽ nhìn thấy nhiều về sự vinh hiển của Ngài và nhiều về quyền phép của Ngài hơn người nào cứ ở xa xa.
+ Chúng ta sống gần gũi với Đức Chúa Trời như chúng ta đáng phải khao khát, Giacơ 4:8. Chúng ta có thể kinh nghiệm sự vinh hiển và quyền phép của Ngài nhiều hơn khi chúng ta ao ước muốn kinh nghiệm.
Có phải bạn lấy làm lạ tại sao có người dường như tràn trề tình yêu dành cho Chúa không? Có phải bạn lấy làm lạ tại sao có người dường như luôn luôn sẵn sàng để thờ lạy và ngợi khen Ngài không? Bạn ngạc nhiên không biết bí quyết của họ là gì, có phải không?
Thật ra chẳng có bí quyết gì đâu! Những người ấy đã quyết trong trí họ là muốn sống gần gũi với Ngài. Kết quả là, Ngài đã hứa sống gần gũi với họ. Kết quả của sự việc ấy là sự hiện diện ngọt ngào của Chúa Jêsus trong đời sống họ.
Cho phép tôi khích lệ bạn nên đến gần Ngài giống như Giăng đã ở gần trong bữa tiệc ly, Giăng 13:23-26. Giăng đã nghiêng đầu mình trên ngực của Chúa Jêsus. Từ vị trí đó, Giăng có thể nghe nhịp tim đập của Chúa. Ông có thể cảm nhận được hơn thở của Ngài từ trên đầu ông. Ông có thể nghe thấy Chúa phán với một “giọng êm dịu nhỏ nhẹ”. Đấy là chỗ mà tôi muốn đặt mình vào! Còn bạn thì sao?
+ Vì vậy, tại sao Chúa Jêsus lại chọn ba người nầy? Tôi muốn nói cho bạn biết lý do tại sao Chúa Jêsus đã chọn họ khi bạn có thể nói cho tôi biết lý do tại sao Chúa Jêsus lại chọn bạn và tôi! Khi nghĩ đến sự Ngài có thể nắm lấy một người thuộc hạng tội nhân như tôi, cứu tôi bởi ân điển của Ngài và rồi cho phép tôi kinh nghiệm sự vinh hiển của Ngài là điều vượt quá trí hiểu của tôi! Nhưng, sự thực đơn giản, tôi không thể hiểu được, sự việc ấy sẽ không làm cho tôi thôi không tận hưởng điều đó! Tôi muốn đến gần Chúa như tôi có thể!
III. MỘT SỰ PHÔ DIỄN (các câu 2c-8)
+ Việc trèo lên đỉnh Núi Hẹt-môn sẽ thành ra phần hay nhất trong ngày ấy. Luca, trong câu chuyện của ông về sự kiện nầy, nói cho chúng ta biết Chúa Jêsus bắt đầu cầu nguyện khi họ lên tới đỉnh núi, Luca 9:28-29. Rõ ràng buổi nhóm cầu nguyện nầy kéo dài trong một lúc, vì các môn đồ rất buồn ngủ, Luca 9:32. Vì vậy, ban ngày có lẽ sắp hết và ban đêm đà phủ xuống. Ngọn núi an bình được che phủ với bầu trời đầy sao đêm.
Thình lình, Chúa Jêsus biến đổi! Gương mặt Ngài thay đổi, Luca 9:29. Áo xống Ngài thay đổi, câu 3. Mọi sự của Ngài đã được “biến hóa”. Từ ngữ nầy đến từ chữ “metamorphosis” (phân bào). Đây cũng là từ được sử dụng để mô tả những sự thay đổi mà sâu bướm trải qua khi nó phải “biến” thành bướm.
Nói cách khác, mọi hình thái của Chúa Jêsus đều được biến đổi trên hòn núi đó. Sự vinh hiển đã bị che giấu trong Ngài giờ được tỏ ra trên hòn núi ấy. Bạn thấy đấy, đây chẳng phải là lần đầu tiên Chúa Jêsus đã kinh nghiệm một sự hóa hình đâu. Khi Ngài chào đời tại thành Bếtlêhem, Chúa Jêsus đã che giấu sự vinh hiển của thần tánh Ngài ở đàng sau bức màn thân thể con người của Ngài. Trong cơ hội nầy, sự vinh hiển ở bên trong lộ hết ra bên ngoài.
Ngọn núi tối tăm kia giờ đã được tắm với thứ ánh sáng rực rỡ hơn cả mặt trời. Bất cứ ai nhìn lên núi Hẹt-môn đêm hôm ấy sẽ nhìn thấy hòn núi rực sáng với sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Đây là một sự phô diễn rất đặc biệt!
Tất nhiên, mấy người nầy đã được ban cho một cái nhìn thoáng qua về sự vinh hiển mà hết thảy con cái của Đức Chúa Trời sẽ nhìn thấy khi họ về đến thiên đàng. Một ngày kia, chúng ta sẽ nhìn thấy Chúa Jêsus trong mọi vinh quang của Ngài, 1 Giăng 3:2.
+ Khi ấy, Môise và Ê-li hiện ra trên hòn núi ấy với Chúa Jêsus. Mác nói, họ đang “nói chuyện với Ngài”, câu 4. Luca cho chúng ta biết họ đang bàn bạc về sự “qua đời” của Ngài, Luca 9:31. Họ đã đến để trao đổi với Ngài về cái chết sắp đến trên thập tự giá.
Tại sao lại là Môise và Êli chớ không phải là ai đó quan trọng từ Cựu Ước? Môise và Êli là những đại biểu nổi bật của luật pháp và các tiên tri. Hai người nầy đã đến để tiêu biểu cho Lời của Đức Chúa Trời, nói tới sự đến của Lời Đức Chúa Trời. Môise là đấng ban luật pháp và Êli là tiên tri đầu tiên và quan trọng nhất trong hàng tiên tri. Hai người nầy đã đến để khích lệ Chiên Con Đức Chúa Trời khi Ngài đang đến gần với đồi Gôgôtha. (Minh họa: Cuộc trao đổi ấy còn nói đến điều gì khác hơn chăng?)
Hai người nầy cũng tiêu biểu cho hai cách thức mà dân sự của Đức Chúa Trời đối diện với sự chết. Môise đã qua đời và được chôn cất, Phục truyền luật lệ ký 34:5-6. Êli được đưa về trời khi còn sống mà vào thiên đàng, II Các Vua 2:11.
Giống như Môise, nhiều người đã và nhiều người sẽ chết. Giống như Êli, có người sẽ được cất đi khi còn sống vào trong thiên đàng để gặp gỡ Đức Chúa Trời, I Côrinhtô 15:51-52; I Têsalônica 4:16-18. Giống như Môise và Êli, bất kỳ bạn lìa thế gian nầy như thế nào, nếu bạn nhìn biết Chúa, bạn sẽ ở với Ngài trong sự vinh hiển một ngày kia! Đúng là một lẽ thật và đúng là một ơn phước!
Đồng thời, tôi được phước bởi sự thực Môise đang đứng với Chúa Jêsus trên hòn núi ấy. Có thể bạn nhớ lại rằng Môise đã bị cấm không được vào xứ Canaan vì cớ ông loạn nghịch trước một mạng lịnh đặc biệt của Đức Chúa Trời, Phục truyền luật lệ ký 32:49-52. Giờ đây, ông đang có mặt ở đây, đang đứng trên đỉnh một hòn núi cao, nhìn thấy khắp cả xứ Canaan. Bạn có thể tưởng tượng được sự phấn khích của ông chăng? Môise đã bị sửa phạt trong cõi thời gian, nhưng ông đã được tự do trong cõi đời đời!
+ Phierơ, Giacơ và Giăng đã thiếp ngủ rồi. Họ thức dậy để thấy hòn núi được tắm trong thứ ánh sáng siêu nhiên. Chúa Jêsus, cấp lãnh đạo và là thiết hữu của họ, không còn đúng là con người như trước đây nữa. Khi họ bước lên núi chỗ Chúa Jêsus đứng, Ngài là một người Do thái bình thường; khi họ thức giấc, Jesus còn rực rỡ sáng láng hơn cả mặt trời. Khi họ nhìn thấy điều nầy, họ đã làm sợ hãi, câu 6.
Phierơ đã không biết phải nói gì, câu 6, vì vậy ông cứ lắp bắp tại chỗ ấy. Ông đề nghị họ nên bước vào một chương trình xây dựng, câu 5. Ông cho rằng họ xây ba cái lán, một cái cho Môise, một cái cho Êli, và một cái cho Chúa Jêsus. (Minh họa: Đồng thời, có người có đôi điều để nói và hạng người phải nói ra một việc gì đó. Nhóm thứ nhứt thì đáng để tai nghe. Nhóm thứ hai sẽ đưa bạn vào rắc rối!)
Có thể Phierơ đang đề nghị rằng họ chỉ cần ở lại trên hòn núi ấy, tận hưởng giây lát lạ lùng nầy. Có thể Phierơ đang đề nghị rằng họ sử dụng Núi Hẹt-môn là trung tâm đầu não của thế gian cho “Phong trào Nước Trời” mà ông cảm thấy sắp sửa hiện ra.
+ Dù động lực của Phierơ có là gì đi nữa, có một việc rất chắc chắn, Đức Chúa Trời không thích những điều Phierơ đã nói. Thình lình Chúa Jêsus và 5 người kia trên hòn núi ấy đã bị một đám mây phủ lấy. Từ đám mây đó bùng ra tiếng phán của chính Đức Chúa Trời Toàn Năng. Đức Chúa Trời tuyên bố oai quyền tối cao của Chúa Jêsus trên cả luật pháp và trên cả các lời tiên tri. Đức Chúa Trời không để cho Phierơ đặt Chúa Jêsus lên chính cấp độ giống như Môise và Êli. Đức Chúa Trời đang phán rằng Chúa Jêsus là siêu việt đối với cả hai người nầy và sứ điệp của họ. Rốt lại, chính Chúa Jêsus là Đấng ban cho họ chính những lời mà họ đã viết ra. Đây là Chúa Jêsus mà họ đã viết tới khi họ đặt bút viết. Đức Chúa Trời muốn Phierơ, và phần còn lại chúng ta, phải biết rõ là Chúa Jêsus là công tác sau cùng của Ngài cho nhân loại!
Người ta có thể tìm cách làm hòa lại với Đức Chúa Trời bằng cách tuân giữ luật pháp hay bằng cách làm nhiều việc tôn giáo, nhưng các việc ấy sẽ không đủ để đáp ứng đâu. Sự cứu rỗi, ơn tha thứ và thiên đàng sẽ chỉ đến khi một người tin theo Chúa Jêsus để được cứu rỗi cho linh hồn của họ, Công Vụ các Sứ Đồ 16:31; Giăng 3:16. Lời khuyên của Đức Chúa Trời cho Phierơ ở câu 7 vẫn còn là lời khuyên rất tốt cho hôm nay: “Hãy vâng nghe Người!” Nếu bạn muốn lên thiên đàng, bạn cần phải vâng nghe những gì Chúa Jêsus đã phán với bạn, Giăng 14:6; Mathiơ 11:28.
+ Đức Chúa Trời phán và ngay lập tức đám mây tan đi, Môise và Êli không còn ở đó nữa, và các môn đồ còn lại một mình với Chúa Jêsus một lần nữa. Phierơ và các người khác đã nhìn nhau, nhìn các thứ khác thay vì nhìn chăm vào một mình Chúa Jêsus. Đức Chúa Trời cẩn thận trong sự việc nầy bằng cách cất bỏ hết mọi thứ khác mà họ đang nhìn vào.
Cũng một thể ấy cho hôm nay, chúng ta cần phải ý thức đừng để cho bất kỳ một việc nào khác chiếm lấy sự chúng ta không còn chú ý vào Chúa Jêsus nữa. Bất cứ điều chi khác là rất nguy hiểm. Bất cứ thứ chi khác cần phải bị Chúa cất bỏ hết.
IV. MỘT MỤC ĐÍCH (các câu 2c-13)
+ Khi Chúa Jêsus và người của Ngài rời khỏi hòn núi đó, Chúa Jêsus dặn họ đứng tỏ cùng ai những gì họ đã nhìn thấy cho tới khi Ngài sống lại từ kẻ chết, câu 9. Họ không hiểu bởi sự nầy Ngài muốn nói tới điều gì, câu 10, vì họ không nắm bắt được sự thực của sự sống lại cho tới khi Chúa Jêsus thực sự đã chịu chết và đã sống lại.
Chúa Jêsus nói cho họ biết phải giữ phần thông tin nầy cho bản thân họ vì hai lý do: 1.) Họ không hiểu mọi thông tin mà họ cần có. 2.) Họ không hiểu phần thông tin mà họ đã có. Nếu họ đi quanh đấy để thuật lại cho mọi người biết những điều họ nom thấy, họ sẽ làm cho nhiều người bị nhầm lẫn và cản trở phần còn lại của chức vụ trên đất của Đấng Christ.
Khi họ rời khỏi hòn núi, ba người nầy đã lẫn lộn. Họ muốn biết lý do tại sao mấy thầy thông giáo nói Êli phải đến trước Đấng Mêsi, câu 11, khi họ đã nhìn thấy Đấng Mêsi rồi, và rồi họ đã nhìn thấy Êli hiện ra trên hòn núi. Chúa Jêsus nói cho họ biết rằng Êli sẽ đến, câu 12, và rồi Ngài chuyển vấn đề cho họ.
Chúa Jêsus xây mục tiêu từ Êli sang chính mình Ngài. Ngài nói cho các môn đồ biết rằng đang khi Êli đến, Con Người sẽ chịu khổ và bị người ta xem chẳng ra gì hết. Rồi đến câu 13, Chúa Jêsus khiến cho họ nhìn biết rằng Êli đã đến rồi, trong thân vị của Giăng Báptít, ông đã đến trong “tâm thần và quyền phép” của Êli, Luca 1:17. Khi nhân vật cao trọng nầy của Đức Chúa Trời đã đến, ông đã bị kết án tử hình. Hàm ý ở đây, ấy là Con của Đức Chúa Trời đã đến với trần gian nầy và Ngài cũng sẽ bị đối xử cách xấu hổ như thế.
Sứ điệp thực của các câu 9-13, ấy là các môn đồ vẫn chưa tiếp thu nổi. Họ đã nhìn thấy Chúa Jêsus trong sự vinh hiển của Ngài và họ đã không hiểu nổi sứ điệp ở đàng sau phép lạ đó.
+ Với điều đó trong trí, cho phép tôi cung ứng cho bạn một số vấn đề rất hiển nhiên, đối với tôi là những lý do nằm ở đàng sau sự hóa hình của Đức Chúa Jêsus Christ.
+ Để khích lệ Con Đức Chúa Trời – Giống như Đức Chúa Trời đã tuyên bố ở phần đầu chức vụ trên đất của Đấng Christ, Mác 1:11, Ngài công bố mối quan hệ của Ngài với Chúa Jêsus và sự tán thưởng của Ngài về chức vụ của Chúa. Chúa Jêsus đã nghe thấy tiếng phán ấy một lần nữa khi Ngài càng đến gần với thập tự giá hơn, Giăng 12:28.
+ Để minh chứng một lần nữa và cho mọi người thấy rõ rằng Chúa Jêsus là Con của Đức Chúa Trời – Chúa Jêsus đã làm ra nhiều phép lạ đầy quyền năng trong đời sống và chức vụ của Ngài. Tuy nhiên, các môn đồ của Ngài vẫn còn hồ nghi về thần tính của Ngài. Phép lạ nầy minh chứng rằng Ngài là Đức Chúa Trời ở trong loài xác thịt, Giăng 1:1; 14!
+ Để thách thức các môn đồ – Các môn đồ đã được dưỡng dục để tin rằng sự vâng theo luật pháp và tuân giữ các nghi thức tôn giáo là phương tiện để được cứu rỗi. Ở đây họ được dạy cho phải tin cậy Chúa Jêsus và chỉ một mình Chúa Jêsus thôi. Đấy là một bài học mà hết thảy chúng ta sẽ phải thuộc nằm lòng! Việc làm, tôn giáo và việc lành sẽ không bao giờ cứu được ai. Chỉ một mình đức tin nơi Chúa Jêsus là phương tiện và là phương pháp cứu rỗi, Êphêsô 2:8-9.
+ Để nhắc cho chúng ta nhớ rằng thập tự giá là một sự lựa chọn mà Chúa Jêsus đã bằng lòng đưa ra và không phải là việc mà Ngài bị buộc phải làm đâu – Khi Chúa Jêsus hiện ra trong sự vinh hiển trên hòn núi ấy, Ngài chỉ cho chúng ta thấy rằng Ngài có thể bước ra khỏi cõi đời nầy bất cứ lúc nào. Theo ý muốn Ngài, Ngài sẽ bỏ cõi thời gian nầy và bước lại vào cõi đời đời. Ngài không phải bước lên thập tự giá! Chẳng một ai giết được Chiên Con của Đức Chúa Trời; Ngài bằng lòng phó mạng sống Ngài trên thập tự giá vì Ngài đã chọn làm như thế, Giăng 10:17-18. Ngài đã đến với thế gian nầy để chịu chết, Philíp 2:5-8, Mác 10:45. Ngài đã đến để chịu chết và đấy là những gì Ngài đã làm khi Ngài bước lên thập tự giá.
+ Để tỏ cho chúng ta thấy ân điển ấy rồi đưa chúng ta đến chỗ mà luật pháp không sao đưa chúng ta đến được – Trong khi Chúa Jêsus hóa hình trên hòn núi đó, Đức Chúa Trời đã ngự xuống, câu 7. Khi Ngài ngự xuống, một đám mây đã che phủ hết đỉnh núi ấy. Về mặt cá nhân, tôi tin đấy là sự vinh hiển Shekinah của Đức Chúa Trời. Tôi tin đây cũng chính là đám mây đã dẫn dắt dân Israel lúc ban ngày, Xuất Êdíptô ký 13:21. Tôi tin đây cũng chính là đám mây ngự trên Đền Tạm, Xuất Êdíptô ký 40:35. Tôi tin đây chính là đám mây đầy dẫy đền thờ trong thời của Vua Solomon, I Các Vua 8:10-11; II Sử ký 7:1. Tôi tin đây chính là đám mây mà Môise chỉ được phép nhìn thoáng qua khi Đức Giêhôva đi ngang qua, Xuất Êdíptô ký 33:18-23. Đây chính là đám mây mà Êxêchiên đã nhìn thấy dậy lên từ giữa sêrubin và chuyển đến ngạch cửa của đền thờ vì cớ sự bội đạo của Israel, Êxêchiên 8:4; 9:3. Chính đám mây nầy chuyển đến cổng phía Đông của đền thờ khi nó hiện ra lơ lửng trong một thời gian, Êxêchiên 10:4, 18, 19. Đây chính là đám mây phát sinh từ Núi Ôlive không còn thấy trong Israel nữa, Êxêchiên 11:22-25. Đám mây vinh hiển không còn được thấy trong xứ Israel có đến hơn 600 năm. Bây giờ, nó đã trở lại và nó đã bao quanh Chúa Jêsus và hết thảy những ai đang ở với Ngài! Bạn thấy đấy, Luật pháp sẽ không bao giờ để cho Môise, Êli, Phierơ, Giacơ hay Giăng bước vào trong sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Thế nhưng, khi họ thấy mình ở trong sự hiện diện của Chúa Jêsus, họ đã kinh nghiệm quyền phép và sự vinh hiển của Ngài.
Chỉ một mình ân điển mới có thể mở cánh cửa cho những vụ việc của Đức Chúa Trời! Khi bạn đến với Chúa Jêsus bởi đức tin, bạn đang bước vào một thế giới mới. Sự nhìn biết Chúa Jêsus sẽ đem bạn đứng vào chung hàng để kinh nghiệm sự vinh hiển của Đức Chúa Trời theo những phương thức thật khó tin trong đời sống của bạn. Sự vinh hiển của Ngài được nhìn thấy trong lời cầu nguyện được nhậm; trong sự bình an và sự hiện diện của Ngài; trong những thời điểm thờ phượng chung, riêng; và vô số những trường hợp khác nữa.
Phần kết luận: Tôi ngợi khen Đức Chúa Trời vì sự hóa hình của Đức Chúa Jêsus Christ. Không chỗ nào trong bản tường trình Tin Lành sự vinh hiển và lai lịch của Ngài được nhìn thấy rõ nét hơn. Chúa Jêsus là con người trọn vẹn, tuy nhiên Ngài cũng rất thiêng liêng đến nỗi Ngài có thể để cho sự vinh hiển thực của Ngài chiếu sáng như mặt trời. Ngài là sự ứng nghiệm mọi sự mà Môise và Êli, và hết thảy luật pháp và lời tiên tri đã nói hay đã viết ra. Ngài đem sự ứng nghiệm ấy đến cho chúng ta! Ngài đem sự hiện diện của Đức Chúa Trời vào đời sống chúng ta; Ngài soi sáng đời sống của chúng ta; và một ngày kia, qua mối quan hệ của chúng ta với Ngài, chúng ta sẽ yên nghỉ trong cõi đời đời trong sự vinh hiển Shekinah của Chúa phục sinh, tối cao của chúng ta.
Bây giờ, tôi đã trình bày nhiều vấn đề trong sứ điệp nầy. Nguyện Đức Chúa Trời phán với tấm lòng của bạn ở một lãnh vực nào đó hôm nay. Nếu Ngài đã phán, cho phép tôi mời bạn đến trước mặt Ngài và lo liệu mấy việc sau đây:
+ Nếu bạn bị hư mất, hãy đến với Chúa Jêsus và được cứu.
+ Nếu bạn cần cảm tạ Đức Chúa Trời về những kinh nghiệm đỉnh cao trong đời sống của mình, bây giờ là thì thuận tiện đây.
+ Nếu bạn muốn tìm kiếm mặt Ngài và trở thành một người vừa lòng Đức Chúa Trời, bàn thờ nầy đang rộng mở đây.
+ Nếu Đức Chúa Trời đã khích lệ tấm lòng bạn và bạn muốn dâng lời cảm tạ Ngài, giờ là thì giờ đây.
+ Chúng ta hãy làm phiền Ngài hôm nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét