Thứ Năm, 19 tháng 8, 2010

Mác 7:1-23: "SẠCH TAY HAY SẠCH LÒNG?"



Mác 7:1-23
SẠCH TAY HAY SẠCH LÒNG?
Phần giới thiệu: Chúa nhựt kia, có một người ngồi suốt buổi thờ phượng của Hội Thánh, rồi trên đường về nhà ông ta quá nung nấu với bài giảng, ông ta cứ lo về tuyến giao thông, ông ta than phiền về hơi nóng, và ông ta cứ quan trọng hóa về việc trễ bữa ăn trưa đã được dọn lên. Khi ấy ông ta sấp mình xuống đất rồi cầu nguyện, dâng lên Chúa lời cảm tạ về thức ăn.
Đứa con trai quan sát ông ta suốt chặng đường qua kinh nghiệm sau khi ở nhà thờ về. Giống như họ sắp bắt đầu xong bữa ăn vậy, nó nói “Ba ơi, có phải Đức Chúa Trời nghe ba nói khi chúng ta rời nhà thờ và ba cứ nói mãi về bài giảng, về tuyến giao thông và về hơi nóng không?”
Người cha hơi ngượng rồi đáp: “Đúng, phải đấy con, Ngài nghe Ba nói”.
“Ba ơi, có phải Đức Chúa Trời nghe Ba nói khi Ba vừa cầu nguyện vì thức ăn nầy không?”
Và người cha đáp: “Đúng, phải đấy con, Ngài … Ngài … Ngài có nghe Ba nói”.
“Thôi được rồi, Ba ơi, Đức Chúa Trời sẽ tin điều nào chứ?”
Câu chuyện ngắn ngủi ấy chỉ ra một vấn đề đã làm cho hạng người đi nhà thờ khổ sở rất nhiều. Thường thì chúng ta xưng nhận mình và thực sự chúng ta sống như thế nào, hai điều ấy cách nhau cả nhiều dặm đường. Chúng ta gọi tình trạng nầy là “giả hình”.
Từ ngữ nầy đến với chúng ta từ cách nói của Hylạp cổ xưa. Nó được sử dụng để mô tả những diễn viên trong một vở kịch. Những diễn viên ngày xưa sẽ cầm những mặt nạ khác nhau trong tay khi họ ra sàn diễn. Những chiếc mặt nạ được gắn với một cán nhỏ và được giữ ở trước mặt khi cần thiết. Một cái mặt nạ cười cho thấy sự hóm hỉnh, một cái mặt nạ cau có cho thấy sự buồn bã, v.v... Những diễn viên nầy được gọi là “hypocritos”. Từ ngữ nầy có ý nói “một người mang mặt nạ”.
Chúng ta sử dụng từ ngữ nầy hôm nay để chỉ ra hạng người giả vờ sống thế nầy một khi họ thực sự sống thế khác. Người nào giả vờ làm bạn của bạn trong khi đâm sau lưng bạn là hạng người giả hình. Người nào sống cách nầy ở nhà thờ rồi thể hiện cách khác tại nhà thờ là kẻ giả hình. Người nào cố gắng làm những việc ác dưới màn hình radar trong khi hành động giống như người lành là kẻ giả hình. Bây giờ, chẳng có người nào giống như thế ở nhà thờ, nhưng buồn thay, có một số người trong từng hội chúng.
Minh họa: Có người cho rằng hiện có quá nhiều kẻ giả hình trong nhà thờ. Tôi nói chẳng có nhiều người như họ xưng nhận thế đâu. Đây đúng là một lời cáo lỗi họ sử dụng vì không đến với nhà thờ. Khi bạn nghe thấy lối nói đó, chỉ hãy nói: “Nào, được rồi, thêm một người chẳng tạo ra được sự khác biệt gì đâu”. Giống như nói: “Thà là bỏ ra vài giờ với họ trong nhà thờ rồi qua cõi đời đời với họ trong địa ngục”. Giống như nói: “Nếu một kẻ giả hình đang đứng giữa bạn và Đức Chúa Trời, kẻ giả hình đang đứng gần với Đức Chúa Trời hơn là bạn đứng đấy”.
Giả hình chẳng phải là điều gì mới mẻ đâu! Trong phân đoạn nầy, Chúa Jêsus có một sự gặp gỡ với một nhóm đông những kẻ giả hình. Họ đã đến từ thành Jerusalem, câu 1, giống như Vatican trong thời buổi của nó vậy. Họ đã đến để quan sát Ngài rồi tìm ra lầm lỗi nào đó nơi Ngài và chức vụ của Ngài. Khi họ đến rồi bắt đầu quan sát Chúa Jêsus, họ chẳng phải mất thì giờ lâu để tìm kiếm một việc gì đó để mà than phiền với.
Số người nầy nhìn thấy các môn đồ của Chúa Jêsus đang ăn mà chẳng có rửa tay và họ đã phật lòng. Họ tấn công Chúa Jêsus về vấn đề nầy, nhưng Ngài đã đảo ngược lại, Ngài tấn công họ. Họ nghĩ vấn đề là tay sạch, còn Chúa Jêsus chỉ cho họ thấy vấn đề thực sự nằm ở chỗ sạch lòng kìa.
Phân đoạn Kinh Thánh nầy có đôi điều phải nói với chúng ta ngày nay. Chúng ta vẫn có những người, họ vốn quan tâm gì về sạch tay hơn là họ quan tâm về sạch lòng. Chúa Jêsus sắp dạy dỗ chúng ta, rằng ở bên trong một người sẽ đối chiếu với bên ngoài của người đó. Ngài sắp dạy cho chúng ta biết rằng những gì chúng ta có ở trong lòng là những gì thực sự chỉ ra chúng ta! Ngài sắp dạy cho chúng ta biết rằng giả hình và thiên về với luật pháp đều chẳng có chỗ trong đời sống của chúng ta. Ngài sắp dạy cho chúng ta biết rằng sự ô uế thực sự đến từ bên trong, không phải đến từ bên ngoài!
Tôi muốn xét qua mấy câu nầy rồi rao giảng với đề tài Sạch Tay Hay Sạch Lòng. Chúng ta quan sát Chúa Jêsus khi Ngài tỏ ra những giả hình tôn giáo như vốn có thật vậy. Khi chúng ta quan sát, hãy để cho Ngài phán với tấm lòng bạn hôm nay. Rõ ràng là bạn sẽ nhìn thấy, trong thắc mắc của mình về tay sạch, bạn vẫn còn có một tấm lòng rất ô uế.
I. VẤN ĐỀ ĐƯỢC ĐƯA RA (các câu 1-5)
Khi những người Pharisi và các thầy thông giáo quan sát Chúa Jêsus cùng các môn đồ Ngài, họ đã để ý thấy các môn đồ Ngài đang ăn uống mà chẳng rửa sạch tay. Khi họ nhìn thấy điều nầy rồi, họ tìm ra lỗi lầm.
Chữ “lỗi” có nghĩa là “đặt sự khiển trách”. Kế đó họ hướng sự chú ý vào Chúa Jêsus, vì Ngài là lãnh đạo của các môn đồ. Ngài là Rabi của họ, và vì thế, Ngài chịu trách nhiệm vì cách ứng xử của họ.
Bây giờ, các môn đồ chưa ăn với hai bàn tay bẩn. Vấn đề được đưa ra ánh sáng khi Mác tiếp tục câu chuyện của mình. Theo các câu 3-4, người Pharisi và tất cả những người Do thái tôn giáo sẽ không ăn trừ phi họ đã rửa tay theo một cách nhất định. Điều nầy đặc biệt rất thực khi họ từ chợ trở về, khi họ chạm phải vai với người Ngoại và bị ô uế. Đối với người Do thái, và tất cả những con người tôn giáo, mọi sự phải xoay tròn quanh nghi thức.
Việc rửa nầy chẳng có gì phải làm với việc rửa hai bàn tay hết. Đây là sự rửa theo nghi thức. John MacArthur mô tả nó theo cách nầy: “Sự rửa nầy chẳng có gì phải làm với việc rửa hai bàn tay dơ, mà với sự rửa theo nghi thức. Nghi thức gồm có ai đó đổ nước ra chậu rửa tay cho một người khác, mấy ngón tay của người ấy phải chìa ra. Cho tới chừng nước ướt cổ tay, người kia có thể tiến hành bước kế tiếp. Khi đó, người kia đổ nước trên hai bàn tay với mấy ngón tay nhúng xuống nước. Rồi từng bàn tay cọ xát với bàn tay kia đang nắm chặt lại”.
Chuyện kể lại rằng một rabi Do thái bị quân Lamã bắt và gần chết ở trong tù vì ông ta muốn sử dụng lượng nước hàng ngày của mình để rửa tay theo tư thế đã định sẵn. Theo Mác, không những họ có những luật lệ về hai bàn tay, mà họ còn có những luật lệ rất tỉ mỉ về việc rửa những cái bình, chảo, đĩa, v.v... Đấy là luật Mishnah của người Do thái, một tuyển tập những điều luật vấn đáp của người Do thái đã được soạn vào khoảng năm 200SC và hơn 35 trang huấn thị chỉ riêng về việc rửa mà thôi.
Vấn đề với những luật lệ của họ, ấy là chúng không phát xuất từ Đức Chúa Trời, chúng là “lời truyền khẩu của người xưa”. “Lời truyền khẩu của người xưa” đã được đưa vào hiện thực với những dự tính rất tốt. Luật Mishnah nói rằng “lời truyền khẩu là chiếc hàng rào ở chung quanh Luật pháp”.
Với nổ lực bảo hộ luật pháp đối với dân sự, những người Do thái xưa kia đã thêm vào luật pháp ấy. Họ đã thêm vào những điều cấm đoán trổi hơn văn tự của luật pháp. Các cấp lãnh đạo Do thái, họ tin rằng những lời truyền khẩu của họ đã giúp cho dân sự tuân giữ luật pháp tốt hơn và họ tin những lời truyền khẩu của họ đã bảo hộ luật pháp đối với dân sự.
Một tác giả chia sẻ “những chiếc hàng rào” được dựng lên bởi người Do thái như sau: “Thí dụ, xem gương là bị cấm, vì nếu bạn nhìn vào gương nhơn ngày sa-bát rồi nhìn thấy sợi tóc bạc, bạn sẽ bị cám dỗ mà nhổ nó đi và vì thế là làm việc trong ngày sa-bát. Bạn cũng không thể mang răng giả; nếu bạn lấy ra, bạn sẽ cầm lấy chúng và bạn đang làm việc. Về việc mang gánh nặng, bạn không thể cầm chiếc khăn tay vào ngày sa-bát, nhưng bạn có thể mang chiếc khăn tay. Nói như thế có nghĩa là bạn đi lên lầu và bạn muốn đem chiếc khăn tay xuống lầu, bạn sẽ phải cột nó quanh cổ bạn, đi xuống lầu, rồi cởi nó ra. Khi ấy bạn có thể thở nhẹ nhõm khi xuống lầu!
Các rabi đã tranh cãi về người kia có chiếc chân bằng gỗ: nếu nhà của ông ta bị cháy, liệu ông ta có mang chân gỗ ra khỏi nhà vào ngày sa-bát không? Một người có thể khạc nhổ vào ngày sa-bát, nhưng bạn phải cẩn thận là khạc nhổ ở chỗ nào kìa. Nếu nó rơi trên đất và bạn chà đạp đi bằng giày của bạn, bạn đang cày xới đất và vì thế đang làm việc”.
Thật là dễ nhìn thấy một người cứ mãi mê với những điều luật đó quá ư là dại dột. Một lần nữa, vấn đề với những luật lệ của họ, ấy là chúng không phát xuất từ Đức Chúa Trời, mà phát xuất từ con người. Những luật lệ của họ không phải là phép tắc của Đức Chúa Trời; chúng là những điều luật do con người lập ra để khống chế người khác.
(Lưu ý: Chúng ta vẫn có hạng người Pharisi với chúng ta ngày nay. Có nhiều người đang tìm cách buộc bạn phải sống theo những luật lệ của họ. Họ muốn nói cho bạn biết phải ăn mặc thể nào; bạn có thể đi đâu; bạn có thể làm gì v.v... Bạn không thể mang càvạt vì nó là thế gian. Bạn không thể mang giày bít vì chúng là thế gian. Bạn không thể ra bãi biển vì nó là thế gian. Tóc của bạn quá dài. Tóc bạn quá ngắn. Bạn không thể ngồi ăn ở đây, v.v... Những thứ luật lệ dại dột bởi người Pharisi dại dột, tất cả là như thế!
Vấn đề với luật lệ của con người là đúng như thế đấy. Chúng là luật lệ của con người và không phải của Chúa. Khi Lời Đức Chúa Trời phán điều chi là sai lầm, thì điều đó là sai lầm mà không có thắc mắc. Khi Kinh Thánh im lặng về một vấn đề, bạn có sự tự do ở trong Chúa.
Đường lối của Đức Chúa Trời đang sẵn có cho chúng ta để cân nhắc từng hành động ngược lại với phần xem xét sau đây:
+ I Côrinhtô 6:12: “Mọi sự tôi có phép làm, nhưng chẳng phải mọi sự đều có ích; mọi sự tôi có phép làm, nhưng chẳng để sự gì bắt phục được tôi”.
+ I Côrinhtô 10:23: “Mọi sự đều có phép làm, nhưng chẳng phải mọi sự đều có ích; mọi sự đều có phép làm, nhưng chẳng phải mọi sự đều làm gương tốt”.
+ I Têsalônica 5:22: “Bất cứ việc gì tựa như điều ác, thì phải tránh đi”.
+ I Côrinhtô 8:13: “Cho nên, nếu đồ ăn xui anh em tôi vấp phạm, thì tôi sẽ chẳng hề ăn thịt, hầu cho khỏi làm dịp vấp phạm cho anh em tôi”. Hãy nhớ, người nào với mọi thứ luật lệ là một tín đồ yếu đuối, Rôma 14:1-15:1. Họ sử dụng các thứ luật lệ như loại hàng rào để kềm chế xác thịt họ, giống như những người Do thái xưa đã làm. Những luật lệ cho con người lập ra không trói buộc được bạn. Nhưng, bạn được tự do sống cho Chúa y như Ngài hướng dẫn bạn. Tuy nhiên, chúng ta đừng quên rằng chúng ta không nên làm cho anh em mình vấp phạm vì những việc chúng ta đang làm).
II. VẤN ĐỂ BỊ XÉT ĐOÁN (các câu 6-14)
(Minh họa: Vì vậy, số người nầy thấy rắc rối với Chúa Jêsus vì các môn đồ Ngài không thực hành những sự rửa theo nghi thức của người Do thái. Trong mấy câu nầy, Chúa Jêsus tỏ ra sự giả hình trong tấm lòng của họ).
Ở các câu 6-9, Chúa Jêsus xét đoán chủ nghĩa thiên về với luật pháp của họ. Ngài tố cáo số người nầy về việc sống giả hình. Ngài trưng dẫn Êsai 29:13 và tố cáo họ về việc nâng lời truyền khẩu của họ lên tới mức mà họ xem trọng hơn cả Lời của Đức Chúa Trời. Lịch sử tỏ ra rằng các cấp lãnh đạo tôn giáo của người Do thái đã đạt tới mức tôn vinh lời truyền khẩu của họ trên cả Lời của Đức Chúa Trời. Theo Warren Weirsbe: “Rabi Eleazer nói: ‘Người nào dẫn giải Kinh Thánh trong sự chống đối với lời truyền khẩu chẳng có phần gì trong thế giới hầu đến’. Luật Mishna, một tuyển tập lời truyền khẩu của người Do thái trong kinh Talmud, ghi lại: ‘Đây là sự vấp phạm rất lớn khi dạy bất cứ điều gì ngược lại với giọng nói của các Rabi hơn là ngược lại với bản thân Kinh Thánh’”.
Ở câu 8, Ngài nói cho họ biết họ đã “bỏ điều răn của Đức Chúa Trời” khi ưu tiên cho những luật lệ và truyền khẩu cho con người lập ra. Ở câu 9, Ngài nói cho họ biết thực sự họ đã “bỏ hẳn” điều răn của Đức Chúa Trời hầu cho họ có thể tuân giữ những lời truyền khẩu của họ! Chúa Jêsus xét đoán sự giả hình hiển nhiên của họ!
Số người nầy là hạng người thiên về với luật pháp có đẳng cấp. Họ dạy cho dân chúng biết rằng con đường làm hòa lại với Đức Chúa Trời là tuân giữ tất cả những luật lệ. Nếu bạn có thể làm mọi sự đúng đắn, Đức Chúa Trời sẽ được đẹp lòng với đời sống của bạn và Ngài sẽ chấp nhận bạn. Không một điều gì sâu xa hơn được lẽ thật!
(Lưu ý: Đám đông ấy vẫn còn ở với chúng ta ngày nay! Họ nghĩ mọi luật lệ lặt vặt, nhỏ bé của họ thì quan trọng hơn bất cứ điều chi khác. Nếu người ta ăn ở theo như họ nghĩ một người phải ăn ở, thì người ấy được họ chấp nhận. Nếu họ có mái tóc đúng đắn; có loại y phục đúng kiểu mẫu; trụ ở nơi đúng chỗ; làm những việc đúng đắn vào những ngày giờ nhất định, v.v…, họ được chấp nhận. Nếu không, thì họ bị xét đoán.
Giống như bạn biết đấy, chủ nghĩa thiên về với luật pháp, chủ nghĩa Pharisi và người nào tìm cách buộc luật lệ của họ vào người khác làm cho tôi phải phát ốm! Tất nhiên, họ quấy rối không chỉ có mỗi mình tôi đâu. Chúa Jêsus cũng rất ghét thái độ ấy nữa, Mathiơ 23:1-36.)
Không những Chúa Jêsus xét đoán chủ nghĩa thiên về với luật pháp của họ, mà Ngài còn tỏ ra những quyền tự do mà họ đã ém đi với Luật pháp. Ở các câu 10-13, Chúa Jêsus chỉ ra một trong những lời truyền khẩu của họ khiến cho họ đi ngoài lề một điều răn.
Chúa Jêsus đã nói tới cách thực hiện “co-ban”. Cụm từ nầy có nghĩa là “một của lễ được dâng lên cho Đức Chúa Trời”. Những điều răn của Đức Chúa Trời rất là rõ ràng. Đức Chúa Trời đã phán ở điều răn thứ năm: “Hãy hiếu kính cha mẹ ngươi, hầu cho ngươi được sống lâu trên đất mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi ban cho” Xuất Êđíptô ký 20:12. Và, Xuất Êđíptô ký 21:17 chép: “Kẻ nào mắng cha hay mẹ mình, sẽ bị xử tử”.
Một phần trong ý tưởng hiếu kính cha mẹ của một người bao gồm sự cần thiết của việc chu cấp cho mọi nhu cần của họ bao lâu họ còn sống. Hầu hết chúng ta vẫn tin theo điều ấy hôm nay. Phải, người Do thái đang tìm cách đi vòng vo đối với điều răn đó. Nếu họ nói tiền bạc hay của cải của họ là “co-ban”, “một của lễ đã dâng cho Đức Chúa Trời”. Họ chỉ có thể sử dụng tiền bạc hay của cải đó trong những vấn đề thiêng liêng. Vì thế, họ đã thôi không màng tới sự chăm sóc cha mẹ của họ. Họ sẽ nói với cha mẹ của họ rằng bổn phận của họ đã được dâng cho Đức Giêhôva rồi và họ sẽ không màng đến cái gì khác nữa. Hãy nói về loại tấm lòng nguội lạnh! Chúa Jêsus nói cho họ biết rằng họ đã làm cho Luật pháp của Đức Chúa Trời ra mất hiệu quả bởi những lời truyền khẩu của họ, câu 13.
(Lưu ý: Một lần nữa, chính thái độ nầy vẫn còn tồn tại hôm nay! Người nào có những luật lệ của họ, nhưng họ không hoàn toàn sống theo chúng. Khi những luật lệ trở thành một sự bất tiện, họ tìm con đường đi vòng chúng. Điều đó được gọi là giả hình!
Vấn đề khác với “những kẻ lập luật”, ấy là họ là hạng người thuộc linh lắm trong thế gian! Họ tìm cách tuân giữ hết thảy những luật lệ, nhưng họ xét đoán người nào không tuân giữ luật lệ của họ. Họ bận rộn thực hiện những điều thuộc về họ, nhưng họ không bận rộn đến nỗi không phán xét những ai không tuân giữ chính những luật lệ đó. Đấy là lý do tại sao lại thường có lòng thương xót, sự đồng cảm và chấp nhận ở nơi khác hơn là có trong Hội Thánh địa phương! Điều nầy được gọi là sự giả hình!)
(Lưu ý: Chưa hề có một tiên tri nào dấy lên giống như Chúa Jêsus. Ngài phán với thẩm quyền thiêng liêng. Ngài hành động với quyền phép tối cao. Ngài thực sự làm ứng nghiệm Kinh Thánh. Yêu thương, khôn ngoan và quyền phép đầy dẫy mọi sự mà Ngài đã làm. Ngài làm ra nhiều phép lạ đáng giật mình và đáng kinh ngạc. Tuy nhiên, người Pharisi thiên về với luật pháp không thể tin rằng Ngài đã đến từ Đức Chúa Trời vì Ngài cho phép môn đồ Ngài ăn mà không phải rửa tay. Họ hoàn toàn mù lòa thuộc linh và giả hình là dường nào! Buồn thay, chính thái độ ấy vẫn còn ở với chúng ta ngày nay!
Chúa Jêsus sắp sửa dạy chúng ta biết bạn làm gì ở bề ngoài thì chẳng nhằm nhò chi hết; tình trạng thuộc linh thực là những gì bạn có nơi người bề trong!)
III. VẤN ĐỀ ĐƯỢC LÀM CHO SÁNG TỎ (các câu 14-23)
Trong những câu nầy, Chúa Jêsus đưa ra nhiều điều cần có để soi sáng vấn đề nầy. Thứ nhứt, Chúa Jêsus nói với đám đông, các câu 14-16, rằng ấy chẳng phải những điều vào bên trong cơ thể, giống như ăn với hai bàn tay không sạch, khiến cho có sự ô uế thuộc linh; chính những thứ phát sinh từ bên trong tấm lòng của một người mới làm cho người (nam hay nữ) phải ô uế.
Các môn đồ sợ lầm lẫn về điều nầy, câu 17, và họ hỏi Chúa Jêsus về điều Ngài muốn nói. Ngài ban cho họ một bài học phân tích thật nhanh, các câu 18-19, và nhắc cho họ nhớ rằng điều chi vào bên trong thân thể phải đi ngang qua thân thể. Nó vào ở một đầu rồi ra ở đầu kia, nhưng nó không tác động đến tấm lòng, hay người bề trong. Nó có thể gây ra bịnh tật cho thân thể, nhưng nó không thể gây ra tật bịnh cho linh hồn. Chúa Jêsus đang nói cho chúng ta biết rằng những việc ở bề ngoài không thể gây ra sự ô uế về mặt thuộc linh!
Ở câu 20, Chúa Jêsus tỏ ra rằng sự ô uế thuộc linh luôn luôn là kết quả của một tấm lòng bị ô uế. Từng tội lỗi chúng ta phạm, dù đó là tội lỗi của thân thể hay của lý trí, đều phát sinh từ tấm lòng của chúng ta. Chúng ta làm những việc chúng ta đang làm vì sự ô uế ở bên trong.
Tuân giữ những luật lệ ở bề ngoài sẽ không làm thay đổi tấm lòng. Tấm lòng chỉ có thể được thay đổi, và sự ô uế thuộc linh được tẩy sạch, bởi sự sanh lại, Giăng 3:3, 7. Chúa Jêsus có quyền bắt lấy một tội nhân ô uế rồi rửa sạch họ bằng huyết của Ngài. Ngài có quyền khiến họ trở nên “một con người mới”, II Côrinhtô 5:17.
Ở các câu 21-23, Chúa Jêsus cung ứng cho chúng ta một danh sách từng phần các thái độ, hành động gây ra sự ô uế thuộc linh. Đây là những vụ việc khiến chúng ta ra ô uế trước mắt Đức Chúa Trời, chớ không phải phá vở những luật lệ dại dột được lập ra bởi hạng người dại dột. Chúng ta hãy xem xét bảng danh sách nầy và nhìn xem tấm lòng của chúng ta đang ở vào tình trạng nào hôm nay.
+ Những ác tưởng – Đây là gốc rễ của mọi sự nối theo sau. Khi một tấm lòng gian ác gợi lên những dự tính gian ác, con người gian ác sẽ cưu mang chúng.
+ Dâm dục – Sinh hoạt tình dục bất hợp pháp bởi hạng người đã lập gia đình rồi.
+ Tà dâm – Từ nầy dịch từ chữ Hylạp “porneia” và nó đề cập tới bất kỳ sinh hoạt tình dục nào bất hợp pháp. Gốc của tội lỗi về tình dục không nằm trong thân thể, mà nó là kết quả của tấm lòng bị ô uế!
+ Giết người – Lấy di mạng sống của người khác. Bởi đó, bạn phạm tội giết người nếu bạn có thù hận ở trong lòng đối với người ấy, I Giăng 3:15.
+ Trộm cướp – Lấy thứ chi thuộc về người khác làm của mình. Điều nầy bao gồm đất đai, thậm chí một phần mười, Malachi 3:8-9.
+ Tham lam – Một sự thèm muốn vô độ những gì thuộc về người khác.
+ Hung ác – Từ ngữ nầy có nghĩa là “hiểm độc” và nó đề cập tới mọi phương thức mà ác tưởng tự tỏ ra trong đời sống của một người. Đó là những hành động rất hèn hạ!
+ Gian dối – Từ nầy đề cập tới những thủ đoạn xảo quyệt được bày ra để bẫy ai đó vì lợi riêng của họ. Đây là ý tưởng của một người tìm cách hành động lén lút để đánh hạ người khác. Hạng người vụng trộm, lén lút, dối gạt rơi vào phạm trù nầy.
+ Hoang đàng – Từ ngữ nầy đề cập tới cách xử sự không kềm chế, không biết xấu hổ. Đây là một thái độ nói: “Ta sẽ làm theo như ta đẹp lòng và ta không quan tâm ai đó sẽ nghĩ đến điều đó!”
+ Con mắt ganh đố – Đây là thành ngữ Hybálai nói tới sự ganh tỵ và đố kỵ. Con mắt ấy nhìn vào mọi ơn phước của người khác rồi ham muốn những sự ấy cho chính mình. Đó là sự ganh tỵ khi người khác được thịnh vượng.
+ Lộng ngôn – Lời nói gây tổn thương hay nói xấu trực chỉ vào Đức Chúa Trời hay con người. Ngồi lê đôi mách rơi vào phạm trù nầy.
+ Kiêu ngạo – Lời nói khoe khoang cái tôi của mình. Đây là thái độ nói: “Hãy nhìn đây, hãy nhìn vào những việc ta đã làm. Không một ai tốt đủ hay lỗi lạc cho bằng ta”. Đây là một thái độ độc đoán ngược lại với sự khiêm nhường.
+ Điên cuồng – Từ ngữ nầy đề cập tới những ai đã bị tê liệt về mặt đạo đức và về mặt thuộc linh. Họ không thể nhìn thấy tội lỗi của họ; họ cũng không thể ý thức được Chúa đang hành động trong và quanh họ. Với loại người nầy, chẳng có một sự soi sáng thuộc linh nào hết. Chẳng có một sự phân biện thuộc linh nào hết. Họ không nhìn biết Đức Chúa Trời và chẳng có khao khát muốn nhận biết Ngài nữa.
+ Cho dù nếu vẻ bề ngoài là đàng hoàng đi, những việc nầy sẽ làm ô uế bạn khi chúng ngự trị trong tấm lòng bạn.
+ Đây là vấn đề, đắp một miếng vá tôn giáo vào tấm lòng bị ô uế sẽ không trang trải được mọi sự đâu. Người Do thái tôn giáo đã làm mọi sự theo sách vở, nhưng họ vẫn phải chịu trách nhiệm trong việc đưa Chúa Jêsus lên cây thập tự. Về bề ngoài, họ trông sạch sẽ đấy, nhưng về bề trong, họ đã nhuốm ô uế.
(Minh họa: Tôi có người bạn, một người mà tôi thường làm việc với, ông ấy lái chiếc Firebird cũ kỹ. Cái xe đó nhả khói như miệng núi lửa vậy. Ông ta cũng thế. Ông ta luôn luôn tìm kiếm mọi sự để thôi không hút thuốc nữa. Thậm chí ông ta đã tìm mấy miếng vá kia khi chúng đến lần đầu tiên. Ngày nọ, sau khi lao động, chúng tôi đang ở trong chỗ đậu xe và ông ta có một trong mấy miếng vá nói về chất nicôtin dán trên xe mình. Ông ta nói: “Được rồi, chúng được dự định để thôi không hút thuốc nữa, có phải không?”
Ông ta cứ nhếch nhác như thế mãi. Nhưng, mọi nổ lực bề ngoài của ông ta chẳng làm gì được để ổn định tấm lòng về vấn đề. Phải sử dụng một cổ máy mới để giải quyết vấn đề của chiếc xe.
Cũng thực như thế với con người. Một miếng vá tôn giáo sẽ không ổn định được vấn đề của tấm lòng. Một tấm lòng mới là những gì có cần, Êxêchiên 36:26).
Chúa Jêsus không mất công với bản chất của con người đâu. Ngài vốn biết rõ con người là hạng tội nhân và họ có khả năng phạm bất kỳ tội lỗi nào có thể tưởng tượng được. Con người vẫn là hạng tội nhân, Rôma 3:10-23; 1:29-32. Từng người trong phòng nhóm nầy có khả năng phạm từng tội lỗi trong danh sách mà chúng ta vừa lược qua, và còn nhiều nữa. Thật vậy, có người ở đây hôm nay đang phạm vào một trong những thứ nầy và bạn biết rõ như thế. Có những tấm lòng bị ô uế trong phòng nhóm nầy và họ cần phải được rửa sạch.
Nếu việc ấy phải xảy ra, sẽ có phần chấp nhận sự thực về tình trạng của bạn và sẽ có sự ăn năn về tội lỗi của bạn. Nếu những việc nầy đang có trong tấm lòng bạn hôm nay, bạn đã bị ô uế về mặt thuộc linh thật bẩn thĩu và bạn đang ở trong chỗ thật rắc rối hôm nay.
Phần kết luận: Có cụ chấp sự hay cáu kia đang đứng dạy lớp Trường Chúa nhựt cho thiếu niên. Ông muốn giúp chúng hiểu một Cơ đốc nhân có ý nghĩa như thế nào, vì vậy ông hỏi chúng một câu hỏi. Ông hỏi: “Tại sao người ta gọi tôi là một Cơ đốc nhân?” Có một phút im lặng và rồi một thiếu niên đáp: “Có thể họ gọi thế là vì họ không biết cụ đấy thôi”.
Giống như thiếu niên đó, Chúa Jêsus luôn luôn nói y như thế. Ngài nói với người dòng Pharisi và các thầy thông giáo biết chính xác họ là như thế nào!?! Ngài nói cho các môn đồ Ngài biết chính xác điều gì đang có trong tấm lòng của con người. Ngay giữa phân đoạn Kinh Thánh của chúng ta là câu 16. Trong câu ấy, Chúa Jêsus phán như vầy: “Nếu ai có tai mà nghe, hãy nghe”. Chúa đã phán điều gì với tấm lòng bạn hôm nay?
Toàn bộ mục đích của phân đoạn Kinh Thánh nầy là đây: Vấn đề với con người là nan đề về tấm lòng, Giêrêmi 17:9. Đấy là chỗ mà Chúa Jêsus đang nhìn xem chúng ta, I Samuên 16:7. Đấy là chỗ mà tội lỗi phát nguyên, Mathiơ 12:34-35. Đấy là chi thể của con người cần phải được thay đổi, Êxêchiên 36:26!
Bạn có phải là kẻ giả hình không? Có phải bạn đang trốn ở đàng sau cái mặt nạ, giả vờ sống như thế nầy, khi thực tế, bạn đang sống theo thế khác? Bạn chẳng tránh né hoài được đâu. Bí mật của bạn không phải là an toàn đâu! Có phải bạn là một kẻ giả hình? Tôi muốn được gọi bằng cái từ nào khác hơn là kẻ giả hình!
Có phải bạn là người muốn xu hướng về với luật pháp không? Có phải bạn trông có ai đó sống giống như bạn đang sống không? Có phải bạn đứng trong sự xét đoán họ khi họ chẳng làm như thế không?
Có phải bạn đang có tấm lòng bị ô uế không? Sẽ ra sao nếu Đức Chúa Trời đưa những điều có trong tấm lòng bạn ra công khai hôm nay chăng? Có phải bạn che đậy sự xấu hổ và nét bối rối khi bị bày ra thực sự bạn sống như thế nào không?
Có phải bạn thực sự được sanh lại không? Chúa Jêsus đã cứu linh hồn bạn và thay đổi đời sống bạn chưa? Hay, có phải bạn đang giả vờ làm một người tin Chúa?
“Nếu ai có tai mà nghe, hãy nghe”. Chúa phán với bạn điều gì hôm nay thế? Bàn thờ nầy đang rộng mở, nếu Ngài đã phán với bạn. Nếu Ngài đã phán, thế thì bạn cần phải đến và phải đến ngay hôm nay. Điều nầy sẽ trở thành lời cảnh báo sau cùng của bạn trước khi giông bão phán xét của Đức Chúa Trời nổ ra trên đời sống của bạn!
Hãy nhìn vào tấm lòng của bạn ngay bây giờ đi. Bạn tìm được gì ở đó vậy? Giận dữ? Tư dục? Sự chia rẻ? Không tha thứ? Kiêu ngạo? Thù hận? Ganh tỵ? Hoặc, có phải bạn tìm thấy, tình yêu thương, sự vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhân từ, hiền lành, trung tín, mềm mại và tiết độ không? Điều chi đang ngự trong tấm lòng bạn chỉ ra thực sự bạn là như thế đấy! Chúng ta hãy vâng theo tiếng phán của Ngài ngay bây giờ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét