Thứ Tư, 18 tháng 8, 2010

Mác 6.1-6: "BẠN KHÔNG THỂ VỀ NHÀ ĐƯỢC NỮA"



Mác 6.1-6
BẠN KHÔNG THỂ VỀ NHÀ ĐƯỢC NỮA
Phần giới thiệu: Thomas Wolfe đã viết quyển tiểu thuyết có đề tựa là: “Bạn không thể về nhà được nữa”. Quyển sách nói tới một người có tên là George Webber. Ông là một nhà văn, đã viết một quyển sách rất thành công về thị trấn quê hương của ông. Khi ông trở về quê nhà, ông mong nhận được sự tiếp đón một vị anh hùng. Thay vì thế, ông bị bạn bè và gia đình mình đuổi ra khỏi thị trấn. Họ cảm thấy bị phản bội bởi những gì ông đã viết về họ trong quyển sách ấy. Webber bị lay động bởi phản ứng của họ đối với tác phẩm của ông và bỏ lại thị trấn sau lưng để đi tìm chính bản thân mình. George Webber đã khám phá ra rằng người nào quen biết bạn rõ nhất có khuynh hướng tôn trọng bạn ít nhất.
Phân đoạn Kinh Thánh gốc của chúng ta tìm gặp Chúa Jêsus đang quay trở lại thị trấn Naxarét. Ngài đang về lại quê nhà. Sự trở lại thị trấn quê nhà của Chúa chúng không đi theo cách mà chúng ta mong đợi. Rốt lại, Chúa Jêsus đang có tiếng tăm vào thời điểm nầy. Ngài đã đi khắp nơi trong xứ giảng đạo, dạy dỗ, chữa lành cho kẻ đau yếu, đuổi tà ma, làm cho kẻ chết sống lại và điều khiển các thế lực thiên nhiên. Ngài đã minh chứng rằng có một việc gì đó rất đặc biệt và rất khác biệt về Ngài.
Tất nhiên, lần cuối cùng Chúa Jêsus có mặt tại thành Naxarét có nhiều việc không suông sẻ dành cho Ngài. Ngài đã đi thẳng đến nhà hội rồi giảng dạy từ Êsai 61. (Luca 4.16-20) Trong buổi thờ phượng đó, Chúa Jêsus đã công bố Ngài là Đấng Mêsi của người Do thái. Dân chúng trong thị trấn Naxarét đã chối bỏ sứ điệp của Ngài rồi tìm cách giết Ngài bằng cách đẩy Ngài xuống vực sâu! Ngài rời khỏi thị trấn Naxarét và rao giảng ở những chỗ khác trong xứ Galilê. Giờ đây, một năm sau, Ngài trở lại chính địa điểm mà Ngài bị chối bỏ rất nghiệt ngã. Ngài muốn cung ứng cho gia đình Ngài, bạn hữu và những kẻ láng giềng của Ngài cơ hội khác để tiếp nhận Ngài và sứ điệp của Ngài. Đấy là ân điển! (Minh họa: Tôi rất đỗi ngạc nhiên khi thấy Đức Chúa Trời chịu cung ứng cho bạn và tôi hết cơ hội nầy đến cơ hội khác để tin theo Ngài và Tin Lành của Ngài! Cảm tạ Đức Chúa Trời vì ân điển tốt lành của Ngài!)
Khi Chúa Jêsus đến tại thị trấn Naxarét, Ngài không được những đoàn dân đông với lòng lo sợ tiếp đón. Dường như là họ không biết đến Ngài cho tới ngày sa-bát đến và hết thảy họ đều đến tại nhà hội. Tôi muốn xem xét lần thăm viếng của Chúa chúng ta tại thị trấn Naxarét hôm nay. Những gì xảy ra ở đó có một số việc để nói với những ai đã được cứu và với những người nào chưa nhìn biết Chúa. Cái điều đáng chú ý là phản ứng của dân chúng trước sự giảng dạy của Chúa và Thân Vị của Ngài. Phản ứng của họ cho thấy họ đánh giá cao quyền phép của Ngài.
Chúng ta hãy nhìn vào các biến cố trong ngày sa-bát ấy khi Chúa viếng qua nhà hội tại thị trấn Naxarét. Chúng ta hãy để ý xem những phương thức mà dân chúng đáp ứng đối với Chúa và đáp ứng của họ khiến cho họ phải trả giá như thế nào!?!

I. DÂN CHÚNG BỊ SỐC BỞI SỰ RAO GIẢNG CỦA NGÀI (câu 2)
A. Khi Chúa Jêsus bắt đầu rao giảng, những người nghe Ngài giảng đã “lấy làm lạ”. Từ ngữ nầy có ý nói “bị hoảng loạn xâm chiếm; bị kinh khiếp hãm lấy; bị giật mình và hoảng hốt thình lình”. Khi họ nghe Chúa Jêsus giảng dạy, chắc chắn là họ đầy dẫy với sợ hãi.
Ngay lập tức, họ bắt đầu trao đổi với nhau và nói tới ba lãnh vực trong chức vụ của Chúa đã khiến cho họ phải lấy làm lạ.
+ Lời lẽ của Ngài – Khi Chúa Jêsus rao giảng, Ngài đã rao giảng với ân điển và sự cuốn hút. Lời lẽ của Ngài đầy dẫy với thẩm quyền thiêng liêng. Ngài không phán dạy giống như các vị rabi địa phương. Họ đã trưng dẫn những rabi khác và không có một ý thức chắc chắn gì trong lời lẽ của họ. Khi Chúa Jêsus phán dạy, Ngài đã phán dạy với ý thức Ngài biết rõ những điều Ngài đang nói đến. Ngài không để lại chút hồ nghi nào trong lý trí của số thính giả, vì thế lời lẽ của Ngài một là được tiếp nhận hoặc là bị chối bỏ. Ngài không để lại cho thính giả của Ngài một chỗ nào để thắc mắc hết. Thực vậy, khi một số giới thức được người Pharisi phái đến để nghe những điều Chúa Jêsus nói, họ trở về rồi báo lại rằng: “Chưa hề có người nào nói như người nầy”, Giăng 7.46. Khi dân chúng ở Naxarét đã nghe Chúa Jêsus giảng dạy, họ đã lấy làm lạ.
+ Sự khôn ngoan của Ngài – Khi Chúa Jêsus giảng dạy, lời lẽ của Ngài đầy dẫy với lẽ thật. Dân chúng đã nghe Ngài giảng dạy những lẽ thật thời xa xưa bằng nhiều phương thức mới mẻ. Họ đã lắng nghe khi Ngài dạy dỗ lẽ thật thuộc linh bằng cách sử dụng những thứ rất bình thường hằng ngày ở chung quanh họ. Trong khi những minh họa của Ngài rất là thông thường, lẽ thật Ngài giảng dạy rất có ý nghĩa song rất phổ thông. Sự khôn ngoan của Chúa đã khiến cho họ phải lắc đầu trong sự vô tín.
+ Những việc làm của Ngài – Tiếng tăm của Chúa đã đi trước Ngài đến tại thị trấn Naxarét. Họ đã nghe nói đến các phép lạ mà Ngài đã làm ở khắp mọi nơi. Họ không thể tin rằng một thanh niên xuấn thân từ chính thị trấn của họ lại có thể làm ra nhiều phép lạ đã gán cho Ngài.
Dân chúng tại thị trấn Naxarét không thể tin nổi những gì họ đã nghe và Đấng mà họ đang nghe giảng dạy. Họ đã nghe những gì Chúa Jêsus đã nói và họ chỉ có nước há hốc miệng mình ra sau đó.
B. Sứ điệp của Chúa chúng ta vẫn tác động vào người ta theo cách ấy. Khi bạn đọc Kinh Thánh và nghiên cứu sứ điệp Tin Lành, điều đó sẽ khiến cho bạn phải lấy làm lạ. Hãy xét qua một số lời xưng nhận trong Kinh Thánh xem.
+ Tất cả mọi người đều là hạng tội nhân – Rôma 3.10-20, 23; Galati 3.22
+ Tất cả tội nhân đều hướng tới một chỗ gọi là Địa Ngục – Thi thiên 9.17; Rôma 2.8-9
+ Có một cách để được cứu ra khỏi tội lỗi và án phạt của nó – Công Vụ các Sứ Đồ 4.12; 1 Giăng 2.23; 5.12
+ Tất cả các tôn giáo khác trên thế gian đều là tôn giáo giả và hết thảy chúng đều dẫn tới Địa Ngục – Giăng 3.18, 36
+ Phương thức duy nhứt cho bất kỳ ai muốn được cứu là phải đặt đức tin của họ nơi một người đã sống, đã chịu chết và đã sống lại từ kẻ chết cách đây 2.000 năm – Giăng 14.6; 10.9
C. Đấy là những lời xưng nhận đáng kinh ngạc vì chúng xét đoán nhiều người trong thế gian trong một cõi đời đời bị hư mất. Khi người ta trong thời buổi của chúng ta nghe những lời xưng nhận của Tin Lành, họ phản ứng trong giận dữ. Họ từ chối sứ điệp rồi tấn công sứ giả, giống như họ đã làm trong thời của Chúa Jêsus vậy.
Bạn nghĩ gì khi bạn nghe những lời xưng nhận của Tin Lành? Bạn có vui mừng trong lẽ thật ấy, với lòng nhìn biết rằng Tin Lành ấy đã giải cứu linh hồn của bạn? Hoặc, có phải bạn lắng nghe Tin Lành rồi chối bỏ sứ điệp của nó, với lòng suy nghĩ rằng bạn biết một con đường tốt hơn chăng? Minh họa Châm ngôn 16.25

II. NGƯỜI TA VẤP NGÃ TRƯỚC THÂN VỊ CỦA NGÀI (câu 3)
A. Khi dân chúng thị trấn Naxarét nghe sứ điệp của Chúa Jêsus đã được rao ra, họ từ chối sứ điệp của Ngài vì họ tưởng họ biết mọi sự cần phải biết về Ngài. Ngài đã lớn lên giữa vòng họ và là một kẻ thuộc về họ. Họ đã nhìn thấy Ngài chơi đùa ở đó như một đứa trẻ; họ biết rõ gia đình của Ngài; họ tưởng họ biết rõ Ngài. Họ biết rõ Ngài chưa hề bước vào ngôi trường thần học nào cả. Họ biết rõ Ngài không được đào tạo theo một hình thức nào hết. Họ biết mọi sự cần phải biết về Chúa Jêsus, hoặc họ nghĩ như thế! Đối với họ, Chúa Jêsus chỉ là một thanh niên khác xuất thân từ thị trấn Naxarét mà thôi. Ngài không đáng được họ tôn trọng. Họ đã xem Ngài là một con người bình thường!
Họ cũng biết nghề nghiệp của Ngài nữa. Họ gọi Ngài là “người thợ mộc”. Một người thợ mộc trong thời buổi ấy không luôn luôn lo đóng nhà cửa đâu. Họ chỉ đóng những ách bò và cày bừa. Có khi họ đóng những đồ vật như bàn, ghế, giường ngủ, v.v… Có khi, chữ thợ mộc ám chỉ đến hạng người có thể làm được một việc là đục đẻo đá cho việc dựng một ngôi nhà. Dân chúng ở Naxarét có lẽ có những thứ trong tài sản của họ mà Chúa Jêsus đã lo đóng cho họ. Họ đã xem Ngài là một người thợ bình thường. Họ đã nhìn vào Ngài rồi nói: “Ngươi chẳng có gì tốt hơn chúng ta! Tại sao chúng ta phải nghe ngươi chứ?”
B. Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng họ “bị vấp phạm vì cớ Ngài”. Từ ngữ “bị vấp phạm” có ý nghĩa “khiến cho vấp ngã hay bị đẩy tới chỗ phải lìa bỏ”. Vì số người nầy không thể giải thích Chúa Jêsus, họ đã từ chối không chịu nghe theo Chúa Jêsus nữa. Họ không thể nhìn thấy ở bên kia người thợ mộc; và họ từ chối không chấp nhận thần học của họ từ một người thợ mộc tầm thường.
Số người nầy đã làm những điều tất cả mọi người đều làm khi họ không thể hiểu được ai đó. Họ đã viện đến việc chế nhạo! Chế nhạo là nơi nương náu sau cùng của loại tâm trí nhỏ nhen! Họ đã gọi Ngài là “con trai Mary”. Điều nầy không bao giờ nên làm trong xã hội ấy! Một người nam luôn luôn được nhắc tới là con của cha mình, thậm chí nếu cha của người ấy đã qua đời rồi. Gọi một đứa trẻ là con trai của mẹ nó là có ý ám chỉ rằng người mẹ đã hành nghề kỵ nữ. Dân chúng đang thắc mắc về sự ra đời của Chúa Jêsus. Tất nhiên, dân chúng trong thời buổi ấy đã từ chối tư tưởng cho rằng Chúa Jêsus chào đời bởi phương tiện siêu nhiên qua tử cung của một nữ đồng trinh. Họ khăng khăng thắc mắc về sự ra đời của Ngài, Giăng 8.41; 9.29.
Dân chúng ở thị trấn Naxarét không thể giải thích Chúa Jêsus, vì vậy họ đã phản ứng đối với lời lẽ của Ngài, sự khôn ngoan và việc làm của Ngài bằng sự chế nhạo khinh miệt thẳng thừng. Hãy lắng nghe sự khinh miệt trong giọng nói của họ ở câu 2 khi họ nói: “Người bởi đâu được những điều nầy?” số người nầy không thể chấp nhận những gì họ không thể giải thích!
C. Tình trạng tâm trí như thế nầy vẫn còn có nơi chúng ta ngày nay. Người ta chối bỏ những gì họ không thể lý giải cách dễ dàng. Khi sự lý giải đến với Chúa Jêsus, có nhiều điều không thể giải thích cho họ được.
Người ta dường như có ít rắc rối với bối cảnh máng cỏ. Dường như họ có thể chấp nhận một con trẻ vô hại, bé bỏng đang nằm trong chiếc máng cỏ. Nhưng, khi bạn nói cho người ta biết con trẻ ra đời từ một nữ đồng trinh và Ngài là Đức Chúa Trời ở trong loài xác thịt, họ không thể chịu được sự ấy!
Người ta dường như có ít rắc rối với việc Chúa Jêsus đi từ chỗ nầy đến chỗ kia rao giảng sứ điệp nói tới sự bình an, yêu thương và sự tiếp nhận giống như một số triết gia lưu động. Thế nhưng, khi bạn nói cho họ biết rằng Ngài là Cứu Chúa duy nhứt và việc chối bỏ Ngài sẽ dẫn tới việc Ngài bỏ hạng tội nhân vào trong Địa Ngục, họ không thể chịu được sự ấy!
Người ta dường như chẳng có vấn đề gì với một Chúa Jêsus đã chết treo trong nổi xấu hổ trên thập tự giá. Thế nhưng, khi bạn nói cho họ biết rằng Ngài đã sống lại sau khi Ngài chịu chết và Ngài vẫn còn sống hôm nay để cứu hết thảy những ai chịu tiếp nhận Ngài bởi đức tin, họ không thể chịu được sự ấy!
Nếu suy tưởng của bạn về Chúa Jêsus là ai kết thúc với một con trẻ nằm trong máng cỏ hay một người chết trên thập tự giá, bạn đang bỏ sót toàn bộ mục tiêu rồi! Bạn phải đạt tới chỗ mà ở đó bạn hiểu rõ Đức Chúa Jêsus Christ chính là Con của Đức Chúa Trời, Giăng 3.16. Bạn phải hiểu rằng Ngài đã chịu chết vì tội lỗi của bạn trên thập tự giá và Ngài đã sống lại từ kẻ chết, Rôma 10.9. Bạn phải đạt tới chỗ mà ở đó bạn xây khỏi mọi tội lỗi của mình, rồi tin theo Chúa Jêsus để linh hồn bạn được cứu hoặc bạn không có chút hy vọng nào về Thiên Đàng, Rôma 10.13!
D. Có nhiều điều về Chúa Jêsus, Kinh Thánh và Tin Lành mà tôi không hiểu. Tôi không thể hình dung được lý do tại sao Ngài lại yêu thương tôi. Tôi không thể hình dung được lý do tại sao Ngài quan tâm tôi sẽ qua cõi đời đời ở đâu!?! Tôi không thể hiểu làm cách nào Ngài cứu tôi ra khỏi mọi tội lỗi của tôi khi tôi chỉ cầu xin Ngài. Thế nhưng, mọi thắc mắc của tôi không ngăn tôi không tin được! Những gì tôi không hiểu không ngăn trở tôi không hành động theo những gì tôi hiểu.
Đây là những gì tôi biết và tin, đấy là lẽ thật tuyệt đối.
+ Đức Chúa Jêsus Christ là Đức Chúa Trời ở trong loài xác thịt – Philíp 2.5-8; Giăng 1.1, 14
+ Đức Chúa Jêsus Christ ra đời bởi một nữ đồng trinh – Êsai 7.14; Luca 1.25-38
+ Đức Chúa Jêsus Christ đã sống một đời sống vô tội – II Côrinhtô 5.21; Hêbơrơ 7.26; I Phierơ 2.22; 1 Giăng 3.5
+ Đức Chúa Jêsus Christ đã chịu chết vì tội lỗi của tôi trên thập tự giá tại ngọn đồi có tên là Gôgôtha – II Côrinhtô 5.21; I Phierơ 2.24; Êsai 53.4-6; Giăng 1.29
+ Đức Chúa Jêsus Christ đã sống lại từ kẻ chết ba ngày sau đó – Mathiơ 28.1-6
+ Đức Chúa Jêsus Christ đã thăng thiên về trời rồi ngự bên hữu Đức Chúa Cha – Hêbơrơ 1.3; 10.12
+ Đức Chúa Jêsus Christ sẽ trở lại thế gian nầy để tiếp nhận dân sự Ngài, I Têsalônica 4.13-18
+ Đức Chúa Jêsus Christ là Vua các vua và Chúa các chúa – Khải huyền 19.16
+ Đức Chúa Jêsus Christ là cánh cửa duy nhứt dẫn đến sự cứu rỗi. Ngài là Con Đường duy nhứt dẫn đến sự sống. Ngài là Lẽ thật duy nhứt. Lìa khỏi Ngài, không có hy vọng, không có sự cứu rỗi và không có Thiên Đàng, Giăng 14.6.
Có phải đấy là những gì bạn tin không? Nếu không, làm ơn đừng để cho những lời xưng nhận của Kinh Thánh khiến cho bạn phải vấp ngã. Hãy tin theo sứ điệp y như nó đã được ban ra và hãy tiếp nhận Chúa Jêsus. Đừng để cho những điều bạn không hiểu khiến cho bạn phải vấp ngã và rồi bạn phải đi Địa Ngục!

III. QUYỀN PHÉP CỦA NGÀI LÀM CHO DÂN CHÚNG PHẢI TRÁNH NÉ (các câu 4-6)
A. Người ta chối bỏ Chúa Jêsus và họ chối bỏ sứ điệp của Ngài. Phản ứng của Ngài trước sự vô tín của họ là trưng dẫn một câu Châm ngôn thông thường. Nói ngắn gọn, câu châm ngôn Chúa Jêsus nói cho họ biết có ý nghĩa: “thân quá hóa lờn”.
Dân chúng ở thị trấn Naxarét, giống như người ta ở khắp mọi nơi, vốn ưng nhận những gì họ đã có và mong muốn những gì họ chưa có. Họ nhìn vào Chúa Jêsus rồi thấy một người thuộc xứ sở của họ. Họ đối xử với Ngài như một việc thật bình thường.
Minh họa: Những nhà truyền đạo nào lớn lên trong một Hội Thánh đều kinh nghiệm vấn đề nầy. Dân sự trong Hội Thánh đều quen biết bạn. Họ đã nhìn thấy bạn lớn lên. Họ đã nhìn thấy bạn thành công và họ đã nhìn thấy bạn thất bại. Họ không thể vượt qua những gì họ biết về bạn khi nghe những điều bạn đứng giảng dạy. Nếu bạn là một nhà truyền đạo, địa điểm khó nhất bạn từng rao giảng là chính Hội Thánh nhà của mình! Bạn sẽ thấy mình ít được chấp nhận tại đó hơn bạn sẽ tiếp nhận ở đâu khác.
B. Câu 5 cho chúng ta biết rằng vì cớ sự vô tín của họ, Chúa Jêsus không thể làm ra nhiều phép lạ ở đó. Chỉ có một vài người bịnh được chữa lành. Chúng ta hãy lấy một việc ngay bây giờ; sự vô tín của họ không ngăn trở quyền phép của Ngài. Chúa Jêsus đã và đang tể trị tuyệt đối. Ngài đã làm bất cứ điều chi ở đó mà Ngài muốn làm. Ngài có quyền phép, nhưng Ngài từ chối không bày tỏ quyền phép của Ngài ra nơi bề mặt của sự vô tín. Hai bàn tay của Chúa Jêsus không bị trói buộc đâu. Một vài người đến với Ngài trong đức tin và những kẻ đó đã nhận lãnh sự cứu giúp của Ngài. Phần còn lại đã chối bỏ Ngài và bị Ngài chối bỏ.

(Minh họa: Có một lời ở đây cho đám dân đông mạnh sức và giàu có kia. Có một lời ở đây cho những kẻ nào ưa thích thờ lạy sự giàu có. Người nào ôm lấy giáo lý thờ lạy sự giàu có đều tin rằng Đức Chúa Trời chỉ đáp ứng với đức tin của chúng ta. Nói cách khác, nếu bạn có đủ đức tin, bạn sẽ được chữa lành. Nếu bạn có đủ đức tin, bạn sẽ có dư dật tiền bạc. Nếu bạn có đức tin, bạn có thể tận hưởng sự chữa lành, sự giàu có và phước hạnh không dứt. Lối suy tưởng nầy bắt Đức Chúa Trời làm phu tù cho ý muốn của con người!
Tôi muốn nhắc cho bạn nhớ rằng chúng ta hầu việc một Đức Chúa Trời tối cao! Ngài có thể làm những gì Ngài đẹp lòng, khi Ngài đẹp lòng và với những ai Ngài đẹp lòng. Đức tin của chúng ta, hoặc thiếu đức tin, không thành vấn đề đối với Ngài. Trong trường hợp nầy, Chúa Jêsus đã từ chối không “quăng ngọc trai cho heo”. Họ đã từ chối sứ điệp, vì thế họ không nhìn thấy được các phép lạ.
Những phước hạnh tốt nhứt của Đức Chúa Trời không phải là những công việc chữa lành, hóa bánh và cá ra nhiều, hay làm thỏa mãn mọi nhu cần của bạn. Công việc quan trọng nhứt của Đức Chúa Trời là cứu rỗi, đóng ấn và bảo đảm cho những linh hồn bị hư mất! Nếu bạn đã được cứu, bạn đã kinh nghiệm công việc lớn lao nhứt trong các công việc của Chúa chúng ta).

C. Khi Chúa Jêsus nhìn thấy chiều sâu sự họ chối bỏ, câu 6, Ngài “lấy làm lạ vì chúng chẳng tin”. Từ ngữ “lấy làm lạ” có ý nói “đứng đó trong sự kinh ngạc và lạ lùng”. Kinh Thánh chép Chúa Jêsus đã “lấy làm lạ” hai lần. Cả hai lần, Ngài lấy làm lạ là đối với đức tin. Ngài lấy làm lạ nơi đức tin lớn lao của một thầy đội, Luca 7.1-10. Ở đây, Chúa Jêsus đã lấy làm lạ vì có sự thiếu đức tin giữa vòng dân sự của Ngài.
Chúa Jêsus đã lấy làm lạ khi số người nầy đã nghe giảng lẽ thật, đã nhìn thấy lẽ thật mà vẫn xây lỗ tai điếc cùng con mắt lù lòa hướng vào lẽ thật đó. Kết quả là, Ngài rời khỏi thị trấn Naxarét, và chẳng có một tường trình nào cho thấy Ngài từng trở lại đó nữa. Sự chối bỏ của họ đối với Chúa Jêsus là hoàn toàn và Ngài từ bỏ họ vì sự lựa chọn của họ!
Đấy là những gì Chúa đang làm! Ngài phát ra lời kêu gọi người ta hãy tin theo đạo Tin Lành và được cứu, Giăng 1.9. Khi người ta chối bỏ lẽ thật của Tin Lành cùng sứ điệp nói tới ơn cứu rỗi qua Chúa Jêsus, chẳng còn có hy vọng gì cho họ nữa. Ngài sẽ kêu gọi họ một lần nữa và Ngài là Chúa sẽ không còn kêu gọi họ nữa, và họ bị chối bỏ do sự họ lựa chọn, Rôma 1.18-33; Rôma 9.18-24.

(Minh họa: Có một lời ở đây cho Hội Thánh. Chúa Jêsus hiện diện khi chúng ta nhóm lại, Mathiơ 18.20. Ngài ao ước muốn dạy dỗ chúng ta lẽ thật và Ngài muốn giúp cho chúng ta lớn lên. Nếu chúng ta đến với nhà của Chúa trông mong được điều chi từ nơi Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ lấy làm lạ nơi những gì Ngài sẽ làm. Tuy nhiên, nếu chúng ta đến với thái độ “Tôi đã nhìn thấy mọi sự ấy và đã nghe mọi sự ấy trước đây rồi”, chúng ta sẽ chẳng mong nhận được điều chi từ nơi Chúa.
Chúng ta đến với nhà thờ và trông mong nhà truyền đạo giảng luận lẽ thật rồi làm theo nó. Sự thực là, một buổi thờ phượng đòi hỏi sự tham dự của cả nhà truyền đạo và hội chúng. William Barclay đã nói như vầy:

“Sẽ chẳng có giảng dạy gì trong bầu không khí lưng chừng. Hội chúng chịu trách nhiệm ít nhất phân nửa từng bài giảng. Trong bầu không khí mong đợi, nổ lực nhỏ nhất sẽ bắt được ngọn lửa. Trong bầu không khí nguội lạnh hay dửng dưng, bài giảng hay nhứt sẽ ra tẻ nhạt”.

Nếu chúng ta không muốn Ngài ở đây, Chúa Jêsus sẽ làm những gì Ngài đã làm tại thị trấn Naxarét. Ngài sẽ bỏ đi và đến những nơi khác với sứ điệp và các phép lạ của Ngài, câu 6. Chúng ta có thể có những gì chúng ta mong muốn tại ngôi nhà thờ phượng nầy. Chúng ta có thể có sự vinh hiển, quyền phép, sự hiện diện của Đức Chúa Trời và chúng ta có thể có sự thờ phượng. Hoặc chúng ta có thể có tính chính thống nguội lạnh, chết chóc. Chúng ta không thể có cả hai được đâu!)

(Minh họa: A.J. Gossip từng đến giảng dạy ở một Hội Thánh kia. Khi ông trở về vào Chúa nhựt sau, Vị Mục sư của ông, nhà truyền đạo lỗi lạc người Tô cách Lan có tên là Alexander Whyte, ông nói: “Thầy ở đâu tối Chúa nhựt rồi?”
Gossip đáp: “Thưa, tôi đến giảng ở một Hội Thánh kia”.
“Hội Thánh ấy thế nào”, Whyte hỏi.
“Nguội lạnh! Tôi thấy Hội Thánh ấy rất nguội lạnh”, Gossip đáp.
“Nguội lạnh ưa!” Whyte kêu lên: “Tôi đã nói nơi ấy rất nguội lạnh. Tôi đã giảng dạy ở đó cách đây hai năm và tôi vẫn thấy ớn lạnh từ xương cốt của mình!”)

Tôi nguyện rằng một câu nói như thế sẽ không hề được đưa ra về Hội Thánh nầy! Tôi nguyện rằng chúng ta sẽ vòng tay ôm lấy Cứu Chúa và mọi sự Ngài muốn làm trong chúng ta và cho chúng ta. Tôi nguyện rằng chúng ta sẽ cẩn thận không để cho Ngài rời đi. Tôi nguyện rằng chúng ta sẽ tiếp nhận Lời của Ngài, Sự hiện diện và quyền phép của Ngài và Ngài được hoan nghênh tại chốn thờ phượng nầy.
Giống như Ngài đã làm ở thị trấn Naxarét, Ngài chẳng có gì bó buộc với chúng ta ở đây. Chúng ta có thể có những phước hạnh của Ngài, hoặc chúng ta sẽ tống Ngài đi. Nếu chúng ta vòng tay ôm lấy Ngài, chúng ta sẽ kinh nghiệm nhiều về quyền phép và phước hạnh của Ngài hơn là chúng ta có thể tưởng tượng. Nếu chúng ta không muốn Ngài ở đây, Ngài sẽ đi nơi khác! Nếu chúng ta tống Ngài đi, Ngài sẽ chúc phước cho Hội Thánh khác. Tôi cũng muốn Ngài chúc phước cho họ và cho chúng ta nữa. Có nhiều người hay đi vòng quanh lắm. Những gì xảy ra cho chúng ta sẽ xảy đến cho chúng ta!)

Phần kết luận: Tôi e rằng chúng ta, những người Báptít đều trở nên giống với dân sự của thị trấn Naxarét. Chúng ta quá quen với những vụ việc của Đức Chúa Trời, sứ điệp của Kinh Thánh, sự Chúa Jêsus chịu đóng đinh trên thập tự giá, sự chôn và sự sống lại đến nỗi chúng ta không còn bị những điều ấy làm cho rung động được nữa. Chúng ta được nhắc nhớ đến những gì Chúa Jêsus đã làm cho và chúng ta nói: “Để làm gì?” Chúng ta nói tới thập tự giá mà chẳng có ai quan tâm đến. Thật xấu hổ cho chúng ta!
Chúng ta đã để cho tấm lòng mình càng nguội lạnh và chai lì đối với những vụ việc của Đức Chúa Trời. Ngày nay sẽ là ngày tốt lành để đến trước mặt Chúa mà cầu xin Ngài sưỡi ấm lại tấm lòng nguội lạnh của bạn thêm một lần nữa.
Nhiều người khác ở đây chưa hề được cứu. Bạn chưa hề ôm lấy sự chết của Đấng Christ làm sự chết của mình. Bạn chưa hề xưng ra tội lỗi của mình và cầu xin Ngài ngự vào đời sống của bạn. Bạn cần phải đến với Chúa Jêsus hôm nay. Bạn cần phải được cứu.
Có phải Chúa đã phán với tấm lòng của bạn hôm nay không? Nếu Ngài có phán, cho phép tôi yêu cầu bạn làm theo một việc rất khác thường. Cái điều tôi muốn yêu cầu rất khác thường là bạn sẽ nghĩ tôi dại dột khi tôi nói cho bạn biết tôi đang nghĩ gì!?! Nếu Chúa đã chạm đến tấm lòng bạn ở bất cứ cấp độ nào, tại sao bạn không rời khỏi chỗ của mình, sấp mình xuống nơi bàn thờ nầy rồi để cho Ngài thực hiện trong đời sống bạn những gì Ngài muốn thực hiện. Tôi biết nghe như thế rất là dại dột, song đấy là điều mà tôi muốn bạn hãy thực hành.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét