Thứ Sáu, 27 tháng 8, 2010

Khải huyền 1:9-11; 19: "TÔI LÀ GIĂNG"



Khải huyền 1:9-11; 19
TÔI LÀ GIĂNG
Phần giới thiệu: Trong khi sách Khải huyền là quyển sách của lời tiên tri mở rộng mọi con đường dẫn tới cõi đời đời; sách ấy cũng là một quyển sách riêng tư nữa. Giăng đã cung ứng rồi cho chúng ta một cái nhìn thoáng qua những gì chúng ta có thể trông mong khi chúng ta lần theo quyển sách quan trọng nầy. Giờ đây, Ông bắt đầu ghi lại những biến cố và bối cảnh sau khi ông tiếp nhận sự mặc thị. Trong những câu nầy, chúng ta được cung ứng cho phần thông tin về sứ đồ Giăng và những gì ông đã trải qua khi Chúa đến cùng ông với sự mặc thị nầy.
Khi chúng ta cùng nhau nhìn vào mấy câu Kinh Thánh nầy hôm nay, tôi muốn bạn phải giữ điều nầy trong trí: Con người là vấn đề với Đức Chúa Trời. Quyển sách nầy xử lý với những lời tiên tri phức tạp, những sự phán xét rất kinh khủng và những lẽ thật quan trọng; tuy nhiên, Đức Chúa Trời vẫn dành thì giờ để cung ứng cho Giăng một cái nhìn thoáng qua. Vì vậy, chỉ trong một ít phút thôi, Giăng đưa ra những điểm nổi bật trong sách Khải huyền. Chúng ta hãy cùng nhau xem xét mấy câu Kinh Thánh nầy trong ít phút hôm nay. Tôi muốn rao giảng về tư tưởng Tôi là Giăng. Khi tôi nói, tôi muốn bạn nhìn xem một vài khía cạnh mà phân đoạn Kinh Thánh nầy tỏ ra về Giăng.
I. GIĂNG, CHỨNG NHÂN (câu 9)
(Minh họa: Câu đầu tiên nầy cho chúng ta biết nhiều về tác giả của quyển sách nầy. Thật vậy, câu nầy giải đáp cho ba thắc mắc quan trọng về Sứ đồ Giăng. Chúng ta hãy lưu ý xem xét những câu trả lời cho các thắc mắc đó).
A. Thắc mắc “Ai” – Nếu chúng ta muốn biết đôi điều về nhân vật đã viết ra quyển sách nầy, câu nầy cung ứng cho chúng ta một số thông tin quí báu về Giăng là ai.
1. Ông là một thánh đồ – Giăng nầy chẳng là ai khác hơn chính mình vị Sứ đồ vĩ đại. Giăng đã lìa khỏi nghề đánh cá của cha mình mà đi theo Chúa Jêsus khi ông còn là một thanh thiếu niên, Mathiơ 4:21-22. Giăng đã đi theo Chúa Jêsus suốt những năm tháng chức vụ của Ngài ở trên đất. Giăng có mặt ở đó trên hòn núi Hẹtmôn có tuyết phủ, khi Chúa Jêsus hóa hình, Mathiơ 17. Ông có mặt ở đó khi Chúa Jêsus làm cho con gái của Giairu sống lại từ kẻ chết, Mác 5. Giăng sống gần gũi Chúa Jêsus đến nỗi ông đã nghiêng trên ngực Ngài tại bữa tiệc ly, Giăng 13. Ông đã có mặt ở đó khi Chúa Jêsus bị bắt, Giăng 18. Ông đã có mặt ở đó khi Chúa Jêsus bị xét xử trước mặt thầy tế lễ thượng phẩm, Giăng 18:16. Ông đã có mặt ở đó khi Chúa Jêsus chịu chết trên thập tự giá, Giăng 19:26. Giăng là người tiếp nhận những lời lẽ sau cùng của Chúa Jêsus khi Ngài chịu chết trên thập tự giá. Ông được giao cho trọng trách chăm sóc Mary mẹ của Chúa Jêsus, Giăng 19:25-27. Giăng đã có mặt ở đó tại ngôi mộ trống; ông có mặt giữa vòng những người đầu tiên để tin, Giăng 20:8. Ông được biết là “môn đồ mà Chúa Jêsus yêu”.
Giờ đây, gần 70 năm Giăng là một tôi tớ của Chúa Jêsus. Ông là một Mục sư cao trọng cho dân sự của Đức Chúa Trời. Ông được Chúa sử dụng để viết sách Tin Lành cùng ba thư tín mang tên ông. Giăng là một con người rất quí báu, rất đặc biệt của Đức Chúa Trời. Có thể Giăng là mối nối kết sống động duy nhứt với Đức Chúa Jêsus Christ, 1 Giăng 1:1. Đây là nhân vật mà chúng ta đang nói tới hôm nay. Đây là nhân vật mà Đức Chúa Trời đã chọn để làm ống dẫn qua đó Ngài sẽ gửi sự mặc thị của Ngài nói tới những thời kỳ sau rốt.
Tuy nhiên, khi Lời của Đức Chúa Trời bắt đầu đến theo đường lối của Ngài, Giăng nói: “Tôi là Giăng!” Nói như thế giống như ông rất đỗi kinh ngạc khi Đức Chúa Trời phán cùng ông; ít nhiều gì cũng là qua ông. Phải, Giăng là một con người rất đặc biệt, nhưng một trong những việc khiến ông ra đặc biệt, ấy là sau mọi sự ông đã nhìn thấy và đã kinh nghiệm, ông vẫn khiêm nhường và lấy làm lạ nơi ân sũng của Đức Chúa Trời!
2. Ông là một con cái – Trong khi Giăng là sứ đồ quan trọng và chắc chắn là Cơ đốc nhân lỗi lạc nhất còn sống; ông không xem mình theo những thuật ngữ đó. Ông nói với hàng độc giả của mình như sau: “Giăng…là anh em”. Há đấy chẳng phải là một ơn phước sao? Sau mọi sự ông đã nhìn thấy và là một phần trong đó, ông vẫn xem mình chỉ là một thánh đồ khác của Đức Chúa Trời mà thôi.
(Lưu ý: Đúng là một bài học dành cho các thánh đồ của Đức Chúa Trời! Chúng ta đã được cứu bởi ân điển và được phép kinh nghiệm một số phước hạnh lớn lao nhất mà con người biết được. Đức Chúa Trời rất nhơn từ đối với chúng ta, và thậm chí Ngài đã đại dụng một số người trong phòng nhóm nầy vì sự vinh hiển của Ngài. Khi điều đó xảy ra, có một khuynh hướng của con người muốn làm vinh hiển trong chỗ chúng ta là ai và những gì chúng ta đã làm. Chúng ta cần phải nhớ rằng chúng ta chẳng là gì hết khi Chúa tìm gặp và cứu chúng ta; và chúng ta sẽ không hề là cái gì đó quan trọng tách rời khỏi Ngài. Phaolô đã nói đúng khi ông nói: “Nhưng tôi nay là người thể nào, là nhờ ơn Đức Chúa Trời” (I Côrinhtô 15:10).
Một trong những lý do Chúa sử dụng Giăng trong một vai trò quan trọng như thế là vì Giăng là một tôi tớ rất khiêm nhường. Ngài sẽ sử dụng chúng ta nếu chúng ta cũng biết nhớ đến mình ra từ đâu và Ngài là nguồn của năng lực chúng ta, (Giacơ 4:6; 10; I Phierơ 5:5-6).
(Lưu ý: Đồng thời, câu nầy nhắc cho chúng ta nhớ rằng nhà truyền đạo không lớn lao hơn dân sự! Tôi tin người của Đức Chúa Trời cần phải được tôn trọng vì cớ sự kêu gọi của ông và vì Đạo mà ông đang rao giảng; nhưng ông không cao hơn phần còn lại trong những thuộc viên của Hội Thánh. Có nhiều hội chúng đã thoái hóa thành một hệ thống thờ lạy nhà truyền đạo. Khi điều đó xảy ra, và một người được ban cho quyền lực tuyệt đối trong một nhà thờ, kết quả là xác thịt và tội lỗi. Có người nói: “Nếu uy quyền suy sụp, thì quyền lực tuyệt đối suy sụp một cách tuyệt đối”. Tôi đã nói lâu nay rằng Chúa là Đầu của Hội Thánh Ngài. Còn bạn thì sao?)
3. Ông là một người chịu khổ – Giăng cũng tự nhận mình là “bạn của các anh em về hoạn nạn”. Giăng đang viết cho các thánh đồ nào đang chịu hoạn nạn vì cớ Đấng Christ. Họ bị đánh đập dưới roi vọt của những nhà cầm quyền Lamã. Những tín đồ thật trong thời ấy đã trả cái giá thật khủng khiếp vì cớ đức tin họ đặt nơi Đức Chúa Jêsus Christ. Thật là yên ủi cho tấm lòng của họ khi biết được rằng ngay cả nhân vật lỗi lạc nhất giữa vòng họ cũng đang mang lấy thập tự giá của mình vì sự vinh hiển của Chúa.
(Lưu ý: Đồng thời, không một ai nói hầu việc Chúa Jêsus sẽ luôn luôn là dễ dàng. Thật vậy, Chúa Jêsus đã nói ngược lại một cách chính xác. Đời sống Cơ đốc nhân trung bình được mô tả là một đời sống của sự chối bỏ mình; tự chết đi và mang lấy thập tự giá, Mathiơ 16:24. Những tín đồ của mọi thời đại đều bị cảnh cáo về cái giá của sự phục vụ Chúa Jêsus, II Timôthê 3:12.
Quí bạn ơi, chúng ta đang sống trong một thời kỳ phước hạnh. Chúng ta chưa bị bắt bớ vì cớ đức tin của chúng ta. Tuy nhiên, nếu bạn chịu giữ mắt mình vào các tin tức thì rõ ràng là Cơ đốc giáo đang chịu sự tấn công. Mỗi năm trên thế giới của chúng ta hàng trăm ngàn Cơ đốc nhân vẫn đang tuận đạo vì cớ đức tin của họ. Ngày ấy không bao lâu nữa sẽ đến tại nước Mỹ. Chúng ta cần phải biết chắc rằng chúng ta đã sẵn sàng để trả giá).
4. Ông là một tôi tớ – Khi Giăng sử dụng cụm từ “bạn của các anh em về hoạn nạn, về nước, về sự nhịn nhục trong Đức Chúa Jêsus”, ông đang sử dụng lối nói xác nhận ông là một người đang trông đợi và canh chừng sự đến của Đức Chúa Jêsus Christ. Từ ngữ “nước” ám chỉ sự việc ấy. Từ ngữ “nhịn nhục” đề cập tới sự trông đợi. Giăng đang trung tín làm việc cho Chúa Jêsus và ông đang trông đợi Ngài tái lâm. Chỉ vì Giăng là một cụ già không có nghĩa là ông đã thôi không phục vụ nữa. Ông vẫn đang làm việc cho Chúa. Ông vẫn đang trông đợi Chúa. Ông vẫn là một chứng nhân cho Chúa.
(Lưu ý: Đây là phần mô tả thể nào chúng ta hết thảy nên sống đời sống của chúng ta. Chẳng có một chỗ nào để dừng lại; không một chỗ nào để bỏ cuộc; chẳng có một chỗ nào để ngồi lại mà chẳng làm gì hết. Cho tới khi Chúa đến để đón tiếp chúng ta, chúng ta phải quyết định sống từng giây phút cho sự vinh hiển Ngài, trong sự thờ phượng Ngài, tìm kiếm sự hiện ra của Ngài. Rốt lại, đấy là lý do tại sao Ngài đã cứu chúng ta, Êphêsô 2:10).
B. Thắc mắc “ở đâu” – Sau khi nói cho chúng ta biết ông là ai, Giăng nói cho chúng ta biết nơi ông đang ở khi sự mặc thị nầy đến với ông. Ông đang ở “trong đảo gọi là Bát-mô”. Bát-mô là một hòn đảo nhỏ nằm trên Biển Aegean khoảng 30 dặm tính từ thành Êphêsô. Hòn đảo dài khoảng 10 dặm và rộng 6 dặm. Đảo nầy hình thành từ thứ đá gồ ghề phun ra từ núi lửa và người Lamã đã sử dụng làm nhà tù trong thời của Giăng. Những tù nhân được gửi đến đó để làm việc trong những khu mỏ đồng.
Bây giờ, Bát-mô không phải là một nơi đến lý tưởng đâu. Những người được chôn cất ở đó đã chịu khổ rất khủng khiếp! Họ không có áo quần, đồ ăn hay nơi ở thích nghi. Họ bị buộc phải ngủ ngoài trời trên những rặng đá trơ trụi. Họ bị buộc phải lao động trong những khu mỏ và họ đã chịu khổ kinh khủng dưới lằn roi của những tên lính Lamã.
Đấy là chỗ mà Giăng đang ở khi ông tiếp nhận sự mặc thị. Điều nầy góp phần để nhắc cho chúng ta nhớ rằng Đức Chúa Trời có thể sử dụng ngay cả hoàn cảnh ghê khiếp nhất trong mọi hoàn cảnh trong đời sống chúng ta vì cớ sự vinh hiển của Ngài và vì ích cho chúng ta, Rôma 8:28.
C. Thắc mắc “tại sao” – Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng Giăng bị trục xuất ra đảo Bát-mô. Truyền khẩu cũng cho chúng ta biết rằng trước khi Hoàng đế Domitian trục xuất Giăng ra đảo Bát-mô; ông ta đã tìm cách đặt Giăng vào chảo dầu sôi để giết ông. Giăng vẫn còn sống, bị đưa đi bỏ. Họ không thể giết được ông, vì vậy họ tìm cách bỏ rơi ông; không nhìn biết rằng Đức Chúa Trời sẽ cùng đi với ông và sử dụng ông theo một phương thức lớn lao nhất khả thi. (Đồng thời, bạn và tôi cũng không thể bị đánh bại cho tới chừng Chúa Jêsus làm xong việc với chúng ta!) Tại sao con người khốn khó nầy, ít nhất đã 90 tuổi rồi, bị gửi tới trại tù trên hòn đảo khắc nghiệt đó? Phải, có vài lý do tại sao nhiều tín đồ trong thời đó bị thù ghét và bị đối đãi nghiệt ngã như thế bởi người Lamã. Cho phép tôi cung ứng cho bạn một vài lý do hôm nay.
+ Họ bị thù ghét vì những lý do chính trị – Các Hoàng đế Lamã đều được thờ lạy như những vì thần bởi công dân của họ. Người Lamã bị buộc phải bước vào một đền thờ dành cho các Caesars và họ bị buộc phải đốt hương, đặt nó trên bàn thờ rồi nói: “Caesar là Chúa Tể!” Nhiều Cơ đốc nhân từ chối không làm theo điều nầy và kết quả là họ sẽ bị bắt bớ.
+ Họ bị thù ghét vì những lý do tôn giáo – Người Lamã cũng thờ lạy các vị thần cổ của họ, được tiêu biểu bởi những hình tượng. Nhiều Cơ đốc nhân từ chối không công nhận các thần linh của người Lamã. Người Lamã mê tín tin rằng hành động từ chối của Cơ đốc nhân bị đỗ thừa cho những thảm họa thiên nhiên, những dịch lệ, chiến tranh, đói kém, v.v… Trong vài thập niên đầu tiên sau sự chết của Chúa Jêsus, nhiều Cơ đốc nhân bị xem là một nhánh khác của Do thái giáo. Nhưng, khi người Lamã nhìn thấy sự thù hận mà người Do thái có đối với Cơ đốc nhân, người Lamã đã xem Cơ đốc giáo là một tôn giáo phân biệt. Từ khi Cơ đốc giáo kháng cự lại luật pháp để hình thành một tôn giáo mới, Cơ đốc giáo bị đặt ra ngoài vòng pháp luật và nhiều Cơ đốc nhân bị đặt ra ngoài vòng pháp luật và trở thành mục tiêu của sự bắt bớ nghiệt ngã.
+ Họ bị thù ghét vì những lý do xã hội – Xã hội Lamã được xây dựng trên một hệ thống giai cấp rất cứng rắn. Tầng lớp thượng lưu có ít việc phải làm với các giai cấp thấp kém hơn. Cơ đốc nhân được dạy rằng tất cả mọi người đều bình đẳng trước mắt của Đức Chúa Trời. Điều nầy đã đe dọa hạ thấp cấu trúc xã hội của Lamã và nhiều Cơ đốc nhân cũng bị bắt bớ về điều nầy nữa. Nhiều Cơ đốc nhân cũng từ chối không tham dự các trò chơi của người Lamã, những lễ hội cùng những sinh hoạt khác của xã hội tà giáo đó. Sự thực cho thấy rằng họ đã chọn làm một dân phân biệt khiến họ bị thù ghét triệt để.
+ Họ bị thù ghét vì những lý do kinh tế – Vì Cơ đốc nhân không thờ lạy hình tượng và thậm chí đã rao giảng chống lại các hình tượng, giáo lý của họ làm tổn thương sự thương mại của các thầy tế lễ, thợ thủ công và những thương buôn nào xây dựng cuộc sống họ từ chỗ thờ lạy hình tượng.
1. Điều Giăng đã rao giảng – Giăng bị chọn cho sự bắt bớ bởi Hoàng đế Lamã Domitian vì cớ đạo mà Giăng đã rao giảng. Thay vì rao ra một sứ điệp làm đẹp lòng người Lamã, Giăng đã rao giảng lẽ thật. Ông đã xét đoán tội lỗi và ông đã rao giảng Tin Lành. Cả hai việc nầy đã khiến cho người Lamã nổi thịnh nộ trên ông.
2. Đấng Giăng đã rao giảng – Cái dầm xóc thật trong xác thịt của họ là sự khăng khăng của Giăng cho rằng Đức Chúa Jêsus Christ là Con của Đức Chúa Trời. Ông đã rao giảng Chúa Jêsus bị đóng đinh trên thập tự giá và đã sống lại từ kẻ chết. Giăng đã rao giảng Chúa Jêsus là phương thức duy nhứt để được cứu rỗi. Ông đã xét đoán các thần tượng của người Lamã, phương thức sống của người Lamã, luật lệ của người Lamã và xã hội của người Lamã. Ông chỉ cho người ta thấy Chúa Jêsus và ông bị thù ghét vì cớ đó!
(Lưu ý: Ngày nay, chúng ta hưởng sự tự do thờ phượng trong xứ sở nầy. Tôi có thể bước lên giảng đường nầy và rao giảng bất cứ điều chi tôi đẹp lòng từ quyển Kinh Thánh nầy và tôi được bảo hộ theo luật pháp của xứ sở chúng ta. Nhưng, có một ngày hầu đến trong nước Mỹ, khi điều đó sẽ bị xem là sự giảng đạo bất hợp pháp nghịch lại những tội lỗi nhất định nào đó; Khi ấy, xét đoán xã hội, nhà cầm quyền và tôn giáo giả sẽ là bất hợp pháp. Có một ngày hầu đến, khi trưng dẫn Giăng 14:6 sẽ là một tội ác. Ngày ấy đang tới đến! Tôi nguyện rằng tôi sẽ có sự dạn dĩ để đối mặt với điều đó giống như Giăng và phần còn lại của các Sứ đồ đã có!)
I. Giăng, chứng nhân
II. GIĂNG, CON NGƯỜI THỜ PHƯỢNG (câu 10a)
(Minh họa: Chúng ta đã thấy Giăng là chứng nhân, giờ đây chúng ta hãy nhìn vào Giăng là con người thờ phượng. Đây là ông, 90 tuổi, bị trục xuất sang đảo tù, bị buộc phải lao động trong các khu mỏ và phải chịu đựng hoàn cảnh nghiệt ngã nhất trong mọi hoàn cảnh. Thế nhưng, Giăng đang làm gì khi chúng ta dõi theo ông? Ông đang thờ lạy! Hãy cùng với tôi xem xét ba tư tưởng ngắn gọn về Giăng, con người thờ phượng).
A. Xem xét phần tuổi tác của Giăng – Ông được 90 tuổi và ông vẫn còn đang thờ phượng! Một người kém tuổi hơn đã nói: “Tôi đã nộp các thứ thuế! Để ai đó mang gánh nặng trong một chút. Tôi đã qua được thời thế!” Quí bạn ơi, nếu bạn là con cái của Đức Chúa Trời, bạn cần phải biết rằng sẽ chẳng có một ngày sẽ đến trong đời sống của bạn khi bạn thôi không là một người thờ phượng nữa. Đức Chúa Trời trông mong chúng ta bước vào sự hiện diện của Ngài để thờ lạy bao lâu Ngài ban cho chúng ta khả năng để thờ phượng.
(Lưu ý: Tôi ngợi khen Chúa vì anh em quí báu của chúng ta lớn tuổi hơn. Anh em là một sự cảm hứng và là một sự thách thức cho phần còn lại của chúng tôi. Bất chấp tuổi tác, chứng viêm khớp, và nghịch cảnh, anh em đang trung tín đến với nhà của Đức Chúa Trời. Tôi muốn anh em nhìn biết rằng tôi tán thưởng anh em! Tôi cảm tạ Đức Chúa Trời vì cớ anh em! Tôi nguyện rằng khi tuổi tác tôi cao lên, tôi có thể sống giống như anh em. Bây giờ, đối với phần còn lại trong chúng ta: Xấu hổ, xấu hổ, xấu hổ! Chúng ta có thể học được nhiều điều từ những thánh đồ cao trọng nầy! Khi bạn lập Chúa Jêsus làm ưu tiên một trong đời sống của bạn, sự thờ phượng sẽ đến thật dễ dàng với bạn!)
B. Xem xét hoàn cảnh của Giăng – Giăng không phải ở khách sạn Hilton trên đảo Bát-mô khi ông hạ mình xuống trong sự thờ phượng. Ông không ở trong một tòa nhà có máy điều hòa không khí, ngồi trên hàng ghế có bọc nệm đâu. Ông đang ở tù! Ông đang chịu khổ. Ông đang lạnh lẽo. Ông đang đói khát. Nhưng, bất chấp mọi sự mà ông đang đối mặt với, ông vẫn đang thờ phượng! Một người kém tuổi hơn đã nói: “Hầu việc Chúa không có lương bổng chi hết. Tôi đã trung tín với Ngài và hãy xem tôi được gì!?! Tôi sẽ bỏ cuộc đây! Chẳng có lợi lộc chi hết!” Nhưng, Giăng không như vậy đâu, bất chấp tình trạng của mình, ông đi trước mặt Chúa trong sự thờ phượng.
(Lưu ý: Nhiều tín đồ ngày nay có thể sử dụng một liều lượng những gì Giăng đã có! Liều lượng ấy giữ được Cơ đốc nhân hiện đại không ra khỏi nhà thờ. Một cơn đau nhỏ, một nan đề nhỏ, một cảm xúc tổn thương nhỏ, thế là họ ra khỏi đó ngay! Họ có thể bỏ đi và không nghĩ đến điều đó một chút nào nữa!
Tôi ngợi khen Chúa vì những thánh đồ ấy, những người nhìn biết vị trí của họ ở đâu rồi biết quyết định ở tại chỗ đó với từng cơ hội. Tôi tán thưởng những thánh đồ ấy, những người không tìm cách họ sẽ “nhận được” gì ở nhà thờ; nhưng họ vui vẻ trong những gì họ “ban cho”. Hãy cảm tạ Đức Chúa Trời vì những người yêu mến thờ phượng Chúa của họ).
C. Xem xét sự đầu phục của Giăng – Hãy nhìn vào câu Kinh Thánh nầy: “Nhằm ngày của Chúa, tôi được Đức Thánh Linh cảm hóa”. Cụm từ “nhằm ngày của Chúa” được rút ra từ tham khảo “ngày của Đức Giêhôva”; là thời điểm khi Chúa Jêsus sẽ đến với đất nầy trong quyền phép và sự vinh hiển. Người ta cho rằng Giăng đã được “chuyển” vào cõi tương lai đúng vào ngày của Đức Giêhôva. Chúa Jêsus đã nói điều nầy với Phierơ: “Nếu ta muốn người cứ ở cho tới khi ta đến, thì can hệ gì với ngươi?” Giăng 21:22. Có người nghĩ rằng đây là một tham khảo đến câu nói đó.
Tôi nghĩ điều nầy đề cập đến “ngày của Chúa”. Tôi nghĩ Kinh Thánh nói rằng Giăng đã thấy mình đang ở một chỗ thờ phượng ngay trên đảo Bát-mô. Thế thì, một ngày Chúa nhựt khi Giăng đã ở trong sự thờ phượng, Chúa hiện ra gặp gỡ ông. Quí bạn ơi, chúng ta không hề biết Chúa sẽ làm gì và khi nào Ngài sẽ hiện ra trong nhà của Ngài. Cần phải hiện diện khi Ngài ngự đến (Minh họa: Thôma – Giăng 20:19-28).
Bất chấp mọi sự Giăng đã đối diện với trên hòn đảo xa xôi ấy, ông đã vượt lên trên hết mọi sự rồi thấy mình đang ở trong sự hiện diện của Chúa trong sự thờ phượng. Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng ông được “cảm hóa”. Vị trí địa lý của Giăng là hòn đảo Bát-mô; nhưng vị trí thuộc linh của ông là ở trong sự hiện diện của Chúa. Giăng đã có được hai thế giới trong cùng một lúc. Phiêu lạc trong sự thờ phượng sẽ khiến cho bạn bước ra khỏi thế giới nầy trong một lúc. (Minh họa: Gióp – Gióp 1:20-21). Cảm tạ Đức Chúa Trời vì hạng người giống như Giăng, họ thờ lạy Chúa của họ bất chấp mọi sự mà họ đang đối diện với trong cuộc sống.
I. Giăng, chứng nhân
II. Giăng, con người thờ phượng
III. GIĂNG, TÁC GIẢ (các câu 10b-11, 19)
(Minh họa: Giờ đây, Giăng đang lúi cúi nói về sự mặc thị mà ông sắp mở ra. Ông tỏ ra một vài sự kiện về tư liệu nầy).
A. Đạo diễn tác phẩm của ông (các câu 10b-11a) – Khi Giăng thờ lạy, chính mình Chúa đã thăm viếng ông. Khi Chúa phán, tiếng phán của Ngài nghe như tiếng “loa”. Đây là thứ âm thanh lôi kéo sự chú ý của Giăng tức thì. Khi chúng ta lần qua các trang sách Khải huyền, chúng ta sẽ nghe thêm nhiều tiếng loa nữa. Mỗi tiếng loa giới thiệu một biến cố nghiêm trọng. Tiếng phán đặc biệt nầy mời Giăng phải lắng nghe rồi viết ra những gì ông đã nghe.
Khách Viếng thiên thượng nầy, và lời lẽ Ngài phán ra, là một sự nhắc nhớ cho chúng ta rằng những gì chúng ta đang đọc và cùng nhau nghiên cứu không phải là một quyển sách do con người viết ra. Giăng chỉ là người viết; tác giả của quyển sách nầy, cùng với từng sách khác trong Kinh Thánh, là chính mình Chúa, II Timôthê 3:16.
B. Nơi đến của tác phẩm (câu 11b) – Sự mặc thị nầy sẽ được gửi đến bảy Hội Thánh được kể tên ra trong câu nầy. Chúng ta sẽ xem xét các Hội Thánh ấy theo cách riêng trong mấy tuần sắp đến. Còn bây giờ, cho phép tôi nhắc cho bạn nhớ rằng các Hội Thánh nầy là những Hội Thánh có thật đấy. Giăng sẽ phải gửi trực tiếp bức thư nầy cho họ. Các Hội Thánh nầy cũng là đại biểu của Hội Thánh như một tổng thể. Sự mặc thị nầy không những đã tồn tại trong kỷ nguyên ấy; chúng cũng là một sứ điệp cho chúng ta trong thời buổi của chúng ta nữa.
Đức Chúa Trời có đôi điều để nói với từng Hội Thánh từng tồn tại trong thư tín nầy. Ngài cũng có đôi điều để nói với từng cá nhân trong các Hội Thánh ấy nữa. Ngài có đôi điều để nói với bạn và với tôi.
C. Những sự phân chia trong tác phẩm của ông (câu 19) – Câu nầy là bố cục đầy cảm hứng về mặt thiêng liêng của sách Khải huyền. Câu nầy tỏ ra cho chúng ta thấy cách thức chúng ta cần phải chia ra và giải thích quyển sách nầy. Để làm cho tươi mới ký ức của chúng ta, câu nầy chia sách Khải huyền ra làm ba phần rõ ràng. Đấy là:
+ Những sự ngươi sẽ thấy – Các biến cố ở chương 1
+ Những việc nay hiện có – Các biến cố ở các chương 2-3
+ Những việc sau sẽ đến – Những biến cố ở các chương 4-22.
Bây giờ, có người sẽ lấy làm lạ, tôi lấy ý tưởng ở đâu khi cho rằng chương 4 đánh dấu một sự phân chia chính trong sách nầy!?! Câu trả lời được thấy ở cụm từ “sau sẽ đến”. Cụm từ nầy dịch hai từ Hylạp. Đấy là “meta” và “tauta”. “Meta” có nghĩa là “sau” và “tauta” có ý nói “những điều nầy”. Hai từ nầy kết hợp nhau cũng được thấy ở câu đầu tiên của chương 4, ở đây Kinh Thánh chép: “điều sau nầy …”. Nói cách khác, Kinh Thánh chỉ ra rõ ràng rằng chương 4 nằm trên dòng phân cách giữa “những việc nay hiện có” và “những việc sau sẽ đến”.
Phần kết luận: Chúng ta đã được cung ứng phần lai lịch quan trọng về sứ đồ Giăng từ phân đoạn Kinh Thánh nầy. Chúng ta cũng được phép có cái nhìn thoáng qua về công tác mà ông được kêu gọi phải lo làm. Hiểu biết Giăng là ai; tại sao ông đã làm những gì ông đã làm; và loại tấm lòng ông đã có cho Chúa Jêsus sẽ giúp đỡ chúng ta khi chúng ta lần theo sách Khải huyền.
Khi tôi soạn bài giảng nầy, Chúa đã sử dụng nó để phán với lòng tôi về cấp độ đầu phục của chính tôi đối với Ngài. Tôi không biết về bạn, nhưng tôi muốn được tìm thấy là trung tín cho tới chừng Ngài gọi tôi về quê hương. Tôi muốn hầu việc Ngài, yêu mến Ngài, thờ phượng Ngài và nếu cần thiết, tôi muốn chịu khổ vì Ngài. Có lẽ Ngài đã phán với tấm lòng bạn về cách bạn ăn ở với Ngài. Nếu Ngài đã chạm đến một số cấp độ nào đó tối nay, bàn thờ nầy đang rộng mở đây. Ngài sẽ gặp gỡ bạn ở đây và Ngài sẽ vùa giúp cho bạn. Chỉ hãy đến với Ngài!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét