Mác 6.7-13
NGƯỜI CỦA CHÚA
Phần giới thiệu: Một trong những đặc điểm đáng ngạc nhiên trong các sách Tin Lành, và về chức vụ của Chúa Jêsus, là những người mà Ngài đã chọn để trở nên môn đồ của Ngài. Nếu bạn và tôi kết với nhau thành một đội truyền giáo, có lẽ những người nầy chẳng phải là loại người mà chúng ta chọn để tiêu biểu cho chúng ta. Hãy xem xét số người nầy trong một phút xem.
Có mấy người là ngư phủ. Một người là cựu nhân viên thâu thuế cho Lamã. Có hai người trong số họ tánh tình nóng nảy lắm. Một trong số họ là tay làm cách mạng. Một người là kẻ phản bội chớ chẳng phải là tín đồ chơn thật. Tất cả đều là hạng người rất tầm thường.
Số người nầy vốn thiếu hiểu biết về mặt thuộc linh. Họ thiếu khiêm nhường. Họ thiếu đức tin. Họ thiếu sự đầu phục. Họ thiếu năng lực. Số người nầy luôn luôn rơi vào chỗ rắc rối; hay quên mục đích hoặc sự dạy của Đấng Christ; hay mắng mỏ người nào sống khác biệt; nói năng không chỉnh; hay sai lạc cam kết đối với Chúa Jêsus; ở giữa những thất bại và nan đề khác nữa.
Bất chấp tình trạng yếu đuối của họ, Chúa đã sử dụng hạng người nầy để lật đổ cả thế gian cho sự vinh hiển của Ngài. Nếu Ngài có thể sử dụng họ, chắc chắn Ngài có thể sử dụng chúng ta nữa! Điều đó cung ứng cho tôi niềm hy vọng hôm nay!
Chúa Jêsus đã kêu gọi số người nầy đi theo Ngài khoảng thời gian trước đây, Mác 3.13-19. Từ khi ấy cho đến bây giờ, họ đã đi theo Chúa Jêsus từ nơi nầy đến nơi kia. Họ đã nghe Ngài giảng dạy, đã trông thấy Ngài làm ra nhiều phép lạ. Khi Ngài kêu gọi họ, họ đã có mặt ngay rồi. Chúa Jêsus đã đào tạo họ để rồi Ngài sai phái họ đi ra với sứ điệp của Tin Lành. Phân đoạn Kinh Thánh ở trước mặt chúng ta hôm nay cung ứng cho chúng ta những chi tiết nói tới sự ủy thác của Chúa cho các môn đồ Ngài trong chuyến hành trình truyền giáo lần đầu tiên của họ.
Phân đoạn Kinh Thánh nầy có đôi điều dạy dỗ những ai đang là tôi tớ của Chúa. Có đôi điều để nói với những ai ham muốn hầu việc Chúa trong những ngày nầy. Tôi muốn giảng luận về đề tài Người Của Chúa hôm nay và tôi muốn chúng ta nhìn thấy, giống như Chúa Jêsus đã có một sứ mệnh cho 12 môn đồ nguyên thủy, Ngài vẫn có một sứ mệnh cho chúng ta.
Chúng ta hãy xem xét sứ mệnh và công việc của họ. Khi xem xét như thế, chúng ta có thể học được nhiều điều về cách thức Chúa trông mong chúng ta hầu việc Ngài vào thời buổi nầy. Tôi muốn chia sẻ một số nhận định từ phân đoạn Kinh Thánh gốc nầy rồi rao giảng đề tài Người Của Chúa.
I. SỨ MỆNH CỦA 12 MÔN ĐỒ (câu 7)
(Minh họa: Chúa Jêsus kêu gọi người của Ngài đến với Ngài rồi sai họ đi ra với sứ mệnh rao giảng Tin Lành. Ngài đã sai họ đi ra từng đôi một, ban cho họ quyền phép để đuổi tà ma. Chúng ta hãy xét xem sứ mệnh của họ).
A. Họ đã được sai đi ra “từng đôi”. Mathiơ 10.2-4 cung ứng cho chúng ta một ý niệm về từng đôi một ở nơi số người nầy. (Minh họa: Bạn muốn ai là bạn đồng hành với Giuđa Íchcariốt?) Có một vài lý do khi Chúa Jêsus sai họ đi ra theo phương thức nầy:
+ Điều nầy làm phu phỉ những đòi hỏi của luật pháp cho từng bằng chứng sẽ được thiết lập qua lời lẽ của ít nhất hai người chứng – Phục truyền luật lệ ký 17.6; 19.15; Dân số ký 35.30.
+ Điều nầy tạo tình bạn, sự khích lệ cho từng đôi, và cho ai đó lo cầu thay cho họ.
+ Đây là phương pháp được Giăng Báptít sử dụng khi ông sai phái các môn đồ của mình, Luca 7.18-19.
+ Đây là phương pháp mà Cơ đốc nhân noi theo kể từ thời của Chúa Jêsus. Hội Thánh đầu tiên đã dùng phương pháp nầy, Công Vụ các Sứ Đồ 13.2-3; 15.39-41; 19.22.
+ Đây vẫn còn là phương pháp hữu hiệu nhất hiện nay. Khi hai người đi ra cùng nhau lo chia sẻ Tin Lành, họ có thể khích lệ nhau, cầu thay cho nhau và giúp nhau đứng vững trong thời buổi xấu xa nầy. Khi bạn đi ra để nói cho thế gian biết về Chúa Jêsus, hãy đem một tín hữu theo với mình, điều nầy sẽ làm cho công việc được dễ dàng hơn.
B. Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng Chúa Jêsus đã ban “quyền phép” cho họ. Cụm từ đặc biệt nầy có ý nói “quyền phép vốn có”. Nó có ý tưởng nói tới ai đó “có quyền làm ra một việc và có quyền tỏ ra việc ấy”. Chúa Jêsus đã ban quyền phép của Ngài cho họ khi Ngài sai họ đi ra. Theo một ý nghĩa cụ thể, họ là sự nhân rộng của Ngài khi họ lo phục sự trên khắp xứ sở. Chúa Jêsus đã cụ thể tự nhân rộng chính mình Ngài khi Ngài sai phái các môn đồ đi ra với quyền phép của Ngài.
Ở Giăng 14.12, Chúa Jêsus đã đưa ra một câu nói đáng giật mình: “Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, kẻ nào tin ta, cũng sẽ làm việc ta làm; lại cũng làm việc lớn hơn nữa, vì ta đi về cùng Cha”. Lý do duy nhứt chúng ta có thể nhìn thấy Ngài làm điều nầy là vì Ngài ban cho chúng ta quyền phép của Ngài để hầu việc Ngài trong thế gian ngày nay.
Khi Chúa Jêsus cứu một linh hồn, Ngài ban cho họ quyền phép để mang sứ điệp của Ngài cho thế gian, Công Vụ các Sứ Đồ 1.8. Chúng ta có thể cảm thấy bất thích nghi đối với công việc, nhưng quyền phép của Ngài ngự trong chúng ta và trên chúng ta. Chúng ta có thể yếu đuối trong lời nói của mình và chúng ta cảm thấy phần làm chứng của mình thiếu năng quyền, nhưng Chúa Jêsus đã hứa ban cho chúng ta quyền phép của Ngài. Và quyền phép của Ngài còn hơn là đủ để lo liệu cho công việc nữa! Vì lẽ đó, chúng ta có thể bước vào thế gian nầy mà lo chia sẻ Tin Lành, với sự nhìn biết rằng Ngài đã kêu gọi chúng ta và mặc lấy quyền phép cho chúng ta để lo làm phần việc đó!
II. PHẦN ỦY NHIỆM CỦA 12 MÔN ĐỒ (các câu 8-11)
(Minh họa: Như một phần sứ mệnh của Ngài, Chúa Jêsus đã ban cho người của Ngài một số mạng lịnh rất đặc biệt. Khi nhìn vào những gì Ngài truyền cho họ, có đôi điều để nói với chúng ta về sự hầu việc Chúa của chính chúng ta).
A. (các câu 8-9) Họ được truyền cho đừng đem gì theo trên chuyến hành trình. Họ có thể đem theo một cây gậy, chỉ mang dép và đừng mặc hai áo. Họ không nên đem theo túi, là túi xách của người đi đường. Họ cũng không nên đem theo tiền để mua đồ ăn.
Có một cặp tư tưởng ở đây đáng nên xem xét.
+ Có tư tưởng ở đây, ấy là họ cần phải đi ra, không thực thi một sự chuẩn bị đặc biệt nào cho chuyến đi của họ. Họ chỉ cần nhận lấy sự chỉ định nầy với đầy đủ đức tin nơi Chúa và nơi khả năng của Ngài lo chăm sóc cho họ.
(Minh họa: Đấy vẫn còn là chương trình của Đức Chúa Trời dành cho dân sự của Ngài. Chúng ta đã được cứu bởi đức tin và Chúa trông mong chúng ta biết sống bởi đức tin! Ngài muốn chúng ta bước đi trong sự nương cậy hoàn toàn nơi Ngài và nơi quyền phép của Ngài để chu cấp mọi nhu cần của chúng ta, Mathiơ 6.25-34; Philíp 4.19. Nếu Chúa sai phái chúng ta đi ra trong sự hầu việc Ngài, chúng ta có thể tin cậy Ngài chăm sóc chúng ta. Tôi đã nhìn thấy Ngài rất nhiều lần lo liệu trong chính đời sống và chức vụ của tôi!
Giờ đây, chúng ta không nên dại dột với mọi tài lực của mình! Chỉ vì Chúa sẽ làm thỏa mãn mọi nhu cần của chúng ta không có nghĩa là chúng ta cần phải bỏ đi hết mọi thứ chúng ta đang có. Chúng ta nên dâng hiến khi Chúa bảo chúng ta dâng hiến, nhưng chúng ta cũng được truyền cho phải trở thành hạng quản gia trung tín đối với những gì chúng ta đã được Chúa ban cho, Châm Ngôn 21.20; 27.12. Nếu chúng ta phí phạm mọi sự Chúa ban cho chúng ta, chúng ta sẽ chẳng có gì để làm khi thời điểm khó nhọc xảy đến. Có khi Chúa cho phép chúng ta tiết kiệm trong lúc thịnh vượng để chúng ta sẽ có tài lực vào những ngày xấu xa!
Có hai nguyên tắc mà chúng ta không muốn bỏ sót ở đây. 1./ Luôn luôn là quản gia khôn ngoan sự giàu có mà Đức Chúa Trời ban phước cho bạn. 2./ Luôn luôn tin cậy Chúa chăm sóc bạn).
+ Cũng có ý tưởng ở đây về tình trạng khẩn cấp. Chúa Jêsus muốn họ phải ra đi ngay bây giờ! Đồng lúa đã vàng sẵn cho mùa gặt và bây giờ là lúc phải đi ra.
(Minh họa: Vẫn có tình trạng khẩn cấp đến với sứ điệp Tin Lành. Thời điểm nói cho thế gian biết là hôm nay. Thời điểm ra đi là ngay bây giờ. Nếu Chúa có thời điểm ấy trong tấm lòng của bạn khi phải nói cho ai đó biết về Ngài, thời điểm phải nói chính là hôm nay, Giăng 9.4)
+ Họ được truyền cho chỉ mặc một áo mà thôi. Vào thời buổi ấy, thường thì chỉ có người giàu mới mặc hai áo. Chúa Jêsus đã sai phái họ đi ra như hạng người tầm thường giữa vòng những con người bình thường. Họ không nên có những thái độ tưởng chừng như họ khá giả hơn hạng người mà họ sẽ gặp gỡ.
(Minh họa: Có một bài học dành cho dân sự của Đức Chúa Trời trong đó. Có khi chúng ta hành động như chúng ta khá giả hơn thế giới hư mất ở quanh chúng ta. Chúng ta nhìn người khác dưới cái sóng mũi tự xưng công bình của mình rồi nói cho người ta biết thể nào chúng ta khá giả hơn họ. Thật ra, việc duy nhứt phân rẽ chúng ta ra khỏi hạng tội nhân gian ác nhất là ân điển thanh sạch của Đức Chúa Trời! Nếu chẳng phải vì ân điển của Ngài trong đời sống của chúng ta, chúng ta sẽ còn tệ lậu hơn cả họ nữa! Xấu hổ cho chúng ta khi nghĩ rằng chúng ta khá giả hơn ai đó! Xấu hổ cho chúng ta vì đã hỉnh mũi tôn giáo lên, cứ diễu hành lòng vòng trước mặt một thế giới hư mất, hành động cứ như chúng ta là một thứ gì đó đặc biệt lắm! Có một thời điểm khi chúng ta sống y như họ vậy. Tẻ tách ra khỏi huyết của Chúa Jêsus và ân điển của Đức Chúa Trời, chúng ta vẫn còn y như thế cho xem!)
B. (câu 10) Họ nhận lãnh sự tiếp đãi của người dân địa phương và họ cần phải ở lại trong bất kỳ nhà nào mà họ được mời vào. Họ không cần phải tìm kiếm những tiện nghi tốt đẹp hơn. Họ không cần phải tìm kiếm nhà trọ có đầy đủ tiện nghi. Họ chỉ nhận lấy những gì họ được trao cho và họ cần phải vui sướng với điều đó.
(Minh họa: Hội Thánh Anh Quốc vào thế kỷ 18 - 19 gặp rất nhiều tai ách. Quí Mục sư vốn nổi tiếng xấu xa vì lo tìm kiếm an nhàn trên những nhu cầu và phúc lợi của Hội Thánh họ. Họ rất nổi tiếng vì sự hiểu biết của họ về các loài chó săn và về các thứ rượu trong các hầm rượu của họ đến nỗi không biết họ đang lo rao giảng Lời của Đức Chúa Trời hay lo phục vụ mọi nhu cần của dân sự Ngài nữa!?!
Cũng được nói y như thế cho các nhà truyền đạo trong thời buổi của chúng ta. Họ sống giống như các vị vua đang khi dân sự của họ cứ mãi lo ủng hộ lối sống của họ. Các nhà truyền đạo trên vô tuyến truyền hình trong kỷ nguyên của chúng ta, với loại nhà cửa giàu có của họ, máy điều hòa không khí, những chiếc xe limousines đã để lại vị xấu nơi ổ gà của thế hệ nầy.
Đời sống Cơ đốc không phải chìu theo sự an nhàn, tiện nghi đó. Có lúc khi sự hầu việc Chúa là quan trọng nhưng rất thoải mái. Bổn phận của chúng ta là nhận lãnh thứ chi Ngài ban cho chúng ta với tấm lòng biết ơn rồi học biết phải thỏa lòng với thứ mà Ngài đang chu cấp cho, Hêbơrơ 13.5; I Timôthê 6.6-12.
Hỡi quí truyền đạo, nếu quí vị chủ tọa một nhà thờ, có nhiều lúc quí vị nhận lãnh rất ít ỏi. Nếu quí vị phục vụ một Hội Thánh mà dân sự ở đó với đầu óc nhỏ nhen về những vụ việc của Đức Chúa Trời, họ sẽ làm hết sức để nhìn thấy quí vị phải sống bởi đức tin. Cảm tạ Đức Chúa Trời vì người nào biết rõ Mục sư và gia đình của ông ta cũng có những nhu cần nữa! Bất chấp phải trả giá như thế nào, chúng ta những nhà truyền đạo không nhìn vào Hội Thánh là nguồn tài lực của chúng ta. Chúng ta nên nhìn vào bàn tay của Chúa rồi tin cậy Ngài làm thỏa mãn mọi nhu cần của chúng ta!
Còn đối với phần còn lại trong Hội Thánh, nếu quí vị đang hầu việc Ngài, quí vị có thể tin cậy Ngài chăm sóc quí vị, đấy là lời hứa của Ngài và Ngài sẽ đón chờ sự tin cậy ấy, Thi thiên 37.25.)
C. (câu 11) Khi các môn đồ bước vào một ngôi làng và họ cùng sứ điệp của họ bị chối bỏ, họ cần phải rời khỏi làng ấy và phải phủi bụi dưới chơn giày của họ. Người Do thái thường làm điều nầy khi họ trở về từ một chuyến hành trình qua một xứ ngoại giáo. Trước khi họ bước vào trong xứ Israel, họ sẽ phủi sạch bụi đất dính vào áo xống và giày của họ. Việc nầy tiêu biểu cho sự phân ly hoàn toàn ra khỏi những kẻ thờ lạy hình tượng và sự ô uế của xứ sở họ.
Trong trường hợp nầy, Chúa Jêsus nói cho người của Ngài biết điều nầy như một dấu chỉ ra những ai đã chối bỏ Tin Lành sẽ đối diện với sự phán xét nghiệt ngã nhất một ngày kia. Thực vậy, án phạt sẽ còn hơn cả sự phán xét giáng trên thành Sôđôm và Gômôrơ nữa. Tại sao chứ? Mọi sự Sôđôm và Gômôrơ đã gặp phải là bằng chứng của một tín đồ sai lạc có tên là Lót. Hai ngôi làng nầy đã có sự làm chứng của Đức Chúa Jêsus Christ! Họ sẽ đối diện với một án phạt nghiệt ngã nhất vì đã chối bỏ sự ban hiến ơn cứu rỗi của Ngài.
Sứ điệp chính của các môn đồ là sứ điệp nói tới hy vọng và ơn cứu rỗi. Tuy nhiên, người nào chối bỏ sự ban hiến ơn cứu rỗi đã được cung ứng cho một sứ điệp nói tới sự phán xét và tai vạ.
(Minh họa: Sứ điệp của Hội Thánh cũng là sứ điệp nói tới hy vọng và ơn cứu rỗi. Chúng ta cần phải chỉ ra con đường dẫn đến Đức Chúa Jêsus Christ, trải rộng ân ban cứu rỗi cho hết thảy những ai chịu tin theo sứ điệp đó. Chúng ta cần phải chỉ ra con đường dẫn tới Thiên đàng, nhưng chúng ta đừng bao giờ trễ nãi không cảnh cáo hạng tội nhân về sự phán xét nghiệt ngã của Địa Ngục.
Không một ai ưa thích sứ điệp ấy trong thời buổi của chúng ta. Chúng ta bị chế nhạo vì đã rao giảng có một chỗ cụ thể được gọi là Địa Ngục, ở đó linh hồn bị hư mất đang chịu khổ trong cõi đời đời. Hãy để cho thế gian đá ngược lại sứ điệp ấy! Hãy để cho hạng người bị hư mất vu cáo chúng ta đang lạc lối đối với thế giới hiện đại nầy. Hãy để cho họ chế giễu lời chúng ta nài nĩ họ nên xây khỏi tội lỗi mà đến với Chúa Jêsus. Hãy để cho họ thốt ra điều chi họ mong muốn, nhưng lẽ thật vẫn đứng y nguyên!
Có một Thiên Đàng phải kiếm cho được và Địa Ngục phải tránh xa. Con đường duy nhứt vào trong Thiên đàng là qua Đức Chúa Jêsus Christ, Giăng 14.6. Con đường duy nhứt lẫn tránh Địa Ngục là qua Đức Chúa Jêsus Christ, Giăng 5.24. Đấy là phần làm chứng của chúng ta! Đây là một sự làm chứng về ơn giải cứu cho những người tiếp nhận ân ấy. Đây là chứng cớ nói tới sự rủa sả cho những ai chối bỏ ơn ấy!)
III. SỨ ĐIỆP CỦA 12 MÔN ĐỒ (câu 12)
(Minh họa: Sứ điệp của 12 môn đồ là sứ điệp rất thẳng thắn và đơn sơ. Đây là một sứ điệp mà ai cũng hiểu rõ khi nghe thấy).
A. Họ giảng rằng người ta cần phải “ăn năn”. Cụm từ nầy có ý nói “một người phải đổi ý để sửa đổi sao cho tốt hơn với sự ghét bỏ mọi tội lỗi trong quá khứ của người”. Cụm từ nầy có ý nói “sự đổi ý dẫn tới một sự thay đổi hành động”. Nó có nghĩa là “được biến đổi”. Khi ăn năn chân chính diễn ra, sự thay đổi trong đời sống của một người rất triệt để và đầy quyền phép!
Hầu hết lượng thời gian, ăn năn chỉ được rao giảng theo ý nghĩa tiêu cực. Người ta được truyền cho rằng họ cần phải thôi không làm những việc nhất định nào đó, và đấy là sự thực. Ăn năn còn hơn thế nữa!
Ăn năn có cả hai phương diện: tiêu cực và tích cực. Ăn năn nhìn lại đàng sau, song nó cũng nhìn tới trước nữa. Ăn năn nói: “Tôi sẽ thôi không làm những việc mà tôi không nên làm và tôi sẽ bắt đầu làm những việc mà tôi nên làm. Tôi sẽ thôi không sống một đời sống tội lỗi nữa và tôi sẽ khởi sự sống một đời sống nên thánh”.
Ăn năn xuất phát từ một tấm lòng hối tiếc những việc sai trái đã phạm phải, II Côrinhtô 7.10. Sự buồn rầu đó tạo ra một ước muốn thay đổi phương thức mà tội nhân biết ăn năn đang sống theo. Đấy là sự ăn năn chân chính theo Kinh Thánh và đấy là một việc mà chúng ta không xem xét đến nhiều trong thời buổi nầy!
B. Không có nhiều giọng nói kêu gọi ăn năn trong thời buổi nầy. Hầu hết người ta không thích ai đó đến nói rằng họ sống sai trái và cần phải thay đổi đời sống của họ. Tôi có mặt ở đây để nói cho quí vị biết hôm nay quí vị sẽ không bao giờ có những phước hạnh của Đức Chúa Trời giáng trên đời sống của quí vị cho tới chừng nào quí vị chịu ăn năn tội lỗi của mình! Quí vị sẽ không hề có sự bảo đảm quí vị được cứu cho tới chừng nào quí vị biết ăn năn tội lỗi của mình. Thực vậy, nếu quí vị từ chối không chịu ăn năn tội lỗi của mình, có lẽ quí vị sẽ không được cứu đâu!
Một trong những đặc điểm của sự sanh lại là một đời sống được thay đổi, II Côrinhtô 5.17. Nếu bạn có thể sống trong tội lỗi, không cần nhìn thấy nhu cần phải đổi lại từ đó rồi ăn năn, bạn sẽ không được cứu bởi ân điển của Đức Chúa Trời đâu, 1 Giăng 3.9.
C. Cho phép tôi trình bày cách đơn giản như tôi có thể trình bày hôm nay. Sứ điệp không thay đổi! Chúa vẫn truyền cho hạng tội nhân phải ăn năn mọi tội lỗi của họ nếu họ muốn được cứu ra khỏi mọi tội lỗi đó, Công Vụ các Sứ Đồ 17.30. Lẽ thật ấy đem áp dụng cho bạn đấy. Lẽ thật ấy áp dụng cho tôi. Lẽ thật ấy áp dụng cho từng người một trong thế gian. Ăn năn là điều kiện tiên quyết tối hậu cho mối quan hệ cứu rỗi với Đức Chúa Jêsus Christ. Bạn đã kinh nghiệm thời điểm ăn năn chân chính trong đời sống của bạn chưa?
IV. CHỨC VỤ CỦA 12 MÔN ĐỒ (câu 13)
(Minh họa: Các môn đồ đi ra với quyền phép của Cứu Chúa và họ đã trông thấy Ngài cảm động và tác động trong quyền năng và sự vinh hiển. Kinh nghiệm của họ có đôi điều để nói với chúng ta ngày hôm nay).
A. Đức Chúa Trời sẽ khẳng định công việc của Ngài trong chúng ta và quanh đường lối đầy năng quyền. Ngài sẽ bày tỏ ra quyền phép của Ngài khi Ngài khẳng định sứ điệp của Ngài.
Có lẽ chúng ta sẽ không nhìn thấy cùng những sự việc mà số người nầy đã nom thấy. Những gì Chúa đã làm qua họ là những gì đã được biết là những ân tứ dấu lạ. Nghĩa là, chúng là những sự tỏ ra quyền phép được ấn định để cung ứng giá trị cho sứ điệp của Ngài. Vào thời đó, người ta không có đầy đủ Lời của Đức Chúa Trời. Họ cần minh chứng về sứ điệp. Đức Chúa Trời đã minh chứng bằng cách làm ra nhiều phép lạ cả thể giữa vòng dân sự.
B. Trong thời của chúng ta, chúng ta sẽ nhìn thấy Chúa khẳng định Lời của Ngài bằng cách làm thay đổi nhiều đời sống. Khi Tin Lành được rao giảng và được chia sẻ trong quyền phép của Ngài, Ngài sẽ sử dụng sứ điệp của Ngài để kéo dân sự đến với chính mình Ngài.
Phép lạ lớn lao nhứt Chúa có thể đạt được là ơn cứu rỗi của một linh hồn con người. Có thể ơn ấy còn trổi hơn cả những sự chữa lành và đuổi quỉ nữa!
Khi Chúa Jêsus cứu một linh hồn, ơn ấy sẽ che khuất quyền phép của Ngài trong cõi thọ tạo. Tôi run rẩy khi tôi nghĩ đến Chúa làm ra mọi sự từ chỗ không không. Nhưng, khi nghĩ rằng Ngài bắt lấy một tội nhân bị hư mất, đáng bị xiềng trong địa ngục rồi khiến cho họ trở nên một con cái của Đức Chúa Trời thì lạ lùng lắm, lời lẽ không sao diễn tả được! Khi xem xét Ngài yêu thương kẻ bị mất và chìa tay ra với họ trong ân điển là điều rất đáng kinh ngạc. Khi nghĩ rằng Ngài sẽ chịu chết trên thập tự giá để chuộc lấy họ ra khỏi tội lỗi của họ còn tuyệt vời quá sức tưởng tượng nữa! (Minh họa: Êsai 53.4-6). Khi nghĩ rằng Ngài sẽ cứu người nào bị bẫy trong tội lỗi của họ, việc ấy là một phép lạ mà lý trí khó có thể hiểu nổi!
Phần kết luận: Cứu Chúa của chúng ta đang ở trong phần việc cứu linh hồn, làm thay đổi đời sống! Một trong những lẽ thật đáng kinh ngạc nhứt mà tôi từng biết được, ấy là Ngài ao ước chúng ta phải có một phần trong chức vụ của Ngài. Khi chúng ta nghe tiếng gọi của Ngài, hãy nhận lấy sứ mệnh của Ngài, bước đi bằng đức tin rồi chia sẻ sứ điệp của Ngài với một thế giới hư mất, đang dãy chết, chúng ta có thể trông mong Ngài tôn vinh Lời của Ngài, Êsai 55.11, và giải cứu kẻ bị mất.
Sau đây là lời mời gọi hôm nay.
+ Nếu bạn đã được cứu và ý thức Chúa đang kêu gọi bạn phải chia sẻ đức tin, bạn cần phải đến ngay. Nếu Ngài đang kêu gọi bạn phục vụ Ngài như một nhà truyền đạo Tin Lành hay một giáo sĩ, bạn cần phải ấp ủ lời kêu gọi ấy rồi đi đến nơi mà Ngài sai phái bạn. Hãy phục theo Ngài ngay hôm nay.
+ Nếu bạn đã được cứu và bạn cứ khư khư mãi với nổi sợ thất bại hoặc các nhu cầu của bạn sẽ không được thỏa, hãy trút bỏ những nổi sợ ấy ngay hôm nay. Hãy đến trước mặt Chúa rồi cam kết làm theo những gì Ngài đã kêu gọi bạn phải lo làm.
+ Nếu bạn chưa hề ăn năn mọi tội lỗi của mình rồi tin cậy Chúa Jêsus, và Ngài đang kéo bạn đến với chính mình Ngài, bạn cần phải đến ngay hôm nay và được cứu.
+ Nếu bạn đã đưa ra một lời tuyên xưng trong quá khứ, nhưng đời sống của bạn không hề thay đổi và bạn vẫn còn bị tội lỗi sai khiến, bạn cần phải đến với Ngài ngay hôm nay rồi mọi sự sẽ được an định một lần đủ cả. Hãy bước theo Ngài trong sự ăn năn chân chính.
+ Nếu Chúa đã phán với bạn tại bất cứ thời điểm nào với bất kỳ cấp độ nào về đời sống của bạn, bạn cần phải vâng theo Ngài ngay bây giờ!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét