Thứ Ba, 17 tháng 8, 2010

Mác 1.14-15: "SỨ ĐIỆP CỦA NGƯỜI ĐẦY TỚ"



Mác 1.14-15
SỨ ĐIỆP CỦA NGƯỜI ĐẦY TỚ
Phần giới thiệu: Đức Chúa Jêsus Christ đã được chuẩn bị cho chức vụ ở trên đất của Ngài trong ba phương thức thật đặc biệt. Ngài đã được chuẩn bị về mặt thuộc linh, về mặt tình cảm và bề mặt thể xác. Ngài đã được Đức Thánh Linh xức dầu cho công tác mà Ngài được sai đến để lo làm, câu 10. Ngài đã nhận lãnh sự tán thưởng qua môi miệng của Cha Ngài ở trên trời, câu 11. Ngài bị đặt vào thử nghiệm trong xác thịt, khi Ngài kiêng ăn bốn mươi ngày và đối mặt với ma quỉ trên hòn núi thử thách, câu 12-13.
Phân đoạn Kinh Thánh chúng ta đã đọc hôm nay cho thấy Chúa Jêsus đang ở phần đầu chức vụ trong xứ Galilê của Ngài. Hai câu nầy tỏ ra lẽ đạo nói tới chức vụ của Chúa Jêsus.
Trong khi Đức Chúa Jêsus Christ còn ở trên đất, Ngài đã làm nhiều việc thật lạ lùng. Ngài đã cho đoàn dân đông ăn với mấy cái bánh và mấy con cá. Ngài đã chữa lành cho từng loại bịnh tật khó chữa được. Ngài đuổi quỉ, giải phóng người ta ra khỏi cái nắm bắt của Satan. Thậm chí Ngài còn làm cho người ta sống lại từ kẻ chết nữa! Chức vụ của Chúa Jêsus là một chức vụ rất kỳ diệu.
Sứ mệnh chính của Ngài khi đến với thế gian nầy là phải bước lên thập tự giá phó mạng sống Ngài làm giá chuộc cho tội lỗi, Mác 10.45. Đấy là lý do tại sao Ngài đã giáng sinh và đấy là lý do tại sao Ngài đã sống. Đức Chúa Jêsus Christ đã bước vào thế gian nầy để chịu chết cho hạng tội nhân hư mất. Đấy là lý do tại sao Ngài đã đến đây!
Trên đường đến thập tự giá, Chúa Jêsus đã làm đầy dẫy những ngày tháng của Ngài với sự phục vụ. Mục đích chính của Ngài khi Ngài đi đường mình đến với thập tự giá là làm vinh hiển cho Cha Ngài bằng những việc Ngài đã làm và nói.
Chúng ta đọc các sách Tin Lành và linh hồn chúng ta rung động khi chúng ta đọc thấy các phép lạ mà Ngài đã làm. Tuy nhiên, việc quyền năng nhất về chức vụ trên đất của Chúa Jêsus không phải là những điều Ngài đã làm; mà chính những điều Ngài đã phán dạy. Các phép lạ của Ngài đều là phụ thuộc vào sứ điệp của Ngài.
Khi Chúa Jêsus xuất hiện trong sách Tin Lành Mác, Ngài đến đặng rao giảng Lời của Đức Chúa Trời. Ngài xuất hiện với một sứ điệp nói tới những tin tức tốt lành cho những ai chịu nghe Ngài. Đây là sứ điệp mà Chúa đã rao giảng, tôi cũng muốn rao giảng sứ điệp ấy hôm nay.
Mặc dầu sứ điệp của Ngài đã được rao giảng cách đây 2.000 năm, sứ điệp ấy vẫn thích đáng và đầy năng quyền hôm nay. Mặc dầu Ngài đã chịu chết trên thập tự giá, sứ điệp của Ngài đang sống động luôn. Sứ điệp của Ngài đã được rao giảng vô số lần trải qua các thời đại. Sứ điệp của Ngài vẫn đang được rao giảng trên khắp thế giới. Đây là một sứ điệp tươi mới như những dòng quảng cáo rầm rộ hôm nay. Đây là một sứ điệp thích đáng hơn những gì đang xảy ra ở Washington, ở Hollywood, ở Baghdad hay ở Moscow. Đây là một sứ điệp phải được rao giảng và đây là một sứ điệp mà người ta cần phải được nghe nói đến.
Chúng ta hãy nhìn vào Sứ điệp của Người Đầy Tớ. Tôi muốn chỉ ra một số sự kiện về sứ điệp của Ngài mà tôi hy vọng chúng sẽ phán với lòng của chúng ta. Bất chấp bạn ở đâu trên chuyến hành trình thuộc linh của bạn hôm nay, bạn đang cần tới sứ điệp nầy.
Nếu bạn bị hư mất, sứ điệp nầy có thể chỉ cho bạn đến với ơn cứu rỗi. Nếu bạn đã nguội lạnh, sứ điệp nầy có thể đưa bạn đến với ngọn lửa. Nếu bạn có những nhu cần, sứ điệp nầy có thể hiến cho bạn sự trông cậy. Hãy để Ngài phán với tấm lòng của bạn khi chúng ta xem xét Sứ điệp của Người Đầy Tớ.

I. CẤU TRÚC SỨ ĐIỆP CỦA NGÀI (câu 14a)
A. Mác bỏ qua hơn một năm trong chức vụ của Chúa chúng ta. Trước các biến cố trong mấy câu nầy, Chúa Jêsus đã phục vụ ở các phần phía Nam Israel trong xứ Giuđê. Năm đầu tiên đó của chức vụ công khai của Chúa chúng ta được gọi là Năm Tăm Tối, và nếu năm ấy không phải nói tới Tin Lành của Giăng, chúng ta hầu như chẳng biết gì về những ngày đầu sớm sủa đó.
Chính trong những ngày đầu chức vụ sớm sủa đó, Chúa Jêsus đã gặp gỡ Nicôđem và đã chia sẻ Tin Lành với ông ấy. Chính trong những ngày đầu chức vụ sớm sủa đó, Chúa Jêsus đã khởi sự kiếm được lòng người, khi dân chúng rời khỏi Giăng Báptít để bước theo Chúa Jêsus. Giăng 4.1-3 cho chúng ta biết lý do tại sao Chúa Jêsus đã đến trong xứ Galilê.
Chúa Jêsus không rời xứ Giuđê để tránh sự bắt bớ của người Pharisi. Ngài đã giảng đạo ở phía nam và Giăng lo giảng ở phía Bắc. Khi Giăng bị bắt vì rao giảng lẽ thật, Chúa Jêsus mới bước chính góc đường đó mà rao giảng cùng một sứ điệp!
Chính trong hành trình lên phía Bắc mà Ngài phải đi ngang qua xứ Samari rồi gặp người đàn bà ở bên giếng. Đời sống của Chúa Jêsus là một chứng cớ cho một chứng nhân! Dù là một cấp lãnh đạo tôn giáo đã đến lúc ban đêm như Nicôđem, hay một người đàn bà gian ác ở bên giếng, Chúa Jêsus đã dành thì giờ để chia sẻ các tin tức tốt lành với mọi người mà Ngài đã gặp! Chúng ta cần thái độ đó cho những linh hồn bị hư mất!
B. Câu 1 cho chúng ta biết rằng Chúa Jêsus đã đến trong xứ Galilê sau khi Giăng bị bỏ tù. Giăng Báptít đã b ị bắt vì ông dám rao giảng lẽ thật. Hêrốt, là vua do người Lamã chỉ định, đã lấy một người đàn bà có tên là Hêrôđia, bà nầy là em dâu, là vợ của Philip em ông. Giăng đã quở trách Hêrốt và đã gọi mọi hành vi của ông ta là tội lỗi. Hêrốt cho bắt Giăng rồi ném ông vào ngục tù, Mác 16.17-20. Về sau Giăng bị chặt đầu trong nhà tù ấy, khoảng 16 tháng sau. Vì thế, với mấy câu nầy, Mác cung ứng cho chúng ta khung thời gian cho phần khởi sự chức vụ công khai của Chúa chúng ta.
C. Trước khi chúng ta rời khỏi Giăng Báptít hôm nay, cho phép tôi nói một hay hai lời về nhân vật nầy và chức vụ của ông ấy. Giăng đã đến như người tiền khu của Chúa Jêsus. Giăng đã đến đặng công bố sự đến của Chúa. Giăng đã đến để dọn đường cho chức vụ của Chúa Jêsus.
Qua sự làm chứng của riêng ông, Giăng vốn biết rõ rằng chức vụ của ông đã được định phải lui đi. Khi các đoàn dân đông đi theo Giăng bắt đầu chạy theo Chúa Jêsus, Giăng biết rõ ngôi sao của mình phải rụng đi khi Chúa Jêsus sắp sửa thăng lên. Ông đã nói nhiều ở Giăng 3.26-36. Giăng đã giàu ơn chỉ cho người ta đến với Chúa Jêsus.
Thế nhưng, có một điều Giăng đã không nhìn thấy nó sẽ đến. Tôi không nghĩ ông đã nhìn thấy ngục tù và sự chết là một phần trong chức vụ của ông. Sau khi bị nhốt tù hơn một năm, Giăng đã sai các môn đồ mình đến gặp Chúa Jêsus rồi hỏi thăm Chúa Jêsus không biết có phải Ngài thực sự là Đấng Mêsi không!?! Mathiơ 11.3-7. Chúa Jêsus đã tái bảo đảm với Giăng cũng như với mọi người.
Tuy nhiên, có một bài học dành cho chúng ta về đời sống, chức vụ và mối hồ nghi của Giăng. Không một ai trong chúng ta biết rõ con đường sự sống sẽ dẫn chúng ta tới đâu hay điều chi sẽ đến trên đường lối của chúng ta khi chúng ta bước theo Chúa. Thật là dễ rơi vào chỗ thất bại và ngã lòng vì những đồng trũng mà chúng ta được kêu gọi phải đi qua và những gánh nặng mà chúng ta phải mang vác. Không một ai trong chúng ta được miễn trừ khỏi ngã lòng và nghi ngờ.
Cho phép tôi nhắc cho bạn nhớ đến một vài lẽ thật đặc biệt.
 Bạn không hề ở một mình đâu, Hêbơrơ 13.5; Mathiơ 28.20.
 Đức Chúa Trời vốn biết chính xác nơi bạn đang sinh sống, Gióp 23.10.
 Đức Chúa Trời đã hoạch định đường lối của bạn vì ích cho bạn và vì sự vinh hiển của Ngài, Thi thiên 37.23; Rôma 8.28.
 Ân điển của Ngài sẽ có đủ cho bạn dù bạn phải đối mặt với điều gì trong cuộc sống, II Côrinhtô 12.9.
 Trên hết mọi sự, Ngài yêu thương bạn và có những chương trình lớn lao dành cho cuộc sống của bạn, Giêrêmi 29.11: “Vì ta biết ý tưởng ta nghĩ đối cùng các ngươi, là ý tưởng bình an, không phải tai họa, để cho các ngươi được sự trông cậy trong lúc cuối cùng của mình”.
II. TRỌNG TÂM CỦA SỨ ĐIỆP (câu 14b)
(Minh họa: Phần còn lại của câu 14 tỏ ra tình cảm trong lòng của Chúa chúng ta. Khi Chúa Jêsus vào trong xứ Galilê, Ngài đã đến đặng “giảng Tin Lành của Đức Chúa Trời”. Một sự xem xét kỹ càng hơn những câu nói nầy tỏ ra nhiều điều về sứ điệp của Ngài).
A. Rao giảng – Chữ nầy có nghĩa là “tỏ ra chức vụ của một sứ giả”. Một sứ giả đã đến với những tin tức quan trọng từ nhà vua. Người ta phải chú ý đến và phải tôn trọng sứ giả. Sứ điệp của Ngài cần phải được tuân theo không phải thắc mắc. Khi Chúa Jêsus đến, Ngài đã đến để tuyên bố sứ điệp của Đức Chúa Trời. (Minh họa: Có nhiều nhà truyền đạo trong thế giới của chúng ta, nhưng họ không rao giảng nếu như họ không phân phát sứ điệp của Đức Chúa Trời, II Timôthê 4.2!)
B. Tin Lành – Từ ngữ “Tin Lành” có nghĩa là “những tin tức tốt lành”. Chúa Jêsus đã đến với dân chúng trong thời của Ngài lo rao giảng một sứ điệp nói tới hy vọng và những tin tức đầy sự vui mừng. (Minh họa: Người ta nói ra đủ thứ giễu cợt về việc rao giảng Kinh Thánh. Có người than phiền khi một sứ điệp quá dài hay quá ngắn. Thực ra, mọi sự rao giảng về Kinh Thánh đều là “những tin tức tốt lành”. Nếu sứ điệp công bố ra Lời của Đức Chúa Trời, thì đấy là một sứ điệp cần phải được rao giảng, được nghe và được chú ý đến).
C. Nước của Đức Chúa Trời – Chúa Jêsus không những rao giảng bất cứ “những tin tức tốt lành” nào, mà Ngài còn rao giảng “Tin Lành” nói về “Nước của Đức Chúa Trời” nữa. Người Do thái vốn biết rõ từ việc rao giảng của các tiên tri trong Cựu Ước rằng Đức Chúa Trời một ngày kia thiết lập Nước của Ngài trong thế gian nầy. Những nhà truyền đạo xưa kia đã nói đến những sự lạ lùng của ngày hầu đến đó bằng những từ ngữ sống động và vinh hiển.
Họ nói tới một Vì Vua, Ngài sẽ trị vì giống như David và đánh bại hết mọi kẻ thù của Đức Chúa Trời. Họ đã viết về Vì Vua sẽ lãnh đạo y như Solomon, Ngài sẽ mở ra một thời kỳ thịnh vượng và bình an. Họ đã viết về một ngày khi sa mạc sẽ trổ bông giống như Vườn Êđen. Họ đã nói tới sư tử và chiên con sẽ nằm kề nhau. Họ đã trông mong một ngày khi thực phẩm sẽ dư dật; bịnh tật, chiến tranh và nghèo khó sẽ không còn có nữa. Các tiên tri đã nói tới một thời kỳ khi người ta 100 tuổi vẫn được coi là một đứa trẻ. Họ đã trông mong một thời điểm khi tất cả các nước của thế gian sẽ nhóm lại với nhau tại thành Jerusalem và hết thảy họ sẽ thờ lạy Giêhôva Đức Chúa Trời.
D. Chúa Jêsus đã đến rao giảng một sứ điệp đầy hy vọng cho một dân bị vây hãm trong thất vọng. Tôn giáo của họ đã bị đình chỉ không còn có quyền lực nữa. Các cấp lãnh đạo của họ đều đồi bại và tự lo liệu lấy. Xứ sở của họ đã mất đi sự vinh hiển từ lâu rồi. Họ là một dân bị kẹt trong loại đời sống vô hy vọng và thất vọng. Họ khao khát một sứ điệp nói tới hy vọng.
E. Giống như trong thời của Chúa Jêsus, chúng ta đang sống trong những thời kỳ mà dân sự cần phải biết rõ là có hy vọng. Chúng ta đang sống ở giữa giờ phút vô vọng và thất vọng. Người ta đang tìm kiếm những câu trả lời và họ đang tìm kiếm ở những chỗ sai lầm.
Hy vọng trong thế giới của chúng ta sẽ không đến từ tòa án, quốc hội, điện Capitol hay Nhà Trắng. Hy vọng sẽ không tìm được qua chai rượu, thuốc men, một tờ giấy cuộn lại, hay rượu mạnh. Hy vọng sẽ không tìm thấy trong tôn giáo, triết lý hay thay đổi xã hội. Hy vọng sẽ không tìm thấy trong tình dục, tiền bạc hay quyền lực. Thế giới đã tìm kiếm trong mọi điều nầy mấy ngàn năm rồi và luôn luôn thất vọng và ảo tưởng.
Hy vọng sẽ được tìm thấy trong một chỗ mà thôi. Hy vọng được tìm thấy trong sứ điệp mà Chúa Jêsus đã rao giảng. Hy vọng được tìm thấy trong sứ điệp mà Ngài đã truyền cho các môn đồ. Hy vọng được tìm thấy trong sứ điệp mà chúng ta rao giảng trong ngôi nhà thờ nầy.
Đâu là sứ điệp hy vọng đó?
 Sứ điệp ấy được tìm thấy ở Giăng 3.16: “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời”.
 Sứ điệp ấy được tìm thấy ở Mathiơ 11.28: “Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ”.
 Sứ điệp ấy được tìm thấy ở Giăng 6.37: “Phàm những kẻ Cha cho ta sẽ đến cùng ta, kẻ đến cùng ta thì ta không bỏ ra ngoài đâu”.
 Sứ điệp ấy được tìm thấy ở Giăng 7.37: “Nếu người nào khát, hãy đến cùng ta mà uống”.
 Sứ điệp ấy được tìm thấy ở Giăng 6.47: “Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, hễ ai tin thì được sự sống đời đời”.
Bạn có nhận đủ hình ảnh ấy chưa? Hy vọng được tìm thấy ở một chỗ và danh Ngài là Jêsus. Hy vọng được tìm thấy nơi sự chết và sự sống lại của Ngài. Hy vọng được tìm thấy nơi chỉ một mình Ngài mà thôi. Ngài có thể cứu linh hồn bạn. Ngài có thể tẩy sạch tội lỗi của bạn. Ngài có thể đem bạn về Thiên Đàng khi bạn qua đời. Ngài có thể ban cho bạn một đời mới và hướng đi mới trong cuộc sống. Ngài có thể thay đỗi bạn và mọi sự thuộc về bạn. Nếu bạn cần hy vọng, thì bạn cần đến Chúa Jêsus! Đấy là sứ điệp Ngài đến để đem vào thế gian nầy!
III. SỨC MẠNH CỦA CHỨC VỤ NGÀI (câu 15)
(Minh họa: Sứ điệp đã được Chúa Jêsus rao giảng là một sứ điệp nói tới hy vọng, nhưng đấy cũng là một sứ điệp nói tới sự cấp bách nữa. Chúa Jêsus đã đến với một dân họ cần sự giúp đỡ, nhưng sự giúp đỡ chỉ đến với những người nào biết đưa ra sự lựa chọn bước theo Ngài mà thôi. Vì thế, khi sứ điệp của Ngài là sứ điệp nói tới hy vọng và hứa hẹn, đấy cũng là một sứ điệp nói tới sự đối đầu nữa. Ngài đã kêu gọi những ai chịu nghe theo Ngài phải đưa ra một quyết định xác đáng chịu theo Ngài. Chúng ta hãy xem xét sự rao giảng đầy năng quyền của Đức Chúa Jêsus Christ).
A. Kỳ đã trọn, và Nước Đức Chúa Trời đang đến gần – Cụm từ nầy mang một ý nghĩa nói tới sự cấp bách. Từ ngữ “kỳ” có ý nghĩa nói tới “thời gian thích ứng cho hành động; một cơ hội bằng vàng”. Chúa Jêsus đã rao giảng về sự thay đổi đời sống ngay tức khắc giữa vòng các khán thính giả của Ngài. Ngài đang kêu gọi họ chạy đến với Ngài ngay bây giờ.
“Nước Đức Chúa Trời” được hứa cho đã “đến gần”. Họ đang nhìn thấy lời tiên tri được ứng nghiệm trước chính mắt của họ. Họ không nên trì trệ, nhưng họ phải hướng vào Chúa Jêsus ngay tức thì.
Vẫn có một ý cấp bách trong sứ điệp Tin Lành. Đức Chúa Trời kêu gọi người ta hãy chạy đến với Ngài ngay hôm nay, II Côrinhtô 6.2. Ngài cũng cảnh cáo người ta về các mối nguy hiểm của sự chậm trễ, Sáng thế ký 6.3; Châm ngôn 29.1; 27.1.
Nếu bạn chưa hề tin cậy Đức Chúa Jêsus Christ làm Cứu Chúa của mình, bạn đang đứng trên cái nền rất nguy hiểm hôm nay. Bạn chưa hề nhìn biết sợi chỉ vàng sự sống sẽ đứt ra và bạn sẽ nhào vào trong cõi đời đời. Bạn đang sống ở một nhịp đập của trái tim, một hơi thở xa cách Âm phủ hôm nay. Đừng tưởng gì về ngày mai! Đừng nghĩ rằng bạn sẽ có một cơ hội khác. Nếu bạn chưa làm hòa lại với Đức Chúa Trời, thì thuận tiện là lúc bây giờ đây! Không phải một lát nữa, chẳng phải sau nầy, chẳng phải ngày mai, thậm chí không phải một vài phút nữa, mà là ngay bây giờ!
Hãy đến gần Đức Chúa Trời đang khi còn có dịp tiện! Hãy đến gần Đức Chúa Trời đang khi cánh cửa cứu rỗi vẫn còn mở toang và lời mời đến với ơn cứu rỗi vẫn còn vang vọng cho bạn. Hãy đến đang khi bạn có thể và sẽ được cứu!

(Minh họa: Khi Chúa Jêsus nói với người Do thái rằng “Nước của Đức Chúa Trời” Ngài không sai trái với họ đâu. Họ đang tìm kiếm một nước thuộc về đời nầy. Nước ấy và lời hứa ấy sẽ được ứng nghiệm đúng kỳ khi Đức Chúa Jêsus Christ trở lại để trị vì đất.
Chúa Jêsus đang kêu gọi hạng người hư mất đến với ơn cứu rỗi. Nếu họ chịu đến với Ngài, Ngài sẽ cứu họ và đem họ vào trong Nước của Đức Chúa Trời. Họ sẽ trở thành các thần dân đã được chuộc của Đức Chúa Trời. Nước của Ngài sẽ được thiết lập ở trong tấm lòng của họ.
Nếu bạn đã được cứu hôm nay, nước của Đức Chúa Trời đang ở trong bạn đấy! Chúa Jêsus đã chuộc lấy bạn ra khỏi vòng nô lệ cho tội lỗi của bạn và Ngài đã “chuyển bạn” vào trong Nước của Ngài, Côlôse 1.13; Rôma 14.17. Có phải bạn đang ở trong Chúa Jêsus không? Nếu quả thực vậy, hãy vui mừng đi. Nếu chưa, hãy đến với Chúa Jêsus hôm nay. Đây là cơ hội bằng vàng của bạn đấy!)

B. Hãy ăn năn và tin đạo Tin Lành – Hai cụm từ nầy tỏ ra trọng tâm của sứ điệp Tin Lành. Bỏ qua một điều nào trong hai điều nầy là bỏ qua hết thảy. Bỏ qua cái nầy hay cái kia là thiếu mất quyền phép cứu rỗi của Đức Chúa Trời.
 Ăn năn – Từ nầy có nghĩa là “suy nghĩ”. Nó có ý tưởng “đổi ý”. Trong Kinh Thánh, ăn năn có nghĩa là “đổi ý kết quả trong sự thay đổi hành động”.
Ăn năn không phải là cảm xúc buồn rầu về tội lỗi của bạn đâu. Ăn năn không phải là xây sang một cái lá mới. Ăn năn là đổi ý.
Khi một người ăn năn tội, họ đổi ý về bản chất của tội lỗi. Tội lỗi không còn là thứ đáng khao khát, đáng theo đuổi và đáng cầm giữ lấy nữa. Tội lỗi bị coi là tội lỗi như vốn có thật vậy: tối tăm, nguy hiểm và làm mất lòng Đức Chúa Trời. Tội lỗi không còn là thứ đáng thưởng thức nữa; nó trở thành một thứ phải lẫn tránh. Nó không được coi là nguồn khoái lạc, mà là con đường dẫn đến sự hủy diệt, sự chết và âm phủ.
 Tin – Từ nầy có ý tưởng “chấp nhận một việc là có thật”. Ở đây, Chúa Jêsus sử dụng từ nầy khi đề cập đến sứ điệp Tin Lành. Tin Lành là một sứ điệp rất đơn sơ. Còn đây là tính đơn sơ của nó: I Côrinhtô 15.3-4: “Vả trước hết tôi đã dạy dỗ anh em điều mà chính tôi đã nhận lãnh, ấy là Đấng Christ chịu chết vì tội chúng ta theo lời Kinh Thánh; Ngài đã bị chôn, đến ngày thứ ba, Ngài sống lại, theo lời Kinh Thánh”.
Khi sứ điệp đơn sơ nầy được nhận lấy như lẽ thật và được tin theo với sự thành thực từ tấm lòng, thì sự cứu rỗi là kết quả: Rôma 10.9-10: “Vậy nếu miệng ngươi xưng Đức Chúa Jêsus ra và lòng ngươi tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại, thì ngươi sẽ được cứu; vì tin bởi trong lòng mà được sự công bình, còn bởi miệng làm chứng mà được sự cứu rỗi”.
C. Sứ điệp Chúa Jêsus đã rao giảng là một sứ điệp rất đơn sơ. Đây là một sứ điệp làm thay đổi đời sống cho mọi người nào chịu nghe theo và tin theo sứ điệp ấy. Nhưng, vì sứ điệp của Ngài có tác dụng hiệu quả trong đời sống của bạn, bạn phải có cả hai phần. Phải ăn năn và phải có đức tin.
Ăn năn sửa soạn tấm lòng để tin theo đạo Tin Lành. Ăn năn xử lý với thắc mắc về tội lỗi. Ăn năn tỏ ra sự bằng lòng của tội nhân xây khỏi tội lỗi. Chẳng có sự cứu rỗi nào mà không có sự ăn năn chân chính.
Nếu bạn không bằng lòng từ bỏ tội lỗi mình, bạn không thể luyện tập đức tin chân chính nơi Chúa Jêsus. Vì lẽ ấy, bạn không thể được cứu. Đưa ra một lời tuyên xưng mà chẳng có sự ăn năn thành thật về tội lỗi là một vấn đề rất nguy hiểm. Sự tuyên xưng đó tỏ ra sự xem khinh đối với Tin Lành và đối với thập tự giá của Chúa Jêsus.
Tin chỉ là chấp nhận những gì Đức Chúa Trời phán về Chúa Jêsus phải là sự thực. Tin tự đặt mình trên những lời hứa và những câu chuyện của Đức Chúa Trời rồi kể rằng chúng có quyền làm mọi sự mà chúng đã hứa. Tin theo Chúa Jêsus, nhìn xem Chúa Jêsus và chỉ một mình Chúa Jêsus để được cứu. Tin là vòng tay ôm lấy những tin tức tốt lành và nhận lãnh ơn cứu rỗi đến bởi đức tin. Tin không phải là sự cố xảy ra trong một lúc, mà đó là tình trạng tin tưởng liên tục tạo ra một đời sống đã được thay đổi nơi người tín đồ. Bạn không thể ăn năn tội lỗi của mình rồi theo Chúa Jêsus luôn mà vẫn giữ mình y nguyên như thế được. Điều nầy hoàn toàn không thể xảy ra được đâu!
Có phải bạn đã ăn năn tội của mình? Phải chăng bạn có lòng khao khát muốn đoạn tuyệt với quá khứ tội lỗi của bạn? Có phải bạn tin cậy Chúa Jêsus và công tác đã hoàn tất của Ngài tại đồi Gôgôtha để cứu lấy linh hồn bạn không? Có phải bạn đã được cứu rồi?

Phần kết luận: Sứ điệp của Người Đầy Tớ là một sứ điệp nói tới hy vọng và sự cứu rỗi! Đây là một sứ điệp đầy dẫy với lời hứa, quyền phép và tiềm năng. Thế nhưng, đây là một sứ điệp đáng phải được tin theo! Đây là một sứ điệp đáng phải được chấp nhận. Đây là một sứ điệp đáng phải được công bố ra trong những ngày nầy!
Có phải bạn đã ăn năn tội, tin theo sứ điệp Tin Lành không? Có phải bạn đã tiếp nhận Chúa Jêsus làm Cứu Chúa của riêng mình? Nầy bạn đang bị hư mất kia, bạn có nhận ra tình trạng cấp bách của thời gian không? Ồ, thời gian qua mau hơn là bạn tưởng tượng đấy. Những cái bóng kia còn dài hơn là bạn biết rõ đấy. Hãy tận dụng thì giờ! Hãy ăn năn và tin đạo Tin Lành để bạn sẽ được cứu. Hãy đến hôm nay. Hãy đến ngay giờ nầy. Hãy tin cậy Đức Chúa Jêsus Christ để được cứu hôm nay!
Hỡi bạn Cơ đốc yêu dấu kia ơi, có phải bạn ý thức được tính cấp bách của thời gian không? Có phải bạn làm những gì bạn có thể để nhìn thấy sứ điệp ấy được phân phát ra trong những ngày nầy? Có phải bạn giữ những lời hứa mà bạn đã lập với Ngài khi Ngài cứu bạn không, hay có phải bạn xây mặt lại với Ngài trong một số lãnh vực nào đó trong cuộc sống không? Có một nhu cần về ăn năn giữa vòng dân sự của Đức Chúa Trời đấy.
Có phải Ngài đang kêu gọi bạn lúc bây giờ không? Nếu Ngài đang gọi mời, làm ơn hãy đến đi. Bất cứ là nhu cần nào, bạn ơi hãy đến. Hãy nghe theo tiếng Ngài. Hãy chú ý tới giọng nói của Ngài. Hãy tôn cao sự kêu gọi của Ngài!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét