Thứ Tư, 4 tháng 8, 2010

Hêbơrơ 12:1: "Bài Tín Điều Các Sứ Đồ: Hết thảy chúng ta: Một Thân Thể “Sự cảm thông của thánh đồ”



Bài Tín Điều Các Sứ Đồ
Hết thảy chúng ta: Một Thân Thể “Sự cảm thông của thánh đồ”
Hêbơrơ 12:1
“Thế thì, vì chúng ta được nhiều người chứng kiến vây lấy như đám mây rất lớn, chúng ta cũng nên quăng hết gánh nặng và tội lỗi dễ vấn vương ta, lấy lòng nhịn nhục theo đòi cuộc chạy đua đã bày ra cho ta” (Hêbơrơ 12:1).
Vào năm 1979, John Bass đã phỏng vấn Ronald Reagan khi ông sửa soạn cuộc chạy đua vào chức vụ Tổng thống chống lại Jimmy Carter. Sau đây là một phần trong cuộc phỏng vấn đó:
John Bass: Thưa Thống đốc Reagan, có phải ông cảm thấy về nhu cần phấn hưng thuộc linh ở Hoa kỳ không?
Ronald Reagan: Đúng thế. Thời điểm đã đến để xây lại với Đức Chúa Trời và xác nhận lại lòng tin cậy của chúng ta nơi Ngài cho sự chữa lành của nước Mỹ. Chúng ta cần phải hiệp lực lại tái xưng nhận các nguyên tắc quan trọng từng có trong truyền thống Do thái-Cơ đốc và theo Kinh thánh. Là một Cơ đốc nhân, tôi tự mình cam kết lo phần của mình trong công việc nầy. Xứ sở của chúng ta đang ở trong chỗ có cần và sẵn sàng cho cơn phấn hưng thuộc linh dựa theo sự phục hòa trong tâm linh — trước tiên con người với Đức Chúa Trời, rồi tới con người với con người.
John Bass: Có phải ông có một câu Kinh thánh mà ông rất ưa thích?
Ronald Reagan: Đúng đấy. Giăng 3:16: “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con Một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy, không bị hư mất, mà được sự sốn đời đời”.
John Bass: Về mặt riêng tư, thì câu Kinh thánh nầy có ý nghĩa gì với ông?
Ronald Reagan: Câu ấy có nghĩa là, sau khi tiếp nhận Đức Chúa Jêsus Christ làm Cứu Chúa của tôi, tôi có lời hứa của Đức Chúa Trời về sự sống đời đời ở trên trời, cũng như sự sống dư dật ở đây trên đất mà Ngài đang hứa với mỗi một người chúng ta ở Giăng 10:10.
John Bass: Ông có nghĩ Kinh thánh có nguồn gốc thiêng liêng không?
Ronald Reagan: Tôi chưa hề nghi ngờ về điều đó. Làm sao ông viết được các lời tiên tri trong Cựu Ước hàng trăm năm trước khi Đấng Christ ra đời với từng khía cạnh về sự sống, sự chết, và Ngài là Đấng Mêsi? (nguồn: Ronald Reagan: Nhân vật của Đức Tin, trích dẫn từ trang web Internet).
Và mới hôm qua đây, vào đêm kỷ niệm lần thứ 60 ngày đồng minh đổ bộ vào miền Bắc nước Pháp, Ronald Reagan đã qua đời ở tuổi 93, với gia đình ở bên cạnh ông. Mặc dù bị những kẻ hay phê phán công kích kịch liệt, công chúng Mỹ rất mến mộ ông. Ông lớn lên ở Dixon, bang Illinois, và ông không hề quên những thời điểm khởi đầu rất khiêm hạ của mình. Vào lúc cung hiến Thư viện Tổng Thống Ronald Reagan vào năm 1991, ông đã phản ảnh lại về những ngày đầu sớm sủa ấy. Khi nói tới mẹ của ông, ông nói: “Tôi nhớ tới một phụ nữ dáng thấp người với mái tóc màu nâu vàng và tánh tình lạc quan không thể dập tắt được. Tên của bà là Nelly Reagan và bà đã hết lòng tin rằng chẳng có một việc gì là tình cờ trong đời nầy. Mọi sự đều là chi tiết trong chương trình của Đức Chúa Trời”. Và ông nói tới thị trấn nơi ông lớn lên: “Những người láng giềng của tôi không hề xấu hổ khi quì gối cầu nguyện với Đấng dựng nên họ, họ cũng không bối rối khi cổ họng họ như nghẹn tắc lại khi quốc kỳ nước Mỹ bay phấp phới. Không một người nào ở Dixon, bang Illinois từng đốt một lá cờ và chẳng có ai ở Dixon sẽ dung chịu về việc làm ấy”.
Khi ông thông báo cho cả nước biết vào năm 1994 rằng ông bị chứng Alzheimer, ông kết thúc bài diễn văn của mình với mấy lời nầy: “Khi Chúa gọi tôi về quê hương, dù đó là ngày nào, tôi sẽ ra đi với tình yêu sâu đậm nhất dành cho xứ sở nầy của chúng ta và lạc quan mãi về tương lai của xứ sở ấy. Giờ đây, tôi bắt đầu chuyến hành trình sẽ dẫn tôi vào buổi xế chiều của cuộc đời tôi. Tôi biết rõ, đối với nước Mỹ luôn luôn sẽ có một buổi bình minh rạng rỡ ở phía trước”. Phát biểu từ Paris tối hôm qua, Tổng thống Bush đã kết thúc phần nhận định của ông về Tổng thống Reagan như sau: “Ông ấy luôn luôn nói cho chúng ta biết rằng đối với Hoa kỳ, điều tốt nhứt sắp sửa xảy đến. Chúng ta hãy yên ủi mình trong sự hiểu biết rằng điều nầy cũng là rất thật đối với ông ấy. Công tác của ông ấy đã xong rồi, và giờ đây một thành phố rạng ngời đang chờ đợi ông ấy”.
Ông là một Cơ đốc nhân, một chính trị gia và ông là một trong những vị Tổng thống lỗi lạc của thế kỷ thứ 20. Ông đã làm mọi sự tốt lành cho nước Mỹ. Ông phục hồi lòng tin cậy của xứ sở chúng ta và giúp chúng ta cảm thấy tốt lành về xứ sở của chúng ta một lần nữa. Tôi chẳng hồ nghi, và biết rõ ông đang ở trong thiên đàng hôm nay. Tôi nói như thế không phải vì các quan điểm chính trị của ông, và không phải vì những thành tựu của ông, mà vì cớ đức tin của ông đặt nơi Đức Chúa Jêsus Christ. Ông là một nhân vật quyền lực nhất trên thế giới, nhưng hôm qua ông đã đến tại mức cuối của cuộc chiến lâu dài với chứng bịnh Alzheimer, không phải như một nhân vật đầy quyền lực, mà là một tội nhân được cứu bởi ân điển.
Hội thánh vượt thời gian
Bài Tín Điều Các Sứ Đồ chép: “Tôi tin sự cảm thông của thánh đồ”. Vì lời lẽ nầy xuất hiện gần phần cuối của bài tín điều, chúng ta có khuynh hướng liếc sơ qua chúng, nhưng chúng ta không nên làm thế vì chúng dạy chúng ta một điều quan trọng về Hội thánh Cơ đốc. Trong hai tuần qua, tôi đã nhấn mạnh rằng Hội thánh không phải là một tòa nhà hay một hệ phái; Hội thánh là con người. Chúng ta cũng học biết rằng Hội thánh vừa là Hội thánh địa phương cũng là Hội thánh phổ thông. Chúng ta hôm nay nhóm lại như một Hội thánh địa phương, một Hội chúng đặc biệt nhóm lại ở số 931 đường Lake ở thị trấn Oak Park, bang Illinois mỗi sáng Chúa nhựt. Bạn có thể tìm được nhiều nhà thờ lớn nhỏ giống như chúng tôi trong từng xứ sở trên thế giới. Cũng có một ý thức trong đó “hội thánh” đề cập tới tất cả các tín đồ thật tan rãi khắp nơi trên từng quốc gia. Trong khi nghiên cứu về bài giảng nầy, tôi rất thích thú khi khám phá ra rằng cụm từ “sự cảm thông của thánh đồ” là phần thêm vào sau trong Bài Tín Điều Các Sứ Đồ. Nó được thêm vào vài thế kỷ sau cụm từ “hội thánh phổ thông”. Cần phải suy gẫm chính xác cụm từ nầy nói gì khi được thêm vào ở đây. Vào ngày thứ Sáu, Brian Ondracek gọi điện cho tôi trao đổi về trình tự của buổi thờ phượng và trong cuộc trao đổi ấy, ông cung ứng cho tôi một chìa khóa quan trọng cho cụm từ nầy. Ông nói như sau:
Hội thánh phổ thông dạy cho chúng ta rằng Hội thánh ấy trải khắp toàn cầu.
Sự cảm thông của thánh đồ dạy chúng ta rằng hội thánh vượt thời gian.
Vì vậy, chính xác thì cụm từ “sự cảm thông của thánh đồ” có ý nói tới điều gì? Chúng ta hãy phân tích cụm từ ấy. Chữ “cảm thông” dịch từ Hylạp koinonia. Đấy là một từ rất phổ thông trong Tân Ước, có ý nói mối thông công hay tình bằng hữu. Nó có ý nói phải chia sẻ với nhau trong một mối quan hệ mật thiết. Trong Hylạp đời thường, chữ nầy được sử dụng để nói tới một cuộc hôn nhân, một sự cộng tác làm ăn, một cộng đồng, hay một quốc gia được trói buộc với nhau bởi các mục tiêu chung. Cao hơn hết, chữ nầy áp dụng cho tình bạn. Công Vụ các Sứ đồ 2:42 sử dụng từ ngữ nầy để mô tả tình trạng gần gũi, mật thiết của các Cơ đốc nhân đầu tiên, họ sống chung với nhau, ăn chung với nhau, và chia sẻ dùng chung mọi sự với nhau.
Từ ngữ “thánh đồ” có ý nói “người thánh”. Trong Tân Ước, từ ngữ “thánh đồ” là một chữ đồng nghĩa nói tới “Cơ đốc nhân” hay “tín đồ”. Sứ đồ Phaolô sử dụng từ ngữ “thánh đồ” trong vài thư tín của ông để mô tả các tín hữu bình thường. Ông đã viết thư gửi cho các thánh đồ ở Rôma và cho các thánh đồ ở thành Côrinhtô và cho các thánh đồ ở thành Êphêsô và cho các thánh đồ ở thành Philíp. Đối với nhiều người trong chúng ta, một “thánh đồ” đề cập tới một Cơ đốc nhân phi thường, một người được xem là kinh điển bởi Hội thánh Rôma. Nhưng Tân Ước không hề sử dụng từ ngữ theo cách ấy. Từ ấy luôn luôn áp dụng cho tất cả các tín đồ. Tôi giảng mỗi năm một lần ở Trung Tâm Hội Nghị Word of Life ở Hudson, Florida. Trong mấy năm gần đây, cũng chính một người đến đưa đón chúng tôi tại phi trường. Tôi không thể nhớ tên của ông ấy, nhưng tôi không bao giờ quên được ông ấy, vì ông ấy luôn luôn chào tôi theo cùng một cách: “Hello, thánh đồ!” Không phải “Hello, Mục sư Ray”, mà là “Hello, thánh đồ!” Ông chào mọi người theo cách ấy. Đấy là cách chúng ta nhận biết ông ấy: Ông ấy là người hay có lối chào “Hello, thánh đồ”. Và ông ấy hoàn toàn theo Kinh thánh trong cách sử dụng từ ngữ vì chúng ta tất cả đều là thánh đồ của Đức Chúa Trời. Đúng là thích hợp hoàn toàn khi nói tới “Thánh Jane” hay “Thánh Jeff” hoặc “Thánh Martha” hay “Thánh Don” hoặc “Thánh Fred”. Nếu bạn biết Chúa Jêsus, bạn là một thánh đồ thật của Đức Chúa Trời.
Khi nói rằng chúng ta tin vào sự cảm thông của thánh đồ, thì có nghĩa là chúng ta tin ở đó đang tồn tại một mối quan hệ mật thiết giữa những tín đồ thật trong Chúa Jêsus. Chúng ta có thể nói theo cách nầy: Những ai thuộc về Chúa Jêsus đều thuộc về tôi, và tôi thuộc về họ. Tôi rút ra một kết luận từ điều nầy: Mối thông công của chúng ta cần phải rộng rãi giống như toàn bộ thân thể của Đấng Christ vậy. Đúng là niềm vui của tôi trong hơn 15 năm qua, tôi nhìn thấy Đức Chúa Trời mở rộng các đường chân trời của riêng tôi trong khu vực nầy. Tôi đã khám phá ra niềm vui ấy vì Đức Chúa Trời đã rãi dân sự của Ngài ở nhiều nơi rất là bất thường. Và tôi học biết được rằng có nhiều cách khác nhau để thờ phượng Đức Chúa Trời bằng tâm thần và lẽ thật. Tôi học biết phải tổ chức buổi khiêu vũ thờ phượng nho nhỏ ở trung tâm YWAM tại Belize. Tôi đứng với John Sergey và quan sát một nghi thức tế lễ của Giáo hội Chính Thống Hylạp ở St. Petersburg, nước Nga. Tôi vỗ tay và vui đùa với các tín hữu sốt sắng người Haiti trong một chiến dịch truyền giảng Tin Lành. Tôi đã giảng ở một Hội thánh Tin Lành trên bờ sông Volga và đã hiệp thờ phượng với Hội thánh King of Kings, một hội chúng đầy năng quyền chú về Đấng Mêsi, nhóm lại tại Hội YMCA ở thành Jerusalem. Khi chúng tôi đến viếng Greg và Carolyn Kirschner ở Jos, Nigeria cách đây mấy năm, hội thánh chúng tôi nhóm lại với họ có một của dâng đặc biệt vào ngày Chúa nhựt ấy để gây quỹ xây nhà thờ. Thay vì đưa đĩa tiền dâng đi theo cách chúng tôi thực hiện ở Hoa kỳ, họ gọi người ta tiến đến phía trước theo từng nhóm một rồi đặt của dâng vào một cái bình kim loại thật to ở phía trước nhà thờ. Vì thế, đang khi chúng tôi hết thảy đều đứng, vỗ tay, ca hát, các nhóm khác nhau đã tiến đến phía trước vừa ca hát vừa nhảy múa, đem theo của dâng cùng với họ. Khi thời điểm dành cho các cấp lãnh đạo Hội thánh tiến đến phía trước, tôi đứng dậy rồi cùng đi với họ, tôi vừa đi vừa nhảy múa khi tiến đến phía trước cùng với của dâng của mình. Thành thực mà nói, việc “nhảy múa” của tôi chẳng khác gì hơn đi từng bước tới phía trước mà thôi — và tôi chẳng giỏi lắm về việc ấy, nhưng tôi đã làm thế, và tôi vui thích với việc ấy. Đức Chúa Trời liên tục rút tôi ra khỏi khu vực an nhàn của tôi trong mấy năm qua để tỏ cho tôi thấy rằng gia đình tôi còn lớn lao hơn tôi từng tưởng tượng nữa.
Tin lành dành cho mọi người
Rôma 1:16 rất là nâng đỡ ở chỗ nầy: “Thật vậy, tôi không hổ thẹn về Tin Lành đâu, vì là quyền phép của Đức Chúa Trời để cứu mọi kẻ tin, trước là người Giu-đa, sau là người Gờ-réc”. Cụm từ sau cùng trình bày chiều kích phổ thông của Tin lành. Người Do thái là tuyển dân của Đức Chúa Trời. Mặc dù hầu hết người Do thái không trở thành môn đồ của Đấng Christ, tin lành vẫn có quyền phép để cứu họ nếu họ chỉ tin mà thôi. Người “Gờ-réc” là dân Ngoại, nghĩa là, tất cả những dân không phải là Do thái. Không có gì phải ngạc nhiên, Phaolô đã chẳng hổ thẹn. Tin lành có quyền phép để cứu con người bất chấp những dị biệt đang phân cách chúng ta. Tin lành có quyền phép để cứu bất chấp:
Chủng tộc
Học vấn
Tuổi tác
Thu nhập
Màu da
Lai lịch gia đình
Sở thích tôn giáo
Cấp độ đạo đức.
Tin lành của Chúa Jêsus có quyền phép dựng lên một cây cầu bắc qua vực sâu chủng tộc, học vấn, tuổi tác, địa vị trong xã hội, màu da, lai lịch gia đình, ngôn ngữ, văn hóa, và tất cả những việc đang phân cách dòng giống con người. Chúng ta đã nhìn thấy thoáng qua về điều nầy ở Oak Park cách đây hai năm khi hàng ngàn người trong chúng ta đã nhóm lại vào buổi lễ tưởng nhớ ngày 11/9 ở Mills Park. Đã có tín đồ hệ phái Luther, tín đồ Giám Lý, tín đồ Trưởng lão, Báptít và nhiều người không gia nhập Hội thánh nào trong số khán thính giả. Quí Mục sư từ các nhà thờ tin lành khác nhau đã hướng dẫn buổi lễ. Timothy Fung từ Hội thánh Bible của người Trung hoa đã hướng dẫn cầu nguyện khai lễ. Rodney Brown từ Hội thánh Fellowship Christian, Art Jackson từ Hội thánh Judson Baptist, Dean Leuking từ Hội thánh Grace Luther, Dave Steinhart từ Hội thánh Forest Park Baptist, và Dave Frederick từ Hội thánh Vineyard hết thảy đều sự phần. Một nhóm thiếu nhi từ nhiều hội thánh khác nhau đã trình bày đủ màu sắc. Fadge Pincham hát bài “The Star-Spangled Banner” và Dave Worth từ Hội thánh First Presbyterian trình bày Tin Lành. Kevin Thames thổi bài “Amazing Grace” với chiếc kèn túi. Chúng ta tôn vinh các đại biểu của cơ quan cứu hỏa và cảnh sát địa phương. Một ca đoàn và ban nhạc thật lớn hướng dẫn dân sự từ nhiều hội thánh hát bài: “Lord, Have Mercy”. Hàng ngàn người thắp nến lên khi chúng tôi hát bài “The Lord’s Prayer”. Chúng tôi kết thúc khi cùng nhau hát bài “America the Beautiful”. Trong 15 năm của tôi ở Oak Park, đây là một sự chứng tỏ long trọng nhất về sự hiệp một của Hội thánh của Đức Chúa Jêsus Christ.
Buổi lễ tưởng niệm 11/9 đã chứng tỏ quyền phép của tin lành vượt hết mọi hàng rào chủng tộc, ngôn ngữ, văn hóa và địa lý. Đôi khi chúng ta bị cám dỗ phải làm “dịu đi” tin lành để mở rộng mối thân hữu của chúng ta, nhưng ngược lại là gần gũi hơn với lẽ thật. Khi chúng ta khẳng định với tin lành, chúng ta có thể có mối thông công vui vẻ với dân sự của Đức Chúa Trời từ nhiều lai lịch khác nhau.
I. Chúng ta có mối thông công với Đấng Christ.
Chúng ta nhìn thấy điều nầy rất rõ ràng ở I Giăng 1:1-4: “Điều có từ trước hết, là điều chúng tôi đã nghe, điều mắt chúng tôi đã thấy, điều chúng tôi đã ngắm và tay chúng tôi đã rờ, về lời sự sống; vì sự sống đã bày tỏ ra, chúng tôi có thấy, và đang làm chứng cho, chúng tôi rao truyền cho anh em sự sống đời đời vốn ở cùng Đức Chúa Cha và đã bày tỏ ra cho chúng tôi rồi; chúng tôi lấy điều đã thấy đã nghe mà truyền cho anh em, hầu cho anh em cũng được giao thông với chúng tôi. Vả, chúng tôi vẫn được giao thông với Đức Chúa Cha, và với Con Ngài là Đức Chúa Jêsus Christ. Chúng tôi viết những điều đó cho anh em, hầu cho sự vui mừng của chúng tôi được đầy dẫy”. Mọi sự chúng ta làm đều dựa trên chính lẽ thật nầy. Chúng ta có mối giao thông với Đức Chúa Trời qua Con của Ngài, là Đức Chúa Jêsus Christ. Và chỉ trong Đấng Christ chúng ta mới có mối giao thông với nhau. Nếu bạn bỏ qua hay thu nhỏ điều nầy hoặc bưng bít nó, khi ấy chúng ta chẳng khác gì hơn một câu lạc bộ trong xã hội. Cái điều biệt riêng chúng ta đối với câu lạc bộ Rotary hay câu lạc bộ quốc gia, ấy là chúng ta có mối giao thông với Đức Chúa Trời. Hãy nhớ phần định nghĩa mà tôi đã trưng dẫn tuần vừa qua: Chúng ta là “cộng đồng siêu nhiên dân sự được chuộc của Đức Chúa Trời”. Hội thánh là mối thông công của những người nam người nữ nào có mối quan hệ cá nhân với Đức Chúa Jêsus Christ.
Đấy là toàn bộ mục đích của Tiệc Thánh. Chúng ta gọi đó là “thông công” vì nó tiêu biểu cho mối giao thông của chúng ta với Đấng Christ qua thân thể tan nát và qua huyết đổ ra của Ngài. Khi chúng ta nhận lãnh các yếu tố nầy, chúng ta bước vào trong mối giao thông cá nhân với Chúa của chúng ta. Và chúng ta dự phần vào mối thông công ấy với các tín hữu khác trong Đấng Christ.
II. Chúng ta có mối thông công với các thánh đồ ở trên đất.
Trở lại với I Giăng 1 trong một phút đi. Ở câu 7, ông thêm một chiều kích quan trọng vào những điều ông đã nói rồi: “Nhưng, nếu chúng ta đi trong sự sáng cũng như chính mình Ngài ở trong sự sáng, thì chúng ta giao thông cùng nhau; và huyết của Đức Chúa Jêsus, Con Ngài, làm sạch mọi tội chúng ta”. Tôi xem đây là “cùng nhau” khác đề cập tới cả Đức Chúa Trời và các tín hữu khác nữa. Bước đi trong sự sáng giúp chúng ta có mối giao thông với Đức Chúa Trời và với các tín hữu khác. Vì Đức Chúa Trời là sự sáng, và chúng ta là con cái của sự sáng, khi chúng ta bước đi trong sự sáng ấy, chúng ta là nơi Đức Chúa Trời ngự và là chỗ con cái Ngài sinh hoạt. Chúng ta không còn cô độc nữa trong bóng tối tăm tội lỗi và sự loạn nghịch. Chúng ta từng nắm bắt điều nầy rồi, tất cả những mối quan hệ của chúng ta sẽ được thay đổi. Chúng ta có thể là tội nhân, nhưng chúng ta là hạng tội nhân đã được cứu bởi ân điển của Đức Chúa Trời. Điều đó thay đổi cách chúng ta xử sự với người bạn đời và con cái của chúng ta. Và điều đó thay đổi phương thức chúng ta quan hệ với bạn bè và người thân của chúng ta. Chúng ta từng hiểu rõ mọi điều Đức Chúa Trời đã làm cho chúng ta, chúng ta công nhận: “Ấy chẳng phải là về tôi vì tôi không phải là trung tâm điểm của vũ trụ. Mà đó là cái với tới người khác trong danh của Chúa Jêsus”.
III. Chúng ta có mối thông công với các thánh đồ ở trên trời.
Hêbơrơ 12:1 nói tới vấn đề nầy khi câu ấy nói chúng ta bị vây lấy bởi một đám mây rất lớn những người chứng kiến. Hãy hình dung đấu trường Olympic ở thành Athens, Hylạp, ở đó trong mấy tuần lễ các lực sĩ từ mỗi quốc gia sẽ đầy dẫy trên đấu trường. Hãy tưởng tượng rằng bạn đang ngồi phía trên cao của đấu trường, nhìn xuống các lực sĩ khi họ thi đấu để lấy huy chương vàng Olympic. Có lực sĩ ném lao; nhiều người khác đang đẩy tạ. Ở đàng kia có người đang nhảy sào; chỗ nọ một nhóm vận động viên sắp sửa bước vào cuộc chạy marathon. Khán giả từ nhiều quốc gia đứng chật hết cổ vũ cho các vận động viên. Hêbơrơ 12:1 phác họa các thánh đồ ở trên đất trong đấu trường khi các thánh đồ trên trời ở chung quanh cổ vũ họ. Ngước nhìn quanh xem, bạn thấy Giacơ và Giăng, ở đàng kia là Phaolô, bạn nhìn thấy Phierơ và Giăng Mác ở không xa đó lắm. Khi bạn tiếp tục nhìn xem, bạn thấy những người thân của mình, họ đã qua đời trong Đấng Christ. “Bạn có thể thi đấu! Hãy tin cậy nơi Chúa Jêsus. Cứ tin đi”, họ hô to lên từ trời. Khi bạn cảm thấy như muốn bỏ cuộc, bạn có thể nghe họ đang kêu gọi bạn: “Đừng chịu thua trong lúc bây giờ. Bạn không còn xa đích lắm đấu”.
Các thánh đồ có thực sự nhìn thấy chúng ta trên đất không? Tôi không biết câu trả lời chính xác cho câu hỏi ấy, nhưng Hêbơrơ 12:1 ít nhất giúp chúng ta suy nghĩ đến họ như đang cỗ vũ cho chúng ta luôn. Và hình ảnh ấy là một phần trong sự cảm thông của các thánh đồ. Sự chết không thể phân rẻ chúng ta ra khỏi các thánh đồ ở trên trời. Ở điểm nầy, điều đó giúp chúng ta nhớ rằng thiên đàng không xa xôi lắm như chúng ta nghĩ đâu. Khi tôi còn nhỏ, tôi đã vẽ thiên đàng như một nơi xa tít thái dương hệ, một vùng đất kỳ diệu xa xôi lắm đến nỗi tôi phải cần đến một con tàu phóng bằng hỏa tiễn mới tới được đó. Hêbơrơ 12:22-24 hiến cho một bức tranh khác. Những câu nầy cho chúng ta biết đôi điều lạ lùng về những gì Tin Lành đã làm cho chúng ta:
“Nhưng anh em đã tới gần núi Si-ôn, gần thành của Đức Chúa Trời hằng sống, tức là Giê-ru-sa-lem trên trời, gần muôn vàn thiên sứ nhóm lại, gần Hội thánh của những con trưởng được ghi tên trong các từng trời, gần Đức Chúa Trời, là quan án của mọi người, gần các linh hồn người nghĩa được vẹn lành, gần Đức Chúa Jêsus, là Đấng trung bảo của giao ước mới, và gần huyết rưới ra, huyết đó nói tốt hơn huyết của A-bên vậy”.
Ba lần tác giả sử dụng cụm từ “anh em đã tới” [theo bản Kinh thánh Anh ngữ]. Từ ngữ Hylạp sát nghĩa có ý nói “tới gần”. Đây là một từ kép gồm có “tới” và “gần” hay “mặt đối mặt”. Từ kép ấy có ý nói tới việc đến trong sự hiện diện của ai đó hay cái gì đó. Chúng ta từng ở xa cách đối với Đức Chúa Trời, nhưng giờ đây ở trong Đấng Christ, chúng ta đã đến trong sự hiện diện của chính Ngài. Chúng ta từng ở xa, song giờ đây chúng ta sống trong sự hiện diện của các thiên sứ. Và giờ đây, trong Đấng Christ chúng ta đã bước vào trong sự hiện diện của các linh hồn người nghĩa đã được làm cho trọn vẹn — một tham khảo rõ ràng đến các tín đồ ở trên trời.
Hãy suy nghĩ về những điều ông đang nói tới:
Chúng ta không ở xa thiên đàng lắm đâu.
Chúng ta không ở xa các thiên sứ lắm đâu.
Chúng ta không ở xa những người thân của chúng ta ở trên trời lắm đâu.
Chúng ta không ở xa đối với Đức Chúa Trời lắm đâu.
Chúng ta không ở xa đối với chính mình Chúa Jêsus lắm đâu.
Thiên đàng là một nơi có thật, đấy là nơi mà Chúa Jêsus đang ngự ngay bây giờ, và nơi ấy chẳng xa chúng ta lắm đâu. Giữa chúng ta và thiên đàng có một bức màn mỏng gọi là sự chết. Đối với chúng ta, bức màn ấy dường như tối tăm và cấm đoán, nhưng trong Đấng Christ bức màn ấy đã trở thành cánh cửa mở vào thực tại đời đời. Có lẽ chúng ta sẽ nghĩ đến mọi thực tại đời đời chỉ là một chiều kích thực tại khác — không phải là thấy được bằng mắt thường đối với chúng ta trong đời nầy, mà gần gũi với chúng ta và xung quanh chúng ta mọi lúc mọi khi — giống như các thiên sứ đang vây quanh đạo quân của Israel mà Êlisê đã tỏ ra cho tôi tớ mình ở II Các Vua 6:15-17. Các thiên sứ đều có mặt ở đó trọn thời gian, nhưng tên đầy tớ không thể nhìn thấy họ cho tới chừng mắt hắn ta được mở ra.
Một vài bài thánh ca của chúng ta nói tới phương diện thông công nầy với các thánh đồ ở trên trời. Một câu trong bài “Nền Hội Thánh Trên Bàn Thạch Kiên Cố” nhắc tới mối thông công ấy thật rõ nét:
Đền thờ bởi tay người ta xây cất
Thần cao khiết trên trời không ngự vào,
Đền Ngài tối linh tuyệt vô trên đất
Đền hoa mỹ nhân tạo so kịp nào.
Cả khung trời không bao dung được Ngài!
Lạ thay Chúa thích ở trong nhân loại
Để cất một đền ở thân đây hoài
Bài thánh ca “For All the Saints” chứa một câu nói tới lẽ thật nầy:
Và khi cuộc chiến tới hồi kịch liệt, cuộc chiến lâu dài,
Thoáng nghe xa xa bài ca đắc thắng bên tai,
Rồi mọi lòng lại dũng cảm, và hai cánh tay nên mạnh.
Halêlugia, Halêlugia!
Nói như thế có nghĩa gì chứ? Sự chết không thể hủy diệt mối thông công của chúng ta với các thánh đồ của Đức Chúa Trời. Chúng ta là một với họ và họ là một với chúng ta. Tôi không có ý nói rằng chúng ta có thể giao thông với họ. Kinh thánh đặc biệt cấm đoán sự ấy. Khi bạn nhìn thấy nhân vật trên TV trong chương trình “Crossing Over” xưng mình nhận lãnh các sứ điệp từ kẻ chết, người ấy đang tự dối mình và dối người khác. Chúng ta không nói chuyện với hồn ma hay các sự hiện thấy hoặc chiêm bao hay thứ gì đó giống như vậy. Chúng ta có ý nói rằng các thánh đồ của Đức Chúa Trời hiện đang sống ở trên trời trong khi chúng ta còn sống ở trên đất. Và họ không cách xa chúng ta lắm đâu. Một ngày kia, chúng ta sẽ tái hiệp với họ. Họ đã đi khỏi tầm mắt thấy của chúng ta, nhưng họ chẳng qua khỏi tầm mắt của Đức Chúa Trời. Và họ chưa thực sự đi khỏi chúng ta đâu. Khi chúng ta ngợi khen Đức Chúa Trời sáng nay ở trên đất, họ hiệp cùng chúng ta trong sự ngợi khen Đức Chúa Trời ở trên trời. Đấy là “mối thông công ngọt ngào kín giấu” mà tác giả thánh ca đã có trong trí.
Những nhà thần học có khi nói tới sự chiến đấu của Hội thánh và sự đắc thắng của Hội thánh. Chúng ta là hội thánh chiến đấu vì những cuồng nộ của chiến trận ở quanh chúng ta mỗi ngày và chúng ta được kêu gọi phải tham dự đánh trận tốt lành và khoác lấy toàn bộ vũ khí của Đức Chúa Trời. Nhưng một ngày kia chúng ta sẽ hạ vũ khí xuống, chiến trường của chúng ta đã qua, và chiến thắng đã đạt được. Trong ngày vui sướng ấy, chúng ta sẽ hiệp vào chiến thắng của Hội thánh ở trên trời. Nhưng dù chúng ta còn ở đây trên đất hôm nay hay ở trên trời vào ngày mai, chúng ta vẫn là một chi thể trong Hội thánh của Đức Chúa Jêsus Christ.
Có một câu khác trong bài “For All the Saints” bện các tao lẽ thật khác lại với nhau:
Ôi sự cảm thông hạnh phước,
mối thông công thiêng liêng!
Chúng ta yếu đuối chiến đấu,
họ ở trong sự sáng láng vinh hiển;
Hết thảy đều là một ở trong Ngài,
vì hết thảy đều thuộc về Ngài.
Halêlugia, Halêlugia!
Vào năm 1981 khi Tổng thống Reagan gần như là bị ám sát, vị Mục sư của ông từ California đến gặp ông trong bịnh viện ở Washington, D.C. Mục sư Don Moomaw cầm lấy tay của vị Tổng thống rồi hỏi ông: “Ông với Chúa thể nào rồi?” Tổng thống Reagan đáp: “Mọi sự đều suông sẻ với tôi và Chúa”. “Làm sao ông biết được?” Câu trả lời rất quan trọng và rất đơn sơ: “Tôi có một Cứu Chúa”.
Đấy là chỗ khác biệt mà Đức Chúa Jêsus Christ đã làm ra. Khi bạn có một Cứu Chúa, bạn có thể đối mặt với chính sự chết của mình với lòng dạn dĩ và ân điển. Bạn có một Cứu Chúa chưa? Nếu bạn chưa có, hay nếu bạn không dám chắc, tôi khuyên bạn nên trao đời sống của mình vào trong tay của Đức Chúa Jêsus Christ ngay bây giờ đi. Hãy chạy đến thập tự giá. Hãy nắm lấy Đức Chúa Jêsus Christ. Hãy tin cậy Ngài làm Chúa và Cứu Chúa. Hãy cầu xin Ngài cất bỏ đi tội lỗi và ban cho bạn đời mới. Hãy đến với Đấng Christ ngay bây giờ và đời sống của bạn sẽ không còn như trước nữa đâu. Amen.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét