Mác 9:30-41
AI LÀ LỚN NHỨT?
Phần giới thiệu: Chúa Jêsus và người của Ngài đang trên đường đến thành Cabênaum trong mấy câu nầy. Như thường lệ, Chúa Jêsus sử dụng thì giờ ở riêng với nhau để dạy dỗ họ thêm về Ngài và chức vụ của Ngài.
Ở các câu 30-31, Chúa Jêsus một lần nữa nói cho các môn đồ Ngài biết Ngài sẽ bị giết, nhưng Ngài sẽ sống lại từ kẻ chết. Họ nghe mọi điều Ngài phán dạy, nhưng họ không hiểu nổi, và họ sợ không dám hỏi Ngài muốn nói điều gì, câu 32.
Các môn đồ không thể hiểu nổi lẽ thật Đấng Mêsi phải phó mạng sống Ngài cho dân sự của Ngài. Họ không thể hiểu được lẽ thật Chúa Jêsus đã đến với thế gian nầy “không phải để cho người ta phục vụ, mà để phục vụ người ta và phó mạng sống Ngài làm giá chuộc nhiều người”. Họ không hiểu được mục tiêu chính trong chức vụ của Chúa giữa vòng họ cho tới sau khi Ngài chịu chết trên thập tự giá rồi sống lại từ kẻ chết. Sau đó họ mới thấu hiểu được và họ sẽ rao giảng sự chết và sự sống lại của Ngài trong quyền phép, để cứu chuộc nhiều linh hồn.
Tất nhiên, thế giới của chúng ta cũng có một nan đề với hình ảnh của một Đấng Cứu Thế chịu thương khó. Ý tưởng cho rằng Đức Chúa Trời phải chịu chết vì tội lỗi hầu cho nhiều tội nhân sẽ được cứu đang bay là là trên khuôn mặt của tôn giáo. Theo tôn giáo, con người phải làm theo đường lối của mình để đến với Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời phán rằng con người không thể đến gần Ngài bằng việc làm được, Êphêsô 2:8-9. Phương thức duy nhứt một người có thể đến với Đức Chúa Trời là qua một mối quan hệ đức tin với Đức Chúa Jêsus Christ, Giăng 14:6.
Thế gian lắng nghe sứ điệp nói tới thập tự giá và họ nói như thế là dại dột, I Côrinhtô 1:18. Khi nói Chúa Jêsus phải chịu chết để hạng tội nhân có thể được cứu thì họ không thể nắm được. Các môn đồ đang ở trên chiếc thuyền nầy.
Họ nhìn thấy Chúa Jêsus đang thiết lập vương quốc của Ngài. Họ nhìn thấy Ngài đang tể trị trong quyền phép và vinh hiển. Họ nhìn thấy Ngài đang đánh bại mọi kẻ thù của Israel và đang phục hồi sự vinh hiển xưa kia cho Israel. Họ không thể nhìn thấy Ngài chịu chết vì cớ tội lỗi.
Cái điều họ không nắm bắt được đúng là những việc Chúa Jêsus đã đến thế gian nầy để lo làm. Ngài đã đến để chịu chết và sống lại để hết thảy những ai tin nhận Ngài sẽ được sự sống đời đời. Đấy là lẽ thật mà Chúa Jêsus đã tìm cách dạy dỗ các môn đồ Ngài và đấy là những gì Ngài muốn bạn cũng phải nhìn biết nữa.
Ơn cứu rỗi chỉ đến qua mối quan hệ riêng tư, đức tin với Đức Chúa Jêsus Christ, Công Vụ các Sứ Đồ 16:31; Rôma 10:13, I Côrinhtô 1:18. Có phải Chúa Jêsus là Cứu Chúa của bạn hôm nay không?
Khi mấy câu Kinh Thánh nầy mở ra, chúng ta đi từ sự dạy dỗ về sự chết và sự sống lại của Chúa chúng ta đến đề tài ai là lớn nhứt trong Nước của Đức Chúa Trời. Chúa Jêsus đang sử dụng các sự cố nầy để dạy dỗ dân sự Ngài khi ấy, và bây giờ, rằng sự cao trọng thật đến từ sự hạ mình phục vụ cho tha nhân. Tôi muốn thực hiện một sự quan sát cuộc trao đổi giữa Chúa Jêsus và người của Ngài. Tôi muốn rao giảng với đề tài Ai Là Lớn Nhứt? Khi chúng ta lần qua, chúng ta sẽ khám phá ra những ai chúng ta nghĩ là lớn nhứt giữa vòng chúng ta sẽ chẳng là lớn lao gì cả. Chúng ta cũng sẽ khám phá ra con đường dẫn tới sự cao trọng thật đang sẵn có cho hết thảy những ai chịu bước đi trên đó.
Tôi muốn bạn xem xét Một Cuộc Tranh Luận, Một Sự Chứng Tỏ và Một Lời Công Bố trong mấy câu nầy. Nguyện Đức Chúa Trời phục vụ cho tấm lòng của bạn khi chúng ta xem xét Ai Là Lớn Nhứt?
I. MỘT CUỘC TRANH LUẬN (các câu 33-34)
+ Khi họ đến cuối cuộc hành trình, Chúa Jêsus có một câu hỏi dành cho người của Ngài. Ngài muốn biết họ đang bàn bạc điều chi đang khi họ đi đường, câu 33. Thắc mắc của Ngài được đáp lại bằng sự im lặng. Rõ ràng là họ phải lúng túng do sự tranh luận đó, vì họ đang bàn bạc giữa vòng họ ai là người lớn nhứt trong số họ. Họ đang tranh luận về ai sẽ là môn đồ số 1!
+ Điều chi đã khiến họ phải suy nghĩ dọc theo một con đường dài như thế chứ? Tôi cho rằng có việc gì đó phải làm với sự thực Chúa Jêsus đã chọn ba người trong số họ, Phierơ, Giacơ và Giăng cùng đi với Ngài trên linh trình đặc biệt lên Núi Hẹt-môn, câu 2. Tôi cũng cho rằng có việc gì đó phải làm với sự thực lúc ba người nầy đi xuống từ hòn núi đó, họ được truyền cho không được nói đến mọi điều họ đã thấy và nghe ở đó, câu 9.
Vì thế, mấy người nầy từ núi xuống và họ rất phấn khích về mọi sự họ đã trông thấy. Họ sẽ nói đại loại như sau: “Nè, tôi chưa hề nhìn thấy điều gì giống như thế cả! Bạn có thấy chưa?” “đấy là kinh nghiệm thuộc linh lạ lùng nhất trong đời tôi!” Vì vậy, họ từ núi xuống đã nhìn thấy sự vinh hiển Shekinah của Đức Chúa Trời; họ đã trông thấy Ê-li và Môi-se; và họ đã nghe tiếng phán của Đức Chúa Trời với họ.
Họ xuống núi trở lại với kinh nghiệm nầy và họ rất phấn chấn. Tôi có thể hình dung họ đang mĩm cười với nhau; đang nói năng về bản thân họ; và cảm nhận một chút siêu việt đối với nhiều người khác.
Đang khi ba trong số các môn đồ của Chúa thưởng thức kinh nghiệm đỉnh cao đầy quyền năng kia, các môn đồ khác đã đánh một trận trong đồng trũng. Họ đã ở trong cuộc tranh luận với mấy thầy thông giáo. Họ bị đám dân đông chế nhạo. Họ đã thất bại rất đáng thương trên bãi chiến trường thuộc linh. Họ chẳng dự phần vào sự phấn khích hay im lặng của Phierơ, Giacơ và Giăng.
+ Khi họ bước đi, họ bắt đầu trò chuyện. Chín người nầy hỏi thăm ba người kia về những gì đã xảy ra trên đỉnh núi. Ba người ấy đáp rằng họ không thể nói cho chín người kia biết điều chi đã xảy ra trên ấy.
Như bạn có thể tưởng tượng ra, điều nầy sẽ khiến cho chín môn đồ kia cảm thấy thua kém rồi lui đi. Ba người ấy đã cảm nhận và hành động siêu việt hơn mấy người kia. Bạn có thể hình dung ra cuộc trao đổi của họ sẽ có từng ấy việc.
Phierơ, Giacơ và Giăng làm cho sự việc như có một người trong số họ chắc chắn sẽ là lãnh tụ của nhóm một khi họ được chọn cùng đi với Chúa Jêsus mà các người khác thì không được chọn.
Có thể Phierơ nói: “Được thôi, rõ ràng tôi là lãnh tụ. Rốt lại, chính tôi là người trước tiên tuyên bố Chúa Jêsus là Đấng Mêsi kia mà”.
Có thể Anhrê nói: “Nè, anh ơi, đợi một chút đi! Tôi đã giới thiệu anh cho Chúa Jêsus mà. Nếu không có tôi, anh vẫn hãy còn ở ngoài kia kìa, trên chiếc thuyền đánh cá đó”.
Có thể Giăng và Giacơ trổi tiếng mình lên, họ nói: “Nè! Chúng tôi đã có mặt giữa vòng những người đầu tiên đi theo Ngài. Chúng tôi đã ở với Ngài lâu hơn nhiều người khác kia”.
Có thể Giu-đa nói: “Còn tôi thì sao chứ? Ngài tin cậy tôi nên mới giao tiền bạc cho tôi giữ nè!”
Và còn nhiều nữa. Mỗi người đều nghĩ mình là xứng đáng hơn các người khác. Ai nấy đều nghĩ mình có giá trị, vinh dự hơn các người khác. Ai nấy đều nghĩ mình sẽ trở thành lãnh tụ của cả nhóm.
+ Chẳng có gì là lạ khi mấy người nầy cứ rắc rối trong sự tranh luận của họ. Khi họ trao đổi với nhau về vấn đề dường như là quan trọng. Nhưng, khi họ đứng trước mặt Chúa Jêsus, thình lình họ nhận ra mình dại dột, chưa trưởng thành, kiêu căng và lấy cái tôi làm trọng. Ngài đang nói tới những vấn đề của cõi đời đời. Còn họ chỉ nhắm vào lợi riêng của mình.
Hãy nhìn vào phân đoạn Kinh Thánh xem! Chúa Jêsus vừa mới tỏ ra sự vinh hiển của Ngài. Chúa Jêsus vừa minh chứng quyền phép của Ngài thắng hơn tà ma. Chúa Jêsus vừa nhắc cho họ nhớ Ngài sắp chịu chết và sống lại từ kẻ chết. Và, mọi sự họ có thể làm là tranh tụng về việc ai sẽ là người lớn nhứt! Họ bối rối thì chẳng có gì là lạ hết.
+ Đồng thời, vẫn có bối rối, lúng túng khi việc ấy xảy ra hôm nay! Nhưng việc ấy đang xảy ra kìa! Bất cứ đâu bạn đi trong Hội Thánh, bạn sẽ thấy “nhiều người tìm chỗ ngồi cao hơn”. Bất cứ đâu bạn đi, bạn sẽ thấy hạng người ấy, họ muốn được công nhận là lớn nhứt và giỏi nhứt. Gần như từng Hội Thánh đều có hạng người muốn được công nhận là lớn nhứt hay giỏi nhứt.
Trong thư tín III Giăng, Giăng đã xét đoán một người có tên là Điôtrép. Giăng nói rằng ông ta “ưng đứng đầu Hội thánh”, câu 9. Nghĩa là, người nầy muốn trở thành nhân vật số 1. Ông ta muốn khống chế Hội Thánh. Ông ta muốn điều hành Hội Thánh. Ông ta muốn làm chủ Hội Thánh. Ông ta muốn mọi người trong Hội Thánh phải sấp mình xuống theo ý muốn của ông ta. Điôtrép là loại người mà chúng ta cần phải phấn đấu đừng trở thành!
+ Cho phép tôi đưa thẳng ra bản thành tích cho hôm nay. Có những việc “của tôi” không lớn lắm và những việc “của bạn” không nhỏ lắm ở đây. Mọi sự chúng ta có trong Hội Thánh nầy là hạng người đã được cứu bởi ân điển của Đức Chúa Trời. Chẳng có một “thầy” nào ở đây để chúng ta phục vụ đâu. Chỉ có hạng người đến đây để học biết hầu phục vụ cho người khác thôi. Chúng ta không phải là một ngôi nhà thờ với nhiều “bậc thầy”; chúng ta là một Hội Thánh đầy dẫy với sự bình đẳng. Hết thảy chúng ta là tôi tớ của Đức Chúa Trời hằng sống và của tha nhân.
Khi đời nầy qua đi và chúng ta đứng trước mặt Chúa; mọi phấn đấu lặt vặt, dại dột của chúng ta để được lớn nhứt sẽ bị xem là trẻ con lắm lắm. Thay vì thế, có phải bạn sẽ đứng trước mặt Ngài trong sự ngượng ngịu vì bạn muốn làm người lớn nhứt? Hay, bạn sẽ đứng trước mặt Ngài trong sự ứng nghiệm những gì Ngài phán với bạn: “Được lắm, hỡi ngươi là đầy tớ nhơn lành và trung tín: người đã trung tín trong việc nhỏ, ta sẽ lập ngươi làm kẻ cai trị nhiều việc: hãy bước vào sự vui mừng của Chúa ngươi”. Sự chọn lựa là thuộc về bạn đấy.
II. MỘT SỰ CHỨNG TỎ (các câu 35-37)
+ Để chỉnh sửa tình trạng chưa trưởng thành và suy nghĩ dại dột của các môn đồ Ngài, Chúa Jêsus đã ngồi xuống để dạy dỗ họ lẽ thật của Ngài. Khi một rabi ngồi xuống, vào thời buổi ấy, ông là người có địa vị, có quyền hành trên các học trò mình. Khi Chúa Jêsus ngồi xuống, người của Ngài đều biết rõ họ cần phải lắng nghe!
Khi Chúa Jêsus bắt đầu dạy dỗ, Ngài nói tới một sự nghịch lý rất quan trọng. Ngài nói cho họ biết con đường dẫn tới sự cao trọng là qua sự phục vụ cho người khác. Ngài nói cho họ biết rằng cánh cửa dẫn tới địa vị lớn nhứt được đặt vào vai trò của người đầy tớ. Từ ngữ “tôi tớ” ở câu 35 cũng chính là từ ngữ được dịch là “chấp sự” ở những chỗ khác trong Tân Ước. Từ ngữ đề cập tới những người “hầu bàn”. Ý nghĩa của từ ngữ là “phủi bụi”. Đây là hình ảnh nói tới một tôi tớ lo phủi bụi khi người chuyển từ bổn phận nầy sang bổn phận khác.
Chúa Jêsus đang dạy dỗ người của Ngài lẽ thật cho rằng sự cao trọng thật đạt được qua sự hạ mình phục vụ cho người khác. Đấy là một bài học không thấy có trong thời buổi của chúng ta. Có người nghĩ họ xứng đáng được đối xử tôn trọng và ưu đãi hơn chỉ vì họ chiếm một địa vị nhất định nào đó. Nếu bạn tham dự buổi nhóm lại của nhà truyền đạo bạn sẽ gặp gỡ thái độ nầy suốt. Có một số người đi vòng quanh giống như mấy con công kia, họ chờ người khác xum xoe với họ và nói cho họ biết họ đáng trượng là dường nào!
Nếu bạn thực sự muốn người khác tôn trọng bạn, hãy phục vụ họ. Hãy đặt họ đứng trước mình và làm thỏa mãn mọi nhu cần của họ, và quên đi các nhu cần của chính mình. Hãy dành cho họ chỗ ngồi trên trước, mà chẳng muốn đổi lại một thứ gì. Khi chúng ta tự hạ mình xuống, Chúa sẽ nhắc chúng ta lên đúng kỳ, Mathiơ 23:12; I Phierơ 5:5.
+ Để làm cho sự dạy của Ngài được linh động hơn, Chúa Jêsus nắm lấy một đứa trẻ rồi đặt nó ở trước mặt các môn đồ, câu 36. Ngài nói cho họ biết rằng nếu họ chịu “tiếp” một đứa trẻ trong danh của Ngài, thực ra, đó là “tiếp” cả Đức Chúa Con và Đức Chúa Cha là Đấng đã sai phái Ngài.
Chữ “tiếp” mang ý tưởng “tỏ ra sự mến khách”. Vào thời buổi ấy, mến khách là mọi sự. Khi một người xuất hiện tại nhà của bạn, họ mong bạn “tiếp” họ và phục vụ họ, làm thỏa mãn mọi nhu cần của họ.
Chúa Jêsus đang nói cho chúng ta biết rằng khi chúng ta phục vụ kẻ nhỏ nhứt giữa vòng chúng ta, trong thực tế chúng ta đang hầu việc Ngài. Qua sự hầu việc Ngài, chúng ta cũng đang hầu việc Cha Ngài nữa.
+ Chúa Jêsus vừa nói cho họ biết điều nầy. Tại sao Ngài sử dụng một đứa trẻ chứ? Tôi nghĩ có một vài lý do. Thứ nhứt, con trẻ trong xã hội thời ấy nằm ở dưới đáy nấc thang của xã hội. Chúng bị người lớn coi là một thứ tài sản thường bị xem khinh. Thứ hai, Chúa Jêsus sử dụng một đứa trẻ để dạy cho các môn đồ Ngài biết về sự phục vụ vì con trẻ thực sự chẳng thể làm được việc gì cho người lớn. Một đứa trẻ không thể nắm lấy địa vị của một người lớn trong xã hội. Một đứa trẻ không thể thêm vào sự thành công của bạn. Một đứa trẻ không thể làm cho bạn ra quan trọng thêm dưới con mắt của thế gian. Tuy nhiên, một đứa trẻ có thể dạy dỗ bạn rất nhiều về chức vụ!
Hãy suy nghĩ về điều đó xem, từng bậc phụ huynh trong phòng nhóm nầy đều biết điều chi xảy ra khi bạn có một trẻ sơ sinh. Đứa trẻ đó đòi hỏi mọi thứ! Từ ngày một nó phải được phục vụ, từng nhu cần phải được thỏa bởi một người lớn sẵn lòng. Trẻ con bước vào trong gia đình của bạn và chúng phải được quan phòng và chú ý. Nếu bỏ qua chúng, chúng sẽ làm cho bạn biết ồn ào và tức bực là thể nào! Khi bố mẹ có con cái, họ học biết ban cho và phục vụ là thể nào! Khi đứa trẻ ấy ra đời, bạn cho, cho và cho. Khi đứa trẻ ấy lớn lên, bạn cho, cho và cho. Thường thì khi chúng đến tuổi trưởng thành, bạn cho, cho và cho.
+ Chúa Jêsus sử dụng một đứa trẻ vì con trẻ cần được phục vụ, song chúng không thể phục vụ bạn trong sự đổi lại. Đấy là một bài học mà hết thảy chúng ta đều cần phải để vào lòng. Thường thì chúng ta chỉ phục vụ người nào có thể làm một việc gì đó cho chúng ta trong sự đổi lại. Chúa muốn chúng ta đến với người nào là người có cần nhứt. Ngài muốn chúng ta phục vụ người nào không thể hay thậm chí không phục vụ chúng ta trong sự đổi lại. Ngài ước ao rằng chúng ta làm y như Ngài đã làm và cung ứng mọi sự chúng ta có cho người nào có thể làm nát lòng chúng ta trong sự đổi lại.
Thường thì Hội Thánh sẽ đi ra, nhưng khi chúng ta đi ra, chúng ta thường đến với hạng người sống như chúng ta. Chúng ta tìm kiếm những người chúng ta nghĩ sẽ là một ơn phước cho Hội Thánh. Chúng ta muốn người ta với tiền bạc, ta-lâng và ưu thế. Chúng ta tìm kiếm người nào có thể giúp chúng ta trở nên thành công.
Mặt khác, Chúa Jêsus, có một thói quen đến với người nào không thể làm được điều gì cho Ngài trong sự đổi lại. (Minh họa: Con gái của Giairu; Bà góa ở thành Nain; người Gaderene bị quỉ ám; Batimê; tên cướp sắp chết kia, v.v…).
+ Đấy là những gì Chúa Jêsus đã làm trong đêm trước khi Ngài chịu chết. Các môn đồ Ngài lại lo tranh luận xem ai là lớn nhứt mà chẳng ai trong số họ chịu hạ mình xuống mà rửa chơn cho người kia, theo thông tục của thời ấy. Nhưng, khi Chúa Jêsus và các môn đồ Ngài hoàn tất xong bữa ăn của họ trên phòng cao, Chúa Jêsus quấn khăn quanh hông Ngài rồi rửa chơn cho các môn đồ Ngài, Giăng 13:1-17. Chúa Jêsus đã chiếm lấy vị trí của một tôi tớ và rửa đôi chơn bẩn thỉu của những người sẽ bỏ chạy trước buổi bình minh. Ngài đã rửa chơn của Phierơ, là người sẽ chối bỏ Ngài trước khi trời rạng sáng. Thậm chí Ngài đã rửa chơn cho Giu-đa Íchcariốt, là kẻ sẽ phản Ngài, hắn giao Ngài trong tay của kẻ thù Ngài trong chính đêm hôm ấy.
Chúa Jêsus đã phục vụ những kẻ đã làm tan nát cõi lòng Ngài. Khi rạng sáng ngay hôm sau, Chúa Jêsus đã thực hiện một sự phục vụ lớn lao nhứt trong mọi sự khi Ngài bước lên đồi Gôgôtha để chịu chết trên thập tự giá cho hạng tội nhân, họ thù ghét Ngài và chẳng muốn làm một việc gì với Ngài hết.
Chúa Jêsus đã nêu gương cho chúng ta. Ngài là một tôi tớ của hạng người thấp kém nhất trong mọi người. Ngài là một tôi tớ cho những người nào không thể trả lại cho Ngài. Ngài là tôi tớ của những người sẽ làm cho Ngài buồn lòng, chối bỏ Ngài, và không tôn vinh Ngài. Ngài là một tôi tớ cho bạn và cho nhiều người khi Ngài chịu chết trên thập tự giá, Mác 10:45.
Chúng ta cần phải để lòng mình nhắm đến những ai đang có cần Chúa Jêsus, mà không màng đến chỗ họ sẽ dâng hiến bao nhiêu hay góp phần gì vào Hội Thánh. Chúng ta cần phải thu toàn mạng lịnh của Chúa chúng ta: “Hãy ra ngoài đường và dọc hàng rào, gặp ai thì ép mời vào, cho được đầy nhà ta” (Luca 14:23). Chúng ta cần phải rửa chơn cho những người ở xung quanh chúng ta, bất chấp địa vị của họ trong xã hội, khả năng của họ giúp đỡ chúng ta, hay quyền thế và ảnh hưởng của họ. Chúng ta cần một tấm lòng sẵn sàng để phục vụ cho kẻ nhỏ nhất giữa vòng chúng ta vì sự vinh hiển của một mình Đức Chúa Trời!
III. MỘT LỜI CÔNG BỐ (các câu 38-41)
+ Khi Giăng nghe thấy lời lẽ của Chúa Jêsus, ông đưa ra một sự kiện đã xảy ra không lâu trước đó, câu 38. Rõ ràng, các môn đồ đã gặp gỡ một người đuổi được quỉ trong danh của Chúa Jêsus. Người nầy đã thành công vì câu nói “lấy danh Ngài mà trừ quỉ”. Nhưng, vì người ấy không “đi theo” Chúa Jêsus và người của Ngài, các môn đồ đã quở trách người và bảo người thôi đừng làm việc ấy nữa.
Giăng đang nói: “Lạy Chúa Jêsus, chúng tôi thấy một người kia đang sử dụng danh Ngài để đuổi quỉ. Nhưng, chúng tôi đã bảo người ấy đi rồi! Người ấy không làm việc ấy giống như chúng tôi làm và chúng tôi khiến người nhìn biết đường lối của chúng tôi là đúng đắn và đường lối ấy phải được thực thi. Người ấy không còn làm việc ấy nữa!”
Chúa Jêsus đáp ứng bằng cách nói cho họ biết hãy để yên cho người ấy, câu 39. Nếu họ đang những việc lành trong danh của Chúa Jêsus, họ không nghịch lại Ngài, mà họ đang làm việc cho Ngài, câu 40. Chúa Jêsus tiếp tục nói cho người của Ngài biết rằng nếu có ai chỉ ban cho môn đồ một chén nước trong danh của Chúa, người ấy chắc chắn sẽ được ban thưởng vì sự phục vụ của họ, câu 41.
+ Có vài bài học ở đây cho Hội Thánh hiện đại, nếu chúng ta bằng lòng tiếp lấy chúng. Thường thì chúng ta cũng giống như các môn đồ của Chúa. Nếu một Hội Thánh, một Mục sư hay một cá nhân không thực hiện mọi sự giống như chúng ta hay làm, thế thì chúng ta mau chóng xét đoán họ. Chúng ta mau mắn phán xét họ. Chúng ta mau đứng ra nghịch lại họ. Chúng ta mau tìm cách buộc họ phải im lặng. Có một vài lẽ thật mà chúng ta đã quên!
+ Không một nhà thờ, không một nhà truyền đạo và không một vị Mục sư nào có ổ khóa độc quyền đối với lẽ thật – Nói cách khác, Đức Chúa Trời không lập chúng ta làm kẻ quyết định sau cùng ai hầu việc và ai không hầu việc Chúa. Lẽ thật luôn luôn lớn lao hơn cái nắm bắt của chúng ta về nó! Việc chính yếu là dù muốn dù không, Chúa phải được tôn vinh hiển.
(Minh họa: Ganh tỵ mọi vụ việc của Đức Chúa Trời chẳng có gì mới mẻ hết – Giôsuê và Môise, Dân số ký 11:26-29; Minh họa: Giăng Báptít, Giăng 3:26-30).
+ Khi đến với các Hội Thánh, hết thảy đều không có cùng một kích cở – Không phải ai cũng đáp ứng theo đường lối chúng ta làm mọi việc ở đây tại Hội Thánh nầy. Hội Thánh nầy không phải dành cho từng tin đồ!
Sự việc ấy làm rối chúng ta rất nhiều rồi, Đức Chúa Trời đang sử dụng những kẻ làm nhiều việc khác hơn chúng ta làm. Chúng ta cần phải cẩn thận để chúng ta không xét đoán một Hội Thánh, một chức vụ hay một nhà truyền đạo chỉ vì họ sinh hoạt khác hơn chúng ta.
Có nhiều việc đang tiếp diễn trong các Hội Thánh khác mà tôi không thể chịu được. Tôi có một thời khó nhọc với những tiêu chuẩn ăn mặc hở hang trong các Hội Thánh. Tôi có một thời khó nhọc với các nhà thờ sử dụng loại nhạc rock. Tôi có một thời khó nhọc với những nhà truyền đạo đã bỏ bản dịch KJV. Tôi có một thời khó nhọc với nhiều sự việc. Thế nhưng, tôi bị bắt buộc bởi phân đoạn Kinh Thánh nầy để nhớ lại rằng dù tôi không thích thế nầy hay thế kia về một Hội Thánh hay một chức vụ, nếu họ yêu mến Chúa Jêsus và rao giảng Tin Lành của Ngài, chúng ta là những chức vụ nhánh của cùng một công việc! Chúng ta vẫn là cùng một đội, cho dù tôi không thích các phương pháp của họ.
Tôi không bác bỏ những gì họ đang làm; mọi sự tôi muốn nói, ấy là chúng ta phải hiểu các chức vụ kia sẽ trình sổ với Đức Chúa Trời chớ không phải trình cho chúng ta. Bổn phận của chúng ta ở đây phải trở thành loại Hội Thánh mà Ngài muốn chúng ta phải trở thành. Nói cách khác, chúng ta cần phải lo liệu chính công tác của mình trước tiên. Và, chúng ta nhận lãnh đủ ở đây để giữ cho chúng ta luôn bận rộn cho phần đời còn lại của chúng ta!
+ Đến cuối cùng, từng Hội Thánh và từng chức vụ phải chịu phán xét bởi loại người mà nó tạo ra – Nếu chức vụ tạo ra loại người thế gian, chức vụ ấy thuộc về thế gian, bất luận họ xưng nhận như thế nào. Nếu một chức vụ tạo ra dân sự tin kính, đấy là một công cụ Đức Chúa Trời đang sử dụng, vô luận chúng ta cảm nhận thế nào về nó!
Phần kết luận: Trong cuộc chiến tranh cách mạng, Tướng George Washington đã xuất hiện nơi một nhóm người đang ra sức đốn hạ một cây kia. Hầu hết họ đầu có khả năng thực thi công việc, song họ lại thiếu một ít sức mạnh. Sự thể cho thấy rằng chỉ cần sự giúp đỡ của thêm một người nữa thôi thì đủ hoàn tất công việc.
Washington chú ý viên sĩ quan chỉ huy đang đứng bên lề, hô to những lịnh lạc.
Washington hỏi: “Sao anh không phụ giúp họ?”
Viên sĩ quan hơi có vẻ giận, anh ta đáp: “Thưa, tôi là chỉ huy của họ! Tôi ban ra những lịnh lạc và họ lo làm công việc!”
Sau khi nghe như thế, Washington tuột xuống ngựa, cỡi áo choàng mình ra, xăn tay áo lên rồi cung ứng cho mấy người mệt nhọc kia phần trợ giúp mà họ có cần để hoàn tất công việc của họ.
Khi họ làm xong, Washington nhìn vào viên sĩ quan kia rồi nói: “Thưa Ngài, nếu người của ông cần đến bất kỳ sự giúp đỡ nào nặng nề hơn, làm ơn gọi cho tôi bất kể giờ phút nào”.
Viên sĩ quan đáp: “Cảm ơn bạn, và bạn ở đâu tôi sẽ gọi nếu tôi cần đến bạn?”
Washington nói: “Ông có thể tìm tôi trong căn lều của Tướng chỉ huy”. Với câu nói ấy, ông rời khỏi hiện trường và viên sĩ quan kia rất là bối rối.
Ai là người lớn nhứt trong Hội Thánh nầy? Người lớn nhứt trong Hội Thánh nầy là người đang phục vụ tha nhân với sự vô kỷ, chẳng nghĩ gì về sự họ sẽ nhận lãnh trong sự đổi lại. Người lớn nhứt trong Hội Thánh nầy là người bằng lòng giữ chỗ cuối cùng để nhiều người khác giữ lấy chỗ trên hết. Người lớn nhứt trong Hội Thánh nầy là người tìm cách phục vụ người nào chẳng thể trao gì lại hết. Có phải điều đó đang mô tả bạn?
Hay, há Đức Chúa Trời có phán với bạn về vấn đề phục vụ Ngài bằng cách phục vụ nhiều người khác! Nếu Ngài có phán, bạn cần phải đến trước mặt Ngài và phục theo chương trình của Ngài dành cho đời sống của bạn.
Bạn được cứu chưa vậy? Nếu bạn chưa được cứu, bạn có thể được cứu đấy! Nếu Chúa đang phán với tấm lòng của bạn về nhu cần quan trọng nhứt của linh hồn bạn, bạn cần phải đến với Ngài và được cứu ngay hôm nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét