Thứ Ba, 3 tháng 8, 2010

Êxêchiên 1:1-28: "Sống trong sự vinh hiển của Đức Chúa Trời"



Êxêchiên 1:1-28
Sống trong sự vinh hiển của Đức Chúa Trời
Đức Chúa Trời đã tỏ ra sự vinh hiển của Ngài trong Xuất Êdíptô ký 16:7. Ngài đã hứa ban mana xuống sau những lời lằm bằm với Môise về cách họ nhớ lại những món ăn tuyệt vời trong xứ Aicập.
Xuất Êdíptô ký 16:7: “và sáng mai sẽ thấy sự vinh quang của Đức Giê-hô-va, vì Ngài đã nghe lời các ngươi oán trách Ngài rồi. Vả lại, chúng ta là ai mà các ngươi oán trách chúng ta?”
Khi dân ngó về hướng sa mạc, họ đã nhìn thấy sự vinh hiển của Đức Chúa Trời hiện ra trong một đám mây. Hình ảnh đám mây nầy trở thành một thuật ngữ của Kinh Thánh khi nói tới sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Từ Xuất Êdíptô ký 16 và các câu chuyện khác, chúng ta có thể nói rằng sự vinh hiển của Đức Chúa Trời là điều có thể nhìn thấy được và được kết nối với một đám mây.
Đặc điểm vinh hiển nầy là có một không hai duy nhứt dành cho Đức Chúa Trời. Một vài chữ đồng nghĩa với sự vinh hiển mà chúng ta hay sử dụng là “nguy nga”, “kỳ diệu”. Tự điển Webster xác định vinh hiển là “tình trạng thành tựu, nguy nga, thịnh vượng cao nhất …”. Nhưng sự vinh hiển của Đức Chúa Trời là một phẩm chất thiêng liêng mà Đức Chúa Trời sẽ không nhường cho một Đấng hay những tượng chạm nào khác (Êsai 42:8). Vì thế, theo ý nghĩa đó, bất kỳ vinh hiển nào chúng ta sẽ có hay nhìn biết rất khác biệt với ý nghĩa sự vinh hiển của Đức Chúa Trời.
Khi Vua David nghĩ đến Đền Thờ được xây cất, điều đó đã nhắc cho ông nhớ tới sự vinh hiển của Đức Chúa Trời.
I Sử ký 29:11-12: “Hỡi Đức Giê-hô-va sự cao cả, quyền năng, vinh quang, toàn thắng, và oai nghi đáng qui về Ngài; vì muôn vật trên các từng trời và dưới đất đều thuộc về Ngài. Đức Giê-hô-va ôi! nước thuộc về Ngài; Ngài được tôn cao làm Chúa tể của muôn vật; Hoặc sự giàu có, hoặc sự vinh quang, đều do Chúa mà đến, và Chúa quản trị trên muôn vật; quyền năng và thế lực ở nơi tay Chúa; tay Chúa khiến cho được tôn trọng và ban sức mạnh cho mọi người”.
Thi thiên 19:1: “Các từng trời rao truyền sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, bầu trời giải tỏ công việc tay Ngài làm”.
Thi thiên 97:6: “Các từng trời truyền ra sự công bình Ngài, muôn dân đã thấy sự vinh hiển Ngài”.
Vinh hiển khi ấy là một thuật ngữ đặc biệt mô tả sự hiện diện của Đức Chúa Trời thật năng động và trông thấy được bằng mắt thường. Sự hiện diện của Đức Chúa Trời vốn là trọng tâm và rất quan trọng cho dân sự trong thời của Môise đến nỗi ba thuật ngữ khác đã được sử dụng để nói tới sự vinh hiển của Đức Chúa Trời: “mặt”, “sự tỏ ra” và “sự hiện diện” của Ngài. Trong Xuất Êdíptô ký 33, Môise đã nài xin muốn nhìn thấy sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Môise muốn biết chắc rằng Đức Chúa Trời không lìa bỏ ông. Đáp ứng của Đức Chúa Trời là để cho mọi sự nhơn từ Ngài đi ngang qua trước mặt Môise nhưng không để cho Môise nhìn thấy mặt Ngài.
Êxêchiên 1 cung ứng cho chúng ta phần mô tả khác về sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Sự vinh hiển nầy rất khác biệt so với tất cả những sự vinh hiển khác mà chúng ta đã nhìn thấy. Êxêchiên mô tả một kinh nghiệm mà ông đã có khi ông được 30 tuổi. Ông cùng với nhiều người khác đã bị bắt đi làm phu tù cho xứ Babylôn. Chúng ta được biết niên đại của sự hiện thấy thiên thượng nầy, theo cách nói của chúng ta là ngày 31 tháng 7 năm 593TC (câu 1). Ông nói bàn tay của Chúa đã đặt trên ông. Hãy chú ý 2 câu trong Êxêchiên 1.
Êxêchiên 1:4: “Nầy, ta thấy có luồng gió bão đến từ phương bắc, một đám mây lớn bọc lửa giãi sáng khắp tư bề; từ giữa nó, thấy như loài kim bóng nhoáng ra từ chính giữa lửa”.
Kế đó, ông tiếp tục mô tả những gì có trong đám mây to lớn nầy. Phần mô tả ngày càng thêm huyền bí thật kỳ lạ. Những chi tiết thật phi thường và khó hình dung nổi. Và sau cùng, ông nói cho chúng ta biết:
Êxêchiên 1:28: …… “Ánh sáng thấy chung quanh đó giống như ánh sáng của cái mống trong mây khi đang mưa. Ấy là tỏ ra hình trạng của sự vinh quang Đức Giê-hô-va. Ta thấy thì sấp mặt xuống, và nghe tiếng của một Đấng phán cùng ta”.
Có phải ông đang ảo giác hay đang ở trong một loại trạng thái lâng lâng nào đó chăng? Khi đọc ở chỗ nầy, chúng ta sẽ nghĩ rằng ông đã hình dung ra mọi sự nầy cho tới khi chúng ta thôi không nhìn biết rằng có những sự cố, những cấu trúc và tạo vật trong thế giới mà chúng ta không bao giờ trông thấy, suy nghĩ đến hay đã kinh nghiệm. Đây là một trường hợp mà hết thảy đều quen thuộc với.
Lấy trường hợp loài ruồi nhỏ bé kia xem. Bạn có lấy làm lạ về lý do tại sao Đức Chúa Trời lại dựng nên chúng ở chỗ đầu tiên không!?! Nhưng có bao giờ bạn nghĩ về thiên tài sáng tạo của Đức Chúa Trời ở chỗ Ngài dựng nên chúng như thế nào không?
Một nhà khoa học đã xưng nhận, con “ruồi là con vật khí động học tài ba nhất trên hành tinh — siêu hơn bất cứ loài chim, loài dơi hay loài ong nào khác. Con ruồi có thể đổi 6 chiều trong một giây, lơ lửng, bay thẳng lên, bay thẳng xuống, bay lộn về phía sau, thực hiện những sự nhào lộn, đậu trên trần nhà, và thực hiện nhiều thao diễn khác. Và nó có bộ óc nhỏ hơn hột giống hạt vừng nữa”.
Các nhà khoa học cũng lưu ý rằng “loài ruồi mang nhiều cảm biến. Thêm vào với hai con mắt phức hợp của chúng, với cái nhìn toàn cảnh và nhạy bén phát hiện ra từng chuyển động, chúng có những sợi tóc nhạy cảm với gió và giống như những sợi ăng-ten. Chúng cũng có ba bộ cảm biến về ánh sáng trên đỉnh đầu của chúng, những bộ phận nầy cho chúng biết phải bay theo lối nào. Hai phần ba hệ thần kinh của con ruồi được dành cho quá trình phân tích hình ảnh mà nó trông thấy được”. Joel Achenbach, “Bay như con ruồi”, National Geographic (June 2006).
Đây đúng là 1 trường hợp được biết đến trong thế giới được dựng nên. Còn có nhiều thứ nữa mà chúng ta chưa biết hết. Chúng ta chưa xem xét thế giới thuộc linh mà Đức Chúa Trời tập trung trong đó. Vì thế, khi chúng ta nghĩ đến thực tại theo cách nầy, sự hiện thấy của Êxêchiên không phải là lạ lùng đâu.
Trải qua nhiều năm tháng, các nhà giải kinh đã phấn đấu để nhất trí đối với các chi tiết những gì Êxêchiên đã mô tả. Họ dám chắc về sự việc: Thứ nhứt, đây là lễ nhậm chức hay sự ủy thác của Êxêchiên, vào sự phục vụ Đức Chúa Trời (2:3). Thứ hai, ông đang nổ lực mô tả sự vinh hiển của Đức Chúa Trời với thực tại mà ông đã nhìn biết từ thế kỷ thứ 6TC. Đây là lý do tại sao phần văn phạm trong chương là điều dễ bị lẫn lộn, chập choạng và bất toàn. Nhưng chúng ta biết ông đang ra sức mô tả sự vinh hiển của Đức Chúa Trời (câu 28).
Êxêchiên 1:28: “……Ấy là tỏ ra hình trạng của sự vinh quang Đức Giê-hô-va”.
Nhưng hãy chú ý ông chỉ có thể mô tả hình trạng của sự vinh quang Đức Chúa Trời chớ không phải hình trạng cụ thể đâu. Tại sao là như vậy, vì ông không có lời lẽ để mô tả sự vinh hiển ấy và chúng ta cũng vậy. Nói khác đi,
Sự vinh hiển của Đức Chúa Trời rất khó mô tả.
15 lần trong 28 câu Êxêchiên sử dụng từ “như” hay “hình trạng” trong nổ lực mô tả những gì ông đã nhìn thấy. Phần mô tả sự hiện thấy đám mây được chia thành 3 phần; các tạo vật sống (5-14), mấy cái bánh xe (15-21), vòng khung và ngai (22-27). Toàn bộ sự hiện thấy được ghép lại với lẽ đạo nói tới lửa.
“Nầy, ta thấy có luồng gió bão đến từ phương bắc, một đám mây lớn bọc lửa giãi sáng khắp tư bề; từ giữa nó, thấy như loài kim bóng nhoáng ra từ chính giữa lửa” (câu 4)
Đám mây nầy được thắp sáng rực lên. Và từ đám mây nổi lên “các vật sống” nầy.
“Hình trạng của những vật sống ấy giống như hình trạng than đỏ và đuốc lửa; lửa lên xuống giữa các vật sống ấy, lửa nhoáng sáng và có chớp từ nó phát ra” (câu 13)
Các tạo vật nầy, trong chương 10 được gọi là chêrubin, quả là khó mường tượng. Hình dạng của chúng tương tự như loài người, nhưng chúng có 4 cánh và 4 khuôn mặt. Nếu các tạo vật không phải là khó đủ để hình dung, mấy cái bánh xe (các câu 15-21) thậm chí còn lạ lùng hơn. Chúng ta dám nói rằng chúng là loại cấu trúc theo kiểu con quay hồi chuyển. Chức năng của chúng nằm trong mối quan hệ với các tạo vật không được giải thích chính xác.
Sau cùng trong các câu 22-27, là một ngai thủy tinh dễ sợ, hay vòng khung bên trên các tạo vật chúng giữ lấy cái ngai bên trên đầu của chúng. Nhưng bất chấp hình trạng chói lói của cái ngai, sự chú ý của Êxêchiên lại nhắm tới nhân vật ngồi trên ngai. Ngài có hình thể con người nhưng không phải con người bình thường.
“Trong ngai và mọi nơi chung quanh, ta cũng thấy như đồng bóng nhoáng, giống lửa, từ trạng ngang lưng người ấy trở lên; và từ trạng ngang lưng trở xuống, ta thấy như lửa sáng hừng chung quanh” (câu 27).
Đây là cách lý giải vắn tắt những gì Êxêchiên đã trông thấy. Ý nghĩa của những hình ảnh nầy được bàn luận liên tục. Nhưng quan trọng hơn, chúng ta phải làm gì với chúng kìa. Chúng ta đã được ban cho cái nhìn thoáng qua về sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, thế rồi chúng ta sẽ áp dụng chúng ra sao? Mặc dù khó nắm bắt, và Êxêchiên có một thời điểm khó khăn khi mô tả sự vinh hiển ấy, sự hiện thấy cung ứng cho chúng ta một vài tư tưởng.
1. Sự vinh hiển của Đức Chúa Trời phủ lút chúng ta.
Mọi sự về sự hiện thấy là rất chói lói, hai cái chân bằng đồng, những thứ trang sức bóng nhoáng trong và trên mấy cái bánh xe, vòng khung thủy tinh và cái ngai được nạm ngọc. Êxêchiên vốn không tìm được lời lẽ đúng mức để mô tả những gì ông nhìn thấy. Hãy nhớ Êxêchiên đang ở đâu! Ông đã sống trong một đất đầy dẫy các tà thần, hình tượng của họ đòi hỏi sự chú ý và đánh bóng liên tục. Sự vinh hiển của Đức Chúa Trời mặt khác thách thức phần mô tả cả về lời lẽ và về sự nhìn thấy bằng mắt thường.
Môise muốn nhìn xem sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Vì thế, để bảo hộ cho Môise, Đức Chúa Trời đã đặt ông vào hốc đá trước khi Ngài đi ngang qua. Khi Giăng nhìn thấy Đấng Christ phục sinh, ông đã sấp mình xuống nơi chơn của Ngài như người chết (Khải huyền 1:17). Sự chói lói của Đức Chúa Trời tuôn ra từ sự hiện hữu của Ngài. Sự vinh hiển của Đức Chúa Trời đang phủ lút.
2. Thật là khó cho chúng ta nhận ra sự vinh hiển của Đức Chúa Trời.
Có một sự khác biệt được đánh dấu giữa Đức Chúa Trời của Kinh Thánh và các thần mà chúng ta dựng lên hay phát minh ra. Khi chúng ta đọc những câu chuyện xưa nói tới các tà thần, chúng ta được kể cho biết rằng họ trộn lẫn với con người. Những thói tật và các đặc điểm của họ thường giống với những thói tật và đặc điểm của chúng ta. Nhưng Đức Chúa Trời của Kinh Thánh thì rất khác biệt. Một mình Đức Chúa Trời, cao hơn và phân rẻ ra khỏi mọi loài thọ tạo của Ngài. Chúng ta không nhầm lẫn Đức Chúa Trời với lãnh vực được dựng nên của Ngài. Chúng ta được dựng nên theo ảnh tượng của Đức Chúa Trời. Ngài không được dựng nên theo ảnh tượng của chúng ta.
Đây là một phần trong nan đề chúng ta gặp phải với sự hiện thấy của Êxêchiên. Chúng ta không hiểu điều đó vì chúng ta xem Đức Chúa Trời giống nhiều với chúng ta. Có thể chúng ta xem Ngài là một sự mở rộng nhân cách, nan đề và thử thách của chúng ta. Mô tả Thần Linh không có khởi đầu là điều rất khó, bất khả thi. Phải, Chúa Jêsus ngự đến để sống với chúng ta, đồng hóa với chúng ta và tự dấn thân vào hoàn cảnh và văn hóa của con người. Thậm chí chúng ta được thuật cho biết:
Giăng 1:14: “Ngôi Lời đã trở nên xác thịt, ở giữa chúng ta, đầy ơn và lẽ thật; chúng ta đã ngắm xem sự vinh hiển của Ngài, thật như vinh hiển của Con một đến từ nơi Cha”.
Trong khi họ sống với, “nhìn ngắm” sự vinh hiển của Ngài, đồng thời các môn đồ của Chúa Jêsus lại chẳng hiểu Chúa trọn vẹn. Họ luôn luôn lấy làm lạ về thời thế, quyền phép và mọi đường lối của Ngài. Sự vinh hiển và sự thánh khiết của Đức Chúa Trời rất khó mô tả thậm chí khi Ngài đến với chúng ta trong hình thể con người.
3. Sự vinh hiển của Đức Chúa Trời nhại theo sự tể trị của Ngài.
Phương cách khác để hiểu điều nầy, ấy là sự vinh hiển của Đức Chúa Trời là một sự tỏ ra chủ quyền của Ngài. Sự hiện thấy của Êxêchiên cung ứng cho chúng ta một dấu vết về sự trị vì và quyền phép của Đức Chúa Trời. Mặc dù Êxêchiên sống ở giữa một đế quốc theo tà giáo cai trị vùng Cận Đông, Đức Chúa Trời có mặt ở giữa đó. Cái ngai thiêng liêng nầy, hay chiếc xe, đã di động với sự tự do tuyệt đối. Nó độc lập đối với bất kỳ ảnh hưởng nào của con người, hay thế lực hoặc lực lượng nào trong vũ trụ. Chúng ta tiếp thu lấy ý nầy, ở một cấp độ nào đó, với cách thức hình ảnh các tạo vật được mô tả. Mỗi tạo vật có 4 mặt có quyền di động theo bất kỳ hướng nào trong 4 hướng mà không phải xoay lại. Sự chuyển động của chúng chẳng cần phải nổ lực nhiều.
Cũng hãy chú ý, nhà Vua ngự trên ngai bên trên các tạo vật sống nầy. Mặc dù chúng có một số nét oai nghi nào đó, song chúng chỉ là những tạo vật lo khiêng kiệu của nhà Vua mà thôi.
4. Đức Chúa Trời và sự vinh hiển của Ngài muốn là một phần trong đời sống của bạn.
Quan điểm nầy chẳng phải là mới mẻ đối với chúng ta. Nhưng hãy nhớ rằng Israel không còn ở trong Jerusalem nữa. Đền Thờ và thành phố đều bị hủy diệt hoàn toàn rồi. Dân chúng đã bị đày sang Babylôn sống trong tình trạng nô lệ. Nếu Đền Thờ và thành Jerusalem không còn tồn tại nữa, thế thì Đức Chúa Trời ở đâu? Đấy là mục tiêu của sự hiện thấy. Đức Chúa Trời đến với Êxêchiên để cụ thể nhắc cho ông nhớ rằng Ngài đang có mặt ở đó. Ngài không từ bỏ dân sự Ngài. Không những Đức Chúa Trời đến với Êxêchiên theo một phương thức kín nhiệm như thế, Ngài còn đến với Êxêchiên trong hình trạng con người nữa. Trong câu 26, Êxêchiên nói:
“…… có hình như cái ngai, trạng nó như là bích ngọc; trên hình ngai ấy có hình như người ở trên nó” (câu 26).
Trong khi Êxêchiên không nhìn thấy Đức Chúa Trời, ông nhìn thấy hình trạng, hay một phản ảnh của Đức Chúa Trời. Và trong khi Đức Chúa Trời không phải là một phần của loài thọ tạo của Ngài, điều nầy không ngăn Ngài không phán với chúng ta theo một ngôn ngữ mà chúng ta quen biết. Đức Chúa Trời phán với mỗi một người chúng ta bằng nhiều cách thức, rất thường xuyên trong Kinh Thánh. Thậm chí có người đã nghe Ngài phán giống như thể Ngài đang nói chuyện trực tiếp với họ vậy.
Một tư tưởng sau cùng:
5. Chúng ta cần phải ôm lấy sự vinh hiển của Đức Chúa Trời.
Đức Chúa Trời đã đến với Êxêchiên vì ông cần sự hiện diện đầy quyền phép của Đức Chúa Trời trong đời sống của ông. Chúng ta có gì khác biệt không? Mỗi một tín đồ đang ở trong sự hầu việc Chúa, trong Quân Đội của Chúa nếu bạn thích như thế. Đang hầu việc Ngài có nghĩa là chúng ta phải có một mặc khải rõ ràng về Chúa mà chúng ta đang phục vụ. Sự phục vụ của chúng ta đối với Chúa là một sự phục vụ không giống với sự phục vụ nào khác. Bởi sự tuyên xưng đức tin, chúng ta được gọi nhập ngũ vào trong sự phục vụ cho nhà Vua là Đấng đang ngự trên ngôi vinh hiển, oai nghi vô địch và đầy quyền phép. Nước của Đức Chúa Trời sẽ được xây dựng. Hai cánh cổng âm phủ sẽ chẳng thắng được nó. Và các tôi tớ Ngài sẽ đi ra vì ích cho Ngài. Trong khi chúng ta không hiểu trọn được sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, sự oai nghi của Ngài và quyền phép tể trị, chúng ta ít nhất phải vòng tay ôm lấy nó. Như thế có nghĩa là sống trong và dưới sự vinh hiển của Đức Chúa Trời.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét