Thứ Ba, 24 tháng 8, 2010

Mác 10:35-45: "CÁI GIÁ CAO CHO VIỆC VỀ ĐÍCH TRƯỚC TIÊN"



Mác 10:35-45
CÁI GIÁ CAO CHO VIỆC VỀ ĐÍCH TRƯỚC TIÊN
Phần giới thiệu: Tôi từng nghe kể câu chuyện nói tới một người làm ruộng kia đã cứu cả ngôi làng khỏi sự hủy diệt. Từ nông trại trên đồi, ông ta cảm thấy trận động đất và nhìn thấy biển ở đàng kia rút xa ra khỏi bờ. Ông ta biết ngay sắp có một đợt sóng thần sẽ ụp đến.
Trong vùng đồng bằng bên dưới, ông ta thấy những người lân cận của mình đang lao động trên những thửa ruộng thấp không bao lâu nữa sẽ bị tràn ngập nước. Họ phải chạy mau lên sườn đồi của ông ta hoặc tất cả họ sẽ chết mất. Những kho lúa của ông ta đã khô đi hết trông giống như mấy cái bùi nhùi vậy.
Vì vậy với một ngọn đuốc, ông ta châm lửa vào các vựa lúa của mình, không bao lâu sau đó tiếng còng báo động cháy đã rung lên. Mấy người láng giềng nhìn thấy khói rồi ùa đến đặng giúp đỡ cho ông ta. Khi ấy, từ chỗ cao an toàn của họ, họ nhìn thấy làn sóng thần đã phủ hết đồng ruộng mà họ mới vừa rời khỏi đó.
Trong nháy mắt, họ nhìn biết không những ai đã cứu họ, mà sự cứu của họ còn làm mất mát cho người ấy nữa. Về sau, họ đã dựng lên một tấm bia để ghi nhớ công đức của ông ta với phương châm: “Ông ấy đã ban cho chúng ta mọi sự ông ấy có, và ban cho một cách vui sướng”. Nhà nông đáng thương nầy đã về đích trước tiên trong ánh mắt của cộng đồng mình, nhưng điều đó đã khiến cho ông ta phải trả giá bằng mọi sự mình có.
Không có nhiều người trong thế giới của chúng ta giống với nhà nông ấy đâu. Ông ta đã bằng lòng tự hy sinh để cho nhiều người khác được thành công. Hầu hết người ta đều làm mọi sự họ có thể để làm cho bản thân họ được khá hơn, và chẳng nghĩ gì đến số người đang tiếp tục bước ở đàng sau khi họ trèo lên đỉnh cao kia.
Phân đoạn Kinh Thánh gốc nầy được vạch ra để dạy dỗ chúng ta rằng không phải ai về đích trước tiên là người đắc thắng đâu. Có khi những kẻ chiếm lấy chỗ sau cùng, những ai bằng lòng về đích sau chót hết, lại là những người chiến thắng thực sự trong cuộc đua của sự sống.
Tôi nghĩ điều nầy rất rõ ràng từ việc đọc các sách Tin Lành, thì thấy rằng các môn đồ của Chúa chúng ta đều là hạng người quan trọng đấy song chẳng có khiêm nhường đâu. Họ luôn luôn ở trong việc tìm cách làm cho mình được thăng hoa. Trong một vài cơ hội, Chúa Jêsus đã tìm cách đánh trận với loại lý trí ấy, nhưng họ dường như không hề tiếp thu lấy sứ điệp.
Trong phân đoạn nầy, chúng ta thấy tham vọng ích kỷ với mọi thứ bẩn thỉu của nó. Giacơ và Giăng đến với Chúa Jêsus cầu xin chỗ cao nhất trong Vương quốc của Ngài. Chúa Jêsus sử dụng sự cố nầy để dạy chúng ta mọi bài học rất có giá trị về chức năng lãnh đạo, phục vụ cho tha nhân và ơn tha thứ.
Khi chúng ta bước qua phân đoạn Kinh Thánh nầy hôm nay, tôi muốn rao giảng về Cái Giá Cao Của Việc Đến Đích Trước Tiên. Tôi muốn bạn nhìn thấy các tư tưởng toát ra từ phân đoạn nầy. Tôi muốn bạn nhìn thấy Một Lời Cầu Xin Rất Ích Kỷ; Một Lời Công Bố Rất Ảm Đạm và Một Khuôn Mẫu Thuộc Linh.
Khi chúng ta xem xét các tư tưởng nầy, tôi hy vọng bạn sẽ nhìn thấy rằng trở thành người trước tiên có thể phải trả giá bằng mọi sự bạn đang có đấy. Tôi muốn bạn nhìn thấy việc trở thành tôi tớ cho người khác thì nhiều phước hạnh, vào lúc cuối cùng hơn là được người khác phục sự cho.
I. MỘT LỜI CẦU XIN RẤT ÍCH KỶ (các câu 35-40)
A. Lời thỉnh cầu (các câu 35-37) – Giacơ và Giăng đến gần Chúa Jêsus cầu xin rằng họ sẽ được phép ngồi với Ngài ở những địa vị cao tột nhất trong Nước hầu đến của Ngài. Chỗ ngồi bên tay hữu được dành cho người nào đứng hàng thứ nhì trong đẳng cấp, trong khi chỗ ngồi bên tay tả được dành cho người nào thuộc hàng đẳng cấp thứ ba. Hai người nầy đã tự xem mình là cấp lãnh đạo giữa vòng các môn đồ và họ muốn địa vị của họ được thiết lập theo cách thường trực.
Đúng ra, họ đang cầu xin ba điều. Họ muốn trội hơn những người khác. Họ muốn sự vinh hiển và vinh dự đến từ chỗ được nâng cao gần một ngai vàng. Họ muốn sự gần gũi. Họ muốn được ở gần Chúa Jêsus trong Vương quốc. Họ cũng muốn quyền lực nữa. Hai người nầy muốn có những địa vị có uy quyền cao cả trong vương quốc hầu đến.
Điều chi đã khiến họ nghĩ họ có thể xin được các việc ấy chứ? Có một vài lý do cho thấy tại sao họ đám đưa ra một cầu xin thể ấy.
Thứ nhứt, họ đặt lời thỉnh cầu của họ trên mối quan hệ của họ với Chúa Jêsus. Mathiơ cho chúng ta biết rằng Salômê, mẹ của họ, đã đưa ra lời thỉnh cầu trước tiên, Mathiơ 20:20-21. Salômê là chị của Mary. Vì thế, bà là dì của Chúa Jêsus, Giacơ và Giăng là anh em bạn dì đầu tiên của Ngài. Họ cầu xin vì mối quan hệ của họ là gia đình.
Thứ hai, họ chỉ đòi hỏi những lời hứa đã được đưa ra với họ. Mathiơ 19:28. Hai người nầy đã được hứa cho ngai vàng, quyền lực và địa vị trong vương quốc và họ đang đưa ra lời đòi hỏi căn cứ theo lời hứa đó. Đấy có thể là lý do tại sao Chúa Jêsus không quở trách họ vì sự cầu xin của họ. Họ đang cầu xin những gì sắp được ban ra cho họ, nhưng họ không hiểu rõ thời điểm của Chúa trong vấn đề ấy.
(Lưu ý: Cái điều làm cho tôi bối rối về lời cầu xin của họ là thời điểm của lời cầu xin ấy. Chúa Jêsus mới vừa nói xong với mấy người nầy rằng Ngài sẽ đi lên thành Jerusalem, bị phản bội, bị chối bỏ và bị giết, các câu 33-34. Mọi sự những người nầy có thể nghĩ tới là leo lên đỉnh của giàn hỏa kia. Mọi sự họ có thể nhìn thấy là địa vị của họ đang nằm trên đỉnh cây cột kia. Chúa Jêsus sắp sửa chịu chết vì tội lỗi và họ lại chơi trò “ai là người lớn nhứt?” Đây là một lời cầu xin lạnh lùng, lấy cái tôi làm trọng, không chút thiện cảm nào cả!
Mấy người nầy không hề nắm bắt được ý tưởng mà vị lãnh tụ của họ, là Đức Chúa Jêsus Christ, hướng về một cây thập tự. Mọi sự họ có thể nhìn thấy là vương miện. Họ muốn vương miện mà không có thập tự giá. Họ muốn sự vinh hiển mà chẳng có đau đớn. Họ muốn phần thưởng mà không có việc trả giá.
Vấn đề với các môn đồ cũng chính là nan đề mà con người đang có ngày hôm nay. Hầu hết người ta đều chẳng màng đến sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Mọi sự họ quan tâm là về đích trước tiên. Mọi sự họ lo toan là chính quyền lực, địa vị và danh tiếng của họ. Vấn đề với các môn đồ, và nan đề với nhiều người trong chúng ta, ấy là chúng ta đầy dẫy với sự kiêu ngạo. Kiêu ngạo luôn luôn dẫn tới thất bại, Châm ngôn 16:18; I Côrinhtô 10:12. Sẽ ra sao nếu Đức Chúa Trời nhận lấy nhiều vinh hiển hơn từ chỗ tôi về đích sau cùng? Một tinh thần hạ mình, thuận phục sẽ ngăn trở nhiều thất bại).
B. Đáp ứng (các câu 38-39a) – Chúa Jêsus đáp ứng bằng cách nói cho họ biết rằng họ chẳng biết gì về những điều họ đang cầu xin. Ngài đương diện với họ bằng cách hỏi họ không biết họ có bằng lòng và có khả năng kinh nghiệm mọi sự mà Ngài sắp sửa gánh chịu hay không!?! Minh họa; các câu 33-34.
Khi Chúa Jêsus sử dụng từ ngữ cái “chén”, Ngài đang nói tới “một kinh nghiệm sống”. Khi Ngài sử dụng từ “báptêm”, Ngài đang đề cập tới việc bị “nhúng hay bị dìm xuống nước” trong kinh nghiệm đó. Chúa Jêsus đang phán: “Ta sắp sửa bị dìm xuống nước trong một kinh nghiệm mà các ngươi không thể tưởng tượng được. Có phải các ngươi cũng muốn nếm trải kinh nghiệm ấy chăng?”
Họ nói cho Ngài biết rằng họ có thể. Nhưng số người nầy không hiểu được điều chi đang đợi Chúa Jêsus. Đáp ứng của họ tỏ ra một sự thiếu hiểu biết hoàn toàn về những điều Chúa Jêsus sắp sửa gánh chịu và gánh nặng mà Ngài được sai phái đến để cưu mang.
Chúa Jêsus đang trên đường Ngài đến đồi Gôgôtha, ở đó Ngài sẽ gánh lấy tội lỗi của dân sự Ngài trên một cây thập tự của người Lamã. Chúa Jêsus sắp sửa kinh nghiệm nguyên cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời Toàn Năng nghịch lại tội lỗi và hạng tội nhân. Chúa Jêsus sắp sửa chịu chết nơi tay của Cha thiên thượng, Minh họa: Êsai 53:1-6; I Côrinhtô 5:21; I Phierơ 2:24.
C. Khải thị (các câu 39b-40) – Chúa Jêsus nói cho họ biết rằng họ sẽ kinh nghiệm nổi thương khó của Ngài ở một cấp độ nào đó. Họ sẽ chịu chết vì đức tin của họ. Hết thảy họ đều chết một cái chết tuận đạo, trừ ra Giăng và ông đã bị lưu đày sang đảo Bát-mô và bị bắt bớ rất nhiều vì đức tin của ông. Số người nầy sẽ bước đi trên chính con đường mà Chúa Jêsus đã đi, song họ không hề gánh chịu những gì Ngài sắp sửa gánh chịu.
Chúa Jêsus nói cho họ biết rằng những địa vị trong vương quốc sẽ không được ban bố chiếu theo tham vọng ích kỷ, mà chiếu theo ý chỉ tể trị của Đức Chúa Trời. Cũng thật như thế trong cuộc sống! Những gì một người nhận được trong đời nầy trong các giới hạn ơn phước, sự hữu dụng và chức vụ hết thảy đều được quyết định bởi ý chỉ của Đức Chúa Trời, Minh họa: Giăng 3:25-30.
(Lưu ý: Tôi thấy các nhà truyền đạo trong mọi thời đại, họ đang cố lập cho mình một danh. Họ luôn luôn dùng mưu mẹo để có được địa vị. Nếu họ chỉ có thể gặp gỡ nhà truyền đạo nầy, hoặc rao giảng trong buổi nhóm nầy, hay đứng giảng trong nhà thờ kia, khi ấy hai cánh cửa sẽ mở ra và mọi sự sẽ rơi vào đúng chỗ của nó. Đấy không phải là cách thức để thực hiện đâu! Đức Chúa Trời vốn biết rõ người của Ngài sẽ ở đâu và Ngài nâng họ lên khi Ngài lựa chọn; khi Ngài lựa chọn và nơi nào Ngài lựa chọn. Phước thay cho người nào phục vụ ở chỗ họ đang phục vụ và để cho Chúa quyết định con đường cho sự sống của họ và phạm trù chức vụ của họ).
II. MỘT LỜI CÔNG BỐ RẤT ẢM ĐẠM (các câu 41-44)
A. Sự bực tức (câu 41) – Khi phần còn lại các môn đồ nghe nói về điều Giăng và Giacơ sắp được thăng tiến, họ bắt giận dữ ngay. Có lẽ họ nổi giận vì mấy gã nầy đang tìm cách tự mình thăng cấp trên các người khác. Hay, có lẽ họ nổi giận vì Giacơ và Giăng đẩy họ ra phía sau rồi cầu xin Chúa Jêsus trước. Bất luận là lý cớ nào, họ đã bốc hơi rồi!
Phản ứng của họ trước những điều Giacơ và Giăng đã làm không khá gì hơn lời thỉnh cầu mà Giacơ và Giăng đã đưa ra. Mười người nghe điều Giacơ và Giăng cầu xin và họ phản ứng bằng cách nổi giận. Người ta không luôn luôn hành động giống như họ nghĩ họ nên hành động. Và, khi họ không nổi giận, thật là dễ mất lòng đối với họ lắm. Thật là dễ dàng để cho cơn giận ăn luồn ở trong tấm lòng của chúng ta.
Người ta sẽ làm mất lòng chúng ta và chúng ta sẽ giữ sự đố kỵ nghịch lại họ. Chúng ta sẽ khoác lấy cái bề ngoài công bình trong khi tấm lòng của chúng ta thì đầy dẫy với sự không tha thứ. Cho phép tôi nhắc cho bạn nhớ rằng Đức Chúa Trời không thể hành động trong loại môi trường đó! Khi có một nan đề giữa các thánh đồ của Đức Chúa Trời, nan đề ấy sẽ ngăn trở công tác của Đức Chúa Trời trong Hội Thánh của Ngài.
Ý chỉ của Đức Chúa Trời dành cho chúng ta là phải bước đi trong sự tha thứ tuyệt đối, Êphêsô 4:32; Luca 17:1-5; Mathiơ 18:21-35. Có người trong phòng nhóm nầy có thể đang ngăn trở công việc của Đức Chúa Trời tại nhà thờ nầy vì bạn không chịu tha thứ cho người khác. Bạn đang có những cảm xúc khó chịu đối với những biến cố đã xảy ra cách đây 5, 10, 20 năm hay hơn nữa. Bạn cần phải làm hòa lại với người ấy, nhờ đó bạn có thể hòa lại với Chúa. Nhiều người khác cần phải tìm kiếm ơn tha thứ của những ai mà bạn đã làm cho phật lòng. Khi có những tấm lòng cứng cỏi và những cảm xúc tổn thương giữa vòng dân sự của Đức Chúa Trời, sẽ chẳng có chút quyền phép nào của Đức Chúa Trời trong ngôi nhà thờ đó!
Khi nào có loại tình huống ấy, nó cho tôi biết rằng chúng ta đã để cho mối tương giao của chúng ta trở nên quá nguội lạnh rồi. Nếu các mối quan hệ của chúng ta sẽ bị tan vỡ bởi những việc làm sai trái và những sự hiểu lầm, vậy thì chúng ta đã quá nguội lạnh rồi. Chúa phán rằng các mối quan hệ của chúng ta đều phải được đánh dấu bởi tình yêu thương, Giăng 13:35.
Giả sử tôi yêu thương bạn với tình yêu vô điều kiện, không phai, không thắc mắc. Khi tôi yêu, tôi có thể tha thứ cho bạn rồi ăn ở với bạn như anh em của tôi. Nhưng, khi tôi không yêu bạn như tôi đáng phải yêu, tôi sẽ giữ lấy quá khứ trong đầu của bạn đấy.
Vấn đề không phải với bạn hay với những gì bạn đã làm đâu. Vấn đề là với tôi kìa. Tình yêu của tôi đặt không đúng, vì thế, tấm lòng của tôi cũng không đúng luôn.
B. Thẩm tra (câu 42) – Chúa Jêsus không để cho cơn giận của họ phải sôi lên. Ngài tỏ ra vấn đề ngay rồi kêu gọi sự chú ý của họ nhìn vào thế giới dân Ngoại ở xung quanh họ. Ngài làm cho họ biết rằng “được tôn làm đầu” là phương thức của thế gian. Người nào cai trị trong thế gian nầy sẽ chổi dậy lên tới đỉnh cao bằng cách nắm lấy quyền bính và lấn lướt đối thủ của mình.
Chúng ta thấy loại lý trí ấy ở xung quanh chúng ta trong thế giới ngày nay. Đây là năm tuyển cử và từng đại biểu đang làm mọi sự với quyền lực của mình (nam hay nữ) để lên tới tận đỉnh cao kia.
Thậm chí bạn có thể tìm gặp tình huống ấy trong nhà thờ. Dường như là mỗi nhà thờ đều có một hay nhiều người giống như Đi-ô-trép, 3 Giăng 9-11. Luôn luôn có những cá nhân ấy, họ thích nghĩ họ điều hành cuộc chơi và có đủ mọi thế lực. Chỉ để lấy thành tích, thay vì thế tôi sẽ để cho Chúa lèo lái Hội Thánh của Ngài hơn là tôi sẽ tìm cách lật đổ uy quyền của Ngài.
Ngài muốn các môn đồ, và chúng ta nữa, phải hiểu rõ rằng Đức Chúa Trời có một mục tiêu cao cả hơn cho con cái của Ngài.
C. Trông mong (các câu 43-44) – Trong mấy câu nầy, Chúa Jêsus chỉ nhắc lại sự dạy trước kia, Mác 9:33-37. Mấy người nầy trước tiên đã không tiếp thu sứ điệp, và hầu hết chúng ta cũng thế. Nhưng, một lần nữa sứ điệp đã được thốt ra ở đây.
Chúa muốn chúng ta nhìn biết rằng con đường lên đỉnh cao dẫn ngang qua đáy sâu kia. Nếu bạn thực sự muốn lên tới đỉnh, bạn phải khởi sự đi ngang qua cái đáy đó. Nếu bạn thực sự muốn trở thành cấp lãnh đạo, bạn phải học cách phục vụ trước tiên.
Chúa Jêsus sử dụng hai từ ở đây cần phải lưu ý. Chữ “làm lớn” ở câu 43 là chữ cung ứng cho chúng ta chữ “chấp sự”. Chữ đó nói tới một người chuyên “phục vụ người khác”. Chữ khác nữa là chữ “tôi mọi” ở câu 44. Chữ ấy có ý nói tới “nô lệ”.
Ý tưởng nầy là như vầy đây: nếu chúng ta muốn được công nhận và được tôn trọng, chúng ta phải bỏ đi mọi tham vọng và sự ích kỷ. Chúng ta phải sống những ngày của chúng ta bằng cách phục vụ cho tha nhân.
Nói như thế có nghĩa là bằng lòng không nhận lấy một sự vinh hiển nào hết. Nói như thế có nghĩa là bằng lòng làm công việc hèn hạ nhất và những phần việc của hạng tôi tớ mà chẳng màng đến việc nhận lấy sự công nhận hay cảm ơn. Nếu chúng ta muốn lên tới đỉnh, trước tiên chúng ta phải khởi sự bằng cách trở thành một nô lệ.
(Lưu ý: Khi Chúa Jêsus phán với người của Ngài về vấn đề nầy trước đó, Mác 9:33-37, Ngài sử dụng một em bé để dạy cho họ biết về sự phục vụ. Sao phải là một đứa trẻ chứ? Tôi nghĩ có vài lý do ở đây.
Thứ nhứt, con trẻ trong xã hội thời ấy ở tận đáy thang xã hội. Chúng bị coi là tài sản và hầu hết người lớn chẳng ai buồn để ý đến.
Thứ hai, Chúa Jêsus sử dụng một đứa trẻ để dạy cho các môn đồ Ngài về sự phục vụ vì con trẻ không thể làm chi được cho người lớn. Một đứa trẻ không thể lên tới địa vị của một người trong xã hội. Một đứa trẻ không thể thêm vào sự thành công của bạn. Một đứa trẻ không thể làm cho bạn quan trọng hơn trong con mắt của thế gian. Tuy nhiên, một đứa trẻ có thể dạy cho bạn nhiều điều về sự phục vụ!
Hãy suy nghĩ về điều nầy xem, từng bậc phụ huynh trong phòng nhóm nầy đều biết điều chi xảy ra khi bạn có một trẻ sơ sinh. Đứa trẻ ấy đòi hỏi đủ thứ! Từ ngày một, người ta phải phục vụ cho nó, từng nhu cần phải được thỏa bởi một người lớn sẵn lòng. Trẻ con bước vào ngôi nhà của chúng ta và chúng thường đòi hỏi sự chăm sóc và sự chú ý. Nếu không chú ý đến chúng, chúng sẽ làm cho bạn biết đến bằng những cách thức ồn ào và bực bội.
Khi bậc phụ huynh có con cái, họ học biết ban cho và phục vụ là như thế nào!?! Khi đứa trẻ ra đời, bạn ban cho, ban cho và ban cho. Khi đứa trẻ lớn lên, bạn ban cho, ban cho và ban cho. Thường thì sau khi chúng đến tuổi trưởng thành, bạn tiếp tục ban cho, ban cho và ban cho, thựa sự thế mà không nhận được gì đổi lại.
Chúa Jêsus sử dụng một đứa trẻ vì con trẻ cần được phục vụ, nhưng đổi lại chúng không thể phục vụ chúng ta được. Đấy là một bài học mà hết thảy chúng ta đều cần phải để vào lòng. Thường thì chúng ta chỉ phục vụ cho người nào có thể làm chi đó đổi lại cho chúng ta. Chúa muốn chúng ta phục vụ cách trung tín; phục vụ nhau trong sự vô kỷ không đưa ra một tư tưởng nào chúng ta muốn nhận được gì trong sự đổi lại.
Nếu bạn tìm kiếm sự tôn trọng, hãy học biết phục vụ. Con người tôn trọng những ai phục vụ cho họ. Người ta kiếm được sự tôn trọng, nhưng người ta không thể đòi hỏi được nó.
Có rất nhiều người muốn được công nhận vì những việc họ làm. Họ muốn cái nhãn được dán sau lưng họ. Họ muốn nghe “cám ơn”, và “làm tốt lắm”. Họ làm những điều họ làm vì họ muốn được công nhận. Họ có phần thưởng của họ, Mathiơ 6:5.
Chúng ta cần người nào trong Hội Thánh, họ ít quan tâm một khi họ được công nhận bao lâu công việc của Đức Chúa Trời được hoàn tất. Chúng ta cần người nào có thể nhìn qua bên kia họ để thấy rõ các nhu cần của người khác. Chúng ta cần người nào bằng lòng trở thành hạng tôi tớ để nhiều người khác được phục vụ. Chúng ta cần người nào giàu ơn bước qua một bên khi thì thuận tiện đến hầu cho nhiều người có thể phục vụ. Đấy là những gì chúng ta có cần! Có phải đấy là điều chúng ta đang có không?)
III. MỘT KHUÔN MẪU THUỘC LINH (câu 45)
(Minh họa: Chúa Jêsus sử dụng sự hy sinh sắp tới của Ngài như tấm gương tối hậu cho sự phục vụ mang tính cách hy sinh. Ngài đề ra khuôn mẫu mà hết thảy dân sự Ngài được truyền cho phải noi theo).
A. Sự nổi bật – Từ ngữ “even” (vì ngay cả Con Người) {trong bản Kinh Thánh Anh ngữ có chữ nầy} nhắc cho chúng ta nhớ Chúa Jêsus là ai. Ngài là Con của Đức Chúa Trời. Ngài là Đức Chúa Trời ở trong loài xác thịt. Nếu có ai từng bước đi trên đất nầy đáng được phục vụ thì đấy phải là Chúa Jêsus.
Ngài có thể truyền cho những đạo binh thiên sứ đến để làm theo từng mạng lịnh của Ngài. Thay vì thế, Ngài đã bước đi hàng bao dặm đường đầy bụi đất để phục vụ cho những kẻ ở xung quanh Ngài. Ngài có thể đến với thế gian nầy như một Vì Vua và ra đời trong cung cấm với nhiều tôi tớ và sự giàu có cả thể. Thay vì thế, Ngài ra đời trong chuồng chiên máng cỏ, trong sự nghèo khó. Ngài không đến để được phục vụ, mà Ngài đã đến để phục vụ.
Nếu Đức Chúa Trời của chúng ta bằng lòng phục vụ con người tội lỗi, chúng ta đáng phải bằng lòng hầu việc nữa. Một số người nghĩ họ quá tốt không thể phục vụ cho người khác. Đức Chúa Jêsus Christ không hề nghĩ như thế! Ngài đã lâm phàm trong bùn đất với con người sa ngã để Ngài có thể nhấc người ấy lên rồi thay đổi tình trạng của người. Nguyện Đức Chúa Trời ban cho chúng ta chính tấm lòng muốn phục vụ ấy!
B. Tình cảm – Tình cảm phục vụ của Chúa lên tới độ Ngài bằng lòng chiếm lấy chỗ của tên nô lệ. Tấm gương cao cả nhất của tình cảm đó có thể thấy được ngay đêm trước khi Ngài bước lên thập tự giá.
Khi Chúa Jêsus cùng các môn đồ Ngài đã ăn xong trên phòng cao kia, Chúa Jêsus lấy khăn quấn quanh người rồi rửa chơn cho các môn đồ, Giăng 13:1-17. Ngài đã chiếm lấy chỗ của tên nô lệ rồi rửa chơn đầy bùn đất của những kẻ sẽ bỏ chạy trước bình minh. Ngài đã rửa chơn của Phierơ, ông sẽ chối Chúa ba lần trước khi trời sáng. Thậm chí Ngài đã rửa chơn cho Giu-đa Ích-ca-ri-ốt, là kẻ sẽ nộp Ngài vào tay của kẻ thù ngay trong đêm ấy.
Chúa Jêsus tự do phục vụ cho những kẻ sẽ làm tan nát tấm lòng Ngài. Khi bình minh ngày sau, Chúa Jêsus đã thực hiện sự phục vụ quan trọng nhất trong mọi sự khi Ngài bước lên đồi Gôgôtha để chịu chết trên thập tự giá vì hạng tội nhân, họ đã thù ghét Ngài và chẳng muốn làm chi với Ngài hết.
Phục vụ là tình cảm của Ngài. Phục vụ là sự sống của Ngài. Nguyện thứ tình cảm ấy bắt lấy tấm lòng của chúng ta! Nguyện chúng ta cứ chiếm lấy chỗ của hàng nô lệ và phục vụ tha nhân vì chỉ một mình sự vinh hiển của Đức Chúa Trời mà thôi!
C. Giá phải trả – Cái giá phục vụ cho Chúa Jêsus rất là cao. Phục vụ khiến Ngài phải trả giá bằng chính mạnh sống của Ngài. Chúa Jêsus bằng lòng đến với sự chết của Ngài để cứu lấy những người nào chẳng màng chi đến Ngài. Ngài đã gánh chịu sự xấu hổ, đau đớn, sự sỉ nhục, và nổi thống khổ của thập tự giá để phục vụ cho hạng tội nhân bị hư mất. Ngài đã kinh nghiệm trọn cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời Toàn Năng để phục vụ cho chúng ta. Ngài đã chiếm lấy chỗ của một tội phạm và bị xét đoán như kẻ loạn nghịch để hạng tội nhân sẽ được cứu. Ngài bằng lòng bước vào sự chết để nhiều người khác bước vào sự sống.
Tại sao Ngài phải làm như thế chứ? Ngài đã làm thế vì Ngài yêu thương tôi, Rôma 5:8. Ngài đã làm thế vì Ngài ghét tội lỗi, Hêbơrơ 9:26. Ngài đã làm thế để thỏa mãn đòi hỏi của Đức Chúa Trời về một của lễ con người thật trọn vẹn, 1 Giăng 2:2. Ngài đã làm thế để làm đẹp lòng Đức Chúa Cha, Êsai 53:10. Ngài đã làm thế để buông tha cho tôi được tự do, I Phierơ 1:18-19.
Đâu là phần thưởng của Ngài cho loại phục vụ như thế nầy? Phần thưởng ấy sẽ chẳng thấy có giữa vòng loài người. Đại đa số nhân loại đều thù ghét danh Chúa Jêsus và chẳng màng gì đến sự phục vụ hay sự hy sinh của Ngài. Phần thưởng của Ngài sẽ chẳng thấy có trong Hội Thánh. Hầu hết các Hội Thánh và những người tự nhận mình là Cơ đốc nhân đều chẳng hiểu rõ Chúa Jêsus là ai hay những gì Ngài đã làm.
Phần thưởng của Chúa chúng ta sẽ được thấy có ở hai nơi. Thứ nhứt, phần thưởng của Ngài nằm ở những đời sống được thay đổi của những người nam người nữ nào tiếp nhận Ngài làm Cứu Chúa của họ và sống thể hiện tình yêu của Ngài trong thế gian, Hêbơrơ 12:2. Phần thưởng lớn lao nhất của Ngài được thấy ở trước mặt Đức Chúa Cha. Vì Chúa Jêsus phục vụ nhân loại với sự vô kỷ, Đức Chúa Trời đã tôn Ngài lên trên đỉnh cao vinh hiển và sự thờ phượng, Philíp 2:5-11.
Làm sao Chúa Jêsus đạt tới một chỗ được tôn cao như thế chứ? Ấy chẳng phải vì Ngài là Đức Chúa Trời đâu! Ngài có mặt ở đó vì Ngài đã chiếm lấy chỗ của một tên nô lệ. Ngài có mặt ở đó vì Ngài bằng lòng chọn địa vị thấp hèn nhất trong mọi địa vị và Đức Chúa Trời đã tôn Ngài lên đến chỗ cao nhất trong mọi địa vị.
Trong khi bạn và tôi sẽ không bao giờ đạt tới chính chỗ mà Chúa Jêsus đang chiếm lấy, cũng nguyên tắc ấy đã khiến cho Ngài được tôn cao năng động trong đời sống của bạn và của tôi. Đây là điều Chúa Jêsus đã phán: “vì ai tự nhắc mình lên sẽ phải hạ xuống, ai tự hạ mình xuống sẽ được nhắc lên” (Luca 18:14). Lời của Đức Chúa Trời cũng phán: “Vậy, hãy hạ mình xuống dưới tay quyền phép của Đức Chúa Trời, hầu cho đến kỳ thuận hiệp Ngài nhắc anh em lên” (I Phierơ 5:6).
Phần kết luận: Đây là một sự nghịch lý, song đấy lại là sự thật, đối với Cơ đốc nhân còn đường đi lên luôn luôn là đi xuống. Có phải bạn đang bước đi trên con đường ấy không? Có phải bạn đang năng động tìm cách phục vụ tha nhân? Chúng ta có những vị trí cho sự phục vụ trong nhà thờ nầy, ở đó bạn có thể phục vụ, có phải bạn đang phục vụ ở những chỗ ấy chăng? Có những người ở xung quanh bạn, họ cần biết về Chúa Jêsus, bạn có nói cho họ biết không? Có những nhu cần trên từng bàn tay, có phải bạn đang tìm cách làm thỏa mãn chúng chăng? Có phải bạn là một tôi tớ của Đức Chúa Trời bằng cách phục vụ vô kỷ cho tha nhân chăng? Nếu Chúa đã chạm đến tấm lòng bạn về sự phục vụ của bạn, ngày nay sẽ là ngày tốt lành để ghi danh đấy.
Nếu bạn sống giống như 10 người kia và bạn có những cảm xúc khó chịu nơi người khác vì mọi điều họ đã nói hay đã làm, hôm nay sẽ là một ngày trọng đại để sửa ngay lại những điều đó. Tôi muốn sửa ngay lại với họ và rồi làm hòa lại với Đức Chúa Trời.
Nếu bạn chưa bao giờ tin cậy Chúa Jêsus làm Cứu Chúa của bạn, hôm nay sẽ là một ngày tốt lành để sấp mình xuống trước mặt Ngài và tiếp nhận Ngài là Chúa của bạn đi. Ngài sẽ tiếp nhận bạn, thay đổi bạn và sử dụng bạn cho sự vinh hiển của Ngài.
Hãy làm theo những điều Ngài muốn bạn làm ngay hôm nay?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét