Thứ Ba, 24 tháng 8, 2010

Mác 11:15-19: "RẮC RỐI NƠI ĐỀN THỜ"


Mác 11:15-19
RẮC RỐI NƠI ĐỀN THỜ

Phần giới thiệu: Tuần qua, chúng ta đã nhìn vào các câu 12-14 và 20-21. Trong những câu đó, Chúa Jêsus công bố một lời rủa sả trên cây vả. Lý do Ngài rủa sả cây ấy là vì nó hứa một điều mà nó không thể làm được. Cây vả chỉ toàn lá, nhưng nó chẳng có trái nào hết, câu 13. Khi những trái vả đầu mùa mọc ra với lá, cây sẽ có trái cùng với lá của nó. Nó không có trái thành ra Chúa Jêsus đã tuyên bố một lời rủa sả giáng trên nó, câu 14. Cây vả bị rủa sả vì tính cách giả hình của nó.
Biến cố nầy đã xảy ra khi Chúa Jêsus và người của Ngài đang trên đường lên thành Jerusalem vào sáng thứ Hai. Chỉ một ngày trước ngày Chúa nhựt, Chúa Jêsus đã tỏ mình cho dân cư thành Jerusalem, là Vua, là Đấng Mêsi của họ, trong sự ứng nghiệm Xachari 9:9. Dân chúng đã ngợi khen Chúa Jêsus vào ngày Chúa nhựt, nhưng các cấp lãnh đạo tôn giáo đã từ chối không tôn vinh Ngài là Vua, Luca 19:39. Khi Chúa Jêsus đến thành vào ngày Chúa nhựt, Ngài đi vào Đền Thờ rồi liếc mắt nhìn xem mọi sự xung quanh nơi ấy, Mác 11:11.
Rõ ràng, khi Chúa Jêsus viếng Đền Thờ vào ngày Chúa nhựt, Ngài nhìn thấy một số việc mà Ngài chẳng đẹp lòng. Trong lần viếng thăm nầy vào ngày thứ Hai, Ngài sẽ nói tới một số trong các vấn đề ấy. Những biến cố đã xảy ra trong lần viếng thăm của Chúa chúng ta đối với Đền Thờ vào sáng ngày thứ Hai ấy là những gì tôi muốn nhìn vào hôm nay.
Chúng ta luôn luôn xin Chúa “hiện ra” ở đây tại nhà thờ. Đấy là một việc tốt lành phải cầu xin, vì nếu Chúa không tỏ ra, thì mọi việc khác sẽ ở trong chỗ hư không. Khi chúng ta lần qua câu chuyện nầy, bạn sẽ lưu ý rằng lúc Chúa Jêsus xuất hiện ở nhà của Đức Chúa Cha vào sáng thứ Hai nầy, đấy chẳng phải là một việc tốt lành đâu đó. Thực ra, Chúa Jêsus đã đến vào ngày thứ Hai ấy không phải để chúc phước, mà để chuyển sự phán xét thiêng liêng vào Đền thờ và những cách sinh hoạt đang diễn ra ở đó.
Khi chúng ta lần qua mấy câu nầy hôm nay, tôi muốn bạn nhìn biết rằng Chúa Jêsus đang có mặt ở mỗi buổi thờ phượng. Ở Mathiơ 18:20 Chúa Jêsus hứa hiện diện ở nơi nào có hai, ba người nhơn danh Ngài mà nhóm lại. Ở Khải huyền 1:12-13, Chúa Jêsus phác họa đang bước đi giữa chơn đèn có 7 ngọn. Cây đèn nầy tiêu biểu cho các Hội Thánh Ngài. Tiếp đến, ở Hêbơrơ 13:5, Ngài đã hứa với chúng ta rằng Ngài sẽ “không hề lìa khỏi” chúng ta hay “bỏ” chúng ta. Chúa Jêsus luôn luôn có mặt ở đây khi chúng ta nhóm lại với nhau. Sự hiện diện của Ngài là chắc chắn.
Tuy nhiên, chúng ta cần phải tự hỏi mình một đôi câu. Chúa Jêsus nhìn thấy gì khi Ngài đến tại đồi Gôgôtha? Ngài có thích những gì nhìn thấy ở đây, hoặc Ngài muốn một điều gì đó phải thay đổi chăng?
Chúng ta hãy hiệp với Chúa Jêsus khi Ngài lên Đền Thờ vào sáng ngày thứ Hai. Tôi muốn chia sẻ một vài tư tưởng mà chúng ta không thể bỏ qua được. Tôi muốn chỉ ra Phần mô tả Đền Thờ; Tranh luận tại Đền Thờ và Quyết định tại Đền Thờ.
Khi các biến cố nầy mở ra, tôi thách bạn nhìn vào chính đời sống của mình và chính Hội Thánh của bạn. Chúa có một sứ điệp cho từng người trong phòng nhóm nầy, nếu chúng ta muốn nhận lãnh sứ điệp ấy. Tôi muốn rao giảng về đề tài Rắc Rối Trong Đền Thờ.
I. PHẦN MÔ TẢ ĐỀN THỜ
+ Chúng ta được tường thuật cho biết Chúa Jêsus gặp người ta buôn bán các thứ hàng hóa trên Đền Thờ. Ngài gặp nhiều người khác đang đổi bạc. Và có nhiều người khác nữa đang đi ngang qua nền Đền Thờ trên đường họ đến với các phần khác trong thành phố. Tôi muốn dành một ít phút để nói về những gì đã xảy ra trong Nhà của Đức Chúa Trời.
+ Thứ nhứt, điều nầy sẽ giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về Đền Thờ và những nền của nó được sắp xếp như thế nào. Đền Thờ được đặt trên đỉnh Núi Si-ôn. Nó bao hết một khu vực khoảng 35 mẫu Tây. Các bức tường bên ngoài Đền Thờ có chiều dài giữa 1.000 và 1.300 feet.
Khi một người bước vào sân Đền Thờ, trước tiên họ vào đến Hành Lang Dân Ngoại. Khu vực nầy rộng mở cho tất cả những ai muốn thờ phượng Đức Chúa Trời. Người Do thái và dân Ngoại đều được phép rộng rãi bước vào khu vực nầy để cầu thay và suy gẫm, Minh họa: Luca 18:9-14.
Nếu bạn vào sâu trong khu vực Đền Thờ, bạn sẽ nhìn thấy một bức tường thấp. Trên bức tường nầy là tấm biển Hành Lang Phụ Nữ. Trên bức tường nầy là những bảng hiệu cảnh cáo dân Ngoại phải ở ngoài hành lang nầy. Chỉ có những người nam và người nữ Do thái mới được bước vào đây.
Bên kia hành lang đó là Hàng Lang của người Do thái. Nữ giới Do thái có thể bước vào hành lang nầy một khi họ đem của lễ dâng cho các thầy tế lễ. Nam giới Do thái được phép vào đây bất cứ lúc nào.
Bên kia đó nữa là Hành Lang của Thầy Tế Lễ. Đây là chỗ mà các thầy tế lễ làm việc và phục vụ. Bên kia Hành Lang của Thầy Tế Lễ là chính Đền Thờ với Nơi Thánh và Nơi Chí Thánh.
Tất cả các biến cố chúng ta đang nói tới hôm nay đã diễn ra trong Hành Lang của dân Ngoại.
+ Dân cư thành Jerusalem thường thì vào khoảng 80.000 người. Trong thời điểm nầy của năm, lúc Lễ Vượt Qua, dân cư lên tới hơn 2 triệu người. Số người nầy đã đến tại thành Jerusalem từ khắp nơi trên thế giới. Họ đã đến với Đền Thờ và họ đã đến đó đặng thờ lạy Đức Chúa Trời.
Trong thời buổi ấy, một phần sự thờ phượng của người Do thái có liên đới với việc dâng thú vật làm con sinh. Những con vật nầy phải thỏa các tiêu chuẩn nhất định. Trước khi chúng được sử dụng làm con sinh, chúng phải được thầy tế lễ chấp nhận. Rõ ràng, thầy tế lễ thượng phẩm Caiphe đã cho phép những con buôn, họ bán các con thú sạch sẽ, được chấp thuận ở hành lang ngoài của vùng đất có Đền Thờ.
Vì có những con thú bị đem bán trong Đền Thờ, các khách hành hương đến với thành phố sẽ không đem theo những con thú của riêng họ, họ cũng không nghĩ các con thú họ đem tới sẽ bị khán là không sạch bởi các thầy tế ễ.
Mác nhắc tới “những kẻ bán bồ câu”. Bồ câu là con sinh của người nghèo. Người nào không thể dâng con chiên, dê hay bò đều có thể dâng loài chim rẻ tiền nầy, Lêvi ký 5:6-7; 14:22. Bồ câu là thứ mà Mary, mẹ của Chúa Jêsus, đã mang tới làm con sinh của bà, Luca 2:24.
Những khoản khác được sử dụng trong sự thờ phượng ở Đền Thờ đều cũng được bán ở đây. Các món như rượu, dầu, bột, và muối, đã được tuyên bố là sạch, cũng được bày bán trong Đền Thờ. Điều nầy rất tiện lợi!
Những kẻ đổi bạc cũng cung ứng một dịch vụ có giá trị cho những người đến thờ lạy trong Đền Thờ. Mỗi người nam Do thái bị buộc phải nộp một nửa siếclơ ở mỗi lần cai sổ trong Israel. Khi người Do thái trở về từ cuộc phu tù dưới thời Nêhêmi, phí nầy đã trở thành hàng năm và nộp bằng siếclơ. Một siếclơ bằng khoảng nửa ounce bạc. Vì vậy, thuế hàng năm là vào khoảng 3$50US tiền thời nay. Phần thuế nầy được gọi là “siếclơ của nơi thánh”. Món thuế nầy phải được nộp bằng tiền Do thái. Các thứ tiền tệ khác đều không được chấp nhận. Những kẻ đổi bạc dường như là cần thiết vì khách hành hương từ khắp nơi trên thế giới sẽ có thứ tiền tệ khác không được chấp nhận trong Đền Thờ. Đây là một công việc rất tiện lợi!
Câu 16 nói tới những ai đem mấy cái “chậu ngang qua Đền Thờ”. Sân Đền Thờ cung ứng một con đường tắt giữa phần phía Đông của thành Jerusalem và Núi Ôlive. Nhiều người rất bận bịu làm ăn trong thành phố sẽ bắt lấy con đường tắt nầy ngang qua Hàng lang dân Ngoại. Điều nầy rất là tiện lợi!
+ Đối với hầu hết mọi người những việc đã diễn ra tại Đền Thờ đều rất cần thiết và tốt đẹp. Chúng chắc chắn rất là tiện lợi. Hầu hết mọi người đều chẳng có vấn đề chi hết với hệ thống và phương thức các sự việc đã đi vào hoạt động. Tuy nhiên, chúng ta sắp sửa nhìn thấy Chúa Jêsus có một nan đề thực với những gì đã diễn ra tại Đền Thờ.
II. TRANH CÃI TẠI ĐỀN THỜ
+ Chúa Jêsus đã đến tại Đền Thờ vào sáng thứ Hai ấy với sự biết rõ những gì Ngài đã nhìn thấy. Ngài đã có mặt ở đó vào ngày trước đó và đã nhìn thấy mọi sự đã xảy ra. Ngài trở lại sáng nay để làm một việc về tình huống nầy.
+ Khi Chúa Jêsus đến với nhà thờ trong ngày ấy, Ngài đã không đến đó như một “người Naxarét nhu mì thấp kém” nữa. Ngài đã đến như “sư tử của chi phái Giuđa”. Chúa đã đến tận Nhà của chính Ngài; rồi thấy nó lộn xộn hoàn toàn. Ngài đã nắm lấy những bước cần thiết để sửa ngay mọi việc lại.
+ Chúng ta hãy nhìn vào những gì Chúa Jêsus đã làm khi Ngài đến tại Đền Thờ. Ngôn ngữ của phân đoạn Kinh Thánh cho thấy rất bạo lực: “đuổi”, “lật đổ”, “cấm”. Chúa Jêsus chủ động trên tình huống rồi xử lý với những kẻ vi phạm sự thiêng liêng của nhà Ngài.
Từ ngữ “đuổi” có ý nói “đẩy ra với bạo lực”. “Lật đổ” có ý nói “giở đi”. Bạn có bao giờ thấy nguyên cái bàn bị giở đi chưa? Đây là một hành động bạo lực! Từ ngữ “cấm” có ý nói “không cho phép”.
Thế là Chúa Jêsus đã bước vào Đền Thờ rồi bắt đầu lật đổ những cái bàn, đuổi người ta đi rồi từ chối không cho phép người nào đi ngang qua Đền Thờ. Hãy thử hình dung ra bối cảnh nếu bạn muốn. Người ta và thú vật đang chạy loanh quanh tìm cách tránh né Chúa Jêsus. Tiền bạc đang bay trên không khí. Chúa Jêsus đang ra lịnh cho người ta ở quanh đó rồi tìm cách đuổi hết những kẻ vi phạm.
+ Đây chẳng phải là lần đầu tiên Chúa Jêsus đã làm điều nầy tại Đền thờ. Lần đầu tiên đã diễn ra vào Lễ Vượt Qua năm trước, Giăng 2:19. Tuy nhiên, dường như là mọi nổ lực của Ngài muốn cải tổ Đền thờ đã không kéo dài. Những việc ấy vẫn còn tiếp diễn và Chúa Jêsus một lần nữa đến tại Nhà Cha rồi tìm cách phục hồi nó lại thành một nơi thờ phượng, thánh khiết và thuộc linh.
Khi chúng ta nhìn vào những gì họ làm tại Đền thờ cách đây mấy phút, sự thể bộ không thực sự là tồi tệ sao? Có phải không? Rốt lại, những kẻ buôn bán, những kẻ đổi bạc đang cung ứng những gì có người gọi là dịch vụ cần thiết cho những kẻ đến thờ phượng. Điều chi ở đây là sai lầm đến nỗi đã thúc đẩy Chúa Jêsus phải có những hành vi bạo lực và quyết liệt như thế chứ? Cái gì cũng thấy tiện lợi hết mà.
+ Tôi nghĩ câu trả lời nằm ở những gì Chúa Jêsus phán trong câu 17.
Trong câu ấy Chúa Jêsus trưng dẫn hai phân đoạn Kinh Thánh Cựu Ước. Thứ nhứt, Ngài trưng dẫn Êsai 56:7, ở đây chép: “…Nhà ta sẽ gọi là nhà cầu nguyện của muôn dân”. Kế tiếp, Chúa Jêsus trưng dẫn Giêrêmi 7:11, ở đây chép: “Vậy thì các ngươi xem nhà nầy, là nơi được xưng bằng danh ta, như hang trộm cướp sao? Nầy, ta, chính ta xem thấy mọi điều đó, Đức Giê-hô-va phán vậy”.
+ Chúng ta hãy tách từng lời công bố kia ra rồi nhìn thấy mọi điều chúng dạy dỗ chúng ta về cơn giận và các hành động của Chúa.
+ “Nhà ta” – Nan đề thứ nhứt phải làm với chức năng chính của bản thân Đền Thờ. Nhà của Đức Chúa Trời không được thiết kế để làm một nơi thương mại, mà nó phải là một nơi được dành cho sự thờ phượng Đức Chúa Trời Toàn Năng. Khi Đền Thờ thứ nhứt được xây dựng, sự vinh hiển của Đức Chúa Trời đã đầy dẫy nó, II Sử ký 7:1-3. Đức Chúa Trời đã hứa với dân sự Ngài rằng Ngài sẽ gặp gỡ họ tại Đền Thờ. Ngài đã hứa lắng nghe những lời cầu nguyện được dâng lên tại nơi ấy, II Sử ký 7:15-16. Ngôi nhà ấy phải là nhà của Ngài, ở đó một mình Ngài đáng được thờ lạy.
Đền thờ đã thôi không nhắm vào Đức Giêhôva nữa rồi. Nó đã trở thành ngôi nhà lấy con người làm trọng tâm, chớ không còn lấy Đức Chúa Trời làm trọng tâm nữa. Đền Thờ không còn là nhà của Đức Chúa Trời nữa; nó đã trở thành một ngôi nhà được hiến cho các nhu cần của con người. Điều nầy đã làm cho Chúa Jêsus phải nổi giận!
+ “Nhà ta sẽ gọi là nhà cầu nguyện của muôn dân” – Đền Thờ được thiết kế là nhà cầu nguyện. Người nghèo có thể đến gần Đức Chúa Trời trong nơi ấy. Người tin Chúa thực sự, dù là người Do thái hay dân Ngoại, đều có thể đến với Đền Thờ và cầu nguyện với Chúa, và Đức Chúa Trời hứa lắng nghe những lời cầu nguyện ấy, II Sử ký 7:15. Còn bây giờ, nơi duy nhứt người dân Ngoại có thể đến gần Đức Chúa Trời đã trở thành một khu chợ. Hãy tưởng tượng tiếng ồn ào đầy dẫy hành lang của dân Ngoại với đủ thứ thú vật, những kẻ rao bán cùng người mua, và kẻ mua mặc cả với người bán. Chẳng có một cách thế nào người ta có thể cầu nguyện, hoặc ít nhiều gì suy gẫm về những vụ việc của Đức Chúa Trời. Người Do thái đã đóng những cánh cửa của Đền Thờ dành cho các dân Ngoại rất là hiệu quả. Điều nầy làm cho Chúa Jêsus phải nổi giận!
+ “Nhưng các ngươi đã làm thành cái hang trộm cướp” – Cụm từ “hang trộm cướp” có thể được giải thích theo hai cách. Cả hai ý nghĩa đều nằm trong nhận định ở đây. Thứ nhứt, hang trộm cướp có thể đề cập tới một cái hang mà ở đó những tên cướp ẩn mình lẫn tránh những người đang tìm kiếm chúng. Thứ hai, hang trộm cướp có thể đề cập tới một nơi mà ở đó những tên cướp ẩn mình chờ đợi những nạn nhân của chúng đi ngang qua.
Giống như những tên trộm cướp, Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm cùng những kẻ theo người đã ẩn mình trong Đền Thờ, tìm cách che giấu tình trạng gian ác của họ dưới chiếc áo choàng thánh khiết. Giống như những tên trộm cướp, hạng người nầy đang chờ đợi kẻ dại dột bước vào Đền Thờ để chúng có thể cướp lấy tiền bạc của họ.
Bạn thấy đấy, trong khi việc buôn bán các con thú cùng những thứ khác được sử dụng cho sự thờ phượng dường như là vô hại và thậm chí còn có ích nữa, chúng ta cần phải hiểu đấy là một việc làm có ý nghĩa trừ ra vô tội. Một con chim bồ câu giá $1US trên đường phố có thể có tới $25US trong Đền Thờ. Người ta đã đến đặng thờ lạy đã bị rơi vào chỗ giá cả thổi phồng lên. Những kẻ đổi bạc thì đúng là tội lỗi. Họ đổi với tỉ lệ 10-12%. Họ cũng mắc phải tội vặn cong nữa. Trên đỉnh cao của sự việc nầy, Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm và gia đình ông ta đã được chi trả phần trăm theo lợi nhuận, những kẻ buôn bán phải nộp lệ phí cao mới được phép vào buôn bán trong Đền Thờ. Đây là mánh lới làm tiền mà kẻ nghèo bị xem là con mồi. Đền Thờ chẳng khác gì hơn một cái “hang trộm cướp”.
+ Kinh Thánh cũng cho chúng ta biết rằng Chúa Jêsus sẽ không để cho người ta sử dụng đất Đền thờ như một con đường tắt. Luật miệng của người Do thái, hay kinh Mishnah, hiển nhiên đã cấm người Do thái không được sử dụng Đền Thờ theo cách nầy. Kinh Mishnah chép: “Một người không được bước vào Núi Đền Thờ với gậy hoặc giày hay cái ví của mình, hoặc với bụi dính nơi chơn, người cũng không được đi đường tắt”.
Dường như là người Do thái đã mất hết mọi sự tôn kính và sự thiêng liêng của Đền Thờ và đã sử dụng đất Đền Thờ giống như bao nơi khác. Nhà của Đức Chúa Trời trông giống như một nơi tiện nghi được sử dụng một khi họ thấy là thích hợp.
+ Khi Chúa Jêsus nhìn thấy nhà của Cha được sử dụng theo cách ấy, Ngài đã cầm lấy thước đo để sửa cho nó ngay lại.
+ Chúng ta nhận được gì từ sự việc nầy? Trong nhiều năm trời, các nhà truyền đạo đã sử dụng phân đoạn Kinh Thánh nầy để rao giảng nghịch lại việc buôn bán trong sân nhà thờ. Trong khi tôi không tin nhà thờ sẽ làm ra tiền từ chỗ rửa xe, cho thuê sân đậu xe v.v…; đấy không phải là điều mà phân đoạn Kinh Thánh nầy đang nói tới.
(Minh họa: Tôi luôn luôn chống lại việc nhà thờ bán các thứ để kiếm tiền. Chúng ta không phải làm cò mồi cho ai hết, chúng ta cũng không mong hạng người bị hư mất chi trả các hóa đơn của chúng ta!)
Tuy nhiên, nhà thờ không phải là Đền Thờ! Nhà thờ là nơi những Đền Thờ nhóm lại, I Côrinhtô 3:16; 6:19-20; II Côrinhtô 6:16. Phân đoạn Kinh Thánh nầy đang nói tới tình trạng của tấm lòng thậm chí đã để cho những việc như thế nầy diễn ra.
Lý do người Do thái làm ô uế Đền Thờ của họ phù hợp với sự thực họ thôi không còn kính sợ Đức Chúa Trời trong tấm lòng của họ. Họ không còn yêu mến Ngài, tôn kính Ngài, trọng nể Ngài, họ cũng không cưu mang Lời của Ngài trong tấm lòng của họ nữa. Kết quả là, họ đã đi xuống một con đường dẫn họ tẻ tách khỏi Đức Chúa Trời mà vào chỗ tự mãn.
+ Chúng ta đang nhìn thấy chính những việc ấy ở chung quanh chúng ta ngày nay. Chúng ta hãy dành ra một phút xem xét vài câu hỏi thoạt đến trong trí khi tôi sửa soạn sứ điệp nầy.
+ Tại sao các nhà thờ tìm kiếm những hình thái thờ phượng mới?
+ Tại sao các nhà thờ đang ôm lấy những phong cách âm nhạc trẻ trung, tươi mới? (Đồng thời, không phải nhạc mới là xấu đâu! Có một ngày khi bài Ân Hồng rất mới mẻ! Tiêu chuẩn không lỗi thời đâu, nhưng chính xác là theo Kinh Thánh!)
+ Tại sao các nhà thờ bỏ phần giảng luận Kinh Thánh để có một cuộc thảo luận?
+ Tại sao các nhà thờ bỏ phần học giáo lý đi, để ưu tiên cho những cuộc trao đổi chữa bịnh, tự cứu giúp?
+ Tại sao những kẻ tự nhận mình là Cơ đốc nhân lại để cho những tiên tri giả như Rick Warren (Purpose Driven Life, Sống Có Mục Đích), Joel Osteen (Your Best Life Now) và đám đông TBN làm cho họ mù lòa qua việc bán cho họ những thứ ngốc nghếch vô giá trị đội lốt như sự trợ giúp tôn giáo?
+ Tại sao những kẻ tự nhận là Cơ đốc nhân lại từ chối không cầu nguyện và đọc Kinh Thánh của họ?
+ Tại sao bữa ăn của nhà thờ thì có nhiều người đến dự trong khi buổi nhóm cầu nguyện thì lèo tèo có mấy người?
+ Tại sao có người xưng mình đã được cứu dường như lại có một thời điểm rất khó nhọc để sống cho Chúa?
+ Tại sao có người lại suy nghĩ rằng nhà thờ tồn tại là vì tiện nghi cho họ chứ?
+ Tại sao các thuộc viên của Hội Thánh cảm thấy họ có thể xử sự với Hội Thánh như họ đang xử sự? Họ dâng phần mười khi họ có thể có đủ sức. Họ đến nhóm khi họ thấy thích. Họ từ chối không tham dự vào các chiến dịch truyền giảng của Hội Thánh. Họ ngồi ì đó rồi để người khác làm tất cả công việc? Tại sao?
+ Tại sao tối Chúa nhựt và tối thứ Tư không quan trọng bằng sáng Chúa nhựt?
+ Tại sao các thuộc viên Hội Thánh lại bất chấp Trường Chúa nhựt.
+ Tại sao các thuộc viên Hội Thánh tin họ có thể bước vào những buổi thờ phượng bất cứ lúc nào họ thích? (Những buổi thờ phượng bắt đầu ở đây lúc 9:45; 11:00; 6:00 và 7:00 giờ vào những ngày thứ Tư. Khi buổi thờ phượng khởi sự, bạn nên ngồi đúng chỗ của mình sẵn sàng để thờ phượng!)
+ Tại sao các thuộc viên Hội Thánh tin rằng công việc làm ăn của họ là quan trọng hơn công việc của Đức Chúa Trời?
+ Còn có nhiều câu hỏi nữa có thể được đưa ra ở đây. Lý do chúng ta làm những việc chúng ta đang làm cũng chính là lý do mà người Do thái đã làm những việc họ đã làm.
Đây là vấn đề thực. Những việc chúng ta làm không phải là nan đề. Chúng chỉ là những triệu chứng của nan đề. Chúng ta làm những việc chúng ta đang làm trong thời buổi của chúng ta vì chính lý do mà người Do thái đã làm chúng trong thời của Đấng Christ.
Người Do thái đã xử sự những vụ việc của Đức Chúa Trời giống như họ đã xử sự vì họ đã duy trì một quan điểm nhỏ nhoi về Đức Chúa Trời; kết quả là, Ngài đã chiếm cứ một chỗ rất nhỏ trong đời sống của họ. Tôi e rằng có nhiều người trong thời buổi của chúng ta cũng có một nhận định nhỏ nhoi về Đức Chúa Trời. Đấy là lý do tại sao Ngài ngự ở vị trí thứ nhì, thứ ba, thứ tư và thậm chí không biết Ngài có ngự vào không nữa.
Đấy chẳng phải là cách mọi vụ việc nên trôi chảy đâu! Đức Chúa Trời đòi hỏi vị trí đầu tiên trong đời sống của chúng ta, Mathiơ 22:35-40. Không một điều gì trong đời sống của bạn hay của tôi sẽ đến trước Chúa và công việc của Ngài. Chúng ta nên xử sự với Ngài, công việc của Ngài, Lời của Ngài, sự thờ phượng Ngài, và nhà của Ngài giống như chúng là những của cải quan trọng nhất mà chúng ta đang có, vì chúng thực là như vậy! Mọi sự chúng ta làm và sống đều được quyết định bởi những gì đem lại cho Đức Chúa Trời sự vinh hiển cao nhất. Đấy là lý do tại sao chúng ta có mặt ở đây và chẳng có một điều chi khác làm cho Ngài được thỏa mãn!
Khi Đức Chúa Trời là ưu tiên một trong đời sống của bạn, điều đó sẽ tỏ ra. Và, khi Ngài không phải như thế, điều đó sẽ tỏ ra! Đời sống bạn tỏ ra điều gì về vị trí mà Đức Chúa Trời đang nắm giữ trong tấm lòng của bạn vậy?
III. MỘT QUYẾT ĐỊNH TẠI ĐỀN THỜ
+ Khi các cấp lãnh đạo Do thái nghe nói về những gì Chúa Jêsus đã làm, họ đã quyết tâm muốn giết chết Ngài. Họ sẽ thành công, vì trước khi mặt trời lặn ngày thứ Sáu, Chúa Jêsus sẽ phải chịu chết và chôn trong một ngôi mộ mượn.
+ Thật là thú vị khi lưu ý rằng người ta đã lấy làm lạ bởi những gì họ nhìn thấy Chúa Jêsus làm và bởi những điều họ nghe Ngài phán. Không nghi ngờ chi nữa, phần nhiều trong số dân chúng có mặt ở đó đang thành thật ra sức thờ lạy Đức Chúa Trời và họ đã bị lừa bởi chính những kẻ có mặt ở đó để hướng dẫn họ đến với Chúa. Họ lấy làm ưa thích trong hình thức cải tổ mà Chúa Jêsus đang nổ lực thực hiện trong Đền Thờ vì họ lấy làm mệt mõi khi bị Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm và những kẻ theo ông ta lợi dụng.
+ Cuối cùng, việc chẳng thành vấn đề. Đền Thờ đã bị ô uế, Đức Chúa Trời bị mất lòng và sự phán xét sẽ đến. Cây vả mà Chúa Jêsus đã xét đoán là một minh họa sống cho những gì sắp sửa xảy ra cho Đền Thờ. Vì họ hứa sự sống, song chỉ phân phát sự chết, họ bị định cho sự phán xét. Vì họ hết thảy đều là lá mà chẳng có trái nào hết, họ bị định cho sự phán xét. Và, chưa đầy bốn mươi năm, sự phán xét đã xảy đến. Nó đến trong hình thức một tướng lãnh Lamã có tên là Titus và các binh đoàn La mã. Sự phán xét đã đến với Đền Thờ và những kẻ đã làm sai trái mọi vụ việc của Đức Chúa Trời. Sự phán xét đã đến và nó không thể bị chặn lại.
+ Bài học cho chúng ta rất là rõ ràng. Chúng ta có thể là một dân mà Đức Chúa Trời sẽ chúc phước cho, hay chúng ta có thể là một dân mà Đức Chúa Trời sẽ xét đoán. Chúng ta là dân nào sẽ được quyết định bởi việc chúng ta yêu mến Ngài như thế nào! Vì chúng ta yêu mến Ngài như thế nào sẽ cho thấy chúng ta hầu việc Ngài có trung tín, đầy đủ và kết quả hay không!?!
+ Đức Chúa Trời có thể sử dụng chúng ta và Hội Thánh nầy cho sự vinh hiển của Ngài, hoặc Ngài có thể viết “Y-ca-bốt” trên cửa và tìm cho Ngài một dân biết yêu mến Ngài. Tôi nói chúng ta phải dò xét lòng mình và nếu có nan đề, chúng ta cần phải làm theo những gì Chúa Jêsus phán với dân sự thành Êphêsô phải làm, Khải huyền 2:1-7.
Phần kết luận: Đối với tôi, dường như là Chúa muốn chúng ta phải nhìn biết rằng Ngài không thích chơi game đâu. Công việc của Ngài là công việc rất quan trọng. Đúng vậy, dân sự của Ngài đã từng xử sự với công việc ấy theo cách đó!
Toàn bộ vấn đề trong Đền Thờ là nan đề của tấm lòng. Người Do thái đã rời bỏ sự thờ lạy đáng tin cậy.
Nan đề trong Hội Thánh hiện đại chính xác cũng y như thế. Hầu hết người ta đều từ bỏ sự thờ phượng thuộc linh, đáng tin cậy để lấy một việc gì đó an nhàn hơn; để lấy một việc gì đó cho sự thành công riêng của họ! Tóm lại, sự thờ phượng đáng tin cậy chính xác là điều chúng ta cần phải phấn đấu luôn trong Hội Thánh.
Khi Lời của Đức Chúa Trời được đọc lên, chúng ta nên bám theo từng chữ một, tìm cách hấp thụ từng chữ ấy. Khi chúng ta hát, chúng ta nên mở tròn miệng mình mà hát. Khi chúng ta nghe ca hát, chúng ta nên tìm cách gặp gỡ Đức Chúa Trời trong lời ca đó. Khi chúng ta nghe giảng dạy, chúng ta nên tìm kiếm sứ điệp của Đức Chúa Trời cho đời sống của chúng ta. Khi chúng ta cầu nguyện, điều nầy phải trở thành một sự cộng tác, khi chúng ta gắn chữ “Amen” vào những lời mà người cầu nguyện đang dâng lên.
William Temple định nghĩa sự thờ phượng theo cách nầy: “Thôi thúc lương tâm bởi sự thánh khiết của Đức Chúa Trời, làm đầy dẫy tâm trí với lẽ thật của Đức Chúa Trời, luyện lọc trí tưởng tượng bởi vẻ đẹp của Đức Chúa Trời, mở lòng ra với tình cảm dành cho Đức Chúa Trời, dâng ý muốn mình theo mục đích của Đức Chúa Trời”.
Sự thờ phượng trống rỗng là rắc rối ở Đền Thờ trong ngày Chúa Jêsus thăm viếng. Sự thờ phượng trống rỗng mang lại sự phán xét thiêng liêng cho Đền Thờ đó. Ngài nhìn thấy gì khi Ngài nhìn vào đền thờ lòng của chúng ta?
Sứ điệp nầy tìm gặp bạn ở đâu vậy? Bạn được cứu chưa? Nếu chưa, hãy đến với Chúa Jêsus, Ngài sẽ cứu lấy bạn. Nếu bạn được cứu rồi, há có phải Chúa phán với bạn về sự cam kết của bạn với Ngài không? Nếu Ngài đã phán, hãy đến với Ngài ngay hôm nay. Ngài yêu thương bạn và Ngài muốn sử dụng bạn trong một phương thức thật đặc biệt. Ngài sẽ, nếu bạn chịu phục theo Ngài.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét