Thứ Ba, 24 tháng 8, 2010

Mác 12:28-34: "ĐIỀU QUAN TRỌNG NHẤT TRONG CÁC ĐIỀU NẦY LÀ TÌNH YÊU THƯƠNG"



Mác 12:28-34
ĐIỀU QUAN TRỌNG NHẤT TRONG CÁC ĐIỀU NẦY LÀ TÌNH YÊU THƯƠNG
Phần giới thiệu: Minh họa: Văn mạch. Trong các sách luật pháp của người Do thái, 5 sách đầu tiên của quyển Kinh Thánh Anh ngữ của chúng ta, có 613 điều luật được ban cho loài người. Trong những điều luật nầy, 248 điều được tự nhiên xem là tích cực trong khi 365 điều kia được xem là tiêu cực. Nghĩa là, có một số điều bắt buộc người ta phải làm theo những việc nhất định trong khi những điều khác ngăn cấm con người đối với những sinh hoạt nào đó. Chính 613 điều luật nầy đã hình thành cơ sở cho niềm tin và cách thực hành của người Do thái và dường như nó là cách thực hành của hạng người tôn giáo, người dòng Pharisi và các thầy thông giáo, hay các "bác sĩ và những luật sư", (Minh họa: Luca 11:46 thường bị giải thích sai và áp dụng sai), họ sử dụng hầu hết đời sống của họ lo tranh cãi điều nào trong 613 điều luật nầy là có tầm quan trọng nhất. Vì lẽ đó, thắc mắc của thầy thông giáo nầy dường như ít nhất là chính đáng. Sau khi đã nói ra như thế rồi, chính câu trả lời của Đấng Christ cho người nầy mới có tầm quan trọng tuyệt đối. Chúa Jêsus lấy hết 613 điều luật và quy tắc rồi tóm tắt chúng lại thành 2 câu nói quan trọng cho lẽ thật thiêng liêng. Thật vậy, Chúa Jêsus đã rút gọn cả Luật pháp, những điều răn và mọi sự dạy của các tiên tri lại thành một cụm từ: yêu thương.
Loại yêu thương nầy được xác định và giải thích bởi Sứ đồ Phaolô trong I Côrinhtô 13:1-13, (đọc và bình luận). Khi ông kết luận mọi suy nghĩ của ông về quan niệm yêu thương, Phaolô nói rằng trong tất cả mọi sự còn lại trên thế gian, tình yêu thương là quan trọng nhất cả thảy.
Tối nay, tôi muốn lấy mấy câu nói đơn sơ nầy của Chúa Jêsus và rao giảng với đề tài: “Điều Quan Trọng Nhất Trong Các Điều Nầy Là Tình Yêu Thương". Khi tôi giảng, làm ơn phải ý thức rằng Chúa Jêsus lấy mọi đời sống và toàn bộ mục đích của chúng ta đang tồn tại trên đời nầy và tóm gọn lại trong mấy câu nầy. Chúng ta hãy xem trong một lúc tư tưởng: “Điều Quan Trọng Nhất Trong Các Điều Nầy Là Tình Yêu Thương"
I. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC ĐIỀU RĂN LỚN (các câu 29-31)
A. Điều răn tối thượng (các câu 29-30) - Trong mấy câu nầy, Chúa Jêsus nói cho người kia biết rằng ông ta có trách nhiệm phải kính sợ Đức Chúa Trời trên hết mọi sự khác trong đời nầy và ông ta cần phải kính mến Chúa với từng tiềm năng trong cuộc sống của ông ta. Chúa Jêsus bắt đầu bằng cách trưng dẫn những gì được gọi là "Shema". Đây là phần trưng dẫn của Phục truyền luật lệ ký 6:4-5, phân đoạn Kinh thánh nầy đã được trưng dẫn bởi từng người Do thái mỗi ngày trong thời gian người cầu nguyện. Khi làm như thế, người tự nhắc nhở rằng chẳng có Đức Chúa Trời nào khác trừ ra Đức Giêhôva và bất cứ điều chi chiếm vị trí đầu tiên trong đời sống của người trước Đức Chúa Trời đều là hình tượng, hay tà thần.
(Minh họa: Điều nầy vẫn rất thực hôm nay. Giống như người Do thái thời xưa, chúng ta phải biết chắc rằng Đức Chúa Trời chiếm vị trí đầu tiên trong đời sống của chúng ta, trên hết từng tình cảm hay lòng trung thành nào khác, Côlôse 1:18!) Minh họa: Chúng ta nói Ngài là trên hết, thế rồi chúng ta đặt những việc khác đứng trước Ngài và ý chỉ của Ngài trong đời sống của chúng ta! Mọi hành động của chúng ta nói lớn tiếng hơn lời nói của chúng ta! Trong mấy lời nầy của Chúa Jêsus, chúng ta có thể thấy rằng Ngài dự tính cho chúng ta phải đặt Giêhôva Đức Chúa Trời ở trên hết mọi sự khác trong cuộc sống. Hãy chú ý những lãnh vực trong đó chúng ta cần phải kính mến Chúa một cách tối thượng.
1. Hết lòng – Đôi khi chữ “lòng” được sử dụng đề cập tới ngai mọi cảm xúc của chúng ta, nhưng đấy chẳng phải là mục đích ở đây. Những gì Chúa Jêsus đang nói, ấy là chúng ta cần phải kính sợ Chúa mà không phải giả vờ. Chúng ta cần thành thật hay tình cảm chúng ta dành cho Ngài mà không phải chỉ nói chúng ta kính sợ Chúa rồi sống giống như thể Ngài chẳng tồn tại vậy. Chúng ta cần phải thành thật trong tình cảm của mình và đừng có giả hình.
2. Hết linh hồn – Điều nầy bao gồm ý tưởng nói tới mọi cảm xúc của chúng ta. Chúng ta không cần phải kính sợ Đức Chúa Trời với loại tình yêu khô hạn, vô cảm, nhưng chúng ta cần phải dạt dào tình cảm trong tình yêu của chúng ta dành cho Ngài. Nghĩa là, tình cảm của chúng ta dành cho Đức Chúa Trời sẽ chạm đến chúng ta với hầu hết mọi cấp độ mật thiết nhất. Chúng ta cần phải kính mến Chúa với hết chức năng tình cảm của chúng ta.
3. Hết trí khôn – Nghĩa là, chúng ta cần phải gộp cả trí khôn trong đời sống chúng ta dành cho Chúa. Tình yêu nầy không phải là thiếu suy xét và có cái đầu trống không đâu, nhưng chúng ta cần phải kính sợ Chúa vì chúng ta đã xem xét Ngài, đã suy gẫm về Ngài và vì lẽ đó đưa ra quyết định có ý thức phải kính sợ Chúa. Nói cách khác, bạn không nên kính sợ Đức Chúa Trời chỉ vì các nhà truyền đạo nói như thế, nhưng bạn nên kính sợ Ngài vì cớ Ngài là ai và Ngài đã làm gì cho bạn.
4. Hết sức – Điều nầy ám chỉ rằng tình cảm của chúng ta dành cho Chúa không phải là một việc được thực thi chỉ bằng lời nói thôi, mà cũng phải nhìn thấy sự bày tỏ ra trong thân thể vật lý của chúng ta nữa. Nếu chúng ta kính sợ Chúa, thì thân thể cũng phải thuộc về Ngài. Chúng ta không có quyền tách phần thuộc thể ra khỏi phần thuộc linh. Tình cảm chơn thật luôn luôn được tỏ ra bởi con người thuộc thể, cũng như người thuộc linh vậy.
(Minh họa: Nếu mọi sự nầy được kết lại với nhau, thì rõ ràng là Chúa đang bảo chúng ta phải kính mến Đức Chúa Trời với sự thành thật trọn vẹn, với toàn bộ sự sốt sắng, với lý lẽ đã được soi sáng trong sự luyện tập đầy đủ nhất và với toàn bộ năng lực sống động của chúng ta. Đây là tinh thần của điều răn lớn nhất!)
(Minh họa: Tình yêu chơn thật dành cho Chúa Jêsus tự nó tỏ ra trong từng lãnh vực của cuộc sống. Có phải bên yêu mến dân sự, Lời, Nhà, Công việc, thế giới, điều răn, sự thờ phượng của Ngài, v.v…như bạn đáng phải yêu không?)
(Minh họa: Theo sau một chiến thắng lớn lao, Vua Siru xứ Batư đã bắt đi làm phu tù một vương tử, vợ con của người. Khi họ được đưa vào trại của nhà lãnh tụ, đứng trước mặt người, Siru nói với vị vương tử: "Ngươi sẽ dâng gì cho ta nếu ta tha cho người được tự do?" Ngươi đáp: "Tôi sẽ dâng cho người phân nửa những gì tôi có". Siru nói tiếp: "Và ngươi sẽ dâng gì cho ta nếu ta thả con cái của ngươi ra?" "Tâu bệ hạ, tôi sẽ dâng cho bệ hạ mọi sự mà tôi đang có". Nhà vua vẫn còn thắc mắc: "Nhưng ngươi sẽ dâng gì cho ta nếu ta thả vợ ngươi được tự do?" Nhìn vào người mà ông rất yêu rất thiết, vị vương tử không ngần ngại đáp: "Nếu bệ hạ thả cho vợ tôi được tự do, tôi sẽ dâng cả mạng sống của tôi". Siru rất cảm động bởi sự thành tâm của người đến nỗi ông đã cho thả cả gia đình mà không đòi bất cứ một điều gì. Tối hôm ấy, vị vương tử nói với vợ mình: "Nàng chẳng nghĩ Siru là một người đẹp trai sao?" Nàng đáp: "Thiếp không chú ý đến ông ta" Người chồng hô lên: "Sao chứ, mắt của nàng để ở đâu vậy?" Nàng đáp: "Mắt của thiếp chỉ nhìn vào người nào nói sẽ phó mạng sống mình về thiếp mà thôi")
(Minh họa: Max Lucado thuật lại một câu chuyện rất hay về Taj Mahal: "Người vợ yêu dấu của Hoàng đế xứ Mogul là Shah Jahan đã qua đời. Bị tàn phá, ông đã quyết tâm tôn kính nàng bằng cách dựng lên một đền thờ, đền thờ nầy được xem như mộ địa của nàng vậy. Chiếc quan tài của nàng được đem đặt ở giữa nền, và đền thờ được xây lên ở quanh nó. Không một chi phí nào được dành lại, hầu cho nơi yên nghỉ của nàng đượm đầy vẻ lộng lẫy.
"Nhưng khi nhiều tuần đổi thành nhiều tháng, nổi buồn của Shah bị che khuất bởi tình cảm của người dành cho dự án. Ông không còn than khóc về sự thiếu vắng nàng nữa. Cấu trúc đã nung nấu ông. Một ngày kia, trong khi đi bộ dọc theo khuôn viên của cấu trúc nầy, chân ông dẫm phải một cái hộp làm bằng gỗ. Nhà vua chùi sạch đất khỏi chân mình rồi ra lịnh cho công nhân đem bỏ cái hộp ấy đi.
"Shah Jahan không biết ông đã ra lịnh tống khứ chiếc quan tài đi – giờ đã bị quên lãng – nằm kín giấu bên dưới lới bụi đất và thời gian. Là người mà ngôi đền thờ được dự trù để tôn vinh đã bị quên lãng, nhưng đền thờ đã được dựng lên dù cho có như thế nào đi nữa. Có thể nào người xây dựng đền thờ và quên lý do tại sao? Có thể nào người xây dựng một cung điện, thế mà lại quên nhà vua sao?
"Lần tới bạn bước vào một hội chúng đang thờ phượng, hạy tự đặt mình vào chỗ bạn có thể nhìn thấy dân sự xem. Rồi hãy quyết định. Bạn có thể nói nói cho họ biết Đấng đã bị giết chết. Họ sẽ tròn xoe con mắt lên và theo dõi. Họ là những đứa trẻ đang trông đợi mở gói quà ra. Họ là hạng tôi tớ đang đứng yên lặng khi nhà vua đi ngang qua. Bạn không thể lơ mơ trong sự hiện diện của nhà vua được. Và bạn không thể ngáp đang khi nhận một món quà, đặc biệt khi người tặng lại chính là nhà vua!
"Bạn cũng có thể nói cho người nào chỉ nhìn thấy có đền thờ thôi. Ánh mắt của họ như lạc trôi. Hai chơn của họ bồn chồn. Hai bàn tay của họ xoắn lại với nhau, và miệng họ há ra -- không phải để ca hát, mà để ngáp. Vấn đề không nằm ở chỗ họ tìm cách lấy làm ngạc nhiên đâu, ánh mắt của họ khởi sự đờ đẫn rồi. Tất cả những ngôi đền, thậm chí đền Taj Mahal, đã mất đi nét rực rỡ huy hoàng của nó trong một thời gian ngắn.
"Những người nhìn ngắm đền thờ không có ý xoi mói. Họ yêu mến Hội Thánh. Họ không có ý chê là nhạt nhẽo đâu. Họ đội nón, mang vớ, áo choàng và cà-vạt rồi đến mỗi tuần. Nhưng vẫn cón thiếu sót cái gì đó. Đấng mà họ từng dự tính tôn vinh trong một thời gian ngắn không có ai nhìn biết tới nữa.
"Nhưng người nào đã nhìn thấy Ngài không thể quên được Ngài. Họ tìm gặp Ngài, thường bất chấp đền thờ thay vì vì cớ đền thờ. Họ phủi bụi đất đi rồi đứng rất có ấn tượng trước ngôi mộ của Ngài – ngôi mộ trống của Ngài".
[Spirit of Revival, Apr 1994. Pages 4-5.])
(Minh họa: (câu 30) - "của Ngươi" – Thật là khó cho con người kính sợ Chúa cách thích ứng cho tới chừng người biết rõ Chúa theo cách riêng! I Giăng 4:19 nói rõ với chúng ta về điều nầy. Chúng ta không có khả năng kính sợ Ngài cho tới chừng nào Ngài trước tiên kêu gọi chúng ta vào trong mối quan hệ với chính mình Ngài. Sau khi được cứu, khi ấy mới dễ dàng kính sợ Chúa).
B. Điều răn thứ hai (câu 31) - (Minh họa: Gọi đây là điều răn thứ hai là sai, vì cả hai điều nầy xoắn lại với nhau rất mật thiết. Thực vậy, thật là khó khi có điều nầy mà không có điều kia, tuyệt đối là như thế!)
(Minh họa: Trong việc ban cho chúng ta điều mà Ngài gọi là điều răn lớn thứ hai, Chúa Jêsus đã trưng dẫn từ sách Lêvi ký 19:18.)
Chúa Jêsus chỉ nói cho chúng ta biết rằng chúng ta cần phải yêu nhau với chính tình yêu mà chúng ta dành cho chính mình. Nghĩa là, chúng ta cần phải đặt người khác trong một chỗ mà chúng ta thường xuyên nhận ra mọi lợi ích tốt nhứt của họ, Philíp 2:3; Rôma 12:10. Toàn bộ ý tưởng ở đây, ấy là chúng ta cần phải yêu thương người khác với chính loại thương xót và bổn phận mà chúng ta thấy có cần cho chính mình.
(Minh họa: Nếu chúng ta hết thảy đều thành thật, chúng ta hay suy nghĩ cao đẹp về bản ngã cũ! Vì lẽ đó, chúng ta cần phải tỏ ra chính sự quan tâm nầy cho những kẻ ở chung quanh chúng ta! Minh họa: Tình cảm ấy tự nó tỏ ra như thế nào – tha thứ, bình an, hiệp một, thương xót, làm chứng, v.v…)
(Minh họa: Trong Anh ngữ, chúng ta nói về "ngôi". Nếu tôi nói tới bản thân mình, tôi sẽ nói: "Tôi". Đấy là "ngôi thứ nhứt". Nếu tôi nói chuyện với bạn, tôi sẽ nói: "Ông". Đấy là "ngôi thứ hai". Thế rồi, nếu tôi nói chuyện với người kia, tôi sẽ nói, "Ông ấy”. Đấy là "ngôi thứ ba" trong Anh ngữ, chúng ta luôn luôn có cái tôi trước nhứt. Tuy nhiên, trong tiếng Hêbơrơ, sự việc sẽ ngược lại. Ngôi thứ nhứt nói: "Ông ấy"; Ngôi thứ hai nói: "Ông”; Ngôi thứ ba nói: "Tôi". Ở đó chứa công thức cho sự vui vẻ trong đời nầy. Nếu chúng ta học biết đặt để Đức Chúa Trời trong ngôi thứ nhứt, tha nhân trong ngôi thứ hai và nếu chúng ta bằng lòng nắm lấy ngôi thứ ba, khi ấy chúng ta sẽ có đời sống của mình trong thứ tự).
(Minh họa: Công thức thật cho [joy] sự vui mừng là:
J – [Jesus] Chúa Jêsus
O – [Others] Tha nhân
Y – [Yourself] Bản thân mình)
(Minh họa: Tình yêu chân chính là tình yêu hy sinh – Ở Anh quốc vào thế kỷ thứ 16, Oliver Cromwell đã ra lịnh bắn một binh sĩ vì phạm tội khi có tiếng chuông báo buổi tối. Nhưng đêm ấy, vào giờ định mệnh, không một tiếng nào phát ra từ tháp chuông. Cô gái sắp sửa kết hôn với người bị kết án đã trèo vào trong tháp và đã níu lấy quả lắc của chuông để ngăn không cho nó đập vào. Được đem đến trước mặt Cromwell để trình báo về hành động của mình, nàng chỉ bật khóc rồi tỏ cho ông thấy hai bàn tay đầy máu của mình. Cromwell động lòng nên ông nói: "Người yêu của cô hãy còn sống vì sự hy sinh của cô. Người ấy sẽ không bị bắn đâu!" )
C. Những điểm đặc biệt trong hai điều răn nầy – Khi Chúa Jêsus sử dụng từ yêu thương, Ngài có thể chọn một trong 4 từ Hylạp hay được dùng. Ngài có thể dùng Storgh, Eros, Phileo, hay Agape. Eros đề cập tới "tình cảm về tình dục". Storgh, đề cập tới tình yêu muôn vật. Phileo nói tới tình cảm dịu dàng dành cho ai đó. Agape, đề cập tới tình yêu không dứt, không đổi, nung nấu dành cho ai đó. Đây không phải là loại cảm xúc xuất hiện trong một lần rồi thay đổi hay biến mất. Tình yêu Agape là tình yêu đời đời! Đây là loại tình yêu mà với đó Đức Chúa Trời yêu thương hạng tội nhân. Đây là tình yêu chân chính, hết lòng, hoàn thiện không thể và sẽ không thay đổi bởi hoàn cảnh. Đây là tình yêu, yêu thương mà không màng đến giá trị của đối tượng được yêu. Đây còn hơn là tình cảm đơn sơ hay một loại xúc cảm nào đó. Đây là quyết định của ý chí! Đây là loại tình yêu có thể trông thấy được. Minh họa: Tình yêu thương của Đức Chúa Trời – Rôma 5:8. Tình yêu của chúng ta dành cho Đấng Christ cũng là trông thấy được, Giăng 14:15-24; 15:10-14.
(Minh họa: Cậu bé 5 tuổi đã nổi giận với mẹ mình rồi quyết định bỏ chạy ra khỏi nhà. Nó ra khỏi nhà với chiếc vali nhỏ rồi lê bước qua hết khu nhà nầy rồi đến khu nhà khác. Sau cùng, khi trời bắt đầu sụp tối, viên cảnh sát chặn nó lại: "Có ý gì thế?" Cậu bé đáp: "Cháu bỏ đi". Viên cảnh sát mĩm cười khi ông nói: "Nầy, tôi đang theo dõi cậu đấy, và cậu chẳng làm chi khác hơn là cứ đi quanh khu nhà nầy. Cậu gọi đó là bỏ đi à?" Cậu bé kia bật khóc: "Đúng đấy, ông muốn cháu phải làm gì đây? Cháu không thể băng qua đường được". Cậu bé rõ ràng đã tôn trọng bố mẹ mình và biết họ rất yêu thương nó. Nó thực sự không thể bỏ đi được).I. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC ĐIỀU RĂN LỚN
II. SỰ TRỌN VẸN CỦA HAI ĐIỀU RĂN LỚN (câu 31b)
A. Trong Mathiơ 22:40, Chúa Jêsus phán rằng hết thảy các điều răn khác đều bởi hai điều răn nầy mà ra. Nghĩa là, nếu tôi kính sợ Chúa như tôi đáng phải có, tôi sẽ không phạm tội chống nghịch Ngài. Nếu tôi yêu kẻ lân cận như tôi đáng phải yêu, tôi sẽ không làm buồn lòng họ.
B. Chúng ta đã gán cho bài học nầy: "Luật Yêu Thương". Khi đời sống tình cảm của chúng ta đúng đắn, thì chúng ta sẽ đối xử với mọi người, từ Đức Chúa Trời trở xuống, theo như họ đáng được đối xử. Tuy nhiên, khi có một nan đề với tình cảm dành cho Chúa, sẽ có những việc làm ra xem khinh Ngài. Và, khi chúng ta không còn song hành với Chúa nữa, làm hại cho người khác là việc rất dễ dàng! Xin cho phép tôi nói rằng khi có nan đề giữa chúng ta và một người khác, đây là biểu thị cho thấy rằng có nhiều nan đề trong đời sống tình cảm của chúng ta!
C. Cái điều Chúa Jêsus đang nói với chúng ta, ấy là chúng ta có thể luôn luôn biết chắc rằng chúng ta sẽ làm việc đúng đắn bên Đức Chúa Trời và bên đồng loại của chúng ta nếu chúng ta kính sợ Chúa, với mọi sự chúng ta có và đang có, và nếu chúng ta chỉ yêu những người ở chung quanh chúng ta thật mạnh mẽ như chúng ta yêu chính bản thân mình. Nếu chúng ta có thể làm theo hai điều nầy, chúng ta không cần vội vã về đúng và sai, hay thậm chí về việc phạm tội nữa. Nếu chúng ta kính sợ Đức Chúa Trời và yêu người khác như chúng ta đáng phải có, chúng ta sẽ sống đời sống của mình trong một tư thế thật đẹp lòng!
I. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC ĐIỀU RĂN LỚN II. SỰ TRỌN VẸN CỦA HAI ĐIỀU RĂN LỚN
III. CÁI GIÁ CỦA HAI ĐIỀU RĂN LỚN
A. Nếu chúng ta chịu làm phu phỉ hai Điều Răn Lớn nầy, chúng ta cần phải nhận ra rằng điều đó sẽ làm cho chúng ta phải trả giá. Điều đó có thể thực hiện được, song cái giá sẽ chẳng phải là rẻ rúng đâu!
B. Nếu tôi hết lòng, hết linh hồn, hết ý và hết sức kính sợ Đức Chúa Trời, thì có nghĩa là tôi sẽ phải đặt ý chỉ của Ngài lên trên ý định của tôi. Nói như thế có nghĩa là tôi sẽ phải nói “không” với một số việc mà tôi muốn làm. Nói như thế có nghĩa là tôi sẽ phải tìm kiếm ý chỉ của Chúa và lập ý chỉ ấy lên cao trong đời sống của tôi. Nói như thế có nghĩa là tôi không thể đi đến những nơi mà người khác có thể đến, tôi có thể xem những gì người khác xem, tôi không thể thưởng thức những gì mà họ đang thưởng thức. Mọi sự tôi nói, ấy là bạn có thể có thứ gì mà bạn muốn! Bạn cũng có thể sống đẹp lòng mình và xác thịt mình, hay bạn có thể dâng mình làm đẹp lòng Chúa. Sự chọn lựa là thuộc về bạn đấy!
(Minh họa: Đừng nghĩ rằng hầu việc Chúa chẳng cho phép bạn vui đùa đâu, nhưng Đức Chúa Trời có những luật lệ và Ngài mong con cái của Ngài vâng theo chúng, phục theo chúng trong đời sống của họ. Có thể phải trả giá mọi sự bạn có khi kính sợ Ngài, nhưng điều đó rất đáng giá!)
C. Nếu tôi yêu mến kẻ lân cận như tôi yêu chính thân mình, tôi chắc cũng phải trả giá nữa! Tôi có thể phải ăn một con quạ nào đó. Có thể tôi phải tìm kiếm sự tha thứ khi tôi chẳng làm gì sai. Có thể tôi phải hy sinh việc gì đó tôi nghĩ tôi cần phải làm để thỏa mãn nhu cầu của một người anh em. Có thể tôi phải nhín thì giờ để giúp đỡ cho ai đó. Có thể tôi phải để thì giờ cầu thay cho họ, cùng đi với họ, đến với họ trong danh của Chúa. Có thể tôi muốn nói rằng tôi không thể ngồi lại và quan sát thế giới cứ trôi đi, nhưng có thể phải dính dáng vào. Tuy nhiên, khi tôi yêu người khác như tôi đáng phải có, tôi đang chứng mình rằng quả thật tôi đang thuộc về Chúa Jêsus - I Giăng 4:20-21; I Giăng 4:12; I Giăng 3:14-15.
Phần kết luận: Bạn yêu như thế nào tối nay? Có phải tình yêu của bạn dành cho Đức Chúa Trời mọi sự như đáng phải có không? Có phải bạn cầu nguyện với Ngài như bạn đáng phải có không? Có phải bạn đang ở trong Lời của Ngài như bạn đáng phải có không? Có người hay vật gì đã ăn luồn vào rồi chiếm lấy chỗ trước hết trong đời sống của bạn không? Có phải Chúa Jêsus đang ở đâu đó sau người nào khác, vật gì khác, hay sau chính bản thân của bạn? Tình yêu của bạn dành cho tha nhân như thế nào? Có phải nó hiện hữu như đáng phải có không? Tối nay, tôi chỉ cố gắng làm cho bạn nhìn thấy rằng nếu bạn thực sự muốn làm đẹp lòng Chúa, thì chỉ có 2 việc là cần thiết thôi: 1.) Ngươi phải hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức mà kính sợ Đức Chúa Trời ngươi 2.) Ngươi phải yêu kẻ lân cận như mình. Có phải thế không?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét