Thứ Ba, 24 tháng 8, 2010

Mác 11:27-12:12: "Chúa của vườn nho"



Mác 11:27-12:12
Chúa của vườn nho

Phần giới thiệu: Những biến cố trong phân đoạn Kinh Thánh nầy đã diễn ra vào ngày thứ Ba trong tuần lễ thương khó của Chúa chúng ta. Chúa Jêsus đang trên đường đến đồi Gôgôtha, nhưng trước khi Ngài đến đó, Ngài phải xử lý với tình trạng tội lỗi của dân Israel.
Vào ngày trước các biến cố nầy, Chúa Jêsus đã vào trong Đền Thờ rồi tạo ra một sự lộn xộn hoàn toàn. Chúa Jêsus đã tẩy sạch Đền Thờ, đuổi những kẻ xúc phạm Nhà của Đức Chúa Trời do mua bán trong hành lang của nó, 11:15-17. Biến cố nầy đã khiến cho các cấp lãnh đạo tôn giáo, là những kẻ thu lợi rất lớn từ dịch vụ được tổ chức trong Đền Thờ, họ tìm cách để tiêu diệt Chúa Jêsus, 11:18.
Giờ đây, Chúa Jêsus trở lại trong Đền Thờ và những người nầy nhìn thấy cơ hội làm mất uy tín của Chúa Jêsus. Rõ ràng, họ đã lấy lại được bình tỉnh, và họ tiếp cận Chúa Jêsus ở Mác 11:27-33 rồi đòi hỏi muốn biết lý do tại sao Ngài lại làm những việc mà Ngài đang làm, các câu 27-28. Cụ thể, họ đã hỏi: “Ông nghĩ ông là ai chứ? Ông có quyền gì khi đến đây và không làm theo mọi việc mà chúng tôi đã làm?” Đây là một nổ lực rõ ràng để làm mất uy tín của Chúa Jêsus trước mắt dân chúng Israel.
Chúa Jêsus không thể bị gài bẫy và Ngài xây cái bàn về phía những người nầy. Ngài hỏi họ câu hỏi thật đơn sơ về Giăng Báptít. Mọi sự họ phải làm là nói cho Chúa Jêsus biết Giăng đã giảng đạo với thẩm quyền nào và Ngài sẽ nói cho họ biết Ngài đã làm mọi việc với uy quyền nào, các câu 29-30.
Chúa Jêsus biết rõ Giăng đã giảng đạo với thẩm quyền nào. Chúa Jêsus đã giảng đạo với chính thẩm quyền đó: ấy là quyền phép của Đức Chúa Trời! Nhưng, Chúa Jêsus cũng biết rõ những người nầy sẽ không hề công nhận như thế.
Các cấp lãnh đạo tôn giáo nầy rõ ràng đang chứng tỏ sự giả hình của họ bằng cách tìm kiếm một câu trả lời khiến cho họ ra tốt lành hơn. Nếu họ nói Giăng được Đức Chúa Trời sai phái, thế thì Chúa Jêsus sẽ bày tỏ sự giả hình của họ ra, vì họ đã chối bỏ sứ điệp và chức vụ của Giăng. Nếu họ nói Giăng đang giảng đạo với chính thẩm quyền của ông, họ sẽ mất mặt với dân chúng, vì đại đa số dân Israel đều tin Giăng là tiên tri thật được phái đến từ Đức Chúa Trời, các câu 31-32.
Thay vì chiếm một thế đứng, những người nầy đã chọn đưa ra câu trả lời “không”, câu 33a. Sau khi nghe câu trả lời của họ, Chúa Jêsus đã từ chối không trả lời cho họ, câu 33b.
Chúa Jêsus đã để cho vấn đề gục chết ngay tại đây, nhưng Ngài sử dụng cơ hội bày tỏ ra sự giả hình mà các cấp lãnh đạo tôn giáo nầy đang có. Trong thí dụ nối theo sau, không những Chúa Jêsus tỏ ra tình trạng tội lỗi của những người Do thái tôn giáo, mà Ngài còn tôn cao sự oai nghi của Đức Chúa Trời Toàn Năng nữa.
Thay vì nhắm vào thái độ tiêu cực của người Do thái, tôi muốn tập trung vào những phương thức Đức Chúa Trời được tỏ ra trong thí dụ nầy. Tôi muốn rao giảng về Chúa Của Vườn Nho. Khi rao giảng, tôi muốn bạn nhìn thấy Sự Nhơn Từ của Ngài, Ân Điển của Ngài và Sự Vinh Hiển của Ngài, như chúng đã được tỏ ra trong thí dụ nầy. Lẽ thật chính tôi muốn trình bày hôm nay là đây: Người nào từ chối ân điển của Đức Chúa Trời chắc chắn sẽ đối diện với cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời. Với điều đó trong trí, chúng ta hãy chú ý các phương thức Chúa của Vườn Nho đã được tỏ ra trong thí dụ nầy.
I. CHÚA CỦA VƯỜN NHO VÀ SỰ NHƠN TỪ CỦA NGÀI (câu 1)
+ Câu 1: mô tả người kia trồng một vườn nho. Người xây chiếc hàng rào qua vườn nho đó để ngăn không cho các thú hoang xâm nhập vào. Người đào một cái hầm ép rượu, lựa chọn trái được thu hoạch từ những chùm nho mọc ở trong vườn. Người dựng một cái tháp hầu cho người canh sẽ hướng mắt quan sát cẩn thận vườn nho, nó phải được bảo hộ đàng hoàng. Người giao vườn nho mình trong tay của những người ký nhận lo chăm sóc nó, thế rồi người để vườn ấy lại trong sự chăm sóc của họ.
+ Trong thí dụ nầy, Chúa của vườn nho là Đức Chúa Trời. Vườn nho là Israel. Người làm vườn là các cấp lãnh đạo tôn giáo Do thái. Các tôi tớ là những tiên tri mà Đức Chúa Trời phái đến cùng Israel. Con yêu dấu, duy nhứt của Chúa vườn nho chính là Chúa Jêsus.
+ Với điều nầy trong trí, thật là rõ ràng khi thấy câu 1 đề cập tới sự nhơn từ của Đức Chúa Trời đối cùng Israel. Xứ sở Israel thường được phác họa là một gốc nho. Ở Êsai 5:1-7, điều nầy được đưa ra rất rõ ràng. Thực vậy, chúng ta cần phải thu dọn lý trí của mình để hiểu rõ bối cảnh rõ hơn nữa.
+ Chúa Jêsus đang chia sẻ thí dụ khi đứng trong Hành Lang của dân Ngoại. Phía bên nầy bờ vai là Núi Ôlive với sườn nó phủ đầy với các vườn nho. Bên bờ vai kia là đền thờ oai nghi được xây dựng bởi Vua Hêrốt. Nơi cửa đền thờ đó được chạm khắc một gốc nho thật là to lớn và rực rỡ. Cây nho ấy được điểm với nhiều lá bằng vàng và bằng bạc. Những trái nho đang thòng xuống là các thứ nữ trang quí giá. Thường thì những người Do thái giàu có sẽ thêm cái lá đắt tiền khác hay ngọc quí khác vào cây nho đó. Các cấp lãnh đạo Do thái chẳng hồ nghi gì về những việc Chúa muốn nói qua thí dụ nầy. Ngài đang phán dạy về xứ sở Israel.
+ Đức Chúa Trời đã dịu dàng dấy gốc nho của Ngài lên trong một xứ gọi là Aicập. Khi ấy, Ngài đã bứng gốc nho nầy rồi chuyển nó qua vùng sa mạc nóng cháy Sinai và Ngài đã trồng nó vào trong xứ Canaan. Ở đó nó bắt rễ và ở đó nó phát triển thật khỏe mạnh. Đức Chúa Trời đã ban gốc nho của Ngài một đất tốt để mọc lên trong đó. Ngài đã ban cho nó Lời của Ngài. Ngài đã ban cho nó sự bảo hộ của Ngài. Bởi sự làm chứng của chính Ngài, Ngài đã làm mọi sự Ngài có thể làm để bảo đảm sự thành công của gốc nho gọi là Israel. Êsai 5:4a: “Có điều chi nên làm cho vườn nho ta mà ta không làm cho nó chăng?”
+ Bất chấp sự nhơn từ và tình yêu thương của Đức Chúa Trời dành cho Israel, nó không hề đáp lại tình yêu ấy với Ngài. Êsai 5:4b: “Cớ sao khi ta mong sanh trái nho, thì nó lại sanh trái nho hoang vậy?”
+ Đức Chúa Trời vẫn tiếp tục chăm sóc gốc nho của Ngài; chúc phước cho gốc nho ấy; bảo hộ và chăm sóc gốc nho. Bất chấp sự lạc sai của họ, Israel bị buộc phải nhìn nhận sự nhơn từ của Đức Chúa Trời, Thi thiên 73:1: “Đức Chúa Trời thật đãi Y-sơ-ra-ên cách tốt lành”.
+ Chẳng có thắc mắc gì khi từng người được cứu trong phòng nhóm nầy hôm nay sẽ phải xưng nhận Đức Chúa Trời là tốt lành cho bạn! Chúng ta không phải là Israel, nhưng sẽ có một ngày, khi Ngài đến với chúng ta trong xứ Aicập của chúng ta, Ngài bứng lên tận gốc rễ, rồi đem trồng chúng ta trong một xứ sở mới, Êphêsô 2:1-22; Côlôse 1:12-14. Đức Chúa Trời thật rất tốt lành với chúng ta!
Thêm vào với ơn cứu rỗi, Ngài đã ban cho chúng ta thật nhiều phước hạnh. Thêm vào với điều ấy, những sự cầu nguyện của chúng ta đã được Ngài nhậm lấy. Thêm vào với sự thực Ngài từng ở với chúng ta; Ngài yêu thương chúng ta cho đến đời đời; Ngài làm thỏa mãn các nhu cần của chúng ta; và mười ngàn lẽ thật khác nữa; và chúng ta phải xưng nhận rằng Đức Chúa Trời là tốt lành đối với dân sự của Ngài!
+ Há chẳng thật sao, một khi Đức Chúa Trời là tốt lành cho những kẻ thậm chí không nhìn biết Ngài? Hãy xem xét quả đất nầy, Ngài ban cho tất cả mọi người đều vui hưởng. Hãy xem xét đồ ăn và nước uống mà Ngài ban cho mọi người để trưởng dưỡng thân thể họ. Hãy xem xét bầu không khí mà Ngài ban cho mọi người hít thở lấy. Hãy xem xét sự thực Ngài để cho hạng người khinh chê, chối bỏ và thù ghét Ngài cứ sống, động và có. Hãy xem xét sự thực, nếu bạn chưa được cứu hôm nay, bạn vẫn chưa ở trong địa ngục! Hãy xem xét những việc nầy và ít nhất công nhận rằng Đức Chúa Trời là nhơn từ đối với mọi người!
+ Một khi Ngài là tốt lành, Ngài đáng được ngợi khen bởi những tạo vật sống: “Phàm vật chi thở, hãy ngợi khen Đức Giê-hô-va!” (Thi thiên 150:6).
II. CHÚA CỦA VƯỜN NHO VÀ ÂN ĐIỂN CỦA NGÀI (các câu 2-8)
+ Sau khi đã trồng vườn nho, và đã làm mọi sự có cần cho vườn được thành công, Chúa của vườn nho sai các tôi tớ mình thâu thập phần hoa lợi của người. Đây là việc rất thông thường trong thời buổi ấy, các chủ đất cho người ta lĩnh canh trồng tỉa trên đất với tỉ lệ phần trăm hoa lợi. Người chủ thường nhận giữa 1/3 và 1/2. Còn những người lĩnh canh nhận phần còn lại.
Khi người chủ đất nầy sai các tôi tớ của người đến, họ bị những người lĩnh canh đối xử rất độc ác. Người thứ nhứt bị đánh đập, câu 3. Người kế đó bị ném đá, bị đánh vào đầu, câu 4. Người kế nữa bị giết chết, câu 5a. Sau rồi, chủ sai nhiều tôi tớ khác đến để thâu lấy hoa lợi của mình và họ hết thảy đều bị đánh hay bị giết bởi những người được tin tưởng giao cho chăm sóc vườn nho, câu 5b.
Rốt lại, các tôi tớ đã bị hủy diệt, người chủ đất sai con duy nhứt của mình đến với họ. Ông hy vọng họ sẽ tiếp nhận con trai mình giống như thể tiếp nhận chính mình ông, là chủ đất, câu 6. Nhưng, giống như họ đã tiêu diệt hết các tôi tớ đã được sai đến, họ cũng tiêu diệt luôn người con của chủ, câu 8. Họ tin rằng qua việc giết chết con của chủ, họ xưng nhận vườn nho là thuộc về họ, câu 7.
+ Tiểu đoạn ghi thí dụ nầy được vạch ra để nói với các cấp lãnh đạo tôn giáo của Israel. Họ được ủy thác xứ sở đó với tình trạng khỏe mạnh thuộc linh. Thế rồi một lần nữa họ dẫn quốc gia đi sai lạc. Đức Chúa Trời, trong ân điển vô hạn của Ngài, đã sai các quan xét, những tiên tri, và những người thánh khác của Đức Chúa Trời đến lãnh đạo họ quay về với đường ngay nẻo thẳng. Mỗi lần Đức Chúa Trời sai người của Đức Chúa Trời đến, Israel đã từ chối không nghe theo sứ điệp của người. Có kẻ bị đánh đòn, có người bị giết, nhưng hết thảy đều bị đuổi đi với hai bàn tay không. Israel đã từ chối hết tiên tri nầy đến tiên tri khác, lên tới cực điểm là Giăng Báptít. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời đã giữ mãi việc sai người của Ngài và sứ điệp của Ngài đến. Đúng là ân điển!
+ Cũng một việc ấy rất thực cho hôm nay! Đức Chúa Trời đã ban cho con người hết bằng chứng nầy đến bằng chứng khác trong một nổ lực kêu gọi người ta quay về với chính mình Ngài. Hãy xem xét những sự việc sau đây:
+ Sự làm chứng của Đức Chúa Trời ở xung quanh chúng ta – Thi thiên 19:1-4. Sự làm chứng của Đức Chúa Trời trong thế gian ở xung quanh chúng ta khiến cho người ta không thể chữa mình được trước mặt Ngài, Rôma 1:20.
+ Sự làm chứng của Đức Chúa Trời ở bên trong chúng ta – Rôma 2:14 cho chúng ta biết Đức Chúa Trời đã viết luật pháp của Ngài trên bảng lòng của chúng ta. Một lần nữa, chúng ta không thể chữa mình được!
Tại sao Đức Chúa Trời vẫn kêu gọi kẻ lạc sai đến với Ngài? Tại sao Ngài vẫn với tới họ trong một nổ lực tìm cách cứu lấy họ? Ngài làm thế là vì Ngài là một Đức Chúa Trời có tình yêu thương, ân điển và sự thương xót vô hạn. Ngài làm thế vì Ngài ao ước cứu lấy hạng tội nhân hơn là Ngài thi hành sự phán xét họ trong địa ngục, II Phierơ 3:9.
Đức Chúa Trời làm thế để bạn sẽ có một cơ hội để được cứu ra khỏi tội lỗi của bạn. Đức Chúa Trời làm thế để những người thân của bạn sẽ có cơ hội được tiếp lấy!
+ Đừng quên điều nầy! Người Do thái tưởng rằng qua việc giết Đức Chúa Con, họ có thể đoạt lấy vườn nho cho chính mình. Hạng người tôn giáo ấy sẽ không bao giờ công nhận điều đó, nhưng họ muốn trở thành vị thần của chính họ. Họ muốn điều khiển vở kịch. Họ muốn mọi sự cho bản thân họ. Họ muốn sự giàu có, sự vinh hiển, quyền phép, và họ không muốn chia sẻ điều đó cho bất cứ ai, đặc biệt nếu người ấy là một người thợ mộc thất học, không phải con nhà nòi xuất thân từ thành Naxarét! Họ không dám nghĩ đến chỗ phải công nhận Chúa Jêsus là Đấng Mêsi và là Đức Chúa Trời.
Cái điều họ thất bại không hiểu tới, và những gì nhiều người vẫn thất bại không hiểu được, là khi bạn tiếp nhận Đức Chúa Con, bạn tiếp nhận vườn nho cùng mọi sự có trong đó! Khi bạn tiếp nhận Đức Chúa Con, bạn trở thành con cái của Đức Chúa Trời, 1 Giăng 3:1-3. Khi bạn tiếp nhận Đức Chúa Con, bạn trở thành kẻ đồng kế tự với Ngài, Rôma 8:17. Khi bạn tiếp nhận Đức Chúa Con, bạn tiếp nhận mọi ơn phước mà Thiên đàng phải hiến cho, Êphêsô 1:3.
Khi bạn có Chúa Jêsus, bạn có mọi sự! Bạn có sự sống dư dật ở đây, Giăng 10:10, và sự sống đời đời sau nầy nữa, Giăng 10:28.
+ Tất cả những việc nầy tôi đang nói tới đều là những sản phẩm của lòng nhịn nhục và ân điển của Đức Chúa Trời. Nếu chúng ta nhận lãnh những gì chúng ta đáng được, chúng ta sẽ chịu chết và ở trong địa ngục hôm nay. Nhưng chúng ta chưa chết và chúng ta chưa ở trong địa ngục! Chúng ta còn đang sống đây. Chúng ta đang sống bằng da bằng thịt đây. Chúng ta vẫn đang hít thở không khí của Đức Chúa Trời và đang tận hưởng các ơn phước của Đức Chúa Trời. Chúng ta là những kẻ sự phần ân điển của Đức Chúa Trời hôm nay!
Đúng là ân điển khi Ngài kêu gọi chúng ta đến với Ngài để được cứu! Đúng là ân điển lạ lùng khi Ngài cứ giữ việc tìm kiếm, kêu gọi, yêu thương và lôi kéo cho tới khi nào chúng ta đến với Ngài! Hãy ngợi khen Đức Chúa Trời vì cớ ân điển!
+ Nếu bạn chưa được cứu, hãy chạy đến với Ngài và kêu cầu Chúa Jêsus. Ngài là nguồn hy vọng duy nhứt của bạn, 1 Giăng 5:12; Giăng 14:6. Nếu bạn đã được cứu, hãy phát triển một thái độ biết ơn và hãy cảm tạ Ngài vì ân điển của Ngài trong đời sống của bạn.
III. CHÚA CỦA VƯỜN NHO VÀ SỰ VINH HIỂN CỦA NGÀI (các câu 9-12)
+ Chúa của vườn nho không còn có sự lựa chọn nào khác nữa. Người chủ đất đã tìm cách làm việc với những người lĩnh canh nầy bằng mọi cách, nhưng họ đã từ chối không chịu nghe theo ông. Giờ đây, vì họ đã từ chối các tôi tớ của chủ đất và giết chết con trai người, ông sẽ đến với cơn thạnh nộ và hủy diệt những người nào chiếm hữu những gì thuộc về ông, câu 9.
+ Cũng một thể ấy với các cấp lãnh đạo của Israel. Họ đã từ chối từng nổ lực Đức Chúa Trời đã lập ra để kêu gọi họ quay trở lại với chính mình Ngài. Họ đã lạm dụng hay giết chết các sứ giả của Ngài. Ngay cả Giăng Báptít, tôi tớ mà Đức Chúa Trời mới vừa phái đến cùng họ, đã bị chối bỏ và bị chặt đầu. Giờ đây, họ đã quyết định ở trong lòng hòng tiêu diệt chính Con của Đức Chúa Trời.
Chúa Jêsus đã tỏ ra thần tính và lai lịch của Ngài cho người Do thái biết trong nhiều cơ hội, các phép lạ và sứ điệp của Ngài mọi thứ đều la lên rằng Ngài là Con của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, những người nầy thèm muốn vườn nho cho chính họ và họ bằng lòng giết Đấng Mêsi của họ để tiếp lấy những gì họ mong muốn. Và, họ đã giết Ngài! Họ đẩy Ngài đến đồi Gôgôtha rồi ở đó họ đóng đinh Con Đức Chúa Trời trên thập tự giá. Họ đã đưa Con Đức Chúa Trời ra khỏi thành phố và đã giết Ngài ở đó, Hêbơrơ 13:12.
Chúa Jêsus là sứ giả sau cùng của Đức Chúa Trời. Khi họ từ chối Ngài, họ đang nói “không” với Đức Chúa Trời cho lần sau cùng. Chẳng có một thứ chi chừa lại cho họ trừ ra sự phán xét. Và, sự phán xét ấy đã đến chỉ trong một vài năm ngắn ngủi sau đó. Thành Jerusalem đã bị hủy diệt và Đền Thờ đã bị sụp đổ. Người Do thái đã chối bỏ Đức Chúa Trời và Con của Ngài, họ đã trả một cái giá thật khủng khiếp cho quyết định của họ. Vì họ đã từ chối Đức Chúa Trời của ân điển, họ bị buộc phải đối mặt với Đức Chúa Trời của cơn thạnh nộ.
+ Cũng thực như thế cho hôm nay! Chúa Jêsus là lời nói sau cùng của Đức Chúa Trời dành cho nhân loại. Nếu chúng ta chối bỏ Ngài, chúng ta chẳng có hy vọng gì để được cứu nữa, Hêbơrơ 2:3. Đây là những gì bạn cần phải biết. Một ngày kia, bạn sẽ đứng trước mặt Đức Chúa Jêsus Christ. Bạn sẽ đối mặt với Ngài là Cứu Chúa hoặc bạn sẽ đối mặt với Ngài trong vai trò Quan Án.
Rôma 11:22 là một câu Kinh Thánh rất thú vị. Câu ấy chép: “Vậy hãy xem sự nhân từ và sự nghiêm nhặt của Đức Chúa Trời”. Một mặt, Đức Chúa Trời là nhân từ với những ai đến với Ngài bởi đức tin, Ngài tha thứ cho họ; Ngài cứu họ và Ngài ban cho họ sự sống đời đời trên Thiên đàng, Rôma 10:13. Mặt kia, người nào chối bỏ Ngài sẽ đối mặt Ngài trong sự phán xét, Khải huyền 20:11-15. Bạn sẽ đối mặt với Chiên Con hoặc bạn sẽ đối mặt với Sư Tử. Quyền chọn lựa thuộc về bạn đấy!
Bạn thấy đấy, tội lỗi trầm trọng nhất là một người có thể phạm không phải là hiếp dâm, giết người, quấy nhiểu tình dục trẻ em hay cướp đoạt. Tội lỗi trầm trọng nhất một người có thể phạm là tận hưởng mọi thứ tốt lành mà Đức Chúa Trời ban cho; được coi như là do ân điển của Ngài và rồi chối bỏ Con của Ngài, Giăng 16:9. Đấy là tội lỗi trầm trọng nhất trong mọi tội.
Dù bạn biết điều nầy hay không, bạn đang phạm tội giết người. Chính bạn và mọi tội lỗi của bạn đã đặt Chúa Jêsus lên trên thập tự giá. Hết thảy chúng ta đều phạm tội chối bỏ và giết chết Con của Đức Chúa Trời. Chúng ta một là ăn năn tội lỗi của mình rồi được cứu, hay chúng ta sẽ đối mặt với Chúa trong sự phán xét một ngày kia. Đức Chúa Trời sẽ được vinh hiển không cứ là cách nào!
+ Ở các câu 10-11 Chúa Jêsus thay đổi hình ảnh. Ngài thôi không nói tới vườn nho nữa và Ngài khởi sự nói tới một ngôi nhà. Ngài đang trưng dẫn Thi thiên 118:22 để đưa ra mục đích của Ngài.
Chìa khóa cho một nền tảng tốt là hòn đá góc. Hòn đá ấy, nếu gọn gàng sẽ bảo đảm cả toà nhà sẽ thẳng đứng và vuông góc. Nếu hòn đá không được thẳng, ngôi nhà sẽ bị lệch ngay.
Các cấp lãnh đạo người Do thái đã nhìn vào Chúa Jêsus rồi quyết định rằng Ngài không phải là hòn đá góc thích đáng. Trong ánh mắt của họ, Ngài không có dòng giống đứng đắn, không có học vấn như đáng phải có, hay những gì đáng tin cậy cả. Chúa Jêsus không thỏa được những mong đợi của họ. Ngài không phù hợp với cái khuôn của họ, vì vậy họ đã chối bỏ Ngài liền tay và thậm chí bằng lòng dự phần vào sự chết của Ngài.
Tại sao họ giết Ngài chứ? Họ thù ghét Ngài vì sự thánh khiết của Ngài và Lời của Ngài tỏ ra tội lỗi của họ. Họ chẳng còn có một sự lựa chọn nào khác hơn, một là ăn năn hoặc ăn miếng trả miếng. Họ chọn ăn miếng trả miếng và họ đã kết án tử hình Chúa Jêsus.
Chúa Jêsus nói cho họ biết chính hòn đá mà họ chối bỏ đã trở thành đá đầu góc nhà. Đức Chúa Trời đã bất chấp mọi hành vi của họ đối với Chúa Jêsus và đã đặt Ngài làm hòn đá góc, trên đó Ngài sẽ xây dựng Hội Thánh của Ngài. Họ tưởng họ đã loại bỏ được nan đề khi đưa Chúa chúng ta đến chỗ chết. Nhưng thật ra, họ đang ký vào bản án tử hình của chính họ. Đức Chúa Trời sẽ tiếp lấy sự vinh hiển qua sự chết và sự sống lại của Đức Chúa Jêsus Christ!
+ Khi Mathiơ ghi lại thí dụ nầy, ông đã thêm vào câu nầy: “Kẻ nào rơi trên hòn đá ấy sẽ bị giập nát, còn kẻ nào bị đá ấy rớt nhằm thì sẽ tan tành như bụi” (Mathiơ 21:44). Đấy là chỗ mà mọi sự phải rơi xuống. Một là bạn sẽ rơi trên Chúa Jêsus rồi bị giập nát trong sự tin tưởng, ăn năn và được cứu, hoặc Ngài sẽ rơi trên bạn rồi chà nát bạn ra thành bụi. Một lần nữa, quyền lựa chọn thuộc về bạn đấy!
Phần kết luận: Khi Chúa Jêsus nói xong thí dụ nầy, người Do thái đã muốn bắt lấy Ngài và xử lý Ngài, nhưng họ đã sợ không dám làm gì vì dân chúng tôn trọng Chúa Jêsus là một rabi tài ba, lỗi lạc. Tuy nhiên, các cấp lãnh đạo người Do thái đã thù ghét Ngài và muốn Ngài phải chết. Họ đã khẳng định trong sự họ chối bỏ Chúa Jêsus, và Đức Chúa Trời đã khẳng định sự phán xét của Ngài dành cho họ.
Họ đưa ra sự lựa chọn của họ và họ sẽ phải sống với những hậu quả. Cũng thực như thế trong đời sống của chúng ta.
Nhìn thấy sự nhơn từ của Đức Chúa Trời là một việc rất rõ ràng; sự nhơn từ ấy hết thảy đang ở xung quanh chúng ta! Mỗi ngày, Đức Chúa Trời minh chứng tình yêu và sự nhơn từ của Ngài qua những tặng phẩm quí báu mà Ngài ban cho chúng ta. Sự nhơn từ của Ngài sẽ đủ để khiến cho chúng ta phải chạy đến với Ngài, Rôma 2:4.
Cũng rõ ràng lắm khi nhìn thấy ân điển của Đức Chúa Trời trong đời sống của chúng ta. Ngài đã ban cho bạn hết cơ hội nầy đến cơ hội khác để ăn năn và chạy đến với Chúa Jêsus. Ngài đã giữ bạn ở ngoài địa ngục ở một ngày khác. Như thế sẽ khiến cho bạn muốn chạy đến với Chúa Jêsus mà được cứu.
Vậy thì, hãy suy nghĩ về sự thực một ngày kia Đức Chúa Trời sẽ tiếp lấy vinh hiển từ chỗ bạn bước vào trong cõi đời đời. Ngài sẽ được vinh hiển khi bạn hiệp với Ngài trên Thiên đàng, hoặc Ngài sẽ được vinh hiển khi bạn khẳng định sự công bình của Ngài và tình trạng tội lỗi của bạn lúc bạn vào trong địa ngục.
Hôm nay, quyền lựa chọn đang thuộc về bạn. Đức Chúa Trời đang hiến cho bạn một cơ hội để được cứu. Ngài đang hiến cho bạn một cơ hội để mọi tội bạn được tha. Ngài đang hiến cho bạn một cơ hội để lẫn tránh địa ngục và biến Thiên đàng thành quê hương đời đời của bạn. Nếu Ngài đang kêu gọi bạn, làm ơn hãy đến với Ngài ngay hôm nay và được cứu.
Nếu bạn muốn cảm tạ Ngài vì sự nhơn từ và ân điển của Ngài; đây sẽ là thì thuận tiện để làm công việc ấy!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét