Mác 13:1-8
KHỞI ĐẦU CỦA SỰ CUỐI CÙNG
Phần giới thiệu: Phân đoạn Kinh thánh ở trước mặt chúng ta hôm nay được biết là Bài Giảng Trên Núi Ôlive. Bài giảng nầy, do Chúa phân phát ra, cũng đã được ghi lại ở Mathiơ 24-25 và ở Luca 21. Trong bài giảng nầy, Chúa Jêsus nói tới kỳ tận thế và các biến cố vây quanh sự cuối cùng của thế gian.
Phân đoạn nầy là một trong những phân đoạn Kinh thánh khó giải thích nhất trong Tân Ước. Vì cớ sự thực nầy, có nhiều sự dạy giả dối rất đa dạng về kỳ tận thế, Sự Tái lâm của Đấng Christ, và thậm chí về ơn cứu rỗi nữa đã phát sinh.
Chúng ta nên dành thì giờ để đi qua các câu nầy. Chúng ta muốn tiếp thu lấy một sự hiểu biết chính xác những gì Chúa Jêsus đang ra sức dạy dỗ chúng ta.
Để hiểu biết thích đáng lời tiên tri nầy, chúng ta cần phải giữ lấy một số lẽ thật trong trí.
+ Thứ nhứt, phân đoạn nầy không hề nhắc tới Hội thánh hay Sự Cất Lên. Tại sao? Phân đoạn không nhắc tới các việc nầy vì phân đoạn nầy không được viết ra cho Hội thánh, nó đã được viết ra cho dân Israel. Chủ yếu đây là một lời tiên tri của người Do thái. Tuy nhiên, vẫn có nhiều lẽ thật mà chúng ta sẽ thu lượm được từ mấy câu Kinh thánh nầy.
+ Thứ hai, lời tiên tri nầy bao phủ một khoảng thời gian rất rộng. Hơn 3.000 năm lịch sử của con người được lồng vào ở đây. Mấy câu nầy chứa những lời tiên tri phần nào đã được ứng nghiệm và sẽ ứng nghiệm hoàn toàn trong tương lai. Vì vậy, cùng một lúc chúng ta sẽ nhìn lại sau rồi nhìn tới đàng trước.
+ Thứ ba, cũng như với bất cứ phân đoạn Kinh thánh nào có tính tiên tri, chúng ta cần phải cẩn thận và với sự hiểu biết rằng chẳng một người nào có đủ hết những câu trả lời. Không một học giả Kinh thánh nào có khả năng giải quyết hết mọi bí ẩn thần học giấu kín trong Bài Giảng Trên Núi Ôlive. Vì vậy, chúng ta phải tiếp cận mấy câu quan trọng nầy với tấm lòng hạ mình xuống, nhìn biết rằng chẳng ai trong chúng ta biết hết được bài giảng ấy.
Với các tư tưởng nầy trong trí, chúng ta hãy lắng nghe cho kỹ phần đối đáp giữa Chúa Jêsus cùng các môn đồ Ngài, khi Ngài dạy họ về các biến cố sẽ đánh dấu cho kỳ tận thế. Tôi tin rằng những gì Chúa phán ở đây sẽ trở thành một thách thức và một sự vùa giúp cho chúng ta khi chúng ta cùng nhau nghiên cứu phân đoạn Kinh thánh nầy.
Tôi muốn rao giảng hôm nay với đề tài: Khởi Đầu Của Phần Cuối Cùng. Tôi muốn bạn nhìn vào Lời Tiên Đoán Lạ Lùng; Bối Cảnh Đáng Giật Mình và Lời Hứa Êm Dịu. Chúng ta hãy nhìn vào các lẽ thật nầy rồi suy nghĩ về Khởi Đầu Của Phần Cuối Cùng.
I. LỜI TIÊN ĐOÁN LẠ LÙNG (các câu 1-2)
A. Đền thờ và thiết kế của nó (câu 1) – Chúa Jêsus sắp rời khỏi Đền Thờ. Trong hai chương vừa qua, chúng ta đã thấy Chúa Jêsus và những lần gặp gỡ của Ngài với hạng người Do thái tôn giáo. Đối với Chúa Jêsus cùng các môn đồ Ngài thì đây là những lúc rất căng thẳng. Chắc chắn họ bị đánh bại bởi lời lẽ và cách ứng xử của Chúa trong Đền Thờ. Có lẽ họ nghĩ Chúa Jêsus sẽ tìm cách kiếm được sự ưu ái của người Do thái và các cấp lãnh đạo Do thái. Thay vì thế, Chúa Jêsus đã làm mọi sự trong quyền phép của Ngài để chỉ rõ họ là hạng người tôn giáo giả hình.
Giờ đây, thì giờ của họ trong Đền Thờ đã qua rồi, và một trong các môn đồ đã tìm cách làm cho tình hình nguôi ngoai đi. Rốt lại, họ đã kinh nghiệm đủ tính tiêu cực, vị môn đồ nầy muốn nói cái gì đó thật là tích cực đây. Vì thế, người mời gọi sự chú ý của Chúa vào Đền Thờ, cấu trúc và vẻ đẹp của nó.
Đền thờ tại thành Jerusalem được xem là một trong những kỳ quan đẹp đẽ nhất trong Đế quốc Lamã thời xưa. Đền thờ nguyên thủy là một đền đài nguy nga do Solomon xây dựng mất hết bảy năm và nhiều triệu đôla chi phí. Đền thờ nầy đã bị hủy diệt hoàn toàn bởi Nêbucátnếtsa và quân Babylôn vào khoảng năm 600TC.
Khi người Do thái trở về lại quê hương 70 năm sau đó, họ đã xây đền thờ thứ nhì. Đền thờ nầy phục vụ cho người Do thái trong gần 500 năm, nhưng đến thời Tân Ước, nó đã gánh chịu nhiều thiệt hại thích đáng với dòng chảy của thời gian.
Khi Vua Hêrốt nắm lấy ngai vàng của Israel, ông ta muốn được lòng người Do thái. Vì vậy, ông ta đã cho phép tái thiết đền thờ của họ. Họ được chuẩn y và vào năm 18TC, công việc đã khởi công.
Đến thời của Chúa Jêsus, công việc đã trôi đi khoảng 46 năm, Giăng 2:20, và sẽ còn tiếp tục trong 20 năm khác nữa. Đền thờ mà Chúa Jêsus và người của Ngài đến viếng là một đền đài rất lạ lùng.
Đền thờ ấy ngự trên đỉnh Núi Môria và nổi bật lên trên nền bầu trời của cổ thành xưa kia. Ngọn núi đền thờ bao phủ khoảng 1/6 khu vực đất đai của thành Jerusalem. Bản thân đền thờ có 172 feet chiều dài và cao 20 tầng. Có thể nhìn thấy đền thờ ấy từ nhiều dặm xa và từ bất cứ đâu trong thành phố.
Bạn sẽ để ý thấy vị môn đồ đã kêu gọi sự chú ý của Chúa nhắm vào “những hòn đá” và “các nhà”. Chúng ta hãy nói về hai phần mô tả nầy.
Những hòn đá dựng nên Đền thờ của Hêrốt rất là lớn. Có hòn đá dài tới 40 feet, cao 18 feet và rộng 15 feet. Chúng được cắt bằng tay từ đá vôi trắng tinh, và khít khao trọn vẹn đến nỗi một tờ giấy không thể len vào giữa hai hòn đá được.
Các cánh cửa, bức tường và thậm chí nền của Đền thờ đều được lát vàng. Có những thứ trang sức, chạm trỗ lộng lẫy, và nhiều bối cảnh rất đáng kính sợ. Người ta nói rằng khi mặt trời mọc trên thành Jerusalem, bạn không thể đứng nhìn vào Đền thờ vì cớ ánh sáng phản chiếu từ các bức tường lát vàng của nó. Bất cứ thứ chi không lát vàng đều có màu trắng tinh. Dù Đền thờ được nhìn ngắm lúc ban ngày hay ban đêm, đây là một bối cảnh mà không một ai có thể quên được.
Giống như từng người Do thái khác, vị môn đồ nầy đã có ấn tượng bởi Đền thờ. Ông ta lấy làm tự hào vì đây là một phần trong xứ sở và trong tôn giáo của ông ta. Vì vậy, ông ta mời gọi Chúa chú ý đến tòa nhà và những điểm lạ lùng của nó.
B. Đền thờ và sự hủy diệt của nó (câu 2) – Phản ứng của Chúa Jêsus là một phản ứng rất lạ lùng. Chúa Jêsus lắng nghe cảm thán của môn đồ nầy rồi phản ứng bằng cách nói cho ông ta biết đền thờ mà ông ta yêu mến rất đỗi kia chắc chắn sẽ bị tháo dỡ và bị hủy diệt.
Điều nầy thực sự đã được ứng nghiệm vào năm 70SC khi Titus, tướng lãnh người Lamã và quân đội của ông ta chiếm lấy thành phố. Titus đã ra lịnh cho quân lính bảo toàn đền thờ, nhưng tòa nhà đã bị phá hủy bằng lửa do một trong các binh sĩ của ông ta. Kết quả là, vị tướng lãnh đã ra lịnh đền thờ và thành phố phải hoàn toàn bị hủy diệt. Người Lamã đã tháo dỡ từng tảng đá trong tòa nhà xuống để lấy vàng bị chảy ra trong ngọn lửa. Ngày nay, chẳng còn một hòn đá nào bị chừa lại từ đền thờ lớn lao mà Hêrốt đã xây dựng.
Giống như một chú thích bên lề, sẽ có một đền thờ mới được xây lên trong thành Jerusalem. Trong Kỳ Đại Nạn, người Do thái sẽ tái thiết lại đền thờ của họ và dâng của lễ bằng các con sinh một lần nữa. Khi ấy, trong sự trị vì ngàn năm của Đấng Christ, một đền thờ sau cùng sẽ được cất lên tại thành Jerusalem.
II. BỐI CẢNH ĐÁNG GIẬT MÌNH (các câu 5-8d)
A. Các môn đồ và lời thỉnh cầu của họ (các câu 3-4) – Sau khi họ đã ra khỏi đền thờ và thành phố, Chúa Jêsus dẫn người của Ngài đi lên Núi Ôlive. Ngọn núi nầy đứng khoảng 150 feet cao hơn thành phố ở bên dưới. Nó hiến cho một toàn cảnh về đền thờ cùng các nền của nó.
Khi Chúa Jêsus ngồi xuống trên núi, có bốn môn đồ đến gần Ngài. Hai nhóm anh em, Phierơ và Anhrê, Giăng và Giacơ, đã đến hỏi han Chúa Jêsus. Rõ ràng, các môn đồ có ấn tượng với những gì họ đã nghe Chúa Jêsus phán dạy về sự hủy diệt đền thờ. Họ muốn biết rõ những điều Ngài đang nói tới, vì vậy họ đến với Ngài để có một sự giải thích.
B. Chúa và phần khải thị của Ngài (các câu 5-8d) – Mấy người nầy đến hỏi cùng những câu hỏi mà người ta vẫn hay thắc mắc về kỳ tận thế. Ai nấy đều muốn biết “khi nào” điều đó sẽ xảy ra, và “đâu” là những dấu lạ sẽ xảy ra. Mọi sự bạn phải làm để bảo đảm có một đoàn dân đông trong bất kỳ buổi thờ phượng nào là công bố rằng bạn sẽ rao giảng về kỳ tận thế. Người ta sẽ đến để nghe điều đó.
Chúa Jêsus trả lời cho câu hỏi sau cùng của họ trong mấy câu nầy. Ở cuối chương, Ngài sẽ trả lời cho thắc mắc đầu tiên của họ. Hôm nay, chúng ta muốn xem xét phản ứng của Chúa chúng ta trước thắc mắc về đâu là các dấu lạ, khi kỳ tận thế đang đến gần.
(Minh họa: Việc đầu tiên phải lưu ý là khả năng của sự dối gạt. Chúa Jêsus đã cảnh cáo người của Ngài rằng họ cần phải tỉnh thức về sự dối hạt. Ngay cả các môn đồ có thể bị lôi kéo bởi những việc mà họ sẽ nghe và thấy. Tiềm năng ấy vẫn còn tồn tại ở đây.
Đấy là lý do tại sao bạn và tôi cần phải lập nền trong Lời của Đức Chúa Trời. Chúng ta cần phải quen thuộc với những gì Kinh thánh chép và những điều chúng ta tin theo, I Phierơ 3:15. Chúng ta cần phải đóng đinh lẽ đạo của mình thật chặt vào tấm lòng của chúng ta, hầu cho khi những sự dối trá đến, chúng ta có thể trung tín đứng vững cho Chúa).
1. Sẽ có đấng mêsi giả hiệu (câu 6) – Chúa Jêsus phán rằng nhiều Christ giả sẽ tới đến rồi lôi kéo nhiều người vào trong sự dối trá. Đến thời của Chúa Jêsus, có vài người Do thái đã xuất hiện xưng mình là Đấng Mêsi. Có một số người sinh sống thậm chí trong thời của Đấng Christ. Có nhiều người đã nối theo sau trải qua bao năm tháng.
Công Vụ các Sứ đồ 5:36-37 nhắc tới hai đấng mêsi đã sống trước thời của Chúa Jêsus. Một người tên là Thêu-đa. Người kia xưng rằng ông ta có thể chia sông Giôđanh ra. Ông ta đã dối gạt rủ rê 400 người theo mình rồi dẫn họ vào chỗ chết. Người khác nữa tên là Giuđa, người xứ Galilê. Ông ta là một nhà cách mạng chống Lamã và ông ta đã lập ra phong trào Zealot trong Israel. Một trong các môn đồ của Chúa, Simôn, người Xêlốt, là một trong các môn đồ của ông ta.
Sau sự chết và sự sống lại của Chúa Jêsus, nhiều người xưng mình là Đấng Mêsi đã đến rất nổi bật trong Israel. Một người có tên là Simon Bar-Kochba. Ông ta đã khởi sự một cuộc loạn nghịch kéo dài ba năm rồi phải trả giá bằng hàng nghìn sanh mạng trong xứ Israel. Cuộc nổi loạn của ông ta dẫn tới một cuộc trừng trị không nương tay của người Lamã khiến cho thành Jerusalem phải ở trong chỗ đổ nát hoàn toàn.
Nhiều người khác kể cả Moses ở đảo Crete. Ông ta xưng mình sẽ chia Biển Địa Trung Hải ra rồi dẫn các môn đồ mình băng qua như trên đất khô từ đảo Crete mà đến Israel. Nhiều người đã nhảy xuống các vách đá theo lịnh của ông rồi chìm sâu trong nước biển.
Vào thập niên năm 1100, một người có tên là Moses Al-Dar’I bảo các môn đồ mình bán hết mọi tài sản đi vì Đấng Mêsi sắp đến vào lễ Vượt Qua năm 1127. Lễ Vượt Qua đã đến rồi đi, các môn đồ của ông đã bị bỏ lại trong chỗ cơ cực.
Vào năm 1666, một người xưng mình đã nghe thấy tiếng phán của Đức Chúa Trời, công bố rằng ông ta là con của Đức Chúa Trời. Ông ta đã dẫn các môn đồ mình đến thành Constantinople và bị bắt bởi Vua Thổ Nhĩ Kỳ. Nhà Vua ra lịnh cho ông ta: một, phải minh chứng rằng ông ta là Đấng Mêsi hoặc sẽ bị hành quyết. Đấng mêsi giả hiệu ấy đã cải đạo sang Hồi giáo. Người Do thái đã từ chối Đấng Mêsi thật của họ và nhiều kẻ giả mạo đã dấy lên chiếm lấy chỗ của Ngài.
Trong kỷ nguyên của chính chúng ta, có nhiều người xưng mình là Đấng Mêsi đã diễu hành ngang qua sân khấu lịch sử. Joseph Smith, Charles Taze Russell, Mary Baker Patterson Glover Eddy, và Sun Myung Moon hiện đến trong trí. Nhiều người có thể nhớ đến Jim Jones, người sáng lập Đền thờ của Con Người, và gần 1.000 người ông ta lãnh đạo đã tự sát tập thể vào năm 1978.
Khi kỳ tận thế đến gần, sẽ có nhiều, nhiều người nữa, họ sẽ bước tới đàng trước rồi xưng mình là cứu chúa của thế gian. Hãy tỉnh thức để bạn không bị dối gạt bởi lời lẽ mượt mà và sự dối gạt gian ác của họ. Sự xuất hiện của hạng người thể ấy là một dấu cho thấy kỳ tận thế đang đến gần.
2. Sẽ có chiến tranh (câu 7) – Thế giới của chúng ta đã được đánh dấu bằng chiến tranh kể từ khi có thời gian. Theo Will Durant, trong 3.421 năm lịch sử đã được ghi lại, chỉ có 268 năm là hòa bình. Nhân vật nầy chưa tính những cuộc chiến không được ghi lại. Lịch sử thế giới của chúng ta là lịch sử của chiến tranh. Chúa Jêsus phán rằng chiến tranh và tiếng đồn về chiến tranh sẽ ngày càng gia tăng khi kỳ tận thế đã đến gần.
Chúng ta đang nhìn thấy sự thực ấy đang được minh chứng trong thời của chúng ta. Những cuộc chiến tranh đang tàn phá hành tinh của chúng ta, thậm chí khi con người xưng mình đang trèo lên nấc cao hơn trên chiếc thang hiểu biết, trắc ẩn và hòa bình.
Chúa Jêsus đã lưu ý chúng ta chống lại việc bị lôi kéo vào những cuộc chiến mà chúng ta đang nhìn thấy đang gầm rống chúng quanh chúng ta. Khi Hoa kỳ bao vây Iraq, có nhiều người tin đây là kỳ tận thế. Hết thảy những ai tin như thế đều đã sai lầm!
Chúa Jêsus phán: “những sự ấy phải xảy đến”. Nghĩa là, Đức Chúa Trời đang sử dụng tai họa chiến tranh ghê khiếp để nắn đúc thế gian cho sự đến của Con Ngài. Đức Chúa Trời sử dụng cơn giận của loài người vì cớ sự vinh hiển của chính mình Ngài! Đừng để bị mất tinh thần vì chiến tranh, chính Đức Chúa Trời đang di dộng các quân cờ vào đúng vị trí trên bàn cờ tận thế.
3. Sẽ có thay đổi đột ngột thường xuyên trên thế giới (câu 8a) – Chúa Jêsus cho chúng ta biết rằng bao lâu thế gian còn đứng đó, sẽ có tranh cạnh giữa các nước. Chúng ta không nên quan tâm thái quá về vấn đề nầy mà chi. Một lần nữa, chính Đức Chúa Trời đang tể trị, Ngài đang sửa soạn thế gian cho sự xuất hiện của Con Ngài.
Tuy nhiên, khi chúng ta nghe thấy tiếng huyên náo của Iran, Nga sô, Trung quốc và Bắc Hàn, nó có khuynh hướng khiến cho chúng ta có một ít sợ hãi. Chúng ta khởi sự suy nghĩ về kỳ tận thế. Tất cả mọi điều nầy chỉ là một phần sống động trong thế gian nầy. Khi kỳ tận thế đến gần, chúng ta sẽ thấy một sự gia tăng trong loại hoạt động nầy. Chúng ta không nên để cho những việc nầy làm cho chúng ta phải bối rối.
4. Sẽ có sự gia tăng về động đất (câu 8b) – Thế giới nầy chẳng lạ lùng gì với những trận động đất. Các nhà khoa học cho chúng ta biết rằng hơn 13 triệu người đã chết trong các trận động đất hơn 4.000 năm qua. Chúng ta đã nhìn thấy tận mắt mình những gì một trận động đất có thể gây ra khi một trận động đất mạnh diễn ra dưới Thái Bình Dương vào tháng Chạp năm 2003. Trận động đất ấy làm dấy lên một cơn sóng thần giết chết 300.000 người!
Vào năm 1811-1812, đã có một loạt những trận động đất lớn ở Arkansas đã sắp xếp lại bối cảnh của khu vực; khiến nhiều dòng sông thay đổi dòng chảy của chúng; làm đầy dẫy bầu trời với tro bụi; và phún ra nhiều ngọn lửa.
Vào ngày 18 tháng 5 năm 1980, một ngọn núi lửa tên là Núi St. Helen ở Montana đã phun trào. Sự phun trào nầy được gây ra bởi một trận động đất cực mạnh gây ra đá trượt, trong đó có tảng đá đến nửa dặm khối. Khi đỉnh và sườn phía Bắc của ngọn núi lửa đó trượt xuống hai bên hông của nó, áp lực thoát ra từ bên trong ngọn núi lửa – ở đó nước lỏng cực nóng ngay lập tức hóa thành hơi nước. Cuộc bùng nổ hơi nước trực tiếp mặt phía Bắc phóng ra năng lượng tương đương với 20 triệu tấn TNT, làm lung lay khu rừng 150 dặm vuông trong sáu phút. Ở Hồ Spirit, phía Bắc của ngọn núi lửa, một làn sóng nước khỗng lồ, khởi sự bởi 1/8 dặm khối đá trượt, đùa hết cây cối ra khỏi sườn núi cao 850 feet trên mặt nước biển trung bình. Toàn bộ năng lượng thoát ra, vào ngày 18 tháng 5, tương đương với 400 triệu tấn TNT – khoảng 20.000 quả bom nguyên tử rải xuống thành phố Hiroshima. Cuộc bùng nổ có thể phủ lấy tro bụi trên các thị trấn ở xa đó khoảng 250 dặm.
Những trận động đất ngày càng gia tăng tần số và cường độ của chúng. Chúng sẽ tiếp tục gia tăng khi kỳ tận thế đang đến gần. Nhưng, chúng ta không nên bối rối bởi những hoạt động đó. Chúa Jêsus phán những sự ấy sẽ xảy đến!
5. Sẽ có đói kém (câu 8c) – Cứ mỗi 3,6 giây đồng hồ, có người chết vì đói. Mỗi năm, 15 triệu trẻ em chết vì đói và vì đói có quan hệ với bịnh tật. 4 triệu người bị đói ngã chết mỗi năm. 1.3 triệu người sống với thu nhập chưa đầy $1US/ngày. 3 tỉ người khác đang sinh sống với chưa đầy $3US/ngày. Đói kém đang tàn phá các quốc gia nghèo trên thế giới, và chúng ta chỉ là một mùa gặt tồi tệ so với đói kém ở đây trong nước Mỹ.
Đói kém cũng sẽ gia tăng khi tận thế đến gần. Đừng bối rối bởi các sự nầy. Chúa Jêsus phán nó phải xảy đến thôi.
6. Sẽ có khốn khổ trong từng loại ấy (câu 8d) – Trong câu chuyện của Mathiơ nói tới cuộc trao đổi nầy, ông cho chúng ta biết những khốn khổ nầy là “dịch lệ”. Sẽ có một sự bộc phát về bịnh tật và dịch lệ khi kỳ tận thế đến gần.
Châu Âu thời Trung cổ đã bị khốn khổ bởi “cái chết đen”. Toàn bộ các làng mạc bị hủy diệt bởi dịch lệ đó. Nhiều trận dịch khác đã quét qua nhiều thành thị và quốc gia để lại nhiều triệu người nối gót nhau mà chết. Hãy nghĩ lại dịch cúm Tây ban Nha nổ ra trong Đệ I Thế Chiến. 25 triệu người ngã chết với dịch cúm trong một thế giới không cần đến qua đêm, một cuộc du hành liên lục địa trên không. Số người ngã chết vì dịch cúm nhiều gấp ba lần số người chết trong Đệ I Thế Chiến!
Chúng ta có thể suy nghĩ đến một việc giống như thế không thể xảy ra hôm nay. Chỉ hãy dừng lại suy nghĩ đến dịch AIDS xem. Có đánh giá cho rằng 70% dân chúng ở châu Phi đều mang dương tính HIV. Hãy suy nghĩ đến dịch SARS và Cúm Gà cách đây mấy năm xem. Hãy suy nghĩ đến những kinh khiếp của các thứ virus như Ebola xem. Có nhiều chứng bịnh chết người đang có mặt chờ đợi cơ hội để tàn phá dòng giống con người. Một sự bùng nổ bịnh tật gây chết người trong thế giới của chúng ta có khả năng giết hàng trăm triệu người chỉ trong vài tuần lễ ngắn ngủi mà thôi. Một sự bùng nổ giống như thế sẽ làm sụp đổ xã hội mà chúng ta đang nhìn biết.
Thế nhưng, chúng ta đừng để cho loại sự việc ấy khiến cho chúng ta phải sợ hãi. Chúa Jêsus phán rằng chúng ta sẽ nhìn thấy các thứ bịnh tật, dịch lệ và sự khốn khổ của từng loại thêm nhiều khi tận thế đến gần.
III. MỘT LỜI HỨA ÊM DỊU (câu 8e)
+ Sau khi nói cho người của Ngài biết một số sự việc khiến cho người ta phải tin tận thế đang đến gần, Chúa Jêsus khiến cho họ nhìn biết rằng thực sự họ không thể biết được lúc nào kỳ tận thế sẽ xảy đến. Chúa Jêsus cho họ biết rằng khi họ nhìn thấy mọi sự nầy, họ chỉ đang ở chỗ “đầu sự khốn khổ” mà thôi. Những người nầy đang tìm kiếm các dấu lạ. Những gì Chúa Jêsus đã ban cho họ chẳng phải là các dấu lạ; chúng chẳng phải là những dấu lạ chi hết.
Cụm từ có ý nói “cơn đau đẻ”. Gần như là từng người phụ nữ ở đây đều đã sanh con, họ sẽ nói cho chúng ta biết những cơn quặn thắt đầu tiên ụp đến, chúng là một kim đồng hồ chỉ cho biết một thời kỳ dài, khó nhọc đang ở phía trước.
+ Chúa Jêsus muốn người của Ngài nhìn biết rằng Ngài sắp tới đến. Đấy là lời hứa của Ngài đang khi Ngài còn có mặt ở đây, Giăng 14:1-3. Đấy là lời hứa của các thiên sứ khi Ngài thăng thiên về trời, Công Vụ các Sứ đồ 1:9-11. Đấy là lời hứa của Sứ đồ Phaolô, ông viết dưới sự cảm thúc của Đức Thánh Linh, I Têsalônica 4:16-18; I Côrinhtô 15:51-52. Nhưng, ông không muốn họ phải bị lôi kéo vào việc suy nghĩ khi nào thì đến ngày ấy.
Chúa muốn dân sự của Ngài phải sống đời sống của họ trong một tư thế sau đây. Ngài muốn chúng ta phải làm việc giống như Ngài không bao giờ đến vậy. Ngài muốn chúng ta sống giống như Ngài sẽ đến bất cứ giờ phút nào. Chúng ta đừng để bị lôi kéo vào việc suy đoán về lúc nào Chúa sẽ hay không hiện ra. Chúng ta sẽ không cần tìm kiếm những dấu lạ, một phải tìm kiếm Cứu Chúa!
+ Nếu bạn chưa phải là một tín đồ hôm nay, những việc Chúa Jêsus đã nhắc tới ở đây cần phải đóng một vai trò như một lời kêu gọi tỉnh thức dành cho bạn. Sự thực là, Đức Chúa Jêsus Christ sẽ tái lâm. Thế gian sẽ bước vào một thời kỳ hoạn nạn rất ghê khiếp. Hàng tỉ người sẽ ngã chết phù hợp với chiến tranh, bịnh tật, đói kém và những dịch lệ ghê khiếp khác nữa. Cách duy nhứt để tránh thời kỳ kinh khủng ấy là phải sẵn sàng khi Chúa Jêsus tái lâm để đón rước dân sự của Ngài.
Có phải bạn đang sẵn sàng cho Chúa Jêsus ngự đến không? Có phải bạn sẵn sàng đối diện với sự chết không? Bạn đã được cứu bởi ân điển của Đức Chúa Trời chưa? Nếu chưa, bạn hãy quì gối xuống trước Chúa Jêsus; ăn năn tội lỗi của mình; rồi tin theo đạo Tin lành. Chúa sẽ cứu bạn nếu bạn chịu đến với Ngài, Giăng 3:16; 6:47; Rôma 10:9; 13. Nhưng, Ngài sẽ rủa sả bạn nếu bạn không chịu đến, Giăng 8:24; 1 Giăng 5:12. Nếu Chúa đang kéo bạn đến với Ngài, thế thì hãy để ý đến lời kêu gọi của Ngài mà đến với Chúa Jêsus ngay bây giờ đi. Ngài sẽ không xua bạn đi đâu! Giăng 6:37.
Phần kết luận: Hỡi Hội thánh, Chúa Jêsus đang đến! nhưng, có nhiều thứ đang gây khó cho dân sự Ngài trước khi Ngài đến. Chúng ta đừng để bị dối gạt bởi những dấu lạ chỉ về thời kỳ. Chúng ta hãy quyết định trong lòng rằng chúng ta sẽ vâng theo Lời của Ngài rồi sống cho Ngài cho tới khi Ngài đến đón rước chúng ta, một là trong Sự Cất Lên hoặc trong sự ra đi mà chúng ta gọi là sự chết. Nếu bạn muốn trao đổi với Chúa về cách ăn ở của bạn với Ngài, xin vui lòng đến!
Nếu bạn chưa hề tin cậy Chúa Jêsus làm Chúa và Cứu Chúa của bạn, tôi thách bạn hãy đem những tội lỗi và sự kiêu ngạo của bạn ra mà đầu phục Ngài. Hãy đến với Chúa Jêsus ngay bây giờ và tin theo đạo Tin lành. Chúa Jêsus đang tới đến và bạn phải sẵn sàng, Mathiơ 24:44.
Chúa Jêsus đang đến, nhưng khi Ngài đến, điều đó sẽ không được công bố đâu. Khi Chúa Jêsus đến, Ngài sẽ đến như “kẻ trộm trong ban đêm”, I Têsalônica 5:2. Những bài giảng như bài giảng nầy là lời cảnh báo duy nhứt mà bạn phải tiếp thu. Hãy sẵn sàng, hoặc sẽ bị bỏ lại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét