Mác 3.1-12
TẤM LÒNG CỦA BẠN THÌ SAO?
Phần giới thiệu: Chức vụ trên đất của Chúa Jêsus có những bất đồng vây quanh. Tranh cãi dấy lên quanh mọi sự Chúa đã làm. Dường như mọi sự Chúa Jêsus đã làm tạo ra sự giận dữ nơi người Do thái tôn giáo. Từng lời nói, từng việc làm bị đặt dưới gọng kính hiển vi thái độ phán xét của họ. Sự thù ghét của họ đối với Chúa Jêsus hiển nhiên đã kết quả trong sự chết của Ngài trên thập tự giá.
Giống như cái máy, họ đã nổi điên lên vì Ngài tha thứ tội lỗi của một tội nhân, 2.6-7; Ngài dùng bữa với hạng tội nhân, 2.16; Ngài từ chối không xem trọng mọi nghi thức của họ, 2.18; và vì Ngài để cho các môn đồ bứt bông lúa mì ăn vào ngày Sa-bát, 2.24. Chúa Jêsus đã từ chối không đá bóng theo luật của họ và họ khinh dễ Ngài vì sự ấy.
Phân đoạn Kinh Thánh một lần nữa tìm gặp Chúa Jêsus trong nhà hội vào ngày Sa-bát. Lần viếng qua nhà hội nầy có lẽ đã xảy ra cùng ngày mà Chúa Jêsus với người của Ngài đi ngang qua đồng lúa kia và phải đối mặt với người Do thái, 2.23-28. Phân đoạn Kinh Thánh nầy là sự liên tục cùng một cuộc tranh cãi mà chúng ta mới vừa xét qua.
Người Pharisi đã theo Chúa Jêsus đến nhà hội. Họ đang tìm cách để gài bẫy Ngài, để làm mất thể diện và để hủy diệt chức vụ của Ngài. Thực vậy, như chúng ta sẽ thấy ở đây, họ sẽ dừng lại khi chẳng thấy chuyện gì xảy ra.
Khi chúng ta nghiên cứu phân đoạn Kinh Thánh nầy, chúng ta sẽ thấy ba loại tấm lòng thể hiện ra rất là khác biệt với nhau. Khi chúng ta chuyển qua nhiều câu Kinh Thánh kia, tôi muốn bạn phải xem xét chính tấm lòng của mình. Khi tôi chia sẻ các loại tấm lòng được tỏ ra trong phân đoạn Kinh Thánh nầy, tôi muốn bạn trả lời cho câu hỏi nầy: Còn tấm lòng bạn thì sao?
Có thể là Chúa sẽ cho phép bạn nhìn thấy chính tấm lòng của mình hôm nay. Nếu Ngài cho phép, và có nhiều vấn đề, bạn có thể đến với Ngài và Ngài sẽ sắp xếp lại bất cứ điều chi sai trật trong đời sống của bạn. Chúng ta hãy chú ý các loại tấm lòng thể hiện ra qua mấy câu Kinh Thánh nầy. Chúng ta hãy nhìn thấy nếu bản thân chúng ta có thể được nhận ra trong mấy câu Kinh Thánh nầy. Quan trọng hơn, chúng ta hãy nhìn thấy nếu chúng ta có thể gặp gỡ Chúa Jêsus. Tôi muốn giảng dạy về đề tài: Còn tấm lòng bạn thì sao?
I. TẤM LÒNG CHAI CỨNG CỦA NGƯỜI PHARISI.
A. Kế hoạch của họ (các câu 1-2) – Kinh Thánh cho chúng ta biết “ở đó có một người nam teo bàn tay”. Từ ngữ “teo” có ý nói bàn tay ấy “bị liệt”. Truyền khẩu Cơ đốc xưa cho chúng ta biết người nầy là một thợ xây đá, ông ta bị thương ở bàn tay trong một tai nạn khi đang làm công việc mình. Như câu chuyện tiếp tục, ông ta nghe nói rằng Chúa Jêsus đang ở trong thị trấn và ông ta đã đến để tìm kiếm sự chữa lành từ Chúa.
Nhiều người khác cho rằng gã nầy được gài vào. Có người tin rằng người nầy được phe Pharisi đem vào trong hội chúng với nổ lực để gài bẫy Chúa Jêsus. Tôi cảm thấy quan điểm nầy song hành với dòng chảy của phân đoạn Kinh Thánh.
Bối cảnh đáng ưa thích nhất, ấy là họ đã tìm được người nầy rồi nói đôi ba điều đại loại như vầy: “Nầy, chúng ta nghe nói ngươi bị thương ở bàn tay. Chắc chắn là trông đau đớn lắm! Thôi được rồi, hãy đến với chúng ta tại nhà hội. Người anh em Jêsus kia sẽ có mặt ở đó hôm nay. Ông ta có thể chữa lành cho ngươi đấy! Nếu ngươi chịu đi với chúng ta, có một cơ hội rất tốt ông ấy sẽ chữa lành cho bàn tay của ngươi. Ngươi có muốn được lành chăng? Hãy đến đây, hãy cùng đi với chúng ta!”
Nếu như họ đã gài người nầy vào, hoặc họ đã lôi người vào trong đám đông. Hay là họ sẽ “quan sát” Chúa Jêsus để nhìn xem mọi điều Ngài sẽ làm. Họ vẫn còn bực bội kể từ lần chạm trán với Chúa Jêsus ngoài ruộng lúa mì kia. Họ muốn tìm bằng chứng Ngài là kẻ phá vỡ Luật pháp để nghịch lại Ngài. Họ đã tìm kiếm bất cứ một lầm lỡ nào để đặt dấu chấm hết cho chức vụ và đời sống của Ngài.
B. Nan đề của họ (câu 5) – Chúa Jêsus biết rõ họ sẽ làm gì rồi, vì vậy Ngài gọi người bị thương tật ấy đến “đứng chính giữa đây”. Khi ấy, Chúa Jêsus hỏi một câu rất là đơn sơ: “trong ngày Sa-bát, nên làm việc lành hay việc dữ, cứu người hay giết người?” Họ chẳng có câu trả lời nào với Chúa Jêsus vì bất cứ câu trả lời nào họ đưa ra sẽ mâu thuẫn với những sự dạy của chính họ.
Vấn đề với số người nầy và với những kẻ ưa thích họ ngày nay, ấy là họ ít quan tâm để các nhu cần của kẻ khốn khó, thương tật nầy. Mọi sự họ quan tâm đến là luật lệ và đường lối của họ.
Chúa Jêsus biết rõ nan đề của họ. Mác nói cho chúng ta biết họ đã khổ sở do “sự cứng lòng”. Số người nầy đã đối mặt với sự thực nhiều lần rồi, và họ tiếp tục chối bỏ sự thực ấy. Kết quả là, lòng họ đã trở nên cứng cỏi.
Từ ngữ nói tới “cứng cỏi” là chữ “porosis”. Đây là danh xưng của một loại đá được sử dụng trong thế giới thời xưa. Chúa Jêsus vốn biết rõ tấm lòng của họ vốn cứng cỏi rồi và kiên định giống như một mảng đá cẩm thạch vậy. Từ ngữ đã được dùng nói tới một chỗ nào đó “bị bao phủ bởi một lớp chai sần”. Sự cọ xát liên tục của da sẽ tạo ra nhiều vết chai sần đó. Cũng một thể ấy, sự chối bỏ liên tục trước lẽ thật sẽ khiến cho tấm lòng trở nên bị chai lì về mặt thuộc linh.
Tấm lòng cứng cỏi sẽ đi đến một chỗ mà ở đó nó không còn nghe được tiếng phán của Chúa nữa. Tấm lòng cứng cỏi sẽ không đáp lại tiếng gọi của Chúa.
C. Mưu kế của họ (câu 6) – Khi Chúa Jêsus chữa lành cho người nầy, họ đã nổi giận dữ lên. Họ đã xem sự chữa lành nầy là đang làm việc. Trong thực tế, mọi sự người nầy đã làm là giơ bàn tay ra. Chẳng có việc làm nào dính dáng tới và chẳng có một sự vi phạm nào đối với Luật pháp Môise cả. Thế nhưng, sự thực chẳng là vấn đề đối với hạng người giống như người Pharisi. Mọi sự là vấn đề đối với họ chính là sự giải thích nông cạn của họ đối với mọi việc.
Họ rời khỏi nơi nhóm lại ấy và ngay lập tức tìm đến phe Hê-rốt. Phe Hê-rốt là những người Do thái thế tục, họ ủng hộ nhà cầm quyền của Vua Hê-rốt. Họ cũng tin, giống như người Sa-đu-sê, rằng họ người Do thái vốn có bổn phận phải phục theo quyền uy của Lamã. Hạng người nầy là những kẻ thế tục, họ rất ít quan tâm đến các vấn đề thuộc tôn giáo. Họ ưa thích những thay đổi của người Lamã đã mang lại trong xứ Israel. Giống như người Pharisi, họ không ưa Chúa Jêsus vì họ đã xem Ngài là một mối đe dọa cho sự hòa bình và ổn định của xứ sở.
Người Pharisi và phe Hê-rốt đều là những kẻ thù cay đắng với nhau. Họ đã từng ở hai mặt đối nghịch của một vấn đề. Thế nhưng, họ tìm thấy lý do chung trong chỗ họ thù ghét Chúa Jêsus. Vì thế, họ đã hình thành một âm mưu tìm cho ra phương thức để “tiêu diệt” Ngài. Từ ngữ “tiêu diệt” có ý nói “dứt bỏ hoàn toàn một người hay một vật gì đó”. Họ muốn Chúa Jêsus chết đi và họ sắp đặt để đạt cho kỳ được cứu cánh ấy.
Có một sự mỉa mai trong câu chuyện nầy, cũng như một âm mưu của kẻ giả hình. Hạng người nầy đã lồng lộn lên vì Chúa Jêsus dám chữa lành cho một người vào ngày Sa-bát, nhưng họ chẳng có việc gì khi chạy đôn chạy đáo để mưu tính giết người trong ngày đó. Đấy là bằng chứng của sự cứng lòng nơi họ. Những vết chai sần quanh tấm lòng của họ đã khiến cho họ phải cứng cỏi đối với Đấng Christ và loài người. Đấy đúng là một chỗ rất nguy hiểm!
(Lưu ý: Trước khi chúng ta để vấn đề một tấm lòng cứng cỏi lại sau lưng, một số những tư tưởng quan trọng cần phải được xem xét.
+ Nếu bạn chưa được cứu, có một mối nguy hiểm tấm lòng của bạn sẽ trở nên cứng cỏi nghịch lại với Tin Lành, II Timôthê 4.1-3. Mỗi lần bạn nói “không!” với Đức Chúa Trời, tấm lòng của bạn càng bị chai sần thêm. Sau một thời gian, sứ điệp Tin Lành sẽ thôi không đến với tấm lòng của bạn nữa. (Minh họa: Sam C. – Ông ta đã từ chối Tin Lành cho tới chừng trong ông ta chẳng có chút quan tâm nào nghĩ đến linh hồn của ông ấy nữa cả). Nếu Chúa đang kêu gọi bạn đến với Chúa Jêsus, hãy đến đang khi bạn hãy còn nghe tiếng của Ngài. Hãy đến khi tấm lòng bạn còn mềm mại. Hãy đến đang khi bạn còn có thể, Êsai 55.6, II Côrinhtô 6.2.
(Minh họa: Chúng ta dạy dỗ con cái mình hãy nói “không!” với ma túy, rượu chè, tình dục trước hôn nhân, và những sinh hoạt tội lỗi khác. Đấy là cách dạy dỗ rất tốt. Bạn càng nói “không!” với việc gì đó, thì càng dễ giữ việc nói “không!” với việc ấy. Nhưng, khi chúng ta bắt đầu nói không với Đức Chúa Trời, chúng ta đang hướng tới chỗ rối rắm rồi đó!
Nói “không!” với những điều ác làm phát sinh sự kháng cự đối với điều ác. Nói “không!” với những vụ việc thuộc linh làm phát sinh sự kháng cự đối với những vụ việc thuộc linh. Nó trở thành dễ dàng và dễ dàng hơn trong việc bỏ qua tiếng phán của Chúa khi Ngài đang kêu gọi bạn đến với Ngài).
+ Nếu bạn đã được cứu, tấm lòng của bạn cũng có thể bị cứng cỏi nữa đấy. Có thể bạn sẽ đạt tới chỗ mà ở đó bạn sẽ từ chối không chịu nghe theo tiếng phán của Đức Thánh Linh. Điều nầy được gọi là “làm buồn Đức Thánh Linh”, Êphêsô 4.30. Khi bạn từ chối không chịu nghe theo Chúa, bạn sẽ mất đi sự nhạy cảm đối với Ngài và với các đường lối của Ngài.
Chúng ta phải phấn đấu để giữ được tấm lòng mềm mại đối với Chúa. Phương thức để thực hiện được như thế, ấy là phải sống sao cho gần gũi và thanh sạch. Khi Ngài phán, dù bằng Lời của Ngài hay bằng tiếng phán êm dịu, nhỏ nhẹ, bạn làm theo chính xác những gì Ngài bảo phải làm, không chần chừ và lưỡng lự. Khi chúng ta từ chối không chịu nghe theo và vâng lời, chúng ta khiến cho tấm lòng mình bị chai lì đi.
Một vết chai thực sự đúng là một vết thẹo. Vết thẹo không nhạy bén với cảm xúc. Khi tấm lòng bị chai sần đi, nó mất đi sự nhạy cảm đối với Chúa.
+ Chúng ta, những người đã được cứu, đừng bao giờ đi đến một chỗ mà ở đó chúng ta mất đi lòng thương xót dành cho những kẻ đang cần đến Chúa. Trở thành một người Pharisi trong suy tưởng của chúng ta thì rất là dễ. Có nhiều Cơ đốc nhân đã đạt tới chỗ mà ở đó họ đang vui sướng khi được cứu. Dường như họ quên rằng đã có một thời điểm khi họ cũng cần đến Chúa nữa. Họ quên rằng có nhiều đoàn dân đông ở xung quanh chúng ta, họ cần đến một Đấng Cứu Thế. Là những tín đồ, chúng ta cần sự kiểm tra thường xuyên và thực tế. Chúng ta phải giữ kinh nghiệm bản thân mình được cứu luôn được tươi mới trong tấm lòng để chúng ta không phát triển một tấm lòng chai lì.
II. TẤM LÒNG THÁNH KHIẾT CỦA CỨU CHÚA
(Minh họa: Tấm lòng thánh khiết của Cứu Chúa đang đóng trụ ngược lại với tấm lòng cứng cỏi của người Pharisi. Chúng ta hãy xét tấm lòng của Ngài xem).
A. Mạng lịnh của Ngài (câu 3) – Chúa Jêsus vốn biết họ đến đấy để làm gì rồi. Ngài biết toàn bộ sự việc nầy đã được hoạch định để gài bẫy Ngài. Nhưng, Chúa Jêsus cũng biết người nầy đang cần được chữa lành, và Chúa Jêsus đã quyết định làm việc phải làm bất chấp giá phải trả. Vì vậy, Ngài bảo người kia Hãy dậy, “đứng chính giữa đây”. Chúa Jêsus gọi người ấy đến và đứng trước cả đám đông. Điều Ngài sắp sửa làm sẽ không được thực thi trong xó góc nhà. Chúa Jêsus muốn mọi người hiện diện ở đó nhìn thấy quyền phép của Đức Chúa Trời đang hành động.
(Minh họa: Cho nên, đấy là ý đồ của Ngài trong đời sống của bạn và của tôi! Dù Ngài có kêu gọi bạn đến với Ngài để được cứu hay không, hoặc nếu bạn đang đồng đi với Ngài từng ngày một, Ngài muốn sử dụng đời sống bạn để bày tỏ ra sự vinh hiển của Đức Chúa Trời.
Khi Chúa cứu một linh hồn, Ngài làm thế vì cớ sự vinh hiển của Ngài. Ngài mong mỏi người được cứu phải “đứng chính giữa đây” và làm chứng cho công việc của Đức Chúa Trời trong tấm lòng của họ, Rôma 10.9-10.
Nếu bạn được cứu, Chúa đã quyết định sử dụng đời sống bạn cho sự vinh hiển của Ngài. Bạn là một biển quảng cáo sống cho quyền phép của Đức Chúa Trời làm thay đổi đời sống và khiến kẻ bị mất thành một tạo vật mới cho sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, Minh họa: Êphêsô 2.10; Philíp 1.27. Ngài muốn bạn phải “đứng chính giữa đây” và tỏ ra cho thế giới bị hư mất biết mọi điều Ngài có thể làm qua Chúa Jêsus!)
B. Sự đối mặt của Ngài (câu 4) – Chúa Jêsus đối diện với sự giả hình rõ ràng của người Pharisi bằng cách hỏi họ hai câu thẳng thừng nhưng cũng rất đơn sơ: trong ngày Sa-bát, nên làm việc lành hay việc dữ, cứu người hay giết người?
William Barclay cung ứng cho chúng ta một sự soi sáng vào thẳng tâm trí của người Do thái về sự điều trị bởi y khoa nhơn ngày Sa-bát:
“Y khoa chỉ chú trọng vào một khi sinh mạng đang ở trong tầm nguy hiểm. Lấy vài ví dụ: một phụ nữ sắp sinh con cần được trợ giúp trong ngày Sa-bát; Tiêm nhiễm nơi cổ họng phải được điều trị ngày; nếu bức tường sụp đè trên ai đó, cần phải dọn dẹp để coi người ấy chết hay sống; nếu người ấy sống, người ấy cần được giúp đỡ, nếu người ấy chết thi thi thể phải bị để lại đó cho đến ngày hôm sau. Chỗ xương gãy có thể không được chú ý đến. Nước lạnh không được đổ ra trên bàn tay hay bàn chân bị trặc. Một ngón tay đứt phải được băng bó lại với bông băng đơn giản, song không được bôi thuốc mở. Nghĩa là, một chỗ thương tích có thể được giữ sao cho không tệ hại thêm; nó không được điều trị cho tốt hơn”.
Người mà Chúa Jêsus đang đối mặt với sẽ không thấy tệ hại chi khi phải chờ đến ngày hôm sau mới được chữa lành. Nhưng, đối với Chúa, đây là cơ hội nói ra sự giả hình của hệ thống tín điều của họ.
Tôi cũng tin việc kêu gọi người ấy ra đứng trước đám dân đông rồi hỏi mấy câu nầy đúng là một nổ lực làm thức tỉnh sự thương cảm trong tấm lòng của người dòng Pharisi. Chúa Jêsus đang sử dụng giây phút nầy để thử chạm đến tấm lòng của họ. Mọi nổ lực của Ngài đều uổng công!
C. Sự buồn giận của Ngài (câu 5) – Khi họ từ chối không đáp trả mấy câu hỏi của Ngài, Chúa Jêsus đã nổi giận. Chữ “giận” ra từ một từ đã được sử dụng để mô tả “nhựa xuất ra từ một cây”. Đây là ý tưởng giận dữ ngày càng trào sôi lên cho tới khi phát ra cảm xúc. Chúa Jêsus càng ngồi trong buổi thờ phượng với người Pharisi có lòng cứng cỏi như thế, Ngài càng giận thêm lên. Đây là phần tham khảo cụ thể duy nhứt đến cơn giận của Ngài trong các sách Tin Lành.
(Minh họa: Chẳng có gì sai với cơn giận bao lâu bạn nổi giận lên vì những việc phải, với số lượng vừa phải, và theo một phương thức đáng phải có. Có cơn giận công bình nghịch lại tội lỗi và điều ác sẽ phục vụ cho Hội Thánh rất tốt trong thời buổi sửa đổi về chính trị như thế nầy, bất cứ điều chi diễn ra).
Điều chi đã khiến cho Chúa Jêsus phải sôi giận lên như thế chứ? Trước tiên, Ngài đang giận lên vì tấm lòng họ cứng cỏi. Họ luôn từ chối không công nhận quyền phép và sự hiện diện của Đức Chúa Trời và Ngài rất buồn lòng. Thứ hai, Ngài sôi giận vì họ cứ mãi quan tâm đến các luật lệ do con người lập ra thay vì họ giúp đỡ cho kẻ đang cần sự cứu giúp.
Chúng ta cũng được thuật cho biết rằng Ngài cũng “buồn” nữa. Chữ nầy có nghĩa là “cảm thấy đau đớn hay rầu rĩ”. Thái độ của họ đối với người anh em của họ đã làm tan vỡ tấm lòng của Cứu Chúa và điều đó khiến cho Ngài phải giận dữ lên.
+ Tôi mạo muội nói rằng cái điều vẫn làm buồn Chúa chúng ta và làm cho Ngài phải nổi giận là khi người ta từ chối không chịu nghe lẽ thật và làm theo điều chi là phải. Hãy nhìn thẳng vào chính đời sống của bạn ngay giờ nầy nè. Có phải Chúa có lý do phải buồn lòng với bạn chăng?
+ Có phải bạn hướng lỗ tai điếc về phía lẽ thật không?
+ Có phải bạn từ chối không chịu nghe theo tiếng phán của Ngài không?
+ Bạn có để cho tấm lòng của bạn bị chai sần đối với các nhu cần của người khác không?
+ Người ta đang hướng tới địa ngục, điều nầy có làm cho bạn bối rối không?
+ Bạn có lo không, một khi mối tương giao của bạn với Chúa không được như đáng phải có?
+ Khi biết tấm lòng của mình ngày càng cứng cỏi đi, bạn có lo không?
+ Ngài muốn giúp đỡ cho bạn, nhưng Ngài không thể cho tới chừng nào bạn nghe theo tiếng phán của Ngài và chú ý đến những gì Ngài nói với bạn.
D. Lòng thương xót của Ngài (câu 5) – Bất chấp mọi nổ lực của họ hòng gài bẫy Ngài, Chúa Jêsus bảo người ấy giơ tay ra. Khi người ấy làm theo, bàn tay ấy được chữa lành! Bất chấp cơn giận của Ngài trước sự giả hình của họ, Chúa Jêsus vẫn có lòng thương xót đối với kẻ có bàn tay bị teo kia.
Chúa Jêsus không đến thế gian nầy đã bị kéo vào những cuộc tranh cãi tôn giáo đối với việc tuân giữ mọi luật lệ, phép tắc do con người lập ra. Chúa Jêsus đã đến với thế gian nầy để mở rộng lòng thương xót đối với những kẻ cần đến sự cứu giúp. Con người đáng thương nầy không thể giải quyết nan đề của mình, nhưng Chúa Jêsus có thể. Và Ngài đã hành động!
Tôi đã ở trong chính tình huống ấy một ngày kia. Tôi không có một bàn tay bị teo, nhưng tôi có một linh hồn bị teo. Tôi đã chết đối với Đức Chúa Trời và bị tê liệt về mặt thuộc linh. Chúa Jêsus đã hành động trong sự thương xót và đã đem sự sống đến với linh hồn tôi, và Ngài bằng lòng cứu tôi bởi ân điển của Ngài, bất chấp tôi đã sống như thế nào.
(Minh họa: Đừng để một sự giả hình tôn giáo nào giữ bạn không đến được với Chúa Jêsus. Ngài yêu thương bạn cho dù mấy kẻ dại dột kia có làm gì hay nói gì. Nếu bạn chịu đến với Ngài, Ngài sẽ tha tội cho bạn, cứu vớt linh hồn bạn và sửa soạn cho bạn một chỗ trên Thiên đàng. Và, đấy là những gì bạn thực sự có cần!)
III. TẤM LÒNG HY VỌNG CỦA KẺ CÓ CẦN
(Minh họa: Chúng ta đã nhìn thấy tấm lòng cứng cỏi của người Pharisi và chúng ta đã nhìn thấy tấm lòng thánh khiết của Cứu Chúa, trong những câu còn lại của phân đoạn Kinh Thánh, chúng ta nhìn thấy tấm lòng hy vọng của đoàn dân đông. Chúa Jêsus đã bị cấp lãnh đạo tôn giáo chính thức từ chối. Tuy nhiên, có một đoàn dân đông nhìn thấy nơi Chúa Jêsus câu trả lời cho những lời cầu nguyện của họ và sự phu phỉ cho mọi hy vọng và ước mơ của họ, các câu 7-9. Chúng ta hãy nhìn vào tấm lòng của họ trước khi chúng ta kết thúc hôm nay).
A. Những điều họ nhìn thấy nơi Chúa Jêsus (câu 10) – Dân chúng nhìn thấy mọi điều Ngài đã làm cho nhiều người khác và họ tin, bởi đức tin, rằng Ngài có thể làm y như thế cho họ. Khi người Pharisi nhìn vào Chúa Jêsus, họ đã nhìn thấy một kẻ phản nghịch. Họ nhìn thấy một Người đang tìm cách lật đổ địa vị của họ và cất bỏ quyền lực của họ. Khi người dân nhìn vào Chúa Jêsus, họ nhìn thấy một Đấng Chữa Lành, một Cứu Chúa và một Đấng Mêsi. Người ta khi ấy nhìn thấy mọi lời hứa và kế hoạch của Đức Chúa Trời đã ứng nghiệm nơi Chúa Jêsus.
B. Những điều họ đã tìm được từ Chúa Jêsus (câu 10) – Đoàn dân đông nầy đã “áp đến gần” Ngài vì họ muốn kinh nghiệm quyền phép chữa lành của Ngài. Họ muốn quyền phép của Ngài phải được xổ ra trong đời sống của họ. Hạng người nầy đang tìm kiếm sự thay đổi cuộc sống và họ đã nhìn thấy tiềm năng cho sự đổi thay đó trong Thân Vị của Đức Chúa Jêsus Christ.
C. Những điều họ nói về Chúa Jêsus (các câu 8, 11) – Trong khi các cấp lãnh đạo tôn giáo đang âm mưu định giết Chúa Jêsus, người ta đang đồn đại về Ngài. Khắp mọi nơi, ngang dọc trên xứ Israel, dân chúng đang nói tới Con Người xuất thân từ xứ Galilê. Ngay cả các tà linh đều đang nói tới Chúa Jêsus. Chúa Jêsus đã quở trách ma quỉ vì hai lý do: Thứ nhứt, Chúa Jêsus đã từ chối không để cho ma quỉ quyết định phong trào và thời điểm của chức vụ của Ngài. Thứ hai, Ngài không muốn bị nhận dạng với tà ma.
Đây là mục tiêu, hạng người bình dân, không ăn học và ngay cả tà ma đã có ý thức hơn cả các cấp lãnh đạo tôn giáo trong thời buổi đó. Họ đã nhìn thấy Chúa Jêsus là một mối đe dọa, hạng người trung bình nhìn thấy Chúa Jêsus là Đấng đã ban hiến hy vọng cho họ.
(Lưu ý: Ngày nay, bạn cần gì trong đời sống của bạn? Bạn có cần sự cứu rỗi không? Bạn có cần ơn tha thứ không? Bạn có cần một khởi sự mới không? Bạn có cần được thanh tẩy không còn tội lỗi không? Bạn có cần được cứu giúp trong một số lãnh vực của đời sống bạn không? Bạn đang cần chi vậy?
Bạn nhìn thấy gì khi bạn nhìn vào Chúa Jêsus? Bạn có nhìn thấy con người đáng thương kia, đã bị đóng đinh trên thập tự giá không? Bạn có nhìn thấy một Con Người với những ý tưởng kỳ lạ, Ngài đã đi đó đi đây rao giảng tình yêu thương và làm lành không? Hay, có phải bạn nhìn thấy một Đấng Cứu Thế? Có phải bạn nhìn thấy một Con Người đã chịu chết vì tội lỗi của bạn và Ngài đang kêu gọi bạn đến với Ngài vì sự cứu giúp mà bạn đang có cần chăng? Bạn có nhìn thấy nơi Chúa Jêsus niềm hy vọng và sự cứu giúp cho linh hồn bạn chăng?
Nếu bạn có thể nhìn thấy và công nhận rằng bạn đang có những nhu cần trong đời sống bạn hôm nay, bạn đang ở trong một địa vị phải tiếp nhận sự cứu giúp rồi đấy. Nếu bạn có thể nhìn thấy Chúa Jêsus đang sẵn sàng và có quyền cứu giúp bạn, bạn chỉ cần một lời cầu nguyện cho chính sự cứu giúp mà bạn đang có cần đấy thôi.
Người Pharisi không thể nhìn thấy các nhu cần của chính họ, vì vậy họ chẳng nhận lãnh được một sự trợ giúp nào cả. Họ không thể hiểu được Chúa Jêsus là Đấng Mêsi và Ngài có thể làm thay đổi đời sống của họ, nếu họ chỉ chạy đến với Ngài. Họ không có được nhận thức như ma quỉ có, Giacơ 2.19.
Còn bạn thì sao? Có phải tấm lòng bạn đang khốn khổ? Có phải bạn sẵn sàng đến với Chúa Jêsus rồi nhận được sự cứu giúp mà bạn đang có cần? Vậy, đừng chần chừ nữa! Hãy đến với Ngài rồi để cho Ngài có cơ hội làm thay đổi đời sống của bạn cho đến đời đời!
Phần kết luận. A.W. Tozer thường thuật lại câu chuyện nói tới vị thống đốc của một bang nằm ở miền trung tây, ông hay giả dạng bước vào nhà tù trong một ngày để nghiên cứu các tình trạng. Trong khi trao đổi với một gã thanh niên rất dễ thương, ông cảm thấy có ao ước rất mạnh mẽ muốn buông tha cho anh ta.
Ông hỏi thăm: “Anh sẽ làm gì, nếu vị thống đốc chịu ban ơn tha thứ cho?”
Tội phạm kia đáp: “Việc thứ nhứt tôi sẽ làm là cắt cổ họng vị quan tòa đã nhốt tôi ở đây”.
Vị thống đốc lầy làm buồn rầu lắm khi ông thôi không trao đổi nữa rồi lui ra. Tên tội phạm ấy đã ở lại trong xà lim của mình.
Nan đề của anh ta là gì vậy? Anh ta bị kết án, nhưng anh ta đã để cho tấm lòng mình trở nên cứng cỏi. Anh ta không thể được giúp đỡ vì cớ tấm lòng cứng cỏi.
+ Chúa đang phán gì với bạn hôm nay? Có phải Ngài đang kêu gọi bạn đến với Đức Chúa Jêsus Christ để được cứu không? Nếu đúng vậy, thì hãy đến và đừng làm cứng lòng mình nữa.
+ Có phải Ngài kêu gọi bạn ăn năn tội lỗi nào đó rồi xây lại cùng Chúa Jêsus không? Nếu đúng vậy, bạn hãy đến và đừng làm cứng lòng mình nữa.
+ Có phải Ngài đang kêu gọi bạn phải trở nên giống như Chúa Jêsus với lòng thương xót đối với kẻ bị mất và khốn khổ không? Nếu đúng vậy, bạn hãy đến và đừng làm cứng lòng mình nữa.
Dù Ngài kêu gọi bạn làm gì, bạn hãy đến và làm theo điều đó. Làm cứng lòng mình chống nghịch lại sự kêu gọi của Đức Chúa Trời là một vấn đề nghiêm trọng đấy! Bạn sẽ đạt tới một chỗ mà ở đó bạn không có có thể nghe được tiếng kêu gọi của Ngài nữa, II Timôthê 4.1-3. Bạn sẽ đến một chỗ mà ở đó Ngài sẽ lìa bỏ bạn vì quyết định của bạn, Minh họa: Pharaôn, Rôma 9.17-18. Bạn sẽ đến một chỗ mà ở đó Chúa sẽ để cho bạn đi theo con đường riêng của mình.
Có phải Ngài đang kêu gọi không? Hãy chú ý đến tiếng phán của Ngài và làm bất cứ điều chi theo tiếng phán ấy vì Ngài đang kêu gọi bạn phải làm theo. Ngày nay hãy làm theo tiếng phán ấy. Hãy làm theo tiếng phán ấy ngay bây giờ!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét