Thứ Ba, 17 tháng 8, 2010

Mác 3.13-19: "CHỌN LỰA 12 SỨ ĐỒ"



Mác 3.13-19
CHỌN LỰA 12 SỨ ĐỒ

Phần giới thiệu: Đây là phân đoạn Kinh Thánh rất đặc biệt. Chức vụ của Chúa Jêsus đang ở chỗ rất tích cực. Thường dân trong khu vực đi theo Chúa Jêsus vì Ngài giảng Lời của Đức Chúa Trời với quyền phép và vì Ngài đang làm ra nhiều dấu lạ làm vinh hiển cho Đức Chúa Trời. Các cấp lãnh đạo tôn giáo thù ghét Chúa Jêsus vì Ngài từ chối không chơi theo luật của họ và vì Ngài tỏ cho họ thấy họ giả hình là dường nào. Những ngày của Chúa chúng ta đầy dẫy với những việc làm xảy ra với một tốc độ thật là nhanh chóng.
Mấy câu nầy tìm gặp Chúa Jêsus đang dành thì giờ ngoài kế hoạch của Ngài. Ngài dành thì giờ để tương giao với Cha của Ngài và để chọn 12 người, họ sẽ trở thành đại biểu của Ngài đến với bầy chiên lạc mất của nhà Israel.
Tôi nói phân đoạn Kinh Thánh nầy rất là đặc biệt, sở dĩ như thế là vì phân đoạn ấy nhắc cho tôi nhớ rằng bất kỳ ai chịu bước theo Chúa đều có thể được Chúa đại dụng. Khi chúng ta xem xét loại người mà Chúa Jêsus đã chọn và đã sử dụng trong thời buổi ấy, sự xem xét đó cung ứng cho chúng ta niềm hy vọng trong thời buổi nầy. Nếu Chúa Jêsus có thể sử dụng hạng người giống như những con người nầy trong tư thế mà Ngài đã sử dụng, thế thì chắc chắn sẽ sử dụng bạn và tôi trong thời buổi nầy. Nếu bạn đã được cứu, tôi muốn bạn nhìn biết rằng bạn đang có một chỗ trong sự hầu việc Chúa.
Chúng ta hãy xem xét mấy câu Kinh Thánh nầy và quan sát các ơn phước đã được tỏ ra ở đây khi chúng ta xem xét đề tài Chọn Lựa 12 Sứ Đồ.
I. THẦY (câu 13)
(Minh họa: Trong câu đầu tiên của phân đoạn Kinh Thánh nầy, tiêu điểm nhắm vào Đức Chúa Jêsus Christ. Ngài đã tẻ tách ra khỏi công việc của Ngài trong lúc nghỉ ngơi. Ngài đã để đám dân đông lại đó hầu cho Ngài có thể kêu gọi các môn đồ của mình. Chúng ta hãy nhìn vào các lẽ thật đã được tỏ ra ở đây).
A. Thời điểm tương giao đặc biệt – Mác chỉ cho chúng ta biết rằng Chúa Jêsus “lên trên núi”. Luca còn đặc biệt hơn thế. Ông cho chúng ta biết rằng “Đức Chúa Jêsus đi lên núi để cầu nguyện; và thức thâu đêm cầu nguyện Đức Chúa Trời”, Luca 6.12. Chúa Jêsus sắp sửa chỉ định 12 người, họ sẽ trở thành phát ngôn viên, đại biểu của Ngài cho dân Israel. Đây là một quyết định lớn lao và Chúa Jêsus muốn biết chắc rằng Ngài đang biết rõ tâm ý của Đức Chúa Cha. Vì thế, Ngài đã tìm một nơi riêng biệt và qua đêm trong sự cầu nguyện tìm kiếm ý chỉ của Cha Ngài.
(Minh họa: Đúng là một bài học cho chúng ta! Chúa Jêsus, Con Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời trong xác thịt, đã cảm thấy nhu cần phải giao thông với Đức Chúa Cha trước khi Ngài đưa ra một quyết định lớn lao. Chúa Jêsus đã dành thì giờ từ kế hoạch bận rộn của Ngài để sử dụng thì giờ cho sự cầu nguyện. Chúa Jêsus đã nhìn thấy nhu cần lớn lao phải đến với Đức Chúa Cha tìm kiếm sự trợ giúp mà Ngài có cần hết ngày nầy sang ngày khác.
Sự thực, Chúa Jêsus đã biến sự cầu nguyện thành ưu tiên một trong đời sống của Ngài cho thấy chính nhu cần của chúng ta là phải tìm kiếm Chúa trong sự cầu nguyện. Chúng ta không phải là Đức Chúa Trời ở trong loài xác thịt. Chúng ta không phải là Đấng Cứu Thế và Đấng Cứu Chuộc của nhân loại. Chúng ta chỉ là một nhóm người đáng bị bỏ vào Địa Ngục mà thôi. Nhưng, Đức Chúa Trời trong ân điển và sự thương xót lạ lùng của Ngài, đã với tới chúng ta và cứu chúng ta ra khỏi tội lỗi của mình. Ngài đưa chúng ta vào trong gia đình của Ngài, rồi ban cho chúng ta đặc ân cầu nguyện. Chỉ nhìn thoáng qua sự cầu nguyện và mọi lời hứa được gắn với nó là đủ để giới thiệu tầm quan trọng của nó trong đời sống của chúng ta.
+ Đức Chúa Trời đã hứa lắng nghe lời cầu nguyện của chúng ta – Giêrêmi 33.3; Êsai 65.24.
+ Đức Chúa Trời đã hứa đáp trả những lời cầu nguyện của chúng ta – Mathiơ 7.7-8; Giăng 16.23.
+ Đức Chúa Trời sử dụng những lời cầu nguyện của chúng ta để hoàn thành ý chỉ của Ngài trong thế gian – Giacơ 5.16-18.
+ Đức Chúa Trời vốn biết những điều bạn sẽ cầu xin trước khi bạn lên tiếng. Khi điều ấy là sự thực, có người đã lấy làm lạ về nhu cần phải cầu nguyện. Rốt lại, Đức Chúa Trời chỉ làm điều chi Ngài đẹp lòng. Những lời cầu nguyện của bạn và tôi chẳng làm thay đổi được điều gì! Vậy, tại sao phải cầu nguyện? Bạn có bao giờ nghĩ rằng toàn bộ cứu cánh của sự cầu nguyện sẽ trở thành chính lời cầu nguyện không? Bạn có xem xét lẽ thật nói rằng Đức Chúa Trời truyền cho chúng ta phải cầu nguyện vì Ngài ao ước mối tương giao và giao thông với hạng người như chúng ta không? Ngài ao ước chúng ta phải cầu nguyện để chúng ta dành thời gian bước vào trong sự hiện diện của Ngài. Và thời gian dành cho sự hiện diện của Ngài là thời gian đáng được để ra!
+ Tất nhiên là bạn dành càng nhiều thời gian với Ngài, bạn càng bắt đầu suy gẫm giống như Ngài. Sau đó, bạn chỉ cầu xin những việc nào bạn biết sẽ làm vinh hiển cho Ngài. Cho nên, tương giao với Đức Chúa Trời mang lại sự gần gũi với Đức Chúa Trời và đấy là ao ước của Ngài dành cho đời sống của chúng ta. (Minh họa: Michê 6.8: “Hỡi người! Ngài đã tỏ cho ngươi điều gì là thiện; cái điều mà Đức Giê-hô-va đòi ngươi há chẳng phải là làm sự công bình, ưa sự nhân từ và bước đi cách khiêm nhường với Đức Chúa Trời ngươi sao?”
+ Tôi chỉ muốn khích lệ bạn trở thành người nam người nữ của sự cầu nguyện! Hãy tìm kiếm Chúa và thường xuyên tìm kiếm Ngài. Chẳng có một điều gì làm cho đời sống bạn được tấn tới cho bằng sự cầu nguyện.
B. Thời điểm chọn lựa tối hậu – Có nhiều đoàn dân đông đi theo Chúa Jêsus khi Ngài chuyển từ chỗ nầy qua chỗ kia và phục vụ. Bây giờ, Ngài chọn 12 người từ giữa vòng đoàn dân đông ấy để làm môn đồ của Ngài. Ngài đã kêu gọi họ đi theo Ngài rồi. Chúng ta đã nhìn thấy sự việc ấy với Phierơ, Anhrê, Giacơ, Giăng và Mathiơ. Bây giờ, Ngài kêu gọi họ đến với một địa vị phục vụ thật đặc biệt.
Mathiơ 10.2 cho chúng ta biết rằng số người nầy đã được biệt riêng ra và được gọi là “sứ đồ”. Từ nầy nói tới “người được sai đi với những lịnh lạc”. Từ nầy đề cập tới một “khâm sai của nhà vua; một người phát ngôn với thẩm quyền của nhà vua; một người không ai được bỏ qua”. Chúa Jêsus đã chọn lấy 12 người nầy rồi sai họ đi ra với sứ điệp của Ngài.
Tại sao Ngài kêu gọi số người nầy mà không kêu gọi những người khác? Tại sao số người nầy được biệt riêng ra cho vinh sự lớn lao nầy? Phải chăng họ có điều chi đó mà người khác không có chăng? Phải chăng họ rất thuộc linh và gần gũi với Chúa? Có phải Ngài biết rõ họ sẽ trở thành những nhà truyền đạo lỗi lạc chăng?
Kinh Thánh chép: “Ngài đòi những người Ngài muốn”. Chẳng có điều chi đặc biệt nơi số người nầy cả. Như chúng ta sẽ thấy trong một phút, họ là hạng người bình thường với những khiếm khuyết bình thường và nhiều nan đề cũng rất là bình thường. Vậy, tại sao Ngài kêu gọi họ chứ? Vì Ngài muốn thôi! Đây là sự chọn lựa tối hậu Ngài đưa ra căn cứ theo Ý Muốn Riêng Của Ngài.
(Minh họa: Được Ngài lựa chọn, tôi dám nói rằng đấy là một đặc ân! Bạn sẽ thấy rằng khi Ngài kêu gọi, họ liền đến! Đấy là phương thức mà sự kêu gọi nầy đang tác động!
+ Thứ nhứt, Ngài kêu gọi tôi đến với Ngài để được cứu. Sự kêu gọi của Ngài sẽ không được phát ra rồi nó sẽ bị từ chối. Khi tôi đến với Ngài bởi đức tin và cầu xin Ngài cứu tôi, Ngài đã làm đúng y như thế. Ngợi khen danh Ngài, Ngài đã bước vào đời sống tôi rồi thay đổi nó thật hoàn toàn và khiến tôi trở thành một con người mới, Êphêsô 2.1-10; II Côrinhtô 5.17. Tôi không xứng đáng chi với ơn kêu gọi ấy, nhưng Ngài đã ban bố cho tôi rất nhiều!
+ Tiếp đến, Ngài đã đến đặng kêu gọi tôi rao giảng Lời của Ngài. Một lần nữa, ơn kêu gọi của Ngài đã đến và ơn ấy sẽ không luống nhưng đâu! Đúng là một vinh dự khi được kêu gọi để rao giảng Lời của Đức Chúa Trời! Trở thành một trong những nhà truyền đạo của Ngài quả là một đặc ân!
+ Có thể bạn chẳng phải là một nhà truyền đạo, nhưng Ngài cũng đã kêu gọi bạn đến hầu việc Ngài nữa! Thực vậy, Ngài kêu gọi từng người Ngài cứu chuộc bước vào sự phục vụ Ngài, Êphêsô 2.10; Giacơ 2.18. Khi Ngài cứu bạn, Ngài ban ơn cho bạn và cung ứng một chỗ trong thân thể của Đấng Christ, I Côrinhtô 12.7-26. Tôi khích lệ bạn nên tìm kiếm mặt Ngài, tìm cho được các ân tứ của mình và dấn thân vì cớ Chúa Jêsus!
+ Minh họa: Chúa Jêsus có thể chọn hàng ngàn cách khác nhau để công việc của Ngài được nên ở trên đất. Ngài có thể sử dụng hàng thiên sứ. Ngài có thể tự mình làm công việc ấy. Ngài có thể dựng lên một chủng dân đặc biệt để làm công việc đó. Hãy đợi đấy! Đấy đúng là việc Ngài đã làm! Ngài đã cứu chúng ta ra khỏi tội lỗi của chúng ta rồi dựng chúng ta lên như một chủng tộc đặc biệt để làm theo ý muốn của Ngài ở trên đất!
+ Ngài đã chọn bạn! Hãy dấn thân mà hầu việc Ngài. Sự kêu gọi của Ngài sẽ không luống nhưng đâu, Rôma 11.29.
II. SỨ MỆNH (câu 14-15)
(Minh họa: Hai câu nầy cho chúng ta biết mọi điều Chúa trông mong 12 người nầy phải lo làm. Hai câu nầy thiết lập ra một khuôn mẫu chức vụ còn tiếp diễn cho đến ngày nay. Hai câu nầy cũng tỏ ra thứ tự ưu tiên của chức vụ mà chúng ta không được bỏ qua).
A. Địa vị môn đồ – “thì những người ấy đến kề Ngài” – Cụm từ nầy chỉ ra thứ tự ưu tiên đầu hết của từng môn đồ: đến kề Ngài.
Chúa kêu gọi số người này đi theo Ngài trong quan hệ của mối tương giao cá nhân. Ngài muốn dạy dỗ họ mọi đường lối của Ngài, và điều đó đòi hỏi sự kề cận. Ngài muốn họ tiếp thu từ Ngài và điều đó đòi hỏi sự kề cận. Ngài muốn dạy dỗ họ bằng tấm gương cá nhân, và điều đó đòi hỏi sự kề cận. Tóm lại, Ngài muốn họ phải ở kề cận với Ngài vì Ngài yêu thương họ, và Ngài muốn mối tương giao của họ!
Kề cận với Chúa Jêsus sẽ là ưu tiên hàng đầu trong mỗi một đời sống của chúng ta. Nếu chúng ta chịu sống giống như Ngài, thì chúng ta phải dành thì giờ với Ngài. Nếu chúng ta chịu hầu việc Ngài giống như Ngài ao ước, thì chúng ta phải dành thời gian với Ngài.
Chẳng có gì quan trọng trong đời sống của bạn cho bằng thì giờ để ra với Chúa Jêsus! Thì giờ bạn để ra với Ngài trong phòng cầu nguyện có giá trị nhiều hơn tất cả vàng bạc trong thế gian nầy. Thì giờ để ra lo liệu cho những cánh đồng xanh Lời của Ngài thì có giá trị hơn tất cả những viên kim cương trong thế gian. Thì giờ để ra trong sự hiện diện của Ngài khi bạn bước đi trong ngày của mình thì có giá trị hơn tất cả sự giàu có của thế gian. Chẳng có gì sánh được với việc sống kề cận Ngài!
(Minh họa: Chúng ta đang sống gần kề với Ngài như chúng ta mong muốn! Ngài hứa với chúng ta rằng chúng ta có thể đến gần khi chúng ta thích, Giacơ 4.8. Tôi muốn sống gần kề Chúa giống như Giăng người anh em yêu dấu kia đã gần kề trong bữa Tiệc Ly, Giăng 13.
Ông ở gần đủ để lắng nghe nhịp tim đập của Cứu Chúa; để cảm nhận hơn thở của Ngài trên mái tóc ông; để lắng nghe tiếng thì thầm êm dịu nhỏ nhẹ của Ngài và Ngài tỏ ra những điều kín nghiệm thiêng liêng. Mật thiết ở cấp độ đó đang có sẵn cho hết thảy người nào mong muốn có.
Đây là lời hứa của Ngài dành cho chúng ta: “Các ngươi sẽ tìm ta, và gặp được, khi các ngươi tìm kiếm ta hết lòng”, Giêrêmi 29.13. Bạn có thể ở gần kề Chúa theo như bạn muốn! Thôi đừng xây lưng đi nữa, mà hãy tựa vào Chúa Jêsus.
B. Giảng đạo – Chúa Jêsus kêu gọi số người nầy để “sai đi giảng đạo”. Chữ “giảng” có nghĩa là “hành động như một sứ giả; tấu bày sứ điệp của nhà vua”. Chúa Jêsus đã chọn số người nầy và kêu gọi họ đem sứ điệp của Ngài đến cho dân Israel. Đúng là sứ điệp mà họ cần phải rao giảng không? Đây chính là sứ điệp mà bản thân Chúa Jêsus đã rao giảng. Đây là “Tin Lành nói về Nước Trời”.
Đức Chúa Trời đã sai Con Ngài vào trong thế gian trở thành Cứu Chúa của hạng tội nhân chính là những tin tức tốt lành. Đây là sứ điệp của hy vọng, bình an và phước hạnh. Các môn đồ cần phải đem sứ điệp nầy đến cho dân sự rồi kêu gọi họ phải đến với Chúa Jêsus. Họ đã nhận được đúng một sự kêu gọi rất quan trọng và cao cả!
(Minh họa: Hết thảy chúng ta đều biết rằng không phải ai cũng được kêu gọi để trở thành một nhà truyền đạo. Thực vậy, một số người tự nhận mình là nhà truyền đạo chưa hề được Đức Chúa Trời kêu gọi đến địa vị ấy. Có người đã tự nhận mình là thế. Nhiều người khác được bố mẹ, ông bà kêu gọi. Nhiều người khác nữa đã được Hội Thánh kêu gọi.
Bạn có thể nói cho biết lúc nào Đức Chúa Trời kêu gọi một người. Khi Đức Chúa Trời kêu gọi một vị truyền đạo, ba điều nầy sẽ là thực đây: 1.) Đức Chúa Trời sẽ sử dụng người ấy bằng cách mở ra nhiều cánh cửa cho người rao giảng; 2.) Đức Chúa Trời sẽ phán qua nhà truyền đạo phải lo nuôi bầy chiên của Ngài; 3.) Đức Chúa Trời sẽ làm cho nhà truyền đạo được kết quả bằng cách cứu nhiều linh hồn dưới sự rao giảng của người. Đấy là những cách mà bạn sẽ nhìn biết.
Bây giờ, đang khi Đức Chúa Trời chỉ kêu gọi một số người để trở thành nhà truyền đạo; Ngài kêu gọi hết thảy con cái Ngài trở thành những chứng nhân! Khi Ngài cứu bạn, Ngài đặt Thánh Linh của Ngài ở trong lòng bạn. Khi Đức Thánh Linh ngự vào, Ngài ban cho bạn một chứng cớ để chia sẻ và một sứ mệnh để chia sẻ chứng cớ ấy, Công Vụ các Sứ Đồ 1.8. Vì vậy, khi bạn chưa hề đứng trên tòa giảng mà giảng một bài, bạn vẫn có thể giảng Tin Lành bất cứ đâu bạn đi đến cho từng người mà bạn gặp gỡ, Mác 16.15. Chúa Jêsus vẫn mong muốn các môn đồ Ngài lo rao giảng sứ điệp của Ngài!)
C. Bày tỏ – Chức vụ giảng đạo của số người nầy có kèm theo nhiều phép lạ. Họ đã được ban cho quyền phép chữa lành kẻ đau và đuổi quỉ. Đây là “những dấu kỳ sự lạ”. Họ đã được ban cho quyền phép nầy để làm cho chức vụ của họ ra chính đáng đối với dân chúng mà họ giảng đạo cho. Dân chúng nhìn biết rằng Chúa Jêsus là Đấng Chữa Lành và Ngài có quyền trên các tà linh. Khi các môn đồ đến giảng đạo và bày tỏ ra chính quyền phép ấy, dân chúng nhìn biết sứ điệp của họ là thật và họ thực sự là những tôi tớ của Đức Chúa Jêsus Christ.
(Minh họa: Trong thời của chúng ta, chúng ta không có những dấu lạ nầy kèm theo chức vụ của chúng ta nữa. Ồ, có người lên TV và ở những chỗ khác xưng mình có khả năng chữa lành và đủ thứ, nhưng họ là những kẻ nói dối và là những tay lang băm! Nếu họ có thể chữa lành, hãy bảo họ noi theo mẫu mực của Tân Ước và chữa lành bất cứ ai họ gặp đang cần được chữa lành giống như Chúa Jêsus và các môn đồ đã chữa lành vậy, Minh họa: Giăng 5.1-10; Công Vụ các Sứ Đồ 3.1-9.
Chúng ta không cần những dấu kỳ sự lạ mới xác tỏ sứ điệp của chúng ta. Tại sao? Những dấu kỳ sự lạ đã được ấn định để nói với người Do thái, để khiến cho họ nhìn biết Đấng Mêsi của họ đã ngự đến, I Côrinhtô 14.22. Ngày nay, sứ điệp của chúng ta đã được xác tín bởi những đời sống mà Chúa Jêsus thay đổi bởi ân điển của Ngài.
Mỗi lần Ngài cứu một linh hồn và giải phóng một tội nhân ra khỏi cái nắm bắt của tội lỗi người (nam hay nữ), Ngài đang xác tín sứ điệp của Ngài. Mỗi lần kẻ nghiện ngập rượu chè hay ma túy được buông tha, Ngài đang xác tín sứ điệp của Ngài. Mỗi lần cuộc hôn nhân được bảo toàn, Ngài đang xác tín sứ điệp của Ngài. Mỗi lần một thánh đồ được chuộc của Đức Chúa Trời có thể đứng vững và làm chứng về quyền phép làm thay đổi đời sống, giải cứu linh hồn của Đức Chúa Jêsus Christ, Ngài đang xác tín sứ điệp của Ngài!
Tôi dám nói rằng ngày nay chúng ta đang nhìn thấy nhiều phép lạ lớn lao hơn các môn đồ đã từng làm được! Mỗi lần các cánh cửa nầy mở ra; mỗi buổi sáng chúng ta thức dậy; mỗi ngày chúng ta sống đều là sự bày tỏ rất năng động về quyền phép và sự hiện diện của Đức Chúa Trời chúng ta!)
III. CON NGƯỜI (câu 16-19)
(Minh họa: Mấy câu sau cùng nầy cho chúng ta biết tên tuổi của những người mà Chúa Jêsus đã chọn để trở thành môn đồ Ngài. Thực vậy, mỗi một người trong số nầy đều xứng đáng với một bài giảng riêng, nhưng thời gian không cho phép thực hiện điều đó trong lúc nầy. Ngày nay, chúng ta sẽ hài lòng với việc thu lượm các sự kiện nói về họ).
A. Tên tuổi của họ – Chúng ta sẽ chuyển qua danh sách tên tuổi nầy và học biết một ít về từng môn đồ một.
+ Simôn – Đây là tên theo tiếng Hybálai. Tên nầy có nghĩa là “hòn đá hay vầng đá”. Chúa Jêsus đổi tên ông thành “Phierơ”. Đây là tên theo tiếng Hylạp và tên ấy cũng có nghĩa là “đá”. Phierơ là lãnh đạo của nhóm. Ông là một ngư phủ với một gia đình. Ông rất thẳng thắn và ngoan cố. Ông đã làm Chúa buồn lòng trong một tư thế công khai, nhưng ông đã tự hạ mình xuống và đã được phục hồi. Ông được Chúa đại dụng bằng một phương thức rất mạnh mẽ trong Hội Thánh đầu tiên.
+ Giacơ – Ông là một ngư phủ. Ông là một thành viên thuộc vòng trong cùng của Chúa. Giacơ, Phierơ và Giăng được chỉ ra vào thời điểm đặc biệt ba lần trong chức vụ: khi con gái của Giairu được làm cho sống lại từ kẻ chết; khi Chúa Jêsus hóa hình; và khi Chúa Jêsus đi một khoảng xa xa vào vườn Ghếtsêmanê để cầu nguyện. Giacơ là một nhà lãnh đạo lỗi lạc trong Hội Thánh đầu tiên, phục vụ như Mục sư đầu tiên của Hội Thánh ấy. Ông là sứ đồ đầu tiên trong các Sứ đồ bị kết án tử hình vì cớ đức tin ông đặt nơi Chúa.
+ Giăng – Ông là em của Giacơ, cũng là thành viên của vòng trong cùng. Giăng được biết là “Môn đồ Chúa yêu”. Ông là một ảnh hưởng rất lớn trong Hội Thánh đầu tiên, ông viết 5 sách trong Tân Ước. Giăng là Sứ đồ duy nhứt không bị kết án tử hình vì cớ đức tin mình, nhưng ông bị bắt bớ, bị tù đày và bị trục xuất ra một đảo hoang.
Hai anh em nầy đều có biệt danh do Chúa Jêsus đặt là “Bô-a-nẹt”. Danh xưng nầy có nghĩa là “con trai của sấm sét”. Danh xưng nầy rất thích hợp vì họ có tánh hay bạo lực, thậm chí muốn cầu nguyện xin lửa giáng xuống một ngôi làng đã từ chối không chịu tiếp nhận Chúa Jêsus, Luca 9.52-56. Họ cũng có một chút tham vọng ích kỷ vì họ cầu xin Chúa Jêsus một chỗ nổi bật đặc biệt trong Nước Trời, Mác 10.35-40.
+ Anhrê – Ông là em của Phierơ. Ông là một ngư phủ trước khi ông đến với Đấng Christ và mỗi lần ông xuất hiện trong bản tường trình Tin Lành, ông đang đem ai đó đến với Chúa Jêsus. Anhrê là một chứng nhân rất mạnh mẽ cho Chúa là Đấng đã cứu ông.
+ Philíp – Chẳng ai biết chi nhiều về Philíp. Chúa Jêsus kêu gọi ông trong Giăng 1.43. Ngay lập tức Philíp đi nói cho Nathanaên biết (Ba-thê-lê-my) về Chúa Jêsus, Giăng 1.44-45.
+ Ba-thê-lê-my – Ông cũng được biết là Nathanaên. Dường như ông là một nhân vật có nhiều thành kiến, Giăng 1.45-46. Ông cũng là con người sống thành thật và tin quyết sâu sắc về tôn giáo, Giăng 1.47.
+ Mathiơ – Mathiơ là một người Do thái có tên là Lêvi. Ông là người thu thuế cho Rôma. Ông là một sự lựa chọn bị tranh cãi và chắc chắn bị nhiều người xem khinh, Mác 2.14. Nhưng, Chúa đã kêu gọi ông, đã cứu ông và đã thay đổi đời sống ông. Mathiơ đã viết sách Tin Lành mang tên ông.
+ Thôma – Nhân vật nầy đôi khi bị coi là một kẻ hay nghi ngờ. Chúng ta biết rằng ông rất trung thành với Chúa Jêsus, thậm chí lên tới điểm bằng lòng chịu chết với Ngài, Giăng 11.16. Ông là môn đồ duy nhứt không thu mình trong sợ hãi trên phòng cao vào ngày Chúa Jêsus sống lại từ kẻ chết, Giăng 20.25. Ông là kẻ hồ nghi về điều chưa thấy, nhưng ông bằng lòng chấp nhận sự thực khi sự ấy được tỏ ra cho ông, Giăng 20.28.
+ Giacơ, con của A-phê – Chẳng một điều gì được nói đến nhân vật nầy. Chúng ta biết rằng mẹ của ông đã có mặt tại thập tự giá khi Chúa Jêsus bị đóng đinh trên cây thập tự, Giăng 19.25.
+ Tha-đê – Chẳng một điều gì được biết về môn đồ nầy.
+ Simôn, người Canaan – Từ ngữ “người Canaan” dịch từ một chữ có nghĩa là “sốt sắng”. Simôn là một nhà cách mạng. Ông là một người Do thái thề sẽ lật đổ chính quyền Lamã. Có lẽ ông là một người có lý tưởng, tự hào, cực đoan, trực tính, nóng nảy và không sợ hãi.
+ Giuđa Íchcariốt – Giuđa là môn đồ duy nhứt đến từ xứ Giuđê. Ông là thủ quỹ của nhóm, nhưng ông là tên trộm bủn xỉn, Giăng 12.5-6. Giuđa chưa hề thực sự được cứu và chắc chắn sẽ nộp Chúa Jêsus trong tay của người Do thái để lấy ba chục miếng bạc, Mathiơ 26.7-15. Ông đã chết hư mất và đi thẳng vào Địa Ngục.
Bây giờ, có người lấy làm lạ tại sao Chúa Jêsus lại chọn một người như Giuđa. Trả lời cho thắc mắc ấy không hoàn toàn rõ ràng. Tuy nhiên, Giuđa đã có một vai để đóng và ông đã đóng rất đạt vai ấy. Tội lỗi, sự giả hình và sự phản bội của ông, hết thảy đều nằm trong một phần của kế hoạch cứu chuộc của Đức Chúa Trời.
Giuđa dạy chúng ta một bài học có giá trị. Ông dạy chúng ta rằng trông như là đã được cứu, hành động như đã được cứu mà chẳng được cứu chi hết. Có thể lắm bạn bị dối gạt trong sự cứu rỗi của bạn. Đấy là lý do tại sao bạn cần phải chú ý đến lời lẽ của Kinh Thánh và “hãy chú ý cho chắc chắn về sự Chúa kêu gọi và chọn lựa mình”, II Phierơ 1.10.
B. Tư chất của họ – Tôi đã nói rằng số người nầy cung ứng hy vọng cho chúng ta ngày nay. Sự thực, Chúa Jêsus có quyền sử dụng số người nầy với mọi sự yếu đuối và thất bại của họ thì tôi e là Ngài cũng có quyền sử dụng tôi nữa.
Số người nầy thiếu hiểu biết về mặt thuộc linh. Họ thiếu sự hạ mình. Họ thiếu đức tin. Họ thiếu sự đầu phục. Họ thiếu quyền năng. Số người nầy luôn luôn lâm vào cảnh rắc rối; sơ sót đối với những sự dạy của Đấng Christ; bị người ta đã kích; nói hành nói tỏi; chưa đầu phục trọn vẹn đối với Chúa Jêsus; giữa vòng các nan đề và thất bại khác.
Bất chấp những sự yếu đuối của họ, Chúa đã sử dụng số người nầy lật đổ thế giới vì sự vinh hiển của Ngài. Nếu Ngài có thể sử dụng họ, chắc chắn Ngài cũng có thể sử dụng chúng ta nữa! Điều đó cung ứng cho tôi hy vọng hôm nay!
Chúa Jêsus đã kiên nhẫn hướng dẫn cho họ, làm cho họ được đầy dẫy Thánh Linh Ngài và gây sốc cho thế gian với phương thức Ngài đã sử dụng số người nầy. Tôi đám chắc rằng Ngài có thể và sẽ sử dụng chúng ta, nếu chúng ta chịu đặt đất sét đời sống chúng ta trong tay Ngài và để cho Ngài thực hiện phương thức của Ngài trong chúng ta vì cớ sự vinh hiển của Ngài.
Phần kết luận. Chúa Jêsus đã nắm lấy 12 con người bình thường, đã cứu 11 người trong số họ bằng ân điển của Ngài và thực thi nhiều việc đặc biệt từ đời sống của họ. Ngài muốn làm chính việc ấy cho bạn và tôi nữa!
Nếu bạn chưa bao giờ tin cậy Chúa Jêsus làm Cứu Chúa của bạn, bạn cần phải biết rằng có một nơi được gọi là Địa Ngục. Nếu bạn qua đời mà không có Chúa Jêsus bạn sẽ đi thẳng đến đó, nhưng không nhất thiết là phải như thế. Nếu bạn chịu đến với Chúa Jêsus, xưng nhận mọi tội lỗi của mình và tiếp nhận Ngài vào lòng, Ngài sẽ cứu bạn và sửa soạn cho bạn lên Thiên Đàng. Ngài sẽ biến bạn thành một môn đồ.
Nếu bạn được cứu, lẽ nào bạn không muốn Chúa sử dụng bạn theo một tư thế lớn lao hơn? Tôi thách bạn đem đời sống mình đến với Chúa Jêsus, đặt nó vào hai bàn tay của Ngài và cầu xin Ngài nắm lấy bạn và biến bạn thành một môn đồ vì cớ sự vinh hiển của Ngài. Nếu Ngài có thể sử dụng những người giống như 12 người nầy, thì Ngài chắc chắn có thể sử dụng bạn đấy.
Nếu Ngài đã phán với tấm lòng của bạn, bàn thờ nầy đang rộng mở đây. Bạn hãy đến khi Ngài kêu gọi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét